Sư
lại nói:
-Trí
hay chiếu vốn không, cảnh bị duyên cũng lặng. Lặng mà không
phải lặng, bởi không có người hay lặng. Soi mà không soi,
bởi không có cảnh bị soi. Cảnh và trí đều lặng, tâm lo
nghĩ an nhiên, đây chính là con đường cốt yếu trở về
nguồn.
Đây
Ngài dạy từng đoạn, từng đoạn để cho chúng ta nhận ra
cứu kính của sự tu hành.
Trí
hay chiếu vốn không, tức là trí hay chiếu soi của chúng ta
xét kỹ nó là không thật, nó vốn không.
Cảnh
bị duyên cũng lặng. Cảnh bị duyên là cảnh bên ngoài, hay
là tâm tư lự của mình. Như chúng ta thường ứng dụng tu
biết vọng, thì cái vọng là cảnh bị duyên, biết vọng là
trí hay chiếu. Nếu vọng lặng thì trí hay chiếu cũng không,
cho nên có cảnh thì mới có chiếu, không cảnh thì trí chiếu
cũng không.
Lặng
mà không phải lặng, bởi không có người hay lặng. Tại sao?
Vì trí chiếu soi lặng thì cảnh bị chiếu soi cũng lặng.
Soi
mà không soi, bởi không có cảnh bị soi. Chúng ta chiếu soi
mà thực sự không có cái chiếu soi, bởi vì cảnh bị chiếu
soi là không thì cái hay chiếu soi cũng là không. Đó là một
lẽ thực.
Cảnh
và trí đều lặng, tâm lo nghĩ an nhiên, đây chính là con đường
cốt yếu trở về nguồn. Cảnh và trí đều lặng thì tâm
mình được an nhiên tự tại, mà chính cái tâm an nhiên tự
tại đó, là con đường cốt yếu về nguồn. Như nói rằng:
“Trước khi chưa gặp thiện hữu tri thức thấy núi sông
là núi sông, gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy biết được
lối vào thì thấy núi sông không phải là núi sông”. Đó
là cái trí chiếu soi và cái cảnh bị chiếu soi. Khi trí chiếu
soi biết tất cả cảnh là duyên hợp hư ảo không thật, biết
được như vậy thì lần lần cái tâm hay chiếu soi cũng lặng
luôn. Khi tâm và cảnh đều lặng thì núi sông mới thật
sự là núi sông. Chúng ta có thể ứng dụng tu một cách dễ
dàng là khi có cảnh, phải quán để biết cảnh là hư dối,
thì trí là năng quán, cảnh là sở quán, còn năng còn sở
đối đãi. Nhưng khi cảnh yên lặng thì trí năng quán cũng
dừng; như vậy thì cảnh và trí đều lặng, lặng thì tâm
mình trở lại chỗ an nhiên, mà chính cái chỗ an nhiên đó
mới là chỗ cốt yếu về nguồn, nếu còn quán còn chiếu
thì chưa phải về nguồn.
Thế
nên trong kinh Bát Nhã dạy chiếu kiến ngũ uẩn giai không thì
ngũ uẩn là cái bị chiếu, còn cái hay chiếu là trí tuệ
Bát-nhã gọi là trí quán. Đọc kinh Bát Nhã qua lời qua câu
đó là Văn tự Bát-nhã, ứng dụng trí chiếu soi năm uẩn
đều không đó là Quán chiếu Bát-nhã, khi trí năng chiếu
và ngũ uẩn bị chiếu hai cái đều lặng thì đó là Thật
tướng Bát-nhã. Cho nên ngài Thái Hư ví dụ như người muốn
qua sông trước tiên là bước xuống thuyền, chiếc thuyền
ví dụ cho Văn tự Bát-nhã; rồi tay chèo hay là cầm dầm bơi
để cho thuyền đi qua bờ kia, thì lúc chèo bơi gọi là Quán
chiếu Bát-nhã; khi đến bờ dừng chèo, dừng bơi bước
lên bờ là Thật tướng Bát-nhã. Pháp tu rất rõ ràng, nhưng
bây giờ chúng ta đang tu cái gì, Quán chiếu hay Văn tự Bát-nhã?
Nếu chỉ đọc thuộc lòng thì là Văn tự Bát-nhã. Nếu tu
Quán chiếu Bát-nhã thì phân tích chiếu soi năm uẩn không
thật, quán tới quán lui, bao giờ thấy năm uẩn là không
rồi, thì cái trí năng chiếu cũng dừng vì đâu còn cái gì
nữa để quán. Năng sở đều dừng thì tâm an nhiên tự tại
mới tới Thật tướng Bát-nhã. Như vậy thì tu thiền, dù
cách này hay cách khác, cũng rất phù hợp với kinh, nhưng vì
lâu nay chúng ta cứ nghĩ học kinh giáo là để tụng, thí dụ
tụng kinh Pháp Hoa có phước, còn tụng Bát Nhã thì qua hết
khổ ách. Cứ tụng chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất
thiết khổ ách, tin rằng tụng làu làu như vậy sẽ qua hết
khổ nạn. Nhưng cứ rên cứ than, cảnh này khổ, cảnh kia
khó là đâu có chiếu kiến! Hiểu rõ ràng chỗ này thì mới
biết tu là phải vận dụng trí. Nhiều người cố chấp nói
tu thiền mà còn chiếu soi, còn có trí năng chiếu và có cảnh
sở chiếu thì còn đối đãi, chưa phải là thiền. Nói vậy
đúng không? Nói đúng là khi nào tu đến cứu kính, chưa đến
cứu kính thì nói không đúng. Đến chỗ cứu kính thì không
còn năng sở, nếu chưa đến cứu kính mà bỏ chiếu soi thì
làm sao tu, làm sao được như như? Cho nên khi tu thì phải quán
chiếu, quán chiếu đến nơi rồi thì năng sở hết, đó mới
gọi là cứu kính. Phải hiểu rõ ràng, vì có nhiều người
nói tôi chỉ cho Tăng Ni Phật tử tu, soi thấy cái vọng tưởng,
biết nó là hư dối nên không theo, thì cho là còn hai bên đối
đãi vì có vọng tưởng và có cái trí chiếu soi, đối đãi
là chưa phải thiền. Nếu mình chưa hiểu kỹ thì nghe cũng
có lý. Ở ngoài thấy núi sông là núi sông, vô đạo cũng
thấy núi sông là núi sông thì có khác nhau không? Phải ba
mươi năm gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy thấy núi sông
không phải núi sông, rồi đến chỗ cuối cùng mới thấy
lại núi sông là núi sông thì đó là thứ thật. Nếu mới
bước vào đạo liền thấy núi sông là núi sông, đó là không
biết tu. Hiểu như vậy mới thấy lời nào đúng, lời nào
sai. Nếu không có giản trạch, cái đúng không biết, cái sai
không rành, chúng ta sẽ lẫn lộn nghi ngờ khó tu.
Lại
nói:
Lặng
lặng sanh vô ký, tỉnh tỉnh sanh loạn tưởng. Lặng lặng
dù hay trị loạn tưởng mà trở lại sanh vô ký. Tỉnh tỉnh
dù hay trị vô ký mà trở lại sanh loạn tưởng. Vì vậy nói:
“Tỉnh tỉnh lặng lặng phải, vô ký lặng lặng sai. Lặng
lặng tỉnh tỉnh phải, loạn tưởng tỉnh tỉnh sai.”
Mấy
chỗ này hết sức là tế nhị, người nghe không khéo thì
không biết nói cái gì. Ngài nói rằng:
Lặng
lặng sanh vô ký, thì dễ hiểu rồi, bởi vì yên yên mãi rồi
không biết mình đi tới đâu, nó trở thành mơ mơ là vô ký.
Tỉnh
tỉnh sanh loạn tưởng. Tỉnh quá, lại sanh nghĩ bậy. Như
vậy lặng nhiều sanh vô ký, tỉnh nhiều phải sanh loạn tưởng
không nghi ngờ. Vì vậy mà phải nói:
Lặng
lặng dù hay trị loạn tưởng mà trở lại sanh vô ký. Bởi
vì loạn tưởng là dấy động, mà lặng lặng thì dừng cái
động, cho nên lặng lặng thì trị được loạn tưởng, nhưng
lặng nhiều quá thì sanh ra bệnh khác là vô ký.
Tỉnh
tỉnh dù hay trị vô ký mà trở lại sanh loạn tưởng. Khi
vô ký thì tâm mờ mờ không sáng, nhờ tỉnh mà sáng, nhưng
tỉnh mãi rồi khởi loạn tưởng. Đây là cách tu đối trị
hai bệnh vô ký và loạn tưởng, nhưng nếu cứ đặt nặng
về trị bệnh thì lại trở thành bệnh. Bởi vì loạn tưởng
nhiều thì cố lặng, lặng mãi lại thành vô ký. Vô ký nhiều
thì cố tỉnh, tỉnh mãi lại trở thành loạn tưởng. Như
vậy chỉ có lời ngài Vĩnh Gia Huyền Giác là chí lý.
Tỉnh
tỉnh lặng lặng phải, người nào ngồi thiền tỉnh mà lặng
là trúng.
Vô
ký lặng lặng sai, nếu tâm lặng mà mờ mờ không sáng, ngồi
yên mà đầu cứ gục lên gục xuống là bệnh vô ký.
Lặng
lặng tỉnh tỉnh phải. Nghĩa là tâm mình lặêng lặng nhưng
lặng trong cái tỉnh thì phải.
Loạn
tưởng tỉnh tỉnh sai. Nếu cứ loạn tưởng nhớ chuyện này
chuyện kia mà nói tôi ngồi thiền tỉnh thì chưa trúng. Những
chỗ này người tu phải chú tâm ghi nhớ để ứng dụng, mới
không mắc kẹt bệnh vô ký và bệnh loạn tưởng, vì người
tu nếu không mắc kẹt vô ký tức là hôn trầm, thì cũng
mắc kẹt loạn tưởng. Hai bệnh đó cứ đổi qua đổi lại
mãi, cho nên chúng ta phải luôn luôn giữ tỉnh tỉnh lặng
lặng, hoặc ngược lại lặng lặng tỉnh tỉnh. Lặng mà tỉnh,
tỉnh mà lặng phải đi theo nhau chớ không tách rời được.
Cho nên Lục Tổ dạy pháp môn định tuệ đồng thời, chớ
không phải trước có định rồi sau mới có tuệ. Chúng ta
tu hay nói được định rồi sau mới có tuệ, nhưng được
định mà mắc kẹt trong vô ký thì làm sao khởi tuệ? Vì vậy
phải tỉnh tỉnh lặng lặng. Tỉnh tỉnh là tuệ, lặng lặng
là định, hai cái theo nhau. Hoặc ngược lại lặng lặng tỉnh
tỉnh, lặng lặng là định mà tỉnh tỉnh là tuệ, hai cái
không tách rời. Chỗ này là trọng tâm của sự tu, cho nên
ai là người ham tu, quyết tu cho có kết quả thì phải nắm
cho thật vững, không nên coi thường. Chúng ta tu mà nhiều
khi có ai hỏi hoặc nhờ chỉ dạy thì lúng túng là vì không
nắm vững những chỗ này. Người tập tu thiền thường bị
hai bệnh, hoặc loạn tưởng hoặc hôn trầm. Loạn tưởng
thì ồn ào không yên, còn hôn trầm có vẻ yên hơn. Có nhiều
người chịu cái yên, nhưng thật ra người tu thiền sợ hôn
trầm hơn loạn tưởng. Bệnh hôn trầm nhà Phật gọi là vào
hang tối của ma, khi hôn trầm không biết gì hết. Còn tỉnh
tỉnh dù loạn tưởng mà cũng còn thấy còn biết chút chút,
chớ hôn trầm thì không biết gì hết. Giả sử ngồi thiền
một giờ mà hôn trầm luôn thì giờ đó thành giờ ngủ, ngủ
tức là giờ mê, mê trọn giờ thì không thể gọi là tu. Khi
loạn tưởng thì chúng ta thấy loạn tưởng này liền bỏ,
đến loạn tưởng khác cũng bỏ, còn thấy còn bỏ là còn
tỉnh hơn, đỡ hơn. Nếu ngồi thiền mà lặng lặng một mạch,
mở mắt ra là hết giờ rồi, thấy ngồi thiền có vẻ khoẻ,
không nhớ gì hết, nhưng không ngờ đó là đang vào hang ổ
của ma, không phải là tu. Nên biết cho thật kỹ, phải sợ
hôn trầm! Đoạn này Ngài rút tỉa những kinh nghiệm then chốt
của sự tu chỉ dạy cho chúng ta.
Sư
lại nói:
-
Người phàm phần nhiều ở nơi sự làm ngại lý, nơi cảnh
làm ngại tâm, nên thường muốn trốn cảnh để an tâm, bỏ
sự để giữ lý. Song chẳng biết, chính tâm ấy làm ngại
cảnh, lý làm ngại sự. Chỉ cần tâm không thì cảnh tự
không, lý lặng thì sự tự lặng, chợt liền trở ngược
lại tự tâm.
Đây
là những chỗ mà người tu chúng ta mắc kẹt.
Người phàm phần nhiều ở nơi sự làm ngại lý, nơi cảnh
làm ngại tâm, nên thường muốn trốn cảnh để an tâm, bỏ
sự để giữ lý. Sự là gì? Lý là gì? Như trong kinh Bát Nhã
nói “Ngũ uẩn” là sự, mà “Soi thấy ngũ uẩn giai không”,
tánh không là lý, gọi là lý không. Sự là hình thức của
ngũ uẩn, tánh không là lý của ngũ uẩn. Sự làm ngại lý
vì năm uẩn này làm trở ngại tánh không. Cảnh làm ngại
tâm vì tu là cốt phải an định, mà sống ở trong huynh đệ
năm bảy chục người, tới lui gặp nhau qua lại thưa hỏi
làm chướng ngại sự tu, nên thích vô trong hang ở một mình,
không có gì chướng ngại. Sự làm ngại tâm vì thấy người
này người nọ, rồi suy nghĩ bàn luận qua lại khiến tâm
bất an. Trốn cảnh để an tâm, một mình vô núi, kiếm hang
ngồi tu không thấy ai thì chắc chắn nhất. Đây là một sai
lầm lớn! Như ở đông người ồn quá không thể yên tu, nên
từ giã lên núi kiếm một cái hang ngồi tu. Khi đi thì xin
ít gạo, ít muối gói theo, nhưng vẫn chưa đủ cần có lửa
có nước. Tìm nước thì phải có đồ chứa, rồi phải có
nồi niêu, phải kiếm rau luộc, có thêm sự, có trở ngại
chưa? Như vậy trốn vô hang núi có được yên đâu! Rồi tới
nạn muỗi nữa, nếu sợ bệnh sốt rét phải kiếm mùng, phải
kiếm cái hang có thể giăng mùng. Nếu bị bệnh sốt rét thì
cũng phải đi bệnh viện xin thuốc. Rồi ít hôm hết muối
hết gạo lại tính tiếp, phải xách gói đi xuống núi kiếm
ăn. Ngồi kiểm lại có biết bao nhiêu chuyện. Như vậy tu
hang núi vẫn phải gặp người gặp cảnh không thể trốn.
Nếu chỉ cần thở để sống thì vô núi tu được; còn phải
ăn, phải uống, phải mặc, rất nhiều nhu cầu thì trốn trong
hang núi tâm cũng khó an. Ở núi mới nghe thì dường như tu
lắm mà rốt cuộc không tu được gì, phải lo đủ thứ. Thế
nên chúng ta chỉ làm sao ngay nơi sự mà mình đừng để cho
ngại lý thì được, chớ còn nếu bỏ sự để giữ lý thì
cái đó không thể được. Hay là trốn cảnh để an tâm cũng
không được.
Song
chẳng biết, chính tâm ấy làm ngại cảnh, lý làm ngại sự.
Chính cái tâm làm ngại cảnh. Thí dụ như ở giữa chỗ đông
người, nếu chúng ta cứ nghĩ rằng mọi người làm chướng
mình thì đó là cảnh làm ngại tâm, nhưng nếu ngay cảnh mà
biết cảnh không có gì quan trọng thì đâu có ngại. Thấy
cảnh không thật, tâm mình luôn luôn đối cảnh không dính
không kẹt, ai khen cũng cười, chê cũng không giận. Không mừng
không giận thì tâm ở giữa thiên hạ vẫn không có ngại,
ngại là tại mình. Hồi xưa tôi đọc trong các kinh A Hàm,
nói tiếng động là cái mũi nhọn trở ngại của người tu
thiền. Tiếng động cũng như mũi nhọn châm vô người mình,
nên người tu thiền sợ tiếng động lắm. Bởi vậy khi tu
tôi thích kiếm chỗ nào không có tiếng động, nên mới lên
Phương Bối cất Thiền Duyệt Thất. Tưởng ở trong rừng
ngồi tu chắc khoẻ lắm vì không có tiếng động. Nhưng đầu
hôm thì những chiếc xe hàng chở rau cải về Sài Gòn, tới
dốc Bảo Lộc, rú ga ù ù rất ồn. Vừa hừng sáng thì vượn
khỉ la oát oát trên cây. Ban đêm thì ếch nhái kêu, nhiều
khi cọp beo đi xuống suối lâu lâu gầm lên một tiếng, nên
ngồi trong
thất cũng hơi rờn rợn, không yên. Như vậy thì biết có
chỗ nào yên? Về sau tôi ra Vũng Tàu cất
Pháp Lạc Thất, mấy rạp hát ở dưới phố tối mở loa hát
la om sòm. Tôi nghĩ hết chỗ trốn, chỉ còn cách tu quán tất
cả tiếng đều là hư ảo không thậät, mặc kệ âm thanh
ca hát ồn ào, chúng ta chỉ cần thấy nó hư ảo rồi sẽ
quen, hết sợ tiếng ồn, chỉ cần tâm chúng ta yên thì đến
đâu cũng yên. Như vậy chỉ tâm ngại cảnh, đừng nói cảnh
ngại tâm. Ở trong chúng, khi ngồi thiền chung trong chỗ đông,
có kẻ thì lâu lâu ngứa gãi, có người thì đau trở chân
cũng chướng cho chúng ta lắm. Nhưng ai làm gì thì làm, mình
cứ lo phận mình, nếu chấp nhận thì không có gì chướng.
Ở đây Ngài nói cho chúng ta thấy rõ, trốn cảnh để an tâm
thì không thể được, bỏ sự để trở về lý cũng không
được.
Chỉ
cần tâm không thì cảnh tự không, lý lặng thì sự tự lặng,
chợt liền trở ngược lại tự tâm. Tức là hướng về nội
tâm mình chớ không có đi đâu khác. Như vậy, trọng tâm tu
là phải tâm “không” trước rồi cảnh mới “không” sau,
muốn tìm chỗ nào “không” để cho tâm yên thì tìm suốt
đời không có.
Vọng
thân đem đến gương soi bóng, bóng chẳng khác với vọng thân.
Chỉ muốn bỏ bóng ghét vọng, có biết đâu thân cũng vốn
hư dối, thân nào khác với bóng mà muốn một có, một không?
Vọng
thân đem đến gương soi bóng, bóng chẳng khác với vọng thân. Chúng
ta đến trước gương soi thì thấy thân mình đứng ở ngoài
gương, bóng mình hiện ở trong gương, thì cái nào thậät
cái nào giả? Luôn luôn chúng ta cứ nghĩ bóng ở trong gương
là giả, cái thân này là thật, mà đâu biết rằng bóng chẳng
khác với vọng thân. Bóng mà nói giả vì tuy thấy mà không
thể sờ mó, còn thân lại cho là thậät, chúng ta có thể
thấy nó, sờ mó xúc chạm được, nhưng khi phân tích thì
thân cũng giả.
Chỉ
muốn bỏ bóng, ghét vọng, có biết đâu thân cũng vốn hư
dối, thân nào khác với bóng mà muốn một có, một không.
Chúng ta lúc nào cũng nghĩ bóng là giả cho nên bỏ bóng, thân
là thật nên giữ lại. Như vậy là cái giả thì bỏ, cái
thậät thì giữ lại. Nhưng cái thân có đúng là thật hay
chưa? Xét cho tường tận thân chúng ta cũng là hư dối. Bóng
dối, thân cũng dối thì hai cái dối đâu có khác nhau? Không
khác tại sao lại bỏ cái này để giữ cái kia? Chỗ này người
tu chúng ta cần hiểu rõ. Như tôi nói vọng tưởng phải bỏ,
có người nói vọng tưởng là vọng, là giả nên bỏ vọng
tưởng, còn cái biết vọng tưởng là thật nên giữ lại.
Cái biết đó đối với vọng tưởng là trí, trí hay soi, vọng
tưởng là cảnh bị soi, nhưng mà trí và cảnh cả hai đều
lặng hết mới là thật. Bỏ vọng mà giữ cái trí biết vọng
cũng là sai. Cho nên nói bỏ bóng giữ thân cũng là sai. Đó
là chỗ rất tế nhị trên đường tu. Khi tu biết vọng, nếu bỏ
vọng giữ trí biết vọng là không đúng, bởi vì đối
với cái vọng mà khởi trí dẹp bỏ, khi vọng hết thì trí
dẹp vọng cũng buông luôn. Chỉ còn tâm thể sáng mà thanh
tịnh, thanh tịnh mà sáng soi trùm khắp thì đúng, nếu còn
giữ trí biết vọng chăm chăm thì chưa được. Hiểu như vậy
mới thấy tu rất là vi tế, chớ không phải là đơn giản
như chúng ta lầm hiểu.
Nếu
muốn lấy một bỏ một hằng cùng chân lý cách xa. Lại mến
Thánh ghét phàm thì nổi chìm trong biển sanh tử.
Nếu
muốn lấy một bỏ một hằng cùng chân lý cách xa. Bỏ một
lấy một thì còn bỏ còn lấy, mà còn bỏ còn lấy thì còn
cách xa chân lý.
Lại
mến Thánh ghét phàm thì nổi chìm trong biển sanh tử. Ai tu
cũng bắt đầu từ trọng Thánh ghét phàm, vì trọng Thánh
nên tu để thành Thánh, tế nhị. Lỗi ở chỗ chúng ta thấy
phàm riêng Thánh riêng. Vì muốn được Thánh phải khinh miệt
chán ghét phàm, nhưng đâu ngờ Thánh sẵn ở trong phàm, nếu
ghét phàm bỏ phàm thì tìm Thánh ở đâu ra? Như vậy, con người
phàm của chúng ta đã mang sẵn cái mầm Thánh ở trong rồi.
Mến Thánh ghét phàm không phải ghét cái thân này, mà ghét
cái mầm sanh tử là tham sân si mạn nghi ác kiến. còn phàm
là si mê nên không ưa thích. Ở đây nói trọng Thánh ghét
phàm hay mến Thánh ghét phàm là nổi chìm trong biển sanh tử,
chỗ này hết sức Đó là những cái chúng ta bỏ, bỏ những
cái xấu cái nhớp, những cái trói buộc, thì cái chân thật
hiển lộ. Như vậy trong phàm đã có Thánh, bỏ phàm để hiện
Thánh, chớ không phải bỏ phàm để đi tìm Thánh. Cho nên
ngay trong thân phàm tục, chúng ta khéo luyện lọc, bỏ hết
những phiền não là mầm nhơ nhớp, trói buộc. Bỏ sạch hết
thì cái giải thoát, cái chân thật hiển bày, chớ không tìm
cầu ở nơi nào khác. Nếu tưởng Thánh ở ngoài phàm thì
đó là nhân của sanh tử, vì không biết tu tưởng Thánh là
cái gì ở trên trời trên mây, còn tất cả là phàm tục.
Mang cái thân phàm tục rồi phải chờ chết mới thành Thánh,
nhưng không chịu dẹp phiền não để hiển lộ Bồ-đề thì
làm sao thành Thánh được? Cho nên mến Thánh ghét phàm thì
nổi chìm trong biển sanh tử.
Phiền
não nhân tâm cố hữu,
Vô
tâm phiền não hà cư?
Bất
lao phân biệt thủ tướng,
Tự
nhiên đắc đạo tu du.
Phiền
não do tâm nên có,
Tâm
không phiền não ở đâu?
Chẳng
nhọc phân biệt lấy tướng,
Tự
nhiên được đạo chóng mau.
Phiền
não do tâm nên có, Tâm không phiền não ở đâu? Khi dấy khởi
phiền não thì suy gẫm hơn thua, phải quấy, tốt xấu, khen
chê. Chỗ làm cho mình dấy
khởi phiền não là tâm. Nếu tâm phân biệt hơn thua,
phải quấy, tốt xấu, được mất lặng rồi thì phiền não
không còn. Từ tâm mà khởi phiền não, tâm nếu không dấy
khởi thì phiền não đâu còn chỗ tựa. Bây giờ tôi đi từ
đây lên thất, đi một đoạn, có người thấy tôi chào, có
người thấy tôi thì trề môi. Nếu cho người chào tôi là
người biết đạo, là dễ thương, còn người trề môi tôi
là người không biết tu, là dễ ghét. Phân biệt như vậy
thì thương ghét dấy lên, phiền não sanh khởi; còn thấy người
ta chào cũng cúi đầu mà đi, thấy người ta trề môi cũng
cúi đầu mà đi, không khởi thêm niệm gì hết, thì không
có phiền não. Được khen bị chê không bận tâm, gặp cảnh
đều vô tâm hết thì phiền não đâu còn. Nếu chịu làm như
vậy thì dễ tu quá, Đó là những điều thực tế, gần gũi
vô cùng, nhưng vì tu dở nên cả ngày chúng ta cứ phiền não.
Đâu phải ma quỷ thả mấy con sâu phiền não lên mình, hoặc
thả mấy con vi trùng phiền não chui vô lỗ mũi sanh ra phiền
não. Chính cái tâm phân biệt tạo thành phiền não, tâm lặng
yên thì phiền não tự hết. Nếu xét cho kỹ, nắm được
gốc của sự tu, thì ngọn rất dễ điều phục. Chúng ta lâu
nay cứ sợ ngọn mà không phăng tận gốc, như sợ người
khác làm ồn tu không được, sợ phiền não tu không được,
nhưng phiền não gốc từ tâm, người biết tu ở giữa chợ
tu cũng được. Tâm không là không phân biệt khen chê, thương
ghét… Ai mà không để ý tới khen chê, thương ghét thì không
phiền não, nếu còn bận tâm với thương ghét khen chê thì
không trốn khỏi phiền não.
Chẳng
nhọc phân biệt lấy tướng, Tự nhiên được đạo chóng
mau. Chúng ta đừng có nhọc nhằn phân biệt tướng mạo, tướng
mạo tuy có nhiều, nhưng cũng chỉ là tướng. Chào mình hay
trề môi với mình đều là tướng, tướng đẹp, tướng xấu,
tướng thấy đáng ghét, đáng yêu… đối với tất cả chúng
ta đừng thèm nhọc nhằn phân biệt nữa thì đạt đạo rất
nhanh. Ai tu cũng muốn đạt đạo mà nhạy phân biệt quá thì
làm sao gần với đạo, làm sao chóng được đạo.
Như
vậy, bốn câu này chỉ cho chúng ta biết rằng khởi tâm phân
biệt hơn thua, phải quấy là tâm tạo thành phiền não, khó
đạt được đạo. Nếu cái tâm phân biệt phải quấy hết
thì phiền não sạch, đối với đạo rất mau có kết quả.
Sư
lại nói:
Thức
đắc y trung bảo,
Vô
minh túy tự tỉnh,
Bách
hài tuy hội tán,
Nhất
vật trấn trường linh.
Dịch:
Biết
được báu trong áo,
Vô
minh say tự tỉnh.