ÁNH SÁNG TRONG KINH NGHIỆM CẬN TỬ
Ngân Hà
I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG CẬN TỬ Ở
PHƯƠNG TÂY
Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life vào năm 1975, công
chúng phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (KNCT). Các
tiến bộ không ngừng của kỹ thuật Y-sinh học đã làm hồi sinh nhiều người
: trước đây đã được xem là đã chết lâm sàng. Hai phần ba số người này
không nhớ gì cả. Số người còn lại trải qua hiện tượng dị thường như tiếp
xúc với thân thể Quang Minh (Being of light) đầy lòng từ bi giúp họ ôn
lại kiếp sống hiện nay và khắc ghi nơi họ sự tha thiết muốn giúp đỡ kẻ
khác.
Năm 1982, George Gallup ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ, 23 triệu
người trên toàn thế giới đã trải qua KNCT. Nhưng ít người chịu nói đến
các kinh nghiệm này. Vì kỷ nguyên khoa học hiện đại vẫn còn giữ thái độ
nghi kỵ những gì liên quan đến siêu nhiên. Mỉa mai thay, KNCT lại là một
phó phẩm của sự tiến bộ khoa học khi số người chết lâm sàng ở bệnh viện
được hồi sinh càng ngày càng đông.
Tác phẩm của R.Moody đã mở ra một lãnh vực nghiên cứu mới. Tâm lý gia
Kenneth Ruig thành lập hiệp hội quốc tế nghiên cứu KNCT (The
International Association For Near Death Studies) trụ sở chính tại
trường Đại học Connecicut. Hội đảm đương và điều phối các công trình
nghiên cứu KNCT, xuất bản tin thường kỳ thông báo bằng thư Newsletter
Vital Signs và tạp chí Anabiosis, giúp các người đã trải qua KNCT tận
dụng kinh nghiệm của mình; bảo trợ các khóa học tập cho các chuyên gia
KNCT và là nguồn cung cấp cho công chúng các tin tức có liên quan đến
KNCT.
Với tác phẩm Hướng tới Omega (Heading toward Omega) xuất bản 1984, tâm lý
gia K.Ruig tạo ra một bước đột phá mới: không còn quan tâm đến bản thân
hiện tượng cận tử mà chú trọng các ảnh hưởng tác động lên đời sống con
người trải qua KNCT, gọi tắt là cận tử nhân (CTN). Bằng những chi tiết
đầy ấn tượng, Ruig mô tả các CTN đã chuyển biến từ các giá trị vật chất
sang các giá trị tinh thần như sự quan tâm trìu mến và chấp nhận kẻ khác
như thế nào. Theo các nhà xã hội học thì dường như các chuyển biến này
bắt nguồn từ tâm trạng không còn sợ chết hay sợ chết rất ít của các CTN.
Nhờ liên lạc với Hiệp hội quốc tế nghiên cứu KNCT, nhà xã hội học Charles
P.Flynn viết tác phẩm After the Beyond-Human Transformation and the near
death Experience (tạm dịch: Sự chuyển hóa con người và kinh nghiệm cận
tử sau khi chết) đề cập đến khía cạnh chuyển hóa nhân cách của KNCT
chẳng những đối với CTN mà còn đối với những ai có dịp tiếp xúc với các
CTN. Tác giả cố gắng đặt KNCT trong một bối cảnh văn hóa và lịch sử lớn
rộng hơn bằng cách tìm hiểu xem KNCT có ý nghĩa gì đối với việc chấm dứt
chiến tranh và tạo ra một thế giới thương yêu nhau hơn.
II. HIỆN TƯỢNG ÁNH SÁNG TRONG KINH NGHIỆM CẬN
TỬ (KNCT)
Trong khi chết lâm sàng, Cận tử nghiệp
thường thấy nhiều hiện tượng xảy ra như: từ trên cao nhìn thấy các
bác sĩ tìm cách hồi sinh thể xác, ở trong một khoảng trống tối đen, trôi
thật nhanh qua một đường hầm, gặp lại người thân đã qua đời .v..v..
trong đó việc tiếp xúc với ánh sáng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự
chuyển biến về mặt sinh hoạt của CTN sau khi sống lại: CTN Elaine Winner
mô tả:
"Thứ ánh sáng đó không phải là thứ ánh sáng chúng ta có ở đây: nó sáng
hơn. Tôi cảm thấy mình tiến gần đến thứ ánh sáng cực kỳ dễ chịu đó. Tôi
không ý thức là mình có xác thân...
Trong giây phút đó tôi nhận thức rằng thực sự không có cái chết. Cái mà ta
cho là chết chỉ là cái chết của thể xác. Phần nội tại của bạn không bao
giờ chết; cái tinh thần đó sống mãi.
Khi đến gần tôi cảm thấy ánh sáng phát ra năng lượng tình thương lớn không
thể tin nổi. Tôi cảm thấy hiểu biết, tha thứ... thứ tình thương này tràn
đầy, trọn vẹn đến nỗi tôi không sao tin nổi"
Một CTN khác Phật: "Ánh sáng chỉ cho thấy những gì tôi đã làm, những hành
động không được đẹp như làm tổn thương tình cảm người khác, những gì tôi
đáng lẽ đã làm một cách tốt lành hơn, như đối xử tử tế với nhiều người
hơn, giúp đỡ nhiều người hơn. Nhưng tôi cảm thấy rằng ánh sáng không đưa
ra cái điều đó để lên án tôi mà chỉ để tôi thấu hiểu. Và hình như ánh
sáng cũng tha thứ. Nó tha thứ những vi phạm, có thể nói như vậy".
Nhiều CTN cảm thấy mình là thành phần của thứ ánh sáng toàn bi toàn trí
đó: "Cảm thấy mình được bao trùm trong thứ tình thương đó, được bao
quanh bởi sự hiểu biết đến từ ánh sáng, tôi cảm thấy như mình biết được
bí mật của vạn vật từ vô thỉ cho đến vô chung, và tôi ý thức rằng không
có sự tận cùng. Tôi trực nhận rằng chúng ta chỉ là một phần tử rất nhỏ
của cái vĩ đại của vũ trụ. Nhưng chúng ta cũng hết sức đặc biệt" Ánh
sáng cũng cho biết lúc CTN trở về cõi sống, một số CTN thuật lại rằng
ánh sáng cho phép họ quyền được chọn sự chết luôn hay sống lại sau khi
đã nhấn mạnh rằng CTN chưa hoàn thành công việc và các thân nhân rất cần
đến họ.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA KNCT ĐỐI VỚI QUÃNG ĐỜI CÒN
LẠI CỦA CTN
Sau khi sống lại, các CTN thường cảm thấy cô độc, thất vọng vì không thể
làm cho thân bằng quyến thuộc hiểu, thậm chí lắng nghe kinh nghiệm mà họ
đã trải qua. Một số phải ly dị vì quan niệm đối với giá trị vật chất của
họ không còn phù hợp với người phối ngẫu. Tuy nhiên, cũng có nhiều cặp
vợ chồng, dù trải qua các khó khăn bất đồng buổi ban đầu, đã thích ứng
được với nhau trong tinh thần hiểu biết hy sinh.
Sự
tương phản giữa tính cách thanh bình và yêu thương của KNCT và thực tế
gay gắt của cuộc sống thường nhật đã tạo nhiều khó khăn cho các CTN
trong quá trình thể hiện kinh nghiệm vào các giao tiếp xã hội. Gặp ánh
sáng không có nghĩa là thường trú trong ánh sáng. Đối với nhiều người,
giác ngộ chỉ đến sau nhiều năm thắng vượt các bi kịch của con người,
hoặc sau nhiều năm dài nghiên cứu, cầu nguyện, tham thiền. Nhiều CTN
chưa chuẩn bị gì cả để đón nhận cái KNCT đầy sáng suốt, thương yêu, trí
tuệ đó. Tuy nhiên, các CTN vẫn có một quan niệm tích cực đối với KNCT.
Dù đã tiếp xúc với nguồn sáng toàn tri, họ cảm thấy cần thiết phải học
hỏi vì họ đã thâu hoạch được nhiều thị kiện (insight) dựa vào việc hội
nhập các giá trị của KNCT vào đời sống hàng ngày.
CTN Elaine Winnernói: "Đột ngột bạn thấy mình nhìn đời trong một viễn
tưởng hoàn toàn khác. KNCT đưa vào cuộc sống bạn một kích thước mới, một
phẩm chất chưa từng có trước đây"
Thống kê các CTN của Charles P.Flinn cho biết tỷ lệ CTN tăng cường tình
thương và có ý muốn giúp kẻ khác là 76% chấp nhận người khác là 67%, khả
năng kiên nhẫn lắng nghe người khác là 71%. Đấy chưa kể những phẩm chất
khác đều gia tăng rõ rệt như: sự tha thứ, khả năng biểu lộ tình thương,
sự thấu cảm tâm tình kẻ khác. Nhất là sự sợ chết giảm cường độ rõ rệt
(86%) tin tưởng vào kiếp sau (90%). 29% CTN không có ham giàu sang, 38%
không còn quan tâm nhiều đến vật chất.
Hiện tượng cận tử (HTCT) là một ảo tưởng hay là một cơ duyên chuyển hóa?
Mặc dù số lượng các bằng chứng có tính chất khoa học ủng hộ giá trị của
KNCT, nhưng cộng đồng khoa học và đại đa số công chúng phương Tây cũng
còn xem KNCT là một điều kỳ bí. Các người hoài nghi cho rằng KNCT chỉ là
một ảo giác có thể giải thích bằng các thuật ngữ sinh hóa và tâm lý học.
Người ít hoài nghi hơn thì hoặc là chú trọng đến bản thân hiện tượng có
tính chất hấp dẫn cảm quan của KNCT hoặc như nhiều nhà fundamentalists
xem đó chỉ là hiện tượng lừa dối do Satan giả làm thiên thần ánh sáng.
Cho rằng KNCT là ảo tưởng là điều không thể tránh đối với thứ khoa học có
một quan niệm thiển cận về vũ trụ vạn vật. Một số khoa học gia chỉ cho
là "có" là "thật có", những gì có thể nắm bắt được bằng các giác quan
hoặc bằng các khí cụ tăng cường năng lực cho giác quan. Cái có thật là
cái có thể cân đong đo đếm, hay ít ra cũng có thể đưa vào một công thức
toán học, để nhà khoa học có thể tiên liệu được sự xuất sinh và biến mất
của chúng. Vì hiểu biết mà không sử dụng cho lợi ích thực tiễn thì có
biết cũng như không biết, ít ra hiều về phương diện kỹ thuật. Thật ra
quan niệm khoa học này cũng là lợi khí để đánh tan các thứ mê tín trong
quần chúng do không quen suy tư theo lối khoa học.
Biên giới giữa cái ảo và cái chân trong một số trường hợp không dễ gì phân
định được: "Y khoa ghi nhận rằng ở những bệnh nhân trong phút chốc bị
thiếu Oxygen, não bộ cũng sinh ra huyễn tượng giống hệt vậy, thấy mình
bị cuốn hút vào một đường hầm tối đen, rồi thoát ra ngoài ánh sáng chói
lòa rực rỡ!"
-
Nghĩa là không biết cái nào là near- death-experience
(KNCT), cái nào là huyễn
tưởng chỉ vì thiếu oxygen?
-
Và rồi còn những người tuyên bố là có thể đi ngược thời gian, nhớ lại
cảm tưởng của mình lúc còn trong bụng mẹ, hồi tưởng được phút chào đời.
Họ cũng bị khám phá là hồi tưởng đó chỉ là tổng hợp những gì họ đọc từ
sách báo, thâu lượm từ nhiều nguồn rồi lâu ngày tin đó là chyện thật sự
xảy đến cho mình".
Đứng về mặt xã hội, hiện tượng sách viết về những điều huyền bí tràn lan,
95% các sách chỉ chú trọng đến khía cạnh hấp dẫn của hiện tượng vì làm
cho sách bán chạy mà không dẫn giải đầy đủ đến bản chất, cũng như triết
lý nằm đằng sau hiện tượng. Chính cái triết lý này mới là điều đáng cho
ta lưu ý tìm hiểu, vì nó không thay đổi trong khi hiện tượng thay đổi
theo khả năng người quan sát hay nhân vật trong chuyện. Có thể nói hiện
tượng là ảo ảnh, còn triết lý là thực tại tinh thần. Vậy thị trường sách
báo huyền bí đã không cung cấp cho người đọc một cái nhìn đúng đắn, một
tinh thần quan sát khách quan đối với HTCT. Nền kinh tế hướng ngoại trục
vật ở phương Tây đã sản sinh ra những đầu óc hướng ngoại. Người sống
trong những xã hội như vậy, khi đã chán ngán thì thừa bứa các tiện nghi
vật chất, họ quay về tinh thần nhưng thói quen cố hữu khiến họ khó bỏ
việc quá quan tâm đến bình diện sắc tướng, để khám phá được cái chân
tánh bất biến, cái "Bổn lai vô nhất vật". Chỉ cái "bổn lai" này mới thật
sự có, tuy nó vẫn không hề và chưa hề ly cách với cái thực tế thiện ác
chân giả lẫn lộn thường ngày.
Các nước phương Đông cũng không hơn gì các nước phương Tây. Chỉ một thiểu
số các tu sĩ Phật giáo dày công tu luyện mới đạt được cuộc sống hài hòa
cả hai mặt tâm và cảnh. Còn thì đa số quần chúng do vật lộn miếng cơm
manh áo do thiếu nghiên cứu học hỏi, thiếu thầy sáng bạn lành, nên cũng
đến với tôn giáo , không phải để giác ngộ giải thoát mà để được an ủi,
để cầu xin hay hy vọng. HTCT chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Việt Nam,
và ít người nghi ngờ hoặc hiểu biết HTCT thực chỗ nào, ảo chỗ nào. Theo
quan điểm nhà Phật thì HTCT hoặc ánh sánh trong HTCT không phải là một
kinh nghiệm lạ lùng gì đối với người tu, mà là ánh sáng trí tuệ của chư
Phật, ánh sáng do phước báo và tu thiền định ,..v.v.. có điều ánh sáng
nào cũng là tứ chứ không phải là thể. Nên người theo Phật giáo hiểu ánh
sáng từ quan điểm của thế, không tự chấp vào khía cạnh hữu-vô-chơn-giả
của nó mà chỉ sử dụng ánh sáng như một phương tiện để thăm dò nội tâm
trong quá trình phản bổn hoàn nguyên.
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục