ÐẬU NÀNH

NGUỒN DINH DƯỠNG TUYỆT HẢO

 

Biên Soạn: Tâm Diệu

Editors:  Liên Hương & Tâm Linh

---o0o---

 

Chương Thứ Ba: Thực Phẩm Ðậu Nành

 

Thực Phẩm Ðậu Nành

Như chúng ta đã biết, đậu nành không những có giá trị cao về dinh dưỡng và y khoa phòng ngừa, mà nó còn được làm thành nhiều loại thực phẩm khác nhau. Có thể nói thực phẩm đậu nành là loại thực phẩm đa dụng nhất hiện nay trên thế giới.

Ở Việt Nam cũng như các nước khác trong vùng đã dùng đậu nành để chế biến ra nhiều loại thức ăn khác nhau từ hàng ngàn năm nay, mà phổ thông nhất là đậu hũ hay còn gọi là đậu phụ, nước tương, sữa, chao.. v..v..là những món ăn vừa giầu dinh dưỡng, vừa ngon lại vừa rẻ.

Ở Hoa Kỳ và các nước Tây phương, đậu nành cũng được biến chế ra nhiều món thực phẩm khác nhau cho phù hợp với lề lối ăn uống của họ như soy-burgers, soy-hot dog, soy-bacon..v..v..

Trong chương này, nhằm cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết về thực phẩm đậu nành các loại, chúng tôi chia chúng thành bốn nhóm. Thứ nhất là đậu nành nguyên sơ tươi và khô, kế là chúng ta sẽ xem qua một vài hình thức biến chế căn bản, sau nữa chúng ta sẽ khảo sát một số thực phẩm đậu nành truyền thống của các nước Á Châu và sau cùng, chúng ta sẽ xem qua những thực phẩm đậu nành mà chúng sẽ trở thành thực phẩm của nhân loại vào thế kỷ thứ 21. Riêng đậu hũ và sữa đậu nành, vì là một món ăn và uống rất phổ thông hiện nay trên toàn thế giới nên chúng tôi sẽ trình bầy riêng ở hai chương kế.

Trên căn bản, các sản phẩm đậu nành được lưu hành trên thế giới ở dưới ba dạng là hạt, dầu và bột qua phương pháp chế biến lên men hay không lên men.  

Hạt Ðậu Nành Tươi Và Khô

Bắt đầu từ cây đậu nành mà nó có tên khoa học là Glycine Max Merrill thuộc họ đậu (legumes) rồi sinh ra quả mà khi chín có mầu vàng. Mỗi quả có từ một đến bốn hạt. Hạt đậu nành tươi luộc chín ăn rất ngon ngọt. Ở Nhật Bản món luộc tươi này cũng rất phổ thông. Hạt khô có kích thước và hình dạng khác nhau nhưng thường có mầu vàng nhạt. Cũng có mầu đen, tức loại đậu nành hạt đen mà người Trung Hoa cho là rất quý vì có tác dụng chữa bệnh tim, gan, thận, dạ dày và ruột; làm thức ăn tốt cho những người bị bệnh tiểu đường, thấp khớp, mới ốm dậy hay do lao động quá sức.

Hạt đậu nành khô rang là một trong nhiều sản phẩm đậu nành hội nhập vào dòng ăn uống chính của người Hoa Kỳ, có lẽ vì nó tương tợ như hạt đậu phộng rang mà lại bổ hơn.

Giá Sống Ðậu Nành, cũng giống như giá đậu xanh, ăn sống với salad hay xào, phổ thông nhất trong các cộng đồng người Mỹ gốc Ðại Hàn. Giá đậu nành hơi cứng so với giá đậu xanh nhưng có ưu điểm là chứa rất nhiều vitamin C tươi.

Thành Phần Dinh Dưỡng

(1/2 Cup mỗi thứ)

Thành Phần

Ðậu Nành Tươi Nấu Chín

Ðậu Nành Khô Nấu Chín

Giá Ðậu Nành Sống

Calories

60

149

45

Protein

6 g

14,3 g

4,6 g

Total Fat

2 g

7,7 g

2,5 g

Saturated fat

1 g

1,1 g

0,3 g

Monounsaturated fat

 

 

0,3 g

Polyunsaturated fat

 

 

1,3 g

Unsaturated fat

1 g

6,6 g

 

Carbohydrate

3 g

8,5 g

3,9 g

Sugar

3 g

 

 

Fiber

8 g

1,8 g

 

Thiamine

0,5 mg

0,1 mg

0,1 mg

Calcium

40 mg

88 mglron

 

Iron

 

4,4 mg

0,7 mg

Magnesium

 

 

25,2 mg

Sodium

 

 

5,0 mg

Zinc

 

1,0 mg

 

Riboflavin

 

0,3 mg

 

Vitamin C

10 mg

0,21 mg

5,4 mg

Niacin

 

0,3 mg

 

Vitamin B-6

 

0,2 mg

 

Folacin

 

46,2 mg

 

Folate

 

 

60,1 mcg

Sources: Composition of foods: Legumes and Legume Products, U.S. Department of Agriculture, Human Nutrition Information Services; Soyfoods Association of America; Rinzler, Carol Ann, Complete Book of Food (Mahwah, N.J.: World Almanac, 1987); Penington, Jean, and Helen Church, Food Values of Portions Commonly Used (New York: Harper & Row, 1985); Bricklin, Mark, Nutrition Advisor (New York: MJF Books, 1993).

Những sản phẩm Ðậu Nành Phương Tây

Những sản phẩm này, được phát triển tại Tây phương trong nhiều thập niên qua bởi những kỹ thuật cao cấp bao gồm:

Defatted Soy Flour and Grits, chứa từ 50 đến 52 phần trăm protein. Trong tiến trình phá vỡ hạt, người ta lấy chất dầu ra khỏi những mảnh vụn, sau đó đưa qua hệ thống sàng lọc, từ những mảnh vụn lớn, mảnh vụn nhỏ rồi tới bột. Mùi vị như đậu nành nguyên hột. Grits nấu nhanh hơn và có nhiều chất sợi

Soy Protein Concentratres, chứa khoảng 70 phần trăm protein, được làm bởi những mảnh vụn đậu nành nói ở trên sau khi một lần nữa loại bỏ chất dầu và chất carbohydrate hòa tan (soluble carbohydrates). Bột này đắt hơn ba lần loại trên, thường dùng để làm giả thịt bằm (ground meat), thức ăn sáng (breakfast cereals) và thức ăn cho trẻ sơ sinh. SPC được phát triển từ thập niên 1960s.

Soy Protein Isolates, có chứa từ 90 đến 95 phần trăm protein, được chế biến từ defatted soy flakes sau khi loại bỏ tất cả những chất không có giá trị dinh dưỡng, và giá đắt hơn bẩy lần loại đầu tiên nói ở trên. Khoảng 19 phần trăm chất amino acid methionine bị mất trong tiến trình biến chế này. Soy protein isolates là thành phần chính cho các thực phẩm biến chế khác như cheese, soy ice cream, food drink, baby food, cereals, soy hotdogs và special diet foods. SPI được phát triển từ thập niên 1950s.

Textured Soy Proteins, chứa khoảng 52 phần trăm protein, được làm bởi defatted soy flour dưới áp xuất và độ nóng cao để tạo thành sợi (textured), sau đó thêm mầu và gia vị để giống như mùi vị thực phẩm có nguồn gốc thịt. Giá cả loại này không đắt bằng hai thứ trên. Cũng thường được gọi là TVP (Texturized Vegetable Protein).

Thành Phần Dinh Dưỡng

Thành Phần

1 Ounce Soy Protein Isolates

1 Cup Textured Soy Protein

Calories

95

120

Protein

22,60 g

22,0 g

Total fat

0,95 g

0,2 g

Carbohydrate

2,10 g

14,0 g

Fiber

0,07 g

 

Calcium

50,0 mg

170,0 mg

Iron

4,0 mg

4,0 mg

Zinc

1,10 mg

2,7 mg

Thiamine

0,05 mg

 

Riboflavin

0,03 mg

 

Niacin

0,40

 

Vitamin B-6

 

 

Folacin

49,30 mg

 

Sodium

 

7,0 mg

Sources: Composition of foods: Legumes and Legume Products, U.S. Department of Agriculture, Human Nutrition Information Services; Soyfoods Association of America; Rinzler, Carol Ann, Complete Book of Food (Mahwah, N.J.: World Almanac, 1987); Penington, Jean, and Helen Church, Food Values of Portions Commonly Used (New York: Harper & Row, 1985); Bricklin, Mark, Nutrition Advisor (New York: MJF Books, 1993).

Soy Flour, được phát triển từ thập niên 1940, đây là loại protein đậu nành đơn giản nhất. Nó được xay và sàng lọc và có đặc điểm là không có chất tinh bột (starch) nên được dùng như là một loại thực phẩm dietetic foods.

Soy Powder. Soy flour được làm bằng cách xay hột đậu nành sống, ngược lại, soy powder được làm thành bằng cách nấu chín trước khi xay. Nó nhuyễn hơn và ít có mùi đậu nành sống. Nó được dùng làm sữa và bánh.

Dầu Ðậu Nành (Soy oil), là loại dầu thông dụng nhất ở Hoa Kỳ ngày này, chiếm 75 phần trăm trên tổng số các loại dầu bán trên thị truờng. Mặc dầu không có protein, nhưng dầu đậu nành rất giầu chất béo loại không bão hòa đơn thể (polyunsaturated fat) và chất linoleic acid, và giá rất rẻ. Chất hóa thảo lecithin có trong loại dầu đậu nành chưa lọc rất tốt cho bộc óc.  

Sản Phẩm Ðậu Nành Phương Ðông

Những sự hiểu biết về đậu nành thực sự bắt đầu ở Ðông phương và đã trở thành một phần của nền văn hóa Á Châu. Họ đã biến chế thành những thức ăn như là một nghệ thuật của gia đình và từng địa phương. Những thực phẩm này bao gồm đậu hũ, sữa, nước tương, mì căn, tầu hũ ky, tempeh, miso, natto..v..v..

Tempeh, là món bánh làm bằng đậu nành và bột gạo qua dạng lên men, rất phổ thông và nổi tiếng tại Indonesia, được bán trên thị trường dưới hình thức tươi hay đông lạnh. Những bánh này thường thường được chiên dòn và có mầu xám đậm. Họ cũng biến chế Tempeh theo khẩu vị của người Tây phương như Tempeh Burgers, Tempeh với salad và cà chua Sandwiches. Nguyên thủy Tempeh có tại đảo Java trước năm 1750 và ngày nay tại đây có trên 41.000 tiệm làm Tempeh. Tempeh chứa 19 phần trăm protein đậu nành, có nhiều chất xơ và ít chất béo hơn đậu hũ và sữa đậu nành.

Miso, được làm bằng hỗn hợp đậu nành, bột gạo, muối và nước qua dạng lên men, món thực phẩm này rất phổ thông tại Nhật Bản và Trung Hoa. Có sáu loại Miso khác nhau nhưng mỗi thứ đều có chứa khoảng 13 phần trăm protein, 13 phần trăm muối, khai sinh tại Trung Hoa vào năm 722 trước Tây lịch và truyền qua Nhật Bản và ngày nay nó được làm bởi trên 2.000 xưởng tại Nhật và 6 chi nhánh tại Hoa Kỳ.

Bởi vì Miso được làm qua dạng lên men, không có khử trùng bằng phương pháp Pasteurized, nên cần phải để trong tủ lạnh.

Nước Tương (Soy Sauce), cũng là một loại thực phẩm biến chế từ đậu nành qua dạng lên men, rất thông dụng tại các nước Á Châu. Loại nước tuơng chính gốc Nhật Bản gọi là Shoyu, khác với các loại nước tương hiện nay bầy bán tại thị trường Hoa Kỳ. Tương được sản xuất ra từ hỗn hợp đậu nành, gạo nếp, muối, nấm mốc (chất lên men) và nước qua một thời gian ủ mốc từ 3 đến 12 tháng tùy theo loại và quốc gia sản xuất. Trung bình mỗi một muỗng tablespoon chứa khoảng 1029 mg muối nên những người cữ muối nên chú ý.

Ở Việt nam, có nhiều loại tương như tương Tầu, tàu vị yểu, tương Bắc như tương Bần Hưng Yên, tương Cự Ðà hay tương miền Trung hiệu Nam Ðàn. Tương Việt Nam sản xuất không có khử trùng theo phương pháp Pasteur.

Ở Nhật Bản, có ít nhất là năm loại Shoyu khác nhau được chính phủ công nhận. Tương đậu nành làm bằng hỗn hợp hóa học không được chính phủ công nhận. Phần nhiều tương Nhật bán qua Hoa Kỳ là loại shoyu hay “tamari” tức hòan toàn thiên nhiên, ủ lâu đến 12 tháng trong môi trường bình thường, không thêm chất hóa học và chất để lâu (preservative). Tuy nhiên tương Kikkoman bán ở Nhật là loại thiên nhiên còn ở Hoa Kỳ lại là loại synthetic, có thêm chất preservative, nên giá rẻ chỉ bằng một phần ba.

Ở Mỹ, phần lớn nuớc tương bán trên thị trường dưới nhãn hiệu Chinese brand names, là loại synthetic (chemical soy sauce) cũng làm bởi hỗn hợp đậu nành (loại defatted soy meal treated with acid), bột gạo, muối và nước, nhưng thay vì cho men mốc để lên men, nhà chế tạo pha vào chất hóa học, mầu và mùi là thành tương ngay trong một hay hai ngày chứ không cần phải chờ lâu đến 12 tháng như ở Nhật, một tháng ở Việt Nam và ba tháng ở Phi Luật Tân.

 

Thực Phẩm Ðậu Nành Ăn Nhanh (Fast Food)

Số người ăn chay bằng thực phẩm đậu nành càng ngày càng gia tăng tại Hoa kỳ nên các nhà chế tạo thực phẩm đã biến chế thực phẩm đậu nành thành những loại thức ăn nhanh, tiện nghi và bổ dưỡng. Những thực phẩm này không những được bày bán tại các cửa hàng health food stores mà còn được bày bán tại hầu hết các hệ thống siêu thị thực phẩm lớn tại Hoa Kỳ như Vons, Lucky, Hughs..v..v..

Ðể quý dộc giả có đủ tài liệu thông tin về những thực phẩm đậu nành chế biến hiện đại, chúng tôi in lại với sự chấp thuận của Environmental Nutrition, (*) bảng so sánh các loại thức ăn nhanh bằng đậu nành, bao gồm burgers, hotdogs, sausages và món ăn chay chính bữa (vegetarian entrees).

Brand

Serving size

Fat

(g)

Saturated Fat

(g)

Soy Protein (g)

Calories

Sodium (mg)

Fiber (g)

BURGERS

 

 

 

 

 

 

 

Boca Burger Vegan Original

2.50 oz

0

0

12

84

227

5

Natural Touch Vegan Burger

2.75 oz

0

0

 

70

370

3

Lightlife Lightburger

3.00 oz

1

0

 

110

320

 

Morningstar Farms Garden Vege Patty

2.40 oz

4

0.5

 

110

350

4

Green Giant Harvest Burger Original

3.20 oz

4

1.5

18

140

380

5

Green Giant Harvest Burger-Italian Style

3.20 oz

4.5

1.5

17

140

370

4

Natural Touch Okara Patty

2.30 oz

12

2.0

 

160

360

3

HOTDOGS

 

 

 

 

 

 

 

Lightlife Smart Dogs

1.50 oz

0

0

9

40

170

 

Yves Veggie Tofu Wieners

1.30 oz

0.5

0

9

57

247

1

Worthington Food Leanies

1.4 oz

6

1.5

 

110

330

3

Loma Linda Big Frank

1.8 oz

7

1

 

110

240

2

SAUSAGES

 

 

 

 

 

 

 

Lightlife Lean Links Breakfast Sausage

2 links

2.5 oz

6

2

8

120

260

 

Green Giant Breakfast Links

3 links

2.4 oz

5

0.5

12

110

340

4

Morningstar Farms Breakfast Links

2 links

1.6 oz

5

1

 

90

340

2

Worthington Foods Prosage Links

2 links

1.6 oz

9

1.5

 

120

290

2

VEGETARIAN ENTREE

 

 

 

 

 

 

 

Fantastic Foods Mandarin Chow Mein with Tofu

1 cup

5

1

22

330

1130

5

 

Brand

Serving size

Fat

(g)

Saturated Fat

(g)

Soy Protein (g)

Calories

Sodium (mg)

Fiber (g)

Fantastic Foods Shells'n Curry with Tofu

1 cup

6

1

22

440

940

8

Legume Classic Enchiladas

11 oz

8

 

16

270

390

10

Legume Vegetable Lasagna with Sauce

11 oz

8

 

16

240

520

6

Amy's Kitchen Tofu and Vegetable Lasagna

9.5 oz

10

1

 

360

500

4

Amy's Kitchen Macaroni and Soy Cheese

7.5 oz

14

1

 

360

540

4

Amy's Kitchen Vegetable Pot Pie

7.5 oz

18

11

 

360

540

4

Worthington Foods Vegetarian Chicken

Pot Pie

8 oz

27

6

 

450

1080

18

* Foods are ranked within each category according to grams of fat, from lowest to highest.

* Environmental Nutrition 52 Riverside Drive, Suite 15-A, New York, New York 10024-6599.

Sữa Ðậu Nành

Sữa đậu nành là tên gọi của một dung dịch lỏng tiết ra trong tiến trình đầu tiên làm đậu hũ khi hạt đậu nành được xay nhuyễn. Ở Hoa Kỳ, sữa đậu nành đang được cổ võ mạnh mẽ để thay thế sữa bò, vì nó có giá trị dinh dưỡng tương đương và được xem là sạch sẽ hơn, ít bị dị ứng hơn.

Ở Trung Hoa, người dân đã uống loại sữa này cả ngàn năm nay. Sữa tươi nóng sản xuất hàng ngày bầy bán trên vỉa hè. Ở Hong Kong và Ðài Loan, xưởng sản xuất làm việc suốt đêm để sáng sớm giao sữa tươi nóng đến từng nhà. Ở Việt Nam, trong dịp viếng thăm Ðà Lạt vào đầu năm 1998, người viết cũng thấy sữa đậu nành tươi nóng bầy bán trước chợ Ðà Lạt vào mỗi buổi chiều.

Ở Hoa Kỳ, sữa đậu nành đã được du nhập vào lục địa này lâu hơn chúng ta tưởng. Thực tế, sữa đậu nành đầu tiên được sản xuất vào những năm 1920s bởi Dr. John Harvey Kellogg, cha đẻ của việc cải cách ăn sáng bằng cereals với sữa đậu nành. Ngày nay nó rất phổ thông, đặc biệt trong thành phần dân chúng có sự hiểu biết về dinh dưỡng và trong các giới quan tâm đến sức khỏe. Tại tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ, có một làng tên là “The Farm” với dân số hơn 1.000 người, đã sản xuất hơn 80 gallons sữa đậu nành mỗi ngày để cung cấp cho dân làng với giá thật rẻ là 7 cent rưỡi một quart. Người phát ngôn của làng đã tường trình rằng các trẻ em được nuôi lớn và rất yêu thích sữa đậu nành.  

Thành Phần

Sữa Ðậu Nành

Sữa Bò

Sữa Mẹ

Water (gram)

88.60

88.60

88.60

Protein (gram)

4.40

2.90

1.40

Calories (Kcal)

52.00

59.00

62.00

Fat (gram)

2.50

3.30

3.10

Carbohydrates (gram)

3.80

4.50

7.20

Ash (gram)

0.62

0.70

0.20

Calcium (mg)

18.50

100.00

35.00

Sodium

2.50

36.00

15.00

Phosphorus

60.30

90.00

25.00

Iron

1.50

0.10

0.20

Vitamin B-1

0.04

0.04

0.02

Vitamin B-2

0.02

0.15

0.03

Niacin

0.62

0.20

0.20

Source: Standard Tables of Food Composition [Japan] 

Ðược biết, sữa đậu nành dễ dùng, mát, và bổ khỏe, có thể uống nóng, lạnh, trộn với cereal ăn sáng hay biến chế thành sữa chua. Vì có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả lại rẻ, nên nó đang trở thành một phần dinh dưỡng của chúng ta hàng ngày.

Trên cơ sở dinh dưỡng, sữa đậu nành có giá trị tương đương với sữa bò, như chúng ta xem bảng so sánh nêu trên và những điểm phân tích dưới đây:

Theo bảng so sánh trên chúng ta thấy rằng, sữa đậu nành chứa nhiều hơn 51 phần trăm protein, 16 phần trăm ít hơn carbohydrate, 12 phần trăm ít hơn calories và 24 phần trăm ít hơn chất fat. Trong khi ấy, sữa đậu nành chứa nhiều hơn 15 lần chất sắt iron và đặc biệt không cholesterol. Sau cùng sữa đậu nành không có các chất hóa học và chất cặn của các loại thuốc anti-biotic hoặc các chất kích thích tố BGH (Bovine Growth Hormone) mà sữa bò thường bị nhiễm.

Bởi vì sữa đậu nành ít calcium hơn sữa bò và sữa mẹ, nên nó thường được pha trộn thêm calcium hay calcium lactate khi làm thành sữa uống cho trẻ sơ sanh và kết quả cho thấy là sữa đậu nành tốt hơn sữa bò vì trẻ sơ sanh không bị dị ứng.

Trong thập niên 1950s, sữa đậu nành được sản xuất thương mại hàng loạt dưới hình thức chai, “non-carbonated soft drink”. Nhằm thay thế các sản phẩm giải khát không calories bằng soymilk drink với protein và các chất dinh duỡng khác, sản phẩm giải khát mới này đã có bộ mặt mới với những khẩu hiệu quảng cáo nhấn mạnh về sức khỏe và dinh dưỡng. Vitasoy, nhà sản xuất sữa đậu nành loại này đầu tiên trên thế giới, có trụ sở tại Hong Kong, đã sản xuất hàng loạt với giá rẻ chỉ bằng 1/3 lon Coca Cola. Năm 1974, Vitasoy đã bán ra hơn 150.000.000 chai 61/2 ounces mỗi năm, trở thành loại nước uống bán chạy nhất (best selling soft drink) ở Hong Kong.

Sau thành công của Vitasoy ở Hong Kong là Vitabean, một nhà sản xuất sữa đậu nành ở Singapore. Ðến cuối thập niên 1960s, Vitabean hợp doanh cùng với Hoa Kỳ sản xuất sữa đậu nành bán tại thị trường Nam Mỹ với nhãn hiệu Puma. Không lâu sau đó, đại công ty Coca Cola quyết định chiến lược mới, thay vì tìm cách triệt hạ soybean drink, họ tự mở nhà máy sản xuất sữa đậu nành tại Rio De Janeiro sản xuất Saci. Và tại Ấn Ðộ, Phi Châu, sữa đậu nành với protein đã thịnh hành với giá bán chỉ bằng một phần tư giá sữa bò hay dê.

Thừa nhận giá trị dinh dưỡng của loại nước uống mới này, ba tổ chức quốc tế liên hệ đến y tế và thực phẩm là UNICEF, FAO và WHO đã công nhận sữa đậu nành là loại thức uống bổ dưỡng. Tổ chức sức khỏe thế giới WHO (The World Health Organization) còn đi xa hơn nữa là xây cất nhà máy sản xuất sữa đậu nành một triệu dollars tại Indonesia và một cái khác ở Philippine.

Ở Phương Tây, sự thừa nhận giá trị của sữa đậu nành trở nên lớn mạnh, phần lớn nhờ ở công trình của Dr. Harry W. Miller. Vào năm 1936, trong khi làm việc tại Shanghai với tư cách “medical missionary”, Bác sĩ Miller đã bắt đầu thực hiện sữa đậu nành vào chai hàng loạt và phân phối hàng ngày. Cũng nhờ vào các nỗ lực của ông mà sữa đậu nành với kỹ thuât pha trộn (fortified) vitamins và chất khoáng đã du nhập vào Hoa Kỳ, phần lớn cho trẻ em. Giấc mơ suốt đời của ông là nhìn thấy sữa đậu nành có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng có trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Thật là một nhà khoa học đầy từ tâm.

Các công trình nghiên cứu của Bác Sĩ Miller và của các nhà dinh dưỡng học khác trên thế giới, căn cứ vào thực nghiệm của một số lớn trẻ sơ sinh và trẻ em, đã cho thấy kết luận rõ ràng rằng sữa đậu nành có thể dùng như là một loại sữa thay thế toàn hảo và hữu dụng cho sữa bò. Khi pha trộn thêm một số chất dinh dưỡng như sulphur, calcium, vitamin A, B, C, và D, cũng như lược bớt chất phytate và chất phytoestrogens, sự cân bằng dinh dưỡng của sản phẩm đã đạt đến vị trí lý tưởng của baby food. Năm 1937, Bác sĩ Miller đã đạt được bản quyền loại sữa cho trẻ sơ sinh đầu tiên mang tên Soyalac. Giá thành sản xuất loại sữa này chỉ bằng phân nửa loại sữa bò cho trẻ sơ sinh.

Cũng chính vì giá trị dinh dưỡng cao và giá thành rẻ, có thể trong tương lai sữa đậu nành nói chung và sữa cho trẻ em nói riêng sẽ thay thế thị trường sữa bò, nên đã bắt đầu có sự đánh phá dai dẳng của kỹ nghệ sản xuất sữa Hoa Kỳ qua những tài liệu nghiên cứu thuê viết dưới hình thức tài trợ học bổng cho các sinh viên viết luận án Cao Học hay Tiến Sĩ của một vài trường đại học không tên tuổi.

Ðể thẩm định các kết quả nghiên cứu, hội nghị quốc tế lần thứ 2 về vai trò của đậu nành trong việc ngăn ngừa và trị liệu bệnh đã được tổ chức tại Brussells, Belgium từ ngày 15 đến 18 tháng 09 năm 1996 để thảo luận về sữa đậu nành cho trẻ sơ sinh và hội nghị đã công bố kết quả của các nghiên cứu là không có một tác dụng xấu nào.

Ở Nhật Bản cũng như ở Hong Kong và Hoa Kỳ, sữa đậu nành nước được vô hộp giấy và sữa đậu nành bột trong lon được bầy bán ở các tiệm health food stores và một số siêu thị. Sữa cho baby bầy bán tại các nhà thuốc tây và siêu thị, ngoài Soyalac, còn có Bonlac, GerberSoy, Nursoy và Isomilk.

Không như các bác sĩ ở nước khác, nhiều bác sĩ Nhật Bản đã nhìn sữa đậu nành, như là một loại dược phẩm thiên nhiên có tác dụng hữu hiệu ngăn ngừa bệnh tiểu đường (vì ít chất bột), các chứng bệnh gây nên bởi tình trạng xơ cứng động mạch, như bệnh cao áp huyết, bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tai biến mạch máu não (vì không có cholesterol, ít chất béo và rất giầu chất lecithin và linoleic acid); và bệnh thiếu hồng huyết cầu (vì có nhiều iron và có tác dụng kích thích sự sản xuất hemoglobin).

So sánh với đậu hũ, sữa đậu nành có vẻ tiện lợi hơn, dễ làm, làm nhanh và nhiều protein hơn đậu hũ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất sữa đậu nành đã khai triển phương pháp làm đậu nành có nhiều mùi vị khác nhau để thỏa mãn vị uống của nhiều người. Họ cũng áp dụng các kỹ thuật cao cấp để sản xuất, như là xay nhuyễn hỗn hợp đậu nành và nước nóng ở nhiệt độ cao 238 độ F (129 độ C) trong 8 phút, kỹ thuật vô hộp giấy có thể lưu trữ cả năm nếu như không mở ra, và kỹ thuật khử trùng theo phương pháp Pasteur ở sức nóng 293 độ F trong vài giây (145 độ C) vào cuối giai đoạn sản xuất.

Có nhiều phương pháp làm sữa đậu nành theo công nghiệp hiện đại hay thủ công tại gia đình.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một trong những quy trình chế biến áp dụng tại gia đình hay tiểu công nghệ. Quy trình này là kỹ thuật xay nhuyễn hỗn hợp đậu nành và nước ở nhiệt độ sôi do viện đại học Cornell University phát triển. Phương pháp này nhanh, dễ làm hơn những phương pháp cổ truyền khác, và nhất là nó làm cho chất enzymeẲ “lipoxygenase” không hoạt động (inactivate), phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein. Nó cũng có tác dụng giảm mùi ngái của đậu nành và tạo cho sữa đậu nành có mùi vị giống như sữa thiệt.

Sữa đậu nành chứa khoảng 3,7 phần trăm protein và mất khoảng 20 phút thực hiện, giá thành độ 11 cent một quart. (1 quart= 4 cups=0,946 liters

 

Cách Làm Sữa Ðậu Nành Tại Nhà

(Một cup rưỡi hạt đậu nành với 12 cups nước sẽ cho khoảng 7 đến 8 cups sữa.)

-Vật liệu gồm có một cup rưỡi hạt đậu nành khô mua ngoài chợ. Nên chọn mua loại hạt đậu mới dưới một năm, hạt to và đều, tròn, vỏ mỏng, mầu vàng nhạt. Ðem ngâm hạt đậu trong khoảng 10 tiếng đồng sau khi rửa sạch.

-Khoảng 12 cup nước sôi (boiling water).

 

1.      Ðậu đã ngâm để nguyên vỏ cho ráo nước, xong cho vào nồi và đổ vào 12 cups nuớc.

2.      Ðun sôi khoảng một phút rồi múc ra một phần ba cả nước lẫn đậu bỏ vào máy xay ở tốc độ cao trong một phút hay cho đến khi thật nhuyễn, xong đổ qua một nồi khác có phủ vải lọc, lọc lấy chất sữa, bỏ bã, vắt kỹ để được nhiều sữa.

3.      Tiếp tục làm như vậy hai phần còn lại.

4.      Sữa sau khi lọc xong đem đun sôi ngay trong khoảng 7 phút. Nên nhớ khi gần sôi, phải hạ lửa xuống thấp để tránh tràn ra ngoài.

5.      Trước khi tắt lửa bạn có thể cho đường, bột vanilla, bột carob, mocha hay coffee vào, theo sở thích của bạn.

6.      Bạn có thể uống nóng hay lạnh. Sữa đậu nành không để ngoài lâu được mà phải để trong tủ lạnh sau khi nguội, có thể dùng được trong một tuần. Cũng có thể để đông lạnh nếu muốn để lâu hơn. 

Với quy trình chế biến sữa đậu nành của Viện Ðại Học Cornell nói trên, được xem là mới nhất và được phần lớn các nhà sản xuất hiện nay áp dụng. Tưởng cũng nên biết, một kỹ thuật khác mà một số nhà sản xuất còn áp dụng là họ ngâm hạt đậu nành vào nước sôi hai lần, mỗi lần để sôi trong 5 phút. Lần đầu nước có pha 0,05% hóa chất sodium hydrogen carbonate (NaHCO 3), lượng nước nhiều gấp 5 lần lượng hạt. Lần thứ nhì nước có pha 0,04 % hóa chất sodium hydrogen carbonate (NaHCO 3), lượng nước nhiều gấp 10 lần lượng đậu. Sau đó họ mới nghiền cùng với nước lần thứ nhì, thành chất sữa.

Việc ngâm nước và xử lý nhiệt vào hạt đậu trước khi, trong khi hay sau khi nghiền thành chất sữa là điều cần thiết để phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein, đồng thời ngăn cản sự phát triển mùi hạt đậu ngai ngái, còn việc trộn thêm hóa chất sodium hydrogen carbonate (NaHCO 3), là để tẩy cho có mầu trắng. Chất hóa học này còn lại trong sữa là một điều không tốt. Người viết không biết rõ các nhà sản xuất sữa đậu nành người Mỹ gốc Việt Nam hay tại Việt Nam áp dụng kỹ thuật nào.

Sữa đậu nành được bày bán trên thị trường Hoa Kỳ hiện nay gồm có rất nhiều công ty sản xuất và nhiều thể loại cũng như mùi vị khác nhau: loại thường (regular), loại low fat, loại có thêm vitamin, loại mùi nguyên thủy, mùi vanilla, và mùi carob. Dưới đây là bảng kê khai thành phần dinh dưỡng ba loại tiêu biểu:

Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng Sữa Ðậu Nành

(1 Cup)

Thành Phần

Dinh Dưỡng

Regular

Soy Milk (*)

Reduced Fat

Soy Milk (*)

Vitamin-fotified (1)

Calories

140

100

130

Protein (grams)

10 g

4 g

10 g

Total Fat (grams)

4 g

2 g

4 g

Saturated fat (grams)

0,5 g

0

0,5 g

Cholesterol

0

0

0

Total Carbohydrate (g)

14 g

16 g

13 g

Sugar

 

 

7 g

Sodium

120 mg

100 mg

105 mg

Potassium

 

 

440 mg

Iron

1.8 mg

0.6 mg

 

Riboflavin

0.1 mg

0.11 mg

 

Calcium

80 mg

80 mg

20% DV

Vitamin A

 

 

30% DV

Vitamin E

 

 

10% DV

Thiamine (B-1)

 

 

10% DV

Niacin (B-3)

 

 

04% DV

Pantothenic acid (B-5)

 

 

06% DV

Pyridoxin hyd (B-6)

 

 

08% DV

Folate (B-9)

 

 

10% DV

Vitamin B-12

 

 

50% DV

Phosphorus

 

 

15% DV

Magnesium

 

 

15% DV

Zinc

 

 

06% DV

Biotin (Vitamin H)

 

 

04% DV

(*) Sources: Composition of foods: Legumes and Legume Products, U.S. Department of Agriculture, Human Nutrition Information Services; Soyfoods Association of America; Rinzler, Carol Ann, Complete Book of Food (Mahwah, N.J.: World Almanac, 1987); Penington, Jean, and Helen Church, Food Values of Portions Commonly Used (New York: Harper & Row, 1985); Bricklin, Mark, Nutrition Advisor (New York: MJF Books, 1993).

(1)     EdenSoy Extra Original Soy Milk

Sữa đậu nành bán trên thị trường Việt Nam ở vùng Little Saigon do các cơ sở thương mại Việt Nam sản xuất, cũng như sữa đậu nành làm tại gia đình, có thể được xếp loại regular soy milk. Tuy nhiên, sữa đậu nành tốt nhất là loại sữa có pha trộn thêm (fortified) vitamin và calcium chứa trong hộp giấy bày bán tại các cửa hàng health food stores.

Không phải tất cả đều có pha vitamin và calcium, vì thế bạn đọc nên đọc kỹ nhãn hiệu thực phẩm để biết rõ. Người ăn thuần thực phẩm rau đậu cần loại sữa có vitamin B-12 và calcium. Hãy dùng bảng kê khai các loại sữa đậu nành dưới đây để chọn lựa. Hàm lượng cần thiết do USDA yêu cầu calcium cho người dân Hoa Kỳ là 1 gram cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Hàm lượng này bằng 1.000 milligrams. Nếu nhãn hiệu thực phẩm nói rằng “Calcium 20 percent” có nghĩa là một serving sữa có chứa 200 milligrams, hay 20 phần trăm hàm lượng calcium hằng ngày cần.

Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng Sữa Ðậu Nành Các Loại

 

Brand & Flavor

Milligrams of
calcium per
1 cup

Calories
per
1 cup

Grams of protein
per 1 cup

Grams of
fat per
1 cup

EdenSoy Extra Original

200

130

10

4

EdenSoy Extra Vanilla

200

150

6

3

Fat-Free Soy Moo

400

110

6

0

Westsoy Plus Plain

300

130

6

4

Westsoy Plus Vanilla

300

150

6

4

Westsoy Plus Cocoa

300

190

6

4

Westsoy Lowfat Plain

200

90

4

2

Westsoy Lowfat Vanilla

200

120

4

2

Westsoy Non Fat Plain

200

80

3

0

Westsoy Non Fat Vanilla

200

80

3

0

Silk

300

80

4

2.5

Silk Chocolate

300

100

4

2.5

Pacific Lite Plain

300

100

4

2.5

Pacific Lite Vanilla

300

110

4

2.5

Pacific Lite Cocoa

350

160

4

2

Pacific Ultra-Plus Plain

300

160

6

5

Pacific Ultra-Plus Vanilla

300

170

6

5

Solair Original

(dry instant made from

soybeans )

300

110

5

3

Solair Chocolate

200

114

5

3

Solair Vanilla Bean

200

98

3

2

Better Than Milk?Plain Light (dry instant made from tofu)

500

80

2

5

Better Than Milk? Vanilla

500

90

2

5

Better Than Milk? Plain

80

100

2

2.5

Better Than Milk?Carob

350

114

2

2

Better Than Milk? Chocolate

350

98

1

2

 

 

Sữa đậu nành trẻ sơ sinh

(SOY-BASED INFANT FORMULA) 

Soy-based infant formula tương tự như các loại sữa cho trẻ sơ sinh formula khác, nhưng chỉ khác nền tảng, là bột protein đậu nành (protein isolate powder) thay vì protein thịt có trong sữa bò. Soy formula cung cấp đầy đủ và quân bình các chất sinh tố vitamins và chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.

Cháu ngoại của người viết, sau một tháng không thích hợp với sữa bò vì bị dị ứng lẫn tiêu chảy nên bác sĩ đã cho đổi qua sữa đậu nành trẻ sơ sinh hiệu Isomilk. Kể từ đó mọi dị ứng và xáo trộn đường tiêu hóa biến mất. Ðến hơn một tuổi cháu uống bằng sữa đậu nành người lớn EdenSoy.

Thật ra có những trẻ thích hợp với sữa bò formula nhưng cũng có những trẻ thích hợp với soy based formula. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì sữa đậu nành trẻ sơ sinh ngăn ngừa được các bệnh dị ứng và xáo trộn hệ thống tiêu hóa mà sữa bò thường có. Ðặc biệt nhất là sữa đậu nành có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư vú (breast cancer) và ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) về sau, bởi vì các nhà khoa học đã tìm thấy chất IGF-I (Insulin-like Growth Factor One), một chất có khả năng sinh ra mầm mống ung thư (carcinogen) có trong sữa bò. Ú

Tưởng cũng nên biết thêm, kỹ nghệ sản xuất sữa Hoa Kỳ hiện nay đang biến những con bò thành những máy sản xuất sữa với kỹ thuật sinh vật (biotech milk) bằng cách thường xuyên chích vào chúng những lượng kích thích tố tăng trưởng BGH (Bovine Growth Hormone) nhằm gia tăng hơn hai mươi phần trăm số lượng sữa sản xuất.Ú Hậu quả là trong sữa bò có chứa một lượng cao chất IGF-I. Vì thế bác sĩ Samuel S. Epstein, chuyên gia quốc tế nổi tiếng về độc tố, đã khuyến cáo rằng các phụ nữ từ khi còn trong bào thai cho đến khi chết sẽ chịu thêm những nguy cơ về chứng bệnh ung thư vú gây nên bởi việc uống sữa bò có chích kích thích tố BGH.

Sữa soy-based formula được bán trên thị trường dưới ba hình thức: loại lỏng đậm đặc, loại bột và loại dùng ngay (ready-to-feed). Giá cả thay đổi tùy theo nhãn hiệu.

Ready-to-feed thường đắt hơn hết. Còn hai loại kia (liquid concentrate and powder) cần phải pha với nước trước khi dùng, nhưng đòi hỏi nhiều cẩn thẩn vì phải tránh tối đa vấn đề nhiễm trùng.

Hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ và thế giới có bày bán nhiều loại sữa trẻ sơ sinh khác nhau như Bonlac, GerberSoy, Nursoy, Isomilk, Alsoy, và Prosobee. Dưới đây là bảng so sánh các chất dinh dưỡng chánh của ba loại sữa tiêu biểu với tiêu chuẩn đề nghị của American Academy of Pediatrics (AAP) Guidelines: (5 fluid ounces)

 

Nutrients

AAP *

Alsoy**

Prosobee***

Isomilk****

Protein (g)

1,8-4,5

2,80

3,00

2,45

Fat (g)

3,3-6,0

4,95

5,30

5,46

Calcium (mg)

60,0

105,00

94,00

105,00

Iron (mg)

1,5-2,5

1,80

1,88

1,80

* American Academy of Pediatrics guidelines.

** Alsoy ia a registered trademark of Carnation

*** ProSobee is a registered trademark of Mead Johnson Nutritional.

**** Isomil is a registered trademark of Ross Laboratories. 

Tưởng cũng nên nói thêm ở đây, trong kỳ hội nghị quốc tế lần thứ hai về đậu nành tại Brussells, Thụy Ðiển từ 15 đến 18 tháng 8 năm 1996, các khoa học gia đã tường trình những kết quả nghiên cứu về sữa đậu nành trẻ sơ sinh. Họ đã kết luận là soy based formula, (low phytate soy isolate formula và hydrolyzed soy isolate formula) đã không có bất cứ một phản ứng xấu nào sau khi đã thử nghiệm 145 trẻ sơ sinh có tuổi từ 2 đến 5 tuần trong 3 tuần lễ.  

 

Ðậu hũ (TOFU) 

Ðậu hũ là thực phẩm làm bằng đậu nành mà hầu như ai cũng biết đến, là món ăn rất phổ biến ở thành thị cũng như thôn quê tại nhiều quốc gia Á Châu, đặc biệt là Ðại Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.

Ðậu hũ là tên miền Nam Việt Nam gọi, miền Bắc gọi là đậu phụ, tiếng Trung Hoa phổ thông là toufo và tiếng Nhật là o-tofu (chữ o có nghĩa là honorable, như danh xưng gọi ông Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ là Honorable Senator).

Có những sử liệu cho hay là những nơi làm đậu hũ đầu tiên là chùa và tu viện Phật giáo và những người sáng chế ra món này là các vị sư Phật giáo Trung Hoa. Ðậu hũ được du nhập qua Nhật Bản theo những vị sư hoằng pháp và mới đầu nó chỉ được phổ biến trong tu viện và giới xã hội thượng lưu, có lẽ vì thế mà có tên là o-tofu.

Ngày nay, ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản cũng như Ðại Hàn hầu như ai cũng ăn đậu hũ, người giầu cũng như kẻ nghèo, người theo đạo Phật cũng như người theo các tôn giáo khác.

Ðậu hũ dễ ăn, dễ sử dụng để biến chế ra nhiều món ăn ngon và bổ khác thích hợp cho nhiều lứa tuổi, kể cả sữa cho trẻ em và người già. Ðậu hũ còn là món ăn, xem như dược phẩm, có tác dụng ngăn ngừa nhiều thứ bệnh tật.

So với đậu nành, đậu hũ dễ tiêu hóa do tiến trình chế biến đã loại bỏ những chất khó tiêu và chất cặn bã. Ở Trung Hoa đậu hũ được mệnh danh là thịt không xương và trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng từ ba đến bốn ounces một ngày.

Nói một cách tổng quát, đậu hũ được làm từ sữa đậu nành sau khi bỏ thêm chất làm đông (curdling agent, coagulant) để cho đông đặc, sau đó ép thành từng miếng.

Chất làm đông sữa đậu nành thành đậu hũ thường là dung dịch muối biển (natural sea salt water) mà truyền thống làm đậu hũ Nhật thường dùng, có tên là natural nigari. Nhiều nhà sản xuất đậu hũ ngày nay dùng thạch cao tức chất vôi có tên khoa học là calcium sulfat làm chất đông với nhiều lợi ích như sản lượng được nhiều, hình thể mịn màng và làm cho đậu hũ có nhiều chất calcium, một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể.

Dung dịch muối biển làm đông có vị ngon thơm hơn, có thể lấy từ ngoài biển khơi hay dùng muối biển hấp hơi để tan thành dung dịch muối.

Chất chua như chanh hay dấm cũng có thể làm chất đông nhưng không được các nhà sản xuất đậu hũ dùng vì nó cho sản lượng thấp, vị hơi chua và không tồn trữ được lâu. Ở Trung Hoa, những vùng gần núi họ dùng chất vôi nguyên chất làm chất đông, ngược lại những vùng gần biển, họ dùng nước muối biển làm chất đông.

Có ba loại đậu hũ phổ thông nhất ngày nay ở Hoa Kỳ là loại loại cứng (firm), loại mềm (soft) và loại silken tofu. Loại cứng thường là loại được ép hết chất nước trong tiến trình làm đậu hũ. Ngược lại loại mềm không ép hay ép rất nhẹ. Còn loại silken tofu là loại mềm hơn loại soft, được chế tạo bằng một phương pháp hơi khác hai lối kia. Loại đậu hũ cứng thường có nhiều protein và cung cấp nhiều ca lô ri hơn.

Ðậu hũ được sản xuất tại Hoa Kỳ mà nhà sản xuất là người Hoa Kỳ gốc Nhật, Trung Hoa và Ðại Hàn, thường để trong hộp polyethylene có chứa nước, seal kín, và khử trùng bằng phương pháp Pasteur ngâm trong nước sôi hay hot steam, xong dán nhãn hiệu thực phẩm ở phía ngoài. Loại này có để ngày hết hạn, nên có thể để lâu trong tủ lạnh.

Ngược lại, đậu hũ sản xuất bởi những nhà sản xuất Hoa Kỳ gốc Việt Nam thường gói trực tiếp bằng loại poly vinil film, một loại tương tự như plastic mỏng, thường không có dán nhãn hiệu thực phẩm, không có ghi ngày hết hạn, cũng không được ngâm trong nước, và người viết không biết rõ là có được khử trùng bằng phương pháp Pasteur không? Ðối với loại này, nếu không dùng ngay, cần phải được ngâm trong nước, và thay nước mới hằng ngày. Cũng nên nấu sôi trước khi ăn.

Ðậu hũ là loại thực phẩm dễ bị hư nên cần phải thay nước ngâm hàng ngày và để trong tủ lạnh có nhiệt độ dưới 40 độ Fahrenheit.

Nếu bạn không tìm thấy đậu hũ bán ở các tiệm thực phẩm, bạn có thể làm tại nhà mà không có gì khó khăn lắm. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của ba loại đậu hũ thường dùng:làm đậu hũ tại gia 

Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng Ðậu Hũ

(4 ounces)

Nutrients

Firm Tofu

Soft Tofu

Silken Tofu

Calories

120

86

72

Protein (gm)

13

9

9,6

Fat (gm)

6

5

2,4

Saturated Fat (gm)

1

1

0

Carbohydrates (gm)

3

2

3,2

Calcium (mg)

120

130

40

Sodium (mg)

9

8

76

Cholesterol (mg)

0

0

0

Iron (mg)

8

7

1

Fiber (mg)

1

0

0

% of calories from protein

43

39

53

% of calories from

carbohydrate

10

9

17

% of calories from fat

45

52

30

 

Sources: Composition of Foods: Legumes and Legume Products. United States Department of Agriculture, Human Nutrition Information Service, Agriculture Handbook 8-16. Revised 12-1986.

Ðậu hũ là sản phẩm của đậu nành, có từ lâu đời tại Trung Hoa và được truyền qua Nhật Bản, Ðại Hàn, Việt Nam và các nước khác tại Á Châu cũng như vượt biên sang Hoa kỳ.

Qua một quá trình lịch sử lâu dài như thế, nên cũng có nhiều cách làm đậu hũ. Trong chương trước chúng tôi có đề cập đến quy trình làm sữa đậu nành, giai đoạn đầu tiên của tiến trình làm đậu hũ, theo kỹ thuật xay nhuyễn hỗn hợp đậu nành và nước ở nhiệt độ sôi do viện đại học Cornell University phát triển. Mục đích của kỹ thuật nầy là làm cho chất xúc tác (enzyme) lipoxygenase bất hành hoạt (inactivate), phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự hấp thụ tiêu hóa protein, và đồng thời giảm mùi ngái của đậu nành và tạo cho sữa đậu nành có mùi vị giống như sữa thiệt. Trong chương nầy chúng tôi trình bầy cách làm đậu hũ truyền thống và rất dễ làm tại gia (xay nhuyễn, vắt lấy sữa xong mới nấu sôi). 

Dụng Cụ Và Vật Liệu 

·        Một cái nồi, hay cái thau hoặc bất cứ cái gì có thể chứa được 4 cups nước và 1 cup hạt đậu nành ngâm qua đêm (10 đến 12 tiếng đồng hồ).

·        Máy xay trái cây.

·        Một cái nồi cỡ 4 quart (4-quart saucepan).

·        Hai cái thau

·        Một tấm vải lọc.

·        Một vật nặng khoảng từ 3 đến 5 pounds. Có thể là một bình nước, dùng để ép đậu hũ.

·        Một cup để đo lường.

 

Ðể làm một pound đậu hũ tươi, bạn cần ba thứ:

 

·        1 cup hạt đậu nành khô (dried soybean)

·        21/4 teaspoons Epsom salts hòa tan trong 1-cup nước.

·        Nước lọc (drinking water hay spring water). 

Nếu bạn muốn sản xuất nhiều đậu hũ hơn, bạn gia tăng lượng đậu nành và muối Epsom theo tỷ lệ nêu trên. Hai cups đậu nành sẽ cho chúng ta hai pounds đậu hũ tươi..v..v..

Công thức trên dùng 21/4 teaspoons Epsom salts, đủ để làm đông sữa đậu nành tiết ra từ 1 cup hạt đậu nành khô. Epsom salt, hay còn gọi là magnesium sulfat, có bán tại các siêu thị và nhà thuốc tây. Ðừng nhầm lẫn với hóa chất sulfites, thường dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để chống lên mầu nâu. Epsom salts thường dùng để hòa nước tắm hay ngâm chân.

Mặc dù chúng tôi đề nghị dùng Epsom salts bởi vì giá rẻ và dễ kiếm mua, lại cho đậu hũ có mùi thơm ngon, nhưng bạn cũng có thể dùng nigari, một chất muối thiên nhiên lấy từ ngoài biển khơi, hay nước trái chanh nguyên chất, hoặc dấm vinegar hay chất calcium sulfat, mà người Việt chúng ta thường hay gọi là thạch cao.

Phần lớn nigari, hay có tên hóa học là magnesium choride, lấy từ ngoài biển Nhật Bản. Chất muối thiên nhiên nầy đắt hơn muối Epsom, có bán tại các siêu thị Nhật và health food stores, được một số nhà sản xuất đậu hũ Nhật Bản và Trung Hoa tại Hoa Kỳ dùng. Thạch cao (calcium sulfat), cũng được nhiều công ty sản xuất đậu hũ dùng làm chất đông vì nó cho sản lượng nhiều.

Cả hai loại muối Epsom salts và nigari salts làm đậu hũ có mùi thơm ngon ngọt. Nếu dùng chanh hay dấm để làm chất đông thì đậu hũ có mùi hơi chua. Dùng thạch cao (calcium sulfat), cũng còn gọi là gypsum, cho đậu hũ nhiều, nhẹ, và mịn hơn, nhưng rất khó tìm mua tại các chợ.

Nước tốt và sạch cũng góp phần vào mùi vị ngon ngọt của đậu hũ. Chúng ta không nên dùng nước thành phố (tap water) và nước cất (distilled water) mà nên dùng loại nước lọc (drinking water) hay nước suối (spring water).

 

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Tiến trình làm đậu hũ được chia ra làm hai giai đoạn: (1) giai đoạn làm sữa đậu nành và (2) giai đoạn làm đậu hũ. Phần lớn công việc là ở giai đoạn đầu. 

Giai Ðoạn Thứ Nhất: Chế Tạo Sữa Ðậu Nành

Như chúng ta biết, sữa bò làm ra cheese. Cũng thế, sữa đậu nành làm ra đậu hũ. So sánh với sữa bò, sữa đậu nành không có cholesterol, ít chất béo, nhiều protein, nhưng ít calcium. Tuy nhiên, qua tiến trình làm đông tụ với calcium sulfat, đậu hũ lại có nhiều calcium, nên rất tốt.

 1.      Thứ nhất, ngâm 1 cup hạt đậu nành khô trong một cái thau chứa 4 cups nước sau khi đã rửa sạch, trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ (lối của người Nhật và Trung Hoa), hay từ 5 đến 6 giờ (lối của người Việt Nam trong nước)

2.      Ðổ nước cho ráo sau khi đã ngâm như nói ở trên, rồi múc từng đợt một vào máy xay sinh tố (blender), xay cho nhuyễn trong khoảng 2 phút, Mỗi đợt gồm 1 cup đậu nành đã ngâm và 1 cup rưỡi nước.

3.      Múc dung dịch đậu nành vừa xay nhuyễn, đổ qua một cái thau có phủ vải lọc, lọc lấy chất sữa, bỏ bã, vắt kỹ để được nhiều sữa.

4.      Ðổ tất cả dung dịch đậu nành đã xay vào nồi cùng với 5 cups nước nữa, đặt lên bếp lửa cho sôi trong khoảng 10 phút. Nên nhớ khi gần sôi, phải hạ lửa xuống thấp để tránh tràn ra ngoài và luôn luôn khuấy đều để tránh khê. Việc xử lý nhiệt như vậy là để phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein.

 Giai Ðoạn Thứ Hai: Làm Ðậu Hũ 

1.      Hạ lửa cho nhiệt độ xuống còn 180 độ F (lúc sủi bọt).

2.      Pha 21/2 teaspoons Epsom salt trong 1 cup nước thành dung dịch muối. Xong đổ 1/3 cup vào dung dịch sữa trong nồi đang gần sôi, khuấy đều cho sữa đông tụ. Khi sữa bắt đầu đông tụ, đổ thêm 1/3 cup nữa, tiếp tục khuấy đều rồi để yên trong khoảng 8 phút. Ðổ 1/3 còn lại, xong để yên trong 4 phút nữa.

3.      Sau khi sữa đông tụ hoàn toàn, múc chúng đổ qua khuôn gỗ, lũng đáy, có phủ vải lược, gấp lại và dùng sức nặng khoảng từ 3 đến 5 pounds đè lên để ép nước ra ngoài trong khoảng một tiếng đồng hồ là thành hình khuôn đậu hũ (độ cứng hay mềm của đậu hũ tùy thuộc thời gian ép lâu hay mau).

4.      Sau đó lấy đậu hũ ra, ngâm vào nước, rồi cất trong tủ lạnh để tồn trữ trong một tuần.

 Trong tiến trình làm đậu hũ, giai đoạn ngâm và xay đậu nành có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ và chất lượng đậu hũ. Nước dùng làm đậu hũ phải trong sạch và trung tính, cứ một pound hạt đậu nành sản xuất được từ 3 đến 4 pound đậu hũ và giá thành chỉ bằng một phần năm giá đậu hũ mua ở ngoài thị trường.

 

CHỌN MUA MÁY LÀM SỮA ÐẬU NÀNH

Tâm Linh

Hầu như ai cũng biết sữa đậu nành được làm bằng hạt đậu nành và thường do các nhà kỹ nghệ làm sữa đậu nành sản xuất để cung ứng cho thị trường tiêu dùng với giá bán trung bình khoảng $1.25 cho 1/2 gallon sữa.  Việc làm sữa đậu nành trong phạm vi gia đình thường theo lối cổ truyền, mất nhiều thì giờ và công sức, và cũng do nhu cầu dùng sữa càng ngày càng gia tăng, nên nhiều nhà chế tạo đã làm ra loại máy dùng trong gia đình để sản xuất sữa nóng tại gia với giá thành khoảng $0.10 cho 1/2 gallon sữa. 

Hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ có nhiều loại máy làm sữa đậu nành với giá bán và phẩm chất khác nhau.  Bài viết này nhằm giúp quý bà nội trợ có thêm những thông tin cần thiết khi quyết định mua một máy làm sữa đậu nành.

 Trước tiên là yếu tố xử dụng phải đơn giản.  Ðiều này rất cần thiết vì đa số người xử dụng sẽ là quý bà và quý cô nội trợ.  Máy cần được chế tạo với ít cơ phận để việc xử dụng cũng như việc chùi rửa dễ dàng.

Ðiều quan trọng thứ hai là phương pháp làm sữa đậu nành.  Cho đến nay, theo các nhà khoa học, phương pháp chế tạo sữa đậu nành tốt nhất, hiện áp dụng tại các công ty sản xuất sữa đậu nành ở Hoa Kỳ, là xay nhuyễn hỗn hợp đậu nành và nước ở nhiệt độ nóng cao.   Phương pháp này nhanh, dễ làm hơn những phương pháp cổ truyền khác và nó có tác dụng phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein và làm giảm mùi vị “beany taste”.  Máy làm sữa đậu nành dùng tại gia đình cũng phải áp dụng phương pháp này.  Tiến trình vừa làm nóng mà không làm sôi nước, vừa xay đậu nành là một tiến trình phức tạp và khó khăn cho các nhà chết tạo máy.  Quý bạn nên chọn lựa loại máy áp dụng phương pháp này với các thiết kế tự động (automatic operation).  Ngoài yếu tố tự động, bạn nên chọn loại máy có trang bị thêm bộ phận điều khiển manual settings, nếu muốn, người xử dụng có thể tự mình điều chỉnh thời gian xay và chu kỳ làm nóng. 

Ðiều thứ ba là bộ phận chứa hỗn hợp nước và đậu nành, bộ phận lọc  cũng như bộ phận xay phải được làm bằng loại kim khí không rỉ sét stainless steel.  Có nhiều nhà chế tạo dùng chất plastic để chế tạo các bộ phận này.  Bạn không thể nào biết được sự tác dụng lâu dài giữa plastic với nhiệt độ nóng của sữa ảnh hưởng đến mùi vị và phẩm chất của sữa.

Một điều chót nữa là thời hạn refund (thông thường là một tháng) và thời gian warranty (thông thường là một năm). 

Dưới đây là một số thông tin về một vài loại máy làm sữa đậu nành đang bán tại thị trường: 

(1) Nutritionist SY 5 Soy Milk Maker do công ty Salton chế tạo.  Làm ra 5 cups (40 ounces) sữa trong khoảng 18 phút.  Bộ phận chứa và lọc làm bằng plastic.  Không có bộ phận làm nóng khi xay.  Giá bán của Amazone là $99.  Một năm warranty.

(2) Soy Easy Soy Milk Maker,  giá bán là 198.00 Australia dollars, do công ty Brossan, Australia chế tạo.  Máy hoàn toàn tự động, sản xuất được 1,5 lít sữa trong vòng 20 phút. Tel. 1 300 855 166 http://www.brossan.com/index.htm Fax:  (02) 4385 5161 Email: sales@brossan.com

(3) Soy Milk Maker Model: IOM-201, gíabán $189.00, máy được sáng chế  và cấp bằng phát minh tại Hoa Kỳ, Nhật chế tạo cơ phận và ráp tại Korea, làm được 1,7 lít tức 7 cups hay 64 ounces, trong khoảng 22 phút,  các bộ phận làm bằng stainless steel, hoàn toàn tự động, một năm warranty.  Liên lạc http://www.gift4000.com/

(4) SoyaJoy Milk Maker  do công ty Sanlinx Inc. 4755 Fowler Dr. Morristown, TN 37814  Hoa Kỳ chế tạo. Giá bán là $125.  Máy hoàn toàn tự động, sản xuất được 1,5 lít (50 ounces) sữa trong vòng 12 phút với nước nóng.  Có tiếng chuông báo và tắt điện hoàn toàn khi làm xong sữa. Các bộ phận làm bằng loại kim khí không rỉ sét stainless steel.  Có thể order tại  website http://www.soymilkmaker.com/ điện thoại 1-888-228-3082, điện thư  fax: 530-660-7115, hay vi tính thư  e-mail: sanlinx@soymilkmaker.com  

Sau đây là bảng so sánh bốn máy đã nói ở trên: 

ÐẶC TÍNH

MÁY

 

(1)

(2)

(3)

(4)

Máy xay hỗn hợp đậu nành và nước ở nhiệt độ nóng

No

 

Yes

Yes

Máy được điều khiển tự động hoàn toàn

No

Yes

Yes

Yes

Các bộ phận của máy làm bằng stainless steel

No

 

Yes

Yes

Dung lượng sữa sản xuất cho một lần

1,3 lít

1,5 lít

1,7 lít

1,5 lít

Một năm warranty

Yes

Yes

Yes

Yes

Một tháng refund

 

 

 

Yes

Giá bán chưa kể tiền shipping (khoảng $10 đến $12)

$99 (*)

198 **

$189

$125

 

 

 

 

 

(*) Gía của Amazone Online.  Quý bạn có thể truy cập website của Amazone xem sự đánh giá về máy này của một số người đã xử dụng: http://www.amazone.com

(**) Australian dollars

Trong các máy làm sữa đậu nành nói trên, chỉ có máy số (4) SoyaJoy Soymilk Maker  do công ty Sanlinx Inc.. Hoa Kỳ chế tạo là được đánh giá tốt bởi cơ quan độc lập “International Soybean Program” của trường đại học University of Illinois at Urbana-Champaign (Karl E. Weingartner, Ph. D., Director of ISP http://www.ag.uiuc.edu/~intsoy/).  

 Xin quý bà và quý cô nội trợ e-mail cho người viết biết kết quả xử dụng máy (tốt hay xấu ... ) để giúp cho những người sau thêm dữ kiện lựa chọn.

tamlinh@thuvienhoasen.org 

Isoflavones đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ 

By Liza Jane Maltin

WebMD Medical News

Reviewed by Dr. Jacqueline Brooks

Chuyển ngữ: Tâm Diệu

 

April 4, 2001 — Có lẽ bạn đã biết, ăn thực phẩm đậu nành giúp hạ lượng cholesterol trong máu. Còn hơn nữa, đây là tin vui mới nhất cho những người thích ăn đậu hũ và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành. 

Theo một kết qủa nghiên cứu khoa học mới nhất, được thực hiện trên loài động vật, thì chất isoflavones đậu nành có khả năng ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) trong thời kỳ hậu mãn kinh của phụ nữ.

Giáo sư Helen Kim, PhD, trưởng nhóm nghiên cứu của viện đại học University of Alabama at Birmingham đã nói với WebMD. rằng: “Những dữ kiện thu thập của chúng tôi cho thấy rằng chất isoflavones đậu nành có những tác dụng bảo vệ bộ óc chống lại sự thay đổi những tế bào liên hệ đến chứng bệnh mất trí nhớ.”  

Trong cuộc nghiên cứu kéo dài ba năm thực hiện trên 45 con khỉ cái lớn tuổi.  Các khoa học gia chia chúng ra làm ba nhóm, một nhóm cho ăn thực phẩm đậu nành có chứa chất isoflavones, nhóm thứ nhì cũng được cho ăn thực phẩm đậu nành nhưng đã lấy chất isoflavone ra khỏi đậu nành và nhóm thứ ba ăn thực phẩm có trộn chất thuốc estrogen nhân tạo Premarin, một loại thuốc thay thế chất estrogen dùng cho phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.  

Trong suốt ba năm thử nghiệm, các khoa học gia đã khảo sát bộ óc của khỉ, đặc biệt khảo sát sự biến đổi protein trong não bộâ, chỉ dấu của chứng bệnh mất trí nhớ.  Loại protein này có tên gọi là "tau protein".  

Kết quả cho thấy rằng, nhóm khỉ ăn thực phẩm đậu nành có chứa chất soy isoflavone đã ít có sự biến đổi tau protein so với hai nhóm kia, Kim nói với WebMD.

“Estrogen thay thế vào thời kỳ hậu mãn kinh có tác dụng ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ,” Kim nói, “và chúng tôi được biết từ các cuộc thử nghiệm, estrogen là chất phòng vệ bộ óc. — nó bảo vệ các tế bào não (brain cells).  

Nhưng Kim giải thích rằng có lẽ estrogen thay thế (Premarin) không có tác dụng bảo vệ tế bào não vì khác với tính chất chống ốc xy hóa của isoflavone đậu nành.  

“Có một điều, họ không tìm thấy sự tác dụng rõ ràng của Premarin,” Pauline M. Maki, PhD, người phụ trách xem xét lại tài liệu nghiên cứu cho WebMD nói như vậy. “Nhưng Premarin có liên hệ với beta-amyloid hơn là tau protein”. Maki là thanh tra học viện quốc gia lão hóa, the National Institute on Aging in Baltimore. 

Ðiều đó có thể gỉai thích được, Hauxi Xu, PhD, đã phát biểu “nhưng việc này hãy còn trong vòng sơ khởi và cần đòi hỏi nhiều nghiên cứu thêm trước khi kết luận.” Xu, là giáo sư tại the Fisher Center for Alzheimer's Research at Rockefeller University in New York, người không có liên hệ với kết qủa nghiên cứu trên. 

Sự vận hành của bộ phận cơ thể có thể là một điều bí mật, nhưng kết qủa cuối cùng rất rõ ràng, Kim nói như thế. Ăn chất isoflavones đậu nành mang lại kết quả là ít có sự thay đổi “tau protein” trong những con khỉ thí nghiệm. Bây giờ câu hỏi thực sự là khi nào có thể áp dụng cho con người. 

Trong khi chờ thêm những kết qủa nghiên cứu khác kiểm nhận về việc đậu nành bồi bổ trí óc, các khoa học gia nói rằng bạn không thể nào sai lầm được khi ăn thêm các thực phẩm đậu nành. “Vốn dĩ chất đạm đậu nành chính nó đã là tốt rồi ” Kim nói thế. 

Cơ quan thực phẩm và thuốc men Hoa Kỳ đã thừa nhận sự lơi ích của đậu nành và cho phép các công ty sản xuất thực phẩm, dán nhãn hiệu thực phẩm với hàng chữ ghi “hàng ngày tiêu thụ 25 grams (2 đến 3 khẩu phần - serving size) protein đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ lâm bệnh tim mạch.” 

Dr. Kim nói: ”Với phân lượng tiêu thụ protein đậu nành tương tự chúng ta có thể bảo vệ bộ óc.

 Ngày nay các cửa hàng health food store không còn độc quyền bán các thực phẩm đậu nành như xưa, đậu nành có sẵn mọi siêu thị, và có nhiều loại để phù hợp với khẩu vị của mọi ngươiø, như sưã đậu nành, cereal, thịt chay, và ngay cả đậu hũ.

 

---o0o---

Mục Lục | Chương Một | Chương Hai

Chương Ba | Chương Bốn

Về danh mục

tuổi trẻ và những điều cần biết khi An nhiên giữa vùng xung cà 河南有专属的佛教 ดวยอำนาจแหงพระพ Mít kho sả ớt món chay quê Lễ cầu siêu thứ phi vua Bảo Đại phát ç æˆ maha 研究生奖学金自我总结 Kháng sinh khi nào không nên dùng trước tịnh húy Bắp cải giảm béo chữa tiểu đường c½u Hẻm rêu hãy sống vì những ước mơ của mình Lưu Thủ Ï tue Ä Äƒng nhân vía bồ tát quán thế âm 19 cao 念地藏圣号发愿怎么说 村上市お墓 墓地の販売と購入の注意点 梵僧又说 我们五人中 chướng นามสก ล จ นทรา tây phương đã tiếp nhận đạo phật 忏悔 Cái 簡単便利戒名授与水戸 Đâu là nguyên nhân gây ra chứng 地藏十轮经 Ð Ð Ð 盂蘭盆会 応慶寺 vua lương vũ đế tạm 蔬菜 谜语 Thiền sư Vô Ngôn Thông đến VN tìm Mẹ 心经 閼伽坏的口感 自强不息的名人名言 å æžœå žå¾ con duong hoc phat va tu phat