|
c
HƯƠNG
HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC
GIẢNG GIẢI
Thích
Thanh Từ
III.
SƯ BỊ CHÚA NGHE LỜI DÈM PHA
CHO
VỀ QUÊ QUÁN CŨ
Bấy
giờ có quan Thị nội giám là Gia Quận Công người làng Thụy
Bái, huyện Gia Định, phủ Thuận An ở Kinh Bắc, tòng quân
vào đánh Thuận Hóa bị Phúc Tần bắt được, nhưng tha cho
đồng ở Thuận Hóa, ban lương tháng để ra vào trong phủ
dạy học nội cung. Gia Quận Công thấy Sư được trong nước
dùng, đạo đức tinh nghiêm, phát tâm quy hướng thọ giáo
đạo, ngày đêm chuyên tâm cầu pháp. Bởi Gia Quận Công lo
mình tuổi cao, đường sống chết gần kề, muốn gần gũi
Sư thưa hỏi cho được lối đi sáng sủa. Dần dà ngày tháng
trôi qua đã lâu, lúc nọ có kẻ ngoại đạo thấy Sư được
ưu đãi hơn bèn sanh ganh ghét, tâu với chúa Nguyễn vu khống
Sư tính trốn đi. Họ nói:
-
Hai người thân tình quen biết nhau, Sư ngầm mưu với Gia Quận
Công che chở cho ôâng trở về với chúa Trịnh.
Bấy
giờ chúa Hiền nghe tâu liền sanh nghi bắt Sư và Gia Quận
Công giao cho quan tra khảo, hơn bảy ngày rốt cuộc không có
bằng chứng gì. Chúa Hiền bảo:
-
Việc này tình ngay mà lý gian.
Bèn
ra lệnh cho Sư về Quảng Nam cách kinh thành ba ngày đường.
Bởi
lý do ấy, Sư quyết chí trở về Bắc thực sự. Sư ngầm
dự bị một chiếc thuyền cùng hơn năm chục đồ đệ quyết
tâm vượt biển ra Bắc. Lúc đó vào khoảng tháng ba mùa Xuân
năm Nhâm Tuất (1682), Sư 53 tuổi. Về tới đồn Trấn Lao (Dinh
Kiều) Sư đến yết kiến quan Đốc Sư là Yên Quận Công Trịnh
Na. Quan binh đón tiếp, Sư ở đây một tháng đợi Trịnh Na
dâng sớ về triều tâu cho Vua Lê hay. Bấy giờ Chúa Trịnh
Hoằng Tổ Tịnh Vương (Trịnh Tạc) sai quan Vệ Tiếp Đường
Quận Công đem năm chiếc thuyền đến đồn Trấn Lao đón
hết thầy trò Sư về kinh tỏ bày mọi việc. Chúa sai Đường
Quận Công đem thầy trò Sư về dinh, ngày ngày sai quan đến
tra hỏi cốt cho rõ đầu mối tranh nhau giữa hai bên. Một
quan Phụng Sai – Thị Nội Giám Nhương Quận Công Tài Quận
Công Tổng Giao Tổng Tể; hai vị Thượng Thư là Vĩnh và Lê
Hy, tra hỏi xong trở về phủ đợi lệnh. Qua một tháng thì
dừng tra, thấy có sự quả chính đáng rõ ràng, Sư trình đủ
quê quán ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quan,
Nghệ An. Quan Phụng Sai cho đòi người làng Áng Độ đến
nhận thực.
Biết
đúng lẽ thực rồi, chúa Trịnh cho mời Sư vào triều thăm
hỏi và phong cho chức Vụ Anh, hai vị đệ tử đi theo một
người chức Ty Sứ, một người chức Khố Sứ. Đồng thời
thưởng Sư ba trăm quan tiền, cấp khẩu phần mỗi năm hai
mươi bốn lâu thóc, ba mươi sáu quan tiền, một tấm vải
trắng, một phân phiến lịch. Đồ đệ mỗi người cũng được
ban áo mão, cấp mỗi năm mười hai lâu thóc, mười hai quan
tiền và vải, phiến lịch…, thành lệ.
Một
hôm, Chúa sai Sư vẽ địa đồ hai xứ Quảng Nam và Thuận
Hóa. Sư vâng lệnh vẽ rất đầy đủ rõ ràng, hai mươi mốt
ngày thì xong, dâng lên Chúa. Chúa khen ngợi thưởng hai mươi
quan tiền.
Khoảng
tháng sáu đức Hoằng Tổ (Trịnh Tạc) mất, đức Chiêu Tổ
lên thay. Chúa cho đưa Sư về ở nhà công quán trấn Sơn Tây.
Qua tám tuần trăng, Chúa lại dời Sư về ở trấn Sơn Nam,
thuộc quan Thiếu Bảo Tước Quận Công trấn thủ. Lúc này
Sư 55 tuổi.
Đoạn
này kể lại lúc Ngài trốn về Bắc. Ngài là người chân
tu mà bị nghi oan, Ngài nghĩ rằng nếu mình ở lại đó tu
chắc không ổn nên mới chạy về Bắc. Khi về Bắc rồi,
Ngài mới nhận trách nhiệm ở ngoài Bắc để chuyên tu.
|