ÐẠI THỪA VÀ SỰ
LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA
Nguyên tác: Nalinaksha Dutt
HT.
Thích Minh Châu dịch,
Ấn hành 1971 (tái bản 1999)
---o0o---
Prabhàkarì
(Phát quang) hay Adhicitavihàra (Thắng tâm trí)
Một
vị Bồ-tát sau khi thành tựu Ðịa thứ hai và muốn bước
lên Ðịa thứ ba cần phải biết 10 cittàsayas như sau: suddha
(thanh tịnh), sthira (kiên trì), nirvid (nhàm chán), aviràga
(bất tham), anivrta (bất thối), drdha (mạnh mẽ), uttapta (tinh
tấn), atrpta (không bao giờ thỏa mản), udàra (cao thượng),
và màhàtmya (đại, lớn).
Trong
khi ở Ðịa thứ ba, vị Bồ-tát chứng được sự vật là
vô thường, đầy đau khổ, sanh diệt trong từng sát-na, vô
thủy vô chung và bị lý nhân duyên chi phối. Vị Bồ-tát
hiểu sự đau khổ và chán chường phát sanh từ tham đắm
sự vật hữu vi, do vậy chú tâm chứng ngộ cho được Như
lai trí (Tathàgatajnàna) (B.Bh. tr. 12-13), trí này không thể
nghĩ nghì, vô lượng, vượt ngoài mọi khổ đau, sợ hãi, và
chỉ chứng Như lai trí mới cứu độ được các chúng sanh.
Rồi vị Bồ-tát lại tu tập thêm 10 cittàsayas (10 tâm y).
Chứng
hiểu tình trạng này, vị Bồ-tát lại phát tâm tinh tấn
cứu độ mọi chúng sanh. Ngài nghĩ đến mọi phương tiện
để cứu độ chúng và thấy rằng chỉ có Anavaranavimoksajnàna
(Bất chướng giải thoát trí), và trí này chỉ chứng được
nhờ nghe và thực hành Dharma (Pháp). Do vậy, vị Bồ-tát hướng
tâm tự mình tu hành trong chánh pháp, cương quyết hy sinh
mọi tài sản thế gian và mọi sự thọ hưởng và đương
chịu mọi sự khổ cực. (Mtu I. 91-95, vị Bồ-tát sẵn sàng
hy sinh tất cả, cho đến sinh mạng, để nghe một câu kệ).
Nay Ngài thấy ngữ nghiệp và thân nghiệp thanh tịnh chưa đủ,
và cần phải thực hành các Dharmas (pháp) và Anudharmas (Tùy
pháp). Với mục đích ấy, vị Bồ-tát tu hành các dhyànas
(Thiền định, thiền-na), bốn Brahmavihàras (Vô lượng tâm
tức là từ, bi, hỷ, xả) và chứng các Abhijnàs (Thắng trí)
tức là rddhividha (Thần túc thông), divyasrota (Thiên nhĩ thông),
paracittajnàna (Tha tâm thông), pùrvanivàsànusmarana (Túc mạng
thông), và divyacaksu (Thiên nhãn thông).
Vị
Bồ-tát thấy nhiều đức Phật, nghe thuyết pháp và vâng
theo lời chỉ giáo của chư Phật. Vị ấy biết mọi pháp là
không sanh, không diệt, chỉ chịu sự chi phối của lý nhân
duyên. Các kiết sử của Kàma (dục), Rùpa (sắc), Bhava
(hữu) và Avidya (vô minh) trở thành yếu ớt, những kiết
sử do tà kiến đã được đoạn trừ. Vị này đoạn trừ
tham, sân, si, và những àsayas sau này được thanh tịnh: ksàntisauratya
(nhẫn nhục thuần hậu), akhilyamàdhurya (ngọt ngào không chướng
ngại), akopya (không sân hận), aksubhita (không trạo cử),
alubhita (không tham), anunnàmàvanàma (không thích thú, không chán
nản), sarvakrtapratikrtànamniskànksà (không tham lợi tức
những công việc mình làm), asàthyamàyàvità (không lừa
dối), và agahanatà (không bí mật che dấu). Trong 4 nhiếp pháp,
vị này hết sức thực hành arthacaryà (lợi hành) và trong mười
hạnh Ba-la-mật, tu hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật, chứ không tu
các hạnh khác.
Trong
sự diễn tả Ðịa thứ ba này, chúng ta nhận thấy các vị
Bồ-tát, ngoài những đặc tánh hy hữu riêng biệt của mình,
bắt đầu thực hành tám Dhyànas (Thiền-na), 4 vô lượng tâm
và sáu thắng trí. Các kiết sử liên hệ đến Kàma (Dục),
Rùpa (Sắc), Bhava (Hữu) và Avidyà (Vô minh) trở thành yếu
ớt và kiết sử liên hệ đến tà kiến đã được đoạn
trừ. Tham, sân và si hoàn toàn được trừ diệt.
Trong
hệ thống Tiểu thừa cũng vậy, một nhà tu hành, sau khi thành
tựu các Sìla (giới), cố gắng tiến lên các cấp bậc cao
hơn bằng cách tu hành thiền định để phát triển tâm trí.
Tập Visuddhimagga (chương II) nói đầy đủ các chi tiết
những phương pháp tu hành được phân loại vào Samàdhi
(Thiền định). Ðó là 4 Thiền sắc giới (rupajhàna), 4 vô
sắc thiền (arupajhàna), 10 Anussatis (tùy niệm), và 6 abhinnàs
(Thắng trí). Tất cả như chúng ta sẽ thấy, đều được
nằm vào trong Ðịa thứ ba. Tập Visuddhimagga cũng nói cho chúng
ta được biết, một người tu hành, sau khi tu các thiền định,
sẽ trở thành một vị Bất lai, nghĩa là một vị không còn
sanh vào Dục giới. Vị này đoạn trừ 5 orambhàgiyas: Thân
kiến, nghi, giới cấm thủ, ái và sân, đoạn trừ hoàn toàn
tham, sân, si, dứt hẳn Dục lậu và một phần Hữu lậu và
Vô minh lậu (Patis. M, tr.118). Vị này sẽ được hóa sanh và
chứng Niết bàn.
Các
vị A na hàm (Bất lai) được phân loại thành năm hạng như
sau:
1 - Antaràparinibbàyi
(Trung bát Niết bàn) = Những vị tu hành để diệt trừ 5
thượng phần kiết sử liền khi mới sanh và trước khi đến
nửa tuổi đời.
2 - Upahacca (Sanh bát
Niết bàn hay Tổn hại bát Niết bàn hay Upapadya của Kosa)
= Những vị tu hành để diệt trừ 5 thượng phần kiết
sử sau khi nửa tuổi đời cho đến trước khi gần chết.
3 - Asankhàraparinibbàyì
(Vô hành bát Niết bàn) là những vị chứng Niết bàn
bằng cách diệt trừ các phiền não không nhiều khó khăn
và không nhiều cố gắng. Tập Kosa giải thích là những
vị chứng Niết bàn không nhiều cố gắng vì những vị này
không tinh tấn (VI, tr.211). Tập Anguttaranikàya (Tăng nhất
bộ kinh) giải thích khác hơn. Tập này xem rằng những ai
thành tựu Thiền thứ tư, tu hành 5 lực và 5 căn, và
chứng Niết bàn trong đời này gọi là asankhàraparinibhàyì.
(II, tr.156).
4 - Sasankhàraparinibbàyì
(Hữu hành bát Niết bàn) là những vị chứng Niết bàn
bằng cách diệt trừ các phiền não một cách nhiều khó
khăn và nhiều nỗ lực (Vis. M. tr. 453). Tập Kosa giải thích
là những vị chứng Niết bàn không bao giờ sao nhãng sự
thực hành vì những vị này rất tinh tấn. Tập
Anguttaranikàya giải thích là những vị xem thân thể là
asubha (bất tịnh), đồ ăn là gớm ghiếc và mọi pháp
hữu vi là ghê tởm. Các vị này suy tư trên tánh vô thường
của sự vật và của sự chết và khiến tâm trí được
kiên trì. Các vị này tu tập 5 lực và 5 căn (Anguttara, II,
tr.156. Kosa VI, tr. 212). Các vị A na hàm (bất lai) hạng 1 và
4 có căn, hạng 2 và 3 có độn căn, hạng 3 và 4 tu Thiền
định, còn hạng 1 và 2 thời không nói đến tu Thiền định.
5 - Uddhamsota
Akanitthagàmì (Thượng lưu sắc cứu cánh thiên hành) là
những vị A la hàm chưa chứng Niết bàn khi còn ở trong
Aviha (Vô phiền thiên), tu dần lên cao cho đến khi chứng
sắc cứu cánh thiên và từ đấy nhập Niết bàn (xem Kosa
- VI, 37, tr. 213 về hai hạng Thượng lưu Ùrdhvassotas:
Akanisthagà và Naivasamjnànàsamjnàyatanagà).
Như
vậy chúng ta thấy A na hàm Tiểu thừa tương đương với Ðại
thừa Ðịa thứ ba.
Sự
thực hành các Ðịa thứ tư, thứ năm và thứ sáu tương
đương với sự tu hành Adhipannà (Thắng tuệ) của Tiểu
thừa. Trong tập Bodhisattvabhùmi, ba Ðịa đặt trong Adhipannàvihàra
(Thắng tuệ trú), lý do vì vị Bồ-tát chứng Prajnà (Tuệ)
bằng ba phương tiện khác nhau: các pháp Bồ đề phận, Tứ
đế và lý Duyên khởi. Cho nên vihàra này được chia làm
ba:
1-
Bodhipaksyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra: Bồ đề phận tương
ứng thắng tuệ trú. Sự tu hành trí tuệ theo các pháp
Bồ đề phận.
2- Satyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra:
Ðế tương ứng Thắng tuệ trú. Sự tu hành trí tuệ theo
các pháp Tứ đế.
3- Pratityasamutpàdapratisamyukàdhiprajnà:
Duyên khởi tương ưng Thắng tuệ trú. Sự tu hành trí
tuệ theo Duyên khởi.
Arsismatì
(Diệm huệ) hay Bodhipaksyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Bồ đề
phận tương ứng Thắng tuệ trú)
Một
vị Bồ-tát đi từ Ðịa thứ ba qua Ðịa thứ tư sau khi
chứng 10 Dharmàlokàs (Pháp quang), nghĩa là sau khi chứng
hiểu sattvadhàtu (chúng sanh giới), lokadhàtu (thế giới),
dharmadhàtu (pháp giới), àkàsadhàtu (không giới), vijnànadhàtu
(thức giới), kàmadhàtu (dục giới), rùpadhàtu (sắc giới),
àrùpyadhàtu (vô sắc giới), udàràdhyàsa-yàdhimuktidhàtu (cao
thượng ý nguyện giới) và màhàtmyàdhyàsayàdhimuktidhàtu (đại
ý nguyện giới).
Vị
này trở thành một phần tử thuần túy trong đại gia đình
Như Lai, nhờ thành tựu những đặc tánh sau này: tám
nguyện bất khuất, tín tưởng chân thành vào Tam bảo,
nhận thức rõ ràng tánh sanh diệt của các pháp hữu vi,
thực hành bất sanh của sự vật, khứ lai của thế giới,
của luân hồi và Niết bàn, hành động của các chúng sanh
trong mọi giới.
Vị
Bồ-tát thực hành 4 Nhiếp pháp, cố gắng tạo nhiều công
đức hơn nữa, gìn giữ các công đức đã tạo tác và không
làm các ác hạnh, thực hành các thần túc, 5 căn, 5 lực, 7
giác chi và 8 đạo. Ở địa này, vị Bồ-tát từ bỏ thân
kiến và các tâm sở tương ứng và chỉ làm những hạnh
đưa tới chánh giác.
Khi
vị Bồ-tát chứng được các đặc tánh của Ðịa này, tâm
trí trở thành uyển chuyển hơn, các nguyện mạnh mẽ hơn,
lòng từ đối với chúng sanh lớn hơn và kết quả là vị
Bồ-tát càng ngày càng tinh tấn. Các nghi vấn được tiêu
trừ và các cittàsayas trở thành vô lượng.
Nay
vị Bồ-tát thọ giới, các Kusalamùlas (căn bản thiện) càng
ngày càng trong sạch. Trong 4 Nhiếp pháp, vị này phát triển
Samànàthatà (Ðồng sự), và thực hành Vìryapàranimità (tinh
tấn Ba-la-mật) của 10 Ba-la-mật.
Sudubjàya
hay Satyapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Nan thắng địa hay đế tương
ứng thắng tuệ trú)
Vị
Bồ-tát đi từ Ðịa thứ tư đến Ðịa thứ năm bằng cách
tu tập cittàsayavisuddhisamatà (thanh tịnh bình đẳng tâm
nguyện), liên hệ đến 10 vấn đề như sau: giáo lý của chư
Phật quá khứ, hiện tại và tương lai, giới, định, đoạn
trừ tà kiến và nghi, hiểu hết chánh đạo và tà đạo,
thực hành các phẩm Bồ đ? giác chi và bổn phận nâng cao
đời sống giới hạnh của chúng sanh.
Trong
Ðịa này, do sự thực hành liên tục các pháp trợ đạo khác,
sự chứng đắc một tâm ý còn thanh tịnh hơn sự giác
ngộ chơn như tánh (tathàtva) của mọi pháp vàsự tăng trưởng
nguyện lực của mình, lòng từ bi v.v..., vị Bồ-tát hiểu
lý Tứ đế và trở thành tinh luyện trong sự hiểu biết
về:
- Samvrti (Tục đế), nhờ lo lắng đến
sự ao ước mong mỏi của các chúng sanh khác;
- Paramàrtha (Chơn
đế), nhờ chỉ thực hiện một con đường (Màrga=Ðạo);
- Sự thật về tướng
(laksana), nhờ chứng được những đặc tánh di động và
đặc biệt của sự vật (svasàmànyalaksana);
- Sự thật về phân
tích (vibhàya), nhờ biết sự chia chẻ các pháp;
- Sự thật về đoạn
trừ (nistìrana), nhờ biết điều kiện các uẩn, xứ,
v.v...
- Sự thật về
sự vật (vastu), nhờ để thân tâm chịu đựng mọi
phiền não;
- Sự thật về
sanh khởi (prabhava), nhờ các thọ sanh;
- Sự thật về
diệt và bất sanh (ksayànutpàda), do sự đoạn diệt hoàn
toàn mọi sự đau khổ;
- Sự thật về
hiểu biết con đường (màrgajnànàvatàra= Ðạo trí
nhập); và
- Sự thật về
sự tập khởi Như lai trí (Tathàgatajnànasamudaya), nhờ giác
ngộ thực trí trong mọi chi tiết và nhờ theo Bồ-tát địa
(bodhisattvabhù mis).
Nhờ
biết sự thật, vị Bồ-tát giác ngộ được mọi pháp
hữu vi là vô ngã, không thật có, thương xót chúng sanh ngu
xuẩn, phải chịu luân hồi sanh tử và khổ đau vì không
biết sự thật. Vị Bồ-tát phát nguyện hồi hướng tất
cả công đức của mình cho hạnh phúc, sự tu tập và sự
giải thoát cuối cùng cho mọi loài chúng sanh.
Trong Ðịa này, vị Bồ-tát
trở thành smrtimàn, nghĩa là không bị hoang mang; matimàn, vì
có thanh tịnh trí; gatimàn, vì hiểu một bản kinh được
thuyết vị mục đích gì, hrìmàn, tự bảo trì cho mình và
cho người khác; dhrtimàn, vì thực hành các giới luật, và
buddhimàn, vì tinh luyện trong việc xác chứng cái gì thích hợp
hay không thích hợp và nhiều sự việc khác nữa. Lòng ao ước
và chí nhiệt thành muốn được thêm công đức càng ngày
càng mãnh liệt hơn. Vị Bồ-tát làm mọi người hoan hỷ bằng
cách thực hành 4 nhiếp pháp, hiện diện bằng sắc thân, bằng
thuyết pháp về các hạnh Ba-la-mật, về Ðại tánh của Như
Lai, về các ác hạnh của thế giới, về công đức thành tựu
Phật trí và về làm các thần thông. Muốn tuyên dương Phật
pháp, vị Bồ-tát cũng học các thế pháp như toán học, y học,
thi văn, kịch nghệ, kỹ thuật làm sắt, thiên văn học
v.v...
Vị Bồ-tát diện kiến
các đức Phật, nghe các Ngài thuyết pháp, từ bỏ thế tục
và trở thành một vị Dharmabhànaka (thuyết pháp). Trong 10
Ba-la-mật vị Bồ-tát ưa nhất Thiền Ba-la-mật.
Abhimukhì
(Hiện tiền địa)
hay Pratiyasamutpàdapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Duyên khởi tương
ưng thượng trí trú)
Vị Bồ-tát, sau khi
thành tựu các Màrgas (Ðạo), bước qua Ðịa thứ sáu và chứng
10 bình đẳng tánh, nghĩa là các pháp đều bình đẳng vì
các pháp là:
1) animitta (vô tướng),
2) alaksana (vô tánh),
3) anutpàda (vô khởi),
4) ajàta (vô sanh),
5) vivikta (thoát lý),
6) àdivisuddha (thanh tịnh từ ban đầu),
7) nisprapanca (vô hý luận),
8) ànyùha-niryùha (bất thủ, bất xả),
9) màyàsvapnapratibhasapratisrutkopamrà (giống như huyễn mộng,
vọng thanh),
10) bhàvàbhàvàdvaya (phi hữu phi vô).
Nhờ quán sát sự vật
như vậy, vì Bồ-tát, nhờ thâm tín, lên được Ðịa thứ
sáu, nhưng chưa chứng anutpattikadharmaksànti (vô sanh pháp nhẫn=tin
sự vật tự tánh là bất sanh). Vì nặng lòng Ðại từ, vị
Bồ-tát thương xót các chúng sanh, vì vô minh che lấp, xem sự
vật ở đời là có sanh, có diệt và có ngã. Vì không hiểu
sự thật, chúng theo tà đạo, bị thiện và bất thiện chi
phối, và do vậy có những abhisamskàras (hành). Tâm chủng tử
(cittabìja) do hành tạo ra trở thành lậu nhiễm (sàsrava), đầy
những chấp thủ (upàdàna), và tạo ra sanh, lão tử và tái
sanh. Rồi do thức thuộc về karmaksetra (Nghiệp điền), tức
là vô minh và ái, một lưới tà kiến được dệt vào, và
từ đó sinh ra nàmarùpa (danh sắc); từ danh sắc, tiếp tục
khởi lên 5 giác quan, xúc, thọ, thụ hưởng (abhinandana),
tương ưng với trsna (ái), upàdàna (thủ) bhava (hữu), và 5 uẩn
phân chia theo 5 loại chúng sanh (gatipancaka). Các chúng sanh
này rồi rơi vào lão, ưu bi khổ não v.v... Vị Bồ-tát hiểu
rằng không có người tạo ra những điều trên, vì mọi sự
vật tự tánh không được tạo sanh bởi sức mạnh nào hết
(anàbhoga, sàntilaksana), rồi diệt mất và không có ai diệt
chúng. Vị Bồ-tát lại chứng ngộ, không hiểu sự thật tối
thượng là vô minh và vô minh là nhân phát sinh hành
(samkàra), hành phát sinh tâm thức (citta-vijnàna), đầu tiên
câu hữu với 4 thủ uẩn (upàdàna- skandha), từ đấy sanh ra
danh sắc (nàma-rùpa) và dắt dẫn đến khổ uẩn. Cây đau
khổ khởi lên, không có người tạo tác hay thọ hưởng (kàrakavedakasahita).
Cho nên vị Bồ-tát chứng ngộ ba giới là duy thức
(cittamàtram yad idam tràidhàtu kam).
Do hiểu lý nhân duyên
từ mười vị trí, và vì tin tưởng không có người làm
hay người thọ hưởng, không có vị tạo chủ (asvàmika),
và mọi sự vật đều bị lý nhân duyên chi phối, không có
thực chất, xa lìa tất cả và tự tánh không hiện hữu, vị
Bồ-tát chứng được sùnyatà-vimoksamukha (thoát lý khỏikhông
tánh). Do hiểu được các bhavangas (những móc nối trong dây
chuyền nhân duyên) tự tánh là đoạn diệt (svabhàva-nirodha),
vị Bồ-tát không phân biệt dharmanimitta (pháp tướng) nào
và như vậy chứng được animitta-vimoksamukha (vô tướng giải
thoát). Cuối cùng, nhờ hiểu được sùnyatà (không tướng)
và animittatà (vô tướng) của tất cả bhavangas, vị Bồ-tát
thật tình không thấy sự giải thoát gì (vimoksa), dù hình
như tỏ ra đang làm như vậy vì lòng thương xót vô lượng
chúng sanh; nhờ vậy, vị này chứng được
apranihita-vimoksamukha (vô nguyện giải thoát). Luôn luôn đề
cao lòng đại từ, vị Bồ-tát thành tựu viên mãn các phẩm
trợ đạo còn lại, và tin tưởng các samskàras được tác
thành bởi những phần tử mà tự tánh là bất sanh bất diệt,
vị Bồ-tát hướng tâm về Asangajnàna (vô tham diệu trí), gọi
là Prajnàpàramitavihàra (Bát nhã Ba-la-mật trú) và tu tập
phát triển trí ấy một cách mạnh mẽ. Nay vị Bồ-tát tu
hành mọi loại thiền định về sùnyatà (hư không), animitta
(vô tướng) và apranihita (vô nguyện) và tu tập 10 àsayas để
tiến dần lên các quả vị cao hơn và khỏi có thể rơi vào
Thanh văn hay Ðộc giác. Trong 10 Ba-la-mật, vị Bồ-tát tu tập
Bát nhã Ba-la-mật.
Một vị Bồ-tát nhờ
đi ngang qua các Ðịa này, chứng được mọi đặc tánh của
vị A-la-hán, ngoài những đặc tánh cần thiết cho một vị
Bồ-tát. Nay vị Bồ-tát trở thành một vị A-la-hán, vì như
tập Lankàvatàra (nhập Lăng già) đã nói, vị Bồ-tát đã
thoát khỏi mọi vọng tưởng (vikalpa) về dhyàna (thiền),
dheya (đối tượng của thiền), samàdhi (định), vimoksa (giải
thoát), bala (lực), abhijnà (thắng trí), klesa (phiền não) và
Dukkha (khổ).
Theo
các nhà Tiểu thừa, người tu hành khi thành tựu các hạnh
Bát nhã, trở thành một vị A-la-hán. Ngài Buddhaghosa dành 20
chương cuối của tập Visuddhimagga để giải thích mọi
vấn đề liên quan đến Pannàbhùmi (Bát nhã địa). Trong Ðịa
này (Vis, tr.443-587) người tu hành được xem là phải nghiên
cứu, phân tích 5 uẩn, 12 xứ, 20 căn, 4 đế và 12 nhân duyên.
Ðây chỉ là bước đầu của sự tu tập về Pannàbhùmi.
Nhờ các pháp môn này, người tu hành thành tựu viên mãn Bhàvanàmàrga
(Tu đạo vị). Chúng ta đã thấy, tu đạo vị bắt đầu
từ sát-na thứ 16, nghĩa là sát-na cuối cùng của Darsana-màrga
(Kiến đạo vị) khi người tu hành trở thành bậc Dự lưu
(srotàpanna). Như vậy người tu hành, trong khi tiến dần qua
các vị trí giải thoát, thành tựu viên mãn giới thanh
tịnh và định thanh tịnh và một phần tuệ thanh tịnh. Các
Visuddhis (thanh tịnh vị) này như được phân loại trong
tập Visuddhimagga (tr. 443, 587 v.v...) và tập
Abhidhammatthasangaha (Comp. Of Phil. Tr.65 v.v...) gồm có
Ditthivisuddhi (Kiến thanh tịnh), Kankhàvitaranavimsudhi (Ðoạn
nghi thanh tịnh: 16 loại nghi thuộc quá khứ, hiện tại, vị
lai đều được diệt trừ), Maggàmagganànadassanavisudbhi (Ðạo
phi đạo tu kiến thanh tịnh: Thanh tịnh do tri kiến phân
biệt rõ ràng chánh đạo và phi đạo), Patipadànàna
dassanavisuddhi (Hành đạo tri kiến thanh tịnh = Tri kiến thanh
tịnh trong khi hành đạo) và nànadassanavisuddhi (Tri kiến
thanh tịnh) (Ngài Buddhaghosa gọi 5 visuddhi này là sarìra (thân)
và sìla và cittavisuddhi là mùla (căn bản), Vis. M. tr.443).
Trong giai đoạn A-la-hán,
vị tu hành đoạn trừ 5 thượng phần kiết sử còn lại, mọi
phiền não (kilesas), lậu hoặc (àsavas) và cuối cùng hiểu
rõ chân ý nghĩa của 4 Ðế, nghĩa là được giác ngộ, tâm
trí hoàn toàn giải thoát. Vị Bồ-tát không còn phải tái
sanh và sẽ chứng Niết bàn. Sự giải thoát này của các vị
A-la-hán cũng được các tác phẩm Prajnàpàramità và các phẩm
Ðại thừa khác xác nhận. Ðoạn văn được tả đại khái
như sau: một vị A-la-hán là ksìnàsrava (lậu hoặc trừ),
Nisklesa (phiền não đoạn), Vasìbhùta (tự điều tự phục),
Suvimuktacitta (tâm trí giải thoát), Suvimuktaprajnà (trí tuệ
giải thoát), àjàneya (khó được tác thành), Kstakrtya (đã
làm những việc đáng làm) Apahrtabhàra (đã hạ xuống gánh
nặng 5 uẩn), Anupràptasvakàrtha (thành tựu viên mãn mục đích
đời sống) và Pariksìnabhavasamyojana (giải thoát mọi kiết
sử tái sanh).
Tương đương với hai
hạng Dự lưu gọi là Saddhànusàrì (Tín hành) và
Dhammànusàrì (Pháp hành), các vị A-la-hán cũng được chia
thành hai hạng: Ubhatobhàgavimukta (Song phần nhập tâm giải
thoát) và Pannàvimutta (Huệ giải thoát). Hạng đầu là những
vị đã thành tựu 8 giải thoát và diệt trừ các lậu hoặc
nhờ trí tuệ (Pannà). Hạng thứ hai là những vị chưa thành
tựu 8 giải thoát nhưng đã đoạn trừ các lậu hoặc nhờ
trí tuệ.
Hình như tất cả các
vị A-la-hán không chứng được Patisambhidàs (Vô ngại giải),
còn vị Bồ-tát thành tựu pháp này cùng với các pháp
khác, vào địa thứ chín. Chúng ta cũng thường tìm thấy một
vị A-la-hán chứng được Patisambhidàs thường được đặc
biệt diễn tả là Sahapatisambhidà arahattampàpuni (thành tựu
A-la-hán quả với vô ngại giải).
Với địa thứ sáu, sự
so sánh giữa các vị thứ Tiểu thừa và Ðại thừa của
chúng ta được chấm dứt. 4 Ðịa còn lại không liên hệ
gì với phương pháp tu hành Tiểu thừa và các quả vị mà
một vị Bồ-tát cố gắng thực hành các công hạnh thuộc
4 Ðịa này không được các nhà Tiểu thừa biết đến. Từ
Ðịa thứ bảy trở đi, thật sự bắt đầu sự cố gắng
của vị Bồ-tát để chứng Dharmasùnyatà (Pháp không).
Nirnimittatà (Vô tướng) của sự vật do chúng ta nhận thức.
Và bốn địa sau cùng chỉ nêu rõ sự phát triển tuần tự
trí tuệ của vị Bồ-tát cho đến khi chứng được Tathàgatabhùmi
(Như lai Ðịa). Ở Ðịa này, vị Bồ-tát trở thành đức
Như Lai viên mãn và đồng nhất với các đức Như Lai khác.
Các vị Tiểu thừa lẽ dĩ nhiên đặt đức Phật lên địa
vị tối cao với những thần lực và siêu tánh đặc biệt,
một số thần lực và siêu tánh này được tìm thấy trong
4 Ðịa cuối cùng.
Dùrangamà
(viễn hành địa)
hay Sàbhisamskàrasàbhoganirnimitavihàra
Một vị Bồ-tát, sau
khi thành tựu Bồ-tát đạo, bước vào Ðịa thứ bảy. Vị
này bắt đầu bước vào một con đường khác biệt, cao thượng
hơn và được 10 loại Upayaprajnàjnàna (Phương tiện Bát
nhã trí) (B. Bh, tr.19) như sau: Vị Bồ-tát:
I- (a) Chứng được một
tâm trí thành thực tự quán chơn không, vô tướng, vô
nguyện; (b) tỏ ra như đã thành tựu vô lượng công đức
và trí tuệ.
II- (a) Hiểu vô ngã
tánh của mọi pháp; (b) không từ bỏ 4 vô lượng tâm: từ,
bi, hỷ, xả.
III- (a) Lựa chọn những
công đức thù thắng nhất; (b) không bám vào bất cứ
pháp nào.
IV- (a) an trú thoát ly
khỏi ba giới; (b) nêu rõ những việc mình làm trong ba giới.
V- (a) Tự giải thoát
hoàn toàn mọi phiền não; (b) làm mọi hạnh nghiệp cần
thiết để loại trừ tham sân của mọi chúng sanh.
VI- (a) Chứng được
tánh bất nhị (advaya) của mọi sự vật như là bào ảnh,
tiếng vọng; (b) nêu rõ những hoạt động sai khác, những
phân biệt và vô lượng đại nguyện của mình.
VII- Phát triển một
tâm trí ý thức được bình đẳng tánh của mọi Phật
sát.
VIII- (a) Thể nhập
vào pháp thân của mọi đức Phật; (b) cũng hiện sắc thân
với các tướng sai biệt.
IX- Chứng được tiếng
nói của Như Lai; và
X- (a) Trong một
sát-na, phân biệt được quá khứ, hiện tại, vị lai
(ekaksanatryadhvànubodham); (b) hiện thân trải qua nhiều kiếp
để cứu độ mọi loài.
Cho đến một sát-na,
không bao giờ rời khỏi màrgaabhinirhàra (hành động hệ thuộc
về con đường) và jnànàbhinirrhàra (hành động hệ thuộc
về trí). Vị Bồ-tát thành tựu mọi Ba-la-mật và 4 nhiếp
pháp, bốn adhisthànas (Tứ đức xứ) và 37 Bồ đề phận: Vị
Bồ-tát thành tựu thân nghiệp, khẩu nghiệp thanh tịnh,
liên hệ với Bồ-tát nguyện, 10 thiện hạnh các đức Phật
và làm mọi thế sự liên quan đến nghệ thuật và công nghệ
(silpasthàna-karmasthàna) đã được thành tựu trong Ðịa thứ
năm. Nay vị Bồ-tát trở thành Ðạo sư cho ba giới, và
không ai có thể sánh bằng về àsaya (hướng), prayoga (tinh tấn),
lẽ dĩ nhiên trừ các vị Bồ-tát ở các Ðịa cao hơn. Vị
Bồ-tát này có trước mặt mình tất cả dhyànas (thiền),
samàdhis (định), samàpattis (thành tựu pháp), abhijnàs (thắng
trí), và vimoksas (giải thoát), các pháp này sẽ được vị
Bồ-tát thành tựu trong các Ðịa kế tiếp. Nay vị Bồ-tát
tu hành nhiều thiền định (samàdhi), vượt khỏi các Thanh văn
Ðịa và Ðộc giác Ðịa, và tiến gần đến Prajnàjnànavicàranabhùmi
(Bát nhã trí biện sát địa) (Dasa; tr. 60)
Vị Bồ-tát chứng
Nirodha (Diệt) trong Ðịa thứ sáu, và trong Ðịa thứ bảy,
vị này nhập vào và xuất ra Nirodha, nhưng đừng tưởng lầm
vị ấy bị Nirodha chi phối, vì đã vượt lên trên
Vitarkadosa (Tầm quá = suy tầm sai lạc) của vị Thanh văn
nghĩa là xem Nirodha (Diệt) như là samskrtàtyantà vyupasama (sự
đoạn diệt rốt ráo các pháp hữu vi). Ðây là một ưu điểm
của các vị Bồ-tát là những vị này đạt tới và an trú
trong Bhutàkotivihàra (Trú ư chân tế: trạng thái cuối cùng
cóthể có được của loài hữu tình), nhưng không bao giờ
bị Nirodha chi phối.
Ðầy đủ với Ðại lực,
thiền định và phương tiện trí, vị Bồ-tát hiện ra ở
đời, nêu rõ đại nguyện của mình hướng đến Niết bàn,
và luôn luôn có một số lớn đệ tử bao vây, nhưng vị Bồ-tát
thoát ly tất cả, không bị chi phối ảnh hưởng gì. Do nguyện
lực (pranidhàna) của mình, vị Bồ-tát hiện ra trong ba giới
(tri-dhàtu) để cứu khổ chúng sanh, nhưng không bị nhiễm
ô bởi thế tình. Dù có Phật trí, vị Bồ-tát tự tỏ như
mình thuộc Thanh văn thừa hay Ðộc giác thừa cho đến như
bị lưới màra bao vây và bị ngoại đạo chi phối, hoặc tự
ly khai chánh pháp, theo lễ nghi thế tục hay hưởng những lạc
thú nhân thiên.
Vị Bồ-tát diện kiến
nhiều đức Phật, nghe pháp và vâng theo lời chỉ dạy của
các Ngài. Lòng tin của vị Bồ-tát vào Gambhìradharmaksànti
(thâm pháp nhẫn) được thanh tịnh. Vị này thực hành hạnh
Upàyakausalya pàramità (Phương tiện thiện xảo Ba-la-mật).
Acalà
(Bất động
Ðịa) hay Anàbhoganirnimitta-vihàra (Vô quán vô tướng trú)
Một vị Bồ-tát, sau
khi thành tựu bảy Ðịa, làm cho Màrga (Ðạo) thanh tịnh nhờ
trí và phương tiện chất chứa công đức, phát đại nguyện,
an trú vào bốn adhisthàna: Tứ đức xứ (satya, tyàga, upasama
và prajnà= chân, thí, tịch và trí) v.v..., vị Bồ-tát hiểu
mọi pháp là bất sanh, bất diệt, bất tăng, bất giảm, tự
tánh không thật có, chủng thỉ bổn mạt đều giống nhau.
Tóm lại, vị Bồ-tát hiểu được Tathatà (như thực tánh)
của mọi vật. Vị này vượt qua mọi biến kế sở chấp
do tâm và thức cấu tạo, biết được mọi pháp giống như
hư không và nhờ vậy an trú vào Anutpattikadharmaksànti (Vô
sanh pháp nhẫn) (B. Bh. Tr.21. Mtu; tr.136); khi chứng được Ksànti
(nhẫn), vị ấy an trú vào Ðịa thứ tám (Acalà) và vượt
ngoài mọi thọ hưởng. Vị Bồ-tát chứng các pháp là
Anàbhoga (Bất tư duy, vô quán niệm), do vậy không có âu lo,
vì sự vật liên hệ đến thân, khẩu, ý đều giải thoát
khỏi mọi biến kế sở chấp và an trú trong Vipàka-dharma (Dị
thục pháp). Sự thật, vị Bồ-tát không thực hành giới
pháp của chư Phật, chư vị Bồ-tát và Thanh văn.
Nay chư Phật bảo vị
Bồ-tát phải thành tựu 10 lực, 4 vô sở úy từ trước
chưa chứng đắc và để ý đến trạng thái bất an, si mê,
phiền não về tâm trí của chúng sanh. Rồi vị Bồ-tát được
nhắc lại một trong những đại nguyện xưa của mình là
Pháp tánh (Dharmatà, tánh bất sanh, bất trú, bất diệt của
các pháp), không phải chỉ riêng cho đức Như Lai, mà các vị
Thanh văn, Ðộc giác đều phải chứng ngộ. Chư Phật lại
khuyên vị Bồ-tát cố gắng để được như các Ngài vô lượng
thân, trí, thế giới, hào quang, âm thanh và tứ chi thanh tịnh,
pháp giới, Phật sát, chúng sanh và vô lượng vô số pháp
khắp mười phương thế giới. Sự chứng đắc những pháp
"vô lượng" như vậy, rất có giá trị, thắng xa mọi
công đức và trí đức chứng được trong 7 Ðịa trước, vì
mọi công đức và trí đức từ trước chứng được là do
sự tinh tấn dụng công (sàbhoga-karmanà), còn trong Ðịa
này, các công đức và trí đức tự nhiên chứng được.
Vì chứng được một
cách tự nhiên thiện xảo phương tiện trí
(upàyakausalyajnàna) và tùy thuộc kết quả sự cố gắng để
chứng nhất thế trí, vị Bồ-tát biết được như thế nào
và khi nào một thế giới được tác thành, tiếp tục tồn
tại rồi hoại diệt và nghiệp nào chịu trách nhiệm kết
quả ấy. Vị Bồ-tát biết được như thế nào và khi nào
một thế giới được tác thành, tiếp tục tồn tại rồi
hoại diệt và nghiệp nào chịu trách nhiệm kết quả ấy.
Vị Bồ-tát biết được mọi chi tiết lớn nhỏ của 4 Ðại:
địa thủy hỏa phong, các loại chúng sanh và nghiệp quả của
chúng. Sự hiểu hết chi ly như vậy rất cần cho vị Bồ-tát,
vì vị này phải hiện ra giữa các chúng sanh, thật giống một
loại chúng sanh để cho các chúng sanh cảm thấy vị ấy là
một loại với chúng và mỗi chúng sanh đều cảm thấy có
thể thành Phật.
Vị Bồ-tát phát triển
10 vasitàs (tự tại) đối với àyu (tuổi thọ), cetas (tâm
trí), pariskàra (tài vật), karma (nghiệp), upapatti (sanh),
adhimukti (giải thoát), pranidhànà (nguyện), rddhi (thần
thông), dharma (pháp) và jnàna (trí).
Vị Bồ-tát trong giai
đoạn này được xem như chứng được vô lượng, vô biên,
vô tỷ trí tuệ và hạnh nghiệp bao giờ cũng trong sạch.
Nay vị Bồ-tát thành tựu được các pranidhànas (nguyện),
adhisthànas (đức trú), pàramitas (Ba-la-mật), mahàmaitri (Ðại
từ), mahà karunà (Ðại bi), dhàranà (tổng trì), pratibhàna
(biện tài) v.v...Tóm lại, tất cả các pháp thành tựu một
đức Phật. Do vậy, địa này được gọi là Acalà (Bất động)
và vị Bồ-tát không thể thối lui địa này
(avivartyabhùmi). Nay vị Bồ-tát trở thành một đơn vị
trong gia đình Như Lai, và có thể được xem thuộc gia tộc
đức Phật. Từ nay, vị Bồ-tát luôn luôn được chư thiên
và thần kim cang hầu cận.
Sàdhumatì
(Thiện tuệ) hay Pratisamvidvihàra (Vô ngại biện trú)
Vị Bồ-tát sau khi
thành tựu và phát triển vô lượng trí, các tổng trí, thiền
định, thượng trí, hiểu biết chi ly các thế giới, lực,
và các vô sở úy của đức Như Lai đã nói trong Ðịa trước,
nay bước vào Ðịa thứ chín. Trong giai đoạn này, vị Bồ-tát
biết đúng đắn các pháp là thiện, bất thiện hay vô ký,
thanh tịnh hay không thanh tịnh, thế tục hay siêu việt, tưởng
tượng hay không thể tưởng tượng, định pháp hay bất định
pháp, hữu vi hay vô vi. Vị Bồ-tát biết những bổn phận của
Thanh văn, Ðộc giác, Bồ-tát và Như Lai Ðịa. Nhờ thông
minh như vậy, vị Bồ-tát biết một cách đúng đắn những
tập tục hay đặc tánh tư tưởng của chúng sanh, những phiền
não, hạnh nghiệp, căn, nguyện, giới (dhàtu), ao ước và ý
định (àsayànusaya), tái sanh tùy theo ước muốn (vàsanànusandhi)
và những ràsis (gotra=chủng tộc) của những chúng sanh này.
Vị Bồ-tát biết tánh sai biệt của các tâm trí, phiền
não và nghiệp v.v...
Vị Bồ-tát trong Ðịa
này đã có thể biết một cách tỷ mỉ mục đích và những
đức tánh của mỗi một chúng sanh và có thể quyết định
phương pháp hướng dẫn một chúng sanh đến đích. Do vậy,
vị Bồ-tát thay đổi phương pháp giáo huấn của mình tùy
theo sự nhận xét của mình.
Vị Bồ-tát cũng đóng
vai một vị Dharmabhànaka (giảng pháp sư) để gìn giữ lời
dạy của bậc Ðạo sư. Vì vô lượng trí tuệ của mình, vị
Bồ-tát giảng pháp theo nhiều phương pháp và áp dụng 4
pháp vô ngại biện. Nhờ dùng 4 pháp biện tài này và hoạt
động như một Pháp sư, vị Bồ-tát trở thành một kho
tàng gìn giữ lời dạy chánh pháp. Ðầy đủ những dhàranis
(tổng trí) và pratibhànas (thuyết pháp), vị Bồ-tát thuyết
pháp cho chúng sanh trong mọi thế giới và phương pháp giảng
dạy rất linh động và khác biệt.
Cũng trong Ðịa này, vị
Bồ-tát vẫn tu tập trên con đường tiến triển tâm linh
và không bao giờ ra khỏi tầm mắt của chư Phật. Vị Bồ-tát
tu tập hạnh balapàramità (lực Ba-la-mật). Nếu muốn, vị Bồ-tát
này có thể trở thành Mahà-Brahmà (Ðại phạm thiên).
Dharmamehgà
(Pháp vân địa)
hay Parama-vihàra (Tối thượng trú)
Vị Bồ-tát, khi thành
tựu các bổn phận trong Ðịa thứ chín, bước vào Ðịa thứ
mười. Nay vị Bồ-tát điêu luyện trong vô số thiền định,
và nhờ vậy, một hoa sen huy hoàng và to lớn hiện ra, và vị
Bồ-tát tự thấy mình ngồi trên đài sen ấy, với thân
hào quang sáng chói và nhập định Sarvajnàjnàna Visesàbhiseka
(Nhất thể trí tri), xung quanh có vô số Bồ-tát còn ở
trong chín Ðịa trước bao vây và hướng nhìn đến mình.
Hào quang tự thân chiếu sáng và khiến mọi chúng sanh hoan hỷ.
Khi vị Bồ-tát ngồi trên tòa sen, hào quang từ các đức
Như Lai chiếu đến và tấn phong vị Bồ-tát thành
Samyasambuddha (chánh đẳng giác), đầy đủ nhất thế trí
và do vậy, Ðịa này được gọi là Abhisekabhùmi (Quán đảnh
địa).
Nay vị này biết rõ
ràng thế giới các pháp thế gian sanh diệt như thế nào,
vô lượng hạnh của một đức Phật, vô lượng giải thoát
môn của vị Bồ-tát (Bodhisattva-vimoksa mukha), các thiền định
và các chú thuật dharani v.v... Nay vị ấy được cụ túc
Smrti-kausalya (Niệm thiện xảo) nên có thể thâu nhận tất
cả mây pháp (Dharmamegha) do vô lượng Phật thấm nhuần. Vị
này có thể vận dụng mọi loại thần thông. Ở trong Ðịa
này, vị Bồ-tát phát huy jnâna-pàramita (Trí Ba-la-mật).
Chính sau Ðịa thứ mười
mà một vị Bồ-tát trở thành đức Như Lai (Tathàgata), và
do vậy tập Lankàvatàra (Nhập lăng già) gọi Ðịa này là
Tathàgatabhùmi (Như lai Ðịa). Tập Satasàhasrikà (Bách thiên
tụng tạng 1472) cũng ghi nhận một vị Bồ-tát ở địa thứ
10 được gọi là Tathàgata (Như lai).
Ở văn học Tiểu thừa,
không có đề cập đến 4 địa sau cùng. Quan niệm một đức
Phật đến với các nhà Tiểu thừa còn rất mơ hồ, vì
quan niệm vị Bồ-tát chỉ được văn học Tiểu thừa chấp
nhận một cách rất chậm trễ, và rất có thể là bị ảnh
hưởng của các tư tưởng Ðại thừa. Các nhà Tiểu thừa
cẩn thận tránh xa tất cả quan điểm hình nhi thượng học
của các nhà Ðại thừa về các vị Bồ-tát và chư Phật.
Tuy vậy các nhà Tiểu thừa không giữ được cùng một
thái độ đối với các mẩu chuyện thần thoại, thuần
tín ngưỡng cùng tin về các đời sống củachư vị Bồ-tát.
Các nhà Tiểu thừa, trung thành với triết thuyết của
mình, chỉ chấp nhận vào trong văn học các vị này, một
đời sống đức Phật, bắt đầu bằng một mẩu chuyện ngắn
của đời sống tiền thân của vị Bồ-tát, dươi nhan đề
Dùrenidàna và Avidurenidàna (Viễn nhân duyên và cực Viễn
nhân Duyên), hay Nidàna này chỉ là tóm lược các mẩu chuyện
rất phổ thông trong hàng Ðại thừa. Và có những bằng chứng
vay mượn mô phỏng, dù rất thô sơ. Ngoài những danh từ như
Buddhabija (Phật chủng tử) và Abhinirhàna (Thành tựu, viên
mãn), có đoạn Bà-la-môn Sumedha (Thiện tuệ) nói rằng
"tôi không cần đến Niết bàn do diệt trừ các phiền
não. Như đức Phật Dipankara (Nhiên Ðăng), tôi sẽ chứng
vô thượng chánh đẳng giác, và nhờ Pháp thuyền làm phương
tiện, tôi sẽ hướng dẫn chúng sanh vượt khỏi biển sanh
tử và chứng Niết bàn". Câu này có vẻ rất Ðại thừa
hay ít nhất cũng là bán Ðại thừa. Nhưng các nhà Tiểu thừa
không những bác bỏ những phiếm luận siêu hình mà cũng bác
bỏ luôn những danh sách quen thuộc các hạnh Ba-la-mật của
Ðại thừa. Tập Jàtaka (Tiền thân) và tập Mahàbodhivàmsa
(Trang 25 và 9) tuyên bố các pháp tác thành Phật
(Buddhakàraka) chỉ có 10 Ba-la-mật; dàna (thí), sila (giới),
nekkhamma (ly dục), pannà (tuệ), viriya (tinh tấn), khanti (nhẫn
nhục), sacca (chân đế), adhitthana (thọ trì), mettà (từ) và
upekkhà (xả).
Về những thần thông
đặc biệt của một đức Phật, các nhà Tiểu thừa nói đến
rất ít. Các tập Nikàya có chép các đức Phật (kể cả các
vị Bích chi) tự mình chứng vô thượng giác, nhờ theo những
pháp môn chưa từng được nghe. Một vị vô thượng giác diễn
giảng chánh pháp, trở thành vị sáng lập một tôn giáo, một
bậc thiên nhân sư. Ngài là bậc toàn tri (Sabbannu) và tri
giác của Ngài về bất cứ vấn đề gì không cần Ngài phải
chú tâm đến (àvajjanà). Ngài có đủ 10 lực và 4 Vesàrajja
(Vô sở úy). Trong tập Kathàvatthu (III, 1, 2) có một cuộc thảo
luận về vấn đề này. Vấn đề một Như lai có những năng
lực tương tự như vị Thanh văn hay không, một điểm được
học phái Andhaka đặt thành vấn đề, dựa theo đoạn văn của
tập Anuruddha samyutta (V. tr. 304). Trong những thần thông của
đức Phật đã được đề cập đến, thật không có gì rất
đặc biệt, trừ một vài thần thông đã nói đến, và câu
hỏi của học phái Andhaka đã làm cho các nhà Thượng tọa
bộ khó chịu. Trong văn học của các nhà Tiểu thừa, các vị
này cố gắng chứng minh đức Phật là một nhân vật hy hữu,
siêu việt các loài người và chư thiên, nhưng các vị này
cũng nêu rõ không có sự khác biệt gì giữa một vị
A-la-hán và một đức Phật, ngoại trừ đức tánh đức Phật
là vị sáng lập và một bậc đạo sư của một tôn giáo
(Xem chương II và bản dịch Dìgha Nikàya, II, 1-3, III, 6).
---o0o---
Mục
lục
|
1.1
|
1.2
|
2.1
|
2.2
|
3.1
|
3.2
|
3.3
|
3.4
|
3.5
|
4.1
|
4.2
|
5
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Chân thành
cám ơn Đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử
(Quang Duc Website, tháng 5, 2002)
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật : 01-05-2002