THAM
THIỀN PHỔ THUYẾT
Lai
Quả Thiền Sư
Việt
Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ
Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
LỜI
DỊCH GIẢ
Quyển sách
này trích dịch từ "Lai Quả Thiền Sư Ngữ Lục". Ngài Lai
Quả 24 tuổi xuất gia, 28 tuổi kiến tánh, tịch năm 1953 thọ
73 tuổi.
Ngài trụ
trì chùa Cao Mân hơn 30 năm, chuyên hoằng Tổ Sư Thiền, phàm
có gì chướng ngại sự tham thiền, ngài đều bải bỏ. Khi
ngài mới nhận chức trụ trì, quyết tâm bải bỏ việc ứng
phó kinh sám. Có ông triệu phú xin làm một lể cầu siêu lớn
là Đại Thủy Lục (tức là thí thực cao nhất trong bốn cấp
chẩn tế) hứa cúng 40,000 đồng bạc thiệt (giá trị hơn
40,000 Mỹ kim hiện tại), trong khi ấy chùa đang thiếu lương
thực, đại chúng đều xin ngài nhận số tiền ấy, nhưng
ngài vẫn nhất quyết từ chối. Do đó biết ngài trong sự
tu giải thoát như thế nào.
Cuốn ngữ
lục này toàn là lời kinh nghiệm trực tiếp của ngài, đối
với việc tham thiền rất co giá trị, nhưng tiếc rằng người
biên tập đem ý mình xen vào trong đó thành có nhiều điều
nghịch hẳn ý ngài, như trong đó có một bài nói phải mua
giấy vàng bạc để đốt cho người chết. Sự lỗi lầm không
thể tưởng tượng được. Nên chúng tôi chỉ dịch những
lời chinh đúng ý của ngài Lai Quả, những lời nghịch ý
ngài đều lược bỏ.
Ngữ lục
của ngài gồm có 7 quyển :
Quyển 1
là Giải Báng Phù Tông Thuyết.
Quyển 2
là tham Thiền Phổ thuyết.
Hai quyển cộng
chung có 200 bài, nhưng chúng tội chỉ trích dịch 120 bài và
dùng chung một đề tựa là THAM THIỀN PHỒ THUYẾT. Lời nói
đầu của tác giả trong quyển một và quyển hai, chúng tôi
cũng trích dịch ra để làm lời tựa của ngài. Trong khi dịch
có nhiều sơ xót không thể tránh khỏi, xin đọc giả hoan
hỷ chỉ giáo cho.
LỜI
TỰA CỦA NGÀI LAI QUẢ
Diệu Thọ
tôi viết ra sách này là việc cần thiết trước mắt, tỏ
bày tình thật chỉ lối cho người tu hành. Đầu tiên nêu
ra GIẢI BÁNG (để giải toả sự phỉ bán lẫn nhau của các
tông phái) để khử bỏ gai gốc trên đường tu tập của
các tông như : THIỀN MÔN, GIÁO MÔN, LUẬT TÔNG, TỊNH ĐỘ
TÔNG. Vì sáng tỏ lý thuyết của các tông, có đề ra một
trăm bài, trong đó từ chỗ địa vị phàm phu nói đến địa
vị bậc thánh do trải qua nhiều kinh nghiệm sự thực, việc
này đối với bậc thượng căn, im lặng vô ngôn cũng có thể
ngộ đạo; đối với trung căn ắt phải nhờ lời nói chỉ
dẩn, hành đúng rồi, mới ngộ đạo ; đối với bậc hạ
căn cần phải chỉ đạo nhiều cách, nói tánh, nói tướng,
nói đốn, nói tiệm, hân tập lâu ngày mới ngộ đạo. Cũng
như lên núi lấy của báu, người căn khí lớn ngay đó quay
đầu lấy được, bậc trung căn cứ đi thẳng lên lấy được,
bâc hạ căn thì lên rồi tiến thêm nửa tìm tòi mới lấy
được. Trong đó cũng có người tìm không thấy bảo vật,
đi về bàn tay không, cũng có người vì cầu bảo vật mà
xả thân. Căn cơ không phải một thứ, THUYẾT này (Tham Thiền
Phổ Thuyết) hợp với mọi căn cơ thượng, trung, hạ. Nay
Lai Quả xin mời đọc giả hả tự mình thí nghiệm một phen
xem! Người chưa dụng công cảm thấy dường như văn nhiều.
Nếu người tiến sâu e trách là nghĩa cạn, chẳng những trách
cạn mà cón cho là quá sơ lược. Tôi sáng tác sách này chẳng
tránh khỏi sự chê trách, song tôi chẳng nệ quê mùa đem hết
chỗ thấy của tôi để báo ân Phật. Nhưng ân Phật lớn
lao dùng hết vi trần cả hư không, một vi trần là một Lai
Quả, tan xương nát thịt cũng khó báo hết. Chỉ có học Phật
pháp, đem pháp làm lợi chúng sanh, dẫu cho người nghiệp nặng
khổ sâu, tôi ắt chịu cực theo chúng khổ, không kể khổ
đến mức nào, tất cả đều là bổn phận của tôi, tôi
sẽ chiụ hết để đền ơn Phật.
Quốc chu
là vua trị nước trị dân. Đức Phật là thầy cứu người,
cứu tâm, tăng đồ chúng ta nên dũng mãnh phấn khởi hành
việc khó hành, nhẫn việc khó nhẫn, chịu cái khổ của cứu
người cứu tâm, cần phải biết hoàn cảnh của con người,
gặp kẻ thân ác nên dùng pháp cải tà qui chánh để khuyến
khích họ gặp kẻ tâm ác nên dùng cái đạo bỏ vọng về
chơn để gia trì, họ ấy là thiên chức độ người của
tăng sĩ Phật giáo. Lại cứu thế chẳng bằng cứu người,
cứu người chẳng bằng cứu tâm, cái pháp cứu tâm phải
trừ gốc chớ không trừ ngọn mới là đại pháp căn bản.
Tại sao vậy? Thế giới thiện là do con người thiện, con
người thiện là do tâm con người thiện, tâm người thiện
thì từ xưa đên nay, đời này đời sau, thế giới này thế
giới khác, xưng là mười phương thế giới đều thiện. Nhưng
cái thiện của thế giới là chỉ thẳng cái tâm thiện. Tâm
này dù thiện nhưng thực chưa trọng thiện, tại sao? Vì tâm
là bổn nghiệp của hư không đại địa, tâm là trung tâm
của thiên đàn, địa ngục. tâm là nhà vui của phú quí công
danh, tâm là thành phố lo âu của nghèo nàng hạ tiện, tâm
thiện thì chiêu cảm ở đất thiện, tâm ác thì chiêu cảm
sanh nơi đất ác, do đó thiện ác chia thành lới tẽ. Chúng
sanh trường kỳ qua lại trong đó mà chẳng tự biết, vì người
thế gian đem tâm để làm vui cho ta, nên tạo mê luân bị lưu
chuyễn mà chẳng thể trở về tự tánh, cái lỗi lâm lớn
này là lỗi tại tâm. Hoặc có người hỏi :
"Con người
trong hằng ngày lấy gì làm thiện tâm, lấy gì làm ác tâm?".
Đáp rằng : "Sắc đạo dâm của thân. Vọng ngôn, dĩ ngử,
ác khẩu, lưỡng thiệt của khẩu. Tham, sân, si của ý. Tạo
mười ác nghiệp này là ác tâm, trái lại tực là thiện tâm".
Nay nói thâm cái tâm thiện ác có phải sai lầm chẳng? Ước
mong các cao nhân đại trí chớ cho buồn giận, mừng vuilà
tâm, cũng không nên cho trí ngu lợi độn là tâm, những tâm
này đều chẳng phải là chân tâm. Nếu cho những tâm kể
trên là tâm thì hư không đại địa, mỗi mỗi xứ sở không
còn chỗ để cho chúng ta cấm dùi. Vậy muốn cầu chẳng bị
tâm mê, chẳng bị thế chuyể, chẳng lạc vào lối tẽ, điều
chẳng thể được. Nếu người muốn đạt đến nguồn gốc
của chân tâm. Kính xin mọi người trước tiên phải kính
trọng Phật giáo, kế tin tăng sĩ. Bởi vì, Phật pháp là pháp
cứu tâm, tăng sĩ là người chỉ ra tâm. Không những tự mình
tin tam bảo, còn phải khuyên tất cả người cung kính tam bảo.
Cái tâm tin tam bảo là cái sơ tâm của thành Phật, người
tin tam bảo là người thiện nhân học Phật. Từ một người
tin tam bảo cho đến người khắp thế gian tin tam bảo, người
khắp thế gian có lòng tin này mới là đi đúng cái đường
bỏ dvọng về chân. Vọng đã trở về chân thì tà đâu có
thể còn. Đã về chỗ chân thì còn gì chánh hơn nữa, nên
biết cái công của Phật giáo, cái đức của tăng sĩ, e rằng
muôn kiếp cũng không thể kể xiết.
Lai Quả không
nhẫn thấy tâm người bị chìm đắm, tam bảo bị thất lạc
thành thật đem THAM THIỀN PHỒ THUYẾT để cứu tâm, dùng
mỡ mang cho đương cơ. Ước mong người đọc được chuyễn
niệm trở về với tự tánh, khiến cho cái nhân chẳng thể
cứu, cũng nhất định cảm cái quả thành Phật. Kính xin người
đọc y pháp bất nhân, ấy là việc rất may mắn vậy!
Mục
Lục
Mục
Lục
Lời
dịch giả.
Lời
tựa của Ngài Lai Quả.
1.
Phát tâm học đạo
2.
Nguyện trụ Tòng Lâm
3.
Lập hạnh quyết định
4.
Đánh hét khó chịu
5.
Quy củ khó học
6.
Thân tâm bất an
7.
Thiệt thòi khó chịu
8.
Tập khí khó trừ
9.
Nhẫn khổ
10.
Lục căn khó nhiếp
11.
Thỉnh cầu khai thị
12.
Chán trụ Tòng Lâm
13.
Thích ở núi sâu
14.
Nhẫn nại phiền toái
15.
Chẳng trọng tu huệ
16.
Chẳng muốn thường trụ
17.
Dễ phạm quy củ
18.
Hỷ xả tất cả
19.
Phát tâm dũng mãnh
20.
Thân tâm quen thuộc
21.
Chẳng tin tham thiền
22.
Nghi Pháp
23.
Nghi người
24.
Toan tính thối lui
25.
Biết sám hối
26.
Biết hổ thẹn
27.
Phát khởi lòng tin
28.
Nghe được lãnh hội
29.
Thấy có tương ưng
30.
Tự nguyện dụng công
31.
Quên mệt nhọc
32.
Nghi tình chẳng đắc lực
33.
Thân tâm bực bội
34.
Tâm thối lui bỗng nổi dậy
35.
Nhận sự khuyến thỉnh của đại chúng
36.
Vọng tâm tạm nghỉ
37.
Ngoài thân tạm quên
38.
Cảm thấy thân khinh an
39.
Trụ chỗ khô tịnh
40.
Bày đặc bậy bạ
41.
Ham thích thơ kệ
42.
Chẳng nguyện tiến sâu
43.
Cái dụng đề khởi
44.
Công năng trừ vọng
45.
Công năng trừ ngủ
46.
Lạc đường tự tại
47.
Vọng tự thừa đương
48.
Giới luật sai trái
49.
Tâm pháp đều tịch
50.
Được chút ít cho là đủ
51.
Sanh tâm dụng
52.
Hữu tâm dụng
53.
Tán tâm dụng
54.
Nắm giử dụng
55.
Đắc lực dụng
56.
Phóng tâm dụng
57.
Thân thiết dụng
58.
Gián đoạn dụng
59.
Thô tâm dụng
60.
Miên mật dụng
61.
Chẳng gián đoạn dụng
62.
Tế tâm dụng
63.
Lìa pháp dụng
64.
Vô tâm dụng
65.
Chân tâm dụng
66.
Chuyển thân dụng
67.
Đồng thể đại bi
68.
Thay chúng chịu khổ
69.
Đại từ tạo vui
70.
Xót thương chúng khổ
71.
Học hạnh Bồ Tát
72.
Bố thí
73.
Trì giới
74.
Nhẫn nhục
75.
Tinh tấn
76.
Thiền định
77.
Trí huệ
78.
Hỷ xả
79.
Ái ngữ
80.
Lợi hành
81.
Đồng sự
82.
Lập chí hướng thượng
83.
Trừ biếng nhác
84.
Cung kính
85.
Cúng dường
86.
Tán thán
87.
Ẩn giấu điều ác, phô dương điều thiện
88.
Trừ phỉ báng
89.
Dứt tranh cải
90.
Ba điều thường không đủ
91.
Khuyến trụ Tòng Lâm
92.
Phát tâm làm việc
93.
Thích làm thanh chúng
94.
Tình nguyện nhận chức hành đơn
95.
Biết nhân biết quả
96.
Phát thệ nguyện lớn
97.
Sự lý dụng
98.
Hóa đạo dụng
99.
Tha thọ dụng
100.
Tự thọ dụng
101.
Thiền pháp
102.
Tu tạp hạnh
103.
Cầu thần thông
104.
Hiếu thắng
105.
Dụng công phu ngoại đạo