|
.
KHI
NÀO CHIM SẮT BAY
Hành
Trình Phật Giáo Về Phương Tây
Tác Giả:
Ni Sư AYYA KHEMA - Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch
từ bản tiếng Anh: When the Iron Eagle Flies - Buddhism For the West
Wisdom
Publications 1991, 2000
|
|
Chương
15
Buông
Xả Và Giải thoát
Bước Thứ 10-12
Khi ta đã thực sự tỉnh ngộ với tất cả mọi thứ trên
thế gian nầy, có nghĩa là đã có sự buông xả. Không
còn gì khiến ta ghét bỏ, cũng như không có gì quyến rũû
được ta. Tất cả đều như như. Đó là một bước
quan trọng đưa ta đi từ sự tỉnh ngộ đến buông xả (viraga).
Đam mê là raga, mà từ đó Anh ngữ có chữ ‘rage’: không
hẳn có nghĩa là sân hận như trong chữ anger, nhưng rage có
nghĩa như là ‘ở nơi hành động’. Nhàm chán có nghĩa
là sự chấm dứt của những xao động nội tâm khiến
tâm không thể buông xả. Tiếp xúc với các cảnh trần,
ta không ghét bỏ cũng không khởi lòng ham muốn. Tâm không
bị đẩy lui hay kéo tới khỏi vị trí trung đạo, trở nên
rộng lớn hơn. Chúng ta có đủ năng lực tâm linh để
tiến tới không thối chuyển trên con đường tâm linh, vì
những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày không còn khiến
ta phản ứng mạnh mẽ.
Chúng ta hiểu rất rõ rằng tất cả mọi hiện hữu đều
hàm chứa khổ đau: thân sẽ hoại, tâm thì cố biết, cố
hiểu, cố chế ngự – tất cả là những đặc tính của
sự xung đột, phản ứng. Xung đột nội tâm gây trở
ngại cho tiến trình tâm linh của ta, còn phản ứng dẫn đến
các hành động, vì chúng ta cảm nhận, rồi phán xét.
Đã nhận biết đây là nguồn gốc của khổ, nhưng không sợ
hãi, tâm giờ cố gắng tìm kiếm một cái gì đó tốt đẹp
hơn.
Thế giới, chứa đựng toàn những bất trắc, được xem như
là một hiện tượng luôn biến chuyển. Vì tất cả vạn
pháp đều do duyên sanh nên ta không thể phụ thuộc vào (vì
các duyên thì mong manh, luôn biến đổi), nên rõ ràng là giờ
chúng ta cần phải tìm kiếm những gì không do duyên hợp.
Thân ta duyên hợp theo ái dục, theo ước muốn được hiện
hữu; nên được sinh ra, được nuôi dưỡng bằng đồ ăn,
thức uống, cho đến ngày chết. Tâm duyên theo cảnh trần,
nếu không sẽ không có tâm hành nào được khởi sinh.
Tất cả đều không được coi là tốt đẹp, bền vững, hay
đáng ước ao. Dĩ nhiên, tâm chưa biết được gì là
những trạng thái độc lập, không do duyên sanh, nhưng tâm
đủ sáng suốt để biết rằng nó đã có thể quay lưng với
những bận tâm, lo lắng bình thường. Thường thì tâm
luôn bận rộn với bất cứ những gì dấy khởi bên trong,
tất cả mọi dấy khởi đều là cơ hội để tâm hành vận
chuyển.
Tất cả mọi duyên sanh đều có ba đặc tính của vô thường,
khổ và vô ngã. Do thân và tâm tùy thuộc vào duyên, không
có bản thể thực thụ, cho ta thấy rằng ý nghĩ về một
cái ngã thực thụ chỉ là ảo giác. Từ đó tâm nhận
thức được rằng phải có một điểm dừng, điểm của sự
không tái sinh, để tìm kiếm một trạng thái hoàn toàn, tuyệt
đối bình yên nơi không còn sinh, không còn diệt.
Bằng trực giác, tâm tự biết cần phải bước tới.
Đặc tính của cái bước nầy đã được diễn tả rõ ràng
trong Visuddhimagga (Con đường Thanh Tịnh hoá) bằng một ẩn
dụ. Nếu ta muốn đi từ một bờ sông, là cuộc sống
thế tục nầy, đến bờ bên kia, là Niết bàn, ta có thể
thực hiện được nhờ những thành tựu của việc thực tập.
Ta cột sợi dây vật chất vào cành cây của ngã, rồi nắm
lấy sợi dây, và theo sức đẩy của thực hành, ta vượt
phóng qua sông, đến nơi ta có thể nhìn thấy từ bờ bên
nầy. Chúng ta cúi người, hướng về phía bên kia bờ,
buông thả sợi dây vật chất và cành cây của ngã xuống
bên nầy bến sông. Lúc đó ta có thể buông bỏ mọi
bám víu đối với vạn pháp, chính yếu là thân và tâm.
Cảm giác có một ai đó trong cái thân mà ta coi là ‘cái tôi’
đã biến mất. Khi đã hoàn toàn buông xả, ta có thể
ngã nằm xuống bên bờ sông. Dĩ nhiên lúc đầu, ta hơi
lảo đảo, chưa đứng vững được. Ta phải đứng vững
chân trước. Đây là một ẩn dụ cho phút giây đạt
đạo (magga) khi việc ‘chuyển đổi cấp bực’ xảy ra.
‘Chuyển cấp bực’ (change of lineage) có nghiã là người
đó đã thay đổi từ thế tục (puthujjana) lên cấp bực của
ariyas, các bậc thánh, những người đã đạt được giác
ngộ giải thoát dựa trên giáo lý của Đức Phật.
Giây phút đầu tiên khi điều đó xảy ra được gọi là ‘tái
lai’ (sotappatti). Giây phút đạt đạo là giây phút thiền
chứng duy nhất, mà không có gì xảy ra, không có gì dấy
khởi, do đó không có gì hoại diệt. Giây phút chứng
quả, với tâm nhất điểm, không chứa đựng trí tuệ thực
sự. Hai tâm chứng kế tiếp đem lại giải thoát (vimutti)
là ‘quả chứng’ (phala) và là dấu hiệu của sự tu chứng
của ta. Chúng ta có thể hái quả của công phu tu tập
của mình qua chứng nghiệm nầy. Bất tái lai có nghĩa
là đã chứng nghiệm được cái tuyệt đối, đã bặt các
duyên, không còn tâm phân biệt. Đó là sự trở về với
bản thể, với nền tảng của sự hiện hữu, đó là nguồn
gốc nguyên thủy tuyệt đối (unconditioned primordial source);
mà từ đó sinh ra ‘hữu’ vì tâm tham ái. Hành giả
đó bước tới trước, ái đã giảm, nên sự tuyệt đối
vẫn là một trong những yếu tố của tâm thức người đó.
Chứng quả là giây phút khi mà khái niệm về ‘ngã’ đã
rã tan; một cảm giác nhẹ nhõm tràn dâng, như thể ta vừa
bỏ được một gánh nặng xuống. Cảm giác nhẹ nhàng
cộng với sự hiểu biết về những gì đã xảy ra; đó là
tâm thức đã buông bỏ được tất cả những gì ta đã biết,
dầu cho chúng tốt đẹp, thiện lành, đáng tán thán hay ngược
lại, và tất cả những cảm giác về sự hiện hữu của
ngã đều biến mất.
Dấu ấn của việc chứng nghiệm ‘đạo và quả’ thật
bao la, tâm bây giờ dường như có thể tan biến vào đó, giống
như sự dừng nghỉ sau một cuộc hành trình dài dăng dẳng,
khó nhọc qua bao nhiêu kiếp sống với nhiều khổ đau.
Khả năng buông bỏ tạm thời những liên hệ của ta với
các pháp hữu vi đã đưa ta đến chỗ dừng chân cuối cùng.
Đó chỉ là bước khởi đầu, còn ba giai đoạn nữa, nhưng
giai đoạn đầu tiên nầy đặc biệt quan trọng. Nó ảnh
hưởng sâu xa đến tâm lý của ta. Giờ tâm có thể quay
vào quán tưởng về sự thanh tịnh, về tuệ giác của nó,
cũng như tất cả những bất thiện, uế nhiễm vẫn còn hiện
hữu, để có thể nhìn thấy con đường đạo trước mắt
rõ ràng hơn.
Đức Phật đã nói về mười kiết sử, trói buộc ta vào
trong pháp hữu vi. Ba kiết sử đầu tiên đã được đoạn
diệt ở thời điểm nầy. Điều quan trọng nhất là
diệt được kiến chấp vào ngã như là một thực thể, có
cá tính, có khác biệt. Người chứng ‘tu-đà-hoàn’
đã đến được bước đầu tiên nầy để gia nhập với
hàng vô thượng, tuy chưa giữ được nội tâm luôn ‘vô ngã’,
nhưng không bao giờ còn tin rằng mình là một thực thể vững
bền, có hình tướng. Dầu tà kiến về ngã đã được
đoạn trừ, nhưng đó chỉ là quan niệm, chưa phải là một
chứng nghiệm rõ ràng, có thể coi như ‘lớp mẫu giáo’
của giác ngộ.
Kiết sử thứ hai được đoạn trừ là lòng tin vào các lễ
nghi. Không có nghĩa là ta không thể hành các nghi lể,
nhưng sự quan trọng và hiệu quả của chúng bị tan vỡ.
Một cái gì đó hoàn toàn khác đã mang đến sự giải thoát,
tháo gỡ, đó là sự buông bỏ của tham luyến, của sân hận,
có nghĩa là hoàn toàn không duyên theo các cảm thọ. Đã
thấy được sự vô ích của việc tìm kiếm thỏa mãn trong
bất cứ duyên hợp nào, lòng tham đắm trước đây của ta
phải nhường bước cho tâm xả. Kết quả là ta có khả
năng để buông bỏ hoàn toàn ảo giác về ngã, cùng với mọi
ước muốn cho riêng mình. Không có nghi lễ nào có thể
làm được như thế.
Kiết sử thứ ba được đoạn trừ là lòng nghi hoặc (vicikiccha).
Lòng nghi hoặc và lòng tin vào các nghi lễ, tế tụng hoàn
toàn bị xoá bỏ. Tà kiến về ngã cũng bị xóa bỏ,
nhưng cảm giác hoàn toàn không có ngã thì vẫn chưa đạt
được. Lòng nghi hoặc không còn trở ngại việc tu tập
của ta, vì ta đã nhận thức được rằng lời dạy của Đức
Phật thật chân chính. Không còn gì để hoài nghi nữa.
Từ chứng nghiệm của bản thân, hành giả biết rằng tâm
có thể ở trong luân hồi sinh tử (samsara) hay đạt niết bàn
(nibbana), rằng chúng sanh có thể đạt được giải thoát giác
ngộ. Theo truyền thống, người ta cho rằng vị đã chứng
được tu-đà-hoàn phải trải qua nhiều nhất là bảy kiếp
người trước khi hoàn toàn chứng đắc giác ngộ; tuy nhiên
người ta cũng có thể chứng đắc chỉ trong một kiếp người.
Vị đó sẽ mãi mãi là đệ tử Phật; và không bao giờ có
thể phạm một trong năm giới.
Dầu bước quan trọng trong việc giải thoát tâm linh đã đạt
được, tham và sân vẫn chưa được giải quyết. Tà
kiến về ngã, là nguồn gốc của tham sân đã được chuyển
đổi, nên các chướng ngại nầy không còn nặng nề như trước
nữa, nhưng hành giả còn cần phải trải qua hai chứng đắc
nữa trước khi có thể loại trừ chúng hoàn toàn. Chỉ
dựa trên những điều được diễn tả ở trên, ta cũng thấy
rằng tất cả những uế nhiễm ở thế gian đều do các trạng
thái tình cảõm xung đột, phiền não gây ra. Tuy nhiên
dầu chúng có gây phiền não cũng không đáng để ta tự trách
mình hay đổ lỗi cho người. Chúng chỉ là những nghiệt
ngã tự nhiên của kiếp con người. Chỉ khi nào ta có
thể chuyển đổi từ tâm chúng sanh, đến những tầng cao
hơn của tâm thức, khi ấy ta mới có thể dứt trừ được
những vấn đề nầy một lần, cho tất cả.
Một lần, khi Đức Phật đang ngồi dưới một gốc cây, một
kẻ lữ hành đi ngang qua, chiêm ngưỡng hình tướng sáng ngời
của Đức Phật, rồi hỏi Ngài: “Oâng có phải là một vị
Trời không?” Đức Phật đáp: “Không”. Người
kia lại hỏi: “Oâng phải là người không?” Đức Phật
trả lời: “Không”. Người kia ngạc nhiên nói: “Không
phải Trời, cũng không phải Người, vậy Oâng là ai?”
Đức Phật trả lời: “Ta là Phật, Đấng giác ngộ, chứ
không phải là Trời hay người”.
Đức Phật bắt đầu cuộc sống như một chúng sanh, như tất
cả chúng ta. Nhưng khi Ngài đã chứng đắc đến bậc
của những vị đã giác ngộ, đặc tính siêu việt tượng
hình, cho đến nỗi những tương quan với con người cũng dần
thay đổi. Vị chứng tu-đà-hoàn đã bước chân vào thế
giới của những bậc giác ngộ.
Không còn đắm nhiễm –không ưa thích hay ghét bỏ- có nghĩa
là ta có thể sống an nhiên trong thế gian. Những khó
khăn mà ta thường gặp phải là khi ta tách biệt đời sống
tâm linh ra khỏi những sinh hoạt thế tục đã không còn nữa.
Khi không còn sự phân biệt trong tâm, thì các năng lượng
tiềm ẩn được bộc phát, và lúc đó ta có thể xử dụng
chúng để đẩy lùi mọi ái dục. Một số ái dục có
thể lại phát sinh nơi vị chứng tu-đà-hoàn, nhưng các ái
dục căn bản như là tự kiêu, tự mãn, tự đắc đã bị
loại trừ. Buông xả ái dục ở đây ngầm chỉ sự buông
xả ý niệm về tự ngã, có nghĩa là không có hình thể, vô
tướng, và không (anatta).
Điều đó không có nghĩa là bặt mọi nghĩ suy, ngưng mọi
sinh hoạt trong cuộc sống. Vị chứng tu-đà-hoàn cũng
nhìn, cũng hành động, cũng nói năng như trước đó.
Chỉ có quan niệm, cách nhìn của vị ấy thì hoàn toàn thay
đổi. Không chỉ là việc lúc nhớ, lúc không về tính
vô thường, mà điều đó đã thành một sự chuyển đổi
ở nội tâm. Cõi người cần được chuyển đổi vì
tất cả chúng sanh nơi đó sống với ảo tưởng, khiến họ
phải khổ đau. Sự chuyển hóa nội tâm nầy phát khởi
lòng bi mẫn sâu xa cho những chúng sanh bị lạc lỏng trong
vòng sanh tử (samsara) không có lối ra.
Cảm giác về giây phút chứng quả có thể được tái tạo
bất cứ lúc nào, vì thế sẽ trở thành một phần của nội
tâm hành giả, đem đến cho vị ấy sự bình an tuyệt đối.
Sự chứng đạo chỉ xảy ra một lần ở mỗi giai đoạn giác
ngộ khác nhau. Sự kiên trì tu tập rất cần thiết để
đưa hành giả đến bước kế tiếp, trở thành một vị ‘nhất
lai’ (sakadagami).
Vị ‘nhất lai’không loại trừ được thêm chướng ngại
nào nữa; tham và sân chỉ giảm, chứ chưa hoàn toàn bị loại
trừ. Vị ‘nhất lai’ cần phải có thêm một quả chứng
nữa, là điều cũng dễ thực hiện sau khi đã có được bước
nhảy vọt đầu tiên sang bờ bên kia. Vì vị tu-đà-hoàn
vẫn còn khổ, nên khi biết rằng có một nơi không có khổ
thì vị ấy có thêm sức mạnh để tiến xa hơn. Do đó
vị chứng tu-đà-hoàn biết rằng cần phải hướng tâm
ra khỏi những việc thế gian, vì chúng gây phiền não.
Hướng đi đó là một yếu tố quyết định cho tâm.
Chỉ có bậc A-la-hán, người đã hoàn thành mọi việc, không
còn bị ảnh hưởng của thế gian. Tâm của vị ấy không
còn bị xao động nữa. Bất cứ ai đang còn đi trên con
đường đến giải thoát giác ngộ cần có những lúc tìm
đến nơi yên tĩnh, vắng lặng để chuyên tu. Hành giả
cần làm sống lại trong tâm những giây phút chứng quả bằng
thiền quán, hướng tâm ra khỏi những tâm hành, với nhận
thức rằng làm được vậy sẽ mang lại bình an, tự tại.
Tâm thức ta luôn mong mỏi được dừng lại, vì thế ta càng
thường xuyên thực hiện được điều đó, thì nó càng dễ
tái hiện. Khi tâm dứt bặt mọi lăng xăng, ta cần buông
xả lần nữa để tự giải mình khỏi sự hiện hữu.
Lúc đó ta sẽ nhận thức được rằng ta đã đến đúng ngay
chỗ ta vẫn hằng có mặt, chỉ khác là trước đây ta coi
hình tướng là quan trọng, giá trị, đáng được duy trì.
Đối với đa số, điều nầy dĩ nhiên là không được bình
thường. Hành giả cần thực hành miên mật, lập đi
lập lại luôn để có thể khiến tâm chuyển đổi hoàn toàn,
để đến được nơi đó. Nếu ta cảm thấy chán ghét
sự hiện hữu, thì đó cũng chỉ là một mặt khác của đồng
tiền tham ái. Điều ta cần ghi tâm khắc cốt là chỉ
có trạng thái giải thoát là không có khổ, như thế mới
có thể giúp ta vượt ra khỏi hiện hữu.
Chỉ có ta mới tự biết mình đã đến được điểm nào
trên con đường tu tập. Nếu nương theo bản đồ, thì
ta chỉ có thể thành công, nếu ta biết được mình đang đứng
ở góc đường nào. Cũng thế đối với sự phát triển
tâm linh khi ta muốn đi theo sự hướng dẫn của Đức Phật.
Hành giả phải hoàn toàn buông xả mới có thể chứng đạo.
Dầu chỉ có bực A-la-hán mới hoàn toàn dứt bỏ được ý
niệm về ‘ngã’, nhưng với mỗi lần chứng đạo, ý niệm
nầy dần dần bớt đi. Tuy nhiên các quan niệm của hành
giả thì đã hoàn toàn thay đổi. Người bình thường
sẽ nghĩ: ‘Đây là tôi. Tôi muốn được chứng đắc”.
Những quan niệm như thế không còn nữa. Người đã đạt
được quả chứng thứ nhất và thứ nhì tuy chưa có được
cảm giác hoàn toàn ‘vô ngã’, nhưng vị ấy đã nhận thức
được rằng không có gì ở đâu có ý nghĩa thực sự nữa.
Sự ‘giải thoát khỏi các hình tướng’ là mục tiêu mà
người lấy vô thường (anicca) làm đề mục thiền quán, muốn
đạt đến. Người ấy không thấy gì có tính cách thường
hằng ở bất cứ đâu. Sự ‘giải thoát khỏi các ham
muốn’ là đối tượng của người dùng khổ (dukkha) làm
đề mục thiền quán, vì hiểu rằng khổ (dukkha) không thể
phát sinh khi không có lòng ham muốn. Sự “giải thoát
về cái không’ là cánh cửa mở ra cho người lấy vô ngã
(anatta) làm đề mục chính, và nhận thấy không có ‘ngã’
trong mọi vật thể.
Ở thời điểm nầy, vẫn còn bảy kiết sữ cần phải loại
trừ. Bậc quả chứng kế tiếp dành cho vị chứng ‘bất
lai’ (anagami), vị ấy sẽ không còn tái sinh trở lại cõi
người để đạt đến niết bàn. Vị bất lai không còn
tham sân, dầu đó là một bước nhảy vọt trên đường đi
đến giải thoát, nhưng vẫn còn lại năm chướng ngại nữa.
Vị bất lai nhìn thực tại như chúng hiện hữu, không còn
bị dối gạt bởi vẻ bề ngoài để phân biệt nam, nữ, đẹp
xấu, vân vân. Tất cả những hình tướng bề ngoài nầy
đã lừa gạt ta bao lâu nay, và luôn gây tạo khổ cho ta.
Dukkha (Khổ) không chỉ là đau đớn, khổ sầu, oán than,
mà còn bao gồm sự bất như ý, không thỏa mãn, những tình
cảm mà tất cả chúng ta đều quá quen thuộc. Chúng ta
có thể so sánh sự chứng nghiệm của vị bất lai với bọt
sóng biển ta đã nhắc đến trước đây. Nó nổi lên
chỉ vì nó hiện hữu, nhưng giờ nó không còn nghĩ đến mình
như một bong bóng cá biệt; nó lại chìm sâu dưới đáy nhân
sinh mà không hề phản kháng. Nó không còn muốn mình
như một bọt biển vĩ đại, khôn ngoan, cá biệt.
Sự tái lập của quả chứng thứ ba khiến hành giả có thể
hoàn toàn trụ ở trạng thái tự do, không do duyên hợp.
Đó là một bức chắn kiên cố để chống đở khổ (dukkha)
một cách hữu hiệu, dầu rằng năm kiết sử còn lại vẫn
hiện hữu. Chướng ngại quan trọng nhất mà ta phải
đoạn diệt là vô minh, là chướng ngại đã được diễn
tả như sau: “Như hương bám vào hoa, ý niệm về ngã vẫn
còn bám theo vị Bất lai”.
Khi quán sát những gì đã xảy ra, vị Bất lai sẽ nhận biết
được sự vô minh nầy. Khi có những kinh nghiệm đáng
nhớ trong cuộc sống, ta cũng thường ngẫm lại sau đó để
hiểu chúng rõ hơn. Tác động của việc chứng quả cũng
khiến ta phải làm điều đó. Ta nghiền ngẫm lại chứng
nghiệm của mình, xét xem các chướng ngại nào đã được
đoạn trừ, các uế nhiễm nào vẫn còn tồn tại; ta cũng
hồi tưởng lại kinh nghiệm giải thoát. Sự quán sát
nầy cần được thực hiện sau các chứng nghiệm đạo quả,
nếu không ta khó thể chắc nhiễm ô nào còn chưa được đoạn
trừ. Ở vị chứng quả nhất lai, sân vẫn còn có mặt
dưới hình thức của sự bực bội, và tham dưới hình thức
của sự ưa chuộng, nhưng vị chứng bất lai thì không còn
những cảm thọ nầy nữa. Những quyến rũ của thế
gian không còn xao động được vị ấy nữa, và những hoàn
cảnh khó khăn, trở ngại, mà chính Đức Phật cũng từng
đối mặt, cũng không ảnh hưởng vị ấy.
Một trong năm kiết sử còn lại là trạo cữ. Vì ý niệm
về ‘ngã’ chưa hoàn toàn đoạn diệt, vẫn còn nỗi thôi
thúc phải đi đâu đó, làm gì đó để được kết quả hơn,
là những điều mà tất cả chúng sanh đều quá quen thuộc.
Trạo cữ có mặt một cách vi tế. Còn hai chướng ngại
nữa phải giải quyết là: ý muốn được tái sinh, hoặc ở
cõi chư thiên hoặc cõi thánh, là cõi sắc giới hay ở cõi
vô sắc. Vì vẫn còn yếu tố bám víu vào ‘ngã’, vọng
tưởng khởi sinh rằng ‘tôi’ có thể hiện hữu một cách
sung sướng hơn ở một trong những cõi thanh tịnh, đẹp đẽ
đó nơi không có khổ đau.
Kiết sử thứ năm là mạn (mana), không có nghĩa là người
đó tự kiêu, nhưng người đó vẫn còn nghĩ tưởng đến
ngã sở. Sự quán sát sẽ giúp hành giả thấy là các
chướng ngại nầy vẫn còn có mặt. Dầu việc chứng
ngộ niết bàn đoạn trừ mọi ý niệm về ngã ngay lúc đó,
nhưng nó vẫn còn xuất hiện, cho ta thấy rõ ý niệm về ngã
đã ăn sâu thế nào trong chúng sanh, ngay sau ba lần chứng đạt
đạo quả, nó vẫn chưa hoàn toàn tiêu diệt.
Năm chướng ngại cuối cùng chỉ bị đoạn trừ khi hành giả
chứng được quả vị A-la-hán. Để trở thành một vị
A-la-hán, hành giả phải có cơ hội để chứng đạo quả
thứ tư. Việc quán sát không còn cần thiết nữa, vì
mọi uế nhiễm đã biến mất, không còn sự chống đối,
chối bỏ hay chạy đuổi theo điều gì. Điều đó có
thể xảy ra vì vị ấy đã hoàn toàn diệt bỏ được cảm
giác phải là ‘một ai đó”.
Vị Bất lai phải tìm cách đoạn trừ năm chướng ngại còn
lại, rồi khi đã tiêu diệt chúng đến chỗ tận cùng, thì
vị ấy có thể đi vào giai đoạn chứng đạo cuối cùng.
Mỗi giai đoạn chứng đạo, dầu tương tự nhau, sẽ trở
nên sâu xa hơn, rộng lớn hơn, ví như khi ta phải dự những
cuộc thi ngày càng khó hơn ở trường đại học, để cuối
cùng có thể hiểu được sâu xa hơn môn học của mình.
Âán tượng sâu sắc ấy đã in vào tâm thức, đến nỗi tâm
giác ngộ không bao giờ có thể trở lại tâm phàm phu.
Dầu rằng một vị A-la-hán có thể tiếp tục sống cuộc
sống bình thường, vị ấy lúc nào cũng nhớ rằng tất cả
dều do năm uẩn vận hành, chứ không có gì là ‘tôi’ hay
‘cái của tôi’ liên quan đến thân tâm nầy cả. Điệp
khúc vẫn được lập đi lập lại, khi có ai nói đến sự
giải thoát với Đức Phật, đó là: “Sinh đã diệt, đã
sống cuộc sống thánh thiện, đã làm mọi điều có thể
làm, không còn gì để trở lại nữa”, là phương thức truyền
thồng để xác định trạng thái giải thoát giác ngộ.
THAM
VẤN
Thiền
Sinh (TS): Thưa Ni Sư, con thật khó đặt niềm tin
theo trạng thái tâm (mà nó) tự vận hành đến định và giải
thoát, Con cảm thấy hoàn toàn sợ hãi khi chứng nghiệm
cảm giác hủy diệt, tan rã.
AYYA
KHEMA (AK): Khi chưa thành bậc A-la-hán, chúng
ta vẫn còn có ngã. Ngã khiến ta có ý nghĩ rằng đây
là tâm ‘của tôi’. Tâm cũng như người nghĩ rằng
họ là chủ tâm, đều muốn sự an bình. Đó là một
ước muốn hoàn toàn chính đáng. Tâm biết rất rõ nó
cần phải ngừng suy nghĩ lăng xăng để có thể đạt được
mục đích đó. Nếu đó là việc làm trái với tự nhiên,
thì tâm sẽ không tìm được sự bình an, thanh tịnh, trái
lại nó sẽ dẫn đến lo âu, sân giận.
Khi em cảm nhận được sự hoại diệt của mọi vật, nhưng
tâm không cảm thấy an ổn, dễ chịu thì dĩ nhiên là em cảm
thấy sợ hãi. Cái ngã của ta sẽ nói: “Tôi không muốn
bị hoại diệt, tôi muốn được hạnh phúc; đó là lý do
tại sao tôi tu tập”. Nhưng một ý nghĩ khác lập tức
theo sau: “Tôi muốn được hạnh phúc, nhưng chân tôi đau
như thế nầy, tôi sẽ bị tan rã ra từng mảnh. Tôi không
thích như thế chút nào!” Có hai cách để đối phó
với vấn đề nầy. Một là tâm có thể đi vào các trạng
thái thiền định, sợ hãi sẽ không phát sinh, và tâm có thể
ngộ đạo một cách nhẹ nhàng hơn. Cách khác là đối
mặt với sự sợ hãi, để thấy rằng nỗi sợ hãi đó là
chính đáng. Đó là điểê’để dứt bỏ những bám
víu vào ngã còn lại, để thấy rằng mọi hành đều nguy
hiểm, rằng chúng sanh không thể tìm thấy hạnh phúc trong
bất cứ hiện hữu nào.
TS:
Thưa Ni Sư, như thế ta có nên chọn phản ứng của ngã đối
với sự sợ hãi làm đề tài thiền quán không?
AK:
Ta không còn có lựa chọn nào khác hơn là chú tâm vào cảm
thọ đó, vì sức mạnh của nó.
|