106.
HIỂU LẦM
Người tham
thiền hoặc do trong đời quá khứ tạo nghiệp ác nặng, nghiệp
thiện nhẹ hoặc chưa gieo duyên với Phật hoặc chưa tu tập
Bát Nhã, dù được xuất gia, nhưng khó nhập đạo, một phen
gặp nghiệp duyên đời trước, chẳng phải tâm cuồng thí
thân cũng loạn. Như người đi lạc đường bỗng gặp đống
vàng, hoang mang không biết phải làm sao, lượm thì chẳng được,
bỏ thì thấy tiếc. Lượm thì sợ bị phạm pháp, bỏ thì
sợ người khác lấy. suy nghĩ trăm mưu ngàn kế cũng chưa
biết phải làm sao, lâu ngày kết nơi tâm dần dần thành ra
bệnh nặng. Việc khác cũng lấy đây suy ra mà biết. Do đó,
thân điên cuồng, tâm rối loạn, người có ý bài xích Thiền
Tông, thấy người đó dường như nhập ma, dường như bệnh
tâm thần, vội gán tội cho Thiền Tông, do tham thiền mà có
chứng bệnh này. Kỳ thật là do họ không có tri kiến chân
chánh về Phật pháp, mù quáng tạo nghiệp địa ngục A Tỳ
mà chẳng tự biết. Có bọn người tu đại thừa. Cho nên
Chứng-Đạo-Ca nói : "Văn thuyết Như Lai đốn giáo môn, hận
bất diệt trừ như ngõa toái" nghĩa là : "Nghe người nói môn
đốn giáo của Như Lai (tức là Tổ Sư Thiền), hận thù muốn
đập tan nát như ngói bể". Vừa nghe có người muốn tham thiền,
vội nói : "Tham thiền e sợ nhậap ma", chận đầu đốn một
nhát, khiến người nghe liền đổi pháp tu, như vậy cứ bài
xích cái pháp khác mình. Cái tội phá pháp không có cái tội
nào lớn hơn tội phỉ báng Thiền Tông.
Nhưng bệnh
này do hai nhân duyên phát khởi :
l. Trong tiền
kiếp, tâm nhiễm yêu ghét quá sâu, tu hành tà đạo hoặc ngỗ
nghịch với cha mẹ, hoặc phỉ báng Thánh Hiền, hoặc làm
nhơ uế già lam, hoặc phá giới luật, xứng ý thì vui như
điên, nghịch ý thì giận phát cuồng, khiến cho thân tâm thác
loạn, đều do thức hôn mê thân vô chủ lạc mất chánh niệm,
đuổi theo ác cảnh làm những hành vi traqi lý, tục gọi là
bệnh tâm thần, Tăng gọi là nhập ma. Những việc này với
việc tham thiền thật chẳng có mảy may dính dáng.
Thường thường,
có người sợ nói : "Tham thgiền dù tốt, nhưng sợ nhập ma".
Lời này thốt ra khỏi miệng, nhất định bị đọa địa
ngục không cứu được. Sao vậy? Tự mình lìa đại pháp tham
thiền lại dạy người lỉa đại pháp tham thiền như thấy
người té xuống nước, tự mình chẳng chịu cứu, còn bảo
người khác đừng cứu. Tội ấy thế nào ? Hãy nghĩ xem!
Lại như
tự mình chẳng hành Phật đạo, nói Phật đạo sai, cũng khuyên
người khác đừng hành Phật đạo, nghiệp ác này cảm hai
thứ báo :
a)- Tự phỉ
báng chánh pháp, bị đọa địa ngục A Tỳ một đại kiếp
mới ra, còn phải chịu ở địa ngục hàn băng.
b)- Đoạn
hạt giôóng thiện của người khác khiến cho người sanh phỉ
báng, phải đọa địa ngục A Tỳ bốn đại kiếp, ra khỏi
địa ngục này rồi còn phải chịu các địa ngục khác nữa.
Sao chẳng
nghĩ đến điều đó! Chường nặng đời trước chất chứa
tới đời này đến nỗi thân tâm lúc nào cũng cuồng loạn,
lạc mất chánh niệm, gánh chịu khổ sở.Nếu biết phải
tự trách lấy mình, đâu dám phỉ báng chánh pháp. Cái bệnh
nặng này chỉ có thamn thiền mới có thể trị, không có pháp
nào khác để cứu, sao lại đặt điều vu khống là tham thiền
sanh ra cái bệnh nặng này? Đây dù là lời nói không có căn
cứ mà đã tạo tội lớn. Vì sao? Người thế tục dù không
tham thiền cũng có bệnh tâm thần, có bệnh điên cuồng, nên
các nơi đều có nhà thương điên để trị liệu, sao lại
gán tội cho tham thiền. Người phỉ báng tham thiền không có
nhà thương nào trị được.
2. Cần phải
biết rằng thường thường người mắc chứng bệnh này, vì
trong đời trước tạo nghiệp quá thuần thục chưa kịp chịu
cái quả báo khổ kịch liệt. Do nhân cảm quả, nay bỗng gặp
nhau khiến cho thân tâm đều tối, mờ mịt chẳng tự biết.
Vì tạo nhân này nên cảm báo này, như sứt môi là do phỉ
báng Tam Bảo, phỉ báng Thiện tri thức, lại như lúc còn ở
thế tục lén làm tổn thương người vô tội, trộm vật của
chúng tăng, dâm với người có đạo, lừa gạt vật quý, phạm
các thánh giới căn bản của Phật, nhẹ thì thổ huyết mà
chết, nặng thì nhập ma mà chết, có người bị mù mắt,
có người bị chết bất đắc kỳ tử. Phạm tội thì phải
chịu lấy quả báo, theo lý thì thọ báo đời sau, nhưng vì
nghiệp ác quá nặng nên hiện đời bị giảm thọ. Có người
nghiệp ác nặng hơn nên ngay nơi thân đang sống này bị đọa
địa ngục.
Người ta
thường nói : "Nhập ma là ma nhập tâm khiến cho tâm cuồng
loaọn". Điều đó chẳng đúng.
Trong kinh
Đại Bát Nhã có đoạn Xá Lợi Phật hỏi Ngài Văn Thù :
-
Sức ma rất
lớn hay nhập vào tâm phủ của người đặng làm chủ phải
chăng?
Ngài Văn Thù
đáp :
-
Chẳng phải
vậy. Này Xá Lợi Phất! Phật, Bồ Tát có thể nhập vào tâm
của ma, ma chẳng thể nhập vào tâm của Phật, Bồ Tát và
người tham thiền.
Lúc ấy, ma
tình nhập vào tâm Tỳ Kheo mà không nhập được. Bồ Tát
Văn Thù nhập vào trong tâm ma, liền hiện ra ba mươi hai tướng,
tám mươi vẻ đẹp, thuyết pháp Baqt Nhã, Trời, người nghe
pháp ngộ đạo rất đông. Sau khi ra khỏi tâm ma, mà ma chẳng
biết vừa rồi là Bồ Tát Văn Thù khiến ma làm Phật thuyết
pháp, Trời người khai ngộ cũng có, tỳ kheo đắc quả cũng
có. Ngài Văn Thù lại nhập vào tâm của Xá Lợi Phất làm
Phật thuyết pháp như trước. Thế nên biết rõ ràng ma chẳng
thể nhập vào tâm người. Tất cả Thánh hiền có thể nhập
vào tâm ma khiến ma cuồng loạn, khiến ma già nua cũng có.
Ước mong
mọi người hoặc niệm ác hoặc niệm thiện sau khi thọ quả
báo thiện hoặc ác rồi đều có hy vọng liễu thoát sanh tử
luân hồi. Nếu miệng nói một chữ MA, tâm nghĩ một niệm
MA, là lìa giòng giống Phật, dần dần thành quyến thuộc
Ma vương. Phật tử chẳng làm việc ma, làm thì thành con của
ma. Tôi thống thiết khuyên quý vị Tăng tực là phải làm
Phật tử chân chánh.
Thế nào
là người Phật tử chân chánh? Trì cấm giới của Phật,
hành chánh hạnh của Phật, nói lời của Phật, ăn thức ăn
của Phật, mặc y của Phật, làm hạnh của Phật, ở chỗ
của Phật, ngồi tòa của Phật, nằm giường của Phật, đây
là việc lục độ văn hạnh của người Phật tử chân chánh
vậy.
Pháp tham
thiền được coi là trên hết, tất cả pháp phàm phu ngoại
đạo thì mê tâm, pháp tham thiền thì ngộ tâm. Mặc cho thân
bệnh, tâm bệnh, bệnh điên, một phen trị liền lành, khôi
phục lại nguồn tâm, thuốc đến bệnh trừ, hiểu lầm đổi
thành liễu ngộ. Người phỉ báng tham thiền, gán tội cho
tham thiền là nhập ma, đâu biết bệnh ma ở thế gian chỉ
có tham thiền mới trị được. Kẻ phỉ báng tham thiền chẳng
phải là ma, là cái gì? Nhưng cái bệnh phỉ báng tham thiền,
dù phương pháp nào cũng chẳng trị được, rốt cuộc thành
ra bị đọa địa ngục.
107.
CÔNG PHU CHẲNG BỊ THẾ GIAN CHUYỂN
Người tham
thiền dụng công phu đến chỗ chẳng bị tất cả chuyển,
chẳng bị thế gian chuyển, chẳng lẽ không ăn cơm thế gian,
không uống trà thế gian? Thực chẳng phải vậy.
Đã biết
thế giới vô thường, các hành chẳng phải trường cửu,
dù ở thế gian mà thường lìa thế gian, chỉ ở đất thế
gian mà chẳng nhiễm tình thế gian. Vì sao nói chỉ ở đất
thế gian? Phải biết, đất là chỗ sanh là đồ dinh dưỡng
con người, đất là chỗ chúng sanh tạo nghiệp, đất là chỗ
chư Phật thực hành việc giáo hóa, đất là chỗ Bồ Tát
hành đạo, đất là chỗ nhân gian tạo ra vật dụng, đất
là chỗ loài người và chúng sanh đứng chân. Ba tai nạn lớn
đến thì quả đất bị hủy diệt. Người tu hành chí đạo,
cho đất là nhà lửa, cho đất là biển khổ. Cái hại của
đất rất lớn mà cái lợi của đất cũng rất lớn. Người
có sanh lão bệnh tử, đất có thành trụ hoại diệt. Đại
tử của người, đại không của đất, đất cùng người
đồng một bản tánh, đất cùng người chung một thứ sanh.
Người tham thiền ở nhờ nơi đất, vì đất cho người ở
là trong bổn phận, chẳng phải là ngoài bổn phận, nên dù
ở mà không có lỗi.
Tình thế
gian là tất cả sự thấy nghe, thủ xả, cảm tình yêu ghét,
nhân ngã thị phi, phiền não vô minh, quả báo thiện ác, thiên
đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tham sân, thập ác,
ngỗ nghịch, bất thiện, cho đến tất cả hành vi trong cuộc
sống hàng ngày.... Nay chúng ta dụng công phu tham thiền có
ngày đập vỡ Lao Quan thì chẳng những tình thế gian không
mà đất thế gian cũng không, vật ngoài bổn phận chẳng trụ
mà vật trong bổn phận cũng chẳng trụ.
Hôm nay công
phu chẳng bị thế gian chuyển là vì luôn luôn chuyên tâm nhất
trí dụng công phu, không có mảy may dính mắc ngoại cảnh,
nên ngước lên chẳng thấy bầu trời, chẳng những chẳng
thấy mà cái niệm ngước lên còn bất khả đắc thì đâu
có bầu trời để thấy, cúi xuống không thấy mặt đất,
chẳng những không thấy mà cái kẽ hở để cúi xuống cũng
bất khả đắc thì đâu có mặt đất để thấy. Thậm chí
đi chẳng biết mình đi, ngồi chẳng biết mình ngồi, đứng
chẳng biết mình đứng, nằm chẳng biết mình nằm, đều
là quên thế gian. Các thứ của thế gian đã quên được sạch
hết, ấy là công phu tham thiền đã lìa thế gian. Nay còn ở
thế gian là vì nuôi dưỡng tham thiền, thân dù trụ ở thế
gian bất quá là do nghiệp báo của thân tạo từ đời trước.
Nghiệp báo còn một ngày thì thân trụ một ngày, lúc nghiệp
báo hết thì thân trở về đất. Đất nuôi dưỡng thân ta,
thân ta trụ ở trên đất. Cảm cái ơn của đất và nước
vun bồi đạo niệm cho ta. Cảm cái đức của thế gian làm
cho ta ngộ pháp thân. Mấy mươi năm công phu chỉ lo tham thiền,
ăn của thế gian, uống của thế gian mà chưa làm việc cho
thế gian, nay mượn hương hoa thế gian để vun bồi phước
huệ cho mình. Một mai công phu làm đến nơi đến chốn thì
chuyển được thế gian. Đó là :
Tương
thử thân tâm phụng trần sát
Thị
tắc danh vi báo Phật ân
cũng gọi
là tổng báo tứ ân (ân Phật, ân sư trưởng, ân cha mẹ,
ân chúng sanh) vậy.
108.
CÔNG PHU CHẲNG BỊ THÂN CHUYỂN
Người tham
thiền làm được đến chỗ chẳng bị thế gian chuyển là
công phu có tiến bộ rồi.
Thế nào
là chẳng bị thế gian chuyển? Như ngay lúc tham thiền, bên
ngoài có sắc tướng đẹp, không có tâm ngó ngàng tới, đây
gọi là chẳng bị thế gian chuyển.
Chẳng bị
thân chuyển : Thân là gốc của các khổ, thân là kẻ đầy
tớ của thế giới, thân là nhang đèn của thiên đường,
thân là hòn sắt nóng của địa ngục, thân là rượu ngon
của Tu La, thân là yết hầu của ngạ quỷ, thân là lông vẩy
của súc sanh, thân là túi phẩn của loài người, thân là
thiền định của nhị thừa, thân là hóa thân của Bồ Tát,
thân là sự nghiệp của chư Phật, thân là tâm can của Tổ
sư. Một chữ THÂN khổ phi thường mà vui cũng phi thường.
Thân là dụng cụ của việc ác cũng là dụng cụ của việc
thiện. Phải biết thân vốn vô tình, bị hữu tình sai khiến
tạo nên thế giới, tạo nên nhân gian, cho nên chẳng có thân
thì không tạo được. Ngày nay, tham thiền chính là cần phải
đập vỡ cái dụng cụ tạo nghiệp này. Sao nói là dụng cụ?
Thân dù vô tình, nếu bị người ác chi phối thì người ác
làm chủ thân này, người ác muốn ăn cơm, sai khiến cái thân
mau mau đi làm cơm, muốn tà dâm, sai cái thân mau mau làm việc
xấu. Do đó, thân là người gỗ, người gỗ cho nên là dụng
cụ của người ác.
Người tham
thiền ngay lúc dụng tâm nếu tùy thân (dụng cụ) chuyển động
thì lúc đó công phu tham thiền dễ dàng bị thân chuyển. Há
chẳng thẹn ư? Nếu thấy sắc đẹp thì xả con mắt, nghe
tiếng hay thì xả lỗ tai, ngửi mùi thơm thì xả lỗ mũi,
nếm vị ngon thì xả cái lưỡi, xúc giác êm ái thì xả thân
căn, biết pháp hay thì xả ý căn. Thân dụng cụ tạo nghiệp
này hoàn toàn xả được hết tức là chẳng bị thân chuyển.
Nếu không có sức để xả hoàn toàn, chỉ xả một hai chỗ,
rốt cuộc cũng bị toàn thân chuyển. Sắc thân này rất là
lợi hại, như người bị con mắt chuyển thì công phu tham
thiền bị đánh đổ, tham cái vui chốc lát của thế gian,
muốn quày đầu dụng công lại thì tâm vẫn bị chi phối,
dù dụng công thế nào đều chẳng nhập tâm như cách lớp
giày gãi ngứa. Từ đây về sau uổng chịu khổ một đại
kiếp, thân bị lửa đốt thành đống lửa, vào đất không
cửa, kêu trời chẳng thấu. Lúc này phải chịu đau khổ dài
lâu, chỉ vì lúc trước thích vui chốc lát, bây giờ chịu
khổ tâm nào nhớ dến công phu. Vì thế, người tham thiền
hận cái thân này đến thấu xương, vội lo tham thiền, chẳng
cho có một niệm nhỏ duyên ở trên thân. một phen bị chuyển
đi rồi khó mà trở lại, dù cho có trở lại cũng chỉ là
một bộ mặt giả. Sao vậy? Sau khi bị thân chuyển thì thân
liền thọ quả báo hiện tại, vị lai ở nhân gian. Vì thế,
dù thân có ngứa, có đau, có nhơ, có sạch cũng đừng màng
đến nó là tốt nhất. Vừa để ý đến thân là bị thân
chuyển. Ngay lúc bị thân chuyển, phải mau quở lấy mình,
mới có thể cứu được.
109.
CÔNG PHU CHẲNG BỊ TÂM CHUYỂN
Người tham
thiền dụng tâm, trên tâm là thiền, trên thiền có tham. Có
cả ba : tâm, thiền, tham, mới là chánh tham. Người chẳng
chánh tham, chẳng biết tâm là vật gì, chẳng biết thiền
là vật gì, cũng chẳng biết tham là vật gì. Nếu biết được
tâm là gốc vô minh, vọng là gốc của biến đổi, nếu tâm
vô sở trụ thì vọng chẳng có chỗ dựa, do đó phàm có tâm
chỉ là một lời nói, phàm có vọng chỉ là thể hư vô. Nếu
ở nơi tâm chẳng biết vọng, nơi vọng chẳng biết tâm, tâm
và vọng đều chẳng biết gọi là nghi tình, dùng nghi tình
này mà tham thiền ắt sẽ thành Phật. Sao vậy? Chư Phật ngộ
tâm này thành Phật, chúng sanh mê tâm này thành chúng sanh,
người tham thiền ở giữa cửa mê ngộ của tâm này giống
như tay trái nắm quyền chúng sanh, tay phải nằm quyền chư
Phật. Người tham thiền, tâm là thiền, thiền là tâm, có
thiền tức tâm, có tâm tức tham. Ba chữ thiền, tâm, tham,
vốn là một, vì phương tiện mới phân thành ba. Tâm dụ cho
tội của người huyễn. Thiền dụ cho vật của người huyễn.
Tham dụ cho tay của người huyễn. Dùng tay người huyễn cầm
vật huyễn để phá hoại thân huyễn, thật là lấy huyễn
trừ huyễn. Phải biết, tội của người huyễn lớn hơn hư
không, tội của người huyễn lớn hơn đại địa, tội của
người huyễn lớn hơn nghiệp chúng sanh, tội của người
huyễn lớn hơn phước chư Phật. Người tội huyễn này ban
đầu chẳng tin mình có tội, tự hỏi : "Tôi có tội gì?".
Sau này sống lâu trong thế gian, chịu sự bức bách của hoàn
cảnh, rồi được người chỉ dạy mới biết thấy một chữ
THẤY là gốc tội lớn, nghe một chữ NGHE là gốc tội lớn,
giác một chữ GIÁC (cảm giác đau ngứa) là gốc tội lớn,
biết một chữ BIẾT là gốc tội lớn. Tội trạng của tâm,
sơ lược có bốn điều là THẤY NGHE GIÁC BIẾT, rộng thì
vô cùng vô tận. Muốn tránh những tội lớn kể trên thì
phải an trụ nơi tâm. Sinh sống nơi tâm thì không gì sánh
bằng, vì :
"Chẳng vinh
nhục, chẳng thân sơ, chẳng có ngày đêm và sáng tối
Đầu đội
Phật, chân đạp Phật, mỗi tiếng trong miệng đều là Phật
Ngoài Phật
ra, chẳng gì khác, tâm là cõi Phật Thường Tịch Quang
Thiền tâm
chẳng vỡ khẩn thiết tham
Tham thấu
thiền tâm ngộ bản lai
Bản lai vốn
tự không tu chứng
Tu chứng
đâu ngại gì bản lai
Chính người
này, là thực chân, không đầu không chân không lục
căn
Không nhờ
siêng năng khổ tham thiền
Khó tránh
lầm lỗi nhận khía cân
Dặn dò người
chưa phá Thiền quan
Chẳng nên
nhận giặc cho là con
Đã quyết
tham thiền phá Thiền quan
Chưa đến
Thiền quan cần khổ tham
Khổ tham
quên lời lại quên thân
Cái đạo
quên thân chưa phải chân
Phải mau
nhận rõ cái người quên
Một tay đấm
ngã người dụng tâm
Tâm tức
người, người tức tâm, sau khi quên tâm chẳng sơ thân
Thẳng đến
cõi Phật Thường Tịch Quang".
110.
CÔNG PHU CHẲNG BỊ HÔN TRẦM CHUYỂN
Người tham
thiền dựng thẳng xương sống, để tay trên đùi, cổ dựa
bâu áo, chẳng chút lơi lỏng. Công phu đề khởi câu thoại
đầu mỗi chữ rõ ràng, niệm niệm sáng sủa, chẳng gấp
chẳng huỡn, buông cũng chẳng xuống, đề cũng chẳng lên.
Nói buông chẳng xuống là vì công phu thuần thục như vọng
tưởng, vọng tưởng không đề khởi mà tự khởi, thoại
đầu muốn buông mà chẳng thể buông giống như dòng nước
sông Dương Tử ngày đêm chảy mãi muốn ngưng nghỉ chẳng
thể được. Nói đề chẳng khởi là công phu miên mật, sức
tham dũng mãnh không một chút gián đoạn. Không có gián đọan
thì công phu liên tiếp chẳng ngừng, nếu ngừng tức là buông
xuống. Buông xuống rồi đề khởi lại thì công phu không
khẩn thiết. Tóm lại, không thôi nghỉ thì không buông xuống,
không buông xuống thì không đề khởi, vì công phu chưa bị
đánh mất thì đề khởi cái gì? Nên nói đề chẳng khởi
là vậy.
Nói hôn trầm
là hễ hôn liền đen tối khiến cho đánh mất công phu, hễ
trầm thì liền chìm mất khiến cho ngủ gật không hay. Hôn
trầm có hai nghĩa :
Thân hôn
trầm, là ở trong thế giới này ngày đêm hướng ra ngoài
tìm cầu, tùy dòng thế tục sâu vào dòng thế tục không chút
hay biết. Chẳng biết thân ta tồn tại không lâu, chẳng những
không biết tồn tại không lâu luôn cái chẳng tạm có cũng
không biết, giống như mở mắt chiêm bao thì lâu hay chậm,
biết hay không biết đều chẳng thật.
Tâm hôn trầm
: Bản thể của tâm cùng khắp không gian và thời gian, con
người ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết. Dẫu cho biết
nó lại lầm cho thân là sở hữu của tâm, và chẳng có người
nào không màng đến thân. Cho việc làm của tâm là chủ của
thân, thân hôn bất động thì liền chìm nơi giường chõng,
cũng là do tâm hôn làm nên. Than ôi! Đại địa hôn hôn, nhân
tâm hôn hôn, nghiệp thức hôn hôn, đợi đến lúc nào mới
tỉnh. Đau đớn thay!
Chúng ta là
người tham thiền biết rõ tâm là huyễn hóa, thân là bóng
bọt, đều bị hôn trầm ràng buộc. Tự ta tham thiền đắc
lực, thân chẳng bị hôn trầm chuyển, tâm cũng chẳng bị
hôn trầm chuyển. Thẳng đến chỗ sâu kín của Thiền, chẳng
những thân tâm chẳng trụ hôn trầm mà dẫu cho chỗ thanh
tịnh sáng sủa cũng chẳng thèm trụ. Lực lượng của công
phu này chẳng bị hôn trầm chuyển. Dẫu cho chuyển dến chỗ
nào thì ngay chỗ đó tiếp tục công phu. Lâu ngày, ở trong
công phu, chẳng biết có hôn trầm, trong hôn trầm có công
phu đắc lực. Công phu cùng hôn trầm lập thành một khối,
mới cho là công phu chẳng bị hôn trầm chuyển, chuyển đi
cũng có công phu.