|
c
HƯƠNG
HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC
GIẢNG GIẢI
Thích
Thanh Từ
I.
Bài tựa
Thiền sư Hương Hải là
một vị thiền sư ở đời Lê, trong khoảng thời gian trước
sau với Thiền sư Chân Nguyên. Qua quyển Hương Hải Thiền
Sư Ngữ Lục này chúng ta có thể biết rõ về cuộc đời,
về sự tu hành và về phần giáo lý Ngài hướng dẫn cho Tăng
Ni tu, để lấy đó làm hướng tu tập theo.
Vốn
nghe, Phật Tổ ở nước Tây Thiên Trúc truyền đến, ban đầu
là Thái tử con vua Tịnh Phạn, rồi Ngài lên núi Tuyết tu
hành thành đạo, hiệu là Thế Tôn nói rộng ba tạng kinh điển.
Sau đó truyền sang nước Chấn Đán (Trung Hoa) ở phương Đông,
từ đời Hiếu Minh Đế triều Hán cho đến ngài Huyền Trang
đời Đường, vâng chiếu mở mang truyền bá, lần lượt hơn
năm trăm năm. Truyền đến nước Nam, Tổ ban đầu là Tuệ
Trung Thượng Sĩ được ấn chứng nơi Thiền sư Tiêu Dao. Thượng
Sĩ lại dạy đạo cho vua Trần, truyền năm đời vua, làm sáng
tỏ cơ nhiệm mầu của Phật pháp, rõ thấu ý chỉ sâu xa
hiển và mật. Vua Nhân Tông bỏ nước xuất gia, lên chùa Hoa
Yên thành Tổ Điều Ngự. Từ đây mặt trời Phật thêm sáng
rực, bánh xe pháp càng xoay khắp. Cũng từ đây việc nghiên
cứu học tập lời dạy xưa và kinh điển của Phật được
mở mang truyền rộng dẫn khởi tông tích đến cho người
sau thấu suốt cội nguồn để lại cho hậu thế.
Kính ghi
lời tựa.
Niên hiệu
Cảnh Hưng thứ 8 (1747)
ngày lành
tháng 5 năm Đinh Mão.
Đệ
tử nối pháp soạn thuật.
Lời
tựa này là đệ tử của Ngài ghi.
Thái
tử con vua Tịnh Phạn, rồi Ngài lên núi Tuyết tu hành thành
đạo, hiệu là Thế Tôn. Thật ra Ngài thành Phật hiệu là
Thích-ca Mâu-ni. Người sau kính trọng nên tôn xưng Ngài là
đấng Thế Tôn.
Sau
đó truyền sang nước Chấn Đán (Trung Hoa) ở phương Đông
từ đời Hiếu Minh Đế
(58-75) triều Hán cho đến ngài Huyền Trang (600-664) đời Đường,
vâng chiếu mở mang truyền bá, lần lượt hơn năm trăm năm.
Truyền đến nước Nam, Tổ ban đầu là Tuệâ Trung Thượng
Sĩ, được ấn chứng nơi Thiền sư Tiêu Dao. Có thể nói Tuệ
Trung Thượng Sĩ là thầy của vua Trần Nhân Tông, còn là Tổ
đầu tiên thì không đúng.
Thượng
Sĩ lại dạy đạo cho vua Trần Nhân Tông, truyền năm đời
vua. Theo Thánh Đăng Lục kể, năm đời vua là: Trần Thái Tông,
Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh
Tông. Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ dạy Nhân Tông và Anh Tông
mà thôi.
Làm
sáng tỏ cơ nhiệm mầu của Phật pháp, rõ thấu ý chỉ sâu
xa hiển và mật. Vua Nhân Tông bỏ nước xuất gia lên chùa
Hoa Yên thành Tổ Điều Ngự. Ngài không phải thành Tổ Điều
Ngự, do da mặt của Ngài hơi hồng đỏ, trên vai có nốt ruồi
cho nên vua Thánh Tông đặt tên là Điều Ngự. Ngài xuất gia
thành Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
Từ
đây mặt trời Phật thêm sáng rực, bánh xe pháp càng xoay
khắp, cũng từ đây việc nghiên cứu học tập lời dạy xưa
và kinh điển của Phật được mở mang truyền rộng dẫn
khởi tông tích đến cho người sau thấu suốt cội nguồn
để lại cho hậu thế. Như vậy lời tựa này ghi lại cho
chúng ta thấy Thiền sư Hương Hải là một vị Thiền sư chịu
ảnh hưởng của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
*
*
*
|