Nhận xét về "lời giới
thiệu"của T.T Giác-Chánh trong
bản dịch quyển sách "Vấn-đề Ẩm-thực trong đạo Phật"
Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, ở đây
chúng tôi chưa đề cập đến việc ăn chay có những lợi hại nào, hoặc có nên
hay không nên ăn chay, vì vấn đề này đã được các Đạo-hữu của chúng ta
phân tích quá kỹ lưỡng, quá tỉ mỉ rồi.
Bài viết này chúng tôi muốn dành riêng để đóng góp ý kiến đối với lời giới
thiệu quyển sách trên, do TT. Giác-Chánh viết.
Một Cư-sĩ tu Phật mà phê bình bài viết của một Điều-ngự tử là điều không nên làm. Tuy nhiên như TT Giác-Chánh đã viết, "với tinh thần phá chấp" thì ở đây không còn có chỗ nào là phân biệt nữa, nên chúng ta nói với nhau trong bình đẳng tánh, trong pháp tánh, như pháp mà nói, thì không có chỗ phạm vậy. Nghĩa là nói mà không có tính cách chỉ trích cá nhân, không chỗ vướng mắc, trói buộc theo tự ngã, mà chỉ nói trong tinh thần xây dựng, để tốt đạo đẹp đời mà thôi.
Trong phần đầu của lời giới thiệu, Thượng-toạ Giác-Chánh viết :
"Giòng
Thiền Tào-Khê Trung-Quốc và giòng Thiền Trúc-lâm Việt-nam, các vị Tổ
cũng
không quá cố chấp tập quán ăn chay. Một số nước Phật-giáo Đại-thừa
như Mông-cổ, Triều-tiên, Nhật-bản vv.họ cũng không bảo thủ tục ăn chay".
Chúng tôi thật bất ngờ không biết TT. Giác-Chánh căn-cứ vào đâu để quả
quyết rằng các vị Tổ giòng Thiền Tào-khê và giòng Thiền Trúc-lâm "cũng
không quá cố chấp tập quán ăn chay".
Trước hết, chúng tôi thấy TT. Giác-Chánh cố tình áp đặt sự "cố-chấp hay không cố chấp" và "bảo thủ hay không bảo thủ" lên chư vị Tổ sư Thiền-tông, chứ các Ngài hoàn toàn không phải vậy. Vì sao ? Vì đối với các Ngài, một chút tự ngã còn chẳng có huống là nói, có cố chấp hay không cố chấp .
Các Ngài hành đạo tuỳ duyên, không căn cứ vào bất kỳ một pháp nhứt định nào để giáo hóa chúng sanh; gặp mặn thuyết mặn, gặp chay thuyết chay, không ngoài mục đích làm cho người ngoảnh đầu mà nhận ra tự Phật, thế thì làm sao có thể bảo các Ngài là cố chấp hay không cố chấp được. Vì khi nói các Ngài"không quá cố chấp", là TT đã vô tình áp đặt các Ngài còn có tự ngã, có nghĩa rằng các Ngài tự đã có mầm "chấp" ẩn tàng trong đó rồi. Các Ngài hoàn toàn chẳng phải vậy. Chỉ có những người thời nay, như TT. Giác-Chánh chẳng hạn, không biết chút gì về pháp hành của các Ngài nên mới có những lời quá ư võ đoán và cao ngạo đối với sự nghiệp giáo hóa chúng sanh của các Ngài mà thôi. Các Ngài hoàn toàn chẳng phải như vậy.
Phải hiểu thế nào là "Không quá cố chấp tập
quán ăn chay" .
Câu nói của TT Giác-Chánh không ra ngoài ý nghĩa, người xuất gia cũng như
tại gia muốn ăn chay, ăn mặn gì cũng được, hoàn toàn buông thả, không
câu nệ. Đó là ý nghĩa đích thực của sự không cố chấp vào tập quán ăn
chay vậy.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu cặn kẽ xem có phải các giòng Thiền Tào-khê của
Trung-hoa và giòng Thiền Trúc-lâm của Việt-nam không câu chấp trong việc
ăn uống, chay cũng tốt mà mặn cũng hay, nghĩa là không cần lưu ý tới
giới luật, đặt biệt là sát-giới, có đúng như lời vị Tỳ-kheo Giác-Chánh
của thời đại chúng ta nói chăng ?
a). Các vị Tổ giòng Thiền Tào-khê có buông
thả sát giới không ?
Khi nói đến giòng Thiền Tào-khê, tức là đề cập tới Lục-Tổ Huệ-Năng, vị Tổ
sáng lập giòng Thiền Nam-tông Trung-hoa, mà Tào-khê cũng là Thánh-địa
xuất sanh Tông này sang các nước khác như Việt-nam, Nhật-bản,
Triều-tiên. Cũng như khi nói đến Bắc-tông là nghĩ ngay đến ngài Thần-Tú
vậy (Nam Năng - Bắc Tú).
Vậy đối với sự ăn chay, chúng ta hãy xét xem ngài Huệ-Năng đã nói gì, làm gì đối với vấn đề này, có cố chấp hay không cố chấp như TT. Giác-Chánh đã nói.
* Chúng ta hãy xem trong phẩm Tự-Tự, pháp hành của Tổ khi chưa thọ cụ túc giới : "Lạp nhơn thường linh thủ võng, mỗi kiến sanh mạng tận phóng chi. Mỗi chí phạn thời, dĩ thái ký chữ nhục hoa; hoặc vấn, tắc đối viết : "Đãn khiết nhục biên thái - Bọn thợ săn thường bảo Ngài giữ miệng lưới; gặp thú mắc lưới, Ngài đều thả hết. Mỗi khi đến giờ ăn, Ngài lấy rau nấu kèm theo nồi luộc thịt mà dùng qua ngày; gặp người có hỏi, Ngài nói "Ta chỉ ăn rau luộc mà thôi".
* Sau khi thọ cụ túc giới tại chùa Pháp-tánh ở Quảng-châu và bắt đầu hóa đạo, trong phẩm Quyết nghi, thuyết pháp cho Vi Thứ-sử và đại chúng, Ngài dạy "Thiện tri thức ! Thường hành thập thiện, Thiên đường tiện chí; trừ nhơn, ngã Tu-di đảo - Này ! Các Thiện tri thức ! nên thường làm mười điều lành thì ắt tới được Thiên đường. Đoạn lìa nhơn, ngã thì làm sập núi Tu-di".
* Trong phẩm Sám-hối, Ngài dạy : "Nhứt, Giới hương tức tự tâm trung vô phi, vô ác, vô tật đố, vô tham sân, vô kiếp hại, danh Giới hương - Một là, Giới hương, tức trong tâm không nghĩ điều trái, không làm ác, không ganh ghét, không tham không giận, không giết hại, gọi là Giới hương".
Vậy thế nào là giới tham, giới giết hại, chúng tôi xin nhường lại cho người tu Phật luận bàn.
Chỉ ba đoạn trích ngắn trong kinh Pháp-Bảo-đàn, chúng ta đã thấy rõ lòng từ bi cũng như pháp dạy người của Ngài, không rời lìa tự tánh và luôn luôn làm các hạnh lành mà sát giới là hạnh quan-trọng đầu tiên trong mười hạnh mà Ngài khuyên cần phải chơn chánh tu trì.
Vậy thì giòng Thiền Tào-khê mà đại diện là
Lục-Tổ Huệ-Năng, người sáng lập ra giòng Thiền này có buông thả việc sát
sanh hại mạng chăng?
Bỡi vì sao? Tấm gương mà Ngài đã làm lúc còn chưa thọ cụ túc giới, bất đắc
dĩ phải sống mai danh ẩn tích trong chốn thợ săn, thế mà Ngài cũng không
hề phạm sát giới và vẫn ăn chay, mặc dù điều kiện sinh sống lúc ấy của
Ngài vô cùng khó khăn, gian khổ. Vậy thì khi hành đạo lẽ nào lại buông
thả giới sát ?
Cũng như Ngài dạy cho Vi Thứ-sử và đại chúng hành thập thiện, mà trong
mười hạnh lành này, không sát hại chúng sanh để nuôi sống, làm lợi cho
tự thân là hạnh đứng đầu.
Lại nữa, đối với người tu Phật, muốn cứu cánh viễn ly phiền não, đoạn lìa tử sanh, không thể không tu Giới, Định, Huệ . Mà Giới lại là pháp đứng đầu . Có Trì Giới thì Định mới sanh; Định sanh thì Huệ sáng. Cho nên Lục tổ không lúc nào không dạy người phải chơn chánh trì Giới. Mà trong Giới có phần không giết hại tất thảy các chúng sanh nói chung trong đó. Mà ăn chay tức là Giới được sát sanh, hại mạng vậy.
Thế thì lời của TT. Gíac-Chánh áp đặt cho
giòng Thiền Tào khê là buông thả giới sát là hoàn toàn võ đoán và phạm
thượng vậy. Đây là chúng tôi chỉ nói trong một phạm vi nhỏ hẹp, lấy
riêng Pháp-Bảo đàn kinh mà nói thôi, chứ nói cách bao quát "giòng Thiền
Tào-khê" thì chúng tôi có thể dẫn chứng suốt từ Lục-Tổ cho đến ngày nay,
chỉ ra chỗ sai lầm trong câu nói của TT Gíac-Chánh, tới chết cũng không
nói hết.
b). Các vị Tổ của giòng Thiền Trúc-Lâm Việt-nam có buông thả sát giới
không ?
* Trong quyển Tam Tổ Thật Lục, là Kim-chỉ
nam của giòng Thiền Trúc-lâm Việt-nam, có đoạn nói về Điều-ngự
Giác-Hoàng, lúc Ngài còn chưa xuất gia :
"Tuy vinh xử cửu trùng nhi thanh tịnh cư. Thường cam sơ tố, bất ngự huân
thiện - Tuy ở chốn cửu trùng cao sang mà vua vẫn sống thanh tịnh.
Ngài thường dùng trai lạt, mà không ăn đồ tanh hôi (mặn)".
* Lại cũng có đoạn nói sau khi Ngài xuất
gia và đi hóa đạo:
"Giáp Thìn, thập nhị niên, châu hành tụ lạc, hóa trừ dâm từ, giáo hành
thập thiện - Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng-Long thứ mười hai,
Điều-Ngự đi khắp xóm làng dạy dân phá bỏ các dâm từ (đền thờ tà thần) và
thật hành thập thiện".
* Người nối pháp Điều-Ngự là Nhị-Tổ
Trúc-lâm Pháp-Loa Tôn-giả cũng dạy giữ giới, hành thập thiện mà sát giới
là giới đứng đầu cần phải nghiêm trì.
Đệ Nhất Tổ Đầu-đà Trúc-lâm lúc chưa xuất gia, còn sống tịnh cư, ăn chay,
đến khi xuất gia hành đạo dạy người cũng răng dạy chúng sanh hành mười
việc thiện, đến các Tổ cũng noi theo gương ấy mà giáo hóa chúng sanh.
Thế mà TT. Giác-Chánh bảo là giòng Thiền Trúc-lâm Việt-nam không cố chấp
tập quán ăn chay. Thật là lời điên đảo .
2. TT. Giác-Chánh nói : "Riêng tôi thì không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay, có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát nhã".
Trước hết, chúng tôi khẳng định cùng TT Giác-Chánh rằng chỉ với 23 từ (lời) trong một câu nói ngắn trên của TT, đã đủ minh chứng rằng, TT. không có một chút gì dính dấp tới Bát-nhã cả. Đó là chưa nói tới hai chữ "tinh thần Bát nhã" mà TT đã dùng.
Bát-nhã là Bát-nhã, mà chẳng phải là gì cả,
nên hoàn toàn không có chút gì có thể gọi là "tinh thần" Bát-nhã cả.
Cũng như nói Phật là Phật, Tâm là Tâm chứ không thể nói tinh thần Phật,
tinh thần Tâm được. Phật là Tâm, Tâm là Phật, Bát-nhã là Phật, mà Phật
thì chẳng có tinh thần. Đến hai chữ Bát-nhã cũng chỉ là giả danh, tạm
mượn để gọi chỗ tuyệt đối, không năng không sở, không khác không hai,
phi đối đãi thì làm gì có tinh thần Phật, tinh thần Bát nhã trong đây.
Phật dạy ông Tu-Bồ-Đề trong kinh Kim-Cang Bát-nhã:
"Tu-bồ-đề ! Phật thuyết Bát-nhã Ba-la mật, tức phi Bát-nhã Ba-la mật, thị danh Bát-nhã Ba-la mật - Này ! Tu-Bồ-Đề ! Như-lai nói Bát-nhã Ba-la mật, tức chẳng phải Bát-nhã Ba-la mật, chỉ tạm cưỡng gọi là Bát-nhã Ba-la mật mà thôi".
Đó có nghĩa là Phật là Bát-nhã Ba-la mật, ông Tu-Bồ-đề mà nhận được ra nó thì cũng tự một trong Bát-nhã Ba-la mật mà miệng lưỡi chẳng thể với tới. Đến cái tên gọi mà còn chẳng thật có, huống là có "tinh-thần Bát-nhã". Nói tinh-thần Bát-nhã cũng chỉ là môi mép, khoe mẽ chứ thật đã biết nó rồi thì không thể mở lời mà nói trói buộc như thế được. Vì Bát-nhã hoàn toàn chẳng có tinh thần nào cả, như nói tiếng "Phật" là Phật, không khác.
Cho nên chỗ nói "không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay, có lẽ do ảnh hưởng tinh thần Bát-nhã"của TT Giác-Chánh hoàn toàn trói buộc trong tư tưởng và sáo rỗng, khoe mẽ trong cách dùng từ, tịnh không có chút gì tương ưng trong thực tế.
Vì sao chúng tôi nói trói buộc và sáo rỗng
? Chúng tôi sẽ chỉ ra giùm cho TT.
Trước hết, trong chỗ riêng tư của TT, câu nói của TT rằng, tôi không chê
đồ chay, có nghĩa là TT thật tâm tỏ lộ mình đang có chỗ ăn mặn, cho nên
nếu có chay thì ăn cũng được chứ không chê nó.
Thứ nữa, TT là người xuất gia, lời nói phải oai nghi để người ta khỏi phải hiểu lầm về mình, nếu thật tâm mình không ăn mặn. Câu nói phù phiếm gần như nửa đùa, nửa thật "tôi không chê đồ chay nhưng .", mới nghe qua, nhiều người liền nghĩ ngay là TT đang ăn mặn, đó là điều khó tránh khỏi.
Vẫn biết việc TT làm không can hệ gì tới
chúng tôi, nhưng trong lời tựa, lời giới thiệu, là những trang đầu tiên
và trọng đại đối với một cuốn sách, là chỗ làm cho người ta chú ý nhiều
nhất, đánh giá quyển sách nhiều nhất mà TT nói không trang nghiêm, không
hợp với đạo đức của một Tỳ kheo của Phật, dễ làm cho người hiểu lầm mà
lung lay tín tâm, là điều không thể chấp nhận được.
Bỡi vì sao ? Nhiều người như chúng tôi đọc đến câu ngắn ấy, liền tự nghĩ :
"ông tăng này tu Phật mà nói chê hay không chê cơm chay" thì làm sao tu
được. Vì trước hết, nếu ông ta thật sự chê thì không cách gì sống nổi để
tu, còn nếu muốn sống phải phạm giới. Vả lại ông ta tu pháp thanh tịnh,
là Bất-Nhị Pháp-Môn mà mở miệng đã bị ràng buộc vào các pháp Thường,
Đoạn rồi ( chê, và không chê) thì ông này nếu không rơi vào tà kiến ắt
phải rơi vào đoạn diệt tướng không sai.
Lại nữa, đã là người tu Phật sao lại nói là "không chấp nhận thành kiến ăn chay". Ăn chay sao lại gọi là thành kiến. Bộ ăn chay là xấu, là trái với luân thường đạo lý, là nghịch với mỹ tục của người mình, của đạo Phật hay sao mà nói thành kiến với không thành kiến trong đây.
Bài tựa của một Thượng-tọa trên một quyển sách có khác nào một bài pháp, tuỳ duyên giáo hóa. Vì nếu đã là Tỳ-kheo thì phải Như-Pháp mà thuyết, là chỗ nào cũng có thể thuyết được, cũng có thể làm lợi cho người được; nghĩa là thuyết từ trong Pháp-tánh, cũng là không lìa tự tánh mà thuyết vậy.
Thế mà chỉ một câu ngắn của TT đã gồm đủ cả trói buộc, sáo rỗng thì pháp nào TT có thể dẫn người đến giải thoát, tức là lìa dính mắc của hai bên.
Ăn chay mà là thành kiến à?. Nếu đã có thành kiến với nó thì làm sao có thể làm tăng, làm cư-sĩ mà tu Phật được. Hoặc giả, TT có thể nói lại, tôi tu thì tôi ăn chay, nhưng tôi không chấp nhận thành kiến ăn mặn đối những những thiện nam tín nữ tu tại gia. Chuyện gì mà TT phải lo cho người ta không ngon miệng, hay là TT thương người mà căm ghét thú vật? Nói như TT đó thì hoàn toàn không thể chấp nhận được, vì người xuất gia tu Phật mà lại nói lên cái điều đi ngược lại đức "hiếu-sinh" của Tổ Phật (phải thể hiện đức hiếu sinh đối với tất thảy chúng sanh). Bỡi vì các Ngài lúc nào cũng khuyến khích con người thật hành đức hiếu sanh mà. Nếu một người bình thường như ông Chính-Trực chẳng hạn mà nói ra câu này, thì tạm có thể chấp nhận được, vì dù sao ông ta cũng chỉ là một thân cận nam của nhà Phật, cùng lắm là chỉ làm thập hạnh. Còn riêng với người xuất gia, đã thọ đầy đủ tất cả Giới (Cụ-túc Giới), chẳng những không khuyến khích người ta mở rộng lòng từ bi mà ban ban vui cứu khổ đối với loài vật thì chớ, TT lại nói gần như khuyến khích người khác làm ngược lại giới hạnh của Thế-tôn đã dạy không bằng. Thế thì lòng "từ" TT để ở đâu ?
Tất thảy chúng sanh đều có Phật tánh. Tiền nhân bao kiếp trước của TT, của chúng tôi biết đâu cũng có trong số những chúng sanh đang chờ người ta thọc huyết, trấn nước hay sắp bẻ cổ kia.
TT nói, TT không chấp nhận thành kiến an chay vì có lẽ ảnh hưởng tinh- thần Bát-nhã. TT làm gì mà nhận ra Bát-nhã mà nói ảnh hưởng với không ảnh hưởng. Nếu đã có chút xíu Bát-nhã trí sanh trong tâm TT thì không bao giờ TT nói ra những lời như thế. Đó là điều chơn thật. Vì khi hành giả tự một với nó thì liền có chỗ thấy biết như thật rằng, vạn loại chúng sanh cùng mình đều từ trong chỗ một tuyệt đối của tánh Phật; mà cùng tột tánh này không ngoài tình thương bao la, rộng lớn đối với hàm-linh hữu tình, như cha mẹ thương con không chỗ phân biệt.
Người đã thâm nhập Bát nhã là người tự một với Bát nhã, mà không còn thấy có tinh thần nào hết. Kim-Cang là Kim-Cang, mà cũng chẳng có tinh thần nào là Kim-Cang hết. Hễ tự một được trong nó, cũng là kiến tánh thì không năng không sở, không khác không hai với nó, chứ chẳng có gì là tinh thần để ảnh hưởng hay không ảnh hưởng hết. Chỗ nói ảnh hưởng đó chỉ là vọng tưởng của tự tâm trong chỗ vọng cầu, vọng thấy mà thôi.
Một khi TT đã "một" được với nó rồi thì TT sẽ không bao giờ nói một câu không ra gì như : "tôi không chấp nhận thành kiến ăn chay".
Chỉ một câu này đã đủ nói lên TT chưa là gì cả đối với Bát nhã vậy, vì nó đã tự lìa xa Bát-nhã . Hễ được thì nó đã tự saün một cùng mình, không đâu không mình là một nó; bằng chưa được thì ngàn trùng xa thẳm, dẫu cố kiếm tìm muôn kiếp cũng không ra, chứ nói chi là ảnh hưởng với không ảnh ảnh; bỡi nó có phải là tướng giả hợp của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, của thọ, tưởng, hành , thức đâu mà nói có tinh thần hay có ảnh hưởng.
Phật dạy "Nhược thế giới thật hữu giả, tức thị nhứt hiệp tướng. Nhứt hiệp tướng giả, tức bất khả thuyết - Bằng thế giới mà thật có, thì đó tức là tướng Nhứt hợp. Tướng Nhứt hợp đó, nói không thể tới vậy".
Bát nhã là Nhứt hợp tướng, là tướng nhứt
hiệp, là chơn tánh, là chơn-như mà nói không thể tới vậy.
Cho nên, Bát nhã đâu đâu cũng có mà không có tinh thần để TT có thể ảnh
hưởng. Chỉ tùy duyên mà tỏ cùng không, chứ Bát-nhã chẳng có tinh thần.
Thí như nói, người chết là hoàn toàn hết thở, mà hoàn toàn hết thở là
chết, chứ chẳng thể nói rằng, tôi đã chết mà còn thở (còn nói) được.
Chỗ mà TT nói là tinh thần Bát nhã chỉ là tưởng tượng để loè người.
Nếu TT là Bát nhã, Bát nhã là TT, thì chổ thuyết của TT sẽ không lìa tữ tánh, sẽ không năng không sở, chứ chẳng phải ràng buộc đủ thứ như chỉ trong một câu nói ngắn ở trên mà có đủ cả tứ tướng.
Chúng tôi biết ý TT muốn nói rằng, TT là người đã đạt đạo, đã vô ngã, đã thõng tay vào chợ, là Thánh rồi, nên không còn có cái tâm nề hà, câu chấp gì về chuyện chay mặn cả. Nghĩa là đối với TT thì sao cũng được, TT đến đi đã tự tại, an nhiên rồi.
Thưa ! Chưa được gì cả đâu! Tâm chưa như-như đâu. Bằng chứng là bốn tướng còn hiện to đùng trong mỗi câu nói của TT. Lại nữa, trong chỗ vi tế, điều mà TT nghĩ suy, và có ý muốn khoe ra đó, chính là sợi dây trói buộc của tự ngã, và hoàn toàn đi ngược lại, là chống lại Bát-nhã vậy.
Chỉ một câu nói ngắn mà còn chưa hết phàm tình, chưa rổng rang không một ý, chẳng phải từ tự tánh xuất sanh thì làm sao TT có thể nói là có chỗ tự chứng để không còn biết phân biệt chay mặn, thiện ác được. Thật khổ tâm !
Vì TT lấy Lục Tổ ra nói, nên chúng tôi mới đem Pháp Bảo đàn ra nói chuyện cùng TT.
Lục Tổ nói :
Ngột ngột bất tu thiện,
Đằng đằng bất tạo ác,
Tịch tịch đoạn kiến văn.
Đãng đãng tâm vô trước.
Tạm dịch :
An nhiên không tu
thiện.
Tự tại ác chẳng làm.
Lặng lẽ lìa nghe thấy,
Vô sở trụ, tâm trụ.
Lục Tổ Huệ-Năng lại cũng nói :
Tâm bình hà lao trì giới,
Hạnh trực hà dụng tu thiền.
Tâm bình đẳng
chẳng đợi giữ giới,
Hạnh thẳng ngay không đợi tu Thiền.
Thế nào là "an nhiên không tu thiện", thế nào là "tự tại ác chẳng làm" ?
Là đã tự thể hiện cái tâm nhứt như, bình đẳng rồi, nên mới được như thế.
Tại sao Tâm bình thì chẳng cần trì giới, Hạnh trực thì chẳng đợi tu thiền ?
Đó là đã tự sống "một" trong Pháp-giới tánh, cũng là thể hiện cái tâm tuyệt đối sáng trong, như như, bình đẳng, cùng một với pháp giới tánh không hai không khác.
Thế TT Giác-Chánh đã "một" trong Pháp-tánh chưa, đã tự một với bình đẳng tánh chưa mà TT tuyên bố là với tinh thần phá chấp mà TT nói và làm như thế.
Thưa ! Đây chẳng phải là tinh thần phá chấp gì ráo, mà là tinh thần phá giới và khuyến khích người phá giới thì có!
Phật tử mà nghe TT Giác-Chánh thuyết kiểu này ắt trở thành dân ma hết.
Nếu TT thật sự "vô chấp", trọn một trong Pháp tánh, Bình đẳng, như-như, không ngã, không nhơn , không chúng sanh, không thọ mạng, thì lời nói của TT không phải bị trói buộc từng câu từng chữ như thế này đâu. Tôi sẽ chỉ ra cho TT trong những bài viết sau nếu có dịp.
TT Giác-Chánh viết "Soạn giả cũng như dịch giả của tập sách này chắc chắn không có ý chỉ trích hay xuyên tạc người ăn chay, chỉ muốn biện minh vấn đề ăn chay không phải là một trong tám muôn bốn ngàn pháp môn của đức Phật Gotama, mà chỉ là "Giáo ngoại biệt truyền" thôi.
Tại sao lại có Giáo ngoại biệt truyền lọt vô trong này.
À thì ra ông TT này chơi chữ cho thiên hạ khớp mà thôi chứ ý nghĩa câu
trên (chay mặn) chẳng có chút gì dính dấp tới ông già Hồ mắt xanh cả.
Đây chỉ là một cách loè người bằng chữ nghĩa.
Tại sao chúng tôi dám khẳng định là TT loè ?
Bỡi vì trong lời giới thiệu cho quyển sách, TT nói nào là tinh thần phá chấp (Vô-chấp, Vô-ngã), nào là tinh thần Bát-nhã mà thật ra TT chẳng thể hiện một chút gì là vô ngã cả, chí ít là trong lời nói; cũng như tâm thể hiện hoàn toàn trói buộc với sanh diệt pháp mà chẳng có chút gì rổng rang không dính mắt của lẽ như ( tự thể hiện trong lời nói của TT), và cũng chẳng có chút gì dính dấp tới Bát nhã trong này cả.
Đã nói là phá chấp mà còn viết : "Tôi không chê đồ chay, nhưng tôi không chấp nhận thành kiến ăn chay".TT phá chấp, vô ngã cái kiểu này thì những người nghe TT giảng pháp ắt là vào tà kiến, đoạn diệt hết. Đó là do tâm TT còn chất chứa vô số chấp, nhứt là tâm cống cao, ngã mạn.
Trong lời giới thiệu, TT. Giác-Chánh có nói "Thành thật mà nói, tục lệ ăn chay do các tu sĩ Phật giáo về sau xu hướng theo Bà-la-môn (Aán-độ giáo) ở Aán-dộ và đaọ Tiên ở Trung-Quốc để dễ thu hút tín đồ của họ, như ngài Huệ năng nói :
"Muốn lo toan độ thế,
Phương tiện phải saün sàng.
Chớ để người nghi hoặc
Tánh họ mới minh quang".
Thiệt tình chúng tôi không biết TT này nói
gì. Ở phần trích dẫn phía trên, đang nói về việc chay mặn, ông ta đem
đút ông già Hồ vào (Giáo Ngoại Biệt Truyền), không chút gì ăn khớp với ý
của bài viết. Còn ở đây thì đem việc chay mặn của các tu sĩ Phật giáo có
xu hướng theo Bà la môn Aán độ và Đạo-giáo ở Trung quốc ra nói, rồi cắm
vào đó bốn câu rút ra từ trong "bài kệ vô tướng" của Lục-Tổ không dính
dấp, ăn nhập gì tới chuyện chay lạt hết, như thể lấy râu ông nọ cắm cằm
bà kia vậy, thật là xà bát, chứ chẳng thấy có chút gì là Bát-nhã cả.
Nguyên lai bốn câu kệ ấy ở trong bài kệ vô tướng mà Lục tổ dạy người nên
tu.
Dục nghị hóa tha nhơn,
Tự tu hữu phương tiện.
Vật linh bỉ hữu nghi.
Tức thị tự tánh hiện,
Nếu muốn hóa độ người
Tu và có phương tiện.
Chớ để người nghi lầm,
Tức là tự tánh hiện.
TT thuyết cái kiểu này, những người đọc như chúng tôi nghe qua, xem qua rồi bỏ thì được, chứ nếu động não để mà hiểu cho được ý TT muốn nói gì, thì ắt là tẩu hỏa nhập ma mất.
Kính thưa quý vị,
Tình cờ, Hướng tôi đọc được bài dưới đây của một vị tỳ kheo viết để giới thiệu tập sách "Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo" do một vị tỳ kheo khác viết. Người viết bài giới thiệu tự giới thiệu về bản thân là..."...không chê đồ chay nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay, có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát nhã "..."..thấy các vật thực vốn là nguyên chất đất, nước, lửa, gió..."...ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối ..."..."Với tinh thần phá chấp, tôi xin trân trọng giới thiệu ...." vân vân và vân vân ...
Hướng tôi có mấy điều lấn cấn trong tâm như sau, xin trình ra với chư vị Sứ Giả Như Lai, chư Đại Thiện Tri Thức và quý đạo hữu:
---Phải chăng tinh thần Bát Nhã trong đạo Phật là tu sĩ được tự do thoải mái ca ngợi sự ăn thịt chúng sinh, tự biện minh rằng " cá thịt nhưng không phải là cá thịt, nếu lúc ăn có "chánh niệm tỉnh giác", thấy các vật thực vốn là nguyên chất đất, nước, lửa, gió ..", nếu vậy, khi thấy người khác phái, ôm chầm lấy với tinh thần Bát Nhã, thấy "ngưới khác phái nhưng không phải là người khác phái" ...,... thấy thây người chết cháy cũng ăn thịt họ luôn , coi như thịt quay vì "...vốn là nguyên chất đất, nước , lửa, gió ..", được chăng?
Vị này dùng từ ngữ " đồ chay mà tâm mặn" để nói móc những người ăn những món chay có tên giả món mặn như thịt quay, cá kho v.v... Hướng tôi cầu sao cả thế giới đều chỉ ăn toàn đồ chay với tên mặn, như vậy, cả thế giới sẽ thoát được nợ máu lẫn nhau, cha mẹ đời quá khứ của Hưởng tôi (đức Phật dạy rằng"Tất cả chúng sinh đều là cha mẹ đời quá khứ và là chư Phật tương lai") sẽ không còn phải sống trong đau thương khốn khổ trong những trại tù suốt cả cuộc đời, kết thúc bằng cái chết kinh hoàng, treo dốc đầu xuống bằng chân sau, để lãnh nhát dao của người đao phủ (hay nhiều nhát dao mới chết đi được) kết thúc cuộc đời khốn khổ , ngõ hầu thỏa mãn những cái lưỡi tham ăn ngon, trong số đó có cả những vị tu sĩ trong đạo Phật từ bi, bình đẳng, dùng "tinh thần Bát Nhã" để ngụy biện cho sự ăn thịt chúng sinh (chẳng biết khi ăn các vị đó có tinh thần Bát Nhã không, chứ lúc viết bài này, Hướng tôi nghi rằng chỉ có tinh thần "tham ăn thịt chúng sinh cho ngon miệng", một trong ba độc Tham Sân Si , chi phối ngòi bút, mà thôi !!!)
Kính thưa quý vị đang ăn những món "chay giả mặn":
Xin quý vị cứ việc "ăn chay mà tâm mặn " đi, dầu sao, quý vị đã cứu cha mẹ đời quá khứ của tôi thoát khỏi sự thống khổ, đã cứu dòng nghiệp lực của chư vị thoát xiềng xích nợ máu lẫn nhau, thanh lọc bầu trời không bị những làn sóng tâm thù hận, kinh hoàng làm ô nhiễm...,xin quý vị hãy nhận nơi đây muôn ngàn đảnh lễ của Cung Đình Hướng !
Sau đây, Hướng tôi xin kính gửi tới toàn thể chư vị những lời Phật dạy trong kinh Tâm Địa Quán:
..."...Các ông Tỳ khưu! Các ông nghe cho kỹ! nghe cho kỹ!
Vào bể Phật pháp, TÍN là căn bản, qua sông sinh tử, GIỚI là thuyền bè. Nếu người xuất gia không giữ giới cấm, tham trước khoái lạc ở đời, hủy giới quý báu của Phật, hoặc mất chánh kiến, vào rừng tà kiến, dẫn vô lượng người rơi xuống hố sâu lớn, Tỳ khưu như thế không gọi là xuất gia, chẳng phải Sa-môn, chẳng phải Bà-la-môn, hình tựa Sa-môn, tâm thường tại gia, Sa-môn như thế không có hạnh viễn ly (xa-lìa).
Hạnh viễn ly có hai thứ:
---Một là, thân viễn ly
---Hai là, tâm viễn ly
Thân viễn ly , như người xuất gia ở nơi thanh vắng, không nhiễm dục cảnh là "thân viễn ly". Thân tuy xa lìa thế tục , nhưng tâm tham dục cảnh, người như thế không gọi là viễn ly được. Như tịnh-tín-nam và tịnh-tín-nữ, thân ở nơi làng xóm, phát tâm vô thượng, lấy tâm đại từ bi đem lại lợi ích cho hết thảy, tu hành như thế là "chân viễn ly". Lúc đó , lục quần Tỳ khưu ác tính nghe pháp âm ấy được "Nhu-thuận-nhẫn".
Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát .
Kính bái,
Cung Đình Hướng
Xin post lên nguyên văn bài giới thiệu đã được đề cập:
Lời giới thiệu
Mạnh Tử nói "Kiếm ký sanh bất nhẩn thực kỳ nhục", nên "Quân tử bất nhập trù phòng". Tuy có quan niệm như vậy, nhưng các nhà Nho đâu có ăn chay, có lẽ gần giống quan điểm "Tam Tịnh Nhục" của Phật giáo .Thành thật mà nói: tục lệ ăn chay do các tu sĩ Phật giáo về sau xu hướng theo Bà La Môn (Ấn Độ giáo) ở Ấn Độ và Đạo Tiên ở Trung Quốc để dễ thu hút tín đồ của họ, như ngài Huệ Năng nói:
"Muốn toan lo độ thế
Phương tiện phải saün sàng
Chớ để người nghi hoặc
Tánh họ mới minh quang"
Giòng Thiền Tào Khê Trung Quốc và giòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, các vị tổ cũng không quá cố chấp tập quán ăn chaî Một số nước Phật giáo Đại Thừa như Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bổn v.v...họ cũng không bảo thủ tục ăn chay, với họ thì "quân tử ưu đạo bất ưu thực" cũng như người Việt Nam thường nói "ăn để sống chớ không phải sống để ăn"; hay là "tham lam sân hận không chừa, bo bo mà giữ tương dưa ít gì!"; hoặc "uổng ngật mê chay nan liễu đạo, khống đồ xướng niệm đạo nan thành!"
Riêng tôi thì "không chê đồ chay, nhưng không chấp nhận thành kiến ăn chay", có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát nhã "cá thịt nhưng không phải là cá thịt" (nếu lúc ăn có chánh niệm tỉnh giác, thấy các vật thực vốn là nguyên chất đất, nước, lửa, gió...), "tuy không phải cá thịt nhưng là cá thịt" (bởi khi ăn các món chay mà hình thức lẫn tên gọi đều là đồ mặn như thịt quay, cá kho v.v...đồ chay mà tâm mặn). Vì vậy mới bị người ta phê bình là "ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối"
Soạn giả cũng như dịch giả tập sách này chắc chắn không có ý chỉ trích, xuyên tạc người ăn chay, chỉ muốn biện minh vấn đề ăn chay không phải là một trong tám muôn bốn ngàn Pháp môn của đức Phật Gotama mà chỉ là "giáo ngoại biệt truyền" thôi!
Với tinh thần phá chấp, tôi xin trân trọng giới thiệu tập sách "Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo" do Tỳ Kheo Thích Thiện Minh dịch, đến chư Phật tử đọc và suy gẩm.
Biên Hòa ngày 20-6-99
Thượng Tọa Giác Chánh
Trưởng Ban Văn Hóa Phật Giáo, Tỉnh Hội Đồng Nai