MỤC LỤC
Mục Lục
Lời dịch giả.
Lời tựa của Ngài Lai Quả.
1. Phát tâm học đạo
2. Nguyện trụ Tòng Lâm
3. Lập hạnh quyết định
4. Đánh hét khó chịu
5. Quy củ khó học
6. Thân tâm bất an
7. Thiệt thòi khó chịu
8. Tập khí khó trừ
9. Nhẫn khổ
10. Lục căn khó nhiếp
11. Thỉnh cầu khai thị
12. Chán trụ Tòng Lâm
13. Thích ở núi sâu
14. Nhẫn nại phiền toái
15. Chẳng trọng tu huệ
16. Chẳng muốn thường trụ
17. Dễ phạm quy củ
18. Hỷ xả tất cả
19. Phát tâm dũng mãnh
20. Thân tâm quen thuộc
21. Chẳng tin tham thiền
22. Nghi Pháp
23. Nghi người
24. Toan tính thối lui
25. Biết sám hối
26. Biết hổ thẹn
27. Phát khởi lòng tin
28. Nghe được lãnh hội
29. Thấy có tương ưng
30. Tự nguyện dụng công
31. Quên mệt nhọc
32. Nghi tình chẳng đắc lực
33. Thân tâm bực bội
34. Tâm thối lui bỗng nổi dậy
35. Nhận sự khuyến thỉnh của đại chúng
36. Vọng tâm tạm nghỉ
37. Ngoài thân tạm quên
38. Cảm thấy thân khinh an
39. Trụ chỗ khô tịnh
40. Bày đặc bậy bạ
41. Ham thích thơ kệ
42. Chẳng nguyện tiến sâu
43. Cái dụng đề khởi
44. Công năng trừ vọng
45. Công năng trừ ngủ
46. Lạc đường tự tại
47. Vọng tự thừa đương
48. Giới luật sai trái
49. Tâm pháp đều tịch
50. Được chút ít cho là đủ
51. Sanh tâm dụng
52. Hữu tâm dụng
53. Tán tâm dụng
54. Nắm giử dụng
55. Đắc lực dụng
56. Phóng tâm dụng
57. Thân thiết dụng
58. Gián đoạn dụng
59. Thô tâm dụng
60. Miên mật dụng
61. Chẳng gián đoạn dụng
62. Tế tâm dụng
63. Lìa pháp dụng
64. Vô tâm dụng
65. Chân tâm dụng
66. Chuyển thân dụng
67. Đồng thể đại bi
68. Thay chúng chịu khổ
69. Đại từ tạo vui
70. Xót thương chúng khổ
71. Học hạnh Bồ Tát
72. Bố thí
73. Trì giới
74. Nhẫn nhục
75. Tinh tấn
76. Thiền định
77. Trí huệ
78. Hỷ xả
79. Ái ngữ
80. Lợi hành
81. Đồng sự
82. Lập chí hướng thượng
83. Trừ biếng nhác
84. Cung kính
85. Cúng dường
86. Tán thán
87. Giấu điều ác, khoe điều thiện
88. Trừ phỉ báng
89. Dứt tranh cải
90. Ba điều thường không đủ
91. Khuyến trụ Tòng Lâm
92. Phát tâm làm việc
93. Thích làm thanh chúng
94. Tình nguyện làm bếp
95. Biết nhân biết quả
96. Phát thệ nguyện lớn
97. Sự lý dụng
98. Hóa đạo dụng
99. Tha thọ dụng
100. Tự thọ dụng
101. Thiền pháp
102. Tu tạp hạnh
103. Cầu thần thông
104. Hiếu thắng
105. Dụng công phu ngoại đạo
106. Hiểu lầm
107 Công phu chẳng bị thế gian chuyển
108 Công phu chẳng bị thân chuyển
109 Công phu chẳng bị tâm chuyển
110 Công phu chẳng bị hôn trầm chuyển
111 Làm chủ sanh tử
112 Ðầu sào trăm thước
113 Trên bờ vực thẳm buông tay
114 Tuyệt hậu tái tô
115 Qua sơ quan
116 Phá trùng quan
117 Thấu lao quan
118 Buông Không xuống
119 Khai tòng lâm
120 Chánh pháp trụ lâu
 
 
THAM THIỀN PHỔ THUYẾT 
Lai Quả Thiền Sư
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992



75. TINH TẤN

Hai chữ TINH TẤN quan hệ rất lớn, tinh tấn của hành đạo, tấn đạo mà hành ắt thành Tứ thánh, thối đạo mà hành ắt thành lục phàm. Như người đi đường, bắt đầu từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi người, tu la, cõi trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, mỗi con đường một trăm dặm, mười con đường là một ngàn dặm. Chúng ta ở cõi người, trước có sáu trăm dặm, sau có ba trăm dặm, hướng tới trước tinh tấn đi vào chỗ vui, hướng về phía sau tinh tấn đi vào chỗ khổ. Hướng về phía trước hay phía sau đồng một tinh tấn, người tu hành cần phải xét kỹ mới được. Chẳng gắng tinh tấn ắt nhiều biếng nhác. Cái tệ của biếng nhác, không tiến tới thì sẽ thụt lùi, lâu ngày như con thuyền bị nước cuốn trôi xuống phía dưới (địa ngục), cho nên cần phải xét đúng sự thật, lựa chọn hành vi.

Chư Tăng chúng ta đối với các việc trái phép, phá giới, chẳng nên làm, việc lợi người giúp vật phải nên làm. Náo loạn Tòng Lâm, trái phạm với chức sự chẳng nên làm. Tham thiền sâu, phát khổ hạnh phải nên làm. Điều chẳng nên làm phải răn chừa, điều nên làm phải cố gắng thì đối với hai chữ TINH TẤN mới chẳng dùng lầm. Bằng không thì đối với giới sát, thấy con rệp chẳng dùng nước sôi dội nó thì cũng dùng dầu lửa để tưới nó, thật là tinh tấn của người phá giới sát. Kẻ tinh tấn phá bốn giới sau, theo đây suy ra thì biết.

Đạo niệm của người tu hành, thế nào là tinh tấn? Thế nào là biếng nhác? Người dụng tâm niệm niệm không gián đoạn, chẳng cho có một mảy may tạp niệm, thực hành lâu ngày như thế gọi là chân tinh tấn. Nếu ban đầu đạo niệm kiên cố tinh nhuệ, kế đó lười biếng lơi lỏng, rồi đến gián đoạn thôi nghỉ, đây gọi là biếng nhác. Nếu tinh mà chuyên tâm, tấn mà chẳng thối, tức là tinh tấn vậy.
 
 

76. THIỀN ĐỊNH

Chỉ tu thiền-duyệt sanh lên cõi Trời Tứ Thiền, chỉ tu không-định sanh lên cõi Trời Tứ Không, tu cả hai thiền và định sanh lên 18 lớp của cõi trời sắc giới.

Thiền định của Thiền Tông, tiếng Phạn là Thiền Na, Trung Hoa dịch là Tịnh lự. Phải biết, tịnh lự tức là thiền, toàn thiền tức là định. Công của tịnh lự chẳng phải cạn cợt dễ thấy, dễ biết đâu ! Cần phải trước tiên trong thân, ngoài thân chẳng khởi tướng động, rồi sau đó trong tâm ngoài tâm chẳng sanh tâm động. Tâm động chẳng sanh, tâm ấy tự tịnh. Tịnh này do thân tịnh tâm tịnh rồi sau đó là tịnh lự, do lự rồi sau mới được định, chẳng phải đình chỉ cái tịnh lự rồi mới thành định, lại cũng chẳng phải thân tâm bất động mới gọi là định. Chân tướng của định này là do công của tịnh lự làm đến. Toàn tịnh lự tức là định, toàn định tức là tịnh lự. Thiền Tối Thượng Thừa của Tổ Đạt Ma và Lục Tổ nói là thiền này vậy.

Thế nên mgười tham thiền chẳng được ngưng niệm, ngưng niệm tức đồng quán chiếu. Công phu của quán chiếu là không cho một niệm khởi. Công phu của tham thiền là không cho một niệm ngưng (giữ nghi tình).

Phải biết, một chữ THIỀN như cha sanh ra Phật, Tổ, một chữ ĐỊNH như mẹ sanh ra Phật, Tổ, cho nên Kinh nói : "Mười phương chư Phật huệ đều do THIỀN ĐỊNH sanh" là vậy. Kẻ bàng quan nhìn thấy người khắp thế gian trần lao lăn lóc, nghiệp thức mênh mang, làm sao cho nó hết được? Nếu có thể quày đầu, ngay đó liền giác (phá Sơ Quan) thì mới là nhập vào biên giới của THIỀN ĐỊNH. Lại giác nữa (phá Trùng Quan) ắt biết việc làm trước kia đều quấy, ngày nay đều phải. Nếu mọi người nếm được một chút ý vị của THIỀN ĐỊNH thì e không muốn làm người thế gian nữa!
 
 

77. TRÍ HUỆ

Trí hay phá ngu, huệ hay phá si. Ngu tức là tâm của người, si tức là thân của người. Trí như mặt trời, huệ như ánh sáng. Trí là cái thể mặt trời, huệ là cái dụng ánh sáng. Hai chữ TRÍ HUỆ, đem đống vàng bạc thất bảo đầy cả hư không đổi nó cũng chẳng thể được. Trí huệ tuy quý hơn thất bảo đầy cả hư không, song chỉ có một mình Phật có thể nói là đầy đủ, ngoài ra ai cũng kém hơn. Đạo của trí huệ cố nhiên người đời chẳng so bằng. Hàng chư tăng chúng ta là những người phải tu huệ nghiệp mà còn chẳng biết trí huệ là vật gì, thật chẳng đáng than thở ư!

Phải biết, trí huệ này hư không chẳng thể bao bọc nó, đại địa không thể chứa đựng nó, nhà cửa không thể nhốt nó, cơm ăn áo mặc không thể nuôi nó. Dẫu cho hư không có thể treo một hạt bụi, trí huệ cũng chẳng dính một vật nào. Ở đây hai chữ TRÍ HUỆ là mượn làm đề mục để lập ngôn, ngoài ra, thiên đường, địa ngục, các loài sống dưới nước, trên đất, trong hư không, hữu tình, vô tình, đều là mê trí huệ, theo ngu si, tùy nghiệp tạo thành, vốn không có căn cứ chân thật, cho nên Phật nói : "Nếu người phát chân quy nguyên (kiến tánh) thì mười phương hư không thảy đều tiêu mất". Thử hỏi : "Hư không còn phải tiêu mất, tất cả các thứ đặt để ở chỗ nào?".

Muốn biết cội nguồn của trí huệ, thực không thể chỉ ra vì da mặt lỗ mũi của ta, xương của con chó, đuôi của con bò, lỗ tai của Phật, cho đến gạch ngói sỏi đá đều là chỗ ẩn thân của trí huệ, muỗi mòng rận rệp đều là chỗ cội nguồn của trí huệ. Người ngộ trí huệ thành chư Phật, kẻ mê trí huệ thành chúng sanh. Người còn ở địa vị học đạo cần phải chú ý.
 
 

78. HỶ XẢ

Hỷ xả là một trong Tứ-nhiếp-pháp (hỷ xả, cú ngữ, lợi hành, đồng sự) của Bồ Tát. Xả cần phải hỷ xả, nếu xả mà chẳng hỷ, chẳng gọi là chân xả, nếu hỷ mà chẳng xả, cũng chẳng gọi là hỷ xả.

Người hành đạo Bồ Tát, như có người muốn xin một tròng con mắt ta để làm thuốc, ta liền vui mừng móc tròng con mắt ra, dùng giấy gói lại, hai tay đưa cho họ, chẳng thấy đau đớn, còn an ủi họ rằng : "Nếu ông cần thêm xin hãy đến, ta sẽ biếu ông một tròng nữa". Khi ấy, dù thí hai con mắt mà xem như việc bình thường, không tỏ ra một chút tướng khổ hay khó chịu đối với họ. Lại chẳng nên nói với họ là ta học đạo Bồ Tát. Tự hành cũng dạy người hành, dần dần dạy khắp người thế gian hành. Có thể làm đến mức người thí mắt nhiều, người xin mắt ít, như thế thì chúng sanh khắp mười phương thế giới có hy vọng độ hết.

Pháp xả của hỷ xả tròng con mắt như vậy, pháp xả tất cả các căn cũng như vậy. Ta xả như thế, ước mong tất cả Phật tử cũng xả như thế.

Phải biết, chúng sanh dù vô biên nhưng chẳng ở ngoài hư không, chúng sanh nhiều đến mức nào chũng chỉ ở trong một hư không, nếu thêm một người xả tròng con mắt thì bớt đi một chúng sanh, thêm ngàn người xả tròng con mắt thì bớt đi ngàn chúng sanh, lâu ngày sẽ bớt đến hết vậy.
 
 

79. ÁI NGỮ

Ái ngữ là đạo của Bồ Tát phát tâm mang hình thức của các loài để độ chúnt sanh. Thật ra khẩu nghiệp của con người có bốn thứ đều đưa mình xuống địa ngục. Bốn thứ này là : Vọng ngôn (nói láo). Dĩ ngữ (thêu dệt). Ác khẩu (chửi mắng). Lưỡng thiệt (chia rẽ). Bốn thứ này ở trong loài người không thiếu một thứ nào. Cho nên Bồ Tát muốn cho tất cả chúng sanh trồng hạt giống lành của Phật, thường dùng lời từ ái để lợi ích hữu tình. Cuộc đời làm việc của chúng ta thành công ít mà thất bại nhiều đều do không có ái ngữ. Như người học thỉnh khai thị không có ái ngữ, lạy ba lạy xong, nói : "Thầy hãy nói cho tôi nghe cách dụng công phu". Lời này chẳng cung kính, làm động niệm Thiện tri thức.Người có ái ngữ sẽ nói : "Xin Hòa Thượng từ bi con là kẻ hậu học khổ não chẳng biết dụng công, thỉnh Hòa Thượng dạy bão". Đây là ái ngữ, là lời cung kính thỉnh pháp.

Bậc trên đối với cấp dưới không có ái ngữ, dụ như có người xông vào liêu phòng, thấy mặt liền mắng : "Cái thằng này làm loạn liêu phòng, bắt gặp mi một lần nữa, ta đánh cho một trận". Lời lẽ thô ác, tướng mạo hung hăng, làm cho người phạm lỗi sợ hãi chạy trốn.

Nếu người có ái ngữ, thấy người xông vào liêu phòng, sẽ nói :

"Ông nên ở lại liêu phòng mình dụng công, siên năng học tập, chớ phạm quy củ, lần sau không nên xông lạn vào liêu phòng người khác nữa". Lời lẽ ôn hòa tiếng nói êm tai khiến cho người phạm lỗi nghe qua vừa buồn vừa ừng, tự biết hổ thẹn.

Đạo của ái ngữ, chẳng phảiái ngữ của tình dục thế gian có thể so sánh. Người học đạo chớ nên hiểu lầm.
 
 
 
 

80. LỢI HÀNH

Lợi hành là đạo của Bồ Tát làm việc lợi ích chúng sanh. Người ngộ đạo là Bồ Tát, người chưa ngộ đạo mà làm cái hạnh đồng với hạnh Bồ Tát cũng được Bồ Tát. Theo thứ lớp, đầu tiên hỷ xả, dùng tài vật để kết duyên, kế dùng ái ngữ để kết duyên, rồi dùng lợi hành để kết duyên.

Lợi hành có hai thứ :

l. Trợ giúp người hành đạo là lợi hành.

2. Lợi tất cả người là lợi hành

Trợ giúp người hành đạo : như người muốn ở Tòng Lâm, không có y áo, không có lộ phí, thiếu giới điệp, thiếu hành trang, Bồ Tát tìm cách cho họ áo chăn của mình, bán y bát của mình cho họ làm lộ phí, đem giới điệp của mình cho họ dùng, đem cả gánh hành lý của mình cho họ. Chỉ lo cho người ấy đầy đủ, chẳng màng đến sự cần dùng của mình, thành tựu cho ngưới ấy đầy đủ hành lý vật dụng không chút bỏn xẻn. Nếu có người khác cũng phát tâm ở Tòng Lâm thì cũng thành tựu cho họ giống người trước không có một niệm chán nản.

Lợi tất cả người : Bồ Tát vì lợi tất cả chúng sanh khiến cho mọi người hoan hỷ an vui, lấy cái lợ của mình để làm lợi cho người, lấy cái pháp của mình đã ngộ đem dạy người, lấy cái hạnh của mình làm tập cho người làm. Người có trái đạo, khuyên họ hối cải. Người có biếng nhác, khuyến khích họ siêng năng. Người có phá giới, an ủi họ giữ giới. người có lui sụt, khuyên họ tiến tới. Gặp người chán đời thì khuyên giải họ, khuyên người làm con hiều thảo, khuyên người hiếu sắc giới sắc khuyên người phản nghịch quy chánh.

Phải biết, tự mình hành đạo là công nhỏ, khuyên người hành đạo là công to, thế nên cái đạo lợi hành vô tận vậy.
 
 

81. ĐỔNG SỰ

Bồ Tát muốn độ tất cả chúng sanh phải dùng Tứ nhiếp pháp để nhiếp họ.

Dồng sự có hai :

l. Tự làm việc độ chúng sanh và giáo hơn người khác làm việc độ chúng sanh, đồng là một sự.

2. Dùng pháp giáo hóa mà chúng sanh chẳng nhận thì phải tùy hình hóa độ tuỳ vật hóa độ, đồng là một sự.

Cũng như muốn độ người ăn xin thì phải cùng người ấy làm nghề ăn xin để độ họ, muốn độ người làm nghề hạ tiện thì phải cùng người ấy làm nghề hạ tiện để độ họ, cho đến muốn độ con heo thì cũng đầu thai làm con heo để độ.... gọi là đồng sự nhiếp. Ngoài ra, những việc độ chúng sanh khác, theo đây suy ra mà biết.
 
 

82. LẬP CHÍ HƯỚNG THƯỢNG

Chí hướng thượng của người đời chẳng qua đi học sách thánh hiền. Chí hướng thượng của sự đi học chẳng qua được làm quan. Chí hướng thượng của làm quan chẳng qua được lên chức. Đây nói hướng thượng, chẳng nên hướng hạ vì hướng hạ không có con đường tiến thân.

Lại như người đi xin cơm nếu có chí hướng thượng thì thà chết đói bên đường chứ chẳng chịu ăn trôọm ăn cắp. Do có chí này nên tự nhủ : "Ta học hành vi của người tốt, thà chết đói dọc đường chứ không xin cơm". Người đời thấy gã nghèo cùng này tâm niệm chánh đại, thân không làm bậy ắt thuê làm công, dần dần tiến lên, chẳng bao lâu thành người giàu sang. Sao vậy? Vì tuy là kẻ nghèo đi xin cơm nuôi sống nhưng có chí hướng hơn người, nên có sự quang vinh này. Nếu hướng hạ thì tệ hại không thể tưởng.

Hàng tăng sĩ chúng ta nếu hàng ngày chỉ biết ứng phó kinh sám, đến lúc làm Phật sự một chút cũng không biết bị người chủ trì cầm thước đập mạnh xuống bàn, liếc mắt một cái thì người ấy biết rằng cái chùa nhỏ này không ở lâu được, rồi liền lập chí auyết định dầu chết chẳng những không làm kinh sám, mà cả mão Tỳ Lư cũng chẳnt còn muốn đội nữa. Thà ở Tòng Lâm mà chết, chứ chẳng ở chùa tư mà sống, đây là chí hướng thượng vậy.

Lại có người trụ Tòng Lâm suốt ngày để thời gian trôi qua, lâu ngày đạo niệm mỗi ngày một giảm, tập khí mỗi ngày một tăng. Kẻ tiểu căn khi nghiệp thức nổi lên thì tối trời đen dất, nên phạm quy củ, liền bị đuổi ra, nghĩ lại sao mà ngu quá, hận mình không có chí hướng thượng. Người đại căn ở lâu ngày thấy đối với mình vô ích, với đạo toàn trái, một mai mạnhmẽ lậpl chí xung thiên, nhờ một chén cơm của Tòng Lâm nuôi ta tu đạo. Như vậy, dù chết cũng chẳng theo tập khí lưu chuyển, triệt để sửa lỗi, suốt ngày lấy đạo làm niệm. Bằng không cứ ỷ lại Tòng Lâm nuôi thân mình mà không có chút đạo niệm, thành kẻ hướng hạ. Nay quyết tử vì đạo, đó là lập chí hướng thượng.
 
 

83. TRỪ BIẾNG NHÁC

Trừ biến nhác là điều thế gian xuất thế gian đều phải có. Biếng nhác là chất độc của thành công. Muôn việc ở đời nếu dính nhằm hai chữ BIẾNG NHÁC thì việc làm đó giả sử có thành công cũng nhất định là không tốt đẹp, người ta thường nói là chưa đạt đến mức hoàn mỹ.

Lại như lên núi lấy ngọc báu, phấn chấn tinh thần còn chẳng phải dễ đến, giả sử có biếng nhác chẳng những của báu thuộc về tay người mà tánh mạng cũng bị vùi chôn dưới núi, đâu có cái khổ nào bằng! Phải biết hai chữ BIẾNG NHÁC là vật độc ác hơn hết của thế gian. Làm việc gì, hễ có biếng nhác kề cận thì chắc chắn việc ấy hỏng.

Chúng ta học hành đạo Bồ Tát, ở trên việc lợi sanh chịu khổ giống như trên thân bị giao nhỏ cắt thịt hằng ngày, mỗi việc đau đớn, mỗi ngày đau đớn còn chẳng chán sự khổ não, đầy đủ tinh thần chẳng màng đến thân, làm cho người vui, khiến cho người tin. Hơi có dáng lười mỏi chẳng những việc độ người chẳng được mà tâm độ sanh cũng khó phát khởi.

Việc tham thiền cũng vậy lúc mới bắt đầu, sức tin chân thiết, sức thân hùng tráng, ngày ăn một bữa, đêm không nằm ngủ, trải qua ba năm lại kết bạn cùng quỷ biếng nhác, tự mình làm chướng ngại mình. Chẳng nói : "Đạo chẳng phải là việc một ngày", thì cũng nói : "Phải đều thân cho toất rồi thủng thẳng hành đạo cũng được". Lại nghĩ rằng : "Còn thòi gian dài ba mươi năm lo gì chẳng xong". Chẳng dè đã bị quỷ BIẾNG NHÁC làm mê, tự chẳng hay biết, trái lại còn cho cái tư tưởng thối đạo là phải. Đâu chẳng nghe sách Nho nói : "Đạo, chốc lát cũng không thể rời, rời được thì chẳng phải đạo". Thử hỏi : "Người tham thiền nên biếng nhác ư? nên tinh tấn ư? Cổ Đức nói : "Sáng siêng năng, chiều biếng nhác, chẳng những đạo chẳng thành mà người cũng bị cuốn theo dòng thể tục".
 
 

84. CUNG KÍNH

CUNG là lễ phép với người, KÍNH là trọng lời người dạy, ấy gọi là CUNG KÍNH. Người đời không có cung kính thì không có lễ độ. Lễ độ thiếu thì luân thường ắt rồi loạn. Hai chữ CUNG KÍNH là cái chìa khóa rất lớn trên thế giới, an nhân tâm, chẳng nên có khoảnh khắc lơi lỏng. Chúng ta phải gắng sức thực hành hai chữ CUNG KÍNH, chẳng nên bỏ qua. Sao vậy? Người xưa nói : "Chúng sanh khắp mười phương đều là cha mẹ quá khứ của ta, cũng là chư Phật vị lai, ta lại là cha mẹ quá khứ của họ, là chư Phật vị lai của họ". Người biết được ái lý làm cha mẹ lẫn nhau, làm chư Phật lẫn nhau thì thế giới này thành thế giới Phật, đâu có kiếp nạn chiến tranh, nước lửa xoay vần, lại đâu có tội lớn sát sanh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ để tạo. Nếu ai cũng nhận định mọi chúng sanh đều là cha mẹ của ta, đều là chư Phật vị lai thì đời nào mà chẳng thiện, người nào mà chẳng tốt.

Chúng ta là người học hạnh Bồ Tát, cần phải học gương của đức Thích Ca lúc ở nhân địa làm Bồ Tát Thường Bất Khinh, thấy người đang bắn chim, ngài liền lễ bái nói : "Tôi chẳng dám khinh ông, ông sẽ thành Phật". Chữ Phật, ngài nói rất to tiếng. Người săn bắn thấy ngày lại mình, khẩu súng bắn chẳng trúng đích, giận thấu xương tủy, xua đuổi vị Bồ Tát này. Con chim nghe tiếng súng bay đi mất, như vậy cứu được hai mạng. Vì sao? Người săn bắn nghe được tiếng Phật thì huệ mạng được cứu, con chim nghe tiếng súng bay đi nơi khác, thì thân mạng được cứu. Lại gặp có nhiều ngưới đánh lộn, Bồ Tát liền nhảy đến ôm, nói : "Xin các ông hảy đánh tôi". Những người đánh lộn nghe nói như thế bèn giải tán. Nếu có người đánh ngài, ngài dập đầu lại nói : "Tôi chẳng dám khinh ông, ông sẽ thành Phật". Nếu có người dùng đá ném ngài, ngài cũng nói : "Tôi chẳng dám khinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật". Người khắp thế gian học được hạnh của vị Bồ Tát này thì đạo cung kính thông đạt vậy.
 
 

85. CÚNG DƯỜNG

Cung phụng thức ăn nuôi dưỡng thân tâm cho nên gọi là cúng dường.Lúc Phật tại thế, Ngài giáng sanh dưới cây Vô-Ưu, thành đạo dướicội Bồ Đề, thị tịch ở giữa hai cây Sa La, tiêu biểu một đời thành Phật chưa từng ở quá phòng tư của mình, giảng đường, tịnh xá đều do vua quan cúng dường. Mỗi ngày vào thành khất thực hiển thị một đời thành Phật tự mình chẳng dự bị bếp núc, mà đều do cư sĩ, Bà La Môn cúng dường. Tự chẳng cất nhà ở, chẳn trồng trọt ăn, chẳng dệt vải mặc mà đều để cho người cúng dường cầu phước huệ,

Chúng ta là người học hạnh Bồ Tát phải cúng dường như thế nào? Người không có cơm áo, giảng cho họ biết về báo ứng của không có cơm áo, ấy là chân cúng dường. Người chết yể hoặc nhiều bệnh khổ, giảng cho họ biêt về nhân duyên giết hại. Người nhiều nghèo nàn khốn khổ, giảng cho họ biết về nhân duyên tham lam bỏn xẻn. Người nhiều ái dục giảng cho họ biết về quả báo thân thể xấu xí. Người nhiều tai nạn nước lửa giảng cho họ biết về quả báo giận hờn. Người phỉ báng Tam Bảo, giảng cho họ biết về quả báo đọa địa ngục. Người tin xuát gia, giảng cho họ biết về nhân duyên tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai). Người chẳng tin trụ Tòng Lâm, giảng cho họ biết về nhân duyên bỏ mất cơ hội. Người nhiều niềm tin trụ Tòng Lâm, giảng cho họ biết về nhân duyên Phật pháp.

Đã nói chân cúng dường, sao chẳng dạy người xả thân cúng dường, hoặc lóc thịt cúng dường. Phải biết, trong các sự cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết.Thân cúng dường chỉ đem lại cái vui nhất thời, còn pháp cúng dường khiến thành Phật đạo. Lại, La Hán thần thông rộng lớn vô cùng mà chẳng thể làm cho người liễu sanh tử, thoát luân hồi. Thế nên, thần thông chỉ có thể lợi mình mà chẳng thể lợi người. Bồ Tát thuyết pháp, đã có thể lợi người, lại có thể lợi mình, mình người đều lợi, đây là chân cúng dường vậy.
 
 
 


 


 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn