MỤC
LỤC
Lời
giới thiệu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma
Lời
người dịch
Chương
1: Tâm điểm của Thiền định
Chương
2: Tại sao phải Thiền định?
Chương
3: Thiền lý
Chương
4: Những Ma chướng và Trở lực của Thiền định
Chương
5: Các Cấp độ Thiền định
Chương
6: Thất Giác chi
Chương
7: Một bài học qua cuộc đời Ðức Phật
Chương
8: Tự do trong Tự chế
Chương
9: Ðau khổ là Nhân tố của Tình thương
Chương
10: Kiến giải về Nghiệp lý
Chương
11: Hiểu biết về Nghiệp lý
Chương
12: Năm nguồn Ðạo lực cho Thiền định
Chương
13: Cuộc đi về nguồn
Chương
14: Con đường Lợi tha
Chương
15: Ứng dụng Thiền định vào đời sống thường nhật
Lời
Giới Thiệu của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma
Chúng
ta đang sống trong một thời đại mà những thành tựu về
khoa học vật chất đã có những bước tiến đáng kể. Tuy
nhiên, một điều hết sức rõ ràng là một lý tưởng thăng
hoa nhân bản vẫn chưa được thực hiện thỏa đáng. Những
xung đột, mâu thuẩn về chính trị và ý thức hệ vẫn tiếp
tục tồn tại giữa các quốc gia để dẫn tới biết bao những
thảm cảnh chiến tranh và bạo động cho nhân loại vẫn triền
miên nếm trải tất cả cay đắng nghiệt ngã nhất.
Ðiều
đó đã nói lên rằng nếu chỉ tiến bộ về lĩnh vực vật
chất ngoại giới thì cũng vẫn chưa đủ, mà ở đây chúng
ta còn có một nhu cầu khác cấp thiết hơn nhiều, đó chính
là đời sống nội tại, sự phát triển về tâm linh. Và con
đường tối ưu để thực hiện lý tưởng đó chính là pháp
môn thiền định của Phật Giáo.
Ðúng
là từ suốt mấy ngàn năm lịch sử, Phật giáo đã có rất
nhiều thiền phái nhưng chung quy lại, tất cả điều có chung
một tông chỉ căn bản là "dĩ tâm an tâm" tức nhắm tới
mục đích trầm lặng tâm hồn và hai nét độc đáo được
xem như điểm đặc trưng của thiền định Phật giáo chính
là nội quán và bao dung, nói khác đi thì chính là trí tuệ
với từ tâm.
Càng
sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ
và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái
tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều
hơn. Ðó là một thứ tình thương vô điều kiện và không
phân biệt đối với tất cả các giới chúng sinh. Và nếp
sống như vậy ngoài ý nghĩa an lạc cho chính mỗi người,
còn có một giá trị khác nữa đó là đóng góp vào sự hòa
bình của toàn thế giới.
Thật
đáng mừng khi tìm thấy những người phương Tây biết quay
về học hỏi phương Ðông và đem san sẻ kinh nghiệm đó cho
người khác như hai tác giả của tập sách này. Mong sao nỗ
lực đó của nhị vị sẽ đem lại phần nào niềm an lành
cho tất cả chúng sinh
Ðức
Ðạt Lai Lạt Ma
Mc
Leod Ganj
20/04/1987
Lời
Người Dịch
Bấy
lâu nay, với chút ít vốn liếng ngoại ngữ chắt chiu, chúng
tôi chỉ đọc mà ít khi dám nghĩ tới việc phiên dịch, đặc
biệt đối với các kinh sách được viết bằng Anh ngữ và
nhất là trên tay chúng tôi lúc này lại là một cuốn sách
viết về Thiền học, một đại dương cho chuyện thấu đáo
và diễn đạt, bất luận là viết hay dịch.
Cuốn
sách nguyên tác đã theo chúng tôi ra tận Ðà Nẵng vào những
ngày giáp xuân 1996 như một tri kỷ đường dài và cũng có
lẻ do chút duyên gió bụi, đôi ba tấm lòng của xứ Quảng
đã khơi dậy ở chúng tôi tí nhã hứng cầm bút chép lại
những gì mình đã đọc hiểu theo cái thiển cận riêng tư.
Và đã như thế thì chúng tôi dĩ nhiên chẳng hề đi theo một
khuôn sáo ngữ ngôn bắt buộc nào trong lúc chuyển ngữ cả.
Nhưng dẫu sao, bản nguyên tác vẫn còn đó cho những ai hãy
còn bận lòng quá nhiều về cái chuyện ngữ ngôn mà chẳng
nhớ được lời thầm thì của Trang Tử ngày xưa là "đặng
ý quên lời"!
Hai
tác giả của tập sách này vốn người Mỹ Quốc nhưng vào
một ngày kỳ lạ kia đã bỗng nhiên quên hết đất trời
phương Tây với những ám ảnh nghìn năm của nền văn hóa
La Hy, những dòng sông Seine, Danube, sông Thames... để tìm sang
cõi đất Ðông phương ngàn trùng từng là quê hương của
nhị vị Lão Trang và trên hết, là Phật giáo.
Sau
12 năm trời cơm áo Á Châu, mòn vẹt gót giầy trên khắp mọi
xứ sở da vàng, tắm lội hồn nhiên từ sông Hằng, Ấn Ðộ
đến tận Irrawady của Miến Ðiện, hai tác giả đã tìm thấy
một chốn về đích thực cho chính mình và cả cái thế giới
tạp loạn hôm nay, đó là Thiền định của Phật giáo, một
chỗ náu nương an lành mà từ hơn hai ngàn năm nay đã ít nhiều
bị mất dấu dưới biết bao cỏ gai ngộ nhận.
Ðứng
ngoài mọi quan niệm phân biệt tôn giáo, tư tưởng, học thuật,
kể cả sở kiến cá nhân, hai vị đã biết vong thân khi viết
lại một các thiệt thà và nghiêm cẩn tất cả những gì
mình đã học, đã hiểu, đã dạy và đã sống về Thiền
định của Phật giáo Nguyên thủy.
Nội
dung tập sách này chính là một phần trong số các bài giảng
của hai vị về Thiền định tại các Thiền khóa ở trung
tâm Naropa (bang Colorado, Hoa kỳ).
Bản
Việt dịch được hoàn tất là nhờ sự giúp sức tận tình
của anh Sỹ, cô Hựu Huyền, Tâm Lan, Phổ Nguyện (những người
đã trực tiếp chịu trách nhiệm phần bản thảo trên máy
vi tính), Hồng Diễm, Vân Anh, Yến Tường, Ð. Hùng, Quỳnh
Hương... (những người đã chấp bút thay chúng tôi trong những
ngày vừa rời bệnh viện Ðà Nẵng). Chúng tôi cũng không
quên sự chăm sóc chân thành của các vị thiện tín khác tại
Tam Bảo Tự, và sau cùng là chút lòng kính bái thâm tạ hướng
về Hòa thượng bổn sư, sư cậu cùng các vị đại sư huynh
đã nuôi lớn tâm hồn con từ những ngày bé dại. Ðồng thời
dịch phẩm này vẫn còn vọng mãi những lời động viên ân
cần của chư Tăng Huyền Không, nhất là nhị vị đại đức
Triều Tâm Ảnh, Pháp Tông. Tất cả đều là những thực tại
đáng được chiêm ngắm bằng nhất thiết đạo tình cùng
lòng tri ân vô hạn.
Nguyện
cầu tất cả chúng sinh sớm thành Phật đạo.
Tố
Phương Liêu, 25/06/1996
Giác
Nguyên
Source:
http://www.budsas.org/