Cà rốt có tác dụng giải độc thủy ngân do có một lượng lớn chất kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu.
Sự xuất hiện của mụn trứng cá, chứng hôi miệng, táo bón, đau đầu… có thể là
những tín hiệu thông báo sự tồn đọng của chất độc trong cơ thể. Khi sức khoẻ
bị đe dọa thì việc loại trừ độc tố cho cơ thể là vô cùng cần thiết và phải
thực hiện hằng ngày. Lựa chọn thực phẩm có tác dụng giải độc, đồng thời kiên
trì một chế độ vận động thường xuyên là cách tốt nhất để chúng ta nói lời
tạm biệt với những độc tố trong cơ thể.
Mộc nhĩ đen: Người làm những ngành nghề có liên quan đến bông vải,
sợi, đay… nên dùng nhiều mộc nhĩ đen, vì mộc nhĩ đen có tác dụng bài trừ
chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ
thể. Chất keo thực vật trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dính cao, có thể
hút thấm hết những tạp chất còn trong hệ tiêu hoá, giúp máu trở nên “sạch”
hơn, đồng thời còn làm hạ cholesteron, phòng chống xơ cứng mạch máu.
Mướp đắng: Thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có
tác dụng giải độc. Mướp đắng giúp giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm
sáng mắt. Các nhà khoa học đã phát hiện trong loại quả này một loại protein
hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt. Nó kích thích tác dụng
“phòng ngự” của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể.
Đậu phụ: Những chế phẩm từ đậu nành có lượng canxi vô cùng phong phú, vì thế chúng được mệnh danh là những “chiến sĩ giải độc”.
Táo tây: Ruột là nơi có khả năng bài trừ độc tố một cách nhanh
chóng. Nếu hệ tiêu hóa không tốt, các độc tố sẽ tích tụ tại ruột và bị hấp
thụ trở lại vào máu, rất có hại cho cơ thể. Trong táo tây có một lượng chất
xơ và chất kết dính thiên nhiên phong phú, phòng ngừa thức ăn phân hủy trong
ruột.
Dưa chuột: Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài
trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh
ra sau quá trình phân giải các protein, rồi bài tiết chúng ra ngoài qua nước
tiểu. Dưa chuột có công dụng lợi tiểu nên có thể làm sạch niệu đạo, góp phần
giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn
có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày.
Mật ong: Từ xưa, mật ong đã nổi tiếng là loại thực phẩm giải độc và
làm đẹp. Trong mật ong có nhiều vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể
con người. Dùng mật ong thường xuyên có tác dụng bài trừ độc tố, đồng thời
cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống các bệnh về mạch máu hoặc
các chứng suy nhược thần kinh.
Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, mát, có tính giải độc cao. Ngoài ra,
đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại,
thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm. Đậu xanh thúc đẩy quá trình bài tiết
tống các chất độc ra khỏi cơ thể.
Tỏi: Trong tỏi có chứa những thành phần đặc biệt, giúp làm giảm
nồng độ chì trong cơ thể.
Nho: Gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể. Các
độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến
thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn. Nho có tác dụng
giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích cho quá
trình tái tạo máu.
Trà: Những thành phần trong lá trà cùng một lượng vitamin C phong
phú có tác dụng nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)