|
c
HƯƠNG
HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC
GIẢNG GIẢI
Thích
Thanh Từ
SƯ
RA TRỤ TRÌ DỰNG LẬP CHÙA NGUYỆT ĐƯỜNG
Khoảng
cuối năm Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa (1700) Sư đã bảy mươi
tuổi, xét thấy việc đời vô thường, tỏ ngộ thân căn
không lâu bền, một lòng nghĩ nhớ muốn xây dựng ngôi Tam
Bảo, nhóm họp kẻ tăng người tục để kéo dài về sau,
đèn đèn tiếp nối mãi không dứt. Một hôm Sư gặp bà Thị
nội Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Hân ở phủ Chúa trước kia
đến thỉnh qua trụ trì chùa Nguyệt Đường, để trùng tu
mở mang cho ngôi chùa trang nghiêm trở lại. Đức Bà nội cung
thưa với Chúa cúng ba dật bạc (60 lạng) lại khuyên thêm
quan Trấn thủ tước Quận Công hỷ cúng mười quan tiền.
Lúc
đó mười quan tiền chắc lớn lắm. Đây là chuẩn bị để
xây dựng chùa. Bảy mươi tuổi Ngài mới cất chùa, hồi trước
ở tạm thôi.
Sư
lên trụ chùa Nguyệt Đường ngày đêm nhóm họp, thiền đồ
xa gần tựu về. Hàng pháp tử xuất gia thọ giáo, trường
trai tu hành, tinh thông kinh luật thuộc hàng chữ “Chân”
khoảng bảy mươi người, hàng cư sĩ thuộc chữ “Chân”
thì rất nhiều, còn hàng cư sĩ thuộc chữ “Như” số không
kể hết. Nhân đây Sư xây dựng lại thượng điện, gồm
ba gian hai chái rất khang trang. Bên trong có chín pho tượng
Tam Thế Phật toàn bằng vàng, mười hai tượng Tứ thánh,
bốn tòa Tứ đại thiên vương, mỗi tòa ba tượng bằng gỗ
phết sơn, hai tượng Thiên Chủ bằng gỗ. Sư lại cất hai
ngôi tiền đường, mỗi ngôi năm gian, bên trái có tượng
Địa Tạng bằng gỗ, bên phải có tượng Di Lặc bằng đồng,
lại có một tượng Tề Thiên Đại Thánh bằng gỗ, hai bên
trái và phải phía ngoài có hai tượng Hộ Pháp bằng gỗ.
Lại cất hai ngôi hậu đường, mỗi ngôi năm gian, bên trong
có tượng mười tám vị La Hán bằng gỗ phết sơn, giữa
có tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề ba mắt, mười tám tay bằng
gỗ, hai tượng Thánh tăng và thổ địa, sáu tượng Lục Phủ
Thần Vương bằng gỗ phết sơn năm màu, hai dãy nhà hai bên
bằng ngói xếp chồng đồ sộ, mỗi bên chín gian. Phía trước
dãy bên trái có hai ngôi Nghi Đàn Dược Sư, bên trong giữa
nóc nhà có cửa thông gió (thiên tỉnh), ngoài chạy bát vận,
trên treo ba ngàn vị Hóa Phật hình dáng người Ấn, giữa
có tượng bảy Đức Phật bằng đồng, hai hàng mười vị
Đại Bồ-tát, mười hai vị Dược Xoa, mỗi tượng đều bằng
đồng thân tướng đoan nghiêm.
Phía
trước bên phải có ba đài Cửu Phẩm Liên Hoa, tầng trên
chồng mái, dưới giáp vòng bát vận, giữa nổi bật lên chín
phẩm hoa sen chia ra làm chín tầng, mỗi tầng tám mặt, mỗi
mặt ba tượng, phía trên có lọng báu rũ xuống, dưới đất
nổi lên sen vàng, hai bên là tranh vẽ cảnh Tây phương với
rất nhiều Thánh tượng, bốn góc có vị thần vương Đại
Hộ Pháp thân cao tám thước (khoảng 2,6m) rất uy nguy, trang
nghiêm, phía sau có tượng Địa Tạng bằng đồng. Lại có
ba tượng Tam Tổ bằng gỗ quí, một tượng Thiên Chủ ba cõi
toàn bằng vàng, tượng Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương,
lại có hai hàng tượng Phật bằng gỗ ở phía sau.
Có
tượng Tề Thiên Đại Thánh chúng ta cũng nên hiểu qua. Thực
ra ngày xưa đọc chuyện Phong Thần, Tây Du người ta tưởng
là chuyện thật. Bởi vì không đọc Tây Du Ký của ngài Huyền
Trang, nên tưởng chuyện Tây Du là chuyện thật, rồi cho Tề
Thiên Đại Thánh cũng là một vị hộ pháp đắc lực và chùa
nào cũng thờ. Ngày nay người ta thấy quyển Tây Du Ký của
ngài Huyền Trang mới là sự thực, là sử, còn quyển Tây
Du là tiểu thuyết cho nên có Trư Bát Giới, có Tề Thiên,
có Sa Tăng… Vì ngày xưa thiếu tư liệu để nghiên cứu,
nên các Ngài tưởng là thậät đem thờ. Có nhiều người
vào Trúc Lâm thắc mắc sao chùa theo Bắc tông mà thờ có một
đức Phật, chỉ có Nam tông người ta mới thờ có đức Phật
thôi, còn Bắc tông thờ Tam thế… Chúng ta thờ có một đức
Phật thì người ta nghi. Tôi nói rằng, ngày xưa khi vào chùa
người ta thấy thờ đủ hết chư Phật, chư Bồ-tát, chư
A-la-hán, đó là lòng kính trọng đầy đủ, không bỏ sót
một vị nào. Nhưng ngày nay thờ nhiều quá thì lại có một
cái dở, bởi vì chúng ta muốn cho tất cả tâm lực chú vào
đức Phật, đứùc Phật là duy nhất, đức Phật là Thượng
tôn, nên mình thấy một đức Phật để đủ lòng chiêm ngưỡng
chuyên nhất, nếu phân tán quá thì vô tình giống như đa thần.
Vì vậy mà tôi chỉ có thờ một đức Phật. Đó là cái nhìn
của tôi trong đạo, bây giờ chúng ta nhìn để phối hợp
với hoàn cảnh xã hội. Các nước trên thế giới ngày nay,
khoa học đã tiến bộ nhiều, người ta đặt vấn đề chuyên
khoa. Khoa nào chuyên khoa nấy, ngay trong y khoa cũng có chuyên
nữa, Trong chùa thờ Phật Thích-ca, mà chúng ta chuyên tu thiền
thì thờ đức Thích-ca cầm hoa sen đưa lên, ngài Ca-diếp thấy,
mỉm cười mà ngộ đạo. Đó là tông chỉ của Thiền tông,
chuyên hướng về tông chỉ duy nhất như vậy tâm dễ an định
hơn. Do đó mà tôi chỉ thờ có đức Phật đưa cành sen, tôi
không muốn thờ nhiều quá làm phân tán tâm. Có người lại
hỏi tại sao vẽ hai vị ở hai bên là ngài Phổ Hiền và ngài
Văn Thù chi vậy? Tôi cho biết rằng ngài Phổ Hiền và ngài
Văn Thù là hai vị Bồ-tát tượng trưng, không phải là hai
vị Bồ-tát có lịch sử ở thế gian này. Ngài Văn Thù là
tượng trưng Trí Tuệ cho nên gọi là Căn bản trí. Ngài Phổ
Hiền là tượng trưng cho Hạnh, hạnh nguyện rộng lớn cho
nên gọi là Đại Hạnh. Một bên là Đại trí, một bên là
Đại hạnh. Đại trí thì tượng trưng cỡi sư tử, vì Phật
nói như sư tử hét lên một tiếng các loài thú đều hoảng
hốt chạy dài. Con người có đầy đủ trí tuệ, trí tuệ
đó chinh phục tất cả các loài, chinh phục tất cả mọi
người giống như sư tử rống. Còn ngài Phổ Hiền là Đại
hạnh. Bởi vì trong tinh thần Phật giáo, thế giới này Phật
gọi là thế giới Ta-bà, mà thế giới Ta-bà là thế giới
nhiều đau khổ cho nên nói Ta-bà khổ. Trong thế giới nhiều
đau khổ thì chúng sanh lại càng cứng đầu, cứng cổ khó
dạy. Những người nào nghèo cùng quá dễ dạy hay khó? Cơm
không đủ ăn, áo không đủ mặc, họ không nghe lời ai hết.
Họ khổ sở, họ chỉ cần cái ăn cái mặc, họ không muốn
nghe lý thuyết gì, vì vậy khó dạy. Muốn giáo hóa ở cõi
này, thì một là phải có đủ trí tuệ dồi dào - trí tuệ
phải linh động phải khéo, uyển chuyển mới giáo hóa được
người. Cho nên trí tuệ là cần thiết số một, vì vậy mà
bên phải đức Phật là ngài Văn Thù tượng trưng cho trí
tuệ. Nhưng nếu có trí tuệ mà không có hạnh nguyện lớn
thì cũng khó mà làm được. Trí tuệ không làm cho chúng ta
chịu cực chịu khổ, chịu mọi gian truân nổi. Ở thế gian
có nhiều người rất khôn, mà gặp cảnh trái ý thì bỏ cuộc,
tính toán giỏi mà không có lập trường vững thì làm không
được việc. Cho nên, hai là phải có hạnh nguyện. Hạnh nguyện
cho mạnh, cho lớn thì trí tuệ mới có thể giúp ích được
cho người đời lâu dài. Trong kinh nói, chúng sanh nan điều
nan phục, tức là khó trị, thì chúng ta phải có trí tuệ
sáng suốt, linh động để mà uyển chuyển chỉ dạy làm sao
cho họ hiểu được đạo lý. Trong cái khó tự nhiên lại
có nhiều việc làm cho chúng ta dễ nản dễ chán, muốn cho
không nản không chán thì phải có đại nguyện, nguyện mãnh
liệt mới có thể chịu đựng, mới có thể lâu dài được.
Vì vậy bên trái có ngài Phổ Hiền trợ lực. Hai Bồ-tát
trên là hình ảnh tượng trưng cho trí tuệ và hạnh nguyện.
Đó là công hạnh của đức Phật ra đời trên thế gian Ta-bà
khổ này. Chúng ta học Phật, tu Phật cũng phải có hai điều
kiện đó, phải sống ở trên thế gian nhiều nghiệp chướng,
nhiều khổ đau, mà nếu không có trí tuệ thì chúng ta không
thấy rõ, không biết đâu là chánh đâu là tà. Có trí tuệ
rồi có hạnh nguyện lớn, thì chúng ta mới làm được Phật
sự lâu dài, mới làm lợi ích cho chúng sanh được rộng lớn.
Hai điều này không thể thiếu ở một vị tu hành nào.
Như vậy thì thờ Phật một là thờ với tư cách quý trọng
Ngài là vị đủ cả trí tuệ và hạnh nguyện lớn lao, vào
cõi Ta-bà giáo hóa, đó là nhớ ơn; hai là học hỏi gương
đó, mình ở cõi này cũng phải có đủ trí tuệ và hạnh
nguyện để làm Phật sự đến tròn đầy. Đó là ý nghĩa
tôn thờ một đức Phật và hai vị Bồ-tát bằng hình vẽ
như cái bóng tượng trưng, nói để quý vị thấy và hiểu
nhiều khi không hiểu thờ đức Phật và hai vị Bồ-tát có
ý nghĩa thế nào. Như vậy chúng ta thờ không giống với các
chùa Bắc tông khác, vì chúng ta thờ có một ý nghĩa chuyên
nhất để cho thích hợp với thời khoa học chuyên ngành này,
vì chuyên về thiền, nên không thờ đức Di Đà, thờ đức
Di Lặc? Chỉ có đức Thích-ca cầm hoa sen là trọng tâm chúng
ta đang nhắm. Hiểu như vậy rồi thì mới thấy ý nghĩa nên
làm. Và quý vị lạy Phật mới biết, còn không thì không
hiểu.
Ngày
xưa thờ rất nhiều là để tỏ lòng cung kính đầy đủ Phật,
Bồ-tát, A-la-hán, các vị thiên thần hộ pháp. Còn ngày nay
mình tính cách chuyên ngành, thờ chỉ một đức Phật để
chuyên về thiền thôi. Đó là ý nghĩa rõ ràng.
Phía
sau bên phải có ngôi đàn Đại bi năm gian, hai chái, bên trong
có tượng Phật bốn mươi hai cánh tay, làm đài sen rất đẹp.
Phía Đông Bắc có một ngôi nhà trù bát vận ba gian, phía
Tây Nam có một ngôi nhà chứa Kinh cũng ba gian bát vận, bảy
ngôi tăng đường vây quanh giáp vòng, một ngôi ngay giữa ba
gian bằng gạch. Trong chùa thì bốn phía vách gạch, hành lang
gạch xám tro. Ngoài chùa bốn góc toàn bằng gạch Bát thiết
quí giá.
Lại
có hai tòa nghi môn ở hai bên, mỗi tòa ba gian, chồng lớp
hai tầng dùng làm gác khánh, gác mai. Hai ngôi Tổ đường hai
bên, mỗi ngôi ba gian bát vận, chồng mái, bên trong có khám
thờ cùng tượng hai vị Tổ. Một ngôi bảo tháp Tổ sư ở
bên trái cao hai mươi mốt thước (khoảng 6m93). Một bảo tháp
Tôn sư bên phải cao hai mươi lăm thước (khoảng 8m25) mỗi
tháp đồng có tượng sư tử ở bệ đá phía dưới hai bên.
Một cổng tam quan ở con đường trước chùa, lầu gác trên
dưới, ba gian bát vận toàn dùng gạch Bát thiết
Núi
bên trái có gác chuông, tầng trên treo một cái hồng chung
rộng hai thước (0m66), tầng dưới treo một đại hồng chung
rộng ba thước năm tấc (1m15). Núi bên phải có lầu trống
đối lại, trong đặt một cái trống to, bề mặt rộng ba
thước (0m99). Thềm phía dưới bằng gạch Bát thiết bằng
phẳng. Trước chùa có tường bao quanh, trang trí hoa văn. Con
đường hai bên phải và trái dùng toàn gạch Bát thiết. Trong
ngoài vườn cảnh, cây cối, hoa quả tươi tốt, trước sau
sắp bày hàng lối như lọng che.
*
*
*
Niên
hiệu Bảo Thái [1]
(1720-1729), một hôm vua Lê Dụ Tông thỉnh Sư vào nội điện
lập đàn cầu tự ba ngày đêm. Sư cảm thán:
-
Thái Công 80 tuổi gặp Văn Vương!
Lúc
này Sư 80 tuổi.
Từ
khi trở về Bắc cho đến lúc được vua mời Ngài đã tám
mươi tuổi.
Vua
hỏi đạo:
-
Trẫm nghe nói Lão Sư học rộng nhớ nhiều, vậy xin Lão Sư
thuyết pháp cho trẫm nghe để trẫm được liễu ngộ.
Sư
tâu:
-
Xin Bệ hạ chí tâm nghe cho thật hiểu bốn câu kệ này:
Phản
văn tự kỷ mỗi thường quan,
Thẩm
sát tư duy tử tế khan.
Mạc
giáo mộng trung tầm tri thức,
Tương
lai diện thượng đổ sư nhan.
Dịch:
Hằng
ngày quán lại chính nơi mình,
Xét
nét kỹ càng chớ dễ khinh.
Trong
mộng tìm chi người tri thức,
Mặt
thầy sẽ thấy trên mặt mình.
Nhà
vua muốn hiểu đạo lý xin Ngài thuyết pháp cho nghe. Ngài không
thuyết pháp những bài dài dòng, mà chỉ nói một bài kệ
để cho nhà vua hiểu.
Hằng
ngày quán lại chính nơi mình. Chữ “Phản Quan Tự Kỷ”,
tức là phải xoay lại, xem xét hay là nhìn thấu suốt ở chính
mình. Hằng ngày mình phải quán chiếu lại ngay nơi bản thân
mình.
Xét
nét kỹ càng chớ dễ khinh. Chúng ta phải xét nét cho tường
tận đừng có xem thường. Tại sao vậy? Bởi người tu Phật
là người phải soi xét lại chính nơi bản thân mình, để
nhận chân cái gì là thật, cái gì là giả. Biết rõ cái thật
cái giả mới không còn mê lầm, nếu nơi mình mà mê lầm,
thì đối với muôn sự vật ở ngoài, chúng ta cũng mê lầm luôn.
Tất cả là gốc từ mình, không biết rõ mình mà muốn biết
rõ sự vật bên ngoài là chuyện không thể được. Chúng ta
lại mê lầm mình, thì ở ngoài làm sao mà hiểu được
đúng lẽ thật. Cho nên Phật dạy phải biết mình trước
rồi mới biết mọi vật sau, biết được mình rồi thì nhìn
sự vật mới biết đúng như thật, đây là cái gốc quan sát
của đạo Phật. Hai câu trên chỉ cho chúng ta phương pháp
tu theo đạo Phật.
Trong
mộng tìm chi người tri thức. Chữ Tri thức đây nói cho đủ
là thiện tri thức, là minh sư. Nghĩa là đừng có tìm minh
sư hay thiện tri thức trong mộng. Tại sao vậy? Chính chúng
ta không biết mình là gì mà muốn biết được ông Thầy,
muốn biết minh sư đúng, thì làm sao biết được? Không biết
mình mà muốn biết người cho đúng cho thật, thì cái biết
đó không bao giờ có. Cho nên Ngài bảo đừng có trong mộng
mà tìm thiện tri thức hay là tìm minh sư.
Mặt
Thầy sẽ thấy trên mặt mình. Thiện tri thức sẽ thấy ngay
nơi mình chớ không đâu xa hết. Người tu Phật không phải
tìm thiện tri thức ở ngoài mà phải ở ngay nơi mình. Nói
thiện tri thức là nói theo lẽ thường, nếu nói cao hơn chút
nữa là Phật. Trong mộng đừng tìm Phật mà phải thấy Phật
ở ngay nơi mình. Thấy Phật ở ngay nơi mình đó là biết
tu, nếu tìm Phật ở ngoài thì luống công vô ích, chỉ
là việc mơ mộng thôi không có thậät, Phật thật là ở
chính ngay nơi mình. Bốn câu kệ này
chỉ hết sức tường tận ý nghĩa tu. Căn cứ trên bốn câu
kệ này, chúng ta thấy Thiền sư Hương Hải quả chính
là giòng giống Thiền Trúc Lâm. Tại sao? Vì Thiền Trúc Lâm
dạy phản quan tự kỷ, thì ở bài này Ngài nói rất tường
tận. Qua những lời chỉ dạy kẻ sau, chỉ dạy những người
khác, chúng ta thấy được mục đích nhắm thẳng của các
Ngài mà phán đoán được các Ngài nằm ở hệ phái nào.
Vua
lại hỏi:
-
Thế nào là ý Phật, ý Tổ?
Sư
đáp:
Nhạn
quá trường không,
Ảnh
trầm hàn thủy.
Nhạn
vô di tích chi ý,
Thủy
vô lưu ảnh chi tâm.
Dịch:
Nhạn
bay trên không,
Bóng
chìm đáy nước.
Nhạn
không ý để dấu,
Nước
không tâm lưu bóng.
Bốn
câu thơ này không phải là của Ngài làm, mà của Thiền sư
Thiên Y Nghĩa Hoài. Thiền sư dùng bốn câu Nhạn quá trường
không, Ảnh trầm hàn thủy, Nhạn vô di tích chi ý, Thủy vô
lưu ảnh chi tâm để trả lời về ý Phật, ý Tổ. Phật Tổ
có sử dụng cái ý hay không? Chúng ta luôn luôn hỏi đại
ý Phật pháp hay
là ý Phật ý Tổ, cứ nghĩ cái ý đó là mục tiêu, chỗ hướng
đến của con người. Nhưng với nhà thiền, còn ý thì chưa
phải là cái thật.
Nhạn
bay trên không, bóng chìm
đáy nước, nhạn không ý để dấu, nước không tâm lưu bóng.
Nhạn không có ý để lại dấu vết trong hư không, qua rồi
mất, qua rồi mất, không còn một dấu tích gì. Rồi bóng
nhạn hiện dưới đáy nước mà nước có tâm để giữ bóng
đó không? Có bóng hiện nhưng nhạn bay qua thì bóng nó cũng
theo đó mà mất, nước không có ý giữ bóng. Như vậy Phật
Tổ có ý không? Chúng ta bây giờ quen hỏi câu đó ý chỉ
thế nào? Hay là ý Thầy muốn gì? Cứ đặt những câu hỏi
như thế. Nhưng Phật Tổ không bao giờ có ý, vì ý là niệm
sanh diệt, Phật Tổ không sống với ý niệm sanh diệt đó,
mà chỉ sống bằng tâm hằng tri hằng giác. Cho nên dùng bài
kệ này trả lời rất là hay. Tuy là bài kệ của người khác
mà Ngài sử dụng đúng thì như chính Ngài nói, cho nên nói
rằng mỗi lần lặp lại mỗi lần mới. Hồi xưa bài kệ
đó ở trường hợp nào không
biết, nhưng bây giờ có người hỏi ý Phật ý Tổ, Ngài đem
bài kệ đó ra nói, thì đúng ngay chỗ người ta muốn hiểu,
trả lời rất chính xác. Như vậy Ngài trả lời ý Phật ý
Tổ là sao? Có người nói theo như câu này thì Phật Tổ không
có ý, đúng chưa? Phật Tổ không có ý như chim nhạn bay trong
hư không thì nó cứ bay, chớ không có ý để dấu, như nước
hiện bóng chim nhạn, mà nước cũng không có ý giữ bóng chim
nhạn. Như vậy thấy rõ là không có ý. Nhưng có người
nói: Không có ý thì không có phân biệt, không có phân biệt
vì sao chim nhạn biết hướng mà bay? Không có phân biệt làm
sao ở dưới nước lại hiện bóng nhạn y như chim nhạn ở
trên hư không? Chúng ta nhớ ngài Huyền Giác trả lời với
Lục Tổ: “Tuy phân biệt mà không phải ý” để thấy rằng
trong cái sống, không dùng ý mà vẫn có cái tri giác, biết
rõ không nghi ngờ. Cho nên có câu “Đem gương đúc thành tượng…”
Gương lúc chưa đúc thành tượng thì sáng, ai tới bóng cũng
hiện, khi đúc thành tượng rồi thì sao? Đúc thành tượng
rồi tưởng như không còn sáng nữa, nhưng Thiền sư lại nói:
“Không có dối y được một điểm”. Dù đúc thành tượng
mà có gì chung quanh nó cũng chiếu, vậy chúng ta thấy rằng
không phải từng mảnh vụn của ý phân biệt mới là đúng,
là có phân biệt, khi trở thành một khối rồi vẫn có phân
biệt như thường. Tinh thần thiền ở trong những bài kệ
này.
Vua
khen ngợi:
-
Lão Sư thông suốt thay.
Qua
hai bài kệ, nhà vua lãnh hội được nên khen.
Vua
lại hỏi:
-
Phật đối với chúng sanh có ân đức gì đến nỗi khiến
Lão Sư bỏ vua, bỏ cha mẹ, vợ con theo thờ làm Thầy?
Câu
hỏi này khó! Phật có ân đức gì đối với mình mà bây
giờ bỏ cha mẹ, bỏ vua chúa, bỏ gia đình để thờ Phật
làm Thầy. Câu hỏi đó rất tinh tế, bây giờ không nói bỏ
vua nữa, mà bỏ đất nước bỏ gia đình, để đi thờ Phật
làm Thầy. |