Chương
2
Điều Phục
Các Căn: Chánh Niệm - Tỉnh Giác
Sau
khi đã giải thích bước đầu tiên này với Potthapàda, giờ
Đức Phật bảo với ông rằng:
… và như vậy Tỷ-kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật
nên không thấy sợ hãi (nguy hại) từ một chỗ nào về
phương diện hộ trì giới luật.
Để hoàn thiện bất cứ điều gì cũng đòi hỏi sự khổ
luyện. Tuy nhiên, không nên nghĩ đến việc rèn luyện như
là một điều gì áp đặt cho chúng ta từ bên ngoài.
Đúng hơn, đó là những gì chúng ta tự đặt ra cho bản thân
vì ta biết rằng khi đã chiến thắng được các phản ứng
bản năng, tiêu cực nhất thời, dần dần ta sẽ chiến thắng
được mọi ảo tưởng tạo nên khổ đau cho chúng ta. Mỗi
bước trong giáo lý của Đức Phật đều được tạo dựng
để giúp ta tiến gần hơn đến với mục đích. “Không thấy
nguy hại gì từ một chỗ nào”, rõ ràng mang lại cho ta cảm
giác an toàn. Biết rằng bản thân không làm điều gì
sai trái, chúng ta không mặc cảm tội lỗi, không có cảm giác
thiếu sót hay sa đà, do đó tâm ta cảm thấy rất thoải mái,
tự tại.
Đức Phật đã đưa ra một ẩn dụ:
Như một vị Sát-đế-lỵ (Khattiya) đã làm lễ quán
đảnh, đã hàng phục kẻ thù địch, không còn thấy sợ hãi
từ chỗ nào nữa về phương diện thù địch. Cũng vậy,
này Potthapàda, Tỷ-kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật nên
không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ
trì giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ giới luật cao
quý này, nên hưởng lạc thọ nội tâm không lỗi lầm. . .
.
Ở đây từ “lạc” (bliss) nói đến một niềm vui nội tâm.
Đó không phải là lạc do thiền định, mà chúng ta sẽ nói
đến trong các chương sau. Đó là một cảm giác tự tại
do tự biết mình không có gì đáng chê trách, không có gì
nguy hiểm đến từ tình cảm của mình. Ariyan ở đây
có nghĩa là “thánh thiện”, và đạo đức thánh thiện đòi
hỏi một mức độ buông xả sâu xa hơn là việc tuân giữ
ngũ giới; như chúng ta đã thấy, thí dụ với giới luật
thứ ba –không phạm tà dâm –ở đây được thay đổi thành
việc kiềm chế tình dục, hay sống độc thân.
Giờ Đức Phật chuyển sang bước kế tiếp, “kiềm
chế các căn”. Ngài vẫn chưa trả lời câu hỏi của
Potthapàda về sự đoạn diệt các tăng thượng tưởng. Đức
Phật biết chắc chắn rằng ở giai đoạn này, Potthapàda sẽ
không thể hiểu được câu trả lời.
Này Potthapàda, khi mắt thấy sắc, tỷ-kheo không nắm
giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những
nguyên nhân gì, vì con mắt không được chế ngự, khiến tham
ái ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, tỷ-kheo tự chế
ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì
con mắt.
Điều này cũng được lặp lại đối với các căn khác:
Khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi mùi,… khi lưỡi nếm
vị,… thân cảm xúc,. . . ý nhận thức các pháp, vị
ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
. . .
Rồi Đức Phật thuyết:
Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng
lạc thọ, nội tâm không lỗi lầm. Như vậy, này Potthapàda,
tỷ-kheo hộ trì các căn.
Nhiều khi những lời dạy này bị hiểu lầm, do đó đem ra
thực hành sai. Người ta thường hiểu là không được nhìn,
nghe, ngửi, nếm hay xúc chạm. Làm sao có thể thực hiện
điều đó. Chúng ta có đầy đủ các căn; chúng ta phải
nhìn, nghe, nếm, xúc chạm, ngửi. Tâm ta không thể không suy
nghĩ, ta biết rất rõ điều này lúc tọa thiền. Vậy mà phương
pháp này vẫn thường được dạy thực hành.
Dĩ nhiên nếu chúng ta không nhìn cái gì đó, thì ta sẽ không
bị nó chi phối. Nhưng làm sao ta có thể tránh không nhìn,
nhất là trong cuộc sống hằng ngày? Do đó cần phải
hiễu rõ đoạn kinh này nói gì, đó là điều rất quan trọng,
nhất là khi ta muốn sống đúng theo giới luật. “(Người)
không
nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”.
Khi mắt thấy, nó chỉ ghi nhận màu
sắc và hình dáng. Tất cả mọi thứ
khác đều phát khởi nơi tâm. Thì dụ, chúng ta thấy một
miếng kẹo sô cô la. Mắt chỉ nhìn
thấy hình dạng màu nâu. Chính là
tâm mới nói: “À, sô cô la! Thứ này ngon lắm –tôi muốn
ăn một miếng!” Để “không nắm giữ tướng chung,
không nắm giữ tướng riêng”, là bắt tâm dừng ngay
lại, không làm việc đó.
Chúng ta có thể thực hành điều này khá dễ dàng với bất
cứ thứ gì chúng ta hoặc là rất thích hoặc là rất ghét.
Hai căn mạnh mẽ nhất là nhãn căn và nhĩ căn, vì thế, chúng
ta cần chọn một trong hai và quán sát xem tâm phản ứng như
thế nào, ý thức về những điều nội tâm nói với chúng
ta. Mắt hay tai không thể quyết định những gì nó phải thấy
hay phải nghe. Thí dụ, tai nghe tiếng động của một chiếc
xe. Tâm nói “xe”. Rồi nó nói, “Rất ồn ào. Khó chịu
quá. Hèn chi tôi không thể hành thiền”. Tất
cả những thứ này đều đến từ tâm; nó không liên quan
gì đến chính tiếng động. Tiếng
động chỉ là tiếng động. Màu sắc chỉ là màu sắc. Hình
dáng chỉ là hình dáng.
Những người nguyện giữ giới sống độc thân đôi khi được
khuyên không nên nhìn người khác phái. Nhưng làm sao người
ta có thể thực hiện điều đó? Tôi đã gặp những vị sư
thực tập điều này, nhưng nó dẫn đến những mối liên
hệ khó chịu, cứng nhắc. Làm sao ta có thể nói chuyện với
người cố ý không nhìn mình? Đó không phải là những gì
mà việc kiềm chế các căn muốn ám chỉ. Đúng hơn, khi mắt
nhìn thấy hình dáng, tâm đã nói, “đàn ông”, “đàn bà”,
thì chúng ta dừng ngay lại ở đó. Chúng ta không nên để
tâm thêm thắt gì nữa. Tất cả những gì có thể thêm bớt
sẽ làm phát khởi tâm tham hay sân, tùy hoàn cảnh. Phần đông
chúng ta đều có khả năng thực hành điều này, và thực
sự là nếu chúng ta thực hiện được điều đó, nó có thể
làm cho cuộc sống của ta dễ chịu hơn. Thí dụ, khi
đi mua sắm, chúng ta mang theo tờ giấy liệt kê những thứ
ta thực sự cần. Nhưng khi mắt ta nhìn thấy những dãy hàng
hóa bán trong chợ, tất cả đều được gói bao bì đẹp đẽ,
tất cả đều như dành sẵn cho ta, có cái còn đại hạ giá,
ngay lập tức, tâm trở nên thích thú, và kết quả là ta mua
nhiều hơn những thứ ta cần. Đối với những người có
tiền, đi mua sắm thực ra là để tìm những thứ gì có thể
quyến rũ, lôi cuốn tâm và họ mua chúng như là một thứ
giải trí, như là một cuộc cắm trại cuối tuần.
Nếu
ta dễ dàng bị lôi cuốn bởi những gì ta thấy, thì tốt
nhất là ta phải nhận ra sự tiếp
xúc của các giác quan (căn trần) và dừng tâm lại ở tưởng,
ở việc đặt tên. Rất khó dừng
lại ở giai đoạn trước đó. Thí dụ, nếu ta thấy một
người, hay ngay cả khi nghĩ tưởng đến một người mà ta
ghét hay ganh tỵ. Một ai đó mà chúng ta hoặc là không thích
hay thương yêu tha thiết, thì ta phải thực hành dừng lại
ở việc đặt tên như là: bạn, đàn ông, đàn bà. Không có
gì hơn thế nữa. Những gì còn lại là lòng tham ái của chúng
ta. Đó mới là kiềm chế các căn.
Các
căn là hệ thống sinh tồn của ta. Người có thể thấy, có
thể nghe thì sinh hoạt đời sống sẽ dễ dàng hơn người
mù hay điếc. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều nghĩ rằng
các căn có mặt là để giúp họ tìm được khoái lạc. Chúng
ta sử dụng chúng như thế đó và khi chúng không làm được
như thế, ta trở nên bực bội giận dữ. Lúc đó ta lại trách
cứ đối tượng nào đó gây ra kích động cho ta. Thí
dụ nếu có ai làm ta phật lòng, ta trách cứ người đó.
Nhưng thật ra họ không liên can gì, vì cũng như chúng ta, họ
được tạo thành bởi bốn yếu tố, có cùng các giác quan,
các tứ chi, và cũng đang đi tìm hạnh phúc, như chúng ta. Không
có gì trong người đó phát sinh ra sự khó chịu. Tất cả
là trong chính tâm ta.
Khi
ta nghĩ rằng người khác có thể mang đến cho ta hạnh phúc
thì cũng giống như thế. Lần nữa, ta phải quán chiếu
để thấy người đó cũng là thân tứ đại, với cùng các
giác quan, các bộ phận cơ thể, cùng ước muốn đi tìm hạnh
phúc như chúng ta. Không có lý do gì ta dựa vào họ để tìm
hạnh phúc hay oán trách họ vì đã không mang lại cho ta hạnh
phúc. Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhìn thấy được
“một con người”. Không có gì hơn thế nữa. Có quá
nhiều “con người” trên thế giới này, tại sao ta lại
để cho một người đặc biệt nào đó làm chủ sự vui buồn
của ta.
Nếu
ta biết kiềm chế các căn, kiềm chế được lòng ham muốn
của mình, thì ta có thể sống với tâm buông xả nhiều hơn.
Chúng ta không còn ở trong tình trạng cò cưa không dừng dứt;
vui sướng khi đạt được điều ta muốn, khổ đau khi thất
vọng, mà điều đó đưa đến một trạng thái nội tâm luôn
khao khát, mong muốn những gì không ở trong tầm tay ta.
Không có gì trên thế gian này, ở bất cứ đâu, trong điều
kiện nào, có thể mang đến cho ta sự thỏa mãn hoàn toàn.
Tất cả những gì mà thế giới này có thể mang đến cho
chúng ta là các căn trần -thấy, nghe, nếm, chạm, ngửi, và
suy tư. Tất cả đều chóng qua và phải được tái tạo, không
dừng dứt. Thật lãng phí thời gian và năng lượng, và
ở đây cũng thế, không phải là sự xúc chạm của các căn
tự nó có thể làm thỏa mãn chúng ta. Chính là tâm đã
làm nên điều đó. Cho nên điều quan trọng nhất mà ta có
thể làm là kiềm chế các căn, nếu ta muốn sống một
cuộc sống an vui, thanh thản, không có những phiền não vì
muốn cái ta không có, hay không muốn cái ta đang có. Đây là
hai nguyên nhân mang đến khổ đau; không còn gì khác hơn nữa.
Nếu chúng ta biết quán sát, gìn giữ các căn, không vượt
quá việc đặt tên (labeling), thì chúng ta dễ sống bình an,
tự tại.
Tâm
là một nhà ảo thuật –lúc nào nó cũng có thể dựng lên
các màn ảo thuật. Ngay giây phút chúng ta vượt quá tưởng
(việc đặt tên) thì đã đủ để nó hoạt động, khiến
ta bị lôi kéo vào trạng thái ưa ghét. Đức Phật đã có
nói đến Màra, quỷ cám dỗ. Màra luôn có mặt bên trong ta,
chờ đợi cơ hội để ra tay. Không nên tạo ra những cơ hội
cho sự cám dỗ. Ở đâu chúng có mặt, ta cần phải chế
ngự chúng, nhưng tốt nhất là đừng tạo ra chúng. Chúng ta
dễ dừng lại trước khi chúng xuất hiện, và điều đó có
nghĩa là ta phải kiềm chế các căn.
Đức
Phật còn phải giảng giải cho Potthapàda nhiều điều để
tu tập, trước khi chỉ dạy cho ông về phương pháp hành thiền
cũng như sự đoạn diệt tăng thượng tưởng. Giờ Đức Phật
thuyết về chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng (tỉnh giác).
Đây là phương cách mà giáo lý của Ngài phát triển trong
rất nhiều bản kinh: đầu tiên, gìn giữ giới luật; sau đến
kiềm chế các căn; rồi đến chánh niệm và sự hiểu biết
rõ ràng (tỉnh giác). Hai điểm sau cùng đi đôi với nhau, thường
được nhắc đến cùng lúc. Sati là chánh niệm, và Sampajanna
là sự hiểu biết rõ ràng.
Và như thế nào… là một vị tỷ-kheo đã thành tựu
về chánh niệm tỉnh giác? Ở đây một vị tỷ-kheo khi đi
tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh
đểu tỉnh giác;, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi
mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn uống,
nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện
đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im
lặng đều tỉnh giác. Như thế đó, một vị tỷ-kheo đã
thành tựu chánh niệm tỉnh giác. (2) (Câu 65)
Chánh niệm có bốn lãnh vực: thân, thọ, tâm, và pháp. Chánh
niệm về thân được Đức Phật nói đến đầu tiên. Thực
hành chánh niệm trong cuộc sống hằng ngày là rất cần thiết,
không chỉ trong lúc hành thiền. Nếu không có chánh niệm ngoài
giờ hành thiền, thì cũng không thể có chánh niệm trong lúc
hành thiền, vì chúng đi đôi với nhau. Vì thế chúng ta thực
hành căn bản chánh niệm đầu tiên này bằng cách quán
sát thân. Chúng ta ý thức về những gì mình đang làm,
dầu đó là đi, đứng, ngồi, nằm, mặc đồ, cởi áo, vươn
vai, cúi đầu –hay bất cứ điều gì. Một trong những ích
lợi của việc chánh niệm về thân là trong khi thực hành,
chúng ta cũng
giữ tâm được yên, không cho phép nó lăng
xăng.
Lợi
ích thứ hai là chánh niệm thanh tịnh hóa tâm. Nếu thực
sự quán sát những gì mình đang làm, chúng ta không thể ngay
trong giây phút đó bực bội, sân hận hay tham đắm. Đức
Phật đã nhiều lần khuyên chúng ta nên sử dụng thân như
là một đối tượng của chánh niệm. Trước hết, ta có thể
dễ dàng cảm nhận, tiếp xúc được với thân, mà không cần
phải tìm kiếm sự có mặt của nó. Nếu thực hành được
như thế, ta sẽ nhận thức được trong một thời gian ngắn
sự có mặt của thanh tịnh, cũng như sự vắng mặt của bao
tâm lý não phiền. Vì làm sao chúng ta có thể ở trong trạng
thái bực bội, ham muốn, hay ghét bỏ khi chúng ta quán sát
những gì đang thực sự xảy ra?
Lợi
ích thứ ba là chánh niệm về thân giúp chúng ta có mặt
ngay trong giây phút hiện tại, và dần dần ta nhận ra rằng
không có giây phút nào khác hơn. Có mặt trong giây phút
hiện tại thực sự là có mặt trong sự thường hằng. Thông
thường chúng ta thiết lập ranh giới thời gian trong từng
giai đoạn: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Ta nhìn chúng
như là ba giai đoạn, nhưng thực sự chúng ta chỉ có thể
ở trong một, là hiện tại. Hai thời điểm kia là do tâm tạo;
chúng là những ảo tưởng tạo ra bởi ký ức hay tưởng tượng.
Phần lớn chúng ta sống trong quá khứ, hoặc hướng về tương
lai, hoặc cả hai, nhưng nếu ta sống như thế thì ta khó mà
giữ được chánh niệm cũng như hành thiền. Vì cả hai việc
này đều xảy ra ngay trong giây phút hiện tại.
Căn
bản thứ hai của chánh niệm là sự ý thức về các cảm
thọ, chúng ta cảm thấy gì. Căn bản thứ tư (chúng
ta sẽ nói đến căn bản thứ ba trong chốc lát) là nội dung
tư tưởng (pháp). Cả hai (thọ và pháp) đều có mặt
trong lúc ta hành thiền và cần phải được chánh niệm quán
sát trong đời sống hằng ngày. Thí dụ, khi một cảm
thọ mạnh mẽ phát sinh, trước tiên ta phải nhận ra bản
chất của nó và sau đó cố gắng thay thế một cảm thọ
bất thiện với thiện. Chúng ta không cần phải tin vào
tất cả mọi cảm xúc của mình. Nếu truy tìm nguồn gốc
phát sinh của một cảm thọ, ta sẽ thấy rằng đó là do sự
tiếp xúc của căn (giác quan) với trần cảnh (đối tượng).
Đối với pháp (nội dung tư tưởng của chúng ta) cũng thế.
Khi ta nhận thấy một tư tưởng là thiện, ta chỉ nhận biết
như thế, rồi khi nó qua đi, ta trở về chánh niệm thân. Nếu
tư tưởng là bất thiện, ta cần nhanh chóng chuyển đổi nó.
Chúng ta càng ít chứa điều bất thiện trong tâm, thì chúng
càng ít có cơ hội để phát triển thành thói quen xấu trong
tâm. Chúng ta càng ý thức về tâm tham (nói chung là tất cả
những gì ta muốn), và tâm sân (nói chung là tất cả những
gì ta không muốn), càng không để cho chúng có thời gian trụ
lại trong tâm, thì ta càng dễ buông bỏ chúng.
Căn
bản thứ ba của chánh niệm là tâm thức hay những trạng
thái tiềm ẩn. Đây cũng là một đối tượng quán sát quan
trọng. Nếu chúng ta có thể nhận biết được tính chất
bất thiện trước khi nó phát triển thành tưởng hay thọ,
thì việc chuyển hóa nó sẽ dễ dàng hơn. Nhiều người mang
những trạng thái tâm tiêu cực nặng nề đến nỗi họ cảm
thấy rất khó thay đổi. Nhưng phần đông chúng ta có
thể chuyển hóa từ bất thiện sang thiện. Nhưng cũng
có người với tâm luôn tích cực, thiện lành. Nếu ta nhận
ra được tính chất hờn dỗi, ghen tỵ, hay sân hận đưa đến
những suy nghĩ hay cảm thọ bất thiện, thì ta có thể cố
gắng đối phó với chính trạng thái đó, trong nhận thức
rằng nó chỉ là một trạng thái, không có gì quan trọng hơn.
Đúng vậy, không có gì mà chúng ta sở hữu, tư duy, hay thực
hiện có một sự quan trọng căn bản hay sâu sắc nào. Đơn
giản là chúng chỉ xảy ra. Chúng ta không cần phải duy trì
một cảm thọ, một tâm hay một pháp nào, nếu chúng đe dọa
hạnh phúc của bản thân. Bản thân chúng ta càng có được
nhiều hạnh phúc, thì ta càng có thể ban tặng cho người khác
nhiều hơn. Chúng ta không thể cho những gì mình không có.
Tại sao có người tin rằng họ có khả năng đó là một điều
khó hiểu.
Đó
là bốn căn bản chánh niệm: thân, thọ, tâm, và pháp.
Chánh niệm là sự thuần chú tâm; không kèm theo phán đoán.
Đó chính là sự tỉnh giác hiểu biết rõ ràng rằng các cảm
xúc, tình cảm, tâm hay pháp là thiện hay bất thiện, để
giúp chúng ta chuyển hóa. Mỗi người chúng ta đều có khả
năng hiểu biết rõ ràng; ta có đủ trí tuệ để làm điều
đó. Dĩ nhiên, chúng ta cũng có tất cả những yếu điểm
của một con người phàm phu, những yếu tố luôn mang đến
sự bất hạnh, lo âu, sân hận, phiền não, nhưng chúng ta không
cần phải bám giữ chúng. Với tâm tỉnh giác, ta có thể nhận
ra điều này và bắt đầu hoán chuyển những điều bất thiện
thành thiện. Chúng ta thực hành điều này khi hành thiền,
rèn luyện để các suy nghĩ lăng xăng qua đi và đem sự chú
tâm trở lại với đề mục thiền quán, và chúng ta cũng thực
hành như thế trong đời sống hằng ngày.
Lý
do duy nhất khiến người ta duy trì tâm bất thiện là vì họ
biện hộ cho chúng, mà đỗ lỗi cho tha nhân hay cho việc gì
đó ở thế giới bên ngoài họ. Làm thế không thể đem lại
hạnh phúc. Trong cuộc hành trình tâm linh chúng ta có cơ hội
để nhận thức được bản chất của mình, như chúng ta thật
sự là, chứ không phải như chúng ta muốn xuất hiện trong
xã hội hay trong mắt người khác.
Nhìn
thấy được bản thân một cách rõ ràng, chúng ta có thể
sửa đổi, và khi thực hiện được điều đó, nó sẽ mang
đến một cảm giác giải thoát, như thể chúng ta vừa đặt
xuống một gánh nặng trên vai. Chỉ cần có chánh niệm,
chúng ta sẽ thoát khỏi gánh nặng của những suy nghĩ lăng
xăng và các phản ứng kèm theo. Luôn phản ứng theo thế
giới chung quanh sẽ tước đi của ta những năng lực nội
tâm, khiến ta lúc nào cũng chỉ trích, phán đoán. Với tâm
chánh niệm không có những việc như thế xảy ra.
Chánh
niệm có nghĩa là trong mọi hoàn cảnh chúng ta phải để ý
đến từng bước chân của mình, nói theo nghĩa đen và nghĩa
bóng. Dĩ nhiên cũng có những lúc chúng ta sẽ quên, nhưng
ngay giây phút chợt nhớ lại, chúng ta quay đầu trở lại.
Đó là một việc làm hữu ích nhất mà chúng ta có thể làm
cho bản thân.
Sự
tỉnh giác, hiểu biết rõ ràng có bốn khía cạnh không được
nhắc đến trong bản kinh đặc biệt này. Đầu tiên là sự
ý thức về những gì chúng ta định nói hay làm, để xét
xem mục đích của chúng là tốt hay xấu. Nếu mục đích
là vì ngã chấp hay vì tư lợi thì chắc chắn nó là bất
thiện. Một khi đã biết mục đích là thiện, thì yếu
tố thứ hai ta phải xét đến là ta thực sự có phương tiện
thiện xảo trong tay để thực hiện những gì ta định làm
hay nói không? Có phương cách gì để làm tốt hơn không?
Yếu tố thứ ba ta phải tự vấn là mục đích và phương
tiện đó có thuận theo Pháp không? Nói cách khác là chúng
ta sẽ tự hỏi: liệu Đức Phật có thuận lòng? Chúng ta xét
lại mục đích và phương tiện dựa trên những gì chúng ta
đã biết về giáo lý của Đức Phật. Chủ yếu là chúng
ta xét xem chúng có phù hợp với giới luật, có thể hiện
được lòng từ bi bác ái và có mang lại hạnh phúc không?
Chúng có hướng đến mục đích đoạn diệt khổ đau không?
Đây là câu hỏi quan trọng mà nếu quên ta dễ bị lầm lạc.
Cuộc sống cho chúng ta quá nhiều chọn lựa đến nỗi nếu
chúng ta trước hết không dừng lại để quán chiếu, thì
ta khó tránh khỏi lầm lạc. Nếu tất cả những câu
hỏi trên đã được trả lời xác đáng thì chúng ta sẽ tiến
tới hành động. Yếu tố thứ tư, sau khi nói hay làm những
điều dự định, chúng ta xét xem mình có thực sự đạt được
mục đích, và nếu không, thì tại sao không? Việc làm của
chúng ta thiếu sót ở phần nào?
Đây
là một cách để giải thích sự tỉnh giác, hiểu biết rõ
ràng, là một chức năng ích lợi nhất cho chúng ta trong cuộc
sống đời thường. Trước hết ta cần có chánh niệm
để trở nên ý thức về những gì đang diễn ra bên trong
ta. Sau đó với ánh sáng của sự tĩnh thức, ta xét đến mục
đích của mình. Thực hành theo cách đó sẽ làm chậm lại
các phản ứng của ta, mà được thế thì cáng tốt hơn.
Vì khi hành động theo bản năng, thì ta rất dễ mắc lỗi
lầm, nhưng khi ta cẩn trọng hơn một chút thì ta dễ có kết
quả tích cực hơn.
Kế
tiếp Đức Phật thuyết về sự tự tại, sự biết đủ đối
với những nhu cầu hằng ngày của chúng ta:
Và thế nào là một vị tỷ-kheo biết đủ? Ở đây vị
tỷ-kheo biết đủ với tấm y để che thân, với đồ
ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo
y bát. Giống như một con chim mang theo đôi cánh bay đến
chỗ này chỗ kia, không lụy phiền gì trừ đôi cánh. Vì thế
vị tỷ-kheo tự tại. (2) (Câu 66)
Trong
xã hội công nghiệp ngày nay, phần đông chúng ta có nhiều
hơn những thứ ta cần. Đức Phật dạy chỉ có bốn thứ
cần thiết: thực phẩm, nơi trú ngụ, quần áo, và thuốc
để chữa bệnh. Đây là những nhu cầu vật chất. Rõ ràng,
phần đông chúng ta có ít nhất hàng chục thứ vật dụng
khác mà ta nghĩ mình rất cần. Trong đó có thể cũng
có một số thực sự hữu dụng, nhưng số còn lại thì không.
Ta cũng nhân đây thử xét lại xem thứ gì là nhu cầu thực
sự của mình, thứ gì là do lòng ham muốn mà ra, nhờ
đó ta sẽ biết mình như thế nào. Sau đó, hãy tự hỏi mình:
“Tôi có bằng lòng với hoàn cảnh vật chất của mình không?
Tôi có hàm ân những gì tôi có? Tôi có ý thức rằng được
có đầy đủ đã là một ân sủng, một điều mà nhiều người
khác trên quả địa cầu này không được có?” Thực
sự ta có nhớ đến những người không có đủ ăn, áo không
đủ mặc, không thuốc thang, cũng không có một mái nhà che
nắng mưa? Là những người được có đủ đầy, chúng ta
có coi đó là một lẽ đương nhiên? Thường thì có đấy.
Thật ra ta còn than phiền khi những gì ta sở hữu không được
như ý ta muốn, hay không được ngon ngọt như ta mong đợi,
hay khác với những gì ta đã quen thuộc, mà ta không thích
sự thay đổi đó. Chúng ta cảm thấy oán trách, than phiền
thì dễ hơn là cảm thấy hàm ân về tất cả những gì ta
được có.
Một
lần khi đi dọc theo bờ biển với các vị tỷ-kheo, Đức
Phật đã bảo với họ: “Này các vị tỷ-kheo, hãy thử
tưởng tượng có một chú rùa mù lội trong các biển trên
thế giới và chú rùa đó trong một trăm năm mới chỉ trồi
lên khỏi mặt nước một lần. Cũng có một mảnh gỗ
trôi nổi trong các biển trên thế giới. Này các vị, các
vị có nghĩ rằng khi chú rùa đó trồi lên mặt nước để
thở, nó có thể chui đầu qua một lổ hổng trên mảnh gỗ
đó không?” Các vị tỷ-kheo trả lời, “Không, thưa
Thế Tôn, điều đó không thể xảy ra”. Đức Phật trả
lời, “Không phải là không có thể. Nó cũng có thể xảy
ra”. Đức Phật dạy tiếp rằng sự có thể hiếm
hoi đó cũng giống như là cơ hội được sanh làm người của
chúng ta, với đầy đủ các giác quan, tứ chi lành lặn và
có được cơ hội gặp Phật Pháp.
Nghe
câu chuyện này, chúng ta có tự nhắc nhở mình phải biết
đủ, phải vun trồng sự tự tại không? Khi hành thiền, tự
tại là một yếu tố quan trọng. Tâm càng ít tự tại, thì
nó càng ít có khả năng để hành thiền, vì tâm không tự
tại là tâm đang ở trong phiền não. Chúng ta thấy bực
bội, phiền não vì ta nghĩ sự hành thiền của mình không
có kết quả hoặc ta mong đợi nó mang đến sự chứng quả
nào đó, muốn được giác ngộ, hay bất cứ mong muốn gì
mà không được đáp ứng. Sự bực bội, không vừa lòng
này chỉ làm cho tình hình tệ hơn. Không ích lợi gì để
hành thiền trong trạng thái tâm thiếu tự tại. Phiền
não sẽ tăng trưởng thêm, trong khi việc hành thiền sẽ giảm
sút. Khi chúng ta thường xuyên làm điều gì thì ta sẽ
trở nên thiện xảo hơn trong lãnh vực đó, vì thế nếu chúng
ta rèn luyện tâm luôn bực bội, bất an, thì ta trở nên rất
dễ bực bội, phiền não. Tính cách đó sẽ trở
thành một thực tại nội tâm: “Tôi bực bội bởi vì …”
và sau đó ta sẽ đưa ra một số lý do khiến ta bực bội,
mà đa số các lý do này đều rất vô lý mà chúng cũng không
liên quan gì đến các nhu cầu cơ bản của ta là thực phẩm,
quần áo, nơi ở, hay thuốc men.
Chúng
ta cần phải nhớ câu chuyện Đức Phật kể về con rùa và
cơ hội hiếm hoi mới được làm người, được có cơ hội
được nghe Pháp và cũng nên nhớ rằng ta đã có được tất
cả những gì ta cần để duy trì cuộc sống, để ta có thể
tiếp tục tu tập. Chỉ khi nào tâm ta luôn tràn đầy lòng
biết ơn cho sự đầy đủ của mình, cho hoàn cảnh may mắn
của mình, thì lúc đó và chỉ lúc đó chúng ta mới có thể
hành thiền. Tâm bất an lôi kéo chúng ta đi từ nơi này
đến nơi khác, để cố gắng tìm cho được một điều gì
đó có thể mang sự bình an tự tại đến cho nó. Thiền chắc
chắn có thể làm được điều đó, nhưng muốn thế, trước
hết chúng ta phải vun trồng một trạng thái nội tâm tự
tại và biết ơn đối với những gì ta có được.
Bốn
nhu cầu cơ bản này được biết đến như là tứ vật dụng
(four requisites). Dĩ nhiên trong thời đại của chúng ta, có
nhiều thứ khác mà ta cũng cần để có thể kiếm sống, để
liên lạc, nhưng những thứ đó cũng là thêm vào. Chúng ta
vẫn có thể duy trì cuộc sống mà không cần đến chúng.
Dành thời gian để quán tưởng đến tất cả những gì thật
sự ích lợi cho ta, và loại mọi thứ khác ra khỏi tâm, là
một việc làm rất hữu ích. Trong cuộc đời của mỗi chúng
ta không thể tránh có một số điều không được như ý,
khiến ta thất vọng. Nếu ta cứ nghĩ về chúng, ta sẽ thấy
rất khổ sở và chúng sẽ ngự trị tâm ta. Ngược lại,
nếu ta hướng tâm mình đến những điều tốt đẹp mà ta
có được trong đời thì sự tự tại sẽ lớn mạnh và phát
triển. Điều đó thật sự rất đơn giản. Vì bất cứ điều
gì chúng ta đem vào tâm, thì đó là cái mà chúng ta biết.
Không ai bó buộc chúng ta phải nghĩ đến những điều tiêu
cực, vậy mà chúng ta luôn làm như thế. Đó cũng là một
yếu điểm khác của con người. Chúng ta thường nghĩ đến
những điều chỉ khiến ta thêm đau khổ. Dầu biết thế,
ta vẫn làm. Có lẽ chúng ta cần phải quán chiếu xem tại
sao chúng ta lại suy nghĩ đến những vấn đề chỉ đem lại
khổ đau? Chúng ta càng thấy rõ được quá trình nội tâm
này, thì ta càng dễ dàng loại bỏ đi những thứ không ích
lợi, không mang đến cho ta sự tự tại và bình an.
Bằng
lòng với cuộc sống như nó là, mang đến cho ta một cảm
giác thật nhẹ nhàng, vì chúng ta bỏ được gánh nặng của
lòng luôn mong muốn rằng con người hay hoàn cảnh phải khác
đi. Vạn pháp như chúng là. Từ chối không chấp nhận điều
đó tạo ra khổ đau và phiền não. Giống như khi ta cố sức
đẩy một cánh cửa đã đóng. Ta đẩy và đẩy cho đến
khi tay ta tóe máu, nhưng chúng ta cũng không thể mở được
cửa. Nếu khôn ngoan, chúng ta chấp nhận một cách đơn giản
rằng nó là thế. Cánh cửa đã đóng, và như thế cũng
có vấn đề gì.
Đối
với cuộc sống của ta cũng thế. Mọi thứ đều như chúng
là và điều đó cũng được thôi; đó là cách chúng phải
là. Có nhân và có quả, dầu chúng ta thường không có khả
năng nhìn thấy chúng rõ ràng. Nhưng điều đó không quan trọng.
Điều quan trọng là nhận ra rằng cuộc sống, trong từng giây
phút, đều mang đến cho chúng ta một cơ hội để học hỏi.
Khi có điều không ưng ý xảy ra, khiến ta phải thất vọng,
thì việc cần làm trước tiên là phải tự hỏi xem chúng
ta có thể học hỏi được điều gì từ đó. Còn hơn là
không chấp nhận nó, muốn nó phải khác đi, là một việc
chắc chắn sẽ mang đến khổ đau, chúng ta cần hỏi: “Tôi
có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm này”. Không học
hỏi được gì từ kinh nghiệm của bản thân là một sự
lãng phí thời gian vô cùng.
Cuộc
đời là một trường học bổ túc. Nếu chúng ta có thể nhìn
cuộc đời với con mắt như thế, thì ta có thể nhìn nó một
cách chính xác. Nếu chúng ta nghĩ là nó sẽ mang lại
nhiều khoái lạc, thì chắc chắn là ta sẽ bị thất vọng.
Nhưng đa số chúng ta đều lầm lạc như thế, cho đến khi
ta chợt nhận ra rắng mình có mặt ở đây là để học hỏi.
Trong
trường bổ túc này, người ta dạy đủ mọi môn học.
Mỗi người đều được dạy một môn thích hợp tùy theo
trình độ của họ, không liên quan gì đến tuổi tác nhưng
liên quan đến sự phát triển nội tâm. Chúng ta phải chọn
lựa bộ môn mình cần học. Nếu không học hỏi, không vượt
qua được kỳ thi, chúng ta phải quay trở về lớp học cũ,
lại đối mặt với những bài học xưa. Chỉ khi nào đã qua
được kỳ thi tương ứng với nội tâm của mình, ta mới
có thể lên lớp, chọn học bộ môn tiếp theo.
Potthapàda
cũng phải lần lượt học từng bộ môn. Giới luật,
hộ trì các căn, chánh niệm, tỉnh giác, tất cả đều đưa
đến sự đoạn diệt của tăng thượng tưởng. Nhưng
Potthapàda phải hiểu và thực hành từng bài một trên con
đường tiến đến mục đích cuối cùng đó.