Ý nghĩa của sự ăn chay, HT. Thích Thiền Tâm

Ăn Chay

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

(Phật Học TinhYếu)
 ---o0o--- 

Kinh sách trích dẫn:  -Kinh Lăng Già, Kinh Ương Quật Ma, Kinh Niết Bàn, Kinh Tứ Thiên Vương, Luận Trí Ðộ, Kinh Ðịa Tạng, Kinh Phạm Võng, Kinh Ðề Vị, Tư Trì Ký, An Sĩ Toàn Thơ, Tuyên Luật Sư Cảm Ứng ký.

Tiết II

Ý Nghĩa Của Sự Ăn Chay

Ðề yếu:  - Ở Việt Nam, không những Phật giáo, mà trong các tôn giáo khác cũng có nhiều người ăn chay.  Riêng về đạo Phật, tuy phần đông đều dùng chay lạt, song ít ai hiểu xác đáng sự lý của việc này.  Về phần sự, có người ăn chay kỳ không trúng ngày tháng, hoặc không kiêng cữ hành, hẹ, tỏi, kiệu, có kẻ lại gia vị vào các thứ như tôm khô, hào khô.  Do đó nên công đức không được toàn vẹn.  Về phần lý, nhiều người không hiểu nguyên do chánh đáng của việc ăn chay, hoặc lầm tin theo tà thuyết, hay tưởng ăn chay nhiều là tu nhiều rồi sanh lòng ngã mạn.  Do chỗ phát tâm không chánh ấy, nên kết cuộc sự thật hành cũng không bền.  Ngoài ra, có vị đem lòng nghi cho thuyết ăn chay là do tập tục của Trung Hoa đặt ra, chớ không phải chính Phật nói, bằng cớ là những vị ở các xứ thuộc Nam tông Phật giáo vẫn ăn mặn mà cũng chứng thánh quả.  Sở dĩ có mối nghi đó, là vì họ chưa hiểu rõ nghĩa phương tiện của Nhị thừa và nghĩa chân thật của Ðại thừa.  Lại có người nghi rằng:  có lẽ khi xưa Phật cũng ăn mặn, vì khi đi khất thực, dân chúng cúng thức gì dùng thức ấy, tại sao ta bắt buộc phải ăn chay?  - Xin đừng đem tâm chúng sanh mà trắc lượng việc ấy, vì chúng ta là phàm phu không thể sánh với Phật là bậc đại giải thoát, có đầy đủ thần thông phương tiện trong khi hóa độ hữu tình.  Vã lại, trong các kinh liểu nghĩa, đức Thế Tôn đã nêu rõ nguyên nhân hợp tình lý của sự không dùng huyết nhục, khuyên bảo đệ tử nên dùng chất thanh đạm, thì ta cứ y theo lẽ phải và lời Phật dạy mà thật hành.  Hơn nữa, theo kinh Ương Quật Ma, thì chẳng những riêng đức Thích Ca, mà tất cả chư Phật đều không dùng huyết nhục.

Ðể giúp người học Phật trên phương diện tiến tu, trong đây trình bày các sự lý, lời khuyên của Như Lai cùng cổ đức về việc ăn chay, giới sát, phóng sanh.  Mong rằng các mục nơi bản chương có thể đem lại cho duyệt giả những điều hữu ích.

 Tiết I - Ý Nghĩa Của Sự Ăn Chay

 Theo quan niệm phổ thông của hàng Phật tử Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ).  Nếu dùng cá thịt và ngũ tân, người ta gọi là ăn mặn.  Nhưng thật ra, chữ "Chay" nói trại là nguyên âm "Trai" và Trai có nghĩa là Trung hoặc Thời thực.  Trung hay Thời thực là dùng bữa giữa ngày vào giờ Ngọ, nếu ăn quá ngọ gọi là phi thời thực.  Còn dùng chất thanh đạm, nên gọi là "tố thực", nghĩa là "ăn lại", mới xác đáng hơn.  Tuy nhiên, chữ Trai dịch từ Phạm âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), lại có nghĩa là "thanh tịnh".  Và bởi ăn lại cũng có tánh cách làm cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh, nên bên Ðại thừa giáo mới chuyển lần ý nghĩa Tố thực xem đồng với Trai thực.  Vậy tiếng "Chay" tuy không hoàn toàn xác đáng với nguyên ủy của nó, nhưng cũng có một phần nào ý nghĩa, nên bút giả xin dùng danh từ này với ý dùng chất thanh đạm cho hợp với quan niệm phổ thông của Phật tử Việt Nam.

Phần đông Phật tử không hiểu xác đáng ý nghĩa ăn chay, nếu có hỏi duyên do thì trả lời một cách đại khái:  "Tôi ăn chay để tập lần tánh nết cho thêm bình tĩnh hiền lương".  Lại có những lời đồn huyễn bảo:  "Ăn chay sẽ khỏi tai nạn bom nguyên t?, ho?c ma vuong s?p ra d?i, hay sắp tận thế, ai không ăn chay sẽ bị chết hết, không được dự hội Long Hoa".  Những truyền thuyết như trên đều không có căn bản, làm cho nhiều người cố tự ép ăn chay một cách gắng gượng, kết cuộc qua một thời gian rồi cũng thôi bỏ.  Theo Phật giáo, ăn chay có những ý nghĩa như sau:

1- Vì lòng thương xót chúng sanh:  Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết, trừ những duyên cớ riêng biệt.  Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da!  Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sanh?  Chính mình khi s?p b? gi?t dã khóc thuong s? hãi, ho?c ngu?i thân b? gi?t thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn!  Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sanh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc?  Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh đầy thê thảm ấy.  Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát:  "Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ.  Ta xem chúng sanh luân h?i trong sáu n?o, d?i d?i làm cha m? anh em chồng vợ con cái lẫn nhau.  Chúng sanh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình.  Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sanh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sanh tử, không du?c thoát ly.  K? không an th?t, s? du?c vô lượng công đức tụ.  Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sanh.  Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sanh để bán.  Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sanh để bán thịt, cả hai đều có tội".

  2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát:  - Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại.  Nhưng vì vô minh che lấp, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình.  Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều đau bịnh, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh.  Kinh Niết Bàn nói:  "Tội sát sanh có ba bậc:  thượng, trung, hạ.  Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sanh.  Người tạo tội nầy phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ.  Tại sao thế?  Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo.  Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm.  Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, chịu sự khổ về bậc trung.  Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật.  Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng".

3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần:  - Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo:  phàm và thánh.  Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong.  Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh.  Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần.  Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần.  Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập lần từ ăn chay kỳ đến chay trường.

Có kẻ hỏi:  - Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn?  Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả?  Xin đáp:  - Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư).  Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi.  Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt?  Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa:  "Bạch Thế Tôn!  Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?  Ðức Phật bảo:  "Nầy Văn Thù!  Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát.  Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt.  Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt.  Nầy Văn Thù!  Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới.  Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi.  Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy".  Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ.  Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng:  "Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần:  - Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt.  Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt.  Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót!  Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mất, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh?  Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư?  Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra.  Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt.  Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!"  Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng.  Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý.  Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh.  Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá.  Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.

4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thật hành trên đường tu:  - Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập.  So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn.  Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó.  Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói:  "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay.  Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm".  Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông:  Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo:  "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người".  Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố:  "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta.  Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ.  Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!"  Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?

Có vị hỏi:  - Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy?  Xin đáp:  - Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay.  Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại.  Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều.  Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ.  Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa.  Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ.  Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày.  Sự sanh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu.  Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt.  Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.

Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu.  Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thật hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ.  Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.

Về danh mục

关于青春的议论文 nghiệm 佛教 临终关怀 พธผกพทธสมา 礼佛大忏悔文 人生是 旅程 風景 æ Æå 村上市お墓 å æžœ toàn bộ đời sống của mình chỉ là ï½ hẠ梵僧又说 我们五人中 护法 风长相决 栃木県 寺院数 hòa thượng thích mật hiển 1907 cà ri chay 黄财神 观世音菩萨普门品 Hiền thần Lý Thường Kiệt 药师经 妙蓮老和尚 生日快乐 善生经全文 放下凡夫心 故事 å åœ ç ä 仏壇の線香の位置 ç æŒ thÃÆ Hơi Xác 五行缺火 名字 Ä em Thái Bình Đại đức Chánh thư ký PG 位牌 文字入れ å æ æ 若我說天地 可児 七五三 梵僧又说我们五人中 长寿和尚 佛教极乐世界指什么 大学生申请助学金的申请理由怎么写 Nỗi nhớ ngày đông vi sao ta cu troi lan trong vong sanh tu Ï cao å å å 廣海明月 หลวงป แสง