Một
hôm Sư dạy chúng:
-
Từ khi ta lên trụ chùa Nguyệt Đường, lập Thiền Tịnh Viện
thì đệ tử ở khắp nơi theo về đông đảo để học đạo
quy y, thảy đều ghi tên tất cả để rõ dấu tích.
Chỗ
Ngài lập đề Thiền Tịnh Viện là viện tu Thiền và tu Tịnh.
Tại sao vậy? Bởi vì thời đó hệ thiền yếu đi, các thời
vua Lê trước trọng Nho khinh Phật, cho nên đường lối của
các vị Thiền sư truyền bá không được thông dụng. Thiền
gần với giới trí thức hơn, không hợp với giới bình dân.
Do đó các ngài sau này dạy Tịnh nhiều. Đến đời của Ngài
thiền được khôi phục lại nhưng chưa hoàn bị, vì vậy
phải dung hợp cả thiền cả tịnh gọi là Thiền Tịnh Viện.
Trong
đó đệ tử thượng túc là Hòa thượng Viên Thông tự Chân
Lý Hiển Mật.
Người
tôn túc nhất để được kế thừa Ngài là Thiền sư Viên
Thông tự là Chân Lý Hiển Mật.
Kế
là các vị: Chân Tạng Mật Hạnh, Chân Chiếu Hoa Mỹ, Chân
Tông Quản Trí, Chân Quy Phổ Ứng, Chân Truyền Quang Tán, Chân
Tịch Khổ Hạnh, Chân Thành Bồ Đề, Chân Thường, Chân Cảnh,
Chân Thước, Chân Ýù, Chân Thị, Chân Thuần, Chân Đẳng,
Chân Bình, Chân Pháp, Chân Quản, Chân Trí, Chân Bảo, Chân
Thường, Chân Đông, Chân Dung, Chân Quả, Chân Viên, Chân Kinh,
Chân Tĩnh, Chân Quang. Hàng chữ “Chân” này được bảy mươi
vị, trên đây là tạm ghi những vị lớn tiếp nối truyền
đăng.
Sau
đây là hàng cháu thuộc chữ “Như”:
Thứ
nhất là người tiếp nối hương hỏa, Tăng Lục Ty Hòa thượng
Tăng thống Chánh Tông tự Như Nguyệt hiệu Hoa Quang (trụ trì
chùa).
Kế
là Sơn tăng Như Tông, Tăng phó Như Túc, Như Khoản, Tăng phó
Như Nhật, Nội đàn Như Đài, Như Bảo, Tăng chánh Như Sơn,
Tăng phó Như Thừa, Như Công, Tăng phó Như Thuyên, Hữu công
Như Hiền, Như Nhẫn, Tăng thống Như Toàn, Hữu công Như Biện,
Như Đề, Tăng chánh Như Viên, Như Kiên, Như Lưu, Như Mật,
Tăng phó Như Cảnh, Như Hải, Như Khanh, Như Nghiệm… Khoảng
hai trăm vị, trên đây chỉ tạm ghi hai mươi bốn vị hoặc
có công với chùa, hoặc có sắc mệnh.
Kế
là hàng cháu chắt thuộc chữ “Tánh”.
Thứ
nhất là Chánh Phái Phụng Thị Nội đàn Tăng thống tự Tánh
Thanh, Nội đàn Kiến Liễn, Tánh Kế, Đạm hạnh Tánh Khả,
Nội đàn Tánh Châu, Tánh Duệ, Tánh Thước, Tánh Tường, Tánh
Mẫn, Tánh Nhu, Tánh Định, Tánh Bạch, Tánh Anh, Tánh Trác,
Tánh Đức, Tánh Trí, Tánh Lãng, Tánh Tiếp, Tánh Phụng, Tăng
phó Tánh Xán, Tánh Tuyên, Tăng chánh Tánh Hoàn, Tánh Không…
Hàng
chữ “Hải” gồm có:
Tăng
phó Hải Bồi, Hải Triều, Hải Thường, Hải Nhã, Hải Đồng,
Hải Diên, Hải Lịch, Hải Khoát, Hải Liêm, Hải Trung…
Ni
cô xuất gia từ nhỏ, giới hạnh tinh nghiêm khoảng ba mươi
vị. Cư sĩ nam nữ cả ngàn muôn vị đều quy hướng theo Sư.
Đó
là kể những người thừa kế.
Bây
giờ đến những bài kệ Ngài thường đọc, thường ghi ở
trên vách. Những bài kệ này có khi Ngài hứng Ngài sáng tác,
có khi Ngài đọc lại những bài kệ của Thiền sư Trung Hoa.
Sư
thường đọc lại những bài kệ để dạy chúng:
Kệ
ngộ liễu
Bài
1
Giác
không không giác, không không giác,
Giác
dĩ không không không bất không.
Dục
thức vô cùng hảo tiêu tức,
Đô
lô chỉ tại thử hiên trung.
Dịch:
Giác
không, không giác, không không giác,
Giác
đã không không, không chẳng không.
Muốn
biết vô cùng tin tức tốt,
Thảy
đều chỉ ở trong hiên này.
Giác
không, không giác, không không giác. Giác
không là giác làm sao? Người tu thiền chặng đầu thì phải
giác ngộ tất cả pháp tánh là không, thấy tất cả các pháp
tự tánh là không gọi là giác không. Không giác là sao? Là
không cái giác, vì còn biết các pháp tánh không thì cái biết
đó chỉ là cái dụng của giác chớ không phải thể, cái
dụng của giác đó cũng phải lặng nữa, cho nên là không
giác. Giác được cái không rồi dẹp luôn cả cái giác đó
là không giác. Không không giác là sao? Là đã không cái giác
không rồi, thì cái không giác này cũng phải dẹp luôn. Ngày
nay chúng ta quán các pháp nhân duyên sanh tự tánh là không,
cái quán đó chưa phải là trí tuệ chân thực. Nó chỉ là
dụng của trí quán sát, là tướng sanh diệt vì quán là tướng
sanh diệt. Cho nên đầu tiên bước vào đạo, bước vào cửa
thiền, phải dùng trí sanh diệt để quán sát tất cả các
pháp. Quán các pháp không tự tánh là giác không, giống như
câu nói của một Thiền sư: “Ba mươi năm trước khi chưa
tu, thấy núi sông là núi sông. Sau khi tu gặp thiện tri thức
chỉ dạy thấy núi sông không phải là núi sông”. Đó là
giác không. “Rồi sau ba mươi năm thấy núi sông trở lại
là núi sông” tức là không cái giác đó nữa, không còn quán
không nữa. Khi chúng ta chưa biết tu thấy cái gì cũng thậät
hết, nhà cửa thật, cây cảnh thật, chùa chiền thật, cái
gì cũng thật, cho nên thấy núi sông là núi sông. Bây giờ
được Thầy được bạn chỉ cho biết, người tu phải quán
các pháp là duyên hợp không có tự tánh, là tánh không. Vì
vậy mà thấy các pháp không có tự tánh, là không. Đó là
bước đầu giác không. Như vậy giác không cho tới ba mươi
năm sau, phải bỏ luôn cái giác không đó nữa, tức là cái
giác đó cũng trở thành không, đó là không giác. Bỏ luôn
cái không giác này thì trí quán lặng là không không giác.
Giác
đã không không, không chẳng không. Cái giác đầu và cái giác
kế đã không rồi, nhưng nó không mà chẳng không, nó vẫn
hiện tiền cho nên không chẳng không. Chừng đó mới thấy
núi sông là núi sông tức không giác. Nhưng không phải tới
đó không còn gì hết. Tuy không giác mà liễu liễu thường
tri.
Muốn
biết vô cùng tin tức tốt, Thảy đều chỉ ở trong hiêân
này. Muốn biết được tin tức
tốt, tin tức quí vô cùng đó thì tại nơi đây thôi, hiện
tiền ngay chỗ chúng ta đứng chớ không có đâu khác. Như
vậy, cuối cùng chúng ta phải đi tới chỗ hiện tiền thấy
các pháp như như.
Tóm
lại, chặng thứ nhất bước chân vào đạo thì phải dùng
trí quán các pháp duyên hợp như huyễn hay là tánh không, vì
vậy nói gặp thiện hữu tri thức chỉ
dạy thấy núi sông không phải núi sông. Chặng thứ hai, trí
quán chiếu đó cũng phải lặng luôn cho nên gọi là
không giác, không giác tức là không còn quán chiếu nữa. Chặng
thứ ba là thấy núi sông là núi sông, tức là mọi sự mọi
vật đều từ tâm hiện tiền của mình hằng tri hằng giác
mà không có khởi chiếu soi, khởi quán sát. Đó là tâm hiện
tiền, mà tâm hiện tiền thì cảnh cũng như như, cho nên núi
sông trở lại là núi sông. Đó là bài kệ rất hay.
Bài
2
Sư
tử quật trung sư tử,
Chiên
đàn lâm lý chiên đàn.
Nhất
thân hữu lại càn khôn khoát,
Vạn
sự vô ưu nhật nguyệt trường.
Dịch:
Sư
tử trong hang sư tử,
Chiên
đàn trong rừng chiên đàn.
Một
thân nhờ có trời đất rộng,
Muôn
việc không lo ngày tháng dài.
Sư
tử trong hang sư tử, Chiên đàn trong rừng chiên đàn. Nói
một cách nhẹ nhàng hơn là người quyết tâm tu thì ở chốn
quyết tâm tu, người thanh tịnh thì ở nơi thanh tịnh vậy
thôi. Nói sư tử với chiên đàn nghe quan trọng.
Một
thân nhờ có trời đất rộng,
Muôn việc không lo ngày tháng dài. Một thân này đã sẵn có
trời đất rộng. Muôn việc mình bỏ hết thì mặc cho ngày
tháng cứ trôi đi. Vậy mà lâu lâu cũng tính coi năm nay mình
ở đây được mấy năm rồi! Nếu muôn việc mình không nghĩ,
không bàn, thì bao nhiêu ngày tháng cứ trôi đâu có cần tính,
bao lâu cũng được, không nghĩ không lo. Ở đây có người
nào không nghĩ không lo? Có người hỏi: Thầy ở Thiền viện
Trúc Lâm được bao lâu rồi? Nói: Tôi thấy ngày nào cũng
có mấy cây thông xanh thôi. Được vậy là tốt lắm, chứ
đừng ngồi đếm tay, coi năm tôi lên là năm mấy, giờ là
năm mấy, cộng lại là mấy năm. Đó là chưa thấy thông xanh
mà chỉ thấy ngày tháng, chờ trông cho qua hết ngày hết tháng.
Bài
3
Long
đắc thủy thời thiêm ý khí,
Hổ
phùng sơn sắc trưởng uy nanh.
Nhân
quy Đại quốc phương tri quý,
Thủy
đáo Tiêu Tương nhất dạng thanh.
Dịch:
Được
nước rồng càng thêm ý khí,
Gặp
non cọp mới trổ oai hùng.
Người
về Đại quốc thành cao quý,
Nước
đến Tiêu Tương một sắc trong.
Ngài
Hương Hải khi còn ở Đàng Trong bị chúa Nguyễn nghi ngờ,
không được an, nên trốn ra Đàng Ngoài. Ở Đàng Ngoài, gặp
vua, gặp chúa đều quí trọng đạo Phật, cho nên Ngài đọc
bài kệ này để nói lên niềm vui của mình.
Được
nước rồng càng thêm ý khí, Gặp non cọp mới trổ oai hùng.
Về tới đây rồi giống như rồng gặp nước, cọp về núi.
Người
về Đại quốc thành cao quý. Trong này chúa Nguyễn có một
phần đất nhỏ, ngoài kia vua Lê chúa Trịnh là chính cho nên
gọi là Đại quốc, thành cao quý tức là người ta biết dùng
mình.
Nước
đến Tiêu Tương một sắc trong.
Ở Trung Hoa, sông Tiêu Tương là dòng nước sâu cho nên các
dòng sông ở trên thì đục mà chảy về đây thì trong hết.
Người ở chỗ kia thì vô dụng nhưng về tới đây rồi là
hữu dụng, là tốt. Đó là ý Ngài được hài lòng khi trở
về Bắc.
Bài
4
Thiên
thượng hữu tinh giai cung Bắc,
Nhân
gian vô thủy bất triều Đông.
Quát
quy mao ư thiết ngưu bối thượng,
Tiệt
thố giác ư thạch nữ yêu trung.
Dạ
xoa La sát tài khể thủ,
Ngục
tốt ngưu đầu tiện kình quyền.
Dịch:
Sao
ở trên trời đều chầu Bắc,
Nước
dưới nhân gian thảy về Đông.
Giữa
eo gái đá cắt sừng thỏ,
Trên
lưng trâu sắt nhổ lông rùa.
Dạ
xoa La sát đầu vừa cúi,
Ngục
tốt ngưu đầu giơ sẵn thoi.
Sao
ở trên trời đều chầu Bắc, Nước dướiû nhân gian thảy
về Đông. Ở trên trời
thì các ngôi sao đều hướng về phương Bắc và ở dưới
các dòng sông đều chảy về Đông. Đây là nói theo địa
lý Trung Quốc và ở miền Bắc. Nếu ở miền Tây Việt Nam
từ Cà Mau lên Hà Tiên thì nước chảy ra Tây. Về mặt địa
lý thì sông Trung Hoa đều hướng ra biển Đông. Nhưng ở Việt
Nam thì từ Vũng Tàu trở ra sông chảy về Đông, còn sông
Cửu Long thì chảy về hướng Nam, các sông dưới kia thì ra
hướng Tây, nên không phải là luật cố định. Đây chịu
ảnh hưởng văn chương Trung Quốc, ý nói mọi sự vật như
sao trời không có tâm, không có ý mà đều xoay về hướng
Bắc, nước không có tâm, không có ý mà đều chảy về phương
Đông, hành động đủ duyên thì hiện. Đây muốn nói lên
chỗ không tâm không ý mà vẫn có hoạt động chớ không phải
là chỗ chết. Vì vậy mà đến hai câu này:
Giữa
eo gái đá cắt sừng thỏ, Trên lưng trâu sắt nhổ lông rùa.
Quí vị nghĩ sao? Gái thì gái đá, mà cắt sừng thỏ, gái
đá có tri giác không? Thỏ có sừng không? Gái đá, sừng thỏ
chỉ có danh từ, không có
thực. Cô gái đá thực ra chỉ là cái tượng thôi, không
có tri giác, còn sừng thỏ đâu có ai tìm ra? Nghĩa là trên
hình thức vô tình và một vật chỉ có tên rỗng, mình đều
không mắc kẹt, đều dẹp hết, cắt tức là dẹp hết. Trâu
sắt có biết động đậy gì không? Mà trên lưng nó lại nhổ
lông rùa. Quí vị ra hồ rùa kiếm xem có cái lông nào không?
Lông rùa cũng là danh từ rỗng, không có thực chất. Hai câu
này để chỉ chúng ta làm mọi việc mà vô tâm như gái đá,
trâu sắt, xem như huyễn không thực như cắt sừng thỏ, nhổ
lông rùa, thì lúc đó:
Dạ
xoa La sát đầu vừa cúi, ngục tốt ngưu đầu giơ sẵn thoi.
Dạ xoa và La sát đều cúi đầu kính phục, còn ngục tốt
ngưu đầu đưa tay lên, chớ không dám thoi, không dám đánh
ai hết. Nghĩa là hết hình phạt. Người ta khi đã được
diệu dụng, làm những việc không có dụng ý, không có dụng
tâm, chỉ là duyên đến thì hành, duyên đến thì nói, duyên
đến hoạt động mà không có tâm, không có nghĩ. Đó là như
cắt sừng thỏ ở eo cô gái đá và nhổ lông rùa trên lưng
con trâu sắt vậy, không có gì là thật. Được như vậy thì
Dạ xoa La sát, các loài quỷ dữ, ngưu đầu ngục tốt đều
phải bó tay cung kính hết. Ai tu đến được chỗ đó rồi,
mọi hiểm nguy mọi điều hung dữ đều phải đầu hàng. Đó
là bài kệ nói cái hùng của người đạt đạo.