|
c
HƯƠNG
HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC
GIẢNG GIẢI
Thích
Thanh Từ
VI.
KHAI THỊ NGỘ NHẬP ĐƯỢC DUYÊN TỐT TRUYỀN TRAO ẤN CHỨNG
ĐOẠN
4
Pháp
thân không hình tướng, chẳng thể đem âm thanh cầu. Diệu
đạo không lời nói, chẳng thể dùng văn tự hội. Dẫu cho
vượt lên Phật Tổ, vẫn rơi vào thềm bậc. Mặc
dù nói diệu bàn huyền, cuối cùng cũng dính trên môi lưỡi.
Phải
là, chẳng phạm công huân, chẳng để dấu vết, như cây khô,
gộp đá lạnh, trọn không chút tươi nhuận. Như người huyễn,
ngựa gỗ đều không tình thức. Được như thế, mới hay
buông tay vào chợ, chuyển thân đi trong dị loại.
Đoạn
này nói sự dễ dàng mà tôi nêu ở trên.
Pháp
thân không hình tướng, chẳng thể đem âm thanh cầu.
Muốn cầu Pháp thân mà dùng âm thanh cầu thì không được.
Diệu
đạo không lời nói, chẳng thể dùng văn tự hội.
Không thể dùng âm thanh cầu, không thể dùng văn tự để
hiểu.
Dẫu
cho vượt trên Phật Tổ, vẫn rơi vào thềm bậc.
Dẫu hay vượt hơn Phật Tổ nữa, thì vẫn rơi vào trong thềm
bậc rồi.
Mặc
dầu nói diệu bàn huyền, cuối cùng cũng dính trên môi lưỡi.
Nói cho hay, bàn cho giỏi cũng là ở môi lưỡi thôi.
Phải
là chẳng phạm công huân, chẳng để dấu vết.
Nghĩa là không phải dụng công huân tập. Một chữ “buông”
thôi thì không có huân, cũng không để dấu vết. Cái gì cũng
buông bỏ thì đâu có gì dính, đâu có gì kẹt, đâu có gì
tỏ ra thương yêu hay chê ghét, người ta tưởng mình như cây
khô, như đá lạnh không có một chút tươi nhuần.
Như
người huyễn, ngựa gỗ đều không có tình thức. Bởi
vì tình thức là phân biệt để yêu ghét, để khen
chê, bây giờ buông không cho phân biệt thì yêu ghét khen chê
đâu còn.
Được
như thế mới hay buông tay vào chợ, chuyển thân đi trong dị
loại. Tức
là buông tay vào chợ, đi trong các loài khác nhau mà không dính
gì hết. Đó là tinh thần của tông Tào Động, nghĩa là chúng
ta sanh sống trong mọi hoàn cảnh không gì trở ngại hết,
cho nên dùng hai câu thơ này kết luận:
Cũng
chẳng nói:
Trong
cõi vô lậu giữ chẳng dừng,
Lại
đến trũng sương nằm cát lạnh.
(Vô
lậu quốc trung lưu bất trụ,
Khước
lai yên ổ ngọa hàn sa.)
Người
tu thường thích đi tới chỗ vô lậu. Vô lậu là gì?
Là vô sanh, không còn rớt trong Tam giới.
Trong
cõi vô lậu giữ chẳng dừng.
Trong
chỗ vô sanh mời giữ lại cũng không dừng. Các ngài hay nói:
“Phải thoát qua nước chết, nước chết không chứa được
rồng”. Nước chết là chỗ vô lậu, là Niết-bàn của Nhị
thừa, nghĩa là vào đó thì chìm luôn, dù được không sanh
tử nhưng không lợi ích cho chúng sanh, nên không dừng ở đó.
Lại
đến trũng sương nằm cát lạnh. Tới những nơi sương mù
gối đầu trên cát lạnh mà lại chịu, tức chịu lang thang.
Chúng ta nhớ hình ảnh thứ mười của mười mục
chăn trâu. Tưởng đâu tu rồi được lên Bồng Lai Cực Lạc,
ngồi trên tòa sen hào quang sáng rỡ, thiên hạ quý trọng.
Đâu ngờ tới mục thứ mười, chống gậy xách cá chép mang
bầu rượu vô chợ, coi tầm thường làm sao! Hình ảnh này
chính là tinh thần của người đạt đạo, không chấp nhận
chết chìm trong chỗ vô sanh mà phải lưu chuyển trong lục
đạo để cứu độ chúng sanh. Như vậy tu không cầu Niết-bàn,
tuy không cầu mà nếu tâm mình không còn dính hai bên thì có
Niết-bàn không? Cho nên Niết-bàn của những vị này gọi
là “Vô trụ xứ Niết-bàn”, tức Niết-bàn không nơi chốn.
Ở nhân gian cũng có Niết-bàn, lên thiên đường cũng có Niết-bàn,
ở đâu cũng có Niết-bàn hết, vì tâm không còn dính hai bên.
Chúng ta thường nói “Tu phải đến chỗ tự tại an lạc”.
Chỗ tự tại an lạc ra sao? Chỉ buông hết thì được tự
tại an lạc. Chửi buông không giận, khen buông không mừng,
thì có tự tại không? Ngay đó an lạc rồi! Hiểu được lý
này thì sự tu hành quả là đơn giản, nhưng thành công không
phải là không khó khăn.
Nếu
dùng cái biết mà biết lặng, đây chẳng phải là cái biết
không duyên. Như tay cầm hạt châu Như Ý, chẳng phải không
có cái tay và châu Như Ý. Nếu dùng tự biết mà biết, cũng
chẳng phải cái biết không duyên. Như tay tự nắm lại, chẳng
phải không có cái tay nắm. Cũng chẳng biết cái lặng lặng,
cũng chẳng biết cái biết biết, song không thể cho là không
biết. Vì tự tánh tỏ rõ nên chẳng đồng với cây đá. Tay
chẳng cầm hạt Như Ý, cũng chẳng
tự nắm lại, chẳng thể cho là không có tay. Do
cái tay vốn sẵn như vậy nên chẳng đồng với sừng
thỏ.
Đây
là một đoạn rất vi diệu. Chúng ta phải nghiền ngẫm thật
kỹ mới thấy lý này.
Nếu
dùng cái biết mà biết lặng.
Như khi ngồi, chúng ta biết vọng tưởng hiện giờ đang yên
lặng.
Đây
chẳng phải là cái biết không duyên. Như vậy thì cái biết
đó có duyên.
Như
tay cầm hạt châu Như Ý, chẳng phải không có cái tay và châu
Như Ý.
Khi mình có cái biết biết tâm đang lặng, giống như chúng
ta có cái tay và hạt châu Như Ý. Tay cầm hạt châu Như Ý
vẫn còn hai chớ không phải là không. Đó là chặng thứ nhất.
Chặng thứ hai:
Nếu
dùng tự biết mà biết, cũng chẳng phải cái biết không duyên.
Nghĩa là khi chúng ta tọa thiền chỉ còn biết cái biết hiện
tiền, không có cái gì khác. Ngài nói đó cũng còn có duyên.
Duyên cái gì?
Như
cái tay tự nắm lại, chẳng phải không có cái tay nắm. Cái
tay tự nắm, thì lúc đó không có duyên đối đãi, nhưng còn
cái tay nắm thành nắm tay. Tuy đó là một mà vẫn còn cái
tay và nắm tay. Thật là tế nhị. Trước mình biết lặng
như còn có cái tay và hạt châu Như Ý. Sau đó dùng cái biết
để tự biết, thì cái biết đó cũng vẫn như cái tay tự
nắm lại thành nắm tay. Như vậy, khi ngồi thiền nhiều, tới
chỗ yên tĩnh nhìn thấy tâm mình lặng lẽ ắt tưởng như
xong rồi, nhưng chưa, vì sao? Vì còn có cái hay
biết và cái lặng lẽ là
hai, cho nên còn có duyên. Tới trường hợp không còn thấy
cái lặng lẽ mà chỉ có một cái biết, biết mình đang có
cái biết hiện tiền, bám vào cái biết hiện tiền đó cũng
là có duyên. Tại sao? Vì giống như nắm tay, cái tay mình tự
nắm lại thì chỉ có một cái tay chớ không có cái thứ hai,
nhưng mình còn nắm còn giữ tức là còn duyên. Quý vị phải
nhớ điều này cho thật sâu, rõ ràng.
Cũng
chẳng biết cái lặng lặng, cũng chẳng biết cái biết biết,
song không thể cho là không biết. Mình không cần chú tâm vào
cái lặng lặng, nhìn chỗ lặng lẽ, mình cũng không cố giữ
riêng cái biết, giữ cái biết cho còn hoài. Hai cái biết này
không còn nữa, lúc đó có biết hay không?
Vì
tự tánh tỏ rõ nên chẳng đồng với cây đá. Tay chẳng cầm
hạt Như Ý, cũng chẳng tự nắm lại, chẳng thể cho là không
có tay. Thí dụ rất hay. Khi trước tay mình cầm hạt Như Ý
thì thấy có tay, có hạt Như Ý. Đó là cái biết để biết
lặng. Kế đó, không cầm hạt Như Ý mà tay nắm chặt lại.
Tức vẫn còn có tay và nắm. Đến đây không cầm Như Ý,
không nắm tay, như vậy có tay hay không? Tay cũng nguyên vẹn
mà không có dụng công. Chỗ đó là chỗ rất vi tế. Người
tu không khéo thì nhận không ra. Bởi vì, chúng ta đang trong
lúc chiến đấu với vọng tưởng lăng xăng, cố gắng cho
vọng tưởng được dừng, được lặng. Dừng lặng rồi thì
quá hay, quá tốt, mình rất thích, thấy đã thành công lắm
rồi, đã thắng được vọng tưởng. Nhưng còn thấy chỗ
lặng của vọng tưởng là cũng còn duyên. Tới trường hợp
thứ hai chúng ta không còn nhìn vọng tưởng mà chỉ giữ cái
biết của mình. Cái biết vốn
có sẵn, giữ cái biết thì chẳng khác nào cái tay mình nắm
cứng lại. Tuy nói không có cái thứ hai nhưng có cái tay nắm
cứng tức là còn bảo thủ hay còn gìn giữ cái biết. Tới
chặng thứ ba buông hết mấy thứ đó, buông hết cái thấy
lặng, buông cả cái biết cố giữ. Lúc đó người ta tưởng
là không còn gì hết. Nhưng chẳng phải! Tay không nắm hạt
châu Như Ý, tay không tự nắm thì tay tự do chớ đâu phải
không tay. Điều này rất là thâm trầm, chúng ta phải nghiền
ngẫm cho thật kỹ, nếu không thì tu dễ mắc kẹt. Bỏ được
cái ở ngoài thì mắc kẹt cái ở trong. Trong là ngồi phải
giữ cái biết. Khi tâm hơi yên yên, sợ mình không biết, rồi
ráng giữ cái biết. Tức là cái tay nắm cứng lại thì chưa
có tự do tự tại. Chừng nào không nắm hạt châu, tay thả
buông xuôi, thong thả tự tại. Lúc đó dường như mình không
có dụng công gì hết mà tánh giác vẫn hiện tiền. Đó là
chỗ quan trọng. Như vậy chúng ta thấy ý nghĩa dạy
tu hết sức cụ thể của Ngài.
Do
cái tay vốn sẵn như vậy nên chẳng đồng với sừng thỏ.
Tức là nó sẵn có chớ không phải là không ngơ.
Mé
trước không phiền não đáng trừ, mé giữa không tự tánh
đáng giữ, mé sau không Phật đáng thành. Đó là dứt bặt
cả ba mé, ba nghiệp được mát mẻ.
Câu
này thật là rõ ràng.
Mé
trước không phiền não đáng trừ. Chúng ta tu hiện giờ vận
dụng công phu để diệt trừ phiền
não là chặng
thứ nhất nên gọi là mé trước. Nhưng khi phiền não hết
rồi mình làm gì? Hết phiền não thì giữ tánh Phật của
mình.
Mé
giữa không tự tánh đáng giữ.
Giữ tánh giác, là chặng thứ hai. Tự tánh vốn có sẵn mà
mình muốn giữ. Có nhiều người cứ nghĩ nếu mình không
giữ cái hằng biết, hằng giác e nó mất, nên ráng giữ. Cố
giữ thì còn dụng công như tay tự nắm, tự gồng lại. Nay
không muốn giữ tự tánh nhưng mong mỏi ông Phật tánh giác
của mình phải luôn luôn hiện rõ trước mắt.
Mé
sau không Phật đáng thành. Đến
đó Phật tự sẵn có không do đâu mà thành. Chúng ta thấy
bước đường tu đến chỗ này rất là vi tế, nghĩa là trừ
được phiền não mà còn giữ tự tánh sẵn có của mình cũng
chưa được, nên phải buông. Và buông giữ tự tánh với tâm
mong mau thành Phật, cũng phải bỏ luôn nữa.
Đó
là dứt bặt cả ba mé, ba nghiệp được mát mẻ.
Như vậy trước, giữa, sau, ba thời quá khứ, hiện tại, vị
lai đều lặng hết. Chỗ chỉ này thật là rốt ráo, mình
nghe nhận hiểu cho kỹ thì sự tu không lầm lẫn. Nếu không
thì thoát khỏi cái này lại mắc kẹt qua cái khác, khó mà
vượt qua.
Ta
vừa mống tâm đã thuộc về quá khứ rồi. Tâm ta chưa mống
bèn gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai, tức là tâm quá
khứ, vậy tâm hiện tại ở chỗ nào? Người học rõ biết
một niệm vừa dấy lên trọn không thật có, đó là Phật
Quá Khứ. Quá khứ chẳng có, vị lai chẳng không, đó là Phật
Vị Lai. Ngay đây niệm niệm chẳng dừng, đó là Phật Hiện
Tại. Niệm niệm tương ưng tức niệm niệm thành Phật. Đây
chính là cửa phương tiện tột ban đầu.
Ta
vừa mống tâm đã thuộc về quá khứ rồi. Tức là vừa dấy
lên thì đã thuộc về quá khứ. Cái gì mình nghĩ, vừa nghĩ
rồi nó qua cho nên thuộc về quá khứ.
Tâm
ta chưa mống bèn gọi là vị lai, chưa
khởi tức chưa có nên gọi là vị lai.
Chẳng
phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ.
Vị lai tức là chưa mống, mống tâm tức thành quá khứ. Có
khi nào chúng ta mống tâm mà đứng một chỗ không? Niệm vừa
dấy là nhảy qua liền. Quý vị kiểm lại thử xem, vừa khởi
nghĩ đi qua cổng, kế nghĩ đi xuống hồ, rồi đi lại băng
đá ngồi. Cái nghĩ này vừa dấy lên lại chuyển qua cái nghĩ
khác. Vì vậy niệm dấy lên là qua quá khứ rồi chớ không
còn ở hiện tại nữa. Dấy niệm thuộc về quá khứ, còn
chưa dấy niệm tức là vị lai, chưa đến. Không phải cái
này thì là cái kia, chớ tâm không đứng một chỗ.
Vậy
tâm hiện
tại chỗ nào? Người học rõ biết một niệm vừa dấy lên,
trọn không thật có, đó là Phật Quá Khứ. Một niệm dấy
lên là không thật có, biết
rõ như vậy là Phật Quá Khứ. Sao vậy? Chỗ này
dễ hiểu hay khó? Bởi vì niệm dấy lên là thuộc về quá
khứ, nếu mình biết không thật thì đó là giác, giác tức
là Phật. Phật giác được niệm qua thì không phải Phật
Quá Khứ là gì?
Quá
khứ chẳng có, vị lai chẳng không,
đó là Phật Vị Lai. Quá khứ chẳng có tức là quá khứ đã
qua, vị lai chẳng không tức là vị lai chưa đến, tuy chưa
đến nhưng sẽ đến cho nên chẳng không, đó là Phật Vị
Lai. Nghĩa là biết quá khứ đã qua, nên không thật có; vị
lai cũng chẳng không, vì nó có nhưng cái có không thật. Như
vậy biết quá khứ vị lai đều không thật, đó là mình có
được hai Phật: Phật Quá Khứ và Phật Vị Lai.
Ngay
đây niệm niệm chẳng dừng, đó là Phật Hiện Tại.
Vậy thì ngay khi niệm dấy lên liên tục, biết niệm niệm
hư giả không thật là Phật Hiện Tại. Niệm quá khứ, vị
lai, hiện tại là niệm phàm tục tức là niệm chúng sanh,
tại sao có ba ông Phật? Vì niệm quá khứ mình biết là dối,
niệm vị lai mình biết vị lai không thật, niệm hiện tại
liên tục, mình biết niệm niệm không dừng. Do biết đúng
như thật ba thời của tâm niệm quá khứ, hiện tại, vị
lai, nên chúng ta giác, ba thời đều có Phật hết.
Niệm
niệm tương ưng tức niệm niệm thành Phật. Đây chính là
cửa phương tiện tột ban đầu. Cửa phương tiện tu là niệm
niệm đều tương ưng, đều thích hợp. Nghĩa là niệm quá
khứ biết không thật, niệm vị lai biết giả có, niệm hiện
tại biết hư dối, niệm niệm không dừng. Như vậy niệm
mà chúng ta đang biết ứng dụng là cửa phương tiện ban đầu
tột cùng của người tu vậy. Chúng ta mới tu làm sao mà không
có niệm? Niệm quá khứ, niệm hiện tại, niệm vị lai đều
có hết. Nhưng muốn ba niệm đó đều chuyển thành ba ông
Phật thì niệm quá khứ dấy lên đều giác biết nó hư dối;
niệm vị lai chưa đến nhưng biết là hư giả không thật;
niệm hiện tại đang dấy, đang chuyển động biết là hư
dối không thật thì có ba ông Phật liên tục. Đó là phương
tiện đầu để chúng ta tu. Có niệm chúng ta biết là giác,
nên nói niệm khởi tức giác. Niệm là chúng sanh, giác tức
là Phật. Tuy chưa rời niệm mà tánh giác hiện
tiền. Đó là chỗ đặc biệt để chúng ta hiểu mà tu.
Khi
mặt trời lên thì sáng khắp thiên hạ mà hư không chưa từng
sáng. Khi mặt trời lặn thì tối khắp thiên hạ mà hư không
chưa từng tối. Hai cảnh tối và sáng tự lấn đoạt lẫn
nhau, tánh hư không thì rỗng rang tự sẵn như vậy. Tâm Phật
và chúng sanh cũng như thế. Nếu xem Phật là tướng thanh tịnh
sáng rỡ, xem chúng sanh là tướng nhơ đục tối tăm, dù trải
qua số kiếp như cát sông Hằng trọn chẳng được Bồ-đề.
Khi
mặt trời lên thì sáng khắp thiên hạ mà hư không chưa từng
sáng. Khi mặt trời lặn thì tối khắp thiên hạ mà hư không
chưa từng tối. Hai cảnh tối và sáng tự lấn đoạt lẫn
nhau, tánh hư không thì rỗng rang tự sẵn như vậy. Chỗ
này thật là chí lý. Đây dùng hình ảnh hư không để thí
dụ mặt trời lên thì thấy trong hư không sáng. Thật tình
hư không có sáng không? Cái sáng là ánh sáng của mặt trời
lên. Mặt trời lặn thấy hư không tối. Cái tối là hư không
tối hay cái gì tối? Khuất ánh sáng mặt trời thấy hư không
tối chớ hư không trước sau đâu có đổi dời. Nếu người
nào hiểu rằng mặt trời lên gọi là hư không sáng, mặt
trời lặn gọi là hư không tối, thì người đó thấy đúng
chân lý chưa? Đó là thấy một cách sai lầm. Đúng chân lý
thì hư không không sáng tối, sáng tối tại có ánh sáng mặt
trời và khuất ánh sáng
mặt trời. Hư không trước sau vẫn như thế thôi.
Tâm
Phật và chúng sanh cũng như thế. Nếu xem Phật là tướng
thanh tịnh sáng rỡ, xem chúng sanh là tướng nhơ đục tối
tăm. Tâm Phật và chúng sanh cũng giống nhau, nhưng vì chúng
sanh mê nên nói là tối, Phật giác nên nói là sáng. Nếu người
nào xem Phật là tướng thanh tịnh sáng rỡ, xem chúng sanh là
tướng nhơ đục tối tăm, cứ khẳng định như vậy thì người
đó dù trải qua vô số kiếp như cát sông Hằng trọn chẳng
được Bồ-đề. Bởi vì nhìn hiểu như vậy là nhìn hiểu
một cách cố định, sáng là cố định sáng, tối là cố
định tối. Tối và sáng chẳng qua là
có ánh sáng mặt trời và khuất ánh sáng mặt trời.
Cũøng vậy tánh giác của chúng sanh và tánh giác của Phật
giống như hư không, không thay đổi, chỉ khác nhau một bên
có ánh sáng và một bên khuất ánh sáng. Bên khuất ánh sáng
nếu xoay trở về phía mặt trời thì sao? Thì cũng sáng vậy.
Tất cả chúng sanh và chư Phật tâm thể cùng đồng nhưng
vì một bên mê một bên ngộ nên tạm thấy khác thôi. Mê
ngộ tạm chia đường còn tâm thể thì đồng nhau, giống như
hư không. Thấy tối thấy sáng là duyên bên ngoài, còn hư
không trước sau như một, không
đổi thành tối sáng gì hết. Đó là chỉ cho thể đồng
giữa chúng sanh và Phật.
Lại
ba đời chư Phật trọn ở trong thân chính mình. Nhân bị tập
khí che mờ, cảnh vật chuyển lôi liền tự mê mất. Nếu
ở nơi tâm mà vô tâm, chính là Phật Quá Khứ. Lặng lẽ chẳng
động, chính là Phật Vị Lai. Tùy cơ ứng vật, chính là Phật
Hiện Tại. Thanh tịnh không nhiễm, chính là Phật Ly Cấu.
Ra vào không ngại, chính là Phật Thần Thông. Đến đâu đều
thảnh thơi là Phật Tự Tại. Một tâm chẳng mê mờ, là Phật
Quang Minh. Đạo niệm bền vững là Phật Bất Hoại. Biến
hóa ra nhiều nơi song chỉ một chân thật vậy thôi.
Lại
ba đời chư Phật trọn ở trong thân chính mình. Ở
đây Ngài nói mình thành Phật liên miên, chỗ nào cũng Phật
hết. Ba đời chư Phật ở trong thân chính mình, ở ngay nơi
mình không phải ở đâu đến.
Nhân
bị tập khí che mờ. Sở dĩ mà
chúng ta bị mờ tối là do tập khí che đậy nên không thấy
được Phật của mình.
Cảnh
chuyển lôi liền tự mê mất.
Vì cảnh bên ngoài lôi kéo nên mình quên mất ông Phật của
mình.
Nếu
ở nơi tâm mà vô tâm chính là Phật Quá Khứ.
Nghĩa là chính nơi tâm mình hằng tri hằng giác, không dấy
niệm đuổi theo phân biệt sự vật thì đó
là tâm mà vô tâm, được như vậy là sống với Phật
Quá Khứ.
Lặng
lẽ chẳng động chính là Phật Vị Lai.
Tâm mình lặng lẽ không dấy niệm, không động, đó là mình
được Phật Vị Lai.
Tùy
cơ ứng vật chính là Phật Hiện Tại.
Gặp duyên gặp cảnh thì tùy cơ ứng dụng không phải ngồi
lặng thinh, không phải buông hết mọi việc. Chúng ta vẫn
làm, vẫn hoạt động mà trong tâm không dính mắc, đó là
Phật Hiện Tại. Đừng nghĩ lặng lẽ không động là Phật
Vị Lai rồi cứ lặng lẽ hoài thì không được, phải tùy
cơ ứng vật.
Thanh
tịnh không nhiễm chính là Phật Ly Cấu
nghĩa là đối với cảnh, đối với người tâm luôn luôn
thanh tịnh không dính không nhiễm là có sẵn Phật Ly Cấu.
Ra
vào không
ngại chính là Phật Thần Thông. Làm công kia việc nọ
qua lại lăng xăng mà không dính mắc là Phật Thần Thông.
Đến
đâu đều thảnh thơi là Phật Tự Tại.
Tới giữa chợ cũng thảnh thơi, vào trong rừng rú cũng thảnh
thơi, nói chuyện với người vẫn thảnh thơi, ngồi một mình
vẫn thảnh thơi, đó là Phật Tự Tại. Quý vị có ông Phật
đó không? Có sẵn mà mình không được tự tại. Ví dụ đang
ở thiền viện, đi vào chợ thấy chỗ này sao lăng xăng quá,
ồn quá thì ông Phật Tự Tại mất rồi, ẩn rồi. Ở chợ
ồn chạy về thiền viện, ngồi một mình dưới gốc cây
rồi ngáp buồn ngủ, thấy chỗ này cũng không ổn đứng dậy
đi, thì ông Phật Tự Tại trốn hoài. Chúng ta làm sao ở giữa
chợ hay vào trong núi rừng cũng tự tại, đối diện với
người hay ngồi một mình vẫn tự tại, thì lúc nào cũng
có Phật Tự Tại bêân mình. Vậy thì mình có nghèo, có thiếu
gì đâu? Phật lúc nào cũng ở sẵn bên cạnh chỉ tại mình
không biết.
Một
tâm chẳng mê mờ là Phật Quang Minh.
Ngay nơi tâm luôn luôn sáng rỡ không mờ mịt chút nào là
Phật Quang Minh.
Đạo
niệm bền vững là Phật Bất Hoại.
Tâm đạo của mình không bao giờ bị xê dịch, không bao giờ
bị lay chuyển là Phật Bất Hoại.
Biến
hóa ra nhiều nơi song chỉ là một chân thật vậy thôi. Tùy
chỗ tùy nơi mà có nhiều tên Phật, nhưng rốt cuộc rồi
mấy tên Phật đó có thật không? Chỉ là một Phật thôi,
không có nhiều. Ở chỗ này gọi Phật này, ở chỗ kia gọi
Phật kia. Không nhiễm gọi Phật Ly Cấu, làm tất cả việc
không ngại gọi là Phật Thần Thông, đến mọi nơi đều
tự tại gọi là Phật Tự Tại… Chỉ một Phật thanh
tịnh sáng suốt mà đầy đủ tất cả tên. Nơi chúng ta có
đủ tất cả chư Phật trong đó, nếu chúng ta biết sống.
Diễn
Nhã Đạt Đa chấp bóng quên đầu, đâu khỏi ôm đầu chạy
đi tìm đầu. Chính ngay khi mê đó, cái đầu vẫn chẳng mất,
đến khi tỉnh rồi cũng chẳng có được. Tại sao? Kẻ mê
cho là mất, người ngộ cho là được. Được mất ở nơi
người, đâu dính dáng gì với động tịnh.
Đây
là dẫn hình ảnh thí dụ trong kinh Lăng Nghiêm: “Chàng Diễn
Nhã Đạt Đa mỗi buổi sáng lấy gương soi thấy đầu mình
trong gương dễ thương quá, khi úp gương xuống không thấy
đầu mặt đâu nên ôm đầu chạy nói: Tôi mất đầu rồi,
tôi mất đầu rồi!”. Quý vị thấy hợp lý không? Đang chạy
la mất đầu, nếu ai đó đánh thức nói: Cái đầu anh đang
ôm mà la mất, mất cái gì? Chỉ nhận được cái đầu
thì lúc đó anh hết điên, anh tỉnh, biết được không mất
đầu. Hình ảnh này tôi cho là hay đáo để! Chúng ta ngày
nay quả là Diễn Nhã Đạt Đa. Quý vị mới nghe câu chuyện
này thấy vô lý. Ai mà nhìn trong gương thấy đầu mặt mình
hiện ra, úp gương lại không thấy đầu mặt, rồi hoảng
hốt nói mình mất đầu mất mặt. Cái hoảng hốt đó quá
vô lý, quá ngu muội, nhưng thật ra chúng ta như vậy đó. Bởi
vì chúng ta luôn luôn nhận cái bóng làm mình. Niệm khởi phân
biệt tốt xấu, phải quấy, hơn thua… đó là cái bóng. Chúng
ta chấp nhận cái niệm đó là tâm mình, cho nên ngồi thiền
tới phút giây nào đó, niệm lặng liền hoảng hốt “mất
mình rồi sao?” Vì chấp bóng là mình nên khi bóng mất tưởng
là mất mình. Khi người khác chỉ rằng bóng trong gương không
phải thật là mình, cái đầu mình có sẵn đang ôm nó mà
chạy, tức là không có mất. Mê nói mất đầu, đầu cũng
không mất; tỉnh nói được đầu, đầu cũng không phải mới
được. Cái đầu không mất không được, chỉ tại mê và
tỉnh thôi. Chúng ta cũng vậy, tâm thể sẵn có là chỗ căn
bản để tri giác, thế mà chúng ta chạy theo bóng vọng niệm
phân biệt cảnh trần rồi dính mắc, cho là tâm mình. Khi vọng
niệm dừng lặng tưởng mất mình mà sự thật có mất mình
đâu, tâm thanh tịnh thường hằng chưa bao giờ vắng thiếu.
Khi vọng niệm lặng chúng ta mới nhận ra mình có cái thanh
tịnh, rồi nói mình mới nhận được. Tâm thanh tịnh là cái
gốc cái nền sẵn, trước sau như một không khác tí nào chớ
không phải mới, tại chúng ta mê chạy theo vọng nên quên.
Bây giờ vọng ngừng, sống trở lại, nhớ lại tâm thanh tịnh
thì gọi là mới được. Hiểu vậy mới thấy ý nghĩa của
người tu. Chúng ta thương thế gian đều theo lối nhìn của
ông Diễn Nhã Đạt Đa, chấp bóng mà quên đầu. Giả sử
có ai hỏi cái gì là tâm anh? Cái suy nghĩ hiểu biết là tâm
tôi chớ gì! Như vậy có phải chấp bóng mà quên đầu không?
Tất cả chúng ta thường mắc kẹt trong chỗ chấp bóng là
mình rất nặng nề. Sự phân biệt hơn thua, phải quấy, thương
ghét giận buồn đều là tạm bợ, tất cả đều là bóng,
mà chúng ta dồn hết sức mình theo cái bóng đó, nên cả ngày
thấy rối rắm loạn động không bao giờ yên. Biết đó là
bóng, không chấp không theo thì không buồn, không phiền, không
giận, không ghét, không thương, không khổ, thảnh thơi an nhiên
tự tại. Được như vậy là chúng ta đang sống với ông Phật
Tự Tại.
Sư
lại nói:
-
Chí đạo gốc ở tâm, tâm pháp gốc ở vô trụ. Tâm thể
vô trụ đó, tánh tướng đều lặng lẽ, chẳng phải có chẳng
phải không, chẳng sanh chẳng diệt, tìm nó thì chẳng được,
bỏ đi cũng chẳng rời. Mê hiện lượng thì hoặc và khổ
lăng xăng. Ngộ chân tánh thì rỗng rang tỏ suốt. Tuy tâm tức
là Phật, Phật tức là tâm, song chỉ có người chứng mới
biết.
Ở
đây Ngài chỉ tột cùng cho chúng ta thấy.
Chí
đạo gốc ở tâm, tức là đạo
tột cùng là gốc ở tâm. “Chí đạo vô nan, duy hiềm giản
trạch”. Nghe nói có người đi cầu đạo, mình tưởng đạo
ở trên non trên núi thực ra là đạo ở tâm.
Tâm
pháp gốc ở vô trụ, thể
của tâm tức là vô trụ, là không kẹt không mắc, không ở
một nơi một chốn nào.
Tâm
thể vô trụ đó, tánh tướng đều lặng lẽ chẳng phải
có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt, tìm nó thì chẳng
được, bỏ đi cũng chẳng rời. Tâm tại sao gọi là vô trụ?
Vì trụ là có nơi chốn mà tâm thể trùm khắp không có nơi
chốn, không có thể do tìm kiếm mà được, chỉ lặng hết
mê vọng thì thấy; muốn bỏ tâm thể, bỏ cũng không được.
Chúng ta tạm thí dụ như hư không là hữu trụ hay vô trụ?
Hư không ở đâu cũng trùm hết nên nói là vô trụ. Mình muốn
chạy trốn hư không, được không? Muốn nắm bắt hư không
được không? Bắt cũng không được mà trốn cũng không
được, nó cứ như vậy. Chúng ta sống trong hư không cứ thản
nhiên mà sống, hít thở không khí trong hư không rồi vui với
hư không, biết mình đang ở trong hư không là đủ rồi! Nhưng
hư không thể nó thênh thang không có tri giác, còn tâm thể
thì thênh thang có tri giác, không có tướng mạo. Như khi chúng
ta dấy niệm duyên theo người thì có bóng người hiện, dấy
niệm duyên theo cảnh thì có bóng cảnh hiện. Tâm duyên theo
bóng người bóng cảnh là tâm hư dối. Khi tâm hư dối lặng
thì cái biết vẫn như nhiên, trong đây dùng từ “hiện lượng”.
Mê
hiện lượng thì hoặc và khổ lăng xăng.
Ngộ chân tánh thì rỗng rang tỏ suốt. Tức là quên tâm hiện
tại, tâm sẵn có đây thì chạy theo hoặc, hoặc là mê lầm,
hoặc thì tạo khổ nên hoặc khổ lăng xăng. Nơi mắt chúng
ta thấy, nơi tai chúng ta nghe, nơi mũi chúng ta ngửi, nơi lưỡi
chúng ta nếm… Tất cả các cơ quan đều có sẵn tri giác
hiện lượng, không mê, không thiếu. Nhưng vì chúng ta không
biết, khi mắt thấy liền dấy niệm duyên theo, thấy người
phân biệt người, thấy cảnh phân biệt cảnh, đó là tâm
sanh diệt, rồi khởi niệm thương niệm ghét, đó là mê hoặc.
Từ thương ghét sanh ra khổ đau, lăng xăng không cùng. Chúng
ta ngộ tức nhận nơi mình có tâm thể hằng còn không vắng
thiếu và luôn luôn trong sáng không bị ngầu đục. Nhận ra
rồi chúng ta mới thấy chân tánh rỗng rang sáng suốt.
Tuy
tâm tức Phật, Phật tức là tâm, song chỉ có người chứng
mới biết. Ai biết câu đó, ai nhận câu đó? Những chú điệu
nhỏ ở chùa nghe quý thầy đọc “Tâm tức Phật, Phật tức
tâm” nói cũng được, quí vị cư sĩ cũng nói được vậy!
Nhưng hỏi cái gì là Phật, cái gì là tâm thì không biết,
chỉ có người chứng mới biết được lẽ thật, còn người
chưa chứng nghe nói bắt chước nói theo thôi!
Song
còn chấp có chứng, có biết thì mặt trời trí tuệ rơi vào
đất coù.
Nếu tâm mờ mịt không chiếu, không sáng thì đám mây hôn
trầm che lấp ở cửa không.
Chúng
ta còn chấp có chứng có biết thì mặt trời trí tuệ rơi
vào đất có. Có tức là bị giới hạn, có hình tướng. Mặt
trời trí tuệ đang lang thang và mắc kẹt nơi có. Nếu tâmmờ
mịt khôngchiếu, không
sáng thì đám mây hôn trầm che lấp ở cửa không.
Vì tâm mờ mịt không chiếu không sáng nên biến thành
đám mây che cửa không. Đó là hai thứ bệnh.
Chỉ
có tâm không sanh một niệm thì không còn ngăn cách trước
sau, chân tánh chiếu thể đứng riêng thì ta người nào khác.
Muốn
tránh hai bệnh có không đó chỉ có tâm không sanh một niệm.
Tâm là chỉ cái biết, tâm tri giác sẵn có của chúng ta. Không
dấy một niệm thì không bị ngăn cách trước sau. Chân tánh
chiếu thể đứng riêng thì ta người nào khác. Chân tánh không
bị kẹt bên nào, lúc đó mới thấy ta người ai cũng có đủ.
Nhưng
mê đối với ngộ, ngộ trông vào mê, vọng đối với chân,
chân nương nơi vọng. Nếu ta cầu chân mà bỏ vọng như người
chạy trốn bóng luống nhọc mình. Nếu ta nhận
chân chínhnơi
vọng, như người vào chỗ mát thì bóng mất. Nếu tâm không
vọng chiếu thì vọng lự tự hết. Nếu mặc tình lặng biết
thì các thiện hạnh phát khởi. Thế nên cái ngộ tịch mà
không tịch, cái chân tri dường như vô tri.
Đoạn
này thật sâu, chí thiết đối với người tu.
Nhưng
mê đối với ngộ, ngộ trông vào mê.
Vì chúng ta mê nên lập ngộ để đối đãi, nếu chúng ta
không mê, ai nói ngộ? Nói “ngộ trông vào mê” tức là nhắm
vào kẻ mê nên nói ngộ.
Vọng
đối với chân, chân nương nơi vọng.
Như niệm dấy lên chúng ta gọi là vọng, khi không dấy gọi
là chân. Chân nương nơi vọng, vọng tựa vào chân mà sanh.
Nếu cầu chân bỏ vọng thì chân rời vọng, có chân riêng
có vọng riêng giống như mặt nước dấy sóng, chúng ta muốn
tìm nước bỏ sóng thì sao?
Nếu
ta cầu chân mà bỏ vọng như người chạy trốn bóng luống
nhọc mình. Vì vọng đâu ngoài chân cũng như sóng đâu ngoài
nước. Chúng ta muốn cầu chân bỏ vọng, tách nó ra, giống
như muốn lấy nước mà đùa sóng qua một bên, khi đó gió
ào ào, sóng bủa giăng, muốn tìm chỗ không có sóng để lấy
nước. Ngay nơi vọng chúng ta nhận ra chân, chớ đừng đi
tìm đâu khác. Tôi thường dạy cho tất cả “Biết vọng,
không theo là đủ!”, chớ không bỏ không lấy gì hết. Nếu
nói “Cái đó là vọng, phải đuổi đi chỗ khác rồi cái
chân hiện ra” thì không được. Chúng ta bỏ vọng mà không
cầu chân, nhận chân chính nơi vọng như người vào chỗ mát
thì bóng mất. Chúng ta ghét bóng, thấy bóng xấu muốn bỏ
mà cứ chạy ngoài trời mãi thì chừng nào mất bóng? Giả
sử từ đây chạy xuống Sài Gòn bóng vẫn còn, chỉ có vô
nhà ngồi mới tìm bóng không ra. Vậy thì chúng ta biết cái
bóng là hư dối, chỉ cần tránh chỗ nắng thì bóng không
có. Cũng như chúng ta biết sóng từ nước mà ra, muốn tìm
nước thì ngay nơi sóng mà lấy, không cần chạy đi đâu hết.
Nếu
ta nhận chân chính nơi vọng, như người vào chỗ mát thì
bóng mất. Nếu tâm không vọng chiếu thì vọng lự tự hết.
Nếu mặc tình lặng lẽ hằng biết thì cái thiện hạnh được
phát khởi. Thế nên cái ngộ tịch mà không tịch, cái chân
tri dường như vô tri. Ngộ tịch tức là ngộ lặng lẽ mà
không lặng lẽ, vì nó hằng giác nên nó đâu có lặng lẽ.
Cái chân tri dường như vô tri, cái biết thật dường như
không biết. Nếu chúng ta nhìn người nhìn cảnh mà không khởi
niệm phân biệt người thế nào, cảnh thế nào thì người
cảnh đi qua rồi, chúng ta còn nhớ hay quên? Biết mà không phân
biệt như là không biết, cho nên thấy tất cả mà không nhớ,
không biết. Thấy tức là biết mà nói không biết là sao?
Vì không có khởi ý niệm chăm chú phân tích vào người nào,
cảnh nào. Không
phân tích người, cảnh thì tự nhiên mình không
nhớ, nên nói Chân tri dường như vôtri.
Biết bằng lẽõ thật lại dường như không biết. Còn cái
biết hư ảo thì dường như nhớ dai.
Do
một tâm không phân chia tịch và tri, khế hợp với lẽ huyền
diệu dung thông cả có và không, không chấp, không mắc, không
nhiếp, không thu, phải quấy đều quên, năng sở cũng dứt.
Cái dứt ấy cũng bặt luôn thì Bát-nhã hiện tiền, mỗi tâm
đều thành Phật, không tâm nào chẳng phải tâm Phật; chốn
chốn đều thành đạo, không một hạt bụi nào chẳng phải
cõi Phật.
Do
một tâm không phân chia tịch và tri,
tức là không phân chia đây là lặng lẽ kia là hiểu biết,
nên khế hợp với lẽ huyền diệu dung thông cả có và không,
không chấp, không mắc, không nhiếp, không thu, phải quấy
đều quên, năng sở cũng dứt, hết đối đãi. Cái dứt ấy
cũng bặt luôn thì Bát-nhã hiện tiền, lúc đó bặt luôn tâm
dụng công.
Mỗi
tâm đều thành Phật, không tâm nào chẳng phải tâm Phật.
Lúc nào cũng là Phật hết, không lúc nào không phải Phật.
|