Rảnh
rang Sư thường ngâm lại những bài kệ dạy chúng:
Ngài
đọc lại những bài kệ của người xưa. Trong nhà thiền
thường có câu: “Mỗi lần nhắc lại mỗi lần mới”. Dù
bài kệ đó là của vị nào, của người xưa, nếu chúng ta
đọc bài kệ đó có tâm đắc thì nó liền có ý nghĩa mới,
không phải bài kệ có nghĩa mới, mà chính là người nhắc
lại gởi gắm tâm tư mình trong đó nên gọi là mới. Những
bài kệ của Ngài đọc trong lúc rảnh rang này, không phải
của Ngài mà là của các vị Tổ sư trước và gần Ngài,
nhưng vì thích nên Ngài rảnh rang ngâm nga lại để dạy chúng.
Bài
1:
Nhất
thiết vô tâm tự tánh Giới,
Nhất
thiết vô ngại tự tánh Tuệ.
Bất
tăng bất giảm tự Kim Cang,
Thân
khứ thân lai bổn Tam-muội.
Dịch:
Tất
cả không tâm tự tánh Giới,
Tất
cả không ngại tự tánh Tuệ.
Chẳng
thêm chẳng bớt tự Kim Cang,
Thân
đi thân lại gốc Tam-muội.
Bài
kệ này là bài kệ của Lục Tổ trả lời sư Chí Thành ở
trong Pháp Bảo Đàn hỏi về Giới - Định - Tuệ.
Tất
cả không tâm tự tánh Giới. Khi tâm chúng ta không có dấy
niệm đuổi theo ngoại cảnh là chúng ta giữ giới, giới ngay
trong tự tánh. Tại sao nói tự tánh? Bởi vì giới không có
hình tướng. Thường thường ở trong nhà Phật nói tới giới
tướng. Những hành động, những ngôn ngữ chúng ta có khi
sai trái, giữ không cho hành động, ngôn ngữ sai trái gọi
là giới tướng. Trong tâm mình không dấy niệm, đó là tự
tánh giới. Tại sao? Bởi vì tâm vừa dấy niệm, nó biến
ra hình tướng, chớ niệm lặng lẽ, đâu có phạm lỗi. Đó
là giữ giới ngay trong tự tánh của mình chớ không phải
ở đâu.
Tất
cả không ngại tự tánh Tuệ.
Ở đây dạy giới trước, tuệ sau. Tuệ là gì? Tuệ là tất
cả không ngại. Trí tuệ giúp cho chúng ta đối với mọi người,
mọi cảnh không dính, không kẹt, không có cái gì trói buộc,
tự tại vô ngại. Như vậy là tuệ. Nói tuệ mà dường như
không có tuệ gì hết. Thường người ta nói tuệ là ánh sáng,
là thông minh, những hiểu biết cao xa, ở đây nói không có
ngại thì gọi là tuệ. Tại sao? Vì trong nhà thiền, người
ngu thì cho việc này, việc nọ, việc kia là đúng là sai cho
nên mắc kẹt. Còn người trí tuệ thì không chấp, cho nên
được vô ngại. Chấp là ngu, ngược lại là trí tuệ. Tóm
lại ai chấp nhiều thì đó là ngu hay là thiếu tuệ. Người
nói ra hay chấp phải, chấp quấy, chấp hơn, chấp thua, chấp
được, chấp mất thì không có sáng. Còn nếu tất cả đều
không dính, không kẹt gì hết là trí tuệ.
Chẳng
thêm chẳng bớt tự Kim Cang.
Đây nói đủ là Kim Cang Tam-muội là sức định vững chắc
như Kim Cang không có gì phá hoại được. Muốn được cái
định đó phải chẳng thêm chẳng bớt. Bất tăng, bất giảm
mà trong kinh Bát-nhã chúng ta thường đọc đó. Chúng ta ở
trên thế gian này luôn luôn thấy cái này là được, cái kia
là mất. Có được có mất là có thêm bớt. Được, mất,
thêm, bớt làm cho tâm mình loạn động. Vì vậy không thấy
có thêm, không thấy có bớt, đó là Kim Cang.
Thân
đi thân lại gốc Tam-muội. Nếu mọi cái thêm bớt, được
mất không bận lòng thì thân mình có đến, có đi vẫn là
ở trong chánh định. Như vậy ở đây giới, định, tuệ khác
với sách Phật nói về giới định tuệ. Kinh nói Giới là
giới tướng, Định là định tâm, Tuệ là mở sáng tâm. Ở
đây nói Giới là tự tánh, không có tất cả niệm, Tuệ là
tự tánh không tất cả chướng, Định là không có tăng, không
có giảm, không có đi lại… Như vậy phần này Lục Tổ giảng
cho Thiền sư Chí Thành về giới, định, tuệ.
Bài
2
Bất
kiến nhất pháp tồn vô kiến,
Đại
tự phù vân giá nhật diện.
Bất
tri nhất pháp thủ không tri,
Hoàn
như thái hư sanh thiểm điện.
Thử
chi tri kiến miết nhiên hưng,
Thác
nhận hà tằng giải phương tiện.
Nhữ
đương nhất niệm tự tri phi,
Tự
kỷ linh quang thường hiển hiện.
Dịch:
Chẳng
thấy một pháp còn thấy không,
Giống
in mây nổi che mặt nhật.
Chẳng
biết một pháp giữ biết không,
Lại
như hư không sanh điện chớp.
Cái
thấy biết này chợt dấy lên,
Lầm
nhận đâu từng rõ phương tiện.
Ông
nên một niệm tự biết lỗi,
Tự
kỷ linh quang luôn hiển hiện.
Bài
kệ này của Lục Tổ. Ngài giải thích cho Thiền sư Trí Thường
về “không”, trong kinh Pháp Bảo Đàn.
Chẳng
thấy một pháp còn thấy không.
Nếu mình không thấy có một pháp nào, còn thấy có cái không
là thật.
Giống
in mây nổi che mặt nhật. Giống
như là có một cụm mây che mặt trời làm cho mặt trời tối.
Còn chấp một pháp không cũng là còn kẹt, che mờ trí tuệ
của mình.
Chẳng
biết một pháp giữ biết không, Lại như hư không sanh điện
chớp. Nếu mình không thấy
có một pháp nào thật mà còn giữ một pháp không, cho tánh
không là thật, cũng như hư không trong trẻo, bỗng dưng có
lằn điện chớp, mất cái yên tĩnh, trong trẻo của hư không.
Cái
thấy biết này chợt dấy lên,
Lầm nhận đâu từng rõ phương tiện. Còn khởi các niệm
chấp không, là mình đã nhận lầm, không biết được các
phương tiện đầy đủ.
Ông
nên một niệm tự biết lỗi, Tự kỷ linh quang luôn hiển
hiện. Tức là ông bây
giờ một niệm tự nhận lỗi chấp không, thì ánh sáng linh
diệu của chính mình sẽ hiển hiện luôn luôn. Như vậy, tất
cả chúng ta tu, ban đầu chấp tất cả là có, có mình, có
người, có đủ thứ. Qua giai đoạn thứ hai, phá cái chấp
có, cho tất cả tự tánh là không, rồi xoay qua chấp
không. Cái có thật bị phá, song cái chấp không là thật cũng
là kẹt. Vì vậy mà cuối cùng một niệm “chấp không”
không còn thì cái linh quang của chính mình mới luôn luôn sáng
suốt.
Bài
3
Kiến
văn tri giác vô chướng ngại,
Thanh
hương vị xúc thường Tam-muội.
Như
điểu không trung chỉ ma phi,
Vô
thủ vô xả vô tắng ái.
Nhược
hội ứng xứ bổn vô tâm,
Thủy
đắc danh vi Quán Tự Tại.
Dịch:
Thấy
nghe hiểu biết không ngăn ngại,
Thanh
hương vị xúc thường Tam-muội.
Như
chim trong không chỉ thế bay,
Không
lấy, không bỏ không yêu ghét.
Nếu
rõ chỗ hiện vốn không tâm,
Mới
được gọi là Quán Tự Tại.
Bài
này của Thiền sư Bổn Tịnh (?-761) đệ tử Lục Tổ.
Thấy
nghe hiểu biết không ngăn ngại. Ở
đây dạy chúng ta rằng: Thấy, nghe, hiểu, biết không ngăn
ngại, thì đối với Thanh, hương, vị, xúc thường Tam-muội,
được ở trong chánh định. Sở dĩ ngày nay tâm ta loạn, là
vì chúng ta thấy nghe hiểu biết đều dính mắc. Thấy dính
với sắc, nghe dính với thanh, hiểu biết thì dính với cảnh.
Nếu thấy, nghe, hiểu, biết mà không dính mắc đối với
năm trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc thì luôn luôn tâm
được an định. Định đó là tam-muội.
Như
chim trong không chỉ thế bay, Không lấy không bỏ không yêu
ghét. Như chim giương cánh bay
trong hư không thảnh thơi, bởi vì nó không lấy, không bỏ,
không yêu ghét, tự tại trong không, không có chướng ngại.
Còn chúng ta quen thấy cái gì đẹp thì lấy, cái gì xấu thì
bỏ. Cái gì bằng lòng thì yêu, thấy cái gì không bằng lòng
thì ghét rồi bay không được, giống như con chim bị rụng
cánh, có vỗ cách mấy bay cũng không nổi. Đó là bệnh.
Nếu
rõ chỗ hiện vốn không tâm, Mới được gọi là Quán Tự
Tại. Nếu đối với tất
cả sự vật hiện tiền nơi nào, chốn nào mình cũng không
niệm dính kẹt, đó là không tâm. Được như vậy thì lúc
nào mình cũng là Bồ-tát
Quán Tự Tại. Kệ này dạy chúng ta giữ đừng để năm căn
dính kẹt năm trần. Năm căn không kẹt với năm trần thì
chúng ta được tự tại, thảnh thơi như con chim bay không
vướng mắc. Năm trần không kẹt thì chúng ta là Quán Tự
Tại.
Bài
4
Cô
viên khiếu lạc nham trung nguyệt,
Dã
khách ngâm tàn bán dạ đăng.
Thử
cảnh thử thời thùy hội đắc,
Bạch
vân thâm xứ tọa thiền tăng.
Dịch:
Vượn
lẻ hú rơi trăng lưng núi,
Khách
quê ngâm lụn ngọn đèn khuya.
Cảnh
đấy người đây ai biết được.
Thiền
tăng ngồi lặng núi sâu kìa.