Trong
những năm đầu học đại học tại University of Mississippi, tôi đã
chọn một vài môn nhiệm ý, trong đó có môn Dinh Dưỡng Học. Môn học xoay
quanh truyền thống ẩm thực của người Hoa Kỳ mà nền tảng là protein thịt
động vật. Họ giảng dạy rằng chất đạm thịt là loại chất đạm có phẩm chất
tốt nhất và sữa bò là loại sữa đem lại nhiều bổ dưỡng nhất. Tuy nhiên,
họ cũng giảng dạy rằng, thật khó mà làm ngơ được những chứng cớ rõ ràng
mà cuộc nghiên cứu y khoa lớn nhất Hoa Kỳ, bắt đầu năm 1949 tại
Framingham, cho biết có sự liên quan mật thiết giữa bệnh tim mạch và hàm
lượng cholesterol trong máu.
Từ dạo đó tôi đã bắt đầu nghi
ngờ về chế độ dinh dưỡng của người Mỹ và để tâm nghiên cứu sâu rộng về
mối tương quan giữa thức ăn và sức khỏe con người cũng như môi trường
xung quanh chúng ta sống, từ đất đai, sông ngòi đến tình trạng nghèo đói
trên thế giới.
Lẽ dĩ nhiên ai cũng biết ăn
và biết rằng ăn để sống vui và sống mạnh. Nhưng ăn như thế nào, không
phải ai cũng hiểu được rõ ràng. Ở Trung Hoa, tỷ lệ người mắc bệnh còi
xương chiếm 32%, bệnh thiếu chất sắt và thiếu máu chiếm tỷ lệ 40%, bệnh
tim mạch hầu như rất thấp. Ngược lại, ở Hoa Kỳ tỷ lệ người chết về bệnh
tim mạch nhiều nhất và đứng đầu trong số những nước tiêu thụ nhiều thịt.
Những dữ kiện đó phản ánh tình trạng ăn uống của nhiều vùng khác nhau,
nơi thiếu thốn, nơi dư thừa, hoặc có nơi ăn uống không đúng cách.
Ngày nay, sau nhiều năm
nghiên cứu, cộng đồng khoa học cho biết chế độ ăn uống của người Tây
Phương có nhiều chất béo, tinh bột, và đường dẫn đến các bệnh tim mạch,
ung thư, tiểu đường cùng các chứng thoái hóa khác. Họ đã kêu gọi cộng
đồng chung nên ăn uống với một chế độ dinh dưỡng ít chất béo,
cholesterol, carbohydrate tinh chế và dùng nhiều ngũ cốc, rau đậu và
trái cây tươi. Ngay cả Thượng Viện Hoa Kỳ, cũng kêu gọi người dân nên
chấp nhận những chứng cớ khoa học về sự liên hệ giữa chế độ ăn uống với
bệnh tật và nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh, tức cần loại trừ nguyên
nhân gây bệnh hơn là triệu chứng của bệnh.
Vì thế, mục đích của chúng
tôi khi soạn cuốn sách này là trình bày về những nhân tố dẫn đến bệnh do
việc ăn thịt đem đến và đồng thời trình bày về những nhân tố khác có thể
ngăn ngừa và đôi khi có thể trị liệu được bệnh tật.
Ăn uống là nguồn sống và cũng
chính ăn uống đem đến bệnh họan và chết chóc. Hy vọng quyển sách mỏng
này sẽ giúp quý bạn thêm dữ kiện và tài liệu để tự chọn cho mình một lối
sống. Sống vui và sống mạnh hay sống khắc khoải bệnh tật là do sự chọn
lựa của bạn.
Vì khả năng có giới hạn,
không sao tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được giới thiệu cuốn sách
với đông đảo độc giả trong và ngoài nước, đặc biệt là quý chị em phụ nữ,
những người mẹ, người chị, người em, người vợ và người tình luôn luôn lo
lắng đến miếng ăn và sức khỏe cho những người thân yêu; và cũng ước mong
nhận được sự chỉ giáo cho những thiếu sót.
Cũng nhân tiện nơi đây, người
viết xin chân thành cảm tạ Tâm Linh, người đã nghiên cứu, thực nghiệm và
viết thành công thức các món ăn, đồng thời phụ trách biên tập phần hai
quyển sách, cùng là thúc đẩy để cuốn sách này ra đời.
Cầu mong tất cả mọi loài
chúng sinh đều được khoẻ mạnh, hạnh phúc và sống lâu.
California ngày lễ Mẹ năm
2000
Soạn giả Tâm Diệu- Tâm Linh
Hai căn bệnh gây chết người nhiều nhất tại Hoa Kỳ là bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Bệnh tim mạch bao gồm nghẽn mạch vành tim (coronary artery disease), nhồi máu cơ tim (heart attack), tai biến mạch máu não (nhồi máu não) (stroke), suy tim (congestive heart failure), và nghẽn mạch máu chân. Bệnh ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư đại tràng và trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác.
Cả hai loại bệnh trên, theo các nghiên cứu khoa học cho biết, đều có liên hệ mật thiết với thực phẩm nhiều chất đạm thịt và nhiều chất béo, bao gồm cả chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, chất cholesterol mà chúng ta ăn hàng ngày.
Được biết khi chúng ta ra đời, toàn bộ hệ thống mạch máu của chúng ta sạch sẽ, máu luân lưu dễ dàng và trái tim bơm máu làm việc bình thường. Dần dà theo thời gian mạch máu chúng ta nhỏ dần lại do chất cholesterol xấu LDL tích tụ xung quanh bờ thành mạch máu, và do đó trái tim phải bơm mạnh hơn, gây áp xuất máu gia tăng, đây gọi là áp huyết cao (high blood pressure) và là yếu tố nguy hiểm chính trong các yếu tố nguy hiểm dẫn đến bệnh tim mạch.
Lượng cholesterol trong máu được cung cấp bởi hai nguồn: (1) thực phẩm do chúng ta ăn từ bên ngoài, và (2) do sự chế tạo của gan qua sự kích thích chất béo bão hòa.
Nếu chúng ta ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ, thịt, nội tạng của thú vật (gan, lòng, tim, cật), tôm, cua, bơ, sữa, trứng thì sẽ dễ bị cao cholesterol.
Vì gan của chúng ta chế tạo ra chất cholesterol qua sự kích thích chất béo bão hòa. Do đó, dầu thảo mộc hay chất mỡ động vật cũng làm tăng cholesterol.
Nếu gan của chúng ta tạo ra nhiều cholesterol mặc dù chúng ta ăn ít thực phẩm chứa chất cholesterol hay ít dầu, mỡ thì lượng cholesterol trong máu cũng sẽ tăng cao.
Gan tạo ra nhiều hay ít cholesterol sẽ tùy thuộc vào yếu tố di truyền (genetics). Những yếu tố khác như ít tập thể dục và mập cũng có thể làm gia tăng lượng cholesterol trong máu.
Thật ra cholesterol là một chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên khi lượng cholesterol lên cao, nó sẽ trở thành nguy hiểm. Chúng làm các mạch máu nhỏ hẹp lại, để cuối cùng làm tắc nghẽn các mạch máu này. Quá trình này diễn tiến âm thầm, chậm chạp qua nhiều năm tháng. Tùy theo nơi bị tắc nghẽn mà triệu chứng thay đổi khác nhau.
Khi mạch máu tim bị nghẹt người bệnh thường cảm thấy tức ngực phía bên trái. Kèm theo cơn đau là cảm giác khó thở, ra mồ hôi. Đây là dấu hiệu báo trước chúng ta sẽ bị nguy hiểm vì chứng nhồi máu cơ tim (heart attack) có thể xảy ra.
Khi mạch máu dẫn tới bộ óc, trung tâm điều khiển mọi hoạt động của con người, bị tắc nghẽn thì phần cơ thể tương ứng sẽ bị tê liệt. Thường thấy nhất là nửa thân người bỗng nhiên bị bại xuội, đồng thời không nói được. Nhiều khi bệnh xuất hiện như những cơn tê nhẹ thoáng qua ở một bên người. Đây là dấu hiệu báo động cho một tai họa có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Tai họa này có thể là chứng bán thân bất toại như kể trên hay là một cơn hôn mê trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện tại phương pháp chữa trị chứng cao cholesterol bằng cách uống thuốc, chỉ có tác dụng ngăn cản hay làm chậm lại sự tiến triển của căn bệnh. Chưa có phương cách nào hàn gắn các tổn hại trên các mạch máu này. Vì thế phòng ngừa bằng cách ăn uống đúng cách và tập luyện thể lực lẫn tinh thần thường xuyên là phương pháp hay nhất để chống lại các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao cholesterol.
Đối với bệnh ung thư, các nhà khoa học cũng cho biết mỡ động vật như mỡ heo, mỡ bò, và bơ sữa, chứa một hàm lượng lớn chất cholesterol và chất béo bão hòa (saturated fat), có khuynh hướng thúc đẩy một số tế bào ung thư nào đó phát sinh, nhất là ung thư vú. Sự chuyển hóa thành năng lượng của chúng có tác dụng đối với kích thích tố nữ, mà kích thích tố nữ lại có tác dụng thúc đẩy sinh ra ung thư vú, ung thư thân tử cung và ung thư buồng trứng.
Các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đã mất nhiều chục năm để tìm ra nguyên nhân gây nên hai loại bệnh trên và họ kết luận rằng chỉ có một chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều ngũ cốc lứt (nguyên chất, chưa chế biến), rau đậu, trái cây tươi và các thức ăn giầu chất xơ khác có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Họ cũng khẳng định chế độ ăn nhiều thịt, ca,ữ bơ, sữa, của người Tây Phương không thế nào không sinh ra bệnh được, bởi vì chức năng sinh lý của con người thích hợp nhất với một chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm từ nguồn thực vật. Báo Newsweek, trong số đầu của thập niên 1980 đã cảnh giác: "Thực đơn quá dồi dào của người Hoa Kỳ đã là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng và sẽ còn tệ hại hơn nữa. Các nhà nghiên cứu nay đã được thấy rõ thực phẩm của họ trên bàn ăn là nguyên nhân chính của các căn bệnh tim mạch và ung thư."
Bác sĩ Neal Barnard, M.D., bác sĩ Dean Ornish, M.D., bác sĩ McDougall, M.D., và bác sĩ Mitchel Gaynor, M.D., là bốn vị bác sĩ trong số các vị bác sĩ nổi tiếng của hậu bán thế kỷ thứ 20, đã đi tiên phong trong việc phòng ngừa và trị liệu bệnh tật bằng thực phẩm rau đậu, một thứ alternative foods cho alternative medecine. Cả bốn vị bác sĩ đã xuất bản rất nhiều sách viết về cách phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư bằng thực phẩm rau đậu. Họ khuyên bệnh nhân nên bỏ ăn thịt cá, chỉ nên ăn rau, đậu, ngũ cốc lứt, trái cây, luyện tập thể lực và tinh thần thường xuyên.
Thực phẩm rau đậu, mà dân chúng Hoa Kỳ quen gọi là "healthy foods" mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích về sức khỏe, có khả năng làm giảm chất cholesterol trong máu, tức giảm thiểu mức độ lâm bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh xốp xương cùng là các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh nơi phụ nữ. Các nhà khoa học thuộc các nghiên cứu học viện Hoa Kỳ NCI, NRC, và PCRM, khuyên chúng ta sáu điều: (Soạn giả tổng hợp)
1. Không ăn nhiều chất béo nói chung, và nên loại bỏ hoàn toàn chất mỡ thịt động vật, vốn sẵn chứa nhiều chất cholesterol và chất béo bão hòa (saturated fat).
2. Nên ăn nhiều và thường xuyên các thực phẩm rau, đậu, ngũ cốc lứt và trái cây có tiềm năng chống ung thư: Những loại rau có mầu đậm như xanh đậm và vàng hay đỏ, có chứa phytochemicals: beta carotene, carotenoids, dithiolthiones, lycopene, lutein, genistein, isoflavones; vitamin C, E, folic acid, calcium, và nhiều chất bổ dưỡng khác, như broccoli, bí rợ (kabocha), khoai lang (sweet potato, yam), cà rốt, cà chua, hột đậu nành, vân vân. Những thứ này đều có tác dụng nâng cao khả năng loại tế bào chống tế bào ung thư, chống lại sự tấn công của sự ốc xít hóa, đồng thời có tác dụng thúc đẩy nhu động của ruột, thải bỏ nhanh chất độc hại ra khỏi cơ thể. Những thức ăn khác như hành, tỏi, cần tây có chứa chất allyl sulfides cùng những thức ăn có chứa nhiều chất selenium, axit folic, và những loại có chứa nhiều chất molybdemum, như bí đỏ, rau cải trắng vân vân cũng có tác dụng chống ung thư.
3. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau: Trong thức ăn thiếu một thành phần nào đó lâu dài dễ gây ung thư như thiếu các loại viatmin A, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, và chất xơ, trong thời gian dài có thể dẫn đến ung thư ruột và ung thư dạ dày. Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải làm cho cơ thể hấp thu đủ các loại chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, chất xơ, và nước đầy đủ mới có thể sống khoẻ mạnh, chống được bệnh tật, nhất là bệnh ung thư. Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến.
4. Nên thay đổi thói quen ăn uống không hợp ly,ữ như thích ăn các thức ăn quá cay, quá chua, quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng, ăn như vậy sẽ kích thích hệ thống ruột và niêm mạc dạ dày, dễ sinh viêm, hình thành những ổ loét, tạo cơ sở sinh bệnh ung thư. Tránh ăn nhanh, nuốt vội, làm cho nước bọt không tiết ra đầy đủ, gây trở ngại cho tiêu hoá và không phát huy được tác dụng chống ung thư của nước bọt. Tránh ăn nhiều và thường xuyên các loại thức ăn chiên, nướng, hun khói cũng như các loại dưa muối, vì những thức ăn này có thể sinh ra chất gây mầm mống ung thư.
5. Những thực phẩm khô, như bắp, đậu phộng, đậu nành, gạo v...v... để lâu bị mốc, có thể sinh ra chất corporin. Chất này chịu được nhiệt độ cao, chịu được axít, khi nấu ăn, khó có thể phá huỷ được nó. Chính nó lại là chất gây mầm mống ung thư. Cho nên phải cẩn thận, khi bị mốc, phải vo, đãi, rửa nhiều lần thật sạch và nấu bằng nồi áp suất mới có thể giết chết được các mầm mốc, phá huỷ được chất corporin.
6. Cần bỏ hẳn rượu và thuốc lá: Thực tế hút thuốc lá gây nên ung thư đã được cả thế giới công nhận. Người nghiện thuốc lá hoặc hút nhiều thuốc lá dễ bị ung thư phổi. Uống rượu có tác dụng kích thích trực tiếp rất mạnh đối với dạ dày, dễ gây viêm dạ dày. Người nghiện rượu, tỷ lệ phát sinh viêm dạ dày tới 80%. Lượng rượu nhiều vào cơ thể sẽ sinh xơ cứng gan, dễ phát triển thành ung thư gan. Đặc biệt vừa uống rượu, vừa hút thuốc là cực kỳ nguy hại đối với sức khoẻ con người.
Trong sáu điều khuyến cáo trên, có hai điều quan trọng đầu tiên đã được bác sĩ Neal D. Barnard, M.D., khai triển thành một chính sách dinh dưỡng mới "The New Four Food Group" cho người dân Hoa Kỳ vào năm 1991ử. Ông và hội đồng y khoa gồm 3.400 bác sĩ, do ông làm chủ tịch, đã khuyên chúng ta nên thiết lập một kế hoạch ăn uống cho có đầy đủ chất bổ dưỡng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật bằng cách: (1) Thay thế hoàn toàn các thực phẩm có nguồn gốc thịt động vật (animal sources) bằng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật (plant foods). (2) Thay thế các thực phẩm tinh lọc (refined foods) và thực phẩm biến chế (processed foods) bằng thực phẩm nguyên chất chưa tinh lọc (unrefined foods). (3) Giảm các thực phẩm đóng hộp hay thay thế hẳn các thực phẩm này bằng thực phẩm tươi (fresh), đông lạnh (frozen) và khô.
Thực phẩm có nguồn gốc thịt động vật bao gồm thịt, cá, chim, tôm, cua, sò, ốc, hến và trứng bơ, cheese, sữa; chứa nhiều chất cholesterol, chất béo bão hòa, chất đạm và hầu như không có chất xơ (fiber) và chất carbohydrate. Trong khi đó thực phẩm có nguồn gốc thực vật, không những không có chất cholesterol, mà lại có rất ít chất béo bão hòa và có chứa rất nhiều chất xơ cũng như nhiều chất đường complex carbohydrate. Ngoài ra, lại còn có nhiều chất phytochemical, một loại hóa chất có tiềm năng chống ung thư.
Thực phẩm tinh lọc và biến
cheỏ ăn ngon
miệng, nhưng giảm giá trị dinh dưỡng và làm mất đi rất nhiều chất xơ.
Thí dụ như các loại bột, gạo trắng, và đường cát trắng v..v... Dầu thảo
mộc cũng được xem là loại thực phẩm tinh chế vì nó được biến chế từ hạt
bắp ngô, đậu nành, mè, olive, và các thực vật khác. Khi lấy chất dầu
người ta đã loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất sinh tố
vitamin, và chất xơ.
Để thực hiện điều đó, bác sĩ Neal D. Barnard đã đề ra bốn nhóm thực phẩm mới (Four New Food Groups), thay thế hoàn toàn cho thịt cá như sau:
Nhóm Ngũ Cốc Nguyên Chất (whole grains), bao gồm gạo lứt tẻ (brown rice), gạo lứt nếp (sweet brown rice), bánh mì lát làm bằng bột lúa mì nguyên chất (whole wheat), bột mì nguyên chất (whole flour), yến mạch xay (rolled oats), hạt kê (millet) và lúa mạch (barley). Những thứ này chứa nhiều chất xơ, đường complex carbohydrates, và có một số chất sinh tố vitamin B, vitamin E, chất khoáng minerals, protein và hầu như không có chất béo.
Một nghiên cứu mới nhất cho hay những phụ nữ ăn ngũ cốc nguyên chất (3 servings whole grains per day) đã giảm độ nguy cơ lâm bệnh tim mạch tới 30%. Ngũ cốc nguyên chất cũng giúp kiểm soát độ đường trong máu của những người bị bệnh tiểu đường. Nên nhớ gạo trắng không phải là loại ngũ cốc nguyên chất. Ngoài ra, đa phần thực phẩm ăn sáng cereal là loại refined grains, ngọai trừ Multi-grain Cheerios Plus và Quaker Oatmeal (cháo bột yến mạch) là loại whole grains. (Chủ yếu của nhóm này là gạo lứt, yến mạch và kiều mạch)
Nhóm Đậu (Legumes), bao gồm các loại đậu khô như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu lentil, đậu pinto, đậu lima, đậu navy, và đậu tươi như đậu Hà Lan (snow peas), đậu ngọt (snap peas), đậu que, đậu đũa. Có nhiều loại đậu đặc biệt cho một địa phương nào đó như đậu pinto ở các quốc gia vùng Trung Nam Mỹ Châu, đậu đen ở Mexico, navy beans ở Anh Quốc và Boston. Đậu là loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ, đường carbohydrate, chất sắt và calcium. (Chủ yếu của nhóm này là đậu nành và các phó sản của đậu nành - Lời người viết)
Nhóm Rau (Vegetables), bao gồm rất nhiều loại rau, như bông cải trắng (cauliflower), bông cải xanh (broccoli), bắp cải (green cabbage), cải bắp thảo (Chinese cabbage), cải xanh (mustard green), cải ngọt (yu choy), cần Tầu (Chinese celery), xà lách xanh (green leaf), xà lách búp (lettuce), xà lách Boston (Boston lettuce), củ sắn (Äicama), bí lông (moqua), bí rợ (kabocha), củ cải trắng (daikon), khoai mỳ (yucca) khoai lang (sweet potato, yam)..v..v.., nhưng nhiều bổ dưỡng nhất vẫn là broccoli. Chỉ một cup broccoli cắt nhỏ cung cấp 90% hàm lượng vitamin A dưới dạng beta carotene cần thiết hằng ngày, 200% hàm lượng viatmin C, 25% chất xơ cần thiết, và một số lượng nhỏ calcium, niacin, thiamin, và phosphorus. Một cup broccoli cung cấp 45 calories.
Nhóm Trái Cây, bao gồm nhiều loại khác nhau, đa số đều có chứa nhiều vitamin, như vitamin C, và chất khoáng. (Chủ yếu của nhóm này là cam, bưởi, táo, apricot và nho - Lời người viết)
Hạt (nuts and seeds) không được sắp vào bốn nhóm thực phẩm trên vì chúng có chứa nhiều chất béo, nên chỉ được xem là thức ăn chơi, ngoại trừ hạt flaxseed, chứa một vài chất phytochemicals có khả năng ngừa các mầm mống ung thư vú, và có tác dụng antioxidants, đồng thời nó cũng có chất béo tốt loại Omega-3 fatty acids, làm giảm cholesterol xấu LDL.
Nói tóm lại, thực phẩm rau đậu là nền tảng của sức khỏe, bởi vì chúng không có chất cholesterol, rất ít loại chất béo bão hòa, nhiều chất phytochemicals và chất xơ. Do đó chúng có khả năng làm giảm chất cholesterol trong máu, tức giảm thiểu mức độ lâm bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng cũng có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh xốp xương cùng là các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh nơi phụ nữ.
Theo các nhà khoa học, có sáu yếu tố mà những người ăn thịt có nguy cơ mắc bệnh, phần lớn là bệnh tim mạch và ung thư: (1) Trong thịt động vật và những phó sản liên hệ như trứng, bơ, pho mát và sữa có chứa nhiều chất cholesterol và chất béo bão hòa (2) Thịt động vật không có chất xơ và carbon hydrate (3) Tiêu thụ thịt động vật và các sản phẩm bơ sữa làm yếu hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều dạng rối loạn đường ruột (4) Chất độc của các loại thức ăn do công nghiệp chế biến và phương pháp nuôi súc vật theo kiểu hiện đại mang lại (5) Nhiễm trùng trong thịt động vật, và (6) Chất đạm protein thịt động vật.
(1) Cholesterol và chất béo bão hòa: Cholesterol chỉ có trong thịt, trong lòng đỏ trứng, bơ, pho mát, sữa và tôm cá, mà không có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Do cholesterol không thể hòa tan trực tiếp vào máu, nên tự nó tìm cách gắn vào các protein, vốn có thể tan được, để đi vào máu. Tuy nhiên, lượng cholesterol cao, nhất là loại cholesterol xấu LDL luôn luôn có khuynh hướng tích tụ chung quanh các thành động mạch, gây ra hiện tượng co thắt động mạch và làm hạn chế sự lưu thông của dòng máu.
Ngoài vấn đề sinh ra các bệnh liên hệ đến tim mạch, nhiều cholesterol và chất béo bão hòa còn có khuynh hướng thúc đẩy một số tế bào ung thư nào đó phát sinh, nhất là ung thư vú. Sự chuyển hóa thành năng lượng của chúng có tác dụng đối với kích thích tố nữ, mà kích thích tố nữ lại có tác dụng thúc đẩy sinh ra ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
Chất béo, nhất là chất béo bão hòa dư thừa có thể bị tích tụ ở gan, đây là nguyên nhân chính gây ra ung thư gan. Tưởng cũng cần nói thêm, cơ thể chúng ta tự sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết hàng ngày mà không cần tiêu thụ thêm các thực phẩm thịt cá từ bên ngoài đem vào.
Bằng Chứng Y Khoa:
- Một công trình nghiên cứu lớn nhất thế giới được thực hiện từ năm 1949 và vẫn con đang tiếp diễn đến ngày nay với 5.000 người nam và người nữ tham dự ở Framingham, Massachusetts. Trong số những kết quả được công bố là những người đàn ông 50 tuổi có lượng cholesterol cao hơn 295 mg/dl có mức độ nguy cơ lâm bệnh nhồi máu cơ tim nhiều hơn 9 lần những người có lượng cholesterol 200 mg/dl. Ngoài ra họ không tìm thấy một người nào có lượng cholesterol dưới 150 mg/dl bị nhồi máu cơ tim.
- Trong nghiên cứu thí nghiệm với 557 ca bệnh và 826 ca thí nghiệm năm 1981 các nhà nghiên cứu đã cho biết nguy cơ liên quan đến ung thư vú tăng lên cùng với việc tiêu thụ thịt bò và các loại thịt khác.
- Trong một nghiên cứu lớn khác tại Pháp năm 1986 với hàng ngàn phụ nữ cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư vú là do hấp thụ những sản phẩm từ sữa vào cơ thể. Phụ nữ ăn pho mát thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 50% so với những người không ăn pho mát. Những phụ nữ uống sữa bò thường xuyên cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn 80%.
(2) Không Có Chất Xơ Trong Thịt Động Vật: Chất xơ là một chất chỉ có trong thực vật, không có trong thịt động vật. Nó có nhiệm vụ giúp thực phẩm di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa và làm giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu. Ăn ít chất xơ thường gây nên táo bón, bệnh về sự tiêu hóa và các rối loạn khác. Chất xơ được phân ra làm hai loại, loại hòa tan được (solube fiber) và loại không hòa tan được (insolube fiber). Loại hòa tan có nhiều trong cám gạo (rice bran) và cám yến mạch (oat bran), có khả năng làm giảm cholesterol; còn loại không hòa tan có nhiều trong cám lúa mì (wheat bran), không giúp mấy trong việc giảm cholesterol, nhưng giúp cho nhuận trường.
Bằng Chứng Y Khoa
- Trong các phòng thí nghiệm, các nhà khoa học của Tổ Chức Y Tế Hoa Kỳ, năm 1991 đã khám phá rằng chế độ ăn uống giầu chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ gây ung thư ở chuột khoảng 50%.
- Hai nhà nghiên cứu khoa học là Drs. E. Graft và J.W. Eaton, cho biết rằng nhiều thực phẩm giầu chất xơ lại có nhiều chất phytate, như đậu nành chẳng hạn. Họ cho rằng những loại thực phẩm này bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) không những vì chất xơ mà còn vì chất phytate
- Các nhà khoa học đã báo cáo năm 1980 là sự gia tăng cả hai loại ung thư liên quan đến đường ruột, đều do sự gia tăng calories, cholesterol, chất béo và chất đạm thịt. Nguy cơ cao nhất vẫn là chất béo bão hòa.
- Năm 1974 những nhà nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết có sự liên hệ ung thư đường ruột với mức tiêu thụ thịt bò cao. Bằng chứng cho biết rằng thịt, nhất là thịt bò, là món gây nên các khối u ác tính trong ruột già.
- Cuộc nghiên cứu năm 1975 cho biết những con thú trong phòng thí nghiệm được nuôi tới 35% mỡ bò thì có khối u ác tính đường ruột tăng lên đáng kể.
(3) Tiêu thụ thịt động vật và các sản phẩm bơ sữa làm yếu hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều dạng rối loạn đường ruột. Rau đậu và ngũ cốc không bị phân hủy trước khi chúng ta ăn, ngược lại chất đạm thịt động vật bị hư ngay khi con vật vừa bị giết. Để làm ngưng sự phân hủy, người ta đã phải ướp lạnh hay dùng hóa chất, nhưng sự hư rữa sẽ trở lại ngay, khi chúng ta đưa chúng vào bao tử và cho đến khi vào đến đại tràng thì sự thối rưã trở nên nặng và tạo ra những vi sinh độc hại. Đó là chưa kể đến việc tiêu hóa chúng trong hệ thống tiêu hóa con người rất chậm (chậm hơn rau, đậu, mễ cốc và trái cây tới bốn lần), nên rất dễ gây ra tình trạng độc hại, dễ ung thư đường ruột.
(4) Chất độc của các loại thức ăn do công nghiệp chế biến và phương pháp nuôi súc vật theo kiểu hiện đại mang lại. Một lý do khác nữa là thịt động vật, nhất là thịt động vật được nuôi tại Hoa kỳ và các nước kỹ nghệ tiền tiến, được xử lý với nhiều chất hóa học để làm chúng mau lớn, béo nhanh, tránh bệnh tật. Một số chất trong những chất hóa học này không thể nào tiêu hóa được hết, chúng còn tồn đọng trong thịt và được phát hiện là những hóa chất gây ung thư. Khi phát hiện một con vật có một khối u trong một bộ phận nào đó của cơ thể, họ chỉ cắt bỏ phần đó mà thôi, phần còn lại có thể có tế bào nhiễm ung thư vẫn được tiếp tục sản xuất dưới các hình thức khác như thịt bầm, thịt lát hay hot dogs. Những phần cắt bỏ, tiếc thay, được tập trung lại với những chất phế thải khác của lò sát sinh và hàng tỷ pound phân gà lấy từ các xưởng chăn nuôi gà trộn lại thành thức ăn mới cho heo, bò và gà, bất kể những thức ăn này có nhiễm các mầm mống gây ung thư hay bệnh truyền nhiễm.
(5) Nhiễm trùng trong thịt động vật: Trung tâm kiểm soát bệnh dịch CDC ở Atlanta ước tính mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 80 triệu trường hợp bị mắc bệnh do thực phẩm gây ra, trong số đó có 9000 người chết. Vi khuẩn salmonella gây ra 4 triệu người ngộ độc trong đó có gần 1000 người chết. Vi khuẩn campylobacter, loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm cấp tính đường tiêu hóa, gây ra 6 triệu người bị bệnh mỗi năm và có khoảng 400 người chết. Vi khuẩn E-coli, một loại vi khuẩn tìm thấy trong trong thịt bò nhiễm độc của cơ sở sản xuất thịt Hudson Foods và Sara Lee gây ra 250 người chết và làm cho 20 ngàn người lâm bệnh mỗi năm. Trong năm 1994 USDA đã thăm dò và tìm thấy 15% thịt bò có mang vi khuẩn E-coli, 30% thịt gà có vi khuẩn salmonella, và 60 đến 80% thịt gà có vi khuẩn campylobacter.
Trong các thực phẩm đồ biển cũng có một loại vi khuẩn mang tên Vibrio vulnificus, đã gây ít nhất cho 87 người chết từ năm 1989. Người ta cũng thấy có cả siêu vi khuẩn hepatitis A trong trai sò (shellfish). Chính bác sĩ McDougall nói rằng: "Tôi không khuyên mọi người ăn thịt gà và cá để thay cho thịt bò và heo, bởi vì như vậy không có thay đổi gì hết. Dinh dưỡng như vậy vẫn nguy hiểm vì vẫn nhiều chất béo, nhiều chất cholesterol, không có chất xơ và vẫn có chất độc ô nhiễm".
(6) Chất đạm thịt động vật (animal protein): Chất đạm thịt động vật có tác dụng nâng cao lượng cholesterol trong máu khi so sánh với chất đạm có nguồn gốc từ ngũ cốc. Một nghiên cứu cho biết là chất đạm thịt bò gia tăng lượng cholesterol trong máu tới 19 phần trăm và áp huyết tâm thu cũng gia tăng theo.
Nói tóm lại, nguyên nhân gây bệnh tật chính là do ăn thịt động vật, các nội tạng thú vật, ca,ữ tôm, cua, so,ử ốc, hến và trứng, bơ, sữa, và cũng vì thế, bốn vị bác sĩ nổi tiếng trong giới y khoa thế giới mà chúng tôi đã đề cập đến trong chương trước, đã khuyến cáo chúng ta nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh bằng cách từ bỏ ăn thịt cá và thay thế vào đó là ăn rau, đậu, ngũ cốc nguyên chất và trái cây, mà ngày nay người Hoa Kỳ thường gọi là "healthy foods". Khoa học đã chứng minh dinh dưỡng bằng cá thịt không tốt, mang lại nhiều căn bệnh hiểm nghèo như tim mạch, ung thư, tiểu đường, vân vân.
CÓ THỂ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC BỆNH TẬT?
Trong nhiều thập niên qua, chúng ta đã biết ngũ cốc, rau đậu và trái cây đã cung cấp cho chúng ta nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe, như vitamins, minerals, fiber, và complex carbohydrates. Nhiều nghiên cứu khoa học đã liên tục chứng minh ăn nhiều rau, trái cây và đậu hạt có thể giảm mức độ lâm bệnh tim mạch và ung thư. Bởi vì chúng không có cholesterol, ít chất béo bão hòa, và có nhiều chất xơ.
Gần đây, các nhà khoa học đã
khám phá thêm một nhóm chất mới có chứa trong rau, trái cây và đậu hạt,
có khả năng phòng vệ cho cơ thể chúng ta tránh được nhiều thứ bệnh và
làm chậm tiến trình lão hóa. Đó là chất phytochemicals.
Phytochemical là một loại hóa chất chứa trong thực vật, nhằm giúp cho chúng có mầu sắc, mùi vị, và bảo vệ cho chính chúng tránh khỏi sự ác nghiệt của thời tiết và các tật bệnh. Đối với con người, phần lớn phytochemicals hoạt động chống lại sự ốc xy hóa (antioxidants), bảo vệ các mô tế bào và các bộ phận cơ thể chúng ta tránh bị tàn phá bởi free radicals.
Free radicals là những độc tố (toxic oxygen molecules) tiết ra bởi khói thuốc, khói xe, không khí ô nhiễm, tia nắng mặt trời, tia quang tuyến x-rays, và phó sản của tiến trình biến hóa năng lượng (by-product of our metabolism) trong cơ thể chúng ta. Free radicals, tạm dịch là "gốc tự do", là những cấu trúc hóa học không ổn định và rất dễ gây phản ứng, vì ở lớp ngọại vi của nó có một điện tử đơn độc, luôn luôn đi tấn công các phân tử kế cận để cặp đôi với một điện tử khác, do đó phát sinh ra phản ứng hóa học "ốc xy hóa", và các phân tử bị tấn công lại biến thành free radical, sinh ra phản ứng dây chuyền. Thêm vào đó, free radical còn tấn công các enzyme và các protein của tế bào. Các họat động rối loạn này của free radical làm cho các tế bào suy yếu, do đó khả năng biến đổi năng lượng suy giảm và cuối cùng sinh ra bệnh tật. Tính phá hoại của free radical đối với toàn bộ các thành tố tế bào, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình suy yếu con người.
Các nghiên cứu khoa học cho biết, phytochemicals hiện diện trong mọi giai đoạn của tiến trình phát triển ung thư. Một số hoạt động ngay ở giai đoạn đầu tiên bằng cách ngăn không cho enzyme kích thích các genes ung thư hoặc phòng vệ không cho một số chất thành lập các mầm gây ung thư. Một số khác ngăn cản không cho các mầm ung thư đã phát sinh phá hoại các mô tế bào, các bô phận cơ thể, hay giúp cơ thể sản xuất các enzymes cần thiết để phá hủy các mầm ung thư.
Phytochemicals cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh liên hệ đến tim và mạch. Một vài loại phytochemicals có khả năng làm giảm áp huyết máu và lượng cholesterol trong máu, cũng như ngăn không cho ốc xy hóa chất cholesterol xấu LDL, ngăn ngừa sự hư hại hay tắc nghẽn động mạch.
Trong thập niên 1970s, Lee Wattenberg, PhD, of the University of Minnesota, đã khám phá những con vật được nuôi sống bằng broccoli, Brussels sprouts, và các loại rau thuộc họ bắp cải (cabbage family) đã có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp hơn nhóm những con vật khác. Cũng tương tự, các nhà khoa học tại John Hopkins University đã tìm thấy những con vật ăn rau giảm 90 phần trăm bệnh ung thư sau khi chúng được cho nhiễm ung thư. Cũng vậy, trong những năm 1970s, các khoa học gia người Đức đã khám phá ra rằng những người Nhật tiêu thụ đậu hũ và các sản phẩm biến chế từ đậu nành, mà trong đó có chất genistein, đã có tỷ lệ thấp bị bệnh ung thư so với chế độ ăn uống không có đậu hũ của người Tây phương. Dưới đây là những kết quả đã tìm thấy:
Allium compounds (trong hành và tỏi): Một nghiên cứu rộng lớn với 41,000 phụ nữ, được biết đến với tên là Iowa Women's Health Study đã tìm thấy một chế độ ăn uống bao gồm rau, trái cây và tỏi đã giảm mức lâm bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) đến 35 phần trăm. Một nghiên cứu khác ở thành phố Quảng Đông, Trung Hoa cho biết những người ăn hành và tỏi thường xuyên giảm mức lâm bệnh ung thư dạ dầy đến 40 phần trăm.
Lycopenes (trong cà chua và những rau quả có mầu đỏ và mầu da cam): Một nghiên cứu của viện y tế Ý Đại Lợi với 5.500 người, đã tìm thấy ăn cà chua là phương pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa các bệnh ung thư, nhất là ung thư nhiếp hộ tuyến. Những người ăn cà chua ít nhất 7 lần trong một tuần đã giảm 50 phần trăm mức nguy hiểm lâm bệnh ung thư so với những người chỉ ăn có một lần trong một tuần. Những nghiên cứu khác cũng cho những kết quả tương tự. Một nghiên cứu kéo dài sáu năm tại viện đại học Harvard Medical School, với 48.000 đàn ông, tuổi từ 40 đến 75, đã cho biết những người ăn cà chua từ bốn đến bẩy lần trong một tuần đã giảm thiểu mức độ lâm bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến đến 22 phần trăm và những người ăn nhiều hơn mười lần một tuần giảm đến 35 phần trăm.
Beta carotene (trong các trái cây mầu đỏ, mầu da cam và rau mầu xanh đậm): Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết tiêu thụ nhiều loại rau có chứa chất beta carotene này, đã giảm thiểu mức độ lâm bệnh tim mạch đến 33 phần trăm.
Lutein and zeaxanthin (chất carotenes trong rau mầu xanh đậm): Một nghiên cứu gần đây đã thấy những người ăn các loại rau xanh, như spinach và collards, ít nhất năm lần trong một tuần đã giảm mức độ nguy hiểm của chứng bệnh mờ võng mạc của mắt đến 50 phần trăm, so sánh với những người ăn ít hay không ăn. Hai chất carotenoids, lutein and zeaxanthin, có tác dụng bảo vệ võng mạc mắt. The National Health and Nutrition Examination Survey tìm thấy ở những người ăn nhiều rau và trái cây cũng có kết quả tương tự.
Genistein
(trong đậu nành, đậu xanh và giá alfalfa sprouts): Nhiều nghiên cứu cho
thấy đậu nành có chứa nhiều chất có khả năng chống ung thư rất cao, bao
gồm các hóa chất phytates, protease inhibitors, phytosterols, saponins
and isoflavonoids. Các nghiên cứu khoa học cho biết tiêu thụ nhiều thực
phẩm đậu nành đã có tác dụng giảm bệnh ung thư vú và ung thư nhiếp hộ
tuyến ở Nhật Bản. Ở Trung Hoa vùng dân số tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu
nành có tỷ lệ bị bệnh ung thư vú, bao tử, kết tràng, và phổi ít hơn 50
phần trăm vùng dân số ăn ít hay không ăn. Được biết thực phẩm đậu nành
như đậu hũ rất giầu chất isoflavones, genistein và diadzein. Những chất
isoflavonoids này ngăn cản sự phát triển các mầm mống ung thư. Sau đây
là bảng kê khai những nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất phytochemicals
nhất:
Thực Phẩm |
Chất Chống Ung Thư |
Tác Dụng |
Cam, bưởi, chanh |
Limonene Carotenoids, Flavonoids |
Chống ung thư,
chống ốc xi hóa (antioxidant) |
Dâu Tây, bao
gồm: strawberries, bluberries, blacberries, raspberries, currants. |
Anthocyanidins,
Ellagic acid |
Cả hai chất này đều
có tác dụng chống ốc xi hóa, giảm sự phát triển các u bứu (tumor)
bằng cách cản trở không cho sản xuất các enzymes dùng bởi tế bào ung
thư. Ellagic acid giúp phòng ngừa sự thành lập các tế
bào ung thư mới. Anthocyanidins cũng giúp ngăn ngừa
các bệnh tim mạch. |
Nho bao gồm red
grapes, red wine |
Resveratrol, Quercetin, Anthocyanidins, Phytosterols, Ellagic acid |
Resveratrol bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại và chế ngự sự phát triển các khối u, ngăn ngừa ung thư da và giảm cholesterol. Quercetin giúp ngăn ngừa bệnh tim. Anthocyanidins và Ellagic acid tác dụng chống ốc xi hóa |
Nhóm trái cây và
nhóm rau có mầu vàng và mầu cam cùng nhóm rau lá xanh |
Carotenoids như
beta carotene, lutein, zeaxanthin |
Chống ung thư, gia
tăng sức mạnh của hệ thống miễn nhiễm, bảo vệ võng mạc mắt khỏi bị
hư hại bởi các tia phóng xạ, vì thế giảm nguy cơ hư mắt. Nhóm trái
cây và rau này cũng giầu vitamin C và fiber. |
Nhóm Rau Xoắn
bao gồm: broccoli, broccoli sprouts, Brussels sprouts, kale,
cabbage, cauliflower |
Indoles,
Isothiocynates, (sulphoraphane), Carotenoids (beta carotene) |
Được xem là thực phẩm chống ung thư. Sulphoraphane tác dụng gia tăng sự sản xuất các enzymes, ngăn cản không cho các mầm ung thư phá hoại các tế bào khác. Giúp làm chậm sự phát triển các u bứu và giảm nguy cơ lâm bệnh ung thư phổi. Indoles giúp kích thích các enzymes, giảm sự tác dụng chất hormone estrogen, và cải thiện sự đáp ứng của hệ thống miễn nhiễm cơ thể. Giúp giảm nguy cơ lâm bệnh ung thư vú và buồng trứng. Nhóm rau này cũng giầu vitamin B (folic acid), vitamin C, fiber và carotenoids. |
Nhóm họ tỏi
bao gồm:hành, tỏi, hẹ |
Allylic sulfides |
Chống các mầm ung
thư và các khối u, giảm nguy cơ bệnh ung thư kết tràng colon, dạ dày
và các thứ ung thư khác. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch. |
Nhóm Đậu bao
gồm: đậu lima, kidney, navy, lentils... |
Isoflavonoids, phytic acid, saponins, phytosterols |
Tác dụng chống ung
thư, ngăn ngừa các bệnh liên hệ đến tim mạch. Phytosterols
cũng có thể chống ung thư kết tràng. Nhóm đậu này chứa vitamin B
(folic acid) và những chất dinh dưỡng khác cũng như nhiều chất xơ,
có tác dụng giảm cholesterol. |
Cà Chua |
Carotenoids, phần
lớn là Lycopene (cũng có một lượng nhỏ trong trái bưởi hồng, dưa
hấu, soài và red peppers) |
Đảm nhiệm chức năng
antioxidant, bảo vệ cơ thể tránh không cho sự phá hoại của free
radical. Lycopene giúp giảm nguy cơ lâm bệnh tim mạch,
ung thư kết ràng (colon), ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate), và ung
thư lá lách (pancreatic). Lycopene chiến đấu chống ung thư bằng
nhiều phương cách trong đó có cách giảm sự hiệu nghiệm của
testosterone. |
Ngũ cốc nguyên
chất bao gồm gạo, lúa mì, lúa mạch (barley), yến mạch (oats) và rye |
Saponins,
terpenoids, phytic acid, ellagic acid, phytoestrogens |
Saponins
trung hòa các hóa chất gây nên mầm ung thư trong ruột. Terpenoids
và phytic acid giúp giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim và ung
thư. Cũng giầu chất xơ, tác dụng giảm cholesterol và giảm nguy cơ
bệnh ung thư kết tràng. |
Đậu Nành bao gồm
đậu hũ, sữa, các sản phẩm từ đậu nành |
Isoflvonoids,
daidzein, genistein, lignans, saponins, phytosterols |
Giảm cholesterol,
ngăn ngừa các bệnh tim mạch và bệnh ung thư |
Bí, Khoai lang,
bắp ngô, carrots, peaches cantaloupe, apricots, spinach, kale |
Alpha-carotene, Beta carotene (a carotenoid) |
Có tác dụng làm
chậm lại sự phát triển các tế bào ung thư, giúp giảm thiểu nguy cơ
lâm bệnh ung thư phổi. Chống sự ốc xy hóa. Giúp giảm thiểu nguy cơ
lâm bệnh tim và các loại bệnh ung thư kết tràng (colon), bọng đái
(bladder), và da, cũng như kích thích hệ thống miễn nhiễm cơ thể. |
Source: - UC Berkeley Wellness Letter, April 1999: Beyond Vitamins: The New Nutrition Revolution
- The Wellness Encyclopedia of Foods and Nutrition, University of California at Berkeley, 1992
Nói tóm lại, các chất phytochemicals tìm thấy đã được các nhà khoa học đặt tên và phân thành bốn nhóm: (1) Nhóm thanh lọc độc tố: Giúp tế bào nhận diện, phá hủy và thải hồi các chất độc trong cơ thể. Các độc tố này do nguồn thức ăn (các thứ phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải thẩm thấu...), do nước uống, do khói thuốc, và do không khí ô nhiễm. Nhóm này bao gồm limonenes trong cam, chanh, bưởi, isothiocynates trong họ rau cải, ally sulfides trong tỏi, hành, hẹ. (2) Nhóm chống ốc xy hóa: là những đội quân tác chiến chống lại sự gây rối loạn của free radicals, không cho chúng có cơ hội kích thích, tác động các mầm ung thư nảy sinh. Nhóm này bao gồm carotenoids trong cà rốt, cà chua, bí ngô, khoai lang, lutein trong các lá rau có mầu xanh đậm, lycopen trong cà chua. (3) Nhóm điều hòa tế bào: kiểm soát sự phát triển các tế bào nảy u (tumor), ngăn cản không cho chúng tăng trưởng. Thí dụ như genistein trong đậu nành. (4) Nhóm điều hòa kích thích tố: giúp điều hòa hệ sản xuất kích thích tố, ngăn cản không cho sản xuất khi lượng lên cao hơn bình thường và tăng sản xuất khi lượng xuống thấp. Thí dụ như isoflavones trong đậu nành và indoles trong nhóm rau cải cruciferous vegetables.
Thực
phẩm rau đậu có thể ngăn ngừa hữu hiệu bệnh tật, đặc biệt
là các bệnh thuộc về tim mạch, ung thư, và tiểu đường, đồng thời làm
giảm tiến trình lão hóa con người. Ngoài ra, thực phẩm rau đậu còn có
thể
chữa trị được bệnh tiểu đường loại II. Trong chương này chúng
tôi trình bày chi tiết về nguyên nhân và phương pháp chữa trị căn bệnh
này bằng chế độ dinh dưỡng với thực phẩm rau đậu.
Được biết, bệnh tiểu đường
xảy ra khi cơ thể con người không sản xuất hay sản xuất không đủ chất
insulin, hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Chất
insulin là một loại kích thích tố (hormone) có nhiệm vụ hộ tống chất
đường đi vào bên trong các tế bào. Khi vắng mặt chất này, chất đường
không thể vào bên trong các tế bào, và vì thế đường phải được thải hồi
ra ngoài qua đường tiểu, khi ấy con người cảm thấy mệt mỏi, khát nước và
giảm cân.
Có hai loại bệnh tiểu đường.
Tiểu đường loại I là loại phụ thuộc insulin và tiểu đường loại II không
phụ thuộc insulin. Tiểu đường loại I thuờng khởi phát ở trẻ em và người
lớn trẻ tuổi, nhưng cũng có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, loại này do
cơ thể không thể tự sản xuất, hay sản xuất rất ít insulin; còn loại II
thường chiếm đa số các bệnh nhân tiểu đường, do cơ thể có đủ khả năng
sản xuất chất insulin, nhưng insulin lại không hoạt động bình thường.
Bệnh này thường xảy đến với những người mập trên 30 tuổi, và phần lớn
gây nên bởi ăn uống và cách sống, nhưng cũng có thể do di truyền.
Bệnh tiểu đường loại I cần
phải chích insulin vào cơ thể để điều hòa lượng đường (glucose) trong
máu, ngăn ngừa tình trạng nhiễm ketoacid do tiểu đường và duy trì sự
sống.
Bệnh tiểu đường loại II có
thể chữa trị một cách hữu hiệu bằng cách ăn thực phẩm rau đậu, đặc biệt
ăn những loại thực phẩm rau đậu ít chất béo, có chỉ số đường thấp, đồng
thời luyện tập thể dục đều đặn.
Theo bác sĩ Monroe Rosenthal,
M.D., Giám đốc Y Khoa chương trình Pritikin Program ở Santa Monica bang
California Hoa Kỳ, "chất béo là nguyên nhân chánh của bệnh tiểu đường,
càng nhiều chất béo trong chế độ dinh dưỡng càng làm khó khăn cho
insulin đưa đường vào trong tế bào. Insulin hoạt động dễ dàng trong điều
kiện ít chất béo."
Các cuộc thử nghiệm điều trị
bệnh tiểu đường bằng chế độ thực phẩm rau đậu ít chất béo của bác sĩ
Monroe Rosenthal M.D., bác sĩ James W. Anderson, M.D., và bác sĩ RJ.
Barnard, M.D., đều cho kết quả tốt. Một nghiên cứu cho thấy rằng 21 bệnh
nhân trong số 23 bệnh nhân loại II và 13 trong số 17 bệnh nhân loại I đã
không cần dùng thuốc để điều hòa lượng đường trong máu sau 26 ngày thực
hiện chương trình ăn uống đặc biệt. Đặc điểm của phương pháp trị liệu
này là tiêu thụ một số lượng thực phẩm ít chất béo, chỉ khoảng 10 phần
trăm chất béo loại không bão hòa, 10 phần trăm chất đạm, nhiều chất xơ
(35 phần trăm), nhiều complex carbohydrate và tập thể dục thường xuyên.
Để thưcợ hành, có 6 điểm quan
trọng cần phải thực hiện nếu muốn đạt kết quả tốt: (1) không ăn các thực
phẩm có chất cholesterol, (2) không ăn các thực phẩm có chứa chất béo
bão hòa (saturated fats), (3) không ăn các thực phẩm chế biến, các loại
tinh bột, các thực phẩm đóng hộp, và các trái cây quá chín, (4) Không
nấu carbohydrates quá chín (overcooked), (5) không uống rượu, hút thuốc,
và (6) chọn các thực phẩm có chỉ số đường glycemic index thấp.
Năm điều đầu trong sáu điều
kể trên, quý bạn đã biết qua các chương trước. Trong chương này chúng
tôi nói rõ hơn về điều thứ sáu, tức việc chọn lựa các loại thực phẩm có
chỉ số đường thấp.
Chỉ số đường trong thực phẩm
cao có nghĩa thực phẩm đó tạo ra nhiều đường trong máu. Thực phẩm có chỉ
số đường 96, như chuối chín chẳng hạn sẽ tạo ra chất đường trong máu
nhiều gấp hai lần loại thực phẩm có chỉ số 50 như spaghetti. Các nhà
khoa học đã liệt kê hơn 200 loại thực phẩm có chỉ số từ thấp đến cao. Họ
cũng cho biết chất béo không bão hòa thực vật có tác dụng làm giảm chỉ
số đường khi được cho thêm vào một thực phẩm carbohydrate nào đó như
bánh mì, có chỉ số 100, nếu thêm bơ (chất béo bão hòa), chỉ số tăng lên
120, trong khi đó nếu thêm dầu olive (chất béo không bão hòa) thì chỉ số
giảm xuống còn 28. Ngoài ra, thực phẩm carbohydrate như gạo chẳng hạn,
nấu quá chín làm tăng chỉ số đường. Các thực phẩm biến chế cũng làm gia
tăng chỉ số đường, thí dụ như khoai tây, chỉ số 100 trong khi đo,ữ khoai
tây biến chế dạng instant potatoes là 156, gạo có chỉ số 100, instant
rice là 178. Dưới đây là bảng liệt kê chỉ số đường được sắp loại theo
nhóm thực phẩm. Nên chọn những loại có chỉ số thấp, càng thấp càng tốt.
BẢNG CHỈ SỐ ĐƯỜNG GLYCEMIC
INDEX
NHÓM BÁNH MÌ |
GI |
NHÓM MÌ PASTA |
GI |
Bánh mì Pháp |
131 |
Spaghetti, nấu sôi
15 phút |
67 |
Bánh mì lát (wheat,
whole meal) |
100 |
Spaghetti, nấu sôi
5 phút |
64 |
Bánh mì lát (wheat,
white bread) |
100 |
Macaroni, nấu sôi 5
phút |
64 |
Bánh hắc mạch (rye,
whole meal) |
89 |
Pasta, nấu sôi 5
phút |
54 |
Bánh hắc mạch lứt
rye whole grain |
42 |
NHÓM CEREAL ĂN
SÁNG |
|
Bánh mạch (barley,
whole meal) |
93 |
Rice Krispies
(Kellogg's) |
112 |
Bánh yến mạch lứt
(oat, coarse) |
93 |
Puffed rice |
132 |
NHÓM GẠO |
|
Puffed wheat |
122 |
Gạo trắng, nấu sôi
14 phút |
120 |
Corn Flakes
(Kellogg's) |
121 |
Gạo trắng instant
nấu sôi 1 phút |
65 |
40% Bran Flakes |
104 |
Gạo trắng instant
nấu sôi 6 phút |
121 |
Weetabix |
109 |
Gạo lứt |
81 |
Shredded Wheat
(Nabisco) |
97 |
Cám gạo |
31 |
Muesli |
96 |
NHÓM CEREAL
GRAINS |
|
Porridge oats |
89 |
Bắp |
80 |
Oat bran |
85 |
Hạt lúa mạch
(barley, pearled) |
36 |
Oats, rolled |
85 |
Hạt kê (millet) |
103 |
Oatmeal, long
cooking |
49 |
Kiều mạch
(buckwheat) |
78 |
NHÓM ĐẬU
(LEGUMES) |
|
Hạt lúa mạch đen
(rye kernels) |
47 |
Baked beans, canned |
70 |
Hạt lúa mì |
63 |
Black eyed peas |
33 |
NHÓM RAU CỦ |
|
Butter beans |
46 |
Beets |
64 |
Chickpeas, dried |
47 |
Carrot |
92 |
Chickpeas, canned |
60 |
Parsnip |
97 |
Garbanzo beans |
61 |
Potato, instant |
120 |
Green peas, dried |
50 |
Potato, peeled,
sliced, microwaed |
117 |
Green peas, frozen |
65 |
Potato, mashed |
98 |
Kidney beans, dried |
43 |
Potato, white,
boiled |
80 |
Kidney beans,
canned |
74 |
Potato,russet,
baked |
116 |
Lentils, green,
dried |
33 |
Sweet potato |
59 |
Lentils, green,
canned |
74 |
Yam |
62 |
Lima beans |
36 |
NHÓM TRÁI CÂY |
|
Navy beans |
40 |
Apple |
49 |
Pinto beans, dried |
60 |
Apple Äuice |
45 |
Pinto beans, canned |
64 |
Applesauce |
41 |
Peas, dried |
49 |
Apricots |
94 |
Peas, frozen |
51 |
Banana, green |
56 |
Peanuts |
15 |
Banana, ripe |
90 |
Soybeans, dried |
20 |
Cherries |
23 |
Soybeans, canned |
22 |
Grapes |
45 |
White beans, dried |
54 |
|
|
LINH TINH |
|
Grapefruit |
26 |
Lentil and rice
(East Indian) |
81 |
Mango,ripe |
81 |
Corn chips |
99 |
Orange |
54 |
Potato chips |
38 |
Orange Äuice |
65 |
Tomato soupe |
38 |
Papaya, ripe |
81 |
Whole milk |
41 |
Peaches |
29 |
yogurt |
44 |
Pears |
34 |
honey |
126 |
Plums |
25 |
Ice cream |
80 |
Raisins |
93 |
Tofu ice cream |
155 |
Nhìn bảng chỉ số đường trên,
chúng ta thấy rằng nhóm đậu, nhóm ngũ cốc nguyên chất, và nhóm trái cây
là những nhóm có chỉ số đường thấp nhất. Tuy nhiên, nếu các nhóm này
được biến chế, lại có chỉ số đường cao hơn, trở thành không tốt. Thí dụ
cùng một chén bột yến mạch (oatmeal) ăn sáng, nếu nấu bằng loại oatmeal
thường "slow-cooked" tốt hơn nhiều so với loại biến chế "instant
oatmeal". Các loại trái cây cũng tương tư, trái vừa chín tốt hơn trái
cây quá chín. Thí dụ như chuối quá chín có chỉ số đường nhiều hơn 70%
chuối vừa chín. Dưới đây là danh sách những thực phẩm không nên ăn và
nên ăn:
KHÔNG NÊN ĂN |
NÊN ĂN |
Bánh mì Pháp |
Bánh mì lát (whole
grain wheat bread) |
Bánh ngọt các loại
(cookies,cakes, pastries) |
Bánh hắc mạch (rye
whole grain bread) |
Khoai Tây (white
potato) |
Khoai lang Nhật
(sweet potato) |
Gạo ăn liền và gạo
nấu quá chín |
Gạo lứt, gạo mạch
lứt |
Bánh gạo (rice
cakes) |
Ngũ cốc lứt các
loại |
Nước gạo (rice
drinks) |
Sữa đậu nành không
đường, low fat |
Bắp các loại (corn
and corn products) |
|
Thức ăn sáng
cereals (breakfast cereals) |
Oatmeal, plain
old-fashioned whole grain |
Thức ăn sáng, ăn
nhanh tại tiệm fast foods |
Cháo ngũ cốc nguyên
chất |
Các loại trái cây
quá chín |
Các loại trái cây
vừa chín |
Các loại thực phẩm
đóng hộp (canned) |
|
Các loại trái cây
khô |
|
Carrots, chuối chín |
Các loại rau tươi,
củ và đậu (legumes) |
Đường và mật ong |
Apple cider, red
grape Äuice |
Các loại thịt, cá |
Pink grapefruit
Äuice |
Các loại thực phẩm
tinh lọc, biến chế |
Orange Äuice,
unsweetened |
Các thức ăn dặm
(snacks) |
|
Alcohol, beer, soft
drinks, and Äuices |
Edensoy, vanilla
low fat, Silk soymilk |
Popcorn, mì ăn liền
(instant cup of noodle) |
|
Potato chips,
icecream, donuts |
|
Overcoohed foods |
|
Một điều nữa là nên ăn nhiều
bữa nhỏ, cách khoảng đều nhau. Không nên skip bữa ăn. Các nhà khoa học
cũng khuyên những người bị bệnh tiểu đường nên tập thể dục đều đặn, mỗi
ngày tối thiểu ba mươi phút và tập ít nhất là năm ngày mỗi tuần. (Xem
thêm chi tiết chương 14)
THỰC PHẨM RAU ĐẬU
Từ nhiều chục năm qua, hàng triệu người Hoa Kỳ, Canada, và các quốc gia phát triển trên thế giới, đã theo đuổi chế độ ăn thực phẩm rau đậu nhằm ngăn ngừa bệnh tật, đã cho hay chế độ ăn này đem lại nhiều điều lợi ích và thật sự ăn ngon và bổ dưỡng. Đa số đều cho rằng chỉ một thời gian ngắn sau khi từ bỏ ăn thịt, chuyển sang ăn thực phẩm rau đậu, cảm giác ngon miệng và thèm ăn trở lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều người phải trải qua một tiến trình thay đổi dài vì đối với họ,ợ tập quán ăn thịt đã in sâu trong tiềm thức, khó gột rửa trong một thời gian ngắn.
Điều quan trọng là chúng ta phải tiến hành từng bước, không nên quá đột ngột thay đổi. Trong chương này chúng tôi sẽ đề cập đến một tiến trình thay đổi từ từ bằng cách tái điều chỉnh khẩu vị của chúng ta với những thực phẩm mới.
Trước hết chúng ta nên từ bỏ
một quan niệm sai lầm chung là tập quán không bao giờ thay đổi được.
Những chứng minh của đa số người nghiện thuốc lá cho hay họ đã từ bỏ
được vì họ có quyết tâm, và sự cố gắng thực hành nhiều lần. Đối với
những người mập cũng vậy, nếu không có ý chí và cố gắng nhiều lần thì
không bao giờ giảm mập được. Vì thế chúng ta có thể thay đổi tập quán ăn
uống của chúng ta được, nếu như chúng ta quyết tâm và chịu khó lập đi
lập lại sự quyết tâm đó.
THAY ĐỔI KHẨU VỊ
Bước đầu tiên trong tiến trình chuyển đổi chế độ ăn uống từ thịt động vật qua chế độ ăn rau đậu là thay đổi khẩu vị (tastes). Các món ăn như thịt nướng, cá chiên, mì xào, burgers, gà chiên, và french fries đã hấp dẫn chúng ta vì đã quen ăn từ bao nhiêu năm.
Từ nhỏ chúng ta đã được cha mẹ cho ăn những thức ăn như thế và theo quan niệm của một số tôn giáo, có thể từ những kiếp trước chúng ta cũng được cho ăn như vậy, một thói quen cứ lập đi lập lại thành một tập quán khó từ bỏ.
Thật ra, việc thay đổi tập quán ăn uống dễ hơn tập quán hút thuốc lá hay bất cứ một tập quán nào khác, bởi vì có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh (healthy foods) có thể thay thế cho các thực phẩm cá thịt chúng ta đang ăn. Vì thế, chúng ta hãy quyết tâm phá vỡ tập quán ăn thịt. Chúng ta hãy tái điều chỉnh khẩu vị thích mỡ béo, thích mùi thơm ngon do mỡ thịt đem lại. Nếu bạn thích phết bơ vào bánh mì, khoai tây nướng hay món rau, hãy cố gắng phết ít đi hay bỏ luôn. Sau một vài lần từ bỏ bạn sẽ thấy khẩu vị ít chất béo của bạn thay đổi trong chiều hướng mới. Những thứ khác cũng thế.
Có lẽ bơ sữa là loại khó từ bỏ nhất, vì hầu như mọi người đều có mối liên hệ mật thiết với loại thực phẩm đã nuôi nấng mình từ nhỏ. Do đó phải có thời gian, mới thay đổi được sự phụ thuộc vô thức này. Nếu bạn uống sữa bò hằng ngày, hãy giảm độ béo của sữa từ whole milk, qua low fat milk rồi từ low -fat milk qua soy milk rồi cuối cùng là low-fat soy milk. Từ loại có đường rồi đến loại không đường.
Những bạn thích ăn các loại thức ăn nhanh có mùi vị burger hay hâm khói (smoked), hãy ăn thử soy-burgers, shiitake mushroom burgers, soy sausages, soy-ham, soy-beacon, và soy-hot-dogs do các công ty sản xuất thực phẩm Hoa Kỳ chế tạo như Garden Burgers, Morningstar Farms, Green Giant Harvest, Worthington, và Loma Linda. Đây là những thức ăn chay, biến chế cho phù hợp với khẩu vị người Hoa Kỳ, được làm bằng tổng hợp thực phẩm đậu nành, gạo nứt, nấm rơm và các thứ thực vật tốt khác. Các nhà sản xuất đã lọc bỏ chất béo thực vật mà thường là loại polyunsaturated fat nên các loại thực phẩm này có ít chất béo hay không có chất béo cũng như chất cholesterol.
Những bạn quen với mùi vị Tầu như mùi ngũ vị hương có thể mua các thức ăn chay biến chế do Đài Loan và Hong Kong chế tạo. Riêng các ham chay Nhật Bản không có mùi vị Tầu, ăn ngon nhưng đắt tiền hơn và có nhiều chất bột ngọt MSG (monosodium glutamate). Các siêu thị Á Đông nào cũng có ít nhất một quầy bán thực phẩm chay.
Đường và đồ ngọt khó bỏ hơn thịt cá. Bạn nên chuyển dần sang dùng các loại chất ngọt tự nhiên để cơ thể có khả năng tự điều chỉnh lượng đường trong máu.
Khẩu vị mới cần phải được lập
đi lập lại là một việc làm quan trọng. Mùi vị sữa đậu nành cho những
người mới uống lần đầu rất là lạ cũng như các thực phẩm đậu hũ chiên hay
luộc cũng thế. Sự cố gắng là một điều cần thiết, trước lạ sau quen.
NGUYÊN TẮC THAY ĐỔI
Thiết
lập một kế hoạch ăn thực phẩm rau đậu cho có đầy đủ chất bổ dưỡng để bảo
vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật không có gì là khó khăn. Theo bác sĩ
Neal Barnard, có ba nguyên tắc chính là: (1) Thay thế các thực phẩm có
nguồn gốc thịt động vật (animal sources) bằng các thực phẩm có nguồn gốc
thực vật (plant foods). (2) Thay thế các thực phẩm tinh lọc (refined
foods) bằng thực phẩm nguyên chất (unrefined foods). (3) Thay thế các
thực phẩm đóng hộp bằng thực phẩm tươi (fresh), đông lạnh (frozen) và
khô.
TIẾN TRÌNH THAY ĐỔI
Thật ra tiến trình thay đổi từ chế độ ăn thịt động vật sang chế độ ăn rau đậu không khó lắm. Có nhiều người bỏ thịt cá ngay, có nhiều người ăn dặm thực phẩm rau đậu một thời gian ngắn và cũng có nhiều người ăn dặm thực phẩm rau đậu một thời gian dài rồi sau đó mới từ bỏ hẳn thịt cá.
Có nhiều cách để thay đổi tập quán ăn uống tùy theo hoàn cảnh và cường độ thói quen. Dưới đây chúng tôi đưa ra hai đường lối loại bỏ tập quán ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe do bác sĩ Neal D. Barnard, M.D., người đứng đầu hội đồng y khoa Physicians Committee for Responsible Medicine, gồm 3.400 bác sĩ y khoa Hoa kỳ đề ra:
(1) Dùng Thực Phẩm Chuyển Tiếp: Thực phẩm chuyển tiếp (transition foods) có thể giúp cơ thể chúng ta dễ dàng chấp nhận trong lúc có sự thay đổi lớn lao và cấp thời từ một chế độ dinh dưỡng thịt cá nhiều mỡ béo thơm ngon qua chế độ ăn thực phẩm rau đậu ít chất béo, ít thơm ngon nhưng nhiều bổ dưỡng.
Thật ra thực phẩm chuyển tiếp là những thực phẩm chay biến chế, lấy từ nguồn thực vật, cho phù hợp với khẩu vị người Tây Phương, như soy-burgers, soy-ham, soy-hot-dogs, soy-beacon.. ngay cả cà rem cũng làm bằng tofu. Những thứ này có mùi vị quen thuộc nên dễ dàng thích hợp khẩu vị của chúng ta, để xa dần những thứ thịt cá thiệt không tốt cho sức khỏe.
Các tiệm thực phẩm health food stores và một số siêu thị có bầy bán rất nhiều thực phẩm chay biến chế, không có nguồn gốc thịt động vật, có thể giúp bạn rất nhiều trong việc chuyển đổi chế độ dinh dưỡng từ thịt cá qua thực phẩm rau đậu. Những thực phẩm này, từ burgers cho đến ribs, được làm từ protein đậu nành, gạo lứt, nấm rơm và các thứ rau đậu khác, ăn ngon gần như những món ăn thịt cá mà bạn vẫn ăn trước đây. Chúng cũng được dùng trong các nhà hàng chay, trong các bữa tiệc thịnh soạn để thiết đãi bạn bè trong các dịp lễ và ăn picnic ngoài trời.
Vì cần cung ứng cho nhiều sở
thích khác nhau, nên các nhà sản xuất cũng chế ra nhiều loại thực phẩm
có độ béo khác nhau, fat, low-fat, và non-fat. Bạn có thể thử cả ba loại
để tự mình biết rằng loại fat bao giờ ăn vẫn thấy ngon và đậm đà. Vì thế
bạn nên giảm từ từ, từ fat, đến low fat. Chúng tôi sẽ bàn thêm chi tiết
trong chương nói về thực phẩm biến chế.
(2) Kế Hoạch Năm Bước: Kế hoạch này trực tiếp phá vỡ tập quán ăn thịt cá của chúng ta. Hãy áp dụng từ một tháng đến vài tháng cho mỗi bước trước khi bước qua bước kế tiếp. Tuy nhiên đừng dừng ở quá lâu một bước. Lợi ích lớn nhất đạt được do bởi hoàn thành năm bước, chứ không phải nơi từng bước.
Bước Thứ Nhất. Thêm vào thức ăn hằng ngày là whole grains và đậu legumes. Bạn có thể thay vì ăn hai bữa cơm gạo trắng một ngày bằng cách ăn một bữa gạo trắng và một bữa gạo lứt tẻ hay lưt nếp nấu với đậu lentil, split green peas, hay đậu xanh nguyên vỏ (mung bean). Sáng thay vì ăn sáng bằng bánh mì Pháp hay bánh mì lát nên thay thế bằng loại bánh mì lát whole grains hay cháo yến mạch (hot oatmeal). Tất cả những thứ này đều có chứa nhiều carbohydrate và fiber, lại ít chất béo và không cholesterol.
Bước Thứ Hai. Thêm nhiều rau tươi và trái cây. Giống như whole grains và đậu, chúng cũng có nhiều chất carbohydrates, fiber và không chất béo cũng như không cholesterol. Rau ở dạng đông lạnh cũng tốt như rau tươi.
Bước Thứ Ba. Loại bỏ thịt bò, heo, gà, cá, và tôm. Làm như vậy là bạn đã loại bỏ những nguồn gốc gây bệnh là chất béo, chất cholesterol, và calories. Bước này rất quan trọng. Phải hoàn toàn loại bỏ hết những thứ không tốt cho sức khỏe trong giai đoạn này. Vương vấn trong miệng và trong tâm tưởng một ít thịt và một ít cá thường là có khuynh hướng gia tăng số lượng ăn thịt cá trong tương lai. Loại bỏ hết thịt cá trong bước này giúp việc chuyển đổi dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng thử một số thực phẩm chuyển tiếp ở giai đoạn này.
Bước Thứ Tư. Loại bỏ trứng, sữa và các phó sản của sữa như cheese, cream, yogurt, whey và casein. Các thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và chất cholesterol và có thể mang nhiều mầm mống độc hại khác.
Bước Thứ Năm. Giảm thiểu dầu thảo mộc (oil vegetable). Thay vì dùng dầu để chiên, hãy áp chảo nóng với thật ít dầu và nên dùng loại dầu olive và canola. Loại bỏ việc thêm dầu vào thực phẩm. Tránh không dùng các thực phẩm high-fat foods như là potato chips, french fries, và oily salad dressings.
Bạn đừng lo lắng về protein, nếu hàng ngày bạn uống một ly sữa đậu nành, ăn từ hai đến ba chén cơm gạo lứt, một chén súp đậu lentil hay đậu đen, một lát đậu hũ luộc, và các loại rau trái tươi thì cơ thể của bạn nhận đủ lượng protein cần thiết.
Nhiều protein sẽ không tốt cho cơ thể vì làm gia tăng tính độ acid và có thể sinh ra nhiều thứ bệnh tật. Cũng nên biết, ở trạng thái bình thường, máu trong cơ thể con người phải ở trong tình trạng trung hòa tính độ acid và kiềm (base), độ đo pH là 7.41 - điều kiện này tiến trình hóa học của cơ thể hoạt động một cách hữu hiệu nhất và tất cả chất thải hồi của tiến trình này đều bị khử diệt nhanh chóng.
Nếu ăn nhiều thực phẩm có tính acid thì tính độ acid trong cơ thể gia tăng, do đó những bộ phận thanh lọc máu như gan, lá lách, thận và tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường, dễ bị suy yếu và sinh ra các bệnh về tim mạch, các bệnh về cơ thần kinh, hạch tuyến, và bệnh tiểu đường. Đó là chưa kể đến việc mất calcium vì khi ăn nhiều thức ăn có tính độ acid cao, cơ thể phải lấy chất calcium từ xương để hóa giải acid, cầm giữ mức độ trung hòa pH trong máu.
Khi pH trong máu giảm xuống dưới 7.35 cảm giác con người bị suy giảm, cơ thể uể oải, lười biếng, dễ chóng mặt, buồn nôn nhức đầu và có thể bất tỉnh nếu pH xuống thấp 7.0. Ấy là chưa kể những độc tố chưa được thải hồi sẽ tích tụ ở đâu đó trong cơ thể.
Vì thế nên tránh tối đa những thức ăn có khả năng gia tăng tính độ acid như các thức ăn (1) gốc thịt động vật, trà, cà phê, rượu, các loại gia vị, các thức ăn ngâm giấm, ngâm muối, dầu mỡ đường, các loại thức ăn chiên xào, và các loại tinh bột biến chế, và (2) nên ăn những thực phẩm có tính cách gia tăng tính độ kiềm (akaline), có tác dụng trung hòa acid như các loại rau, các loại trái cây, (3) các loại hạt đậu, đặc biệt là đậu nành, cà chua, chuối, táo là những loại có tính kiềm nhiều nhất, trái figs có chứa một loại enzyme đặc biệt gọi là ficin có khả năng làm tan biến các độc tố trong máu và một chất khác gọi là seratonin có khả năng bồi bổ trí óc.
Tuy nhiên nếu ăn nhiều thực
phẩm có tính độ kiềm, (độ pH trong máu gia tăng) cũng đưa tới các bệnh
về đường ruột. Khi độ pH trên 7.45 hệ thần kinh trở nên bị kích động, dễ
bị kinh phong, nhức đầu và chóng mặt.
Theo
y học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa, cũng như kinh nghiệm tiếp cận bản
thân của chúng tôi thì bệnh tật của con người phát sinh là hậu quả của
một quá trình ăn uống lâu dài không đúng cách. Nền y khoa hiện đại chỉ
điều trị triệu chứng của bệnh tật khi chúng phát sinh.
Nếu như chỉ điều trị chứng
bệnh mà không điều chỉnh việc ăn uống thì những chất cholesterol, chất
béo bão hòa và những chất độc tố nhiễm trong thực phẩm sẽ lại tiếp tục
tạo thêm bệnh nữa, và cuối cùng vì quá sức tải, các chất trên sẽ cùng
nhau hội tụ vào một chỗ nào đó trong cơ thể, nổi lên thành khối u. Đó là
bệnh ung thư phát khởi.
Hơn ba ngàn triệu tế bào hình
thành nên cơ thể con người do máu tạo ra và nuôi dưỡng. Nguồn thực phẩm
hàng ngày cung cấp chất dinh dưỡng để không ngừng tái tạo máu; cho nên
nếu chúng ta ăn uống không đúng cách thì chất lượng máu và tế bào sẽ
giảm và nếu kéo dài mãi, bệnh tật sẽ phát sinh.
Bệnh viện không phải là nơi
tốt để đương đầu với bệnh, mà phải là các tiệm bán thực phẩm lành mạnh
(health food stores), các quầy hàng bán thực phẩm chay tại các siêu thị
và nơi chính nhà bếp của chúng ta.
Hãy thay đổi thực phẩm nơi tủ
chứa thức ăn và trong tủ lạnh bằng cách dùng các thực phẩm nguyên chất
rau đậu:
NGŨ CỐC NGUYÊN CHẤT
(Whole Grains)
Ngũ
cốc nguyên chất nên chiếm khoảng 50 phần trăm trong khẩu phần ăn hàng
ngày. Các loại ngũ cốc đó là: gạo lứt (brown rice), lúa mì (whole
wheat), lúa mạch (barley), hạt kê (millet), và yến mạch (rolled oats).
Tất cả đều phải ở dạng lứt, có nghĩa là chưa chà sát và tinh lọc.
Bất cứ một nền văn hóa ẩm
thực nào cũng có một thứ ngũ cốc làm thực phẩm chánh. Như ở Hoa Kỳ, hột
lúa mì (wheat), xay thành bột (flour) và chế thành bánh mì (bread) và
các thứ bánh nướng khác là chánh. Bên cạnh đó là ngô. Các nước Á Châu,
đặc biệt là Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, và Việt Nam, hột lúa
xay vỏ, bỏ cám thành gạo và nấu thành cơm là thực phẩm chánh. Các thứ
hột khác là phụ. Ở Châu âu dùng hắc mạch, kiều mạch và yến mạch. Nga và
Trung Á dùng bột kiều mạch. Ở Trung Đông dùng lúa mạch.
Ngũ Cốc, chúng tôi tạm dịch
từ chữ Grains, nói chung rất bổ dưỡng, chúng chứa nhiều complex
carbohydrates, chất xơ, nhiều chất sinh tố, và chất khoáng. Chúng cũng
là nguồn cung cấp protein và đặc biệt cho rất ít chất béo. Vì thế whole
grains tức là ngũ cốc nguyên chất chưa tinh chế (unrefined) cần phải
được xem là thực phẩm chánh trong chế độ dinh dưỡng của bạn.
Một nghiên cứu mới nhất cho
hay những phụ nữ ăn ngũ cốc nguyên chất đã giảm độ nguy cơ lâm bệnh tim
mạch tới 30%. Ngũ cốc lứt cũng giúp kiểm soát độ đường trong máu của
những người bị bệnh tiểu đường. Nên nhớ gạo trắng không phải là loại ngũ
cốc nguyên chất. Ngoài ra, đa phần thực phẩm ăn sáng cereal là loại
refined grains, ngọai trừ Multi-grain Cheerios Plus và Quaker Oatmeal
(cháo bột yến mạch) là loại ngũ cốc nguyên chất.
Ngũ cốc tinh lọc (refined),
như bột mì trắng (white flour), bột gạo trắng (white rice flour), và gạo
trắng (white rice), đã bị mất đi những chất sinh tố, chất khoáng, và
chất xơ quan trọng. Hãy giảm thiểu tối đa dùng những loại thực phẩm tinh
lọc này. Ngược lại ngũ cốc nguyên chất chứa nguyên vẹn các chất bổ
dưỡng. Chế độ dinh dưỡng mà whole grains là nồng cốt, là một đường lối
tốt nhất đạt mục tiêu trọng lượng lý tưởng của cơ thể bạn, bởi vì chúng
cung cấp ít calories.
Khi mua bánh mì lát, nên chọn
loại whole-grain bread. Hãy đọc nhãn hiệu thực phẩm (food label), bạn có
thể biết chắc là whole grain nếu như thành phần chất đầu tiên ghi là
"whole wheat flour". Nếu ghi là "wheat flour" có nghĩa là bột mì đã tinh
lọc. Bánh mì Pháp đều được chế tạo bằng bột mì tinh lọc (white flour)
pha với bột gạo tinh lọc (white rice flour).
Gạo Trắng.
Người Việt Nam chúng ta ai cũng ăn cơm nên không ai là không biết đến gạo.
Tuy nhiên, không mấy ai để ý là gạo chúng ta ăn là loại gạo trắng đã
tinh lọc tức đã loại bỏ chất cám gạo và chất mầm gạo, hai chất chứa hầu
hết các chất bổ dưỡng như chất sinh tố, chất khoáng, chất xơ và protein.
Gạo Lứt (brown rice)
là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không bỏ mầm và cám của hạt
gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết những thực
phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu khác có khả năng ngăn
ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà chính là chất phytate
chứa trong chất xơ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở trong chất cám gạo
lứt có một thứ dầu đặc biệt mang tên là tocotrienol factor TRF có khả
năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện
tượng đông máu. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc University of Wisconsin
Hoa kỳ đã thử nghiệm trên một số người thì thấy rằng chất TRF trong cám
gạo lứt đã làm giảm 12 đến 16% cholesterol trong máu. Ngoài ra, trong
gạo lứt cũng có một chất dầu khác có khả năng chống lại chất xúc tác
enzym HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp tăng lượng cholesterol tốt
HDL.
Gạo lứt gồm có ba loại: gạo
lứt tẻ hột dài (long grain brown rice), gạo lứt tẻ hột tròn (short-grain
brown rice), và gạo lứt nếp (sweet brown rice). Tất cả gạo lứt đều bổ
dưỡng, nên cần được ăn trong các bữa ăn hằng ngày. Mặc dầu thời gian nấu
gạo lứt lâu khỏang 45 phút, nhưng có thể nấu một lần cho một tuần thì
cũng tiết kiệm được nhiều thì giờ. (xin xem cách thức nấu gạo lứt nơi
phần thứ hai quyển sách này)
ĐẬU (Legumes)
Đậu
chiếm khoảng 20 đến 25 phần trăm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đậu
bao gồm các loại đậu khô và tươi, như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ hạt nhỏ
(aduku), đậu đen, đậu lentil, đậu Hà Lan (snow peas), đậu ngọt (snap
peas), đậu pinto, đậu trắng, đậu lima, đậu navy. Có nhiều loại đậu đặc
biệt cho một địa phương nào đó như pinto beans ở các quốc gia vùng Tây
Nam Mỹ Châu, đậu đen black beans ở Mexico, navy beans ở Anh Quốc và
Boston. Đậu là loại thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ, đường tạp
carbohydrate, chất sắt và calcium.
Sản phẩm đậu nành như đậu hủ,
sữa đậu nành, có thể dùng đều đặn hàng ngày, nên được xem là một phần cố
định trong khẩu phần ăn.
Đậu có thể mua dưới dạng khô,
đóng hộp, đông lạnh, và tươi. Lẽ dĩ nhiên, chỉ mua loại đóng hộp khi
không có những loại tươi, khô và đông lạnh vì chúng không còn chất sinh
tố và có chất hóa học giữ lâu "preservative".
Ngoại trừ đậu lentils và
split peas, còn tất cả các đậu khác phải ngâm nước trước khi nấu với mục
đích làm đậu bớt cứng và cải thiện tình trạng hấp thụ. Nhằm giảm hơi gas
có thể có, nên ngâm đậu khoảng bốn giờ rồi bỏ nước ngâm và xúc rửa lại
với nước mới trước khi nấu.
Các loại hạt
(nuts and seeds) có chứa nhiều chất khoáng nhưng cũng có nhiều chất béo
nên chỉ được xem là thứ ăn chơi, ngoại trừ Flaxseed chứa một vài chất
hóa thảo có khả năng ngừa các mầm ung thư vú, và có tác dụng
antioxidants, đồng thời nó cũng có chất béo tốt loại Omega-3 fatty
acids, làm giảm cholesterol xấu LDL.
CÁC MÓN RAU (Vegetables)
Các
món rau tươi nên chiếm khoảng 20 đến 25 phần trăm, bao gồm nhiều loại
rau, như bông cải trắng (cauliflower), bông cải xanh (broccoli), bắp cải
(green cabbage), cải bắp thảo (Chinese cabbage), chồi cải Brussel, cải
xanh (mustard green), cải ngọt (Yu choy), cần Tầu (Chinese celery), xà
lách xanh (green leaf), xà lách búp (iceberg lettuce), xà lách Romain
(Romain lettuce), xà lách Boston (Boston lettuce), xà lách Đà Lạt, củ
sắn (Äicama), bí lông (moqua), bí rợ (kabocha), củ cải trắng (daikon),
khoai mỳ (yucca) khoai lang (sweet potato, yam).v.v., nhưng nhiều bổ
dưỡng nhất vẫn là broccoli. Chỉ một cup broccoli cắt nhỏ cung cấp 90%
hàm lượng vitamin A dưới dạng beta carotene cần thiết hằng ngày, 200%
lượng viatmin C, 25% chất xơ cần thiết, và một số lượng nhỏ calcium,
niacin, thiamin, và phosphorus. Một cup broccoli cung cấp 45 calories.
Những nghiên cứu khoa học
chứng minh khả năng chống lại ung thư của cơ thể nếu thường xuyên dùng
các loại rau chứa beta caroten, vì thế hãy chọn các loại rau có mầu đậm,
như xanh đậm và vàng hay đo,ý những thứ này có chứa beta carotene,
carotenoids, vitamin C, folic acid, calcium, và nhiều chất bổ dưỡng
khác. Lá rau xanh đậm rất tốt vì cung cấp ít calories, nên được coi là
một loại thực phẩm thông dụng, cần ăn hằng ngày.
Ngoài ra, theo các nhà khoa
học Nhật, thì nấm shiitake có triển vọng nhiều trong việc giảm nguy cơ
ung thư. Các tài liệu y khoa Nhật Bản đã chứng minh rằng nấm shiitake có
tác dụng chống ung thư bướu rất mạnh mà không gây độc hại nào.
Có nhiều cách chế biến đa
dạng: xào, hấp, luộc, trưng, xào rút nước. Rau cũng có thể ăn sống hay
nấu vừa chín. Rau spinach có thể steam hay microwaved mà không cần cho
thêm nước. Dưới đây là các chất dinh dưỡng có trong một khẩu phần 3,5-
ounce rau:
Beta carotene
(Bạn cần ít nhất 6 milligrams hằng ngày): dandelion greens (8,3 mg), kale
(5,4 mg), turnip greens (4,5 mg), spinach (4 mg), và mustard greens (3,2
mg).
Viatamin C
(Bạn cần trong khoảng 250 đến 500 mg hằng ngày): kale (120 mg), mustard
greens (70 mg), turnip greens (59 mg), watercress (44 mg), dandelion
greens (34 mg).
Folic Acid
(Bạn cần tối thiểu 400 micrograms hằng ngày): turnip greens (193 mcg),
spinach (190 mcg), mustard greens (190 mcg), chicory (110 mcg), và
arugula (95 mcg).
Calcium
(Bạn cần khoảng từ
800 đến 1,500 mg hằng ngày): turnip greens (190 mg), dandelion green
(185 mg), arugula (160 mg), kale (135 mg), và watercress (120 mg).
Iron
(Đàn ông cần 10 mg, phụ nữ
cần 15 mg hằnmg ngày): dandelion greens (4 mg), Swiss chard (3 mg),
mustard greens (2 mg), turnip greens (2 mg) và kale (2 mg).
TRÁI CÂY TƯƠI
Trái
cây tươi có thể dùng khoảng 5 đến 10 phần trăm khẩu phầửn ăn hàng ngày.
Có thể dùng loại khô thay thế trong mùa không có trái tươi.
Rau và trái cây là những tặng
phẩm quý báu của trời đất vì chúng có chứa nhiều năng lực mặt trời,
nhiều chất sinh tố, chất khoáng, chất xơ, và cho chúng ta mùi vị thơm
ngon.
Bất cứ khi nào có thể được,
nên chọn rau quả tươi và đúng mùa vì giá cả rẻ hơn, mùi vị thơm ngon
hơn, và nhiều chất bổ dưỡng hơn. Rau quả trái mùa thường đắt vì trồng
trong green house, không có ánh sáng mặt trời và thường giảm nhiều chất
sinh tố bổ dưỡng. Rau quả trái mùa nhập cảng lại có nguy cơ nhiễm thuốc
sát trùng DDT và nhiễm vi khuẩn samonella như đã xảy ra chết người vì ăn
trái dâu nhập cảng từ Mexico.
Nếu như không có rau trái
tươi, bạn hãy chọn loại đông lạnh. Giá trị dinh dưỡng vẫn còn như
nguyên, chỉ có giá hơi đắt. Nên giảm ăn trái cây đóng hộp vì nhà sản
xuất có thêm nhiều đường và chất hóa học preservative.
THỊT BÒ VÀ THỊT HEO:
Tài
tử James Garner mới đây quảng cáo thịt bò cho kỹ nghệ sản xuất thịt với
khẩu hiệu "real food for real people". Nhưng khi màn quảng cáo
được phát hình thì ông ta phải vô bệnh viện để giải phẫu nối mạch vành
tim (coronary artery bypass surgery). Ông ta thoát chết và sau đó đã
thay đổi chế độ dinh dưỡng từ ăn thịt qua ăn chay cùng là quảng cáo xe
hơi thay vì quảng cáo ăn thịt. Quả thật, thịt bò và heo là loại thực
phẩm không tốt vì chứa quá nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đó là
chưa kể đến những chất độc hại do kỹ thuật nuôi bò và heo ngày nay nhiễm
trong thịt.
Được biết trong những năm gần
đây chính phủ đã lưu tâm nhiều đến vấn đề thịt bị ô nhiễm, nhất là kể từ
khi vi khuẩn E. coli O-157:H xuất hiện vào tháng 12 năm 1992
trong hamburgers ở tiệm Jack in the Box miền Tây-Bắc Hoa Kỳ làm thiệt
mạng bốn trẻ em và 700 người khác lâm bệnh.
Mặc dầu chính phủ đã ban hành
nhiều biện pháp kiểm phẩm, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải
quyết. Thí dụ như thiếu ngân sách thiết lập các phòng thí nghiệm hóa học
cấp cao tại các xưởng sản xuất thịt để khám phá ra các vi khuẩn mà
phương pháp kiểm phẩm hiện nay qua phương thức sờ, thấy và ngửi không
thể nào khám phá được, hay áp dụng đề nghị của các chuyên gia an toàn
thực phẩm về việc khử trùng bằng quang tuyến (radiation pasteurization)
chưa được, vì dân chúng e sợ các tia tử ngoại còn tồn đọng trong thịt có
thể gây nhiều bệnh khác như đau ốm, birth defects, và ô nhiễm môi sinh
thái.
Do những vấn nạn chưa giải
quyết nên cho đến nay vi khuẩn E. coli và vi trùng listeria vẫn nằm
trong hamburgers, các hotdogs, và các loại thịt thái mỏng bầy bán tại
các siêu thị mà bằng chứng là vào tháng 8 năm 1997 chính phủ đã phải ra
lệnh thu hồi 25 triệu pounds Hudson Foods ground-beefs bị nhiễm.
Vào tháng 8 năm 1998, các
loại thịt giò hotdog và thịt thái mỏng, gồm cả một số bán dưới nhãn hiệu
Ball Park, Grillmaster và Hygrade, của công ty Sara Lee Corp. đã bị thu
hồi sau khi thịt gây ngộ độc cho ít nhất 40 người trong 10 tiểu bang, có
bốn người chết. Các thực phẩm này được chế biến ở cơ xưởng Bill Mar Food
của công ty tại Zeeland,
Một cuộc thu hồi khác xảy ra
gần đây nhất thâu hồi các sản phẩm thịt từ tháng 12 năm 1998 vừa qua
cũng do Sara Lee sản xuất. Theo tường trình từ Trung Tâm Kiểm Soát Và
Ngăn Ngừa Bệnh Tật CDC tại Atlanta, có ít nhất 60 người đã bị nhiễm bệnh
tại 12 tiểu bang. Những người này đã bị bệnh sau khi họ ăn hot dog hoặc
một số loại thịt khác bị nhiễm trùng listeria do công ty Bill Mar Foods,
một chi chánh của đại công ty Sara Lee sản xuất. Một tuần trước đó tổng
số người bị thiệt mạng vì thịt độc là 12 người. Vi trùng listeria có thể
gây sốt nóng, đau bắp thịt, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu vi trùng nhiễm vào
hệ thống thần kinh, bệnh nhân còn có thể bị nhức đầu, đau gáy và bị
chóng mặt. Người khỏe mạnh bị trúng vi trùng listeria có thể sẽ không
sao. Nhưng, vi trùng listeria có thể gây tử thương, làm nhức đầu một bên
và nhiễm trùng máu. Những người dễ bị nhất là phụ nữ có thai, người già
và người có hệ thống kháng thể yếu.
Trung tâm Kiểm Soát và Ngăn
Ngừa Bệnh Tật CDC cũng cho hay kể từ đầu tháng 8 đến tháng 12 năm 1998,
đã có 40 vụ ngộ độc listeria được phát hiện tại các bang Ohio, New York,
Tennessee, Massachussetts, Michigan, West Virginia, Connecticut, Oregon,
Vermont và Georgia.
Như thế chính phủ đã bất lực
trong các nỗ lực kiểm phẩm nên đành để cho các nhà sản xuất thịt tự lo
liệu lấy, do đó mới xảy ra các tai nạn trên.
THỊT GÀ:
Giống như thịt bò và heo,
thịt gà không có chất xơ, chất carbohydrate và chứa nhiều chất
cholesterol và chất béo bão hòa. Chất cholesterol trong thịt gà cũng
bằng khoảng như trong thịt bò là 25 milligrams một ounce. Bác sĩ
Castilli nói rằng, mỗi 100 mg cholesterol, tức ăn khoảng 4 ounces thịt
gà hằng ngày sẽ làm gia tăng hàm lượng trong máu lên nửa chấm (0,5).
Giống như các loại thịt khác,
chính trong thịt nạc gà đã có sẵn chất béo mà bạn không thể nào loại bỏ
được. Chất béo bão hòa saturated fat không tốt cho chúng ta, nó đóng cục
xung quanh bờ thành các mạch máu. Khi nó nhập vào cơ thể, sẽ được biến
đổi thành cholesterol qua sự kích thích của gan. Vì thế, ngay cả thịt gà
nạc "lean" cũng có một số lượng đáng kể chất béo bão hòa và chất
cholesterol. So sánh với thịt gà, thực phẩm rau đậu hoàn toàn không có
cholesterol.
Ngoài chất béo bão hòa và
chất cholesterol, chất độc trong thịt gà là một vấn đề nghiêm trọng.
Theo Consumer Reports, "Có ít nhất là 5 phần trăm hội chứng thuốc độc
đã được thừa nhận và báo cáo." Tổ chức sức khỏe thế giới The
United Nations World Health Organization cho biết khoảng 10 phần
trăm bệnh tật do thực phẩm độc hại trên thế giới. Cơ quan phòng ngừa và
kiểm soát bệnh tật CDC của chính phủ Hoa Kỳ cũng cho hay là những bệnh
gây nên do thịt gà đã gia tăng ba trăm phần trăm trong khoảng từ năm
1988 đấn năm 1992.
Theo một báo cáo của sở
nghiên cứu kinh tế của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì "những vi khuẩn sinh
bệnh tật gồm virus, bacteria, parasites, và fungi trong thức ăn đã
gây nên 6,5 triệu đến 33 triệu người bệnh và có trên 9.000 tử vong mỗi năm
tại Hoa Kỳ. Chi phí hằng năm tốn khoảng 5,6 tỷ đến 9,4 tỷ dollars. Thịt
là nguồn chính dẫn đến số người bệnh và chết này."
Tài liệu báo cáo cũng nói
rằng "Thực phẩm mang những vi khuẩn gây bệnh là những loại chứa nhiều
protein động vật, như thịt bò, heo, gà, cá, tôm, trứng và sữa cùng các
phó sản của sữa như cheese và bơ".
Trong số những bệnh gây nên
bởi thực phẩm được xác nhận bởi CDC, trên 90 phần trăm là do chín loại
bacteria. Thịt gia cầm (poultry) bao gồm thịt gà ta và gà tây là nguồn
cung cấp lớn nhất năm loại vi khuẩn Campylobacter ÄeÄuni hay coli,
Salmonella, Shigella, Yersinia, and Staphylococcus aureus.
Trong những nghiên cứu về
thịt gà gần đây ở Hoa Kỳ, Consumer Reports đã tìm thấy 71 phần trăm số
lượng thịt gà có mang vi khuẩn, trong đó 63 phần trăm là loại
campylobacter và 16 phần trăm là loại salmonella. Tám phần trăm thịt gà
có cả hai loại campylobacter và salmonella. Cũng theo Consumer Reports,
một phần hai mươi con gà gần ung thối, và ngay cả gà tươi tốt cũng không
có nghĩa là không có các loại vi khuẩn nói trên. Số lượng thịt gà nghiên
cứu nói trên là loại thịt thường bầy bán trên thị trường có dãn nhãn
hiệu chứng thực của USDA, là loại "không thấy dấu hiệu bệnh tật,
không bảo đảm sạch sẽ"
(free from visible signs of disease, is no guarantee of cleanliness)
Salmonellosis là bacteria gây
infection đến hệ thống tiêu hóa, làm nôn mửa, đau bụng, nóng lạnh và yếu
người. Samonella có thể làm độc máu và gây chết người.
CÁ, CUA, TÔM, SÒ, ỐC và HẾN
Cá
và các loài hải sản khác có ít chất béo và cholesterol so với thịt động
vật. Tuy nhiên, chúng cũng có cholesterol và chất béo, nhất là tôm. Cá
chứa nhiều protein và thường ảnh hưởng đến bệnh xốp xương và kidney.
Cũng tương tự như thịt động
vật bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn Samonella, E-Coli và các chất độc hại,
cá và các loài tương cận cũng thế, Vibrio vulnificus, một loại vi khuẩn
thường tìm thấy trong shellfish và oyster đã gây ít nhất 87 người chết
từ năm 1989. Các loại cá biển cũng mang nhiều vi khuẩn độc hại khác bởi
vì càng ngày nước biển càng bị ô nhiễm bởi con người. Người ta đã khám
phá ra cả siêu vi khuẩn hepatitis A cũng có trong shellfish. Đó là chưa
kể đến các loại vi khuẩn Samonella typhi, Vibrio cholerae.
Ciguatoxin tạo nhiễm trùng
đường ruột và não bộ được tìm thấy ở hầu hết loại cá vùng ôn đới, vùng
biển Florida và Caribbean, bao gồm cả loại cá snappers, barracuda,
groupers, hogfish, scorpion fish, và amberÄacks.
Một loại vi khuẩn khác là
Parasites thường xảy ra cho những người ăn cá sống hay cá nấu không
chín. Vì thế nhiều người đã không dám ăn món sushi và món sashimi, hai
loại món ăn được ưa chuộng của người Nhật hay món gỏi cá chép sống của
người miền Bắc Việt Nam.
TRỨNG, CHEESE, BƠ VÀ SỮA
Trứng
gà, sữa bò và các phó sản của sữa như cheese và bơ là thực phẩm rất phổ
thông của người Tây phương và đã trở thành một phần của nền văn hóa ẩm
thực, mặc dầu nhiều quốc gia khác đã không chấp nhận văn hóa này. Tại
Hoa kỳ, kỹ nghệ bơ sữa rất giầu có và nhiều quyền lực đã chi tiêu rất
nhiều tiền để giáo dục người dân Hoa Kỳ từ lúc lên 4 tuổi là một ngày
phải uống ba ly sữa, qua việc quảng cáo và bảo trợ tài liệu in sách vở
cấp tiểu học. Đó là chưa kể đến các cuộc vận động với các nhà lập pháp
làm luật có lợi cho họ. Thực sự, sữa, bơ, trứng cùng các phó sản liên hệ
không có lợi cho sức khỏe như các nghiên cứu khoa học đã chứng minh.
Trứng chứa nhiều cholesterol và protein nên không tốt. Ngoài ra có thể
có vi khuẩn gây chết người Salmonella, như đã xẩy ra.
Hai lý do chính để người ta
không ăn trứng gà là giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh có thể gây chết
người do vi khuẩn salmonella đem lại.
Trước đây chúng ta sợ lòng đỏ
trứng gà vì một lòng đỏ trứng gà loại vừa có chứa tới 213 mg cholesterol
và cứ mỗi 100 mg cholesterol chúng ta ăn vào, hàm lượng cholesterol
trong máu gia tăng lên nửa chấm. Ngày nay thêm một lý do khác để chúng
ta sợ, vì trứng gà có nhiễm vi khuẩn salmonella. Theo báo cáo gần đây
của cơ quan USDA thì mỗi năm có khoảng 2,3 triệu đến 46,8 tỷ quả trứng
gà sản xuất tại Hoa Kỳ bị nhiễm vi khuẩn salmonella và có thể dẫn tới
661.663 người lâm bệnh mỗi năm bao gồm 3.300 người phải vào nhà thương
và 390 người chết. Họ cũng ước lượng xác xuất trứng bị nhiễm là 1 cho
mỗi 10.000 quả khi ra khỏi các lò sản xuất. Trứng bị nhiễm sau đó còn
cao hơn, do bởi chuyên chở và không giữ đúng nhiệt độ lạnh đòi hỏi là 40
độ F khi tồn trữ.
Trong chương trình truyền
hình Dateline NBC tháng Tư 1998, họ đã cho thấy rằng trứng gà sản
xuất tại Ohio tồn trữ lâu đến một tháng được lau rửa, cho vào hộp và
đánh dấu ngày mới lại rồi phân phối đi các siêu thị ở 27 tiểu bang. Theo
Dateline, những trứng cũ thường được bỏ chung vào với trứng mới trong
hộp mới.
Được biết trong 50 bang chỉ
có bang Wisconsin là ngăn cấm không cho "rewashing" và "redating" trứng.
Các khoa học gia cho rằng vi khuẩn salmonella nảy sinh nhanh chóng ở
nhiệt độ 50 độ F. Nếu trứng giữ ở nhiệt độ trong phòng bình thường vi
khuẩn sẽ tăng nhanh gấp 100 lần. Dateline chỉ cho thấy rằng nhiệt
độ ở một nhà máy sản xuất trứng Ohio là 53 độ.
Còn về sữa bò, người Hoa Kỳ
cũng đang dần dần thay thế bằng sữa đậu nành vì theo Hội Đồng Y Khoa Hoa
Kỳ cho biết như sau:
-
Sữa bò và các phó sản của sữa
chứa nhiều chất béo bão hòa và chất cholesterol, không tốt cho sức khỏe.
-
Sữa bò là nguồn dị ứng (allergy) cho nhiều người. Có người uống sữa bò bị
khó thở, ngứa da, hay nổi mụn..
- Giống như thịt động vật,
sữa bò và các phó sản của sữa thường bị nhiễm độc (contaminated), từ
thuốc diệt trùng (pesticides) cho đến thuốc kháng sinh (antibiotic).
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, cứ một trong ba hộp sữa bò bày bán tại
siêu thị có nhiễm chất kháng sinh mà các nhà sản xuất bò đã trộn vào
thức ăn cho bò. Hai mươi bẩy loại thuốc kháng sinh khác nhau và ba mươi
ba loại thuốc khác được cho phép dùng trong kỹ nghệ nuôi bò và kỹ nghệ
sữa bơ tại Hoa kỳ ngày nay. Bác sĩ Stuart Levey thuộc viện đại học Tufts
University Hoa Kỳ đã báo động tình trạng nguy hiểm sức khỏe khi các
thuốc trụ sinh không còn hiệu dụng trị bệnh đối với những người vốn đã
có sẵn antibiotic trong cơ thể. Hàng năm có hơn 10 ngàn người Hoa kỳ
chết vì lý do này.
-
Chất kích thích tố BGH làm cho bò nhiều sữa có trong sữa bò có thể đem lại
những nguy cơ về chứng bệnh ung thư vú và tử cung của phụ nữ.
-
Sữa bò có liên hệ đến bệnh tiểu đường Insulin-dependent. Các khoa học gia
đã tìm thấy những chứng cớ cho rằng chất kháng sinh trong sữa bò đã phá
hủy các tế bào sản xuất ra insulin trong cơ thể.
DẦU (Oils)
Dầu
thảo mộc tốt hơn chất mỡ lấy từ thịt động vật. Nhưng, một cách tổng
quát, chúng ta phải loại bỏ mỡ động vật và giảm thiểu tối đa việc sử
dụng dầu thực vật loại bão hòa (saturated fat). Bất kể là loại bão hòa
hay không bão hòa, loại thực vật hay động vật, chất béo đều có ảnh hưởng
đến sự nguy hiểm của bệnh tim mạch và ung thư. Thêm vào đó là nó cung
ứng gấp hai lần calories so với protein hay carbohydrate. Do vậy chúng
ta nên loại bỏ các thực phẩm chiên sẵn bầy bán ngoài chợ. Khi chiên xào
ở nhà chỉ nên dùng loại dầu canola vì có bách phân chất béo bão hòa thấp
nhất (4%) và nên dùng một lần. Nếu cần dùng dầu để pha trộn nên dùng
loại dầu olive hay flaxseed oil là tốt nhất. (Xem tiêm nơi phần giải đáp
thắc mắc)
Tưởng cũng cần nên biết các loại thực phẩm biến chế từ thịt động vật, thường là các loại vụn vặt, các chất thừa được tổng hợp làm thành như hot dog, thịt bầm v..v.. do đó người ăn thường hay sinh bệnh. Riêng các loại thực phẩm của người Việt Nam làm, như giò thủ, giò lụa, chả lụa, lòng heo, tiết canh, chả cá v..v..người viết không biết rõ về tình trạng vệ sinh an toàn khi sản xuất, nhưng có một điều chắc chắn những thứ đó chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.
Thực
Phẩm Biến Chế (processed foods) là những thực phẩm được chế biến với sức
nóng từ 0 đến 237.6 độ F hay cao hơn nữa, hoặc bằng phương pháp hóa hợp
hydrogen ở nhiệt độ và áp suất thật cao 250-400 độ F (hydrogenation
process) và sau đó được tồn trữ trong những kho lạnh để phân phối đến
người tiêu thụ. Theo định nghĩa này, thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp,
và các thực phẩm đòi hỏi phải khử trùng (pasteurization) như sữa tươi
đều được sắp loại thực phẩm biến chế.
Phần lớn những thực phẩm biến
chế thường có chứa nhiều đường, muối, bột ngọt, chất béo, và một vài hóa
chất có mục đích giữ cho thực phẩm được lâu, có mầu sắc tươi và có mùi
vị thơm ngon.
Một số thực phẩm biến chế và
thực phẩm đóng hộp không còn chất sinh tố (vitamins) và chất phân hóa tố
(enzymes), một chất xúc tác (catalyst) giúp tiêu hóa thực phẩm dễ dàng
và hữu hiệu.
Có nhiều lý do khiến chúng ta
không nên, hay chỉ nên ăn hạn chế thực phẩm biến chế, như là:
1. Thực phẩm biến chế dễ làm
hư hỏng khẩu vị bởi vì chúng chứa nhiều đường, nhiều muối, và nhiều chất
hóa học khác cho thêm vào, như mầu sắc và mùi vị. Các nhà sản xuất thực
phẩm biến chế đã cố ý thay đổi khẩu vị của chúng ta, làm cho chúng ta
phải có thói quen hay nói một cách khác là phải ghiền mùi vị của họ. Thí
dụ như phần đông người Việt chúng ta trước khi qua Mỹ không hề biết
smoked ham, bacon hay bất cứ thứ thực phẩm nào có mùi khói ướp (smoked),
vậy mà có một số người, sau 25 năm ăn những thức ăn này, cảm thấy ghiền
và cho rằng khi ăn những thứ khác lại thấy lạt lẽo.
2. Những hóa chất cho thêm
vào thực phẩm (chemical additives) thường không tốt bởi vì chúng là
thành phần hóa học có thể làm yếu hệ thống miễn nhiễm của cơ thể chúng
ta nếu chúng ta tiêu thụ nhiều.
3. Thực phẩm biến chế thường
ẩn chứa nhiều chất đang trong vòng tranh cãi như đường, muối, chất béo
trans-fatty acids, bột ngọt.. Những thứ này đều tạo nên những vấn đề của
sức khỏe.
4. Thực phẩm biến chế chứa
nhiều thành phần bí mật, thí dụ như thực phẩm biến chế gốc thịt động vật
loại hot dogs có chứa da, tai, mũi và những thứ linh tinh khác của thú
vật mà các nhà sản xuất không muốn vất bỏ.
5. Qua tiến trình biến chế,
một số loại thực phẩm bị mất đi nhiều chất dinh dưỡng nên các nhà sản
xuất cho trộn thêm vào một số chất dinh dưỡng nhân tạo để điền khuyết,
mặc dầu được quảng cáo là tốt nhưng thực tế cho biết, những thứ này
không được tốt bằng những chất dinh dưỡng tự nhiên.
6. Chi phí mua thực phẩm biến
chế nhiều khi cao hơn là thực phẩm tươi, thí dụ như bông cải xanh (fresh
broccoli) giá khoảng $0.78/lb, trong khi ấy frozen broccoli giá
$1.19/lb.
THỰC PHẨM CHAY BIẾN CHẾ
Các
tiệm thực phẩm "health food stores" và một số siêu thị có bầy bán rất
nhiều thực phẩm chay biến chế, không có nguồn gốc thịt động vật, có thể
giúp bạn rất nhiều trong việc chuyển đổi chế độ dinh dưỡng từ thịt dộng
vật qua thực phẩm rau đậu. Những thực phẩm này, từ burgers cho đến món
xườn, được làm từ protein đậu nành, gạo lứt, nấm rơm và các thứ rau đậu
khác, ăn cũng ngon và cảm thấy gần giống như những món ăn thịt cá mà bạn
vẫn ăn trước đây.
Vì cần cung ứng cho nhiều sở
thích khác nhau, nên các nhà sản xuất cũng chế ra nhiều loại thực phẩm
chay có độ béo khác nhau, fat, low-fat, và non-fat. Bạn có thể thử cả ba
loại để tự mình biết rằng loại fat bao giờ ăn cũng thấy ngon và đậm đà
hơn. Vì thế bạn nên giảm từ từ, từ fat, đến low fat. Dưới đây là bảng kê
khai một số loại thực phẩm chay biến chế hiện có trên thị trường.
Vegetarian
Burgers
|
Fat Content |
Shiitake Mushroom
Burger (shiitake mushrooms, soy protein)
|
2% |
Garden Burger
(soy, brown rice, mushroom)
|
15% |
Lightlife
American Grill (soy)
|
26% |
Lightlife
Barbecue Grill (soy)
|
41% |
Lightlife Lemon
Grill (soy)
|
33% |
Meat of Wheat
Burger (wheat)
|
09% |
Soy Deli Tofu
Burger (soy)
|
56% |
Stow Mills Tofu
Burger (soy)
|
45% |
White Way
Meatless Tofu Steaks (soy)
|
48% |
White Way Tempeh
Burger (soy)
|
25% |
White Way
Teriyaki Burger (soy)
|
25% |
Worthington
Vegetarian Burger (wheat)
|
25% |
Yves Veggie
Burgers (soy, wheat)
|
26% |
Vegetarian Hot
Dogs
|
|
Lightlife Smart
Dogs (soy, wheat)
|
00% |
Lightlife Tofu
Pups (soy)
|
53% |
SoyBoy Not Dogs
(soy)
|
49% |
Yves Veggie Tofu
Wieners (soy)
|
40% |
Deli Meat
Substitutes
|
|
Heart & Soul BBQ
Whibs (wheat)
|
13% |
Heart & Soul Trim
Slice Roast Beef Style (wheat)
|
19% |
Heart & Soul Trim
Slice Turkey Style (wheat)
|
11% |
Lightlife Fakin'
Bacon (soy)
|
29% |
Lightlife Foney
Baloney (soy)
|
53% |
Lightlife Lean
Links (soy)
|
39% |
Loma Linda Little
Links (wheat)
|
56% |
Meat of Wheat
Sausage Style (wheat)
|
11% |
SoyBoy Vegetarian
Breakfast Links (soy)
|
53% |
Yves Veggie Deli
Slices (soy)
|
26% |
Other Meat
Substitutes
|
|
Meat of Wheat
Chicken Style (wheat)
|
17% |
Meat of Wheat
Hearty Original (wheat)
|
09% |
Mặc dầu thực phẩm chay biến
chế được xem là không tốt khi so sánh với thực phẩm rau đậu, ngũ cốc
nguyên chất, nhưng vẫn tốt hơn nhiều, khi so sánh với thịt cá. Thịt động
vật là một loại thức ăn không tinh khiết và bị nhiễm độc trong quá trình
nuôi chúng với thức ăn hỗn hợp bằng hóa chất để làm chúng chóng lớn, béo
nhanh, nhiều sữa, ít đau bệnh, cho đến khi xẻ thịt chúng bày ra chợ bán
phải dùng thêm nhiều hóa chất khác nữa để thịt được tươi, để được lâu và
có mầu đẹp tự nhiên, đó là chưa kể khi con vật bị chết đau đớn thải ra
chất độc tố ngấm vào từng thớ thịt, v..v.. Do đó chẳng thà ăn thực phẩm
chay biến chế còn tốt hơn ăn thịt động vật.
Một điều chúng ta nên nhớ là,
đã có biết bao nhiêu người chết hay bị bệnh khẩn cấp vì ăn thịt cá bị
nhiễm độc, trong khi đó chưa thấy có ai chết hay bị bệnh vì ăn thực phẩm
chay biến chế. (xem thêm chi tiết bài nói về thịt cá trong chương 7)
THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH
Thực
phẩm đông lạnh được sắp loại thực phẩm biến chế khi nhà sản xuất chế
biến thực phẩm bằng sức nóng từ 0 đến 237.6 độ F hay cao hơn nữa, sau đó
làm đông lạnh ngay. Những loại này bao gồm frozen-precooked meals hay
còn gọi là convenience foods. Loại thức ăn sẵn này cũng thường có chứa
nhiều đường, muối, bột ngọt, chất béo, và một vài hóa chất có mục đích
giữ cho thực phẩm có mầu sắc tươi và có mùi vị thơm ngon.
Rau và trái cây tươi đông
lạnh, ngược lại, không phải là thực phẩm biến chế. Các nhà dinh dưỡng
cho rằng chúng còn tốt hơn rau trái tươi ngoài chợ, vì chứa nhiều chất
dinh dưỡng hơn do bởi rau quả đúng mùa vừa hái là cho đông lạnh ngay.
Rau trái tươi bán ở chợ, thực ra không được tươi, vì thường được gặt hái
trước tuổi, mất thời gian chuyển vận và thời gian nằm ở chợ. Thí dụ như
một ounce frozen broccoli so sánh với một ounce broccoli tươi, có chứa
nhiều hơn một phần ba viatamin A (beta carotene).
(University of California
Berkeley Wellness Letter, February 1997)
Nói tóm lại, thực phẩm nguyên chất chưa biến chế (unprocessed), chưa đãi lọc (unrefined), kể cả rau trái đông lạnh là thực phẩm tốt nhất. Thực phẩm chay biến chế, bao gồm convenience foods và fast foods, có nhiều tiện lợi, nhưng không được tốt bằng đồ tươi nguyên chất. Tuy nhiên, trong đời sống tương đối, trong hoàn cảnh xã hội văn minh hiện nay, chúng ta khó mà chọn lựa được cái toàn hảo nhất, thế nên, thực phẩm chay biến chế vẫn là một sự chọn lựa tốt và khôn ngoan.
Có
ba vấn đề đặc biệt mà người ăn chay cần phải lưu ý là: protein, calcium,
và vitamin B-12. Thực tế hai vấn đề đầu không có vấn đề, đó chỉ là huyền
thoại. Chỉ riêng vấn đề thứ ba, những người ăn chay "vegan" mới phải đặc
biệt quan tâm.
PROTEIN
Một
điều bất hạnh cho chúng ta là có quan điểm sẵn về chữ protein như là
đồng nghĩa với từ sức khỏe. Đây chỉ là huyền thoại được dựng lên bởi kỹ
nghệ thịt và kỹ nghệ bơ sữa. Thực tế cho biết, chúng ta không cần nhiều
protein, nhất là protein thịt. Có nhiều lý do tốt trong việc giới hạn
protein. Như hai vị bác sĩ McDougall và Rosenthal đã giải thích, chế độ
dinh dưỡng nhiều protein thịt đem lại hai hậu quả là: bệnh thận (kidney
disease) và bệnh xốp xương (osteoporosis). Ăn thực phẩm chứa nhiều
protein bắt bộ phận thận làm việc nặng nhọc hơn trong nỗ lực loại bỏ
chất ammonia, phó sản của tiến trình biến dưỡng thực phẩm và có thể dẫn
đến việc hư thận sớm hơn. Nhiều protein cũng tạo nên tình trạng thất
thoát calcium qua đường tiểu.
CALCIUM
Calcium
là một chất khoáng rất cần thiết để tăng trưởng và bảo trì hệ thống
xương cốt và răng của con người. Vào khoảng giữa tuổi trung niên và tuổi
già, sự thiếu hụt chất vôi sẽ dẫn đến tình trạng xương dễ bị xốp và gẫy
mà danh từ y khoa gọi là "osteoporosis". Chính vì điều này mà các
nhà sản xuất sữa đã thúc dục dân chúng Hoa Kỳ nên ưống ba ly sữa một
ngày vì sữa có chứa nhiều chất calcium.
Nếu điều trên đúng thì chúng
ta phải thấy những khu vực dân số uống nhiều sữa như Thụy Điển, Na Uy,
Tân Tây Lan và Hoa Kỳ, dân chúng không bị bệnh xốp xương. Thực tế trái
lại, những quốc gia này uống nhiều sữa bò và ăn nhiều protein thịt nhất
trên thế giới lại có tỷ lệ bị bệnh xốp xương nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu khoa học
đã cho biết rằng dinh dưỡng bằng protein thịt là nguyên nhân làm thất
thoát calcium qua sự bài tiết. Họ cho hay, càng ăn nhiều protein thịt,
càng nhiều lượng calcium bị thất thoát ra ngoài.
Để kết luận, chúng ta có thể
thấy rõ ràng rằng nơi những quốc gia ăn nhiều protein có nguồn gốc thực
vật, ăn ít thịt, mặc dầu số lượng calcium vào cơ thể ít hơn, xương cốt
dân chúng vẫn cứng cáp hơn qua tỷ xuất bể xương thấp hơn. Các quốc gia
này theo khuyến cáo của World Health Organization là giữ mức
calcium ở 400 và 500 mg một ngày, trong khi đó, Hoa Kỳ khuyến cáo dân
chúng là 800 đến 1200 mg một ngày.
Có lẽ chúng ta không cần
nhiều như vậy, chúng ta chỉ cần nhiều hơn để phát triển xương cốt trong
thời kỳ còn trẻ và cần vừa đủ để cầm giữ ở trạng thái quân bình hầu ngăn
ngừa bệnh xốp xương về sau.
Tuy nhiên nên nhớ, calcium
chỉ là một trong các yếu tố tác dụng đến xương cốt. Hàm lượng tiêu thụ
calcium ảnh hưởng bởi loại protein chúng ta ăn, cũng như thói
quen tập thể dục và dinh dưỡng. Hoa kỳ đã chiến đấu chống lại bệnh xốp
xương bằng một loại vũ khí không thích hợp. Chiến đấu chống lại bệnh này
đòi hỏi những sự thay đổi căn bản trong đường lối ăn uống cũng như lối
sống của con người.
VITAMIN B-12
Vitamin
B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, nên những người ăn chay
thuần túy (vegans) không dùng trứng gà và sữa bơ, cần phải ăn thêm các
thực phẩm có pha trộn vitamin B-12 như thức ăn sáng cereals, sữa đậu
nành Eden Soy Extra của Eden Foods, Inc. hay uống thêm multivitamins.
Được biết cơ thể con người
cũng như con vật không thể tự tạo ra vitamin B-12, tuy nhiên con vật có
được vitamin B-12 là nhờ những bacteria sinh sống trong miệng và trong
hệ thống tiêu hóa. Một vài thực phẩm đậu nành dạng lên men như miso và
tempeh sản xuất ở Á Châu có chứa một lượng nhỏ vitamin B-12. Tuy nhiên,
nếu hai loại thực phẩm này được sản xuất tại Hoa Kỳ lại không có vì sự
biến chế quá sạch sẽ nên thường hủy hoại loại bacteria sản sinh ra
vitamin B-12.
Đường,
muối, dấm và bột ngọt là những gia vị chính được nêm nếm vào các món ăn
cho ngon miệng. Tuy nhiên có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe mà
chúng ta cần phải để ý. Riêng ở Việt Nam, các bà nội trợ còn có thói
quen là dùng hàn the (borax granular) và phèn chua (alum) khi biến chế
các món ăn. Hai chất này là hai chất hóa học độc hại, đã bị cấm sử dụng
tại gia từ lâu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên chúng tôi cũng viết tóm gọn nơi phần
cuối chương này để lưu ý các độc giả tại Việt Nam.
ĐƯỜNG
Theo báo cáo của bộ Nông
Nghiệp, người dân Hoa Kỳ tiêu thụ trung bình 150 pounds đường cát trắng
mỗi năm tức khoảng 20 teaspoons đường mỗi ngày, hay tương đương với 320
calories. Số lượng này không bao gồm đường tự nhiên có trong nhiều loại
thực phẩm như trái cây và rau đậu. Đây là số lượng được thêm vào trong
thực phẩm.
Phần lớn đường chúng ta tiêu
thụ có từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, như nước giải khát soda,
cereals ăn sáng, Äuices, các loại bánh kẹo như cookies, muffins, donuts,
cheesecake, cinnabon, và các thực phẩm biến chế khác.
Đường mang nhiều dạng thể và
tên gọi khác nhau như đường trắng, đường nâu, đường thô, can sugar, corn
syrup, honey, molasses, sorghum syrup, và fruit Äuice concentrate.
Đường là một chất dinh dưỡng
đem năng lượng cho con người. Cứ 1 gram đường cung cấp 4 calories. USDA
khuyến cáo người dân Hoa Kỳ nên giới hạn ở mức 6 teaspoons đường cho
những người áp dụng chính sách ăn uống 1.600 calories một ngày. Tiêu thụ
20 teaspoons đường một ngày hiện nay là quá nhiều.
Nên nhớ ăn một cái bánh pecan
roll của Au Bon Pain hay cái bánh cinnabon của Cinnabon có tới 11
teaspoons đường, 45 gram chất béo, và 800 calories, nhiều hơn cả một bữa
ăn sáng với hai trứng gà ốp la, hai miếng nhỏ bacon, hai cái sausage
links, và hai pancakes.
Cho đến nay, cơ quan FDA cũng
như hiệp hội các nhà sản xuất đường vẫn cho rằng đường là thực phẩm an
toàn (sugar is safe). Đúng! Nhưng họ không nói rõ số lượng tiêu thụ nào
mới là an toàn.
Các nhà sản xuất còn nói thêm
là cơ thể con người hấp thụ mọi thứ đường carbohydrates giống nhau.
Ngược lại các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đường đơn giản (simple
sugar hay simple carbohydrate) như đường trắng, mật ong, mật mía, nho
khô.. hấp thụ nhanh chóng và làm gia tăng độ đường trong máu lên cấp kỳ
hơn là loại đường tạp (complex carbohydrate).
Năm 1981, Dr. David Jenkins
thuộc viện đại học, University of Toronto, phổ biến trên tập san The
American Journal of Clinical Nutrition bảng chỉ số đường (glycemic
index), biểu thị độ nhanh của thức ăn chứa nhiều carbohydrate được
chuyển hóa thành glucose và đưa đường trong máu lên cao đến mức độ nào
đó. Đường, như đường cát, mật ong, mật mía hay nho khô, có chỉ số đường
100 đến 126. So sánh với chỉ số này, đậu nành có chỉ số từ 10 đến 20,
đậu lentil có chỉ số trung bình 50, và gạo lứt có chỉ số ử 78.
Nói tóm lại, tiêu thụ nhiều
đường không tốt, có hại cho sức khỏe vì số calories do đường cung cấp
không tiêu dùng hết sẽ được cơ thể hoán đổi thành chất béo triglyceride
và dự trữ ở các mô tế bào dưới dạng mỡ. Nên dùng các thực phẩm có chỉ số
đường thấp. (xem bảng kê khai nơi chương 4)
MUỐI
Muối là một loại chất khoáng
(mineral) có tự nhiên trong các loại thực phẩm, rất cần thiết cho con
người. Chúng giúp sự cân bằng lượng nước trong cơ thể, điều hòa áp suất
máu, truyền tín hiệu não bộ, và cầm giữ sự hoạt động bình thường của các
cơ bắp thịt.
Tiêu thụ nhiều muối có thể
ảnh hưởng đến chứng cao áp suất máu (high blood pressure, or
hypertension). Cao áp suất máu là yếu tố nguy hiểm chính cho các bệnh
tim mạch, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, và bệnh thận.
Phần lớn chúng ta tiêu thụ
muối nhiều hơn là cơ thể chúng ta cần. Ngay cả nếu bạn không bị chứng
cao áp suất máu, bạn cũng nên giữ lượng muối nhập vào cơ thể hằng ngày
một cách giới hạn vừa đủ.
Muối được tái tuần hoàn
(recycled) trong cơ thể và nó chỉ cần được thay thế số lượng muối thất
thoát qua hệ thống bài tiết bình thường hằng ngày mà thôi. Số lượng thay
thế cần từ 1 đến 3 grams muối một ngày, tức khoảng 1/2 đến 1 1/2
teaspoons. Nên nhớ, 1 teaspoon muối bằng 2.000 milligrams.
Người dân Hoa Kỳ hiện nay
tiêu thụ muối hằng ngày từ 4.000 đến 6.000 milligrams.
Trong tất cả các thực phẩm
chúng ta ăn đều có sẵn muối, từ thịt cá đến rau, đậu và trái cây. Tuy
nhiên, phần lớn người dân Hoa Kỳ tiêu thụ muối qua các thực phẩm biến
chế đã được các nhà sản xuất cho thêm vào dưới dạng sodium chloride để
cho ngon miệng. Muối cũng được ẩn dấu trong các chất hóa học thêm vào,
như sodium nitrite, sodium benzoate saccharin, sodium, and monosodium
glutamate. Kết quả là chúng ta không biết rằng chúng ta đã tiêu thụ
nhiều muối gấp đến 5 lần nhu cầu cơ thể cần.
Những người ăn thực phẩm tự
nhiên như ăn 4 nhóm thực phẩm nguyên chất (unprocessed): ngũ cốc, đậu,
rau, và trái cây có thể xem là đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể hằng
ngày.
Những cơ quan chăm sóc sức
khỏe cho người dân Hoa Kỳ và Anh Quốc hiện nay chống lại việc ăn quá
nhiều muối vì nó có ảnh hưởng đến áp suất máu trong cơ thể.
Tại sao ăn nhiều muối lại ảnh
hưởng đến áp suất máu? Bởi vì gia tăng lượng muối vào cơ thể, gây nên
nhu cầu cần thêm nước trong máu. Lượng máu gia tăng, đòi hỏi tim phải
làm việc nặng nhọc hơn để bơm máu lưu thông và do đó gia tăng áp suất
máu
Theo ước lượng 70% muối nhập
vào cơ thể chúng ta hằng ngày từ các thực phẩm biến chế. Vì thế đường
lối cắt giảm muối dễ dàng nhất là không ăn những thực phẩm biến chế. Hãy
đọc nhãn hiệu thực phẩm và chỉ nên dùng những thực phẩm nào có chứa ít
hơn 100 milligrams sodium cho một khẩu phần ăn (serving size). Thí dụ
như phải loại bỏ ngay Nissin Cup Noodle with Shrimp, vì nó có
chứa tới hơn một nghìn milligram muối (1.070 mg) và Nongshim Bowl
Noodle (Korea)
có chứa tới gần một ngàn rưỡi milligram muối (1.470 mg), đó là chưa kể đến
nhiều chất béo không bão hòa, làm từ dầu nhiệt đới palm oil. Thông
thường những thực phẩm chưa biến chế (unprocessed foods), ở dạng tự
nhiên, có một hàm lượng sodium thấp, khoảng 120 milligrams mỗi khẩu
phần, những thực phẩm này bao gồm các rau trái tươi, ngũ cốc nguyên chất
(whole grains), các loại đậu (beans).
DẤM CHUA
Dấm (Vinegar) là một món gia
vị có vị chua dùng để nêm nếm thực phẩm cho có mùi vị đậm đà. Hiện nay
trên thị trường Hoa Kỳ có ba loại dấm khác nhau, đó là dấm trắng (white
distilled vinegar), dấm rượu vang (wine vinegar), và dấm táo (apple
cider).
Hai loại dấm trắng và dấm
rượu vang được làm từ sự lên men bởi chất acid acetic C2H4O2, từ dung
dịch có chất rượu như rượu lên men (fermented wine) và mạch nha lên men
(malt liquors). Chất acid acetic là một loại acid độc, nó hủy hoại hồng
huyết cầu, gây ra bệnh cứng gan cùng làm trở ngại tiêu hóa.
Dấm táo (apple cider), ngược
lại, có chứa chất acid malic (C4H6O5) là một chất acid hữu cơ có ích
trong tiến trình tiêu hóa thực phẩm. Nó cũng có khả năng làm tan bệnh
máu đông, giúp mạch máu lưu thông bình thường, vì thế có người dùng để
trị bệnh máu ra nhiều lúc có kinh nguyệt hay khi bị áp huyết cao.
Chúng tôi khuyên quý bạn chỉ
nên dùng loại dấm táo khi không có chanh tươi, và loại dấm táo làm từ
trái táo chứ không phải làm từ vỏ táo và ruột táo (peelings and apple
cores). Nên chọn loại nguyên chất.
BỘT NGỌT
Bột ngọt, tên chính thức là
monosodium glutamate, thường viết tắt là MSG, là một loại muối glutamic
acid, một thứ amino acid có tự nhiên trong cơ thể con người, trong
protein thịt động vật và trong thực vật, như nấm rơm, đậu peas, cà rốt,
rong biển, v...v...
Mặc dầu bột ngọt là một trong
24 amino acid của protein nhưng nó không nằm trong nhóm 8 loại amino
acid thiết yếu cho cơ thể, mà cơ thể không tự tạo ra được. Nếu trong
khẩu phần ăn bình thường hàng ngày của chúng ta có đủ lượng amino acid
từ các loại thực phẩm thì đã có đủ lượng glutamic. Nếu sự cung cấp qua
con đường ăn uống không đủ thì cơ thể có thể tự tạo ra được. Thực sự cơ
thể chúng ta không cần glutamic dưới dạng bột ngọt.
Được biết, người Nhật đã khám
phá ra đầu tiên chất bột ngọt lấy từ tinh chất rong biển (seaweed) và
sản xuất thương mại, từ hơn hai nghìn năm nay. Người Trung Hoa cũng dùng
bột ngọt rất phổ thông, từ nhà đến nhà hàng, từ các loại bánh kẹo đến
các món ăn.
Dưới đây là bảng kê một số
thực phẩm có chứa chất bột ngọt "glutamate tự nhiên":
Nước cà chua, 1
cup |
0,827 mg
glutamate |
Cà chua, 3 slices |
0,339 mg |
Meat loaf dinner,
9 oz. |
0,189 mg |
Sữa người, 1 cup |
0,176 mg |
Sữa bò, 1 cup |
0,032 mg |
Nấm rơm, 1 cup |
0,376 mg |
Bắp ngô, 1 cup |
0,062 mg |
Đậu peas, 1 cup |
0,048 mg |
Source: U.S. Food and Drug
Administration
Ngày nay, bột ngọt được làm
bằng tinh bột, tinh đường mía, tinh đường củ cải đỏ, và tinh đường bắp
ngô. Bột ngọt cũng được chế tạo bởi tiến trình biến chế thực phẩm qua
dạng lên men (fermantation) hay qua tiến trình thủy phân, nhiệt phân hay
bằng phân hóa tố enzymes.
Chất bột ngọt chế tạo bởi
tiến trình biến chế thủy phân chất đạm được gọi là "free glutamic
acid" hay "free glutamate" và cơ quan FDA đặt chỉ danh là
Monosodium Glutamate MSG nếu sản phẩm đạt 99% pure MSG. Tuy nhiên,
khi chất đạm đã thủy phân (hydrolyzed protein) chứa ít hơn 99% pure MSG,
cơ quan FDA không đòi hỏi phải kê khai MSG. Một số chỉ danh như
hydrolyzed soy protein, sodium caseinate và autolyzed yeast.. được ghi
nơi nhãn hiệu thực phẩm đều có ngầm chứa chất bột ngọt MSG.
Bột ngọt MSG được dùng như
một chất thêm vào thực phẩm nhằm kích thích khẩu vị để gia tăng mùi vị
thơm ngon của thực phẩm. Tuy nhiên, nó cũng đã trở nên vấn đề tranh luận
từ 30 năm qua bởi vì có những nghiên cứu cho hay có nhiều trường hợp bị
phản ứng khi dùng bột ngọt.
Nhiều nghiên cứu khoa học
trong thập niên 1970's đã cho biết có ít nhất 25% dân số Hoa Kỳ bị phản
ứng khi ăn chất bột ngọt MSG, từ chứng nhức đầu, chóng mặt, mặt nổi đỏ,
đến ói mửa. Cơ quan FDA thừa nhận loại bột ngọt bị phản ứng là loại bột
ngọt sản xuất qua tiến trình biến chế, tức là loại "free glutamic acid"
MSG.
Tại Trung Quốc, vì có quá
nhiều người ăn bột ngọt bị ngộ độc hay dị ứng hen phế quản, nổi mề đay
nên trong sách y khoa của họ có nhóm từ "hội chứng cao lâu Trung Quốc"
để chỉ định bệnh liên hệ đến bột ngọt.
Có nhiều nghiên cứu cũng đã
cho biết, trẻ em là nhóm dễ bị nguy hiểm nhất, và vì vậy các nhà sản
xuất bột ngọt tại Hoa Kỳ đã đồng ý loại bỏ chất bột ngọt MSG trong các
thực phẩm baby food từ năm 1970. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà khoa học
đã tìm thấy những sự liên hệ giữa bột ngọt và các chứng bệnh liên hệ đến
não bộ như Parkinsonism, Huntington's disease, và Alzheimer's disease,
mà chúng thường xảy ra nơi người già. Trước đây họ nghĩ rằng nơi người
lớn, các tế bào não bộ được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của bột ngọt, nay họ
tin rằng có ít nhất năm vùng trong não bộ không được bảo vệ.
Năm 1959, FDA đã sắp loại bột
ngọt MSG như là một loại thực phẩm an toàn như các loại gia vị khác,
salt, vinegar, hoặc baking powder. Năm 1986, FDA cũng lập lại rằng chất
bột ngọt an toàn.
Các thực phẩm rau, đậu và
trái cây có chứa nhiều chất bột ngọt tự nhiên nên những người ăn chay
hay không ăn chay không cần thiết phải tìm kiếm một thứ bột ngọt hãy còn
trong vòng tranh cãi. Khi đi chợ hãy mua rau, đậu, và trái tươi, tránh
các thực phẩm biến chế, nếu quá cần thiết phải mua, nên đọc cho kỹ nhãn
hiệu thực phẩm. Ngoài chữ monosodium glutamate chỉ danh bột ngọt,
còn có những chữ như monopotassium glutamate, autolyzed yeast,
hydrolyzed soy protein, sodium cascinate, cũng đều có chứa chất bột
ngọt msg. Những thực phẩm loại broth, bouillon, hay có đề chữ natural
flavoring, và natural flavor cũng ẩn chứa chất bột ngọt msg vì cơ
quan FDA không đòi hỏi nhà sản xuất thực phẩm phải kê khai rõ khi dùng
hydrolyzide protein trong thành phần cấu tạo sản phẩm.
Nói tóm lại, bột ngọt chỉ là
một chất gia vị phụ thuộc, không chứa thành phần dinh dưỡng nào cần
thiết đối với cơ thể, vì vậy quý bà nội trợ không nên dùng. Hãy nên tạo
ra vị ngon ngọt thực sự của các món ăn bằng thực phẩm tự nhiên.
Nếu vì do thói quen từ lâu đã
dùng bột ngọt khó từ bỏ ngay được, nên thay thế tạm bằng bột nêm chay
loại natural vegetarian seasoning, như một "optional", có bày bán tại
các tiệm thực phẩm chay.
Có nhiều loại bột nêm chay,
nhưng loại natural vegetarian seasoning mang nhãn hiệu Chef's Magic
Natural Vegetarian Seasoning của công ty All Vegetarian Inc. ở Hoa Kỳ và
Spice of Natural Mushroom Drop của công ty Hsin Sui ở Taiwan, được làm
bằng tinh bột nấm rơm "shiitake mushroom extract powder", và "vegetable
& fruit powder".
Nhà sản xuất nói rõ là không
có chất bột ngọt MSG (monosodium glutamate) và chất hóa học
preservative. Tin hay không tin về những lời nói của nhà sản xuất tùy
thuộc thẩm quyền nơi quý độc giả. Tuy nhiên, nếu "có" mà họ ghi "không
có" nơi nhãn hiệu thực phẩm là hành động vi phạm luật an toàn thực phẩm
liên bang Hoa Kỳ.
HÀN THE VÀ PHÈN CHUA
Hàn the (borax) là một chất
muối mầu trắng, công thức hóa học là Na2B4O7, có đặc tính của loại acid
yếu, được dùng để làm thuốc sát trùng, làm bẫy thú vật, trừ gián kiến,
làm xà phòng, chất tẩy trắng.
Hàn the hòa tan trong nước,
thành lập chất kềm (alkaline), trở nên một dung dịch khử trùng, và có
khả năng tẩy sạch những dơ bẩn. Vì thế nó là một loại hóa học độc hại
với người và vật. Có những nghiên cứu cho biết tiêu thụ một lượng cao
chất hàn the đưa đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và làm hư hại bộ phận
cật.
Phèn Chua (alum) là một chất
muối mầu trắng, được điều chế bằng cách cho chất quặng bauxite tác dụng
với sulfuric acid, công thức hóa học là Al2(SO4)3 aluminum sulfate. Phèn
chua được dùng trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ thuộc da và dùng để lọc
nước.
Hai hóa chất hàn the và phèn
chua không được phép dùng trong việc biến chế thực phẩm tại Hoa kỳ.
Riêng tại Việt Nam, chúng tôi không được biết rõ, nhưng xem qua các sách
nấu ăn mặn cũng như ăn chay xuất bản tại Việt Nam, thì hầu như tất cả
các món ăn, không món nào thiếu ba chất không cần thiết được thêm vào
trong tiến trình nấu nướng, là bột ngọt, hàn the và phèn chua.
NGĂN NGỪA BỆNH TẬT
Càng
ngày càng có nhiều khoa học gia trên thế giới khuyên bệnh nhân của mình
nên ăn uống cẩn thận để phòng bệnh, và một số trường hợp để trị bệnh, mà
không cần sử dụng thuốc.
Các chuyên gia nghiên cứu chế
độ ăn uống của Anh đã đưa ra danh sách những thức ăn mà ở chừng mực nào
đó có đặc tính chữa bệnh, nhờ những chất tích cực có trong đó:
Chất kháng sinh:
Tỏi, hành, táo, củ cải, rau cần tây, dầu ô-liu, trà xanh, hạt cải dầu có
hoạt tính sát trùng rất mạnh, tức là có khả năng diệt nhiều vi sinh vật
gây bệnh.
Chất chống đông:
Đó là chất làm cho
máu lâu đông, giúp cơ thể tránh khỏi những căn bệnh của hệ tim mạch.
Hiện nay aspirin, là thuốc chống đông có hiệu quả nhất. Ngoài ra, những
chất như quế, các loại nho sẫm màu, dưa hấu, dưa bở, rượu vang đỏ cũng
có tác dụng chống đông.
Chất chống căng thẳng thần
kinh: Thức
ăn cũng có thể thay đổi tâm trạng của con người. Ví dụ như ly cà phê hay
sô cô la nóng, kẹo sô cô la, mật ong, gừng, quả lê có thể làm giảm căng
thẳng thần kinh (stress).
Chất hạ huyết áp
(giảm áp suất động mạch) Rau cần tây, bưởi, lê và nước ép từ các loại rau
quả này, dầu thực vật (các chuyên gia Mỹ khẳng định dầu olive và dầu
canola là loại dầu thảo mộc tốt nhất) là những thức ăn phần nào có thể
cản trở việc tiết ra những hoóc môn làm cho áp suất động mạch tăng.
Chất chống ôxy hoá:
Đây là chất cần thiết để chống những căn bệnh mãn tính và lão hoá. Cà
rốt, bắp cải, ớt, tỏi, hành, broccoli, cà chua, bí ngô, khoai lang,
gừng, cam quýt là những thức ăn chứa nhiều chất này. Nên dùng những loại
rau, quả có màu sắc thật đậm. Ví dụ, nên chọn cà rốt có màu vàng cam
sậm. Còn đối với hành thì nên chọn loại hành màu vàng, tím, không dùng
hành màu trắng. Quả càng có màu sắc rực rỡ, càng có nhiều chất chống ôxy
hoá cần thiết cho cơ thể.
Chất chống viêm loét:
Bắp cải, chuối, vả, lá chè xanh là những thức ăn có lợi cho dạ dày.
Chất kích thích miễn dịch:
Muốn duy trì khả năng miễn dịch của mình, bạn nên thường xuyên ăn sữa
chua và tỏi . Bởi những thức ăn này có chứa chất đặc biệt có thể kích
thích hoạt động của hệ miễn dịch và tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên dùng nhiều tỏi thường bị táo bón. Những người bị bệnh loét dạ
dầy, suy gan và thận không nên dùng tỏi.
Chất giảm đau:
cà phê, rau húng, bạc hà là những chất giảm đau tự nhiên. Hơn nữa, theo
kinh nghiệm dân gian, dầu đinh hương (cây có nụ hoa trông như cái đinh,
hoa có bốn cánh, mùi thơm, dùng làm thuốc hay gia vị) có tác dụng chống
đau răng rất tốt. Những nghiên cứu gần đây của các bác sĩ nha khoa Mỹ đã
phát hiện thấy trong dầu đinh hương có thêm hai thành phần lạ có khả
năng chống lại những vi khuẩn gây đau răng và lợi. Như vậy có thể trong
thời gian tới các bác sĩ nha khoa sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng đinh
hương để phòng các bệnh về răng, ngoài những liệu pháp vệ sinh thông
thường.
CÀ CHUA
Cà
chua chứa nhiều chất beta carotene, vitamin B, C, E, folate, và
potassium, là nguồn cung cấp chất lycopene, một chất antioxidant, có
công năng phòng vệ một vài chứng bệnh ung thư.
Nhờ chứa nhiều vitamin A nên
cà chua có tác dụng bảo vệ mắt và da, tái tạo các tế bào, do đó giữ gìn
nét tươi trẻ, làm chậm tiến trình lão hóa con người. Nhờ vitamin B và C,
cà chua quân bình được những chất dinh dưỡng và giúp điều hòa hệ thần
kinh, chống bệnh hoại huyết, giúp chuyển hóa các thức ăn, tăng sức đề
kháng trong cơ thể, chống những bệnh nhiễm trùng.
Trong cà chua có chứa nhiều
muối khoáng mang tính kiềm như citrat, tartrat, nitrat, chất sắt, cần
cho máu, và chất phosphor cần cho hệ thần kinh.
Lợi Ích Đặc Biệt
Những nghiên cứu khoa học gần
đây cho biết rằng đàn ông ăn nhiều cà chua có thể ngăn ngừa được sự phát
triển của bệnh ung thư tiền liệt tuyến (nhiếp hộ tuyến) (prostate
cancer). Họ cũng cho hay ăn cà chua chín tốt hơn là cà chua sống.
Các nhà khoa học cũng tìm
thấy chất lycopenes tức chất bioflavonoids, một chất tương tự như chất
beta carotene, có tác dụng chống ung thư và cản trở tiến trình lão hóa.
Chất lycopenes cũng tìm thấy nơi trái bưởi hồng (grapefruits) và dưa
hấu.
Cuộc nghiên cứu của Viện Đại
Học John Hopkins cho biết, những người có ít chất lycopene trong máu có
nguy cơ mắc bệnh ung thư lá lách, năm lần nhiều hơn những người có nhiều
chất lycopene.
Một nghiên cứu khác của Viện
Đại Học Harvard gần đây cho biết một người nam ăn khoảng 10 khẩu phần
(serving size) mỗi tuần các thực phẩm làm từ cà chua, sẽ giảm nguy cơ
đến 45% bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer). Bác sĩ Jean G.
Ford và các phụ tá của bà đã nghiên cứu các chất sinh tố trong máu của
204 người, phân nửa mắc bệnh ung thư phổi. Họ đã tìm thấy những người có
chất lycopene cao trong máu lại nằm ở nhóm người không mắc bệnh ung thư
phổi. Sau khi trừ đi yếu tố hút thuốc, kết quả cho biết những người có
lượng lycopene thấp bị nguy cơ ung thư gấp ba lần so với những người có
lượng cao lycopene.
Giá Trị Dinh Dưỡng
Một trái cà chua cỡ vừa chứa
25 calories, 20 mg vitamin C và 1.400 I.U. vitamin A trong dạng beta
carotene. Các thực phẩm biến chế từ cà chua như sauce cà chua, paste cà
chua có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Một số sản phẩm cà chua có chứa
nhiều muối, những người kiêng cữ muối nên lưu ý. Trung bình một nửa cup
sauce cà chua chứa 85 calories, còn loại paste cà chua chứa 80 calories,
2.100 I.U. vitamin A và 50 mg vitamin C, một số viatmin nhóm B và 970 mg
potassium. Nước cà chua hộp (canned tomato Äuice) là nguồn cung cấp
nhiều vitamin A. Trong tiến trình chế biến cà chua, một số vitamin C bị
tiêu hủy, nhưng sau đó, các nhà sản xuất lại cho thêm (vitamin C) vào
sản phẩm ở khâu cuối của tiến trình, cho cân bằng với cà chua tươi.
Cà chua chín đỏ chứa nhiều
vitamin A gấp bốn lần cà chua xanh. Được biết, trước khi chín, cà chua
phải trải qua một giai đoạn xanh, tức giai đoạn tiếp thu năng lượng mặt
trơi (diệp lục tố), năng lượng này được chuyển hóa ngay khi cà chua xúc
chạm vị giác lưỡi của chúng ta.
Cách Dùng và Công Dụng:
Nên dùng trái cà chua nguyên
vẹn, bao gồm cả vỏ, hạt và nước:
-
Vỏ cà chua có tác dụng làm
nhu động đường ruột, chia nhỏ phân bã, giúp đẩy phân bã tích tụ chung
quanh ruột ra ngoài, do đó có khả năng chống táo bón.
-
Hạt cà chua với những chất
nhầy xung quanh, làm cho xung quanh bờ thành ruột trở nên trơn, do đó
tạo thêm điều kiện tốt để phân bã có thể di chuyển nhanh hơn ra ngoài.
-
Nước cà chua chiếm 90 phần trăm thể tích trái cà chua có khả năng giữ cho
máu điều hòa, làm tan những kết tinh u-rê, kiềm hóa máu chứa nhiều acid,
gìn giữ da mặt tươi trẻ.
-
Cà chua có tác dụng ngăn ngừa
bệnh thấp khớp, bệnh thống phong (gout), phong thấp và táo bón.
-
Nhờ đặc tính tẩy độc, lọc máu và tái tạo các mô tế bào, cà chua có khả
năng ngăn ngừa và chữa trị bệnh sưng động mạch, cứng động mạch và những
bệnh sinh ra do suy nhược.
Muốn có những tác dụng như
trên, người ta phải dùng cà chua thường xuyên. Mỗi tuần ăn từ 4 đến 10
khẩu phần (serving
size).
BƯỞI
(GRAPEFRUIT)
Bưởi
chứa nhiều vitamin C và potassium, là nguồn cung cấp chất vôi (calcium),
folate, iron, và chất khoáng khác. Bưởi đỏ hay bưởi hồng chứa nhiếu chất
beta carotene, tức tiền thể của vitamin A. Cũng chứa nhiều chất xơ và ít
calories, nhiều chất bioflavonoids và một vài hóa chất khác có khả năng
ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch.
Một nửa trái bưởi hồng cỡ
vừa, cung cấp cho chúng ta nhiều hơn 50 phần trăm vitamin C do RDA đòi
hỏi. Nó cũng gồm có 325 mg potassium, 25 mcg folate, 40 mg calcium, và 1
mg iron. Bưởi hồng cũng cho nhiều chất beta carotene, một chất
antioxidant, mà cơ thể sẽ biến đổi ra vitamin A.
Một cup nước bưởi nguyên chất
chứa 95 mg vitamin C, nhiều hơn 150 phần trăm RDA đòi hỏi và có hầu hết
các chất dinh dưỡng tìm thấy trong rau quả tươi.
Nhiều năm trước đây, người ta
tin rằng ăn bưởi giúp cho bớt mập vì nó có khả năng đốt chất mỡ trong cơ
thể. Điều này không đúng, không có một loại thực phẩm nào có khả năng
như vậy. Sỡ dĩ bưởi có tác dụng giảm trọng lượng một phần nào vì chứa ít
calories, và nhiều chất xơ.
Chất pectin, một chất solube
fiber của bưởi có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Thêm vào đó
bưởi còn chứa những chất khác có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật.
Bưởi hồng (pink and red
grapefruits) có chứa nhiều chất lycopene, một chất antioxidant có khả
năng làm giảm mức độ lâm bệnh ung thư tuyến tiền liệt nơi đàn ông. Một
nghiên cứu của viện đại học Harvard University với 48.000 bác sĩ và nhân
viên y tế dùng 10 khẩu phần thực phẩm có chứa nhiều chất lycopene như
bưởi, cà chua mỗi tuần cho kết quả là giảm 50 phần trăm mức độ lâm bệnh
ung thư tuyến tiền liệt.
Những hóa chất khác tìm thấy
trong bưởi bao gồm chất phenolic acid, limonoids, terpenes, và
monoterpenes, giúp sản xuất chất xúc tác enzymes, ngăn ngừa ung thư; và
một chất khác, chất bioflavonoids, giúp ngăn trở các hoạt động của
hormones mà nó promote sự phát triển các bướu u.
Bưởi giúp chúng ta ăn ngon,
kích thích sự tiêu hóa vì tăng cường sự tiết mật và tiết dịch vị. Dùng
bưởi vào buổi sáng lúc bụng đói có tác dụng lợi tiểu và tẩy chất độc,
giúp lọc máu, thải những chất bẩn và độc tố ở thận và gan ra ngoài.
Một số người bị bệnh thấp
khớp (rheumatoid), viêm khớp (arthritis), lupus, hoại huyết, và kinh
phong (inflammatory disorders) đã lành nhờ ăn bưởi thường xuyên.
KHOAI LANG
(YAM AND SWEET POTATOES)
Khoai
Lang chứa nhiều chất beta carotene, là nguồn cung cấp vitamin C và B-6,
folate, và potassium, và nhiều chất xơ lẫn chất ngọt thiên nhiên.
Tòan bộ dây, lá và củ đều
được dùng làm thức ăn rất tốt. Củ chứa 24,6% tinh bột, 4,17% chất béo
không bão hòa, chỉ số đường thấp, một số vitamin A, B-6 và C. Tưởng cũng
nên biết, vitamin B-6 rất quan trọng cho sự chuyển hóa các amino acids,
đặc biệt cho tế bào thần kinh và vỏ não, còn vitamin C giúp cho sự phát
triển, điều hòa và bảo vệ cơ thể.
Đọt khoai lang đỏ (lá non) có
một chất gần giống như chất insulin, ở lá già không có chất này. Do đó
những người bị bệnh tiểu đường nên ăn lá khoai lang non.
Khoai lang có tác dụng nhuận
trường vì thế có thể chữa trị được bệnh táo bón. Ngoài ra, củ khoai lang
là một thức ăn tốt cho những người bị suy yếu gan.
Giống như các loại rau và củ
mầu vàng, khoai lang chứa rất nhiều beta carotene, tiền vitamin A. Trung
bình 3,5 ounces khoai lang cung cấp 20.063 IU tức 401-502% vitamin A do
RDA đòi hỏi, 23 mg tức 38% vitamin C, 0,3 mg tức 15% vitamin B-6, 12 mg
beta carotene, 10 phần trăm folate, và 400 mg portassium.
Khoai lang mau hư, nên để
trong mát (không phải để ở trong tủ lạnh), muốn để lâu hơn một tuần, nên
luộc hay hấp xong bỏ vào tủ lạnh.
Yams là một loại khoai lang
Hoa Kỳ gốc từ Phi Châu, to hơn khoai lang Á Châu và Mexico, ngọt hơn
nhưng không chứa nhiều vitamin bằng.
BÔNG CẢI XANH
(BROCCOLI)
Chứa
rất nhiều vitamin C, là nguồn cung cấp vitamin A, folate, một số lượng
nhỏ protein, calcium, iron và một vài chất khoáng khác. Đặc biệt chứa
nhiều chất bioflavonoids và những hóa chất có khả năng ngăn ngừa bệnh
ung thư. Ngoài ra, cũng chứa nhiều chất xơ và cung cấp ít calories.
Broccoli được các nhà dinh
dưỡng học Hoa Kỳ mệnh danh là "the most popular anti-cancer food", là
một loại rau giầu chất dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại rau, nó
cũng là loại rau có nhiều khả năng đề kháng nhất, chống lại nhiều chứng
bệnh ung thư thông thường.
Những hóa chất có trong rau
bông cải xanh này mang nhiều dược tính, một số ngăn cản các hoạt động
kích thích tạo mầm ung thư của hormones, một số khác ngăn cản sự phát
triển các u bướu hoặc gia tăng sự phòng vệ các chất xúc tác enzymes.
Bông cải xanh cũng chứa rất
nhiều chất bioflavonoids và chất antioxidants, những chất bảo vệ các tế
bào chống lại sự phá hoại của các phân tử không ổn định (unstable
molecules).
Bông cải xanh chứa rất nhiều
vitamin và minerals. Một cup bông cải xanh nấu vừa chín chỉ chứa 28
calories, trong khi đó chứa nhiều hơn hai lần hàm lượng vitamin C (200%)
do RDA đòi hỏi, 39% vitamin A, và 39% folacin. Một cup broccoli cũng
cung cấp 130 mg calcium, 325 mg potassium, 1,2 mg iron, 3 g protein, và
2,5 g fiber.
Trong vòng hai mươi năm qua,
rất nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những người ăn nhiều bông cải
xanh giảm được nguy cơ lâm nhiều thứ bệnh ung thư, như kết tràng
(colon), vú (breast), cổ tử cung (cervix), phổi (lungs), nhiếp hộ tuyến
(prostate), thực quản (esophagus), thanh quản (larynx), và bọng đái
(bladder).
Tháng ba năm 1992 một toán
những nhà khoa học tại trường đại học John Hopkins đã tuyên bố rằng chất
Sulforaphane có lượng cao trong bông cải xanh chính là nhân tố có tác
dụng quan trọng chống lại bệnh ung thư. Trong các công cuộc nghiên cứu
mới đây nhất (Orange County Register 12-4-1994), các nhà khoa học đã thử
nghiệm chất Sulforaphane bằng cách chích vào 29 con chuột bạch, đồng
thời cùng với một chất có tính cách gây ra bệnh ung thư Dimethyl
Benzanthracene. Để so sánh, họ chỉ chích chất Dimethyl Benzanthracene
vào nhóm 25 con chuột bạch khác (không chích thuốc Sulforaphane). Kết
quả cho thấy rằng nhóm đầu có chích chất Sulforaphane chỉ có 35% mắc
bệnh còn nhóm thứ hai không có chích chất Sulforaphane có tới 68% mắc
bệnh ung thư vú. Chất Sulforaphane không bị hủy diệt khi nấu bằng lửa
hay bằng micro-wave.
Ngoài chất Sulforaphane, bông
cải xanh còn mang nhiều chất hóa học Indole có khả năng khử trừ những
nhân tố gây ra chứng ung thư. Họ giải thích rằng chất Indole có tác dụng
thúc đẩy sự trung hòa chất kích thích tố nữ hormone oestrogene là nhân
tố gây ra chứng ung thư ngực của người nữ. Đem thí nghiệm ở loài chuột,
họ đã nhận thấy chất Indole này làm tiêu hao các bướu ung thư.
Bông cải xanh loại tươi và
đông lạnh có bán thường xuyên tại các siêu thị. Các nhà dinh dưỡng cho
rằng bông cải xanh đông lạnh tốt hơn bông cải xanh loại tươi vì các nhà
sản xuất cho đông lạnh ngay khi bông cải xanh đạt đến điểm tốt nhất,
trong khi đó rau trái bày bán tại siêu thị thường là gặt hái trước mùa
để trừ hao thời gian vận chuyển và tồn trữ.
Mặc dầu bông cải xanh có thể
ăn sống được, nhưng phần lớn người ta vẫn thích ăn chín hay gần chín.
Bông cải hấp hay xào sơ trên chảo dầu nóng vẫn còn giữ được đầy đủ các
chất dinh dưỡng. Nấu quá chín thường hủy diệt các chất đề kháng ung thư
và vitamin.
CHUỐI
Chuối
là loại trái cây miền nhiệt đới, chứa nhiều vitamin B6 nhất trong các
loại trái cây. Những loại thực phẩm khác cũng có vitamin B6, nhưng khi
nấu chín, một phần vitamin bị mất đi, vì vậy, chỉ cần ăn hai trái chuối
cỡ trung bình mỗi ngày là đủ hàm lượng vitamin B6 cần thiết.
Vitamin B6 giúp phụ nữ cân
bằng hoóc môn, thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh
như: buồn chán, nổi mụn trên da, cáu kỉnh, yếu ớt và cả bệnh thiếu máu.
Ngoài ra, chất serotonin có
trong chuối có tác động mạnh tới cơ thể, 45% ngừời mắc chứng buồn chán
là do thiếu serotonin trong não bộ. Để chống lại chứng buồn chán, người
ta dùng phương pháp brozac duy trì thường xuyên mức serotonin trong cơ
thể, giúp con người tìm thấy hạnh phúc. Vitamin B6 rất tốt cho trạng
thái yên ổn con người, qua quá trình chuyển hoá tryptophan thành micotic
acid (vitamin nhóm B). Chất tryptophan giúp sản xuất chất serotinin.
Vitamin B6 đóng vai trò lớn trong việc chống bệnh stress (căng thẳng
thần kinh) và sự lo lắng. Vì thế chuối có thể giúp bạn xoá bớt nỗi ưu
phiền.
Chuối cũng có nhiều sinh tố
A, B, C, chất sắt, và chất vôi. Chất vôi tránh cho chúng ta bịnh đau
lưng và các chứng đau xương. Chất sắt bổ máu, chất lưu huỳnh (phosphore)
bổ óc, tuỷ và gân. Chuối đem lại cho chúng ta nhiều sinh tố cần thiết,
nhờ vậy, chúng ta có thể tránh được sự thiếu máu và bệnh phù thũng. Nước
ép từ chuối chín rất tốt và tinh khiết, có tác dụng tốt về thận.
Nhờ chế độ ăn uống chọn lọc
gồm nhiều chất potassium và chất xơ mà những người bị bệnh cao áp suất
máu có thể giảm dần số lượng thuốc điều trị. Đó là lời giải thích mới
nhất của Viện Y Khoa Nội Thương và Bệnh Tiêu Hóa trường đại học Naplea,
Ý Quốc.
Họ chia ra làm hai nhóm người
thử nghiệm. Nhóm đầu tiêu thụ từ 3 đến 6 khẩu phần thực phẩm hàng ngày
có chứa nhiều chất potassium trong các loại rau và trái cây mà chủ yếu
là chuối. Nhóm thứ hai vẫn ăn như thường.
Trong vòng một năm thử
nghiệm, kết quả cho biết 81% bệnh nhân trong nhóm một, đều có áp suất
máu tốt và họ giảm lượng thuốc điều trị xuống còn phân nửa. Còn nhóm thứ
hai tình trạng không thay đổi nên vẫn không giảm lượng thuốc chữa trị.
Do kết quả này các nhà nghiên cứu khuyến cáo các y sĩ nên yêu cầu bệnh
nhân ăn nhiều rau trái, đặc biệt là chuối vì chuối là nguồn cung cấp cao
số lượng potassium và chất xơ.
CÀ RỐT
Cà
rốt được tiếng là một thứ thực phẩm kỳ diệu, có khả năng làm mắt sáng.
Thực tế đã cho thấy rằng cà rốt có tác dụng bổ dưỡng mắt, vì chúng có
chứa nhiều chất beta-carotene, mà sau khi hấp thụ vào cơ thể, chất này
chuyển hóa thành sinh tố A, một vitamin thiết yếu cho các hoạt động võng
mạc của mắt (retina). Tuy nhiên sinh tố A không chữa lành được viễn thị
cũng như cận thị. Nó chỉ giúp cho mắt cải thiện tầm nhìn khi nào căn
bệnh gây nên bởi khiếm khuyết sinh tố A.
Chất beta-carotene trong cà
rốt cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và làm giảm lượng
cholesterol trong máu cùng là làm chậm tiến trình lão hóa con người.
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng những người ăn một cup
tức khoảng 7 ounces cà rốt tươi một ngày có thể giảm thiểu ít nhất là
11% hàm lượng cholesterol trong máu sau ba tuần thực hiện. Giảm
cholesterol tức là giảm mức độ nguy cơ lâm bệnh tim mạch.
Cà rốt có vị ngọt tự nhiên,
nhiều chất xơ, nhiều vitamin A, lại thấp calories, nên là loại thực phẩm
rất tốt. Nếu cà rốt được nấu chín, giá trị dinh dưỡng lại được gia tăng,
bởi vì nó phá vỡ những cellular chứa beta carotene. Để chuyển hóa beta
carotene thành vitamin A, cơ thể cần một lượng nhỏ chất béo, vì vitamin
A là loại hòa tan trong chất béo, không phải nước.
Nói vậy không có nghĩa là cà
rốt tươi không tốt. Nước cà rốt tinh chất rất tốt, giầu vitamin A. Một
cup cà rốt tươi cắt nhỏ có chứa 28.129 IU vitamin A, tức nhiều hơn từ 5
đến 7 lần lượng vitamin A do RDA đòi hỏi (563% cho nam và 703% cho nữ),
17 mg beta carotene, 323 mg potassium, và 9 mg vitamin C.
Cà rốt cũng chứa nhiều chất
carotenoids, chất sắc tố mầu vàng và nhiều chất bioflavonoids. Dùng
nhiều cà rốt có thể làm vàng da, nhưng không sao cả. Nó sẽ tự biến mất
sau một vài tuần giảm ăn cà rốt.
MƯỚP ĐẮNG
Mướp
đắng hay còn gọi là khổ qua, họ bầu bí, có tính lạnh, vị đắng, không
độc. Với tác dụng giải nhiệt, bổ thận, nhuận tỳ, thông tiểu, phù thũng
do gan nóng, tiêu khát, bớt mệt mỏi, nhất là trong các ngày nắng nóng
nên mứớp đắng được xem như một vị thuốc quý.
Người miền Nam xem mướp đắng
là một món ăn ngon và quý, người miền Bắc cũng đã dần dần quen thuộc với
vị đắng rất đặc biệt này.
Mướp đắng có nhiều tác dụng
chữa bệnh: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ trị chứng rôm
sảy và mụn nhọt. Nước lá mướp đắng có tác dụng hạ nhiệt và giúp cho
những người bị bệnh tiểu đường. Một số món ăn được chế biến từ quả mướp
đắng không chỉ là những món ăn ngon miệng, hấp dẫn, bổ dưỡng mà còn là
các bài thuốc rất hiệu nghiệm, như mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm
mèo (hấp cách thuỷ hoặc chiên) hoặc mướp đắng xào là những công thức món
ăn tốt cho những người bị tiểu đường. (xem công thức món ăn)
Ngoài ra, mướp đắng có tính
giải nhiệt, làm nước uống dùng để giải khát rất tốt. Mùa hè khi đi nắng
về hoặc khi khát nếu uống một ly nước mướp đắng chỉ 10 phút sau, cơn mệt
mỏi và cơn khát sẽ tan biến, cơ thể sẽ dễ chịu và sảng khoái hơn. Cách
chế biến loại nước giải khát này rất đơn giản: Mướp đắng tươi 50g rửa
sạch, thái lát cho vào một chiếc cốc sạch, sau đó đổ 200ml nước sôi vào
cốc, đậy nắp lại khoảng 10 phút là dùng được. Nếu không có mướp đắng
tươi thì dùng mướp đắng đã phơi khô cũng tốt. Hiện nay ở các siêu thị và
các cửa hàng bán bánh kẹo có bán các loại trà khổ qua được đóng gói
thành từng túi nhỏ, rất thuận tiện trong việc sử dụng.
HÀNH VÀ TỎI
Nơi
các quốc gia vùng Trung Âu, thì hành và tỏi là một trong những món ăn
chính trong các bữa ăn và theo thống kê, vùng dân số này có tuổi thọ
cao, mà hầu hết những người cao tuổi này không mắc bệnh phong thấp. Lý
do có thể giải thích được. Hành và tỏi chống phong thấp rất mạnh, vì nó
có tác dụng làm tiêu tan và thải hồi nhanh chóng chất thải acid uric.
Tưởng cần biết, sự nhiễm
trùng phát sinh thuận lợi trong môi trường acid. Nhưng hành và tỏi, với
nhiều chất lưu huỳnh (sulfur) và potassium, sản xuất ra chất kiềm
(bazơ). Do đó hành và tỏi làm cho máu và các dịch chất trong cơ thể trở
nên kiềm, giúp cơ thể phòng vệ tốt, chống lại sự xâm nhập và phá hoại
của các vi trùng độc hại.
Khoa học ngày nay đã khám phá
ra nhiều dược tính kỳ diệu của hành và tỏi do bởi chúng mang nhiều hợp
chất lưu huỳnh. Khi đem đựng trong ống nghiệm, các chất đó đã diệt hết
các vi khuẩn, các loại nấm và virus.
Đối với con người, khi dùng
nước ép ra từ tỏi sẽ có tác dụng làm chậm lại sự đông đặc của máu và do
đó giảm thiểu được những rủi ro máu đọng thành cục, giảm cholesterol xấu
LDL, và gia tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu, tất cả đều có liên
hệ đến các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, những chất hóa học
chứa trong tỏi và hành có khả năng trị liệu bệnh ung thư, như chống lại
chất carcinogene, một chất gây ra mầm mống bệnh ung thư vú, ruột già,
nhiếp hộ tuyến, dạ dầy, phổi, và gan.
Cuộc nghiên cứu gần đây ở
Viện Đại Học Pennsylvania cho thấy rằng những con chuột bạch được cho ăn
những chất lấy ra từ tỏi đã làm giảm chứng ung thư vú đến 71%. Một
nghiên cứu khác thực hiện tại Viện Đại Học Loma Linda, California cho
biết tỏi cũng có thể chống lại bệnh ung thư đang có trong cơ thể bằng
cách làm cho cơ thể gia tăng sức đề kháng. Họ nghiên cứu và cho kết quả
là chất diêm trong tỏi làm gia tăng sự hoạt động của macrophages và
T-lymphocytes, đó là hai thành tố miễn nhiễm có khả năng hủy diệt các tế
bào ung thư.
Trong hành và nhất là tỏi có
khá nhiều tiền vitamin A, vitamin B, C và các chất sắt, lưu huỳnh,
phosphor, silic, iodine, calcium, potassium, và sodium.
Các loại vitamin A, B, C đều
là những vitamin rất cần thiết để bảo vệ mắt, gìn giữ da, điều hòa hệ
dinh dưỡng, hệ thần kinh, chống bệnh hoại huyết, gia tăng sức đề kháng,
chống các bệnh nhiễm trùng, giúp ích sự chuyển hóa thức ăn. Chất lưu
huỳnh diệt vi khuẩn trong máu.
Hành và tỏi giúp ngủ ngon,
tiêu hóa các chất bột dễ dàng và thông tiểu. Tuy nhiên dùng tỏi nhiều
quá sẽ bị nóng và táo bón.
Vào thập niên 1960s, Cơ Quan
Y tế Thế Giới của Liên Hiệp Quốc (WHO) phát hiện Ai Cập là một nước
nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khoẻ của nhân dân Ai Cập
lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao, nên đã huy động
nhiều chuyên gia y tế chia nhau đi xuống các vùng dân cư có khí hậu khắc
nghiệt, nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng. Cuối cùng các nhà nghiên cứu
thuộc nhiều nước mà đông đảo nhất là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, nhận xét là
nhà nào cũng có một chai rượu ngâm tỏi để uống. Dân Ai Cập nói, từ lâu
đời, dân nước họ vẫn làm như thế.
Được biết ngày xưa, Ai Cập là
một đế quốc lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu dùng gươm giáo chém giết
nhau. Khi bị thương họ chỉ dùng tỏi để uống và rửa các vết thương. Ơ'
các vùng, tỏi được ngâm rượu theo nhiều công thức khác nhau. Chuyên gia
các nước đem những công thức đó về nước mình, nghiên cứu phân tích. Năm
1980 WHO tổ chức hội thảo tổng kết và họ thông báo: Rượu tỏi chữa được
bốn nhóm bệnh: (1) Thấp khớp, sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương
cốt, (2) Tim mạch: huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, (3) Phế
quản: Viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản, và (4) Tiêu hoá: ăn khó
tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dầy.
Đến năm 1983: Nhật lại thông
báo rượu tỏi chữa đựợc hai nhóm bệnh nữa, (2) Trĩ nội và trĩ ngoại, (2)
Tiểu đường. Nhật cũng công bố: "Đây là món thuốc hay của nhân loại vì dễ
làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ, hiệu quả chữa bệnh cao".
Được biết con người tuổi từ
40 trở đi hay sinh nhiều bệnh, các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái
hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặc biệt làm cho các chức năng
hấp thụ chất béo, chất đường bị suy giảm. Các thứ đó không hấp thụ hết
qua đường chuyển hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng
đọng trong bờ thành các mạch máu, làm xơ cứng động mạch và xơ cứng một
số bộ phận khác, lâu ngày gây ra những bệnh nêu trên. Dưới đây là
Công thức điều chế và cách dùng:
Tỏi khô
40 grams, rửa sạch, thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh. Rượu Vodka trắng,
100 ml ngâm với 40g tỏi, để trong 15 ngày. Mới bắt đầu màu trắng sau
chuyển sang màu vàng, đến ngày thứ 15 thì có màu vàng nghệ.
Cách dùng:
Ngày uống 2 lần mỗi lần 40 giọt. Sáng 40 giọt trước khi ăn. Tối 40 giọt
trước khi ngủ. Vì rất ít nên phải pha thêm nước vào thì mới uống dễ.
Uống liên tục cả đời. Lượng rượu không đáng kể cho nên bất cứ ai cũng
dùng được. Bốn mươi grams tỏi, uống khoảng 20 ngày thì hết, cho nên cứ
sau 15 ngày thì ngâm một lọ nữa để gối đầu, mới có rượu để uống liên
tục.
BẮP CẢI
Bắp
cải thuộc họ cải (cruciferous vegetables), rất giầu chất bổ dưỡng, có
đặc tính chống ung thư. Với 3.5 ounces bắp cải cung cấp đủ hàm lượng
vitamin C cần thiết hàng ngày. Ngoài ra, bắp cải có chứa một hàm lượng
hợp chất nitrogen đáng kể có tên khoa học là indoles có tác dụng
giảm thiểu sự phát triển các mầm mống tế bào ung thư.
Trước kia, bắp cải chỉ có vào
mùa đông ở xứ lạnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã tạo giống để loại rau
này có thể trồng ở xứ nóng và thu hoạch quanh năm. Có hàng trăm loại bắp
cải khác nhau trên thế giới, nhưng ở Hoa Kỳ có ba loại căn bản: red
cabbage, green cabbage, và savoy cabbage. Ngoài ra các siêu thị ở
California còn có thêm hai loại du nhập từ Trung Hoa là napa cabbage
(cải bắp thảo), và bob choy.
Ngay từ thời cổ La Mã, bắp
cải đã được các thầy thuốc sử dụng để chữa các bệnh: chậm tiêu, táo bón,
loét bao tử, nhóm bệnh ngoài da như mụn nhọt, ngứa.
Kết quả thử nghiệm của trường
đại học y khoa Stanford (Mỹ) về trị loét bao tử bằng nước ép bắp cải cho
thấy, 262 trong số 265 trường hợp đã khỏi bệnh sau 3 tuần điều trị. Hoạt
chất trị lành vết loét dạ dày là sinh tố U (sinh tố ép từ nước bắp cải)
- hợp chất có lưu huỳnh Methylmethiomin Sulfomium. Chất này đã được đưa
vào công nghiệp dược phẩm trong thập niên 50 dưới tên đặc chế Epaclyn U.
Cách ép nước bắp cải tươi:
lựa lá bắp cải tươi, không sâu, rửa sạch, nhúng nhanh vào nước sôi, để
ráo rồi ép lấy nước. 1 kg bắp cải ép đợc 0,5 lít nước.
Loại nước này khó tồn trữ nên
chỉ trữ trong tủ lạnh và chỉ dùng trong ngày. Uống nước này thường xuyên
thay nước, mỗi ngày 1 lít, mỗi đợt uống 2 tháng liền. Uống nhiều đợt cho
đến khi bệnh thuyên giảm. Trường hợp bệnh nặng, nôn nước chua, chỉ uống
nước ép sau bữa ăn. Uống nước ép vẫn có thể dùng thêm các loại thuốc đau
dạ dày khác, không sao cả.
Ngòai ra, bắp cải còn dùng để
trị viêm ruột, đầy bụng, chậm tiêu, táo bón. Một vài thử nghiệm khác cho
thấy, bắp cải làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm lượng đường -
huyết. Do có ít chất đường nên bắp cải có thể dùng cho người bị bệnh
tiểu đường. Bắp cải có khả năng sinh nhiệt thấp, lại chứa acid
taetrorid, một chất trị béo mập...
Những nghiên cứu khoa học
khác cho thấy rằng nhóm người ăn thường xuyên bắp cải có tỷ lệ bị bệnh
ung thư ruột colon and rectal cancer thấp hơn nhóm đối nghịch. Đối với
thử nghiệm vào thú vật cũng cho những kết quả tương tự.
CÀ TÍM
Cà
tím có tên khoa học là solanum melongema, họ cà. Thành phần của cà tím
có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipit. Các khoáng chất (tính
theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu
huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002.
Các vitamin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
Cà tím giúp trị các bệnh gan,
mật, điều hòa tiêu hóa; ngoài ra có tác dụng lọc máu nhẹ, chống
cholesterol và áp huyết cao. Kết hợp với tác dụng thông tiểu, cà tím là
món ăn cho người bị bệnh cao huyết áp, bệnh thống phong.
Giống như các loại rau khác,
cà tím không có chất béo và chất cholesterol. Tuy nhiên, theo các nhà
khoa học Úc Đại Lợi, cà tím có đặc tính thấm dầu rất nhanh hơn bất cứ
một loại rau nào, họ đã thấy rằng cà tím thẩm thấu 83 grams chất béo
trong 70 giây, bốn lần nhiều hơn khoai tây chiên, tức nhiều hơn 700
calories. Khi dùng cà tím trị bệnh nên ăn sống hoặc nướng là tốt nhất.
GIÁ ĐẬU
Giá
đậu là hạt các loại đậu nảy mầm nên có tính chất của đậu cộng thêm tính
chất của mầm chồi đang phát triển. Ở Á Châu người ta hay dùng giá đậu
xanh (mung bean sprouts) và giá đậu nành (soybean sprouts). Người Hoa Kỳ
thường hay dùng giá alfalfa. Tuy vậy người ta cũng ăn các loại giá khác
như radish sprouts, lentil sprouts, sunflower sprouts, pea sprouts và
red bean sprouts.
Giá đậu cung cấp một số
vitamin B, C, Niacin, Folacin và iron. Trong bài này chúng tôi đặc biệt
khảo sát loại giá đậu xanh mà người Việt chúng ta ưa dùng.
Giá đậu xanh có vị nhạt, tính
mát, tác dụng vào hệ tiêu hóa. Có tính giải nhiệt, giải độc, trị khát.
Có chức năng thông đường tiểu, tiêu thực, trị bụng đầy hơi, trị khô cổ,
khản tiếng do nói nhiều.
Giá đậu xanh có thành phần
hóa học khá đặc biệt, nhiều nước, ít protid, glucid, sắt, đồng, phốt
pho, sinh tố nhóm B, C, E, phytosterol, các men tiêu hóa. Do khả năng
sinh nhiệt thấp (ít calories), những người béo nên dùng giá đậu thường
xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.
Đặc biệt, giá đậu xanh có
chứa nhiều vitamin E giúp hạn chế quá trình oxy hóa, giảm tiến trình lão
hóa con người.
TRÁI BÍ
(SQUASH)
Ở Hoa Kỳ, người ta phân chia
ra làm hai loại bí, bí mùa Hạ (summer squashes), bao gồm zucchini xanh,
zucchini vàng, trái su (chayote), và crookneck; và bí mùa Đông (winter
squashes) bao gồm pumpkin, acorn, butternut, hubbard và spaghetti.
Bí mùa Đông có chứa rất nhiều
vitamin A, beta carotene, vitamin C và Folacin. Trong các loại bí mùa
Đông này, bí butternut squash được xem là loại bổ dưỡng nhất. Với 1 cup
bí butternut cắt vuông nhỏ tức khoảng 3,5 ounces cung cấp 45 calories,
12 grams carbohydratye, 1 gram protein, 4 mg muối, 7800 IU vitamin A tức
156% RDA cho người nam và 195% RDA cho phái nữ, 21mg vitamin C (35%), 34
mg magnesium (10%), và 352 mg potassium.
Bí mùa Đông là một loại rau
quả dễ tồn trữ nhất. Nó có thể giữ lâu trên ba tháng trong nhiệt độ mát
và khô. Nếu để trong tủ lạnh chỉ lưu giữ được khoảng từ một tuần đến hai
tuần.
Ở Việt Nam chúng ta có bí
đao, bầu, mướp và bí ngô. Tất cả các loại này cũng thuộc họ bầu bí.
RONG BIỂN (Seaweed)
Rong
biển là một loại rau mọc ở dưới đáy biển, được xem là nguồn thực phẩm
quan trọng cho dân chúng các vùng ven biển ở khắp nơi trên thế giới, từ
Hawaii, đến Úc Đại Lợi, từ Nhật Bản, Đại Hàn đến Tô Cách Lan.
Rong biển được xếp loại thực
phẩm tốt cho sức khỏe (healthful foods) bởi vì các nghiên cứu khoa học
cho thấy rằng rong biển có chứa nhiều chất xơ và chất khoáng (minerals),
nhất là calcium, potassium, magnesium, và iron.
Kombu, Wakame và Nori là các
loại thực phẩm bằng rong biển rất phổ thông tại Nhật. Họ dùng để nấu
canh, chiên, xào, gói cơm, và gói sushi. Bạn có thể tìm thấy các thực
phẩm bằng rong biển dưới hình thức lá mỏng khô tại các health food
stores và tại các siêu thị Việt Nam, Nhật Bản hay Đại Hàn.
Một vài điểm nhỏ cần lưu ý
quý độc giả là khi mua thực phẩm rong biển nên mua loại đã được công
nhận là loại rong biển gặt hái từ các vùng biển không ô nhiễm và phần
lớn thực phẩm rong biển có chứa lượng muối hơi cao, vì thế những người
bị bệnh cao áp huyết không nên ăn.
Một
chế độ dinh dưỡng tốt nhằm ngăn ngừa bệnh tật cần được hỗ trợ bởi chương
trình luyện tập thể dục đều đặn. Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng
cường hệ tim mạch, điều hòa năng lượng cơ thể và về lâu dài có thể làm
chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ của con người.
Quả thực như vậy, một cuộc
nghiên cứu lớn và lâu được thực hiện bởi Dr. Steven Blair và Dr. Leon
thuộc Institute for Aerobics Research, đăng tải trên tậợp san y khoa
JAMA của hội y sĩ Hoa Kỳ AMA cho biết rằng tập thể dục đều đặn sẽ có thể
sống lâu.
Được chia làm năm nhóm với
tổng số 10.224 đàn ông và 3.120 phụ nữ thử nghiệm đi bộ trên treadmill.
Sau tám năm theo dõi, nhóm 1 ít tập nhất có tỷ lệ chết cao gấp ba lần
nhóm thứ 5 tập nhiều nhất. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là nhóm thứ 2
tập đều đặn mỗi ngày 30 phút cũng đạt kết quả gần bằng nhóm thứ 5 chạy
bộ 30 đến 40 miles một tuần.
Do kết quả thử nghiệm trên,
các nhà khoa học kết luận rằng việc tập thể dục đều đặn hàng ngày với 30
phút là tốt nhất, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất.
Thật ra có nhiều phương pháp
luyện tập thể dục, nhưng do kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi chọn đi
bộ là phương pháp luyện tập thể dục, bởi vì ngoài việc đem lại kết quả
cao, phương pháp này còn mang đến sự rủi ro chấn thương trong khi tập
luyện thấp nhất so với các phương pháp khác.
Bạn có thể tập luyện với
cường độ mạnh hơn và lâu hơn (intensity) nhưng không có nghĩa là bạn sẽ
khỏe nhiều hơn. Yếu tố đều đặn (consistency) mới là điều quan trọng.
Nhiều nhà sinh lý học cũng
cho rằng thuốc bổ tốt nhất cho cơ thể là thể dục, và trong các môn thể
dục, thì đi bộ là tốt nhất, vì khi đi các cơ bàn chân, bắp chân, mông,
đùi và bụng dưới, liên tục co giãn. Khi các cơ co giãn, chúng ép tĩnh
mạch để đẩy máu về tim. Tim bơm máu mang theo ốc xy cung cấp cho các tế
bào và thâu hồi chất thải. Nên biết, khi đứng yên, máu sẽ dồn xuống
bụng, hông, đùi và bàn chân, máu lưu thông chậm lại, do đó tim phải làm
việc nhiều hơn để bơm máu cung cấp đủ ốc xy cho các tế bào.
Luyện tập thể dục đều đặn làm
máu lưu thông dễ dàng đến mọi chỗ trong cơ thể, chuyển vận ốc xy và các
chất dưỡng sinh khác nuôi dưỡng các tế bào, tạo năng lượng hoạt động cho
con người. Luyện tập đều đặn cũng gia tăng tỷ trọng xương cốt, làm xương
cốt cứng mạnh hơn, giảm áp xuất máu, giảm sự thành lập các cục máu và
đồng thời có tác dụng gia tăng hàm lượng cholesterol tốt HDL và giảm
chất béo triglycerides trong máu.
Ngoài
yếu tố luyện tập đều đặn hàng ngày 30 phút, bạn cần phải tập luyện với
nhịp tim đập trong khoảng từ 65 đến 85 phần trăm nhịp tim đập tối đa của
bạn. Nhịp tim đập tối đa của bạn được tính theo công thức: 220 trừ số
tuổi của bạn.
Thí dụ bạn 57 tuổi, nhịp tim
đập tối đa của bạn là 220 -57 = 163. Do đó, khi bạn đi bộ trên
máy treadmill hay đi bộ ngoài trời, nhịp tim đập của bạn phải được giữ
trong khoảng từ 65% đến 85% nhịp tim đập tối đa 163 của bạn vừa tính,
tức là trong khoảng 106 đến 138 nhịp tim đập mỗi phút, theo cách tính
như sau: (a) 65% x 163 = 106 (b) 85% x 163 = 138.
Khi luyện tập bạn nên tập
trung vào một đề mục nào đó, như theo dõi hơi thở vào ra, theo dõi bước
chân đi hay quán tưởng một hình tượng tôn thờ tín ngưỡng hoặc một câu
kinh. Chính sự tập trung tinh thần này cũng nâng cao hiệu quả tập luyện
và là một lối thiền đi bộ tạo nên sự thư giãn tâm hồn.
Các nhà nghiên cứu đã cho
biết rằng tập luyện đều đặn hàng ngày với nhịp tim đập trong khoảng cho
phép như trên đem đến kết quả cao nhất. Tập luyện không đều đặn hay tập
thấp hơn 65% hoặc cao hơn 85% đều không đạt kết quả mong muốn. Tập cao
hơn 85% hay cao hơn nhịp tim đập tối đa
(trên 100%)
còn có thể gây chấn thương hoặc tử vong, như trường hợp điển hình của hai
tài tử bóng rổ Boston Red Sox Tony Conigliaro và Peter Maravich chết khi
đang chơi bóng rổ và lực sĩ dã trường Jacques Bussereau chết khi đang
chạy 1984 New York Marathon.
Luyện tập thể dục bằng cách đi bộ đều đặn trong nhịp tim đập cho phép, cùng với chế độ dinh dưỡng tốt là những điều quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh tật. Nhiều người đã tìm thấy sức khỏe, hạnh phúc và sống lâu theo những nguyên tắc đơn giản đó.
Mục
đích của chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm rau đậu là tạo sự cân bằng và
hòa hợp các chất dinh dưỡng cần yếu cho cơ thể. Khi các thực phẩm nguyên
chất được chế tác đúng cách, kết quả sẽ có tác dụng duy trì sức khỏe bền
lâu.
Ngũ cốc nguyên chất, rau
tươi, đậu tươi, và đậu khô là nền tảng của chế độ dinh dưỡng mới này.
Nếu bạn chưa bao giờ ăn thực phẩm rau đậu, có thể những thực phẩm này xa
lạ với bạn, nhưng không phải là khó tìm kiếm, bất kỳ ở siêu thị nào cũng
có.
Kỹ thuật dùng để nấu nướng lý
tưởng nhất là nấu bằng nồi áp xuất, kế đến là hấp, rồi luộc và xào. Dùng
nồi áp xuất có thể tiết kiệm được phân nửa thời gian khi nấu các loại
đậu. Tuy nhiên, đừng nấu split peas hay đậu lentils, vì nó có thể
làm nghẹt ống thoát hơi an toàn. Nên dùng kỹ thuật hấp (steaming) để hấp
các loại rau thay vì luộc nhằm lưu giữ các chất vitamin. Đối với món
xào, nên dùng thật ít dầu và dùng loại dầu tốt như canola hay olive, có
thể dùng một ít nước súp nấu sẵn thay thế dầu nếu bạn muốn.
KỸ THUẬT NẤU CÁC LOẠI ĐẬU KHÔ
Ngoại
trừ đậu lentils và split peas, các loại đậu khác phải ngâm tối thiểu 4
tiếng đồng hồ, thường là ngâm qua đêm trước khi nấu. Dưới đây là bảng kê
thời gian nấu các loại đậu:
Loại Đậu (1 cup) |
Nước |
Thời Gian Nấu |
Sản Lượng |
Aduki beans |
3 cups |
2 giờ |
2 cups |
Baby lima beans |
2 cups |
1giờ 30 phút |
13/4 cups |
Black beans |
4 cups |
1giờ 30 phút |
2 cups |
Black-eyed peas |
3 cups |
1 giờ |
2 cups |
Chick-peas |
4 cups |
3 giờ |
2 1/2 cups |
Kidney beans |
3 cups |
1 giờ 30 phút |
2 cups |
Lentils |
3 cups |
45 phút |
2 1/4 cups |
Lima beans |
2 cups |
1 giờ 30 phút |
1 1/4 cups |
Mung beans |
2 1/2 cups |
1 giờ 30 phút |
2 cups |
Navy beans |
3 cups |
2 giờ 30 phút |
2 cups |
Pinto beans |
3 cups |
2 giờ 30 phút |
2 cups |
Red beans |
3 cups |
3 giờ |
2 cups |
Split peas |
3 cups |
45 phút |
2 1/4 cups |
KỸ THUẬT NẤU NGŨ CỐC LỨT
Gạo
Lứt (brown rice): Cứ một cup gạo lứt cần hai cup nước và khi chín sẽ cho
khoảng ba cups cơm, dùng cho ba người ăn. Sau khi đãi sạch gạo, đổ chung
với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn
on), chờ cho sôi đều xong là tắt (turn off) cho đến khi mặt nước cạn
bằng với mặt gạo là bật công tắc lại (turn on), rồi để nó tự động tắt.
Thời gian mất khoảng 55 phút. Cơm ăn không hết có thể để trong tủ lạnh
dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng
phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào micro-wave hay
bỏ vào non-stick pan để trên bếp lửa là cơm trở lại tình trạng nóng hổi
bình thường.
Các loại ngũ cốc khác cũng
tương tự, tuy thời gian và lượng nước tương ứng khác nhau dưới đây:
Loại ngũ cốc (1 cup) |
Nước |
Thời Gian Nấu |
Sản Lượng (yield) |
Gạo Lứt (brown
rice)
|
2 cups
|
55 phút
|
3 cups
|
Yến mạch lứt
(oats)
|
2 cups
|
1 giờ
|
2½ cups
|
Kê (millet)
|
3 cups
|
45 phút
|
3½ cups
|
Lúa mạch lứt
(barley)
|
3 cups
|
45 phút
|
3½ cups
|
Kiều mạch
(buckwheat)
|
2 cups
|
15 phút
|
2½ cups
|
Gạo trắng thường
|
1½ cups
|
20 phút
|
3 cups
|
Gạo hoang dã
(wild rice)
|
3 cups
|
1 giờ
|
3½ cups
|
Hạt lúa mì lứt
(wheat)
|
3 cups
|
2 giờ
|
2¾ cups
|
Trong
phần thứ hai của sách này bạn sẽ tìm thấy thực đơn (menu) cho các bữa ăn
sáng, ăn trưa, và ăn chiều dùng một hay nhiều tuần lễ. Tất cả công thức
món ăn (recipes) đều được đặt trên căn bản ít dầu, không cholesterol, và
nhiều chất xơ. Dựa theo chương trình này bạn có thể sắp đặt việc đi mua
sắm vật liệu cần thiết dùng cho cả tuần hay nửa tháng.
Bạn có thể áp dụng toàn thể
các công thức món ăn này, hay cũng có thể áp dụng từng công thức món ăn
mà bạn thích hoặc cũng có thể biến chế thành công thức món ăn riêng của
bạn. Tuy nhiên bạn đừng nên đi ra ngoài các nguyên tắc mà chúng tôi đã
nêu ra là: (1) Thay thế các thực phẩm có nguồn gốc thịt cá (animal
sources) bằng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật (plant foods). (2)
Thay thế các thực phẩm tinh lọc (refined foods) bằng thực phẩm nguyên
chất (unrefined foods). (3) Thay thế các thực phẩm đóng hộp bằng thực
phẩm tươi (fresh), đông lạnh (frozen) và thực phẩm khô. (4) Giảm thiểu
dầu, đường, muối, và bột ngọt.
Có một vài công thức món ăn
mà chúng tôi dùng thực phẩm biến chế để chuyển tiếp (transition foods)
hầu để giúp khẩu vị mới không xa lạ với khẩu vị cũ.
Mặc dầu sách cho nhiều công
thức món ăn khác nhau, nhưng bạn có thể cần ít hơn bởi vì thức ăn còn dư
có thể trở thành món ăn kế tiếp. Thí dụ thức ăn dư bữa ăn chiều sẽ trở
thành thức ăn trưa ngày mai.
Có nhiều món như cơm gạo lứt,
soups, và món kho bạn có thể nấu một lần cho một tuần. Chương trình
nhiều công thức món ăn cho một tuần nhằm giúp bạn sửa soạn nhanh chóng
và dễ dàng. Mặc dầu bạn sẽ tiêu nhiều thì giờ ở những lần đầu, nhưng
những lần sau sẽ nhanh hơn.
Nếu bạn muốn ăn thêm snack
giữa các bữa ăn, hãy chọn trái cây tươi hay khô. Trái cây khô do bạn làm
tốt và sạch sẽ hơn. Trái cây khô mua ngoài thị trường thường có dầu loại
phẩm chất xấu hay là mỡ heo.
Chúng tôi cũng giới thiệu một
một số công thức món ăn đặc biệt ba miền Việt Nam, như phở, bún Huế hay
hủ tiếu Mỹ Tho, dùng cho các bữa ăn có tính cách tiệc tùng, thiết đãi
bạn bè. Công thức được cung cấp với lượng gia vị thấp. Nếu muốn những
món ăn này ngon và đậm đà như sở thích, quý bạn nên gia tăng lượng
đường, muối, dầu và bột nêm. Ngoài ra, bên cạnh đó là một vài món ăn đặc
biệt của dân tộc Trung Hoa như canh bát bửu, canh lục hòa; và của người
Hoa Kỳ xuất xứ từ Mexico và Italy như spaghetti, taco, v..v.. Chúng tôi
mời quý bạn bước vào khu vườn thiên nhiên, tuy mộc mạc đơn sơ nhưng tràn
đầy sức sống, năng động, thích thú và mới lạ.
Đối
với một số người Hoa Kỳ, bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong
ngày vì nó bắt đầu cho một ngày mới, cần nhiều năng lượng khởi động. Tuy
nhiên, đa số các món ăn đều chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa,
như bacon, sausage và trứng gà. Đó là chưa kể đến bơ ăn với bánh mì,
cream pha với cà phê.
Đối với người Việt chúng ta,
thức ăn sáng bao gồm phở, hủ tiếu, bánh cuốn chả lụa, bánh mì bò kho và
xôi lạp xưởng. vân...vân...; có lẽ cũng không thua gì mấy bữa ăn sáng
của người Hoa Kỳ.
Liệu bạn có thể từ bỏ được
những món ăn thân quen trên không? Thực tế, bạn không phải lo vì nhiều
món ăn sáng tương tự như trên, được chế tạo bằng thực phẩm đậu nành, như
soy sausage, soy bacon, scrambled tofu, phở chay, hủ tíu chay. Tuy
nhiên, với mục đích ngăn ngừa bệnh tật, chúng tôi đề nghị một số công
thức món ăn sáng đơn giản, làm nhanh và nhiều bổ dưỡng dưới đây:
CHÁO YẾN
MẠCH
(HOT OATMEAL)
2 khẩu phần
- 1 cup yến mạch 100% natural
whole grain Quaker oats
- 4 cups nước
- 1/4 cup nho khô (4 tablespools)
Cho yến mạch vào song nhỏ nấu
sôi khoảng từ ba đến năm phút, sau đó để nho khô vào trộn đều. Dùng nóng
Thành Phần Dinh Dưỡng
(1 khẩu phần)
Calories 189
Total fat 3 g
Cholesterol 0 mg
Carbohydrate 27 g
Fiber 4 g
CHÁO NGŨ
CỐC LỨT
(HOT WHOLE
GRAIN CEREAL)
2 khẩu phần
Món ăn sáng này đòi hỏi một
vài phút sửa soạn vào buổi tối để sáng hôm sau ăn. Bạn có thể tìm mua
những thực phẩm ngũ cốc nguyên chất tại các tiệm health food stores,
natural food stores hay mail order.
- 1 tablespoon wheat berries
(hạt lúa mì)
- 1 tablespoon rye berries (mạch đen)
- 1 tablespoon barley (kiều mạch)
- 1 tablespoon millet (gạo kê)
- 1 tablespoon rolled oats (yến mạch)
- 1 tablespoon oat bran (cám yến mạch)
- 2 tablespoon nho khô
- 2 cups nước lọc hay nước táo.
Xay năm loại ngũ cốc trên
(ngoại trừ cám yến mạch) trong 30 giây. Cho hỗn hợp vừa xay vào nồi hòa
cùng với nước lọc hay nước táo, cám yến mạch và nho khô. Đun sôi rồi hạ
nhỏ lửa trong 10 phút. Tắt lửa, đậy nắp để qua đêm. Buổi sáng hâm nóng
lại, ăn rất ngon và bổ.
Thành Phần Dinh Dưỡng
(1 khẩu phần)
Calories 103
Protein 3 g
Fat 1 g
Carbohydrate 21 g
Cholesterol 0 mg
Sodium 4 mg
Fiber 2 g
CHÁO GẠO
LỨT
2 khẩu phần
- 1 cup gạo lứt hột tròn
- 2 1/2 cups nước lọc
- 2/3 cup sữa bột đậu nành hay non fat dry milk
- 1/4 teaspoon muối
- 1/4 cup nho khô
Rang gạo lứt trong chảo thật
nóng khoảng 1 phút. Dùng grain mill, blender hay food processor xay
thành bột. Trộn chung với vật liệu còn lại, đậy nắp để qua đêm trong tủý
lạnh. Buổi sáng cho vào nồi nhỏ nấu sôi trong 5 phút. Ăn nóng.
Thành Phần
Dinh Dưỡng (1 khẩu
phần)
Calories 276
Protein 5 g
Fat 1 g
Carbohydrate 62 g
Cholesterol 0 mg
Sodium 274 mg
Fiber 3 g
SCRAMBLED
TOFU
4 khẩu phần
NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ (14 ounces)
loại mềm
- 1/2 teaspoon dầu canola hay olive
- 1 tablespoon nước tương chay
- 1/4 cup nấm rơm, thái mỏng
- 2 tablespoons boa-rô (leek), hay hành tây (optional)
- 1 tablespoon bột ngò tây (parsley)
CÁCH LÀM
- Chiên vàng boa-rô với dầu,
kế tiếp cho nấm vào.
- Để đậu hũ, nước tương vào chảo và khuấy đậu hũ cho
nát thành miếng nhỏ. Tiếp tục sauté trong khoảng từ 3
đến 5 phút.
- Rắc bột tiêu và bột ngò tây.
Thành Phần Dinh Dưỡng
(1 khẩu phần)
Calories 150
Protein 8 g
Fat 7 g
Carbohydrate 5 g
Fiber 2 g
Sodium 20 mg
Calcium 199 mg
Ăn với bánh mì lát whole wheat bread hay whole grain bread.
Một
số lớn người Hoa Kỳ cho rằng bữa ăn trưa của họ là bữa ăn trên đường đi,
và cho đó là một lối văn hóa riêng. Tuy nhiên, vẫn có những người khác
thường ăn thư thả và thưởng thức bữa ăn trưa gần như là bữa ăn chính.
Trong chương này, chúng tôi
giới thiệu một vài công thức món ăn trưa để bạn ăn trên đường đi hay ăn
tại sở làm, tuy đơn giản nhưng vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng. Nếu quý bạn về
nhà với gia đình vào buổi trưa cũng có thể tùy nghi ăn nhanh hay ăn như
bữa ăn chính. Bữa ăn trưa của người Việt Nam gần giống như bữa ăn tối.
Trong chương này chúng tôi
giới thiệu với quý bạn một số thức ăn trưa đơn giản của người Hoa Kỳ ăn
chay, tuy xa lạ với người Á Đông, nhưng không kém phần bổ dưỡng.
EGGLESS
EGG SALAD SANDWICH
4 khẩu phần
NGUYÊN LIỆU
- 7 ounces đậu hũ loại mềm
hay regular (phân nửa hộp)
- 1/2 red bell pepper, cắt nhỏ
- 1 tablespoon boa-rô (leek) thái nhỏ (optional)
- 1 củ cà rốt nhỏ, cắt nhỏ
- 1 tablespoon cần tây tươi, cắt nhỏ
- 1 teaspoon ngò tây (optional)
- 1 teaspoon DiÄon mustard
- 2 teaspoons tofunaise hay soy mayonnaise
- 1/4 teaspoon muối
- 1/8 teaspoon black pepper
- 8 lát bánh mì loại whole grain
CÁCH LÀM
- Đậu hũ xả nước, luộc sôi
xong để ráo nước.
- Dùng máy đánh bột, đánh nhuyễn tất cả nguyên liệu
trên ngoại trừ bánh mì lát.
- Chia đều hỗn hợp thành bốn phần và cho vào giữa mỗi cặp
lát bánh mì. Thêm rau xà lách và cá chua thái mỏng.
Thành Phần Dinh Dưỡng (cho một
khẩu phần)
Calories 85
Protein 7 g
Fat 4 g
Carbohydrate 5 g
Fiber 1 g
BARBECUED-TOFU SANDWICH
4 khẩu phần
NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ loại cứng
(14-ounce), xả ráo nước, cắt thành 8
lát mỏng độ 1/2 inch dày, dùng giấy thấm khô nước.
- 1/4 teaspoon muối
- 1/2 cup boa rô (leek) thái nhỏ (optional)
- 1 cup sauce cà chua
- 1/2 tablespoon đường vàng
- 1 tablespoon dấm táo (cider vinegar)
- 1 tablespoon mù tạc (mustard)
- 1 tablespoon Worcestershire sauce
- 2 tablespoon dầu canola hay olive
CÁCH LÀM
- Dùng chảo nóng, để 1
tablespoon dầu canola hay olive và
boa-rô vào xào (khoảng một phút), rồi cho các nguyên liệu
còn lại, ngoại trừ đậu hũ và bánh mì lát. Khuấy đều cho
sôi trong khoảng 3 phút. Nêm nếm cho vừa miệng. Tắt lửa.
- Trong khi đó, để 1 tablespoon dầu còn lại vào chảo thứ
hai chiên vàng hai mặt đậu hũ. Dùng sauce vừa làm xong
ở chảo thứ nhất đổ vào đậu hũ, hạ nhỏ lửa trong 5 phút.
- Kẹp 2 miếng vào giữa bánh mì lát hay bánh mì hamburger,
cho thêm xà lách và cà chua thái mỏng nếu muốn.
Thành Phần Dinh Dưỡng (1 khẩu
phần)
Calories 221
Protein 12.7 g
Fat 12 g
Cholesterol 0 mg
Fiber 1 g
Sodium 615 mg
Calcium 217 mg
TACO
Nước Súp (Stock)
Canh Khổ Qua (Mướp Đắng)
Canh Bí Ngô
Canh Chua
Canh Củ Sen
Canh Lục Hòa
Canh Bát Bửu
Khoai Môn Xào Hột Điều
Nấm Đông Cô Xào Đậu Hũ
Rau Thập Cẩm Xào
Đậu Hũ Chiên Sả
Đậu Hũ Kho Thập Cẩm
Chả Đậu Hũ Nướng
Spaghetti Sốt Broccoli
Spaghetti Sốt Cà Chua
Đối với bất cứ một dân tộc nào, bữa ăn tối thường được coi là bữa ăn chính, chất bổ dưỡng không được coi là quan trọng mà sự thưởng thức bữa ăn ngon mới là điều quan trọng.
Đối với mục tiêu của quyển sách này thì ngược lại, ăn để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật là điều quan yếu. Vì thế trong lúc sửa soạn các món ăn, dù là sáng, trưa hay tối vẫn phải điều hòa các thực phẩm cho đầy đủ chất bổ dưỡng, luôn luôn lưu ý đến việc giảm dầu, đường, muối, bột nêm, và các chất bột tinh chế. Thông thường bữa ăn tối của người Việt chúng ta gồm ba món: món canh, món xào và món kho.
Đối với món canh, người Trung Hoa không có thói quen uống nước trong bữa ăn, vì thế họ thường dùng canh, mà hầu hết là canh lỏng, trước khi ăn các món ăn chính. Ngược lại người Việt Nam chúng ta dùng canh trong suốt bữa ăn với mục đích ăn cơm cho dễ và làm trơn các thức ăn khác xuống ruột.
Kỹ thuật nấu canh của người Việt Nam ở một số vùng thường có thói quen khử (phi) hành hay boa-rô (leek) thơm vàng với dầu, sau đó cho nhân, như nấm, tầu hũ..v..v..và nêm gia vị cho thấm, kế đó đổ nước vào nấu sôi, và sau cùng mới cho rau vào. Với món xào và kho cũng tương tự.
Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn, vài món canh, món xào và món kho mà người Việt chúng ta thường ăn. Bên cạnh đó là một vài món của người Hoa Kỳ.
Để dễ dàng nấu các món canh, chúng tôi đề nghị quý bạn nên nấu một nồi nước súp trước, chiết ra từng phần nhỏ, mỗi phần khoảng 2 cups, để trong ngăn đông lạnh dùng dần. (hai cups nước súp này cộng với vật liệu sẽ thành một tô canh cho hai người ăn).
Điều cần biết là một thứ nước súp ngon cần phải được làm bằng nhiều thứ rau để không nặng một mùi vị nào quá và nước phải trong. Nước súp này là chất liệu căn bản cho các món ăn có nước như canh, phở, hủ tiếu, bún..v..v..
Hầu hết các công thức món ăn, chúng tôi chỉ cho gia vị muối, đường, bột nêm, và dầu với một hàm lượng thật thấp. Ban đầu quý bạn có thể gia tăng để phù hợp với khẩu vị của bạn, nhưng sau đó hãy giảm lại mức tối thiểu như chúng tôi đề nghị.
Về bột nêm chay, chúng tôi cũng đề nghị dùng loại natural vegetarian seasoning, có bày bán tại các tiệm thực phẩm chay. Có nhiều loại, nhưng loại natural vegetarian seasoning mang nhãn hiệu Chef's Magic Natural Vegetarian Seasoning của công ty All Vegetarian Inc. ở Hoa Kỳ và Spice of Natural Mushroom Drop của công ty Hsin Sui ở Taiwan, được làm bằng tinh bột nấm shiitake (shiitake mushroom extract powder), và tinh bột rau quả (vegetable & fruit powder), không có chất bột ngọt msg (monosodium glutamate) và chất hóa học preservative, theo như lời giới thiệu của nhà sản xuất.
NƯỚC SÚP (SOUP STOCKS)
NGUYÊN LIỆU
- 3 củ cà rốt lớn, gọt vỏ, cắt
mỏng
- 1 cup boa-rô đã cắt
(chopped leeks)
- 1 bắp cải loại trung, cắt
làm 4 miếng
- 1 cải bắp thảo loại trung,
cắt làm 4 miếng
- 1 trái su, gọt vỏ, cắt làm
8 miếng
- 1 củ sắn loại trung, cắt
làm 8 miếng
- 1/2 lb. đậu que
- 2 trái táo, cắt làm 4
miếng
- 1 khúc mía dài khoảng một
gang tay
- 1 teaspoon muối
- 1 teaspoon đường
(optional)
- 1 teaspoon bột nêm chay
(optional)
- 20 cups nước lọc
CÁCH LÀM
1. Các thứ kể trên rửa sạch,
bỏ vào nồi chứa sẵn 20 cups nước lọc. Hầm khoảng hai tiếng, lọc và vắt
nước hầm sang một cái nồi khác.
2. Nấu sôi, cho muối, đường,
và bột nêm vegetarian mỗi thứ một teaspoon (hay tùy theo lượng nước và
khẩu vị mặn lạt của mỗi người), để sôi lại một phút, xong tắt lửa.
3. Nước súp này có thể nấu
một lần thật nhiều. Chiết ra từng hộp đựng đồ ăn bằng plastic để trong
tủ lạnh lâu khoảng năm ngày hay để đông lạnh lâu khoảng 3 tháng, dùng để
nấu canh hoặc các món nước như bún, phở, mì nước..v..v..
CANH KHỔ QUA (STUFFED BITTER MELON SOUP)
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 lb. khổ qua (mướp đắng)
khoảng 2 trái
- 1/2 hộp đậôu hũ loại
regular (7-ounces)
- 1/2 ounce miến Tầu
- 1/2 ounce nấm mèo
- 1/2 ounce nấm đông cô
- 2 ounces nấm tươi
- 5 cups nước súp nấu sẵn
- 1 tablespoon bột ngô
(cornstarch)
- 1/2 teaspoon đường
- 1/4 teaspoon muối
(optional)
- 1/4 teaspoon tiêu
- 1/4 teaspoon bột nêm chay
(optional)
CÁCH LÀM
1. Bóp nhỏ nửa hộp đậu hũ
sống và vắt ráo nước.
2. Ngâm nấm đông cô và nấm
mèo trong nước ấm khoảng 30 phút, rửa sạch, cắt bỏ phần chân nấm xong
thái nhỏ.
3. Nấm tươi: rửa sạch, thái
nhỏ.
4. Miến Tầu ngâm nước lạnh,
rửa sạch và cắt thành khúc ngắn.
5. Trộn chung tất cả nguyên
liệu vừa sửa soạn nói trên với gia vị gồm 1 tablespoon bột bắp, 1/2
teaspoon đường, 1/4 teaspoon muối (optional), 1/4 teaspoon tiêu, và 1/4
teaspoon bột nêm chay (optional).
6. Cắt trái mướp đắng thành
từng khoanh tròn có bề dầy khoảng 1-1/4 inch và bỏ ruột. Nhồi nhân nói ở
đoạn 5 vào ruột khoanh mướp đắng. Hấp khoảng 5 phút.
7. Để mướp đắng đã hấp vào
nồi với 5 cups nước súp đã nấu sẵn. Bắc lên bếp lửa nấu cho sôi và chín.
Nêm thêm muối, đường, và bột nêm cho vừa khẩu vị, xong tắt lửa, đổ ra
tô, rắc thêm tiêu và ngò tươi. Dùng nóng
CANH BÍ NGÔ
Sáu
khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 2 pound bí ngô (nửa trái)
- 1/2 cup đậu xanh hay đậu
phộng nguyên hột, rửa sạch
- 1/2 cup hạt sen khô rửa
sạch
- 1 củ cà rốt loại trung
bình
- 7 ounces (198 g) đậu hũ
tươi hay đã chiên (optional)
- 8 ounces nấm tươi
- 6 cups nước súp đã nấu sẵn
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Bí ngô: để nguyên vỏ, bỏ
hột, rửa sạch, cắt miếng vuông
- Cà rốt: gọt vỏ, rửa sạch,
cắt lát tròn dầy khoảng 1 cm.
- Nấm tươi: rửa sạch, cắt làm
hai
- Đậu hũ: cắt miếng vuông 2
cm x 2 cm.
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Cho bí ngô, đậu xanh (đậu
phộng) và cà rốt vào nồi cùng với
6 cups nước súp. Nấu sôi.
- Cho hạt sen vào, nấu cho
đến khi bí ngô, hạt sen, cà rốt và
đậu xanh (đậu phộng) chín thì
cho đậu hũ và nấm vào. Đợi
sôi trở lại tắt lửa.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Múc canh ra tô, rắc thêm
tiêu và ngò cho thơm.
Ghi Chú: Món canh này không
cần nêm gia vị.
CANH CHUA
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1/4 trái thơm loại nhỏ
(khóm)
- 7 ounces (198 g) đậu hũ
sống hoặc chiên (optional)
- 4 ounces nấm tươi
- 2 quả cà chua loại trung
bình
- 1/2 cup đậu bắp (okara)
- 1 cup giá sống
- 5 cups nước súp đã nấu sẵn
- 1/2 teaspoon đường
- 1/4 teaspoon muối
- 1 teaspoon nước tương
(optional)
- 1/2 teaspoon bột nêm chay
(optional)
- ngò om hay rau ngò
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Trái thơm: rửa sạch, gọt
vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Cà chua: rửa sạch, cắt làm
8
- Nấm tươi: rửa sạch, cắt làm
đôi nếu to.
- Đậu bắp: rửa sạch, cắt xéo
thành từng miếng nhỏ
- Đậu hũ: cắt miếng vuông 2
cm x 2 cm.
- Ngò om hay rau ngò: cắt nhỏ
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu Để 5
cups nước súp vào nồi, cho đậu hũ, thơm, cà chua, đậu bắp, nấu sôi vừa
chín. Kế đó cho nấm rơm tươi và giá đợi sôi lại, tắt lửa. Nêm nếm gia vị
cho vừa ăn.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu cho thơm, cho vài cọng ngò hoặc ngò om, và vài lát ớt đỏ thái mỏng cho đẹp.
Chú Thích: nếu muốn hơi chua
thì (1) mua me lọc lấy nước cho vào nước súp khi đang nấu, hoặc (2) khi
nấu chín sẽ cho chanh vào vừa chua. Chỉ dùng một thứ, hoặc me hoặc chanh
mà thôi.
CANH CỦ SEN
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 củ sen tươi loại trung
bình nặng khoảng 7 ounces
- 1/2 cup hạt sen khô hay
tươi
- 5 cups nước súp đã nấu sẵn
- 4 ounces nấm tươi
- 7 ounces (198 g) đậu hũ
tươi hay chiên (optional)
- 1/4 teaspoon muối
- 1 teaspoon nước tương
(optional)
- 1/4 teaspoon bột nêm chay
(optional)
- 1/4 teaspoon đường
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Củ sen: rửa sạch củ, gọt
vỏ, cắt lát vừa miếng ăn. Ngâm
trong 4 cups nước pha muối (1
teaspoon) khoảng 10 phút
xong chắt hết nước ra.
- Nấm tươi: rửa sạch, cắt làm
đôi.
- Đậu hũ: cắt miếng vuông 2
cm x 2 cm.
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Cho củ sen, hạt sen, và gia
vị muối, đường, bột nêm vào nồi
có chứa sẵn 5 cups nước súp.
- Nấu trong khoảng 30 phút,
vừa chín thì cho nấm tươi và đậu
hũ vào, để sôi lại là được.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Múc canh ra tô, rắc thêm
tiêu và ngò cho thơm.
CANH LỤC HÒA
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1/4 pound (120 g) nấm đông
cô hay nấm hương
- 6 lát đương qui (Chinese
angelica)
- 1 ounce (30 g) hạt sen khô
- 10 quả táo Tầu đỏ (Chinese
red dates)
- 1/6 ounce (5 g) câu kỷ tử
(kou chi tzu-wolfberry seeds)
- 7 ounces đậu hũ loại firm
hay regular
- 1 miếng quế nhỏ (cinnamon)
- 1/4 teaspoon muối
- 1/4 teaspoon bột nêm chay
(optional)
- 5 cups súp nấu sẵn
- 2 tablespoons dầu canola
hay olive dùng để chiên đậu hũ
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Nấm đông cô: ngâm nước ấm
khoảng 30 phút, rửa sạch,
cắt bỏ chân và thái làm hai.
- Đương qui, hồng táo, hạt
sen, câu kỷ tử: rửa sạch
Đậu hũ: rửa sạch, để ráo
nước, cắt thành miếng vuông
3x2x1 cm, chiên vàng trong
dầu canola nóng, vớt ra để ráo.
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Cho tất cả nguyên liệu cùng
với 5 cup nước súp
vào nồi nấu nhỏ lửa trong
vòng 30 phút.
- Nêm nếm vừa ăn, rồi tắt
lửa.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Múc canh ra tô, rắc thêm
tiêu cho thơm.
Chú Thích: Đơn qui có tác
dụng bổ máu và điều hòa máu. Câu kỷ tử có tác dụng bổ thận, bổ gan và
sáng mắt. Hồng táo có tác dụng điều hòa bộ tiêu hóa. Hạt sen giúp an
thần.
CANH BÁT BỬU
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 4 ounces tầu hũ ky miếng
tươi (bean curd pockets)
- 3 lá tầu hũ ky loại frozen
(tươi) (bean curd skin)
- 3 lá rong biển (roasted
seweed) Nori
- 2 ounces nấm đông cô
(shiitake) hay nấm hương
- 1/4 ounce nấm mèo hay
golden mushroom
- 3 lát đương qui (Chinese
angelica)
- 10 quả hồng táo (Chinese
red dates)
- 1/6 ounce (5 g) câu kỷ tử
(kou chi tzu-wolfberry seeds)
- 1 ounce gừng, cắt lát
- 1 tablespoon boa-rô hay
hành tươi thái nhỏ (optional)
- 2 teaspoon muối
- 1 teaspoon nước tương
- 1/4 teaspoon bột nêm chay
(optional)
- 5 cups súp nấu sẵn
- 1 cups dầu canola hay olive
dùng để chiên
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Nấm đông cô và nấm mèo:
ngâm nước ấm khoảng 30 phút,
rửa sạch, cắt bỏ chân và thái
thành sợi nhỏ.
- Tầu hũ ky miếng: cắt thành
sợi nhỏ.
- Trộn chung tầu hũ ky, nấm
đông cô, nấm mèo, 1/4 tsp
muối, 1/4 tsp bột nêm chay,
và 1/8 tsp tiêu và 1 Tsp hành
thái nhỏ. Trộn đều rồi chia
làm ba phần.
Giai Đoạn Hai: Cách Gói
- Tầu hũ ky lá: cắt vừa bằng
kích thước lá rong biển Nori.
- Trải một lá rong biển Nori
lên trên một lá tầu hũ ky,
để nhân nói ở trên, cuốn chặt
như cuốn chả giò. Hấp 5
phút. Cắt làm bốn phần, cho
vào chảo dầu canola
chiên vàng, vớt ra để ráo.
Giai Đoạn Ba: Cách Nấu
- Cho tất cả 12 cuốn vừa
chiên, đương qui, hồng táo, câu kỷ
tử cùng với 5 cups nước súp
nấu sẵn vào nồi nấu nhỏ lửa
khoảng 30 phút. Nêm 1 tsp
nước tương, 1 tsp muối. Dùng nóng
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Múc ra tô, rắc thêm tiêu và
ngò tươi cho thơm.
Chú Thích: Đơn qui có tác
dụng bổ máu và điều hòa máu. Câu kỷ tử có tác dụng bổ thận, bổ gan và
sáng mắt. Hồng táo có tác dụng điều hòa bộ tiêu hóa. Hạt sen giúp an
thần.
KHOAI MÔN XÀO HỘT ĐIỀU
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
12 ounces (340 g) khoai môn
(taro)
2 1/2 ounces (70 g) trái thơm
(pineapple) cắt lát vừa
1 3/4 ounces (50 g) cà rốt
cắt lát mỏng (1 củ loại trung)
1 ounce (30 g) ớt xanh (gren
pepper) cắt hình vuông
1/3 ounce (10 g) nấm mèo
(dried wood ears)
1/2 cup hột điều rang
1 cup canola oil để chiên
khoai môn
3 tablespoons bột mì
2 teaspoon đường ngà (brown
sugar)
1/2 teaspoon muối
1 tablespoon ketchup
1 tablespoons đường
1 teaspoon bột bắp ngô
1 teaspoon dấm
1/2 cup nước lọc
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Nấm mèo: ngâm nước lạnh cho
đến khi mềm, rửa sạch,
cắt miếng nhỏ.
- Trộn 1 teaspoon bột bắp ngô
với 2 tablespoons nước làm
dung dịch bột bắp.
- Khoai môn: rửa sạch, hấp
chín, lột vỏ, tán nhuyễn xong trộn
1/2 teaspoon đường, 1/2
teaspoon muối, 1/2 teaspoon bột nêm
1/2 teaspoon hành thái nhỏ,
và 3 tablespoons bột mì.
- Chia tất cả ra làm 15 phần
đều nhau, rồi vo thành hình
trái olive.
- Đun nóng 3 cups dầu Canola
khoảng 300 độ F và chiên
khoai môn cho đến khi vàng
rồi vớt ra để cho ráo dầu.
Giai Đoạn Ba: Cách Xào
- Đun nóng chảo với 1
tablespoon dầu. Cho ớt xanh, cà rốt,
thơm, và nấm mèo vào xào hơi
chín.
- Cho 1/2 cup nước lọc, 1
tablespoon ketchup, 1 teaspoon
đường, 1 teaspoon dấm, và 1/4
teaspoon muối cho sôi.
- Đổ dung dịch bột bắp, trộn
đều cho đến khi bột chín trong thì
để khoai môn và hạt điều vào.
Trộn đều trở lại. Món này
dùng nóng, khi hạt điều còn
cứng và thơm.
Giai Đoạn Bốn: Trình Bày
- Đổ món ăn ra dĩa, rắc tiêu
và ngò cho thơm
NẤM ĐÔNG CÔ XÀO ĐẬU HŨ
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ 14 ounces loại
firm
- 8 nấm đông cô loại trung
bình
- 4 ounces nấm tươi
- 1 tablespoon dầu canola hay
olive
- 1 tablespoon nước tương
- 1 teaspoon bột ngô
(cornstarch)
- 1/4 teaspoon muối
- 1/4 teaspoon đường
- 1/4 cups boa-rô xắt mỏng
(chopped leeks)
- 1/2 teaspoon bột nêm chay
(optional)
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Nấm đông cô: ngâm nước ấm
khoảng 30 phút, rửa sạch,
vắt cho ráo nước, cắt bỏ chân
và thái làm hai.
- Đậu hũ: rửa sạch, để ráo
nước, cắt thành từng lát, chiên
vàng trong dầu nóng, vớt ra
để ráo.
- Nấm tươi: rửa sạch, cắt làm
hai nếu to.
- Dung dịch bột ngô: trộn bột
ngô với 2 tablespoons nước
Giai Đoạn Hai: Cách Xào
- Đun nóng chảo với 1
tablespoon dầu canola hay olive, cho
boa rô vào trước, kế đến nấm
đông cô vào xào đều. Thêm
1/2 cup nước, nấu nấm đông cô
vừa chín.
- Cho đậu hũ, nấm tươi, muối,
đường, nước tương, bột nêm chay
trộn đều cho thấm.
- Đổ dung dịch bột bắp ngô
nói ở trên vào, trộn đều cho đến
khi thấy bột trong là được.
Giai Đoạn Ba: trình bầy
-Đểố ra dĩa, rắc thêm tiêu
bột và ngò cho thơm
RAU THẬP CẨM XÀO
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1/2 hộp đậu hũ 7 ounces
(198 g)
- 4 ounces (100 g) cải bắp
thảo hay bắp cải
- 4 ounces (100 g) cà rốt
- 5 nấm đông cô loại trung
bình
- 4 ounces (100 g) đậu Hà-Lan
(snow peas)
- 4 ounces (100 g) bông cải
xanh (broccoli)
- 1 tablespoon canola oil hay
olive oil
- 1 tablespoon nước tương
- 1/4 teaspoon muối
- 1/4 teaspoon đường
- 1 teaspoon bột ngô
(cornstarch)
- 1/4 teaspoon bột nêm chay
(oiptional)
- 4 tablespoon nước lọc hay
nước súp nấu sẵn
- 1/4 cup boa-rô cắt nhỏ
(choped leek)
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Nấm đông cô: ngâm nước ấm
khoảng 30 phút, rửa sạch,
vắt cho ráo nước, cắt bỏ chân
và thái làm hai.
- Cà rốt: gọt vỏ, cắt lát
mỏng
- Đậu Hà-Lan: cắt bỏ hai đầu
- Cải bắp thảo và bông cải
xanh: cắt thành miếng vừa ăn
- Đậu hũ: rửa sạch, để ráo
nước, cắt thành miếng vuông
3x2x1 cm, chiên vàng trong
dầu canola nóng, vớt ra để ráo.
- Dung dịch bột ngô: trộn bột
ngô với 2 tablespoons nước
Giai Đoạn Hai: Cách Xào
- Đun nóng chảo với 1
tablespoon dầu canola hay dầu olive, cho boa-rô trước, kế đến nấm đông
cô vào xào đều trong khoảng một phút. Thêm 2 tablespoons nước lọc hay
nước súp để nấm chín.
- Cho đậu hũ chiên và các vật
liệu còn lại vào,
- Nêm tương, muối, đường, và
bột nêm cho vừa ăn. Khi tất cả vừa chín thì cho dung dịch bột bắp ngô
vào, chờ chín trong là được.
Giai Đoạn Ba: trình bầy
- Đểố ra dĩa, rắc thêm tiêu
bột và ngò cho thơm
ĐẬU HŨ CHIÊN SẢ
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ loại firm
14-ounces
- 2 tablespoons sả bầm nhỏ
- 1 trái ớt đỏ cay hay 1/2
teaspoon ớữt khô
- 1 teaspoon muối
- 1/2 teaspoon đường
- 1 teaspoon bột nêm chay
- 1 tablespoon dầu canola hay
dầu olive
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng
vừa để ráo nước.
- Sả và ớt băm nhỏ
- Trộn chung: sả, ớt, muối,
đường, bột nêm, cho đều, nếm
vừa ăn. Ướp hỗn hợp này vào
đậu hũ, để khoảng một giờ
hay lâu hơn cho thấm gia vị.
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Để chảo dầu nóng, cho đậu
hũ vào chiên, vừa lửa, đậu
vàng đều hai mặt, vớt ra để
ráo dầu.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Cho đậu chiên ra dĩa, ăn
kèm với dưa leo và cà chua thái mỏng
Cước Chú:Có thể thay sả ớt
bằng bột cà ri để ướp đậu hũ
ĐẬU HŨ KHO THẬP CẨM
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ loại firm 14
ounces
- 1 củ cà rốt loại vừa (100
g)
- 1 hộp nấm rơm tươi (7
ounces)
- 100 g (4 ounces) đậu que
(green bean)
- 100 g (4 ounces) bông cải
trắng
- 4 ounces củ cải trắng
- 1/4 cup boa-rô (leek)
- 1 teaspoon canola oil
- 1 tablespoon nước tương
- 1/2 teaspoon muối
- 1/2 teaspoon đường
- 1/2 teaspoon bột nêm chay
(optional)
- 1 tablespoon nước lọc
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Cà rốt: gọt vỏ, cắt miếng
- Đậu que: cắt bỏ hai đầu,
rửa sạch, cắt đôi
- Bông cải trắng: cắt thành
miếng vừa ăn
- Củ cải trắng, rửa sạch, gọt
vỏ, cắt miếng
- Nấm tươi, rửa sạch
- Boa-rô: lấy phần trắng, cắt
miếng vừa
- Đậu hũ: cắt miếng vuông
(cube) khoảng 3x2x1 cm, (chiên
với dầu canola, khi đậu hũ
vàng, vớt ra, để ráo dầu- optional).
Giai Đoạn Hai: cách kho
- Đun nóng chảo với 1
tablespoon dầu canola hay dầu olive,
cho boa-rô trước tiếp cho đậu
hũ, đậu que, cà rốt, bông
cải trắng vào xào đều trong
khoảng một đến ba phút. Thêm
1 tablespoon nước lọc để rau
chín, nêm gia vị vừa ăn, hạ
lửa, chờ cho đến khi đậu que
chín mềm, thì cho nấm
vào khoảng một phút là được.
Giai Đoạn ba: Trình Bày
- Đổ ra dĩa, rắc thêm tiêu
bột và rau ngò cho thơm.
CHẢ ĐẬU HŨ NƯỚNG
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ loại regular
14 oz (396 g), luộc đậu hũ, để
nguội, bóp nhỏ, vắt ráo nước
- 1 miếng meatless-Grillers
hiệu Morningstar Farms 21/4 ounce
(64 g) mỗi miếng, bóp nhỏ
- 1/3 củ cà rốt loại medium,
gọt vỏ, cắt nhỏ
- 1/2 gói miến nhỏ, ngâm
trong nước lạnh khoảng 15 phút,
cắt nhỏ
- 1/2 củ boa-rô, cắt nhỏ
- 1 oz nấm mèo, ngâm trong
nước ấm, rửa sạch, cắt nhỏ
- 1/2 quả cà chua, cắt nhỏ,
nấu cho sền sệt hay
- 1 tablespoon sauce cà chua
để lên mặt chả.
- 1 teaspoons muối
- 1 teaspoons bột nêm chay
- 1 teaspoons bột bắp
- 1/2 teaspoon tiêu
- 1/2 teaspoon đường
CÁCH LÀM
- Trộn đều tất cả nguyên liệu
trên, ngoại trừ cà chua, để
vào khay nhôm, bọc giấy nhôm
- Turn on oven 350 độ F
- Để hỗn hợp vừa sửa soạn nói
trên vào oven nướng
trong khoảng 45 phút.
- Phết một lớp dung dịch cà
chua lên trên mặt, xong nướng
tiếp 15 phút nữa là được.
- Để nguội, cắt thành từng
miếng vuông. Dùng nguội.
Trình Bày
- Chả đậu hũ dùng với dưa leo
và cà chua cắt lát, hoặc làm
cơm tấm bì chả.
SPAGHETTI SỐT BROCCOLI
(SUPREME GREEN SPAGHETTI)
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 8 ounces spaghetti
- 1 pound bông cải xanh
(broccoli)
- 4 ounces nấm tươi
- 1 tablespoon leek hay tỏi
(optional)
- 1/4 teaspoon muối
- 1/4 teaspoon đường
- 1/2 teaspoon dầu canola
- 1/4 teaspoon bột nêm chay
(optional)
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Spaghetti: để vào nồi nước
sôi luộc cho mềm, khoảng 20
phút, vớt ráo nước, trút vào
dĩa.
- Bông cải xanh: hấp chín
mềm, bỏ vào máy xay nhỏ
- Nấm tươi: rửa sạch, bằm
nhỏ
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Nấm tươi xào với boa rô
trên chảo dầu canola nóng và để
bông cải xanh vừa xay, trộn
đều, nêm muối, tiêu đường vừa
ăn. Cho lên dĩa spaghetti.
SPAGHETTI SỐT CÀ CHUA
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 8 ounces spaghetti
- 1 cup nấm tươi, thái nhỏ
- 1 tablespoon boa-rô hay tỏi
(optional)
- 1 củ hành tây loại trung
bình, cắt nhỏ
- 5 cups cà chua tươi chín,
bầm nhỏ
- 1/2 cup cần tây, bầm nhỏ
- 1/2 cup ớt bell xanh, bầm
nhỏ
- 1 cup sốt cà chua
- 1 teaspoon húng quế (basil)
khô
- 1 teaspoon bột ngò khô
- 1/16 teaspoon tiêu
- 1/4 teaspoon muối
- 1/4 teaspoon đường
- 1 teaspoon dầu canola
- 1 lá nguyệt quế (bay leaf)
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Spaghetti: để vào nồi nước
sôi luộc cho mềm, khoảng 20
phút, vớt ráo nước, trút vào
dĩa.
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Nấm tươi xào với hành và
tỏi trên chảo dầu canola nóng và để
tất cả nguyên liệu còn lại
vào, xào đều khoảng 20 phút, nêm
nếm vừa ăn. Vớt lá nguyệt quế
bỏ đi. Dùng nóng.
Cho lên dĩa spaghetti.
Cước Chú: Có thể dùng
spaghetti sauce có bán sẵn ngoài thị trường thay thế cho giai đoạn hai,
nếu không có thì giờ.
Phở Bắc
Bún Huế
Giò Lụa
Bún Măng
Hủ Tiếu Mỹ Tho
Chả Giò Chay
Bì Chay
Nước Tương Chua Ngọt
THỰC ĐƠN MẪU
PHỞ BẮC
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 5 cups nước súp chay (xem
cách làm)
- Bánh phở tươi hay phở khô
- 14 oz đậu hũ
- 16 oz. nấm rơm tươi
- Giò lụa (xem cách làm)
- Ngò gai, húng quế, ngò,
chanh, giá, ớt
- Một miếng quế nhỏ
- 5 cái hoa hồi
- 1 tablespoon hột ngò khô
- 1/2 teaspoon ngũ vị hương
- Một củ gừng cỡ nhỏ
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Đậu hũ để ráo nước, cắt làm
bốn, ướp tiêu, muối, boa-rô,
bột nêm chay, ngũ vị hương,
cho thấm rồi chiên vàng. Sau
đó cắt thành miếng nhỏ vừa
ăn
- Nấm rơm tươi: rửa sạch, cắt
làm ba. Xào nấm với dầu, boa
rô, tiêu, muối, và bột nêm
cho thấm.
- Giò lụa: Xắt lát mỏng
- Bánh phở tươi: nhúng nước
sôi. Nếu là bánh phở khô,
cần ngâm nước lạnh, xả sạch
trước khi nhúng nước sôi.
- Các loại rau thơm: rửa
sạch
- Gừng tươi: nướng vàng, đập
dập
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Cho nước súp đã nấu sẵn vào
nồi vừa đủ số lượng người
ăn, nêm chút bột nêm chay và
muối.
- Hoa hồi, quế, hột ngò khô,
bỏ chung vào bao giấy cột chặt,
thả vào nồi nước súp.
- Cho gững đã nướng vàng vào
nồi
- Nấu sôi nước súp khoảng 15
phút, nêm nếm vừa miệng.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Cho bánh phở vào tô, sắp
giò lụa, nấm, đậu hũ, khi nào
dùng sẽ chế nước súp đang sôi
vào bát phở, bỏ ngò,
tiêu lên mặt tô.
- Ăn với húng quế, ngò gai,
giá, tương phở, chanh và ớt.
Nguyên Tắc: Nước súp phải
trong, ngọt, phảng phất mùi
gừng, quế và hồi.
Ghi Chú: Có thể dùng thực
phẩm biến chế như ham
chay thái lát, để cho thêm
vào làm nhân.
BÚN HUE
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 5 cups nước súp chay (xem
cách làm)
- 1 gói bún sợi lớn
- 14 oz đậu hũ
- 16 oz. nấm rơm tươi
- 1 cây giò lụa (xem cách
làm)
- 1 cây mì căn (xem cách
làm)
- 5 tép sả lớn
- Rau răm, ngò, chanh, giá,
ớt tươi
- êt miếng loại khô và ớt bột
mầu
- Tương ớt, dầu ăn Canola,
boa-rô
- Gia vị: muối, đường, bột
nêm chay
- 1 tablespoon ớt miếng
- 1 tablespoon ớt mầu
- 1 củ boa-rô phần trắng
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Đậu hũ để ráo nước, cắt
miếng vừa ăn, ướp tiêu, muối, boa
rô, bột nêm chay, cho thấm
rồi chiên vàng.
- Nấm rơm tươi : rửa sạch,
cắt làm ba
- Bún khô: luộc nước sôi, để
ráo
- Mì căn: cắt miếng vừa ăn,
ướp nước tương, bột nêm, đường
cho thấm
- Giò lụa: cắt lát
- Rau răm và ngò: mỗi thứ một
bó, rửa sạch, cắt nhỏ
- Sả: ba tép cắt khúc, thả
vào nồi nước súp, hai tép còn lại
lấy phần củ cắt nhỏ rồi xay
nhuyễn.
- Boa-rô: bầm nhỏ
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
Cách làm ớt mầu cay: Để 2
tablespoons dầu, boa-rô thái nhỏ, và một ít sả bầm nhỏ vào chảo nóng.
Khi thấy sả có mầu vàng và thơm, cho ớt miếng khô và ớt bột mầu vào, tắt
lửa ngay, đổ ra lọc lấy dung dịch lỏng (bỏ xác) dùng để đổ vào nồi nước
súp.
Cách làm nhân: cho 2
tablespoons dầu và boa-rô vào chảo nóng khử vàng, cho mì căn. Khi thấy
mì căn vừa vàng thì cho đậu hũ và nấm rơm vào. Khi nấm vừa chín thì tắt
lửa.
Cách làm nước súp: cho nước
súp đã nấu sẵn vào nồi vừa đủ số lượng người ăn (5 cup cho năm người
ăn), cho sả cắt khúc vào, nêm chút đường, bột nêm chay, muối.
- Nấu sôi nước súp khoảng 15
phút, nêm nếm vừa miệng. Khi sả chín, và nước súp có mùi thơm thì vớt bỏ
sả khúc ra.
- Đổ dung dịch ớt mầu nói ở
đoạn trên vào.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Cho bún vào tô, sắp giò
lụa, nấm, đậu hũ, mì căn, ham chay (optional), khi nào dùng sẽ chế nước
súp đang sôi vào tô bún, (vớt một ít nước mầu rưới lên tô bún), cho rau
răm, ngò, chanh và tiêu.
Nguyên Tắc: Nước súp phải
trong, ngọt, phảng phất mùi sả, và thật cay mới đúng hương vị Huế. Ngoài
ra phải cần có mùi vị rau răm khi ăn mới phù hợp món ăn miền Trung này.
Ghi Chú: Có thể dùng thực
phẩm biến chế như ham chay thái lát, để cho thêm vào làm nhân.
GIÒ LỤA
NGUYÊN LIỆU
- Một liếp tầu hũ ky lá
(dried soy-bean sheet) 16 ounces
- Một củ boa-rô (leek) phần
củ, thái nhỏ
- 3/4 teaspoon muối
- 1/2 teaspoon bột nêm
- 1/4 teaspoon đường
- Một ít tiêu bột hay tiêu
hột tùy ý
- Lá chuối và dây để gói
CÁCH LÀM
- Ngâm tầu hũ ky lá trong
nước ấm khoảng hai mươi phút
cho mềm, vớt ra xả sạch.
- Luộc tầu hũ ky trong nước
sôi khoảng 20 phút. Khi nào
thấy mềm thì vớt ra, để ráo
nước. Có thể cho 1/2 teaspoon
baking soda vào nước sôi để
luộc cho mau mềm, nhưng đừng
để mềm quá)
- Cho muối và đường vào tầu
hũ ky, để khoảng 15 phút cho
thấm, sau đó vắt thật khô,
xong cho tiêu, bột nêm và boa-rô
đã phi thơm vào trộn đều. Nêm
nếm vừa miệng.
- Để tầu hũ ky đã trộn lên lá
chuối, bó tròn như đòn bánh tét,
lấy dây buộc xung quanh. Nếu
cần, bọc thêm một lớp
giấy nhôm ở ngoài. (Phải gói
thật chặt)
- Để giò lụa vừa gói xong vào
nồi nước sôi, luộc khoảng
một tiếng đồng hồ, vớt ra để
nguội, cất tủ lạnh.
- Chả để nguội mới cắt thì
mặt chả mới mịn.
BÚN MĂNG
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 14 oz. (396 g) đậu hũ tươi
- 1 pound măng khô
- 10 nấm đông cô hay nấm
hương
- một cây mì căn
- một gói bún khô
- gừng, chanh, ớt
- 5 cups nước súp đã nấu sẵn
- 1/4 cup boa-rô xắt mỏng
(chopped leeks)
- 2 tablespoons dầu canola
- 1 teaspoon muối
- 1 teaspoon bột nêm chay
natural vegetarian seasoning
- 2 tablespoon nước tương
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Đậu hũ: cắt thành từng
miếng nhỏ, khoảng 3x2x1 cm, chiên
với dầu canola thật nóng, cho
đến khi vàng, vớt ra, để ráo dầu.
- Nấm đông cô hay nấm hương:
ngâm trong nước ấm khoảng
30 phút cắt miếng.
- Mì căn: thái miếng vừa ăn,
ướp đường, nước tương, bột
nêm chay xong để khoảng một
giờ cho thấm.
- Đun nóng chảo với 1
tablespoon dầu cho boa-rô trước, sau
đó cho mì căn, đậu hũ, nấm
đông cô hay nấm hương, nêm
gia vị và xào đều cho thấm.
- Măng khô: ngâm nước ấm một
đêm, xả sạch, rồi luộc độ
20 phút vớt ra rửa bằng nước
lạnh, rồi lại đem luộc như thế
lần thứ hai hoặc lần thứ ba
cho đến khi mềm, rửa sạch vắt
khô nước, chọn những phần non
cắt thành miếng vừa ăn.
Ướp với gia vị.
- Bún khô: bắc nước sôi, luộc
vừa mềm, xong xả nước lạnh
rồi để ráo nước.
Giai Đoạn Hai: Cách Nấu
- Đổ 5 cups nước súp vào nồi,
có thể thêm vào vài lát gừng
nấu sôi, cho măng vào hầm vừa
mềm, kế đó cho đậu hũ,
mì căn và nấm, đợi sôi lại và
nêm nếm cho vừa miệng, rồi
tắt lửa.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Khi ăn, bỏ bún vào tô, múc
nước súp có măng, nấm, đậu
hũ, rắc tiêu, ngò.
- Có thể cho thêm nước tương
gừng nếu muốn.
HỦ TIẾU NAM VANG
Bốn khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 bó hủ tiếu dai
- 1 cây chả lụa chay
- 2 cây mì căn
- 1 miếng tầu hũ ky lá
- 1 hộp nấm tươi
- 1 hộp đậu hũ (14-ounce)
- rau, giá, chanh, ớt, ngò,
hẹ, cần tàu
- 1 củ boa-rô
- 1 teaspoon muối, 1 teaspoon
bột nêm chay, 2 teaspoon
nước tương, 1/8 teaspoon
tiêu
CÁCH LÀM
- Hủ tiếu nhúng nước sôi, xả
nước lạnh, để ráo nước
- Chả lụa chay cắt lát mỏng
- Mì căn ướp gia vị khoảng 1
giờ, cắt lát mỏng, xào sơ cho thấm.
- Tàu hũ ky: chiên vàng, cắt
thành miếng vừa ăn
- Nấm tươi: rửa sạch, cắt làm
ba, nêm gia vị, xào sơ.
- Đậu hũ: để ráo nước, cắt
làm tư, ướp gia vị cho thấm
xong chiên vàng, sau đó cắt
lát mỏng vừa ăn.
- Ngò, cần và hẹ: rửa sạch,
cắt khúc
- Boa-rô: cho dầu xào vàng
thơm mới vớt ra, để riêng.
- Nước lèo: Dùng nước súp sẵn
có, đun sôi, nêm gia vị cho vừa.
Giai Đoạn Ba: Trình Bày
- Cho giá sống, hẹ và hủ tiếu
vào tô, trên sắp giò lụa, nấm,
đậu hũ, tàu hũ ky, mì căn, và
một ít boa-rô đã khử. Khi nào
dùng sẽ chế nước súp đang sôi
vào.
- Ăn thêm với xà lách, cần
tây, chanh và ớt
CHẢ GIÒ CHAY(VEGETARIAN
SPRING ROLLS)
NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ loại regular
14 oz
- 4 củ cà rốt loại medium
- 1 pack of 20 or 25 spring
roll skins (roll wrappers)
- 4 ounces nấm đông cô
- 1 gói miến nhỏ
- 1 củ boa-rô, cắt nhỏ
- 2 ounces nấm mèo
- 6 củ khoai môn nhỏ hay 1 củ
khoai tây
- 1 củ sắn tươi
- 1 củ boa-rô
- 4 ounces đậu xanh chà vỏ
(peeled split mung bean)
- 1 1/2 teaspoons muối
- 2 teaspoons bột nêm chay
- 1teaspoon tiêu
- 1teaspoon đường
- 4 cups dầu canola để chiên
CÁCH LÀM
Giai Đoạn Một: Sửa Soạn
- Củ sắn và cà rốt: thái chỉ,
vắt thật ráo nước
- Nấm đông cô: ngâm nước ấm,
rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ.
- Nấm mèo: ngâm nước lạnh,
rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ
- Đậu hũ: cắt thành lát mỏng,
chiên vàng, sau đó cắt thành
sợi nhỏ
- Khoai môn hoặc khoai tây:
bào vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ
- Miến: ngâm nước lạnh, cắt
ngắn
- Đậu xanh: ngâm nước lạnh
cho mềm, hấp vừa chín, chà
nhuyễn
- Boa-rô: cắt nhỏ
Giai Đoạn Hai: Trộn Nhân
- Trộn tất cả nấm đông cô,
nấm mèo, đậu hũ, củ sắn, cà rốt,
đậu xanh, khoai môn, miến,
boa-rô và gia vị vào. Nêm
nếm cho vừa miệng. (Có thể
ướp riêng mỗi thứ cho thấm
trước khi trộn chung )
Giai Đoạn Ba: Gói và Chiên
- Phân thành từng phần nhỏ
mỗi phần khoảng hai tablespoons
nhân, gói trong roll wrapper,
thành dạng hình tròn ống. Dán
lại bằng hỗn hợp nước bột
mì.
- Làm nóng chảo dầu khoảng
350 độ F (177 độ C). Chiên
ngập trong dầu sôi cho đến
khi có mầu vàng là được.
BÌ CHAY
Sáu khẩu phần NGUYÊN LIỆU
- 1 hộp đậu hũ loại firm, 14
ounce
- 1 củ sắn loại vừa
- 2 củ khoai tây loại vừa
- 1 gói miến nhỏ
- 3 lát ham chay Nhật
- 1 ounce thính bột
- 1 teaspoon tiêu
- 1 teaspoon bột nêm chay
- 1 teaspoon muối
- 1/2 teaspoon đường
- 2 cups dầu canola dùng để
chiên
SỬA SOẠN
- Đậu hũ để ráo nước, cắt lát
mỏng, chiên vàng, cắt thành sợi nhỏ
- Củ sắn: gọt vỏ, rửa sạch,
cắt làm tư, chiên vàng rồi cắt thành sợi nhỏ
- Khoai tây: gọt vỏ, cắt sợi
nhỏ, rửa sạch để thật ráo nước, chiên vàng
- Miến: nhúng nước sôi khoảng
45 giây, vớt ra cắt ngắn
- Ham chay chiên sơ, cắt
thành sợi nhỏ.
CÁCH LÀM
-Trộn chung các thứ đậu hũ,
củ sắn, khoai tây, miến và ham.
- Nêm gia vị cho vừa ăn. Sau
cùng trộn bột thính cho đều.
Trình Bày:
Bì chay có thể dùng để làm
thành các món ăn sáng như bánh mì bì, cơm tấm bì, bún bì và bì cuốn. Ăn
kèm với nước tương chua ngọt và đồ chua. (xem công thức làm)
NƯỚC TƯƠNG CHUA NGỌT
NGUYÊN LIỆU
- 1 cup trái thơm cắt nhỏ
- 2 tablespoons nước tương
- 1 trái chanh loại medium
- 1 tablespoon đường
- 1/2 tablespoon muối
- 1 teaspoon bột nêm chay
- 1 teaspoon ớt đỏ cay vừa,
băm nhỏ
- 1 củ cà rốt nhỏ, cắt thành
sợi nhỏ
- 1 cup nước lọc hay nước dừa
Xiêm
CÁCH LÀM
- Thơm gọt vỏ, rửa sạch, bằm
nhỏ vắt lấy nước.
- Trộn chung nước thơm, nước
lọc, nước tương, đường, muối,
bột nêm
- Nấu sôi, nêm vừa miệng ăn.
- Để nguội, cho boa-rô,
chanh, cà rốt và ớt đỏ. Nếm vừa
chua vừa ngọt là được.
THỰC ĐƠN MẪU
Thực đơn mẫu dưới đây nhằm
phác họa một nét đại cương cho những người mới làm quen với chế độ dinh
dưỡng mới. Bạn có thể uyển chuyển áp dụng hay có thể làm các món khác
theo ý của bạn nhưng điều cốt yếu là nên cân bằng các nhóm thực phẩm.
THỰC ĐƠN THỨ 2
Sáng Trưa Tối
1 cup nước cam tươi Eggless
egg salad sandwich 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1 muffin
ngũ cốc lứt 1 1/2 cup canh bí ngô
1 cup cháo yến mạch 1 trái
táo hay chuối 1 cup đậu hũ chiên xả
1 củ khoai lang hấp 1 cup bắp
cải hấp 1 cup xà lách trộn
THỰC ĐƠN THỨ 3
Sáng Trưa Tối
1 cup nước bưởi tươi
barbecued-tofu sandwich 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1 trái cam
tươi hay táo 1 1/2 cup canh bí đao
1 cup cháo ngũ cốc lứt 1 cup
broccoli hấp 1 cup nấm đông cô xào tofu
1 lát bánh mì lứt toast
1 cup xà lách trộn dầu olive
THỰC ĐƠN THỨ 4
Sáng Trưa Tối
1 cup nước cam tươi tacos
chay 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1 trái táo
hay cam tươi 1 1/2 cup canh rau mồng tơi
1 scrambled tofu 1 trái bắp
ngô hấp 1 cup đậu hũ sốt cà chua
1 củ khoai lang hấp 1 bánh
ngũ cốc lứt 1 cup đậu que xào
THỰC ĐƠN THỨ 5
Sáng Trưa Tối
1 cup nước nho tươi Eggless
egg salad sandwich 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1 cup baby
carrot 1 1/2 cup canh chua
1 cup cháo gạo lứt 1 trái táo
hay chuối 1 cup rau thập cẩm xào
1 củ khoai lang hấp 1 bánh
oatmeal raisin 1 cup xà lách trộn dầu olive
THỰC ĐƠN THỨ 6
Sáng Trưa Tối
1 cup nước cà rốt tươi
1 spaghetti sốt broccoli 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1
quả chuối 1 1/2 cup canh lục hòa
2 lát bánh mì whole wheat
1 trái táo 3/4 cup đậu hũ chiên xả
1củ khoai lang hấp 1
muffin ngũ cốc lứt 1 cup rau sống trộn dầu olive
1 cup giá đậu nành xào
THỰC ĐƠN THỨ 7
Sáng Trưa Tối
1 cup nước bưởi tươi
barbecued-tofu sandwich 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1 trái cam
tươi hay táo 1 1/2 cup canh khổ qua
1 oat bran muffins 1 oatmeal
raisin cookie 1 cup nấm đông cô xào tofu
1 lát bánh mì lứt toast 1 cup
broccoli hấp 3/4 cup đậu hũ kho tương hột
THỰC ĐƠN CHỦ
NHẬT
Sáng Trưa
Tối
1 cup nước táo 1 spaghetti sốt cà chua 1 1/2 cup cơm gạo lứt
1 cup sữa đậu nành 1 trái cam hay chuối 1 1/2 cup canh bát bửu
1 scrambled tofu 1 cup rau cải xanh hấp 1 cup bông cải trắng xào nấm
1 củ khoai lang hấp 1 bánh ngũ cốc lứt 3/4 cup đậu hũ luộc
1 cup rau xà lách trộn
Chú
Thích:
- Sau bữa ăn sáng và ăn tối có thể dùng trà kiều mạch (roasted barley
tea), trà
gạo lứt (roasted brown rice) hay trà khổ qua (trang 92) thay thế cho cà
phê.
- Roasted brown rice và roasted barley có bán tại các chợ Đại Hàn.
- Sau bữa ăn trưa nên dùng nước trái cây tươi thay vì dùng nước ngọt.
- Nên ăn cơm gạo lứt với 1 tablespoon muối mè vào mỗi bữa ăn tối.
HỎI. Xin cho biết có mấy loại
ăn chay của người Hoa Kỳ?
ĐÁP. Ăn chay là tiếng dịch
từ chữ vegetarian. Vegetarian chỉ chung cho những người không ăn thịt
động vật. Thịt động vật được định nghĩa là thịt các loài sinh vật có cảm
giác và tự cử động được, tức là các sinh vật biết đi, biết bò, biết cọ
quậy, biết bay và biết bơi. Hiện nay có khoảng 12 triệu rưỡi Hoa Kỳ ăn
chay, được phân chia làm bốn loại theo nhu cầu và sở thích: (1)
Lacto-Ovo Vegetarian: không ăn thịt động vật, nhưng ăn trứng, uống sữa
và các phó sản của sữa như bơ, cheese, và phó mát. (2) Ovo Vegetarian:
không ăn thịt động vật và uống sữa, nhưng ăn trứng. (3) Lacto
Vegetarian: không ăn thịt động vật và trứng, nhưng uống sữa và các phó
sản của sữa như bơ, phó mát. (4) Vegan: không ăn bất cứ loại thịt động
vật nào, không ăn trứng, không uống sữa và không ăn các sản phẩm của
sữa, cũng như không tiêu dùng các vật dụng có liên hệ tới sự sống của
con vật như mặc áo lụa và áo lông thú, mang dầy, bóp, ví bằng da cá sấu,
da bò, ăn mật ong.
HỎI. Xin cho biết mục đích ăn
chay của đạo Phật có giống mục đích ăn chay của người Tây Phương không?
ĐÁP. Mục đích ăn chay của
đạo Phật là tôn trọng và bảo vệ sự sống. Tôn trọng sự sống là đặc điểm
của Phật giáo. Không sát sanh là giới luật và ăn chay là chính sách thực
hành cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống là tối thượng, là trên
tất cả. Hết thảy cái gì có sự sống, có cảm giác và tự cử động được, từ
con giun con dế đến con bò con voi là người Phật tử phải dốc lòng bảo vệ
sự sống ấy. "Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên
hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng
cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ
sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi
tích cực như "thay khổ cho chúng sanh" để cứu vạn loại. Đạo Phật đặc
biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải
hướng về mục đích tôn trọng sự sống." Còn mục đích ăn chay của người Tây
Phương mà đa phần là bảo vệ sức khỏe cho bản thân, mang nặng tính vị kỷ,
khác với mục đích của Phật giáo, tuy rằng cũng có rất nhiều người
(khoảng 4% của 12,5 triệu người) là có mục đích tương tự như đạo Phật.
Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã đoạt giải Nobel về hòa bình đại diện
cho những người này. Ông nói rằng: "không giết sinh vật kể cả côn trùng,
không ăn bất cứ cái gì mà trước kia đã từng sống." (Animal, Nature and
Albert Schweitzer, page 40)
HỎI. Tôi nghe nói rượu vang
và bia không được coi là thực phẩm chay, điều này có đúng không?
ĐÁP. Những người ăn chay
loại vegan không ăn bất cứ loại thịt nào, bao gồm trứng sữa bơ và các
thực phẩm có nguồn gốc từ thịt. Sự chọn lựa này là một cách sống từ bi,
không bạo động, nên họ không ăn và xử dụng bất cứ thực phẩm hay vật dụng
gì có dính dáng đến sự đau đớn hay tổn hại loài vật. Mặc dầu rượu vang
làm từ trái nho và bia làm từ ngũ cốc, nhưng các nhà sản xuất đã dùng
một vài chất lấy từ thịt động vật trong khi chế biến. Những chất ấy bao
gồm lòng trắng trứng gà, máu khô, chất casein, caseinate trong sữa bò,
chất than của xương bò và heo, chất gelatin trong da, gân và xương thú
vật, chất isinglass trong bong bóng của cá tầm, một loại cá nước ngọt.
Chúng tôi biết có một số nhà sản xuất rượu vang làm rượu vang chay như
Hallcrest Vineyards at (408) 335-4441 và Frey Vineyards at (800)
760-3739.
HỎI. Xin hỏi bao nhiêu thú
vật bị giết hàng năm tại Hoa Kỳ để làm thực phẩm?
ĐÁP. Theo thống kê của cơ
quan USDA cho biết là trong năm 1988 có tất cả 8,4 tỷ con vật bị giết để
làm thức ăn cho con người. Trong năm 1999 số lượng thú vật bị giết là
9,7 tỷ gia tăng 3,1% so với năm 1998. Con số này bao gồm 41,8 triệu con
bê và thú gia cầm, 115 triệu con heo, 4,4 triệu con cừu, 303,7 triệu con
gà tây, 8,8 tỷ con gà giò dùng để nướng, 459 triệu con gà mái, và 25
triệu con vịt. Toàn thế giới là 43,2 tỷ con vật bị giết trong năm 1988.
HỎI. Tại sao những người ăn
chay không uống sữa và ăn trứng?
ĐÁP. Với mục đích ăn chay
là ngăn ngừa bệnh tật như chủ đề của cuốn sách này thì có hai lý do
chính để người ta không ăn trứng gà là: (thứ nhất) giảm cholesterol vì
một lòng đỏ trứng gà loại vừa có chứa tới 213 mg cholesterol và cứ mỗi
100 mg cholesterol chúng ta ăn vào, hàm lượng cholesterol trong máu gia
tăng lên nửa chấm (0.5) và (thứ hai) ngăn ngừa bệnh có thể gây chết
người do vi khuẩn salmonella trong trứng đem lại. Với sữa bò và các phó
sản của sữa cũng vậy, chứa nhiều chất béo bão hòa và chất cholesterol,
không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, giống như thịt động vật, sữa bò và các
phó sản của sữa thường bị nhiễm độc (contaminated), từ thuốc diệt trùng
(pesticides) cho đến thuốc kháng sinh (antibiotic), chất kích thích tố
BGH làm cho bò nhiều sữa, có trong sữa bò có thể đem lại những nguy cơ
về chứng bệnh ung thư vú và tử cung của phụ nữ. Đó là chưa kể đến sữa bò
có liên hệ đến bệnh tiểu đường loại I, Insulin-dependent. Các khoa học
gia đã tìm thấy những chứng cớ cho rằng chất kháng sinh trong sữa bò đã
phá hủy các tế bào sản xuất ra insulin trong cơ thể. Riêng những người
ăn chay loại vegan hay những người Phật Giáo không ăn trứng uống sữa vì
lòng từ bi. Họ không muốn làm đau đớn đến con bò phải chịu đựng cực khổ
vắt sữa cho người uống hay con gà mái đẻ dặn đau hàng ngày để cung cấp
trứng cho người ăn.
HỎI: Xin cho biết loại thực
phẩm rau đậu nào có nhiều calcium và iron nhất.
ĐÁP: Nguồn thực vật chứ
nhiều calcium nhất là các loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn (kale),
collards, mustard and turnip greens, ngoại trừ spinach, Swiss chard, and
beet greens. Bông cải xanh (broccoli) và bok choy cũng chứa nhiều
calcium. Nhiều loại đậu như pinto và đậu đen cũng cung cấp nhiều calcium
nhưng không được hấp thụ vào cơ thể nhiều bằng rau xanh. Đậu hũ và các
loại sữa đậu nành có cho thêm calcium cũng là nguồn cung cấp calcium
đáng kể. Còn nguồn cung cấp iron là ngũ cốc nguyên chất. Một vài loại
trái cây khô như apricots và prunes, cùng là bí ngô, củ cải và Brussels
sprouts. Rong biển cũng là nguồn cung cấp iron.
HỎI: Cháu 15 tuổi và đã ăn
chay loại vegan được hơn hai tháng. Cháu đã thực hành lối ăn chay vegan
này ngay mà không qua các giai đoạn chuyển tiếp hay qua các loại ăn chay
vòng vòng khác. Điều này tốt hay xấu thưa cô chú?
ĐÁP: Không xấu mà rất tốt
với điều kiện cháu luôn luôn giữ sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng mới
của cháu. Cháu nên ăn đủ các loại thực phẩm theo tỷ lệ của bốn nhóm
50-20-20-10. Ngoài ra, cháu phải lưu ý đến một vài điều, phải đầy
đủ calcium, vitamin B-12 trong các bữa ăn hàng ngày và ra ngoài nắng
đủ để hấp thu vitamin D hay ăn loại thực phẩm nào có loại vitamin này.
Cháu đã làm một sự chọn lựa hay và khôn ngoan.
HỎI: Tôi đã chuyển đổi chế độ
dinh dưỡng thịt qua chế độ dinh dưỡng chay nhằm giảm cholesterol. Tôi ăn
rất nhiều ngũ cốc nguyên chất, đậu, rau và trái cây, dùng ít sữa non-fat
và hầu như không ăn high fat foods. Tôi không ăn đậu hũ và sữa đậu nành
hay thực phẩm chay khác chứa nhiều chất béo. Sau ba tháng cholesterol
xuống, nhưng HDL cholesterol cũng xuống theo. Ông khuyến cáo tôi như thế
nào?
ĐÁP: Bởi vì ông đã chọn
loại dinh dưỡng chay, luôn luôn là một điều tốt, một sự chọn lựa khôn
ngoan, nên chúng tôi thấy không có gì khuyến cáo ông về đường lối dinh
dưỡng nào khác. Có một cách tăng HDL cholesterol và giảm loại LDL
cholesterol là tập thể dục đều đặn. Tỏi cũng có khả năng làm giảm LDL
cholesterol, giảm triglycerides và tăng HDL cholesterol. Trong một cuộc
nghiên cứu tại viện đại học New York Medical College ở Valhalla, tiểu
bang New York, các khoa học gia cho biết tỏi làm giảm total cholesterol
từ 10 đến 29%, làm tăng HDL cholesterol 31%, giảm LDL cholesterol 7,5%
và giảm triglycerides 20%.
(Robert
Carrison, Jr., et al. The Nutrition Desk Reference, Keats publishing
Connecticut 1995: pp 391).
Ông thử áp dụng hai giải pháp này xem sao. Tuy nhiên ăn tỏi nhiều vừa
hôi miệng lại có thể bị táo bón.
HỎI: Tôi 53 tuổi có bệnh xốp
xương, được biết qua sách vở và internet là nguyên nhân gây bệnh xốp
xương là do ăn nhiều protein thịt. Xin ông cho biết có những nghiên cứu
khoa học nào nói rõ điều này không?
ĐÁP: Vâng, có rất nhiều
nghiên cứu khoa học cho biết rõ có sự liên hệ mật thiết giữa việc tiêu
thụ protein thịt và độ cân bằng calcium. Ông có thể xem nơi tạp chí khoa
học của hội ADA Journal of the American Dietetic Assocation, volume 93,
page 1259 (1993). Chế độ dinh dưỡng nhiều protein thịt gây nên sự thất
thoát nhiều calcium và vì thế tác dụng đến việc xốp xương
(osteoporosis). Tuy nhiên, đó chỉ là một yếu tố, những yếu tố khác là
nhiều muối hay quá ít calcium hoặc không tập thể dục cũng có tác dụng
đến xương cốt.
HỎI: Đậu hũ có chứa nhiều
chất béo không?
ĐÁP: Đậu hũ loại regular
hay firm có khoảng 50% calories từ chất fat nên được xem là loại high
fat food. Tuy nhiên, chất béo trong đậu hũ là loại chất béo không bão
hòa (unsaturated), là loại tốt, thay thế cho loại không tốt bão hòa nơi
thịt động vật. Phân tích 4 ounces đậu hũ với 4 ounces thịt thì chất béo
trong đậu hũ thấp hơn chất béo trong thịt. Lẽ dĩ nhiên, đậu hũ cho nhiệt
lượng thấp nên tốt cho chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh tật. Các nhà sản
xuất đậu hũ đã bắt đầu cắt giảm chất béo khi làm đậu hũ, cô có thể lựa
thứ này nếu cô muốn giảm chất béo.
HỎI: Tôi dùng nước tương làm
bằng đậu nành và thấy nhãn hiệu chứa nhiều muối. Không biết đậu nành,
sữa đậu nành và các chất đậu nành khác có chứa nhiều muối như vậy không?
ĐÁP: Đậu nành nguyên chất
chứa rất ít muối và một số sản phẩm chế biến từ đậu nành cũng chứa ít
muối như đậu hũ chẳng hạn. Nhưng, một số sản phẩm khác khi chế biến phải
cho thêm nhiều muối. Nước tương lỏng, nước tương đặc tamari và miso luôn
luôn chứa nhiều muối. Bà nên xem nhãn hiệu thực phẩm đểso sánh.
HỎI: Có thể ăn nhiều thực
phẩm đậu nành không? Hiện nay tôi ăn nhiều thực phẩm làm bằng đậu nành,
nhất là đậu hũ và sữa đậu nành, như vậy có okay khi ăn hàng ngày không?
ĐÁP: Cô có thể ăn hàng
ngày. Không có gì trở ngại về việc ăn nhiều thực phẩm đậu nành. Tuy
nhiên, cô nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Không có một loại thức
ăn đơn nào chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.
HỎI: Tôi thấy tiệm health
food stores có bán TVP, vậy TVP là gì, có chứa chất isoflavones như đậu
nành không? Có thể dùng thay thế đậu nành và đậu hũ được không?
ĐÁP: TVP là chữ viết tắt
của Textured Vegetable Protein, làm bằng bột đậu nành và là nguồn cung
cấp chất isoflavones. Dùng TVP là một sự chọn lựa tốt để gia tăng chất
isoflavone trong chế độ dinh dưỡng mới.
HỎI: Tôi mới bắt đầu uống sữa
đậu nành và muốn biết có bao nhiêu chất béo cũng như vitamin trong sữa
đậu nành?
ĐÁP: Chất dinh dưỡng trong
sữa đậu nành thay đổi tùy loại và tùy công ty sản xuất sữa. Bà nên xem
nhãn hiệu thực phẩm để biết rõ chi tiết. Chất béo trong sữa đậu nành có
đường thường từ 4 đến 5 gram trong một cup, tương đương loại 2% sữa bò.
Tuy nhiên sự khác biệt lớn lao là chất béo trong sữa đậu nành là loại
chất béo không bão hòa và là nguồn cung cấp omega-3 fatty acid linolenic
acid. Sữa đậu nành chứa từ 6 đến 7 grams protein trong một cup sữa và là
loại protein tốt. Nó cũng có một số vitamins và chất khoáng. Một vài
loại hiệu có cho thêm vitamin B-12 và riboflavin, làm thành một loại sữa
đầy đủ chất bổ dưỡng như sữa bòử. Sữa đậu nành Eden Soy và White Wave
Silk soymilk là ví dụ cho những loại sữa này. Tuy nhiên, những nhà sản
xuất sữa đậu nành Việt Nam chưa áp dụng kỹ thuật cho thêm vitamins, xin
bà lưu ý. Bà có thể xem chi tiết về sữa đậu nành trong sách "Đậu
Nành-Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Hảo" cùng một soạn giả.
HỎI. Tôi được biết dầu olive
là loại dầu tốt nhất nhưng có nhiều loại dầu olive, nào extra virgin,
virgin, pure, và light. Vậy tôi nên chọn loại nào? Loại nào tốt nhất
trong các loại đó?
ĐÁP. Dầu olive và dầu
canola được xem là hai loại dầu tốt nhất hiện nay. Tất cả các loại dầu
olive như bà kể đều đa phần là loại monounsaturated và nó có tác dụng
làm giảm tổng lượng cholesterol mà không làm giảm loại HDL cholesterol
(tốt). Dầu olive đươc phân loại theo mùi vị, mầu sắc, và độ acid. Tùy
theo địa phương trồng, sự chín của trái và sự tồn trữ cũng như tiến
trình sản xuất dầu mà xác định đặc tính. Extra virgin olive oil là loại
có độ acid thấp nhất (dưới 1%). Bởi vì nó là lớp dầu ép ra đầu tiên, nên
là loại tốt nhất và ngon nhất. Mầu của nó là vàng nhạt tới vàng hơi lục.
Dùng loại này trộn với xá lách hay chấm bánh mì thay bơ. Loại dầu này
cho rất ít khói, ở độ nóng 400 F, vì thế chỉ dùng sống hay sauté nhẹ.
Virgin olive oil cũng thuộc loại dầu ép ra lần thứ nhất nhưng có độ acid
cao hơn (khoảng 2%). Loại này trơn và bóng hơn, dùng trộn xà lách, làm
nước chấm và món nước sốt. Pure ("classic") olive oil là loại hỗn hợp
của extra virgin and virgin oils. Độ acid nhiều hơn (khoảng 3%), có mầu
nhạt, điểm bốc khói ở 438 độ F, vì thế dùng để chiên xào. Light olive
oil được lọc để bỏ mùi vị của olive, dùng để thay thế dầu thảo mộc khác.
Điểm bốc khói cao nhất trong các loại dầu olive (468 độ F) nên dùng để
chiên deep frying và baking.
HỎI. Xin cho biết về dầu
canola.
ĐÁP. Dầu canola không phải
là hỗn hợp dầu olive và dầu bắp như người ta thường hiểu. Chữ "canola"
ghép chữ bởi Canadian và oil. Dầu được lấy từ cây rapeseed do công ty
Canadian Breeders sản xuất. Dầu có đặc tính ít chất béo bão hòa.
So sánh với các loại dầu khác, canola oil có chất béo bão hòa (saturated
fat) thấp nhất. Chất béo bão hòa có tác dụng gia tăng cholesterol trong
máu. Chất béo không bão hòa loại monounsaturated có tác dụng giảm
cholesterol và đồng thời giảm loại cholesterol xấu LDL. Canola oil còn
chưá chất alpha linolenic fatty acid một loại omega-3 fatty acids. có
tác dụng giảm cholesterol và triglycerides đồng thời chống lại sự đóng
cục bày nhày trong mạch máu, nên được xem là loại tốt hơn cả. Dưới đây
là bảng so sánh ba loại dầu:
Loại Dầu |
Percent of saturated fat |
Percent of polyunsaturated fat |
Percent of monounsaturated fat |
Canola oil |
7 |
30 |
59 |
Olive oil |
14 |
8 |
74 |
Corn oil |
13 |
59 |
24 |
Source:
USDA Nutrient Data Laboratory
HỎI. Tôi vừa mua một số nồi
niêu song chảo loại đắt tiền "anodized aluminum". Tôi nhớ hình như có
nhữýng vấn đề chung quanh việc nấu nướng bằng nồi nhôm. Xin ông vui lòng
giải thích giùm.
ĐÁP. Anodization, là
phương pháp hóa điện giải, nhằm biến cải vật liệu nhôm trở nên bền chắc
và ngăn ngừa những phản ứng của thực phẩm khi nấu. Anodized aluminum
cứng hơn loại thép không rỉ stainless steel, truyền nhiệt dễ hơn thủy
tinh và có tác dụng không dính cả đời (nonstick for life). Loại bà mua
là thứ tốt nhất hiện nay. Không giống như loại nồi nhôm cổ điển,
anodized aluminum có thể dùng để nấu thực phẩm có độ cao chất acid mà
không lo ngại chất nhôm hòa vào thức ăn. Một vài nghiên cứu tiết lộ chất
nhôm tích tụ trong bộ óc của những người bị bệnh mất trí nhớ
(Alzheimer's disease), do đó có nhiều người lo lắng đến sự liên hệ việc
nấu ăn bằng nồi nhôm. Nhưng giả thuyết này, cho đến nay vẫn chưa có gì
chứng minh. Thực tế có nhiều chất nhôm trong thuốc tây bày bán tự do tại
tiệm thuốc như aluminum-containing antacids, buffered aspirin, v.v nhiều
hơn chúng ta ăn do nấu bằng nồi nhôm un-anodized.
HỎI. Nấu thức ăn bằng
microwave có tiêu hủy các chất vitamin không?
ĐÁP. Tất cả các loại nấu
nướng đều có thể tiêu hủy ít hay nhiều vitamin. Vitamins B, vitamin C và
folate bị tiêu hủy bởi nhiệt độ cao và thời gian nấu lâu. Những vitamin
loại hòa tan (water-soluble vitamins) và một vài loại khoáng chất có thể
bị hòa tan trong nước và bị mất khi đổ nước đi. Tuy nhiên, nếu thay đổi
kỹ thuật nấu chúng ta có thể tránh bị mất mát vitamins. Sau đây là một
vài lời khuyên: (1) Nên hấp thay vì luộc, hấp có thể cầm giữ được
vitamins không hòa tan trong nước, nếu luộc nên cho ít nước và dùng nước
để nấu thành món súp. (2) Không nấu quá chín. Nấu thức ăn trong một thời
gian ngắn có thể cầm giữ được vitamins. Nên đậy nắp lại để giảm thời
gian nấu và càng nấu chín nhanh chừng nào càng tốt chừng nấy. Có thể
dùng nồi áp suất để nấu cho nhanh. (3) Dùng microwave để giảm thời gian
nấu và không cần nhiều nước.
HỎI. Tôi bị chứng bệnh thống
phong cần phải loại trừ các thực phẩm có chất purines. Vậy những thực
phẩm đó là thực phẩm nào?
ĐÁP. Bệnh thống phong
(gout) là căn bệnh cổ nhất trong lịch sử y học. Nó là một dạng của chứng
viêm khớp (arthritis), thường xảy nơi những khớp nối xương ngón chân
nhưng cũng có thể xảy nơi khớp xương đầu gối, mắt cá chân, và cổ tay.
Bệnh thống phong liên hệ với việc có quá nhiều chất acid uric trong máu,
do bởi sản xuất nhiều hay bởi giảm thiểu sự bài tiết. Tinh thể của muối
uric acid kết tụ trong các khớp nối tạo nên sự đau, trong một vài trường
hợp có thể làm hư hại các khớp nối. Uric acid được thành lập từ chất
purines. Purines có tự nhiên trong cơ thể và trong một vài loại thực
phẩm. Chất purines có nhiều trong gan, óc, cật, lá lách bò bê, cá thu,
cá trích, cá trống. Lượng ít hơn trong tất cả các loại thịt động vật
và hải sản. Về phương diện lịch sử, chứng bệnh thống phong thường xảy
đến nơi những người giầu có vì họ tiêu thụ các loại cá thịt và uống
nhiều rượu. Ăn chay và không uống bia rượu lâu dài có thể là giải pháp
tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này.
HỎI. Xin giải thích về
triglycerides và lượng giới hạn có thể chấp nhận được trong máu. Lượng
triglycerides của tôi là 421 mg/dL. Làm thế nào để giảm con số này
xuống?
ĐÁP. Triglycerides là một
loại mỡ trong máu. Hàm lượng triglyceride trong máu thay đổi sau khi ăn
nên hàm lượng được đo chính xác thường là sau bữa ăn 12 giờ. Theo viện
tim mạch phổi máu quốc gia
(the
National Heart, Lung and Blood Institute),
hàm lượng triglyceride được xếp loại bình thường (thấp hơn 200 mg/dL),
ranh giới cao (200-400 mg/dL), cao (400-1000 mg/dL), và rất cao (trên
1000 mg/dL). Có nhiều liên hệ giữa hàm lượng triglyceride và bệnh tim
mạch. Sự liên hệ trở nên mạnh hơn khi hàm lượng cholesterol cũng cao.
Hàm lượng triglyceride của phụ nữ nguy hiểm hơn hàm lượng của đàn ông.
Phụ nữ có hàm lượng triglyceride nhiều hơn 190 mg/dL là báo hiệu có nguy
hiểm về bệnh tim mạch, trong khi độ nguy kịch của đàn ông bắt đầu gia
tăng khi lượng mỡ triglyceride lên 400 mg/dL. Uống rượu và tiêu thụ các
thực phẩm có chỉ số đường cao cũng làm gia tăng hàm lượng triglyceride
trong máu. Cần phải giảm chất béo, chất đường, các thực phẩm tinh chế và
nên tập thể dục hàng ngày.
HỎI. Flaxseed là gì? Có lợi
ích như thế nào cho sức khỏe?
ĐÁP. Flax là một loại hạt
được sử dụng từ thời cổ, khoảng năm 3000 trước công nguyên, bắt đầu ở
thành Babylon. Họ dùng làm thực phẩm và đồng thời dùng làm vải may quần
áo. (Ngày nay khăn bàn và khăn trải giường còn làm bằng flax).
Hippocrates, ông tổ y khoa Tây Phương đã dùng flaxseed để trị bệnh đau ở
bụng. Những nhà dinh dưỡng học ngày nay đã tìm thấy một vài chất có lợi
ích cho sức khỏe trong hạt flaxseed là lignans, fiber, và omega-3 fatty
acids. Lignans là chất phytoestrogens (phyto = plant) có tác dụng ngăn
ngừa ung thư vú, ung thư màng trong tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.
Những nghiên cứu cho thấy những nhóm dân số tiêu thụ nhiều
phytoestrogens có số tử vong chết về các loại ung thư trên rất thấp. Mặc
dầu lignans cũng có trong ngũ cốc nguyên chất (barley, buckwheat, millet
and oats), đậu nành và một vài loại rau (broccoli, carrots, cauliflower
and spinach), nhưng flaxseed là nguồn cung cấp nhiều nhất. Flaxseed gồm
có cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan (28 grams fiber trong
100 grams flaxseed). Khoảng 1/3 là loại hòa tan. Những nghiên cứu cho
thấy rằng chất xơ hòa tan trong flaxseed có tác dụng làm giảm
cholesterol. Chất xơ cũng có tác dụng điều hợp chất đường trong máu. Hai
phần ba còn lại là loại không hòa tan giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng, giảm
thời gian lưu giữ chất thải trong hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Flaxseed cũng chứa nhiều alpha-linolenic acid với cả hai loại essential
fatty acid và omega-3 fatty acid. Các nhà nghiên cứu thích thú khi khám
phá ra vai trò của omega-3 fatty acids trong việc tăng trưởng trẻ em và
giảm thiểu yếu tố nguy hiểm đến bệnh tim mạch. Omega-3 cũng có trong một
vài loại thực phẩm như walnut, đậu nành, canola oils, và dầu cá (salmon,
swordfish, mackerel and herring).
HỎI: Xin vui lòng giải thích
thêm về chất béo "fatty acids"
ĐÁP: Tùy theo sự cấu trúc
nguyên tử hydrogen người ta phân chia chất béo làm ba loại: (1) Chất béo
bão hòa (saturated fatty acids) là loại chất béo gồm tất cả nguyên tử
hydrogen. Loại này được tìm thấy nhiều nhất trong thịt động vật và một
số ít trong thực vật như dầu dừa, dầu palm. Bộ phận gan của con người
sản xuất cholesterol từ loại chất béo này. (2) Chất béo không bão hòa
Polyunsaturated Fatty Acids là loại chất béo ít nguyên tử
hydrogen. Loại này có nhiều trong dầu thực vật như dầu bắp, dầu đậu
nành...có đặc tính làm giảm tổng lượng cholesterol, nhưng tiếc thay nó
cũng làm giảm loại cholesterol tốt HDL. (3) Chất béo không bão hòa
Monounsaturated Fatty Acids được tìm thấy trong dầu thực vật, nhiều nhất
trong loại dầu olive và canola. Loại chất béo này có đặc tính giảm loại
cholesterol xấu LDL mà không làm giảm loại cholesterol tốt HDL . (4)
Chất béo Trans Fatty Acids là loại chất béo xảy ra khi các nhà sản xuất
thực phẩm biến đổi dầu thảo mộc loại polyunsaturated fatty acids ở dạng
thể lỏng sang dạng thể cứng hay biến đổi thành loại dầu thương mại có
thể chiên được nhiều lần và làm cho thực phẩm được dòn. Khi dầu được
biến đổi như vậy nó có đặc tính giống như loại chất béo bão hòa, có khả
năng gia tăng lượng cholesterol xấu LDL và giảm lượng cholesterol tốt
HDL trong máu, do đó gia tăng mức nguy cơ lâm bệnh tim mạch. Như vậy
chất béo không bão hòa Monounsaturated Fatty Acids, có nhiều trong hai
loại dầu canola và olive là tốt nhất.
HỎI: Tôi ăn chay loại không
ăn thịt, không ăn trứng và không uống sữa bò được hơn hai năm. Tôi
thường ăn rất ít dầu mỡ chiên xào, nhưng lại thích ăn nhiều loại thức ăn
có chất bột, như cơm trắng nàng thơm, bánh canh, bún Huế, bánh bột lọc,
bánh đậm, bánh xèo, phở Bắc, hủ tiếu Mỹ Tho, v..v.. Sau hơn hai năm sức
khỏe của tôi tốt, cholesterol từ 290 xuống còn 200, nhưng có điều trọng
lượng cơ thể gia tăng (béo mập). Tại sao ăn chay lại lên cân như vậy và
cholesterol không xuống thấp hơn nữa?
ĐÁP: Có hai lý do bà lên
cân và cholesterol không xuống thấp hơn nữa là vì (1) bà ăn quá nhiều
thực phẩm tinh bột. Tinh bột sẽ được cơ thể biến đổi thành chất đường,
một phần cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, phần còn lại thặng dư
được biến đổi thành chất béo dự trữ, và (2) bà không tập thể dục hay nếu
có tập thể dục thì tập không đều đặn. Theo khuyến cáo mới nhất của hội y
sĩ Hoa Kỳ và của Bộ Y Tế là phải tập thể dục ít nhất là năm ngày một
tuần và mỗi lần tối thiểu ba mươi phút. Chúng tôi khuyên bà nên ăn ít
tinh bột hay không ăn thì tốt hơn. Hãy thay thế vào đó là ăn loại ngũ
cốc nguyên chất như gạo lứt, yến mạch (oatmeal), và kiều mạch (barley)
cùng các loại đậu và rau quả tươi, và nên đi tập thể dục đều đặn, mỗi
ngày 30 phút.
HỎI: Làm sao biết mình béo
mập hay gầy ốm
ĐÁP: Để biết xem bạn có quá trọng lượng (béo mập) hay không, các hãng bảo hiểm nhân thọ áp dụng công thức dưới đây để tính chỉ số BMI (Body Mass Index): (1) Nhân sức nặng bằng pound với 703 (2) Nhân chiều cao bằng inches với chính nó (3) Chia số thứ nhất cho số thứ hai và giữ con số chẵn gần nhất của kết quả. Nếu BMI của bạn dưới 19 thì bạn dưới trọng lượng (gầy), BMI từ 19-25 trọng lượng khỏe mạnh, IBM từ 26-30 là quá trọng lượng (béo mập), từ 31-39 là quá béo mập và trên 40 quá quá béo mập. Thông thường các bác sĩ và các công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ muốn bạn có chỉ số BMI dưới 25 và trên 19 mà thôi.
Bệnh
tật chỉ là giai đoạn cuối của một tiến trình gây bệnh mà nguyên nhân
chính là cách ăn uống sai lầm trong một thời gian dài. Quả thật, tế bào
lập thành cơ thể chúng ta không ngừng biến dịch do sự nuôi dưỡng và đổi
mới từ thực phẩm bên ngoài liên tục đưa vào. Nếu tế bào có sự bất
thường, hoạt động lệch lạc thì chính là thực phẩm chúng ta đưa vào sự
bất thường.
Mặc dầu đã có những bước tiến
vĩ đại, nền y khoa hiện đại đã tận dụng mọi phương tiện kỹ thuật tối tân
để chữa trị, nhưng kết quả chỉ là tạm thời, do chữa trị triệu chứng, chứ
không chữa trị nguyên nhân.
Thay vì điều trị triệu chứng
riêng từng bộ phận trong cơ thể, chúng ta cần biết nguyên nhân chính gây
nên bệnh và từ đó điều trị tận gốc.
(Xem Bảng Tóm Lược Nhân Tố Gây
Bệnh Và Nhân Tố Phòng Bệnh đính hậu)
Tiến sĩ Hatherill, nghiên cứu
gia của của viện đại học University of California at Santa Barbara, cho
biết 5 phần trăm nguyên nhân gây bệnh là vi trùng, 5 phần trăm là di
truyền và 90 phần trăm còn lại là do môi sinh trong đó bao gồm thực phẩm
chúng ta ăn.Như vậy, bệnh là do nơi ăn uống và bệnh viện không phải là
nơi chúng ta lui tới mà phải là nhà bếp và các tiệm thực phẩm health
food stores.
Hãy thay đổi thực phẩm thịt
cá bằng thực phẩm rau đậu và cải cách môi trường sống hàng ngày. Thực
phẩm rau đậu là nguồn thực phẩm cân đối nhất, bao gồm tất cả các chất
dưỡng sinh cần thiết và không có các nhân tố gây tác hại. Ngũ cốc nguyên
chất chưa chế biến là nguồn dinh dưỡng chủ yếu (50%). Những thực phẩm
còn lại cần chọn từ các loại thực vật theo tỷ lệ đậu (20%), rau (20%) và
quả (10%).
Thật ra, không cần phải cân
bằng mỗi bữa ăn mà là cân bằng thực phẩm dùng trong cả ngày. Tuy nhiên,
bữa ăn nào cũng cần phải có ngũ cốc nguyên chất. Đó là điểm chính yếu.
Ngoài ra, theo hội y sĩ Hoa
Kỳ AMA, mỗi ngày nên đi bộ nửa giờ hay tập những bài thể dục khác nhằm
tăng cường hệ tim mạch và điều hòa năng lượng cơ thể.
Xã hội văn minh ngày nay chú
trọng nhiều về hưởng thụ vật chất, về các loại thực phẩm thịt, cá, tôm,
cua và về các thực phẩm chế biến thì cuộc cách mạng về sức khỏe, về
phòng bệnh hơn là chữa bệnh là điều cần thiết. Chế độ dinh dưỡng "The
New Four Food Group" của PCRM, "Dr. Dean Ornish Program"
và "Dr. McDougall Plan" mà chúng tôi tổng hợp giới thiệu trong quyển
sách này có thể ngăn ngừa tận gốc rễ bệnh tật và có thể thanh toán được
các loại bệnh hiểm nghèo như tim mạch, ung thư và tiểu đường, đồng thời
còn mang lại một môi trường trong sạch, chúng sinh an lạc và thế giới
hòa bình.
Tâm Diệu
Ngày lễ Mẹ
năm 2000
BẢNG TÓM
LƯỢC
Loại Bệnh |
Nhân Tố Gây Bệnh |
Nhân Tố Phòng Bệnh |
|
|
Nhân Tố Chánh |
Nhân Tố Phụ |
|
-Nghẽn mạch vành tim,
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim và nghẽn mạch máu
chân.
-Ung thư vú, ung thư kết
tràng, ung thư nhiếp hộ tuyến và các bệnh ung thư khác. |
-Do ăn uống nhiều
cholesterol, chất béo bão hòa và protein thịt bởi ăn thịt động vật
và các sản phẩm chế biến từ thịt. |
Do môi trường xung quanh
như
-Khói thuốc, khói xe,
không khí và nước ô nhiễm.
-Chất kích thích.
-Bột tinh chế
-Không luyện tập thể dục
đều đặn.
-Căng thẳng thần kinh
trong cuộc sống.
-Yếu tố di truyền |
-Loại bỏ những thực phẩm
chứa cholesterol và chất béo bão hòa, như thịt động vật các lọại và
những sản phẩm chế biến từ thịt.
-Loại bỏ thuốc lá
-Giảm căng thẳng thần
kinh bằng cách quảnh ghánh lo đi mà vui sống
-Ăn 50% ngũ cốc lứt, 20%
đậu các loại, 20% rau tươi các loại và 10% trái cây tươi.
-Tập thể dục trên 30 phút
mỗi ngày, năm ngày một tuần. |
-Bệnh tiểu đường |
-Do ăn uống quá nhiều
chất bổ, chất cholesterol, chất béo bão hòa, chất tinh bột và chất
đường.
-Thiếu vận động thân thể
thường xuyên
-Cao áp huyết |
-Cách sinh sống
-Yếu tố di truyền |
-Tiêu thụ ít chất béo,
khoảng dưới 10%, ăn nhiều chất xơ, khoảng 35% và loại bỏ các thức ăn
có cholesterol
-Ăn các thực phẩm ngũ
cốc, rau đậu nguyên chất và trái cây tươi có chỉ số đường thấp.
-Tập thể dục trên 30 phút
mỗi ngày, năm ngày một tuần.
-Ăn mướp đắng, uống trà
mướp đắng. |
TÀI LIỆU CHỌN LỌC
- Dean Ornish, M.D., Dr. Dean
Ornish's Program for Reversing Heart Disease, Ballantine Books New York
- Neal D. Barnard, M.D., Food
for Life, Crown Publishers, Inc., New York 1993
- Robert Garrison, Jr. et al.
The Nutrition Desk Reference, 3rd ed. Keats Publishing, New
Canaan, Connecticut
- The Wellness Encyclopedia
of Foods and Nutrition, University of California at Berkeley, 1992
- Neal D. Barnard, M.D., The
Power of Your Plate, Book publishing Company Summertown, Tennessee
- Foods that Harm Foods that
health, Reader's Digest, Pleasantville, New York/Montreal 1996
- The McDougall Plan, John A.
McDougall, M.D., and Mary A. McDougall, NewWin Publishing
LỜI TỰA
Cuộc nghiên cứu Framingham
cho biết những người đàn ông 50 tuổi có hàm lượng cholesterol trên 295
mg/dl có mức độ nguy cơ lâm bệnh nhồi máu cơ tim nhiều hơn 9 lần những
người có hàm lượng dưới 200 mg/dl.
2
Key, A. (ed.) Seven
Countries- A Multivariate Analysis of Death and Coronary Heart Disease
in Ten Years, Harvard University Press, Cambridge, 1980
CHƯƠNG MỘT
Dean Ornish, M.D., Dr. Dean
Ornish's Program for Reversing Heart Disease, Ballantine Books New York,
1991, pp. 255-259
2
Bác sĩ Neal D. Barnard, M.D.,
The Physicians Committee for Responsible Medicine, bác sĩ Dean Ornish,
M.D., giáo sư y khoa tại University of California, San Francisco School
of Medicine, chủ tịch viện nghiên cứu y khoa phòng ngừa the Preventive
Medicine Research Institute tại Sausalito, California, bác sĩ McDougall,
M.D., giáo sư y khoa và bác sĩ Mitchel Gaynor, chuyên khoa ung thư, giám
đốc trung tâm phòng ngừa ung thư tại New York.
3-Neal
D. Barnard, M.D., Food for Life, Crown Publishers, Inc., New York 1993
-Dean Ornish, M.D., Dr. Dean
Ornish's Program for Reversing Heart Disease, Ballantine Books New
York.
-John A. McDougall, M.D., and
Mary A. McDougall, The McDougall Plan, New Win Publishing.
4
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ
5
Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia
Hoa Kỳ
6
Hội Đồng Y Sĩ Trách Nhiệm Y
Khoa Hoa Kỳ
7
Neal D. Barnard, M.D., Food
for Life, Crown Publishers, Inc., New York 1993
8
Jacobs, D.R., Meyer, K.A.,
Kushi, L.H., Folsom, A.R. 1999 The Iowa Women's Health Study. Am J
Public Health, 89:322-329.
CHƯƠNG HAI
Kammel WB et al., The
Framingham Study. DHEW Public No. (NIH) 74-618,1973. Thirty years of
follow-up in the Framingham study. Circulation 75 (Suppl V):V-V,
1987.
2
J.H. Lubin et al., "Breast
Cancer Following High Dietary Fat and Protein Consumption", American
Journal of Epidemiology 114;422
3
M.G. Le et al., "Consumption
of Dairy Produce and Alcohol in Case-Control Study of Breast Cancer",
Journal of the National Cancer Institute 77:633-36
4
L.A Cohen et al, "Modulation
of N. Nitrosomethylurea induced Mammary Tumor Promotion by Dietary Fiber
and Fat", Journal of the National Cancer Institute 83:496-500 and
"Fiber is Linked to Reduced Breast Cancer Risk", Boston Glob,
April 3. 1991
5
Graft E, Eaton JW. "Dietary suppression of colonic cancer. Cancer:717-718,1985
6
"A Case-Control Study of Diet and Colo-Rectal Cancer", International
Journal of Cancer 26:757-68.
7
J.W. Berg and M.A Howell, "The Geographic Pathology, of Bowel Cancer",
Cancer 34:807-14.
8
N.D. Nigro et al, "Effect of Dietary Beef Fat on Intestinal Tumor
Formation by Azoxymethane in Rats", Journal of the National Cancer
Institute 54:439-42.
9
Theo AAFCO, cơ quan đặt tiêu
chuẩn cho kỹ nghệ sản xuất thức ăn nuôi súc vật cho biết khoảng từ một
nửa đến ba phần tư các tiểu bang Hoa Kỳ dùng phân gà cho bò ăn.
10 "Effect
of Ingestion of Meat on Plasma Cholesterol of Vegetaians", Journal of
the American Medical Association 246:640-44
CHƯƠNG BA
Plant Medica. 43: 101-120,
1981
2
American Journal of
Epidemiology, January 1, 1994, Vol. 139, No. 1
3
UC Berkeley Wellness Letter,
April 1999: Beyond Vitamins: The New Nutrition Revolution
CHƯƠNG BỐN
Barnard RJ, et al. Response
of non-insulin-dependent diabetic patients to an intensive program of
diet and exercise. Diabetes Care 1982;5(4):370-74
2
Barnard RJ, et al. Longterm
use of a high-complex-carbohydrate, high-fiber, low-fat diet and
exercise in treatment of NIDDM patients. Diabetes Care
1983;6(3):268-73.
3
Philip Lipetz, Ph.D. The Good
Calorie Diet, Harper Collins Publishers 1994: 186-190
CHƯƠNG NĂM
- Neal D. Barnard, M.D., Food
for Life, Crown Publishers, Inc., New York 1993
- Robert Garrison, Jr. et al.
The Nutrition Desk Reference, 3rd ed. Keats
CHƯƠNG CHÍN
Robertson PJ et al. The
effect of high animal protein intake on the risk of calcium
ston-formation in the urinary tract. Clinical Science,
1979;57:285-288
2
Mark Messina, P.D., Virginia
Messina, R.D., Kenneth DR, Setchell, Ph.D., The Simple Soybean and Your
Health, Avery Publishing Group, NY 1994: 117 and Abelow BJ et al.
Cross-cultural association between dietary animal protein and hip
fracture: a hypothesis. Calcif Tissue Int 50:14-18,1992
3
Mc Clellan et al. Prolonged
meat diets with a study of meatbolism of nitrogen, calcium and
phosphorus.
J Biol Chem 87:669-680, 1930.
4
Anand CR et al. Effect of
protein intake on calcium balance of young men given 500 mg calcium
daily. J Nutr 104:695-700, 1974 and Linkswiler HM et al. Protein-induced
hypercalciuria. Fed Proc 40:2429-2433,1981 and Lerstetter JE et al.
Dietary protein increases urinary calcium. J Nutr 120:134-136, 1989.
CHƯƠNG MƯỜI
- The Wellness Encyclopedia
of Foods and Nutrition, University of California at Berkeley, 1992
- Foods that Harm Foods that
health, Reader's Digest, Pleasantville, New York/Montreal 1996
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
Sheldon Margen, M.D, et al.
The wellness Encyclopedia of food and nutrition, UC Berkeley 1992
CHƯƠNG MƯỜI HAI
Blair SN, Kohl HW,
Paffenbarger RS, et al. "Physical fitness and all-cause mortality."
JAMA. 1989;262:2395-2401
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
3 teaspoons = 1 tablespoon
4 tablespoons = 1/4 cup
16 tablespoons = 1 cup
1 ounce = 28.35 grams |
1 gram = 0.035 ounces
1 cup = 8 fluid ounces
1 cup = 1/2 pint
4 cups = 1 quart |
4 quarts = 1 gallon
1 liter = 1.06 quarts
1 cup barley=.3 1/2 cup
cooked
1 cup oat=1 3/4 cup cooked |
ÁP SUẤT MÁU (Source: UC,
Berkeley, Wellness Letter Volume 15, No 8 May 99
Loại |
Systolic/Diastolic |
Khuyến Cáo |
Tốt |
Dưới 120/80 |
Theo dõi mỗi hai
năm |
Bình Thường |
Dưới 130/85 |
Theo dõi mỗi hai
năm |
Trên Bình Thường |
130-139/85 - 89 |
Theo dõi hàng năm;
cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng |
Cao Ap Huyết: |
|
|
- Giai Đoạn 1 |
140-159/90 - 99 |
Theo dõi hàng
tháng, cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng |
- Giai Đoạn 2 |
160-179/100 -109 |
Cần chữa trị |
- Giai Đoạn 3 |
180/110 hay cao hơn |
Cần chữa trị |
CHOLESTEROL (Source: National Institutes of Health)
|
Bình Thường
(normal) |
Nguy Hiểm (moderate risk) |
Nguy Hiểm Cao
(high risk) |
Total Cholesterol |
< 200 mg/dl |
200 - 239 mg/dl |
240 mg/dl |
HDL Cholesterol |
35 mg/dl |
< 35 mg/dl |
|
LDL Cholesterol |
< 130 mg/dl |
130 -159 mg/dl |
160 mg/dl |
Triglycerides |
< 200 mg/dl |
200-399 mg/dl |
400 - 999 mg/dl [cao]
1000 mg/dl [rất cao] |
Cholesterol/HDL |
< 4.8 |
4.8 < 6.0 |
6.0 |
GIẢI THÍCH MỘT VÀI ĐIỂM QUAN
TRỌNG TRONG TỜ KẾT QUẢ THỬ MÁU
Glucose là nguồn năng lượng
chánh của cơ thể. Lượng đường trong máu bình thường trong khoảng từ 65
đến 110 mg/dl.
BUN (blood urea nitrogen) là
phó sản cuối cùng trong tiến trình biến năng (metabolism). Hàm lượng BUN
dùng để khám phá ra chứng bệnh thận (kidney). Lượng BUN bình thường
trong khoảng từ 6 đến 25 mg/dl.
Creatinine là chất thải từ
tissue cơ bắp thịt và được bài tiết bởi bộ phận thận. Giống như BUN,
creatinine dùng để chẩn bệnh thận. Lượng bình thường là 0.5 đến 1.4
mg/dl
SGOT (AST) (aspartate
aminotransferase) là loại enzyme tìm thấy trong gan, tim và các cơ bắp
thịt. Gia tăng lượng SGOT là chỉ dấu có vấn đề của bộ phận gan và cơ
bắp. Hàm lượng bình thường trong khoảng từ 1 đến 45 mg/dl.
SGPT (ALT) (alanine amino transferase) là loại enzyme tìm thấy trong cơ bắp thịt, tim và các tế bào gan. Gia tăng lượng SGPT là chỉ dấu bệnh gan. Hàm lượng bình thường trong khoảng từ 1 đến 45 mg/dl.
DO VĂN NGHỆ
XUẤT BẢN
P.O. Box 2301
Westminster, CA 92683 USA
Tel/Fax: (714) 527-5761
THỰC PHẨM RAU ĐẬU
QUA LĂNG KÍNH KHOA HỌC
(phát hành tại Hoa Kỳ 2000
quyển)
DO HOA SEN
XUẤT BẢN
http://www.Äps.net/hoasen và
http://www.vnet.com/hoasen
Tel./Fax: (714) 528-4379
E-mail: hoasen@Äps.net hoặc:
tamdieu@hotmail.com
QUAN ĐIỂM
VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT
(phát hành tại Hoa Kỳ 10,400
quyển)
ĐẬU NÀNH
NGUỒN DINH DƯỠNG TUYỆT HẢO
(phát hành tại Hoa Kỳ 3000
quyển)
DINH DƯỠNG
NGĂN NGỪA BỆNH TẬT
(phát hành tại Hoa Kỳ 3500
quyển)