Tránh Dùng Nước Tương Ðược Chế Biến Bằng Tóc Của Con Người. Trần Anh Kiệt dịch

Hãy Thận Trọng,
 Tránh Dùng Nước Tương Ðược Chế Biến Bằng Tóc Của Con Người

 

Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.

Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng. Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Ðể rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.     

Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết.  Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .

Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.

Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Ðặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.

Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh  Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Ðể mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước. Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân.Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.

Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn. Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế. 

Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau. Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.

Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Ðài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Âu Châu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, chánh quyền Trung Cộng đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này.

Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính quyền Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thâu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thâu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong. Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.

Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thâu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge. Mặc dầu trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.

Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Ðể chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.

Mặc dầu chánh quyền Trung Cộng cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay nhà cầm quyền Trung Công, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này, nhưng thực sự họ có quyết tâm hay không lại là một chuyện khác.

 

               Bài của Tse-Yan Lee, B.H.Sci; Dip.Prof. Consel; MAIPC; MACA

                                             Trần Anh Kiệt lược dịch

Về danh mục

お寺との付き合い 檀家 ブッダの教えポスター ä å µå ƒæ æ 村上市 お墓 关于青春的议论文 nghiệm 佛教 临终关怀 พธผกพทธสมา 礼佛大忏悔文 人生是 旅程 風景 æ Æå 村上市お墓 å æžœ toàn bộ đời sống của mình chỉ là ï½ hẠ梵僧又说 我们五人中 护法 风长相决 栃木県 寺院数 hòa thượng thích mật hiển 1907 cà ri chay 黄财神 观世音菩萨普门品 Hiền thần Lý Thường Kiệt 药师经 妙蓮老和尚 生日快乐 善生经全文 放下凡夫心 故事 å åœ ç ä 仏壇の線香の位置 ç æŒ thÃÆ Hơi Xác 五行缺火 名字 Ä em Thái Bình Đại đức Chánh thư ký PG 位牌 文字入れ å æ æ 若我說天地 可児 七五三 梵僧又说我们五人中 长寿和尚 佛教极乐世界指什么 大学生申请助学金的申请理由怎么写 Nỗi nhớ ngày đông vi sao ta cu troi lan trong vong sanh tu Ï cao