16.
Ngày Qua Ngày
Dẫn
Nhập
Tựa quyển sách nầy được lấy ra từ một lời tiên tri
của Padmasambhava, một nhà thông thái Aán Độ, ở thế kỷ
thứ 8 sau Công nguyên, người đã du hành đến Tây Tạng để
thiết lập nền tảng Phật giáo.
Nguyên câu tiên tri như sau: “Chừng nào chim sắt bay, ngựa
chạy trên bánh xe, người Tây Tạng phải lang thang khắp cùng
trái đất, lúc đó Phật pháp sẽ được truyền đến đất
nước của người da đỏ.” (‘Đất của người da
đỏ’, được xem là Tây phương, vì đối với người Á
châu, da người Tây phương đỏ hồng).
Mã lực của các xe hơi, “con chim sắt” máy bay là một phần
của đời sống chúng ta hôm nay, và người dân Tây Tạng đúng
là đã tản mác khắp nơi trên thế giới. Các vị thầy
Phật giáo và những lời dạy của Đức Phật (Pháp) đã truyền
lan từ những ngọn núi hùng vĩ của Tây Tạng, từ những
tu viện trong rừng ở Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, để
hội nhập, hoà hợp, thăng hoa ở phương Tây. Từ đó,
mang đến cho các tôn giáo Tây phương, một nguồn sinh lực,
sức sống mới.
Lời
Bạt
Đức
Đạt Lai Lạt Ma
Sau khi đạt được đạo giải thoát giác ngộ, Đức Phật
đã có nhiều năm truyền bá Phật pháp ở miền bắc Aán độ.
Đức Phật đã khuyên các hàng đệ tử không nên chỉ nghe,
hành theo lời dạy của Ngài dựa vào lòng tin, mà phải suy
tư về những lời dạy đó. Rồi khi thấy chúng hợp
lý, đúng thì phải đem những lời dạy đó ra thực hành.
Vì thế, những lời dạy của Đức Phật được truyền tụng
vì chúng khiến người nghe thức tỉnh, đem lại lợi ích trong
cuộc sống của họ, do đó, họ lại truyền tụng cho người
khác. Qua thời gian Phật giáo được lan truyền khắp
Á châu.
Tuy nhiên những lời dạy quan trọng của Đức Phật không
chỉ hạn chế ở một không gian địa lý nào, vì những lời
dạy đó có thể áp dụng cho tất cả nhân loại. Những
năm gần đây người Tây phương có nhiều cơ hội tiếp xúc
với những truyền thống sống động của Phật giáo.
Họ trở nên quan tâm về Phật giáo; có người còn trở thành
Phật tử. Một trong những người đó là Ni Sư Ayya Khema.
Ở đây Ni Sư trình bày lại những bài giảng trong một khóa
tu thiền do Ni Sư hướng dẫn ở Canada, dựa vào những kinh
nghiệm tu chứng của chính bản thân. Những nỗ lực
nầy thật đáng tán thán, tôi mong rằng qua những lời giảng
dạy nầy, tất cả chúng sanh sẽ được tâm bình an.
Tenzin
Gyatso
Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Cảm
Niệm
Quyển sách nầy dành tặng cho cha mẹ tôi, cho tất cả các
vị thầy, các đệ tử, các bạn bè của tôi, và tất cả
những ai luôn bảo vệ, hướng về Phật pháp ở thời quá
khứ, cũng như trong hiện tại.
Lòng biết ơn sâu xa của tôi đặc biệt dành cho Ni sư Pema
Chodron, người đã có lời mời tôi đến đây thuyết giảng,
và Ane Trime Lhamo, người đã viết lại từ băng cassette các
bài thuyết pháp tôi đã xửû dụng trong quyển sách nầy,
cũng như xin cảm ơn Claudia Klump, người đã nhiệt tình giúp
đỡû trong công tác đánh máy.
Nguyện cho chúng sanh ở khắp nơi được an vui, lợi ích từ
những bài giảng nầy.
Ayya
Khema
Buddha-Haus,
Đức,
tháng 9 – 1989
Lời
Người Dịch
Lần nữa, nhờ sự gia hộ của Ni Sư Ayya Khema, tôi lại có
đủ duyên lành để hoàn tất việc chuyển ra Việt ngữ quyển
When The Iron Eagle Flies của Ni Sư.
Bắt đầu dịch những trang đầu tiên của quyển When The Iron
Eagle Flies (Khi Nào Chim Sắt Bay) từ năm 2002, nhiều lúc tôi
tưởng chừng phải bỏ cuộc, vì sự yếu kém của mình.
Nhưng tôi đã cầu nguyện đến giác linh của Ni Sư. Tôi
đã tự nguyện sẽ cố hết sức mình để hoàn tất, dầu
quyển sách dịch nầy chắc chắn sẽ có nhiều sai sót.
Chỉ mong rằng nó sẽ là viên gạch đầu cho những ai muốn
sửa chữa, bổ sung để bản dịch được hoàn hảo hơn.
Mong bạn đọc đón nhận bản dịch nầy với lòng từ bi,
hỷ xả. Xin hiểu rằng mọi sai sót là do sự hiểu biết
hạn hẹp của người dịch, hoàn toàn không liên quan đến
trí tuệ uyên thâm của Ni Sư Ayya Khema. Cầu xin Ni Sư
lượng thứ cho sự mạo muội nầy. Mong nhận được
sự chỉ dẫn, góp ý của các bậc tôn sư, các dịch giả
uyên bác, cũng như bạn đọc khắp nơi để quyển sách được
hoàn thiện hơn trong những lần in sau.
Xin tri ân sâu xa Ni Sư Ayya Khema đã để lại cho đời nhiều
quyển sách về Phật giáo rất hữu ích.
Xin chân thành cảm ơn NXB Wisdom Publications, MA USA, đã chấp
nhận cho chúng tôi được chuyển dịch và ấn tống quyển
sách hữu ích nầy.
Nguyện
đem công đức nầy,
Hướng
về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh
Nguyện
trọn thành Phật đạo.
Tháng
6, 2005
Diệu
Liên-Lý Thu Linh
Về
Tác Giả
Ayya
Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ
ấu sống ở Bá Linh cho đến khi cuộc chiến bắt đầu, bà
trốn chạy sang Scotland. Sau đến sống ở Thượng Hải,
ở đó bà và gia đình bị quân đội Nhật giam giữ trong các
trại dành cho tù nhân chiến tranh. Cha bà đã mất trong
lúc bị giam cầm. Sau chiến tranh, bà chu du khắp nơi ở
châu Á, nhất là các nước vùng Hy Mã Lập Sơn, và tu Thiền.
Năm 1964 Bà di cư sang Mỹ cùng chồng và hai con. Sau một
thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, bà bắt
đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni
sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một
khu rừng, gần Sydney, Úùc. Ni sư cũng thành lập Trung
Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center)
và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nun’s Island),
tại Tích Lan.
Ni sư thọ đại giới ở Tích Lan vào năm 1979 và là một trong
những người tiên phong trong việc tranh đấu cho ni giới.
.
Vào năm 1987, Ni sư tham gia tổ chức hội thảo quốc tế đầu
tiên dành cho Ni giời, mà kết quả là việc thành hình của
Sakyadhita, một tổ chức của nữ Phật tử khắp nơi trên
thế giới.
Ni Sư đã viết hơn 20 đầu sách về Thiền và Phật giáo bằng
tiếng Anh và tiếng Đức. Quyển nổi tiếng nhất là
Being Nobody, Going Nowhere (Việt Dịch: Vô Ngã, Vô Ưu), được
giải thưởng Christmas Humphreys Memorial Award. Các sách của
Ni Sư được thể hiện bằng một sự hiểu biết sâu xa về
các công phu tu hành, thành quả của việc hành thiền, là lời
kêu gọi mọi người hãy đơn giản hoá cuộc sống và thanh
lọc tâm trí bằng cách ứng dụng những lời Phật dạy.
Ni Sư Ayya Khema còn là giám đốc tinh thần của Buddha-Haus (Ngôi
Nhà Phật) ở Đức, nơi Ni Sư mất năm 1997 do bịnh ung thư.
Lời
Giới Thiệu
Trước khi bắt đầu, tôi muốn giải thích về nguồn gốc
của các bài thuyết pháp của Đức Phật. Ba tháng sau
khi Đức Phật nhập diệt (parinibbàna), kết tập đầu tiên
của các vị A-la-hán (những vị đã đắc đạo) được thành
hình. Lúc đó các bài thuyết pháp của Đức Phật được
phân loại và xếp đặt lại một cách hệ thống. Khi
còn tại thế, Đức Phật thường thuyết giảng các đề tài
tùy duyên, thường là để trả lời các câu hỏi. Lúc
đó, các bài thuyết giảng của các tôn giáo đều được
truyền giảng bằng miệng.
Ở lần kết tập nầy của các vị a-la-hán, tôn giả Ananda,
người đã làm thị giả cho Đức Phật trong hai mươi lăm
năm đã tụng các kinh và Ngài Upali đã truyền khẩu các giới
luật cho tăng ni. Có khỏang 17,500 bài thuyết pháp của
Đức Phật đã được lưu truyền bằng hình thức đó.
Khoảng một trăm năm sau, các vị A-la-hán lại được kết
tập lần nữa. Vì có nhiều ý kiến rất khác nhau, đặc
biệt là về các giới luật, nên đại chúng (của các tăng
và ni) đã có khuynh hướng chia rẽ. Vì thế việc cần
hoàn chỉnh tất cả các kinh luật của Đức Phật để có
cơ bản dựa vào, là điều thiết yếu.
Hai trăm năm mươi năm sau ngày Đức Phật diệt độ, một
kết tập thứ ba của các vị A-la-hán lại được thiết lập.
Lúc đó các vị đại đệ tử của Đức Phật là các ngài
Ananda, Mục-Kiền-Liên và Xá-lợi-phất, mỗi vị đều có
một đệ tử còn sống. Dĩ nhiên, các vị nầy đều
đã hơn trăm tuổi, nhưng sự có mặt của các vị là để
chứng minh cho các kinh điển được truyền thừa. Ở
thời điểm đó, các kinh điển, giới luật được viết bằng
ký tự Sinhalese trong Pali ngữ. Ngày nay chúng ta có thể
đọc được tiếng Pali bằng ký tự La mã.
Lúc đó vua A Dục, vị đại vương Phật giáo của Aán độ,
đã phái con, là thầy Mahindra, đến Tích Lan để truyền bá
Phật giáo. Vua Tích Lan hoan hỉ đón nhận giáo lý mới
mẻ nầy, nhiều hàng quý tộc cũng trở thành tỳ-kheo (bhikkhus).
Các vị tỳ-kheo đã đảm nhiệm trách vụ chuyển tàng kinh
Pali sang chữ viết. Tiếng Pali gọi các kinh điển nầy
là Tipitaka (ti có nghĩa là ba, và pitaka là giỏ).
Tại sao gọi như thế cũng có lý do của nó. Nguyên cảo
của kinh được viết trên lá bối (lá cây cọ) bằng những
mũi dao găm nhọn như ngòi viết. Mực được tạo ra bằng
những quả dâu được chà lên khắp mặt lá, sau đó được
lau nhẹ, chỉ để lại màu trên những chữ đã được khắc
sâu. Lá bối không đóng lại được thành sách, mà phải
mang trong những giỏ xách. Ba giỏ xách riêng biệt được
xủ dụng: một cho Kinh (suttas), một cho giới Luật (Vinaya)
và một cho Luận (Abhidhamma). Kể từ đó, các vị tỳ-kheo
người Tích Lan đã sao chép lại các bản chính trên lá bối
cũng bằng cách trên, vì dần dần các lá cây bị khô nát.
Việc làm đó đã tạo thành truyền thống lâu đời cũng như
là niềm tự hào của các tỳ-kheo sống trong các tu viện xây
quanh tảng đá nơi thầy Mahindra lần đầu đến đây giảng
pháp.
Kinh điển luôn đi kèm với truyền khẩu; vì đọc sách không
thể nào giống với nghe giảng Pháp từ các bậc thầy.
Kinh điển, do đó, được truyền khẩu từ thời Đức Phật
cho các vị Thầy rồi đến đệ tử, trải qua bao thăng trầm,
bao biến động, và vẫn còn tiếp tục như thế đến ngày
nay.
Để được lợi ích từ một buổi thuyết pháp, ta phải lắng
nghe với cả tâm trí. Trí tư duy; tâm tin tưởng dầu
có thể chưa hoàn toàn hiểu hết lời giảng. Nhưng tâm
trí kết hợp như thế sẽ giúp ta dễ nắm bắt được những
ý nghĩa ở đằng sau lời giảng. Lời nói rất trừu
tượng, có thể bị bóp méo. Tâm chúng ta giống như các
nhà ảo thuật, có khả năng biến hoá việc nầy thành việc
kia.
Giáo lý của Đức Phật như một tấm bản đồ khổng lồ
với bao nơi chốn và con đường dẫn ta đi từ nơi nầy đến
nơi kia. Đây là món quà đặc biệt của Đức Phật,
dành cho tất cả những ai cần đến nó. Tuy nhiên vì
chưa đi hết con đường, không ai có thể chắc rằng con đường
còn ở phía trước đã được vạch ra đúng hướng.
Trong trường hợp đó chỉ có một cách giải quyết duy nhất
là rộng mở tâm trí mình để xem sự thật có được phơi
bày ra không. Tâm phải có đủ lòng tin để bước tới,
nếu không các chấp kiến, những quyết định đầy lý luận
sẽ là vật cản đường.
Giáo lý nầy, đã được thực chứng qua các thế kỷ, là
một trong những báu vật mà nhân loại sở hữu. Các
lời dạy của bậc đạo sư có hiệu lực mạnh mẽ trong việc
chuyển đổi từ đau khổ (dukkha) đến hạnh phúc (sukkha).
Qua cửa ngỏ tâm trí, Đức Phật khuyên chúng ta phải
học lẫn hành. Với trí tuệ dẫn lối, sự thực hành
thực sự đưa ta đến đích.
Bài kinh các bạn sẽ nghe, gọi là kinh Upanita trích từ Samyutta
Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh - Connected Discourses), chỉ cho
ta con đường đi từ những phiền não, khổ đau hiện tại
đến giải thoát. Chúng ta có thể làm được điều đó
trong khóa tu thiền bảy ngày nầy không? Đức Phật nói
chúng ta có thể làm được. Trong kinh Satipatthana Sutta
(Tứ Niệm Xứ), về nền tảng chánh niệm, Đức Phật đã
nói rằng nếu hành giả thực hành chánh niệm trong bảy năm,
chắc chắn sẽ đạt được quả vị A-la-hán hay bất lai (anagami).
Đức Phật lại tiếp, “Mà nầy, không cần bảy năm, chỉ
cần sáu, năm, bốn, ba, hai hay chỉ một năm. Chỉ cần
mười một tháng, mười, chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba,
hai hay chỉ một tháng. Nầy, chỉ cần bảy ngày”.
Dĩ nhiên, đó là nếu chúng ta có được sự chánh niệm tuyệt
đối. Có thể đạt được hoàn toàn giải thoát chỉ
trong bảy ngày là điều khó có được, nhưng để giảng về
phương pháp thực hành trong khoảng thời gian đó lại là điều
hoàn toàn có thể thực hiện được.
Có câu chuyện kể rằng Đức Phật trong một lần đi với
các tăng chúng trong rừng. Cầm một nắm lá trong tay,
Ngài đã nói với các vị đệ tử, “Lá trong rừng hay lá
trong nắm tay ta nhiều hơn?” Các đệ tử Phật bèn thưa:
“Bạch Đức Thế Tôn, lá trong rừng phải là nhiều hơn lá
trong tay Thế tôn”. Đức Phật tiếp, “Đúng thế.
Những điều ta giảng cho các ông, so với những gì ta
biết, cũng giống như nắm lá trong tay ta, nhưng thế cũng quá
đủ để đạt được giác ngộ giải thoát”.
Chúng ta có thể cảm nhận được tính chính xác của Tam Tạng
kinh khi tên, tước hiệu của các vị đệ tử có mặt lúc
Đức Phật giảng Pháp đều được nhắc đến. Địa
danh nơi giảng pháp cũng thường được mô tả, và tên của
các vị đệ tử được lập đi lập lại nhiều lần đến
nỗi ta cảm thấy rất thân thuộc với họ. Nhiều bài
kinh bắt dầu bằng chữ “Evam me suttam,” có nghĩa là “Như
tôi đã được nghe,” là lời mở đầu của ngài A Nan
ở lần kết tập đầu tiên của các vị A-la-hán. Tiếp
đến Ngài Ananda cho biết ông đã nghe bài giảng ở đâu, những
ai cũng có mặt lúc đó. Ngài làm thế để chứng tỏ
tính chính xác của bài kinh được truyền lại; nếu có gì
vướng mắc, các vị đệ tử khác có thể được tham vấn
để xác minh các lời của Ngài.
Chúng ta đầy lòng biết ơn và sung sướng biết bao được
là những người có mặt trên mặt đất nầy, được có cơ
hội nghe Phật pháp. Giữa hơn năm tỉ người có mặt
trên trái đất nầy, đó đúng là kết quả của nghiệp lành
chúng ta đã gieo trồng. Lòng biết ơn và hạnh phúc sẽ
khiến ta mở lòng đón nhận Phật pháp. Chỉ có tri thức
không, chưa đủ. Sự hành Thiền sẽ đem đến cho ta những
kinh nghiệm, mà lúc nào cũng đầy tình cảm, là ‘đặc tính
của trái tim”.
Đức Phật đã là một vị thái tử, đã sống trong nhung lụa.
Nhưng Ngài nhận thấy rằng những xa hoa, những quyền lợi
vật chất không đem đến hạnh phúc cho Ngài. Điều đó
cũng đúng trong cuộc sống của chúng ta hôm nay. Chúng
ta có thể cũng có bao quyền lợi, bao cao sang, nhưng hạnh phúc
vẫn không ở trong tầm tay. Đức Phật đã nghĩ rằng
chính những xa hoa, vật chất cản trở Ngài tìm đến sự
thật. Ngài đã rời bỏ hoàng cung để sống đời khổ
hạnh trong sáu năm, nhưng điều đó cũng không giúp Ngài tìm
được chân lý. Sau khi đã tìm được con đường giác
ngộ của riêng mình, Đức Phật đã nói sự hưởng thụ thái
quá hay sự khổ hạnh tột cùng đều không mang lại kết quả,
chỉ có trung đạo, tránh xa hai thái cực trên, là đem lại
kết quả.
Trung đạo luôn là con đường của sự đơn giản –đem lại
những thứ ta cần, và chỉ thế không có gì hơn. Trong
các bài thuyết pháp của Đức Phật, ta cũng nhận thấy sự
giản đơn đó. Ít có các nghi lễ, không giáo điều,
không ngụy trang. Bài kinh tôi đã chọn cho khóa tu thiền
nầy cũng mang đầy đủ những yếu tố cần thiết cho con
đường tâm linh. Cũng như trong những điều dạy của
Đức Phật, đó là một con đường chuyển hóa dần dần.
Bắt đầu bằng những kinh nghiệm đời thường của chúng
ta, rồi dần hướng ta đến giải thoát, đến sự tự do tuyệt
đối.