Mắt cần những dưỡng chất gì?
Việc
chăm sóc mắt, nhất là với trẻ, đòi hỏi sự quan tâm toàn diện từ chế độ
ăn uống, học tập, tư thế... nhằm ngăn ngừa các tật khúc xạ vốn đang ngày
càng tăng. Cũng như các cơ quan khác, mắt cần nhiều loại vi chất như
vitamin A, B, phốt pho, chondroitin...
Các số liệu mới nhất thu thập được tại Chương trình
khám mắt học đường do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Galepo thực hiện
cho thấy, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội và TP
HCM là 49%, tỷ lệ cận thị là 48%. Nguyên nhân có thể là tình trạng làm
việc quá tải của mắt do thời gian và không gian vui chơi bị thu hẹp, trẻ
dành quá nhiều thời gian để đọc sách báo, xem tivi, chơi điện tử, dùng
máy tính... Ngoài việc thay đối lối sống, các bà mẹ cần lưu ý đến dinh
dưỡng cho mắt trẻ. Những chất sau đây rất cần cho đôi mắt:
Vitamin E:
Làm chậm quá trình phát triển đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu cho
thấy, việc dùng thường xuyên vitamin E sẽ giúp tránh tình trạng đục thủy
tinh thể. Vitamin E hiện diện nhiều trong các loại lạc, dầu mè ; trứng
(một quả trứng có thể cung cấp đến 6% lượng vitamin E khuyến cáo hằng
ngày), cà chua, khoai tây, măng tây.
Vitamin A:
Cơ thể thiếu vitamin A thì tế bào mô tuyến lệ sẽ bị tổn hại, dẫn đến
bệnh khô mắt, quáng gà. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ rất
khó nhìn thấy khi trời tối, hoặc đèn mờ. Vitamin A có nhiều trong các
loại thực phẩm như gan động vật, sữa bò, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.
Vitamin B1, B2 và
niacin: Hiện tượng viêm dây thần kinh thị giác, gây sung
huyết dây thần kinh thị giác có nguyên nhân từ việc không cung cấp đủ
lượng vitamin B1. Vitamin B1, B2 giúp võng mạc và giác mạc chuyển hóa
bình thường. Thiếu vitamin B2, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy
nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, việc giác mạc, đục thủy tinh thể.
Tình trạng thiếu niacin gây rung giật nhãn cầu, gây yếu thị giác. Chất
này có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, đậu, các loại rau lá xanh,
đậu xanh, táo, ngô.
Chondroitin:
Là một thành phần được chiết xuất từ sụn vi cá mập thiên nhiên; là chất
sinh lý giác mạc, giúp giác mạc và thủy tinh thể giữ được độ trong suốt,
làm tăng tính đàn hồi của thấu kính và thể mi khi mắt điều tiết.
Chondroitin cũng nuôi dưỡng các tế bào của giác mạc, tái tạo lớp phim
nước mắt trước giác mạc, chống tình trạng khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt do
làm việc quá nhiều. Hiện trên thị trường đã có loại thuốc bổ mắt chứa
chondroitin.
Selen:
Giữ vai trò về độ nhạy của thị lực. Nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy, việc bổ sung selen mỗi ngày qua thực phẩm sẽ giúp giảm sự phát
sinh cận thị và cả các bệnh về mắt. Ở nước ta, selen tìm thấy trong các
thực phẩm phong phú như cá, tôm, sò, hến, gạo lức, ớt, tỏi, hành tây,
nấm, cà rốt.
Phốt pho:
Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của võng mạc. Do
đó, thức ăn chứa nhiều phốt pho là rất cần thiết cho mắt. Các thức ăn
giàu phốt pho là cá tôm, sò biển, sữa, rau câu.
TS Nguyễn Thị Lâm, Viện
phó Viện Dinh
Về danh mục