Chương
9
Ðau
Khổ - Nhân tố của Tình thương
Ðặc
tính của lòng thương hay lòng từ bi là cảm giác tâm lý tha
thiết muốn được giúp đỡ người khác thoát khỏi những
khốn khó đau khổ. Hình thức biểu hiện của tình thương
là những vận động tâm sinh lý nhắm vào mục đích xoa dịu
những đau đớn thân tâm của tha nhân. Tình thương hay lòng
từ bi còn đồng nghĩa với một trái tim rộng mở.
Chúng
ta không cần phải đi đâu xa để tìm thấy những đau khổ
đó. Bất cứ nơi đâu và lúc nào, nhân loại trên toàn thế
giới vẫn từng phút đối đầu với biết bao là đau khổ,
những ám ảnh triền miên không chừa ra bất cứ mọi ai, bất
luận ở không gian hay thời gian nào và chúng có mặt dưới
mọi hình thức: Từ những khủng khoảng về chính trị, kinh
tế, cơ chế xã hội, xung đột tôn giáo, những mâu thuẩn
cá nhân hay tập thể trong mối tương giao thường nhật, nói
chung tinh thần và thể xác chúng ta luôn bị đe dọa bởi vô
vàn khổ lụy. Ðó là những cái khổ bắt nguồn từ mối
quan hệ với cộng đồng xã hội. Còn đối với riêng bản
thân mình thì những đau khổ đó sẽ ra sao?
Dầu
chúng ta có cố tình tìm lấy cho mình một thế giới sống
biệt lập và an ổn đến mấy đi nữa, như một số đông
người đã cố gắng thực hiện, và cho dù chúng ta có cố
tình nhắm mắt làm ngơ để sống tuyệt đối an lành thì
trước sau gì chúng ta cũng phải có lúc nhận ra rằng thật
ra vẫn luôn có rất nhiều những đau khổ theo đuổi, bám
gót mình trong từng phút. Ðó là những đau khổ tất yếu
của một kiếp người: Bệnh hoạn, suy yếu rồi là cái chết,
một dấu chấm bắt buộc của một lòng sinh tồn hiện hữu.
Tất
cả những thảm kịch đó không nhắm riêng vào ai hết. Ðã
trót có một hình hài, chúng ta dĩ nhiên phải biết đến những
cơn đau, tuổi già và một lần nhắm mắt xuôi tay.
Khi
chịu để tâm nhìn ngắm vào chính mình, chúng ta còn có dịp
cảm nghiệm được rất nhiều hình thái bất an, bất ổn
trong đời sống. Kể cả trường hợp chúng ta có tìm thấy
được thật nhiều những tiện nghi và an toàn trong đời sống
mỗi ngày thì chỉ cần với một chút tinh ý ta sẽ nhận ra
một điều hết sức quan trọng là ở đằng sau, bên dưới
tất cả là những tiện nghi và bảo đảm này vẫn luôn tàng
ẩn một nguy cơ bất toàn nào đó luôn chực chờ, đe dọa
chúng ta. Có biết bao là những giây phút chúng ta cứ cảm
thấy ở lòng mình có chút gì đó như là trống vắng, thiếu
thốn đến mức phải nhắm mắt lao đi tìm đến một công
việc lớn nhỏ nào đó nhằm lắp đầy cái lổ trống vô
vị nhạt nhẻo kia; hoặc cũng không ít lần trong đời sống,
chúng ta lại thấy mình bị ám ảnh bởi một sự bất mãn,
đổ vở hoặc tù túng nào đó mà không thể tự tìm thấy
một lối thoát; rồi còn là cơ man những phút giây mà tâm
hồn chúng ta bị chi phối, quấy nhiễu bởi những xốn xang,
sợ hãi, bức xúc, giận dữ, ganh ghét, khao khát dục cảm...
Vậy
thì đâu là nguồn cội của những hình thái tâm lý đó? Nếu
chúng ta tự trang bị cho mình một khả năng cảm nghiệm như
thật và trọn vẹn, một môi trường chính yếu cho tình thương,
thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy mình có nhu cầu khám phá tất
cả những khía cạnh nội tại đó ở ngay bản thân.
Có
nhìn thấy được những đau khổ nơi thế giới chung quanh
và trong chính thế giới tâm sinh lý của mình, chúng ta sẽ
bắt đầu hiểu được sự đau khổ không chỉ là một vấn
đề mang tính cá biệt mà nó lại là một sự cảm nghiệm
mang tính phổ cập và nó là một trong những khía cạnh của
tất cả hiện hữu, có thể chúng ta sẽ phải trả lời câu
hỏi sau đây: Nếu tình thương được khai sinh từ thái độ
tỉnh thức về những đau khổ của đời sống thì tại sao
thế giới này lại không là một thiên đàng, một cõi đất
lành cho tình thương nảy nở sinh sôi?
Vấn
đề có lẽ nằm ở chổ chúng ta thường ít khi biết phơi
mở trái tim mình để đón nhận những nổi đau của mình
và người khác. Thay vào đó, chúng ta chỉ biết sống trốn
chạy, khép kín một cách vô tư, vô tình, vô tâm, vô cảm
và vô trách nhiệm. Xoay lưng hoặc nhắm mắt không dám nhìn
thẳng vào những đau khổ cuộc đời, đó có nghĩa là chúng
ta tự khép lại ngay ở cửa lòng mình một mùa xuân đẹp
của tình thương, đóng kín lại một suối nguồn vị tha mà
lẽ ra mình phải có. Như đã nói, tình thương đồng với
một trái tim mở rộng, một tâm hồn khoáng đạt bao dung.
Nhưng suối nguồn của tình thương kia sẽ vẩn mãi bị đóng
kín cho đến khi nào chúng ta còn tiếp tục ngoảnh mặt chối
từ hoặc đối kháng với thực tại vẫn luôn hiện hữu trước
mắt mình. Chối từ những cảm nghiệm của bản thân về
đau khổ cũng có nghĩa là chúng ta chối từ chân lý như thật
để chạy theo những ảo tượng ngộ nhận.
Về
những đau đớn sinh lý
Trước
hết, ta phải biết tự đặt những câu hỏi: "Phải xử lý
ra sao trước những cơn đau của cơ thể mình mỗi khi gặp
phải trong đời sống thường nhật? Thật ra còn có một cái
gì nữa mà chúng ta vẫn còn tự khép kín một cách tiêu cực,
hèn nhát?" Chỉ cần hiểu được rằng đời sống của chính
mình đang bị vây hãm ra sao, coi như chúng ta đã bắt đầu
một bước đi khởi sự cho công phu phơi mở sự thật. Một
trong những thứ mà mỗi người chúng ta vẫn dùng nó để
tự giam giữ chính mình đó là những cảm xúc đau đớn về
sinh lý. Chúng ta đâu có ai muốn mình phải đau đớn và thế
là từ trong tiềm thức, chúng ta luôn tự nghĩ ra thật nhiều
những liệu pháp để khắc chế, đối trừ. Các liệu pháp
này thường được lộ diện trong trí tuệ thiền định.
Một
trong những liệu pháp thông dụng nhất mà chúng ta vẫn thường
vận dụng để khắc chế các đau đớn của cơ thể là thái
độ cố tình lãng quên hoặc làm ngơ trước sự hiện hữu,
tồn tại của chúng, coi như chúng không có. Liệu pháp này
chỉ là một cách xử lý có giá trị ngắn hạn bởi thật
ra thì càng bị vùi lấp trong tình trạng tâm lý mê muội,
thì những đau đớn kia càng có vẻ hoành hành, phát tác mãnh
liệt hơn.
Liệu
pháp tâm lý thứ hai của ý thức con người trước những
đau đớn sinh lý là phương thức tối giản, rút ngắn chúng
lại bằng cách chiết đoạn thời gian để chia nhỏ những
đau đớn đó ra thành từng mãnh vụn cảm giác. Ở đây ta
có phương pháp thiền định về đề mục hơi thở và liệu
pháp thứ hai trên đây lúc này sẽ là con dao cắt nhỏ tất
cả những đau đớn kia qua từng hơi thở ra vào. Dù gì thì
ta cũng phải nhận rằng dầu có phải tiếp tục cảm nhận
những đau đớn đang quá cụ thể nhưng dưới hình thức những
mãnh vụn như vậy, cơn đau đớn xem ra cũng có vẻ ít gây
khó chịu cho ta hơn. Tuy nhiên biện pháp này xét ra vẫn chưa
là một phương thức tối ưu để phơi mở thực tại với
những giá trị tĩnh thức và tình thương để ta có thể tự
cảm nghiệm những đau đớn kia một cách trọn vẹn.
Ngoài
ra, còn một hình thái ý thức đối kháng khác vi tế, sâu
kín hơn, trước những đau đớn sinh lý và cũng vẫn được
gọi là một liệu pháp tâm lý. Ðó chính là thái độ chấp
nhận dấn mình và đối diện với những cơn đau đớn nhưng
vẫn bằng một ý hướng nhắm vào mục đích thoát khỏi chúng.
Thái độ này tuy có vẽ bình tĩnh, dễ chấp nhận, nhưng vì
vẫn còn bị trói buộc trong tinh thần dụng ý, đối kháng
nên, nếu có vận dụng đến nó, ta vẫn chưa có được mối
giao cảm trung thực và trực tiếp với thực tại bởi vì
dù có tỉnh thức trước những cơn đau, nhưng ta vẫn còn
bị gò ép trong ước muốn "được hết đau" thay vì điềm
tĩnh chào đón chúng như là chúng với một nội tâm vô cầu,
vô chấp.
Một
khi trong nội tâm chúng ta còn ý niệm đối kháng thì tình
thương không thể hiển hiện. Bởi vì chúng ta đang sống trong
một cảnh giới mà chính tay mình đã tự khép lại cánh cửa
ra vào thực tại. Trong trường hợp đối diện với những
đau đớn sinh lý, các phản ứng hữu cơ cùng ý thức tập
quán của chúng ta xem ra rất dễ nhìn thấy: Chúng nối đuôi
nhau hiển hiện trong hình thức những hoảng loạn và trốn
chạy tinh vi, nhỏ nhiệm. Nếu chúng ta không có nỗi một giao
cảm trung thực và trực tiếp với từng cơn đau của mình
bằng khả năng thiền định bản thân thì làm sao ta có thể
xây dựng được một tình thương hòa cảm đối với người
khác, đó là chưa nói đến những đau khổ ngoại tại khác
không đến nổi cấp bách nghiêm trọng ở bản thân, ở người,
và trên toàn thế giới.
Thái
độ quan trọng và cần thiết của chúng ta trong hoàn cảnh
vừa nêu trên, nếu ý cứ theo tinh thần chánh pháp, thì chỉ
nàm gọn trong sự thấu thị tinh tường về mỗi mỗi cơn
đau cũng như một thái độ phản ứng hữu cơ hợp lý đối
với chúng. Ðồng thời, ta phải biết phơi mở mọi sự, mà
ở đây là những cơn đau, không nên có thái độ trốn chạy
tiêu cực. Ở trường hợp này, công phu tỉnh thức cũng là
công phu tu dưỡng tình thương, lòng từ bi đối với tha nhân,
để chúng ta có thể tự mình cảm nghiệm thực tại với
tất cả khả năng phơi mở tâm lý và có được một mối
giao hòa trực tiếp, liên tục trong từng cảm nghiệm về thực
tại.
Những
đau đớn tâm lý
Cũng
như đối với tấm thân sinh lý, nội tâm của chúng ta luôn
phải vật lộn dai dẳng với hàng loạt những nhức nhối
bất toại mà mọi người vẫn thường trực cố ý chối bỏ
và giải trừ. Chính những đau đớn nội tại này đã là
những tác nhân quan trọng cho từng cơn vật vã và xung đột
nội tâm của chúng ta. Chúng là một phần lớn thực tại
trong đời sống cảm nghiệm của mỗi người và tồn tại
dưới nhiều hình thức: Những cảm giác bất an, cô đơn,
điếm nhục, sợ hãi....
Nhưng
làm thế nào để ta có thể đón nhận chúng một cách trung
thực đây, trong khi ai cũng có thói quen phản ứng đối kháng
thực tại một cách nông nổi? Ðối với tất cả những cơn
đau tâm sinh lý, chúng ta hầu như luôn có thái độ đó. Chẳng
hạn như khi đối diện với những cảm giác cô đơn, ta thường
có tâm thái chán ghét và bên cạnh đó là ý hướng khai trừ,
trốn chạy. Có biết bao lần trong đời mình, chúng ta chỉ
đơn giản có mỗi một nỗ lực tránh né những thực tại
mà mình e sợ, ngán ngẫm. Thái độ bất mãn trong cảm nghiệm
về sự thật hiện hữu chỉ luôn có nguy cơ gây tạo ở ta
những tâm thái phân biệt, chấp thủ đối với mọi sự mà
thôi. Vạn sự sẽ đơn giản biết mấy khi mỗi người cứ
bình thản vô tư để,mặc chúng đến và đi mà không hề
có một ý niệm đối kháng nội chiến!
Cái
nhức nhối nghiêm trọng nhất trong các mối khổ tâm có lẽ
vẫn là cảm giác bất an, thiếu tự tin. Nó luôn ám ảnh ta
bằng những âu lo vớ vẫn: "Ta phải sống ra sao để có vẻ
cởi mở với mọi người? Nếu thiên hạ cứ biết tỏng về
con người thật của ta thì mọi việc sẽ ra sao?..." Chính
cảm giác tâm lý bất an này sẽ tạo nên ở ta một ảo tượng
ngả chấp nguy hiểm đối với thế giới, bởi ta luôn nghĩ
tới mục đích"được cuộc đời chào đón và yêu thương".
Có điều là cái ảo tượng ngu ngơ đó luôn được chúng
ta che đậy, dấu kín bằng đủ thứ ngụy trang.
Chỉ
cần đôi phút tỉnh thức nhìn thẳng vào từng tâm trạng
bất an và tự ti, thiếu tự tin đó, ta sẽ thấy rằng chúng
thật ra chẳng có gì dính dấp để cần thiết phải biết
đến chuyện riêng tư của chúng ta đâu. Thay vào đó, tốt
hơn ta nên quay về với các cảm nghiệm tự thân của chính
mình. Nhưng hãy khéo đấy, biết đâu chừng ta chỉ có được
cái trăn trở đối với bản thân mà không tự biết đón
nhận và thương mình một cách chính chắn, đúng nghĩa theo
thiền lý.
Nếu
chúng ta biết kịp thời cảm nghiệm trọn vẹn những tâm
thái bất an, thiếu tự ti và biết sống trung thực với chính
bản thân mình thì chắc chắn chúng ta sẽ tự tìm thấy mình
qua cái bóng phản chiếu thì coi như chúng ta vẫn còn bị vùi
lấp, che kín trong trí tuệ hiện tại. Nếu được hãy tạm
thời xử lý những tâm trạng đó bằng cách thư giản từng
hơi thở để mình được thoải mái hơn rồi từ đó chúng
ta bắt đầu mở rộng cánh cửa tình thương đối với chính
mình và tha nhân.
Như
đã nói, chúng ta luôn có khuynh hướng trốn chạy, chối bỏ
tất cả những đau đớn của tâm sinh lý bằng đủ mọi cách.
Ðối với những cảm giác cực lòng của tâm lý ta thường
nhớ đến những biện pháp đối đầu mù quáng như một thái
độ khước từ, những hoạt động điên cuồng nào đó hoặc
những hình thức ảo tượng ngã chấp. Một trong những nhân
tố tâm lý có phương hại đến trí tuệ như thật của chúng
ta chính là cảm giác sợ hãi. Và chính vì nó đã gần như
trở thành một thứ bản năng tâm lý mà hầu hết chúng ta
đều không hề nghĩ đến việc khám phá thật sự của nó
nên chúng ta thường xuyên bị nó điều động, chi phối một
cách vô thức.
Chính
Trang Tử cũng đã từng nói "Những lo sợ nhỏ thì tạo nên
các e ngại, những lo sợ lớn thì tạo nên sự hoảng loạn".
Khi một sự sợ hãi vừa xuất hiện, bất luận là sự sợ
hãi về cái gì - kể cả sự sợ chết, điều cần thiết
là chúng ta bắt buộc phải thực hiện cho bằng được đó
là sự phơi mở trọn vẹn ngay chính nỗi sợ đó: Nó hiện
đang ra sao? Cảm giác sinh lý của chúng ta lúc này thế nào?
Chúng từ đâu đến? Trong nội tâm đầu nhận diện được
sự sợ hãi cũng có nghĩa là ta cũng đã thấy được đặc
tính phù du hữu cơ của nó, đồng thời khi ta phơi mở nội
tâm mình để nhìn ngắm nó bằng một giao hòa và mát mẻ
sau sắc thì lúc này coi như tất cả những khái niệm ngã
chấp về cái Tôi, của Tôi cũng biến mất. Vấn đề sợ
hãi đến lúc này coi như tạm ổn.
Từ
cơ sở của tỉnh thức và thái độ đón nhận thực tại
một cách trung thực, khách quan này, chúng ta có thể tự chọn
lựa cho mình một trình độ trí tuệ biền biệt nào đó của
tỉnh thức. Ðôi khi điều đó được thực hiện trong một
thiền khóa với những đề mục cùng các điều kiện lý tưởng
nào đó nhưng cũng có lúc, công phu này lại được thực hiện
bằng sự quay về nhìn ngắm vào ngay chính sự sợ hãi mà
mình đã và đang đối đầu. Ý chí và tinh thần trách nhiệm
của chúng ta bây giờ cũng được tăng cường mãnh liệt hơn,
vì những động cơ nỗ lực của bản thân không còn bị hạn
chế trong ảnh hưởng của lòng sợ hãi qua tâm thái đối
kháng nữa.
Chúng
ta đã học được cách hòa giải đối với sự sợ hãi để
công phu thiền định có thể giúp ta khám phá ra được đích
điểm vươn tới của ý thức chính mình, xem mình thực ra
muốn làm điều gì, phơi mở cái gì. Nếu cứ tiếp tục trốn
chạy lòng sợ hãi trước mắt, coi như chúng ta cũng đã tự
xây dựng một rào cản cảnh phòng đối với các sự sợ
hãi chưa xảy đến. Mà điều này vừa chẳng những không
thể thực hiện được mà lại có nguy cơ giới hạn và giam
hảm đời sống nội tâm của chúng ta. Ðiều đó cũng có
nghĩa là ta đã tự khép kín cõi lòng, đóng chặt khả năng
hiển hiện của tình thương và khả năng giao hòa, đồng cảm
với thực tại, từ nội thân đến ngoại giới.
Cũng
như đối với những nỗi đau tâm sinh lý của bản thân, chúng
ta còn có biết bao tình huống bắt buộc phải tự có một
thái độ đối kháng, chẳng hạn về vấn đề nhân sự và
những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống gia đình hoặc xã hội.
Bởi ta đừng bao giờ quên rằng, trong thế giới tình cảm
thường nhật vẫn luôn có rất nhiều đối tượng mà mình
ác cảm trong giao tiếp đối ngoại, cũng có không ít những
tình huống dễ khiến ta bất mãn, khó chịu. Thông thường,
trước một đối tượng "đáng ghét", chúng ta vẫn có phản
ứng tự nhiên là giữ một thái độ đối lập với từng
khía cạnh nhân cách và tập tính của họ, để rồi tự mình
cầm tù trong chính thành kiến ác cảm mang tính đối kháng,
ngăn cách với người ta.
Trong
khi đó, nếu tự biết điều động nội tâm mình ra khỏi
thái độ tâm lý bản năng này và tự phơi mở trái tim để
bao dung tha nhân - một trình độ nội tâm không mấy đắt
đỏ mà đặc tính là độ lượng và hòa giải - thì chúng
ta có thể dễ dàng xót thương họ nhiều hơn, thông qua sự
thông cảm và trắc ẩn về những đau khổ kín đáo mà ai
cũng có. Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho họ khi hiểu
được một điều hết sức quan trọng rằng tất cả những
gì là đáng ghét của đối phương thực ra chỉ là những
phản ứng tự nhiên của họ trước các khổ lụy, mà nhiều
khi chỉ là một cách vô thức mà thôi. Với một cảm nghiệm
phơi mở như vậy về những đau khổ của người khác, kể
cả đối với những cá nhân mà ta vẫn xem là đối phương,
đối thủ - tình thương vị tha tự nhiên sẽ tìm đến với
chúng ta.
Ðối
với nỗi sợ chết
Một
trong những khía cạnh khác của đời sống mà chúng ta không
mấy khi lưu tâm để tỉnh thức nhìn ngắm thấu đáo, đó
chính là bản chất phù du ngay từ căn cội của tất cả cảm
nghiệm, một tên gọi khác cho dòng sanh diệt tương tục trong
sự hiện hữu, tồn tại của đời sống tâm sinh lý. Tất
cả mọi thứ, từ nội thân đến ngoại giới, những cấu
tố tâm sinh lý như là các tư tưởng, cảm giác, bức xúc,
phản ứng tốt xấu của chúng cùng tất cả những ngoại
vật vô cơ hay hữu cơ trong thế giới quanh ta, cũng chỉ đều
là những đơn thể luôn nằm tr6n một dòng chảy bất tận
của những đổi thay, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác:
Xuất hiện, tiêu mòn rồi biến mất.
Nói
một cách khác, bản tướng của vạn vật luôn là những biến
tướng. Trong nền văn hóa phương Tây, người ta ít khi nghĩ
đến việc nhìn ngắm, trầm tư và đối diện với cái chết.
Người ta luôn e sợ cảm giác nhìn thấy đời sống như một
chu trình héo úa, già cổi mà chỉ biết đơn giản nhìn ngắm
những tử thi như một món đồ vật nào đó hết sức bình
thường.
Trong
giáo lý thiền định truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy
có một pháp môn mà đề mục chú niệm lại đặc biệt nhắm
vào thây chết qua từng giai đoạn phân hủy của nó. Mới
nghe qua, ta có thể cho đó là một pháp môn thiền định "thiếu
trong lành" hoặc quá đáng, nhưng thực ra ta cũng phải nhận
rằng đó là một con đường phơi mở ra cho chúng ta bản chất
của cái chết, về bản chất sinh diễn tất nhiên của tấm
thân sinh lý này và đồng thời cũng giúp ta vượt qua những
ảo tưởng phổ cập về chính sự hiện hữu của mình mà
hầu như ai cũng mắc phải. Bởi vì phần lớn chúng ta đều
rất sợ chết. Và bây giờ chúng ta tự trả lời câu hỏi
sau đây đã chứ: Thế nào là cảm giác sợ chết?
Một
khi chúng ta chưa có được một điều hiểu biết thấu suốt
về bản chất như thật của tâm sinh lý bản thân thì nỗi
sợ hãi và thái độ tâm lý đối kháng khi nhìn vào những
hao mòn, chết chóc sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Bởi chúng
ta vẫn luôn âm thầm nhìn ngắm tâm sinh lý của mình như những
chủ thể chắc chắn, an toàn rồi gán ghép vào đó một ý
niệm Tôi, của Tôi (Ngã, Ngã sở). Lẽ dĩ nhiên, với kiến
chấp này, nỗi ám ảnh về "cái chết của Tôi" sẽ khiến
ta kinh hoàng. Có thể nói rằng nỗi sợ chết là một chứng
minh sinh động về niềm tin vào cái ảo tưởng ngã chấp của
chúng ta.
Nhưng
một khi chúng ta tự biết phơi mở bản chất tâm sinh lý qua
từng quá trình vận động của chúng, chúng ta sẽ thấy rõ
rằng chúng luôn sanh tử trong mỗi mỗi phút giây. Ðó là một
sự thật không hề mang tính cường điệu, phóng đại hay
ẩn dụ. Chúng ta sẽ thấy chúng chỉ là những gì rỗng tuếch,
vô ngã và vô thường, tiếp nối nhau trôi đi từng năm tháng
này sang năm khác. Chúng chỉ là một dòng nước với những
bọt sóng luôn được tạo ra và tan vỡ. Trong từng thoáng
chốc thời gian, hãy cẩn trọng suy tư về mỗi mỗi cảm nghiệm
tâm sinh lý của mình: Tiếng động hình ảnh, tư tưởng, cảm
xúc... nào đó. Trong từng chớp mắt, các cảm nghiệm đó
luôn sinh diệt, thay chổ cho nhau theo một qui luật vận động
cố nhiên và luôn luôn thay đổi, hoán vị, phủ định lẫn
nhau. Rõ ràng là không có một thứ gì trên đời này để
ta ôm ấp cả, mặc dù ta cũng phải nhìn nhận là để nhận
thức và sống đúng theo tinh thần trí tuệ này không dễ dàng
tí nào.
Chỉ
cần một phút giây nào đó, cái công phu kinh nghiệm của chúng
ta về qui luật vận hành vô thường của tâm sinh lý được
thực hiện một cách liên tục và thuần thục thì nỗi sợ
chết coi như được chấm dứt, bởi vì trong trí tuệ của
chúng ta lúc bấy giờ không còn có chút gì để phải sợ
mất nữa. Nuôi dưỡng được một tâm phong điềm tĩnh, an
hòa xuyên qua một trí tuệ tư sát, chúng ta chẳng còn bận
tâm gì về những thành bại, được thua vốn chỉ là những
qui luật vận động tất yếu của vạn pháp để từ đó
ta ngày một an bình, tự tại hơn.
Phơi
mở tâm hồn
Trước
hết, chúng ta phải hình dung hóa những hình thái đau khổ
mà mình vẫn luôn có thái độ đối kháng hoặc nhắm mắt
làm ngơ trong đời sống thường nhật. Ðể có được một
tâm hồn giao hòa, đồng cảm thật sự thì điều cần thiết
là chúng ta phải nhìn lại cái khuynh hướng trốn chạy mamg
tính hữu cơ đối với các đau khổ, đồng phải có được
những cảm nghiệm khoáng đạt về toàn bộ nhân sinh quan của
mình.
Ryokan,
một thiền sư du phương người Nhật Bản (ra đời vào khoảng
giữa thế kỷ thứ 18) đã diễn đạt sinh phong tuyệt vời
này trong một bài thơ của mình, mà nội dung đặc biệt chuyển
tải một ý hướng tha thiết nhắm đến điều mà đạo giáo
vẫn gọi là "tự tại trong vui buồn" - dịch thoát từ chánh
văn là "vạn hỷ vạn sầu". Nội dung đó muốn nhắn nhủ
với chúng ta một điều rằng một sự giao hòa, vong thân và
vị tha sâu sắc, vô lượng chỉ có được từ một cảm nghiệm
trọn vẹn về tất cả thực tại bằng một trái tim rộng
mở. Và sau đây là một trong những dòng thơ vừa nói trên
của Ryokan.
"Một
lần nữa, bọn trẻ con và tôi lại đánh nhau trên một chiến
trường mà vũ khí của đôi bên chỉ là những lá cỏ mùa
xuân.
Chúng
tôi tiến quân rồi lui binh, và cuộc chiến mỗi lúc một tế
nhị, nhẹ nhàng hơn.
Hoàng
hôn xuống rồi, ai về nhà nấy; và ánh trăng đã giúp tôi
chịu đựng được niềm cô đơn của mình.
Những
đêm tối mùa thu sao mà dài quá
Và
cơn lạnh đã bắt đầu thấm đẫm vào chăn đệm của tôi.
Mười
sáu năm trời qua rồi mà như mới hôm qua,
Vẫn
chưa có một ai biết dành ra chút thương cảm cho tấm thân
già yếu này.
Cơn
mưa rồi cũng tạnh hẳn; giờ chỉ còn lại những giọt nước
nhỏ xuống từ mái nhà.
Suốt
đêm lũ côn trùng vẫn ra rã kêu hoài không dứt tiếng.
Tôi
vẫn thao thức vì không thể nào ngủ được
Vẫn
kê đầu trên gối, tôi ngắm nhìn những tia sáng thanh sạch
của bình minh.
Ô
hay! Lá y của Thầy tôi đã đủ rộng để choàng kín những
kiếp đời khổ lụy trong cõi thế trầm phù này".
Tại
sao chúng ta lại không được như Ryokan: Biết phơi mở tất
cả niềm vui và nỗi buồn, tất cả những gì là sự thật
trong cuộc sống của chính mình? Chúng ta vẫn còn cứ mãi
khép kín biết bao là cảm nghiệm về đời sống chỉ vì một
thứ vô minh có từ nguồn cội của nội tâm, một sự mê
muội về bản chất như nhiên của thế giới hiện tượng,
giả tướng. Chúng ta giao phó niềm tin một cách mù quáng,
nông nỗi vào những thứ mà mình cứ ngỡ là hạnh phúc, vào
cái phù du và bản chất bất toàn của chúng. Chính cái vô
minh này đã nuôi lớn trong ý thức ta những khát vọng triền
miên về cái gọi là hạnh phúc, thay vì chỉ nên hiểu rằng
chúng chỉ là những ảo giác. Và cho dù những ước vọng
hạnh phúc của chúng ta có được đáp ứng liên tục, chúng
ta cũng không bao giờ cảm thấy mình được thỏa mãn trọn
vẹn.
Nói
một cách chính xác, là bởi vì tất cả những cảm giác thỏa
mãn đó luôn ngắn hạn và hư ảo. Những đầu tư để đáp
ứng cho các ước vọng của chúng ta thực ra chỉ đơn giản
có ý nghĩa là trưởng dưỡng và tiếp sức cho lòng tham ái
để rồi sau cùng, chúng ta chỉ còn lại thất vọng và tiếp
tục tìm đến những ham muốn khác. Thái độ sống đó có
khác gì hình ảnh một người giải khát bằng nước biển,
nước muối: càng uống càng thấy khát.
Một
khía cạnh bất khả ly của ước vọng hạnh phúc chính là
lòng mong mỏi "tránh được đau khổ". Một niềm tin điên
cuồng về cái ảo tưởng hạnh phúc thông qua những ảo giác
về thực tại chỉ càng khiến ta bị mê mờ về tất cả
thực tại vẫn luôn xảy đến trong đời sống của mình.
Vô minh và tham ái luôn phương hại đến khả năng tỉnh thức
và phơi mở trí tuệ trước tất cả đau khổ của đời sống,
đồng thời cũng khép kín luôn ở chúng ta cánh cửa giao hòa
vị tha. Trong khi đó, cái giá trị của lòng vị tha lại bị
đánh đổ trong chính sự buồn khổ, mà sự buồn khổ lại
luôn có đặc tính chối bỏ những đau đớn chứ không hề
giúp ích cho một sự phơi mở nào cả.
Có
một số người cứ nghĩ rằng thái độ trốn chạy, chán
ghét đau khổ là nhân tố tâm điểm xoa dịu nó nhưng nếu
có được một sự quan sát nghiêm túc và khu biệt được
sự khác nhau giữa tình thương vị tha với lòng bi lụy thì
ta sẽ thấy ngay rằng một tình thương vị tha thật sự không
bao giờ có sự can dự của thương và ghét. Mà ngược lại,
đó chính là sự phơi mở để thấu suốt tất cả đau khổ
với ý nghĩa giải trừ kỳ tuyệt và tương ứng với một
cách hữu hiệu.
Hành
động vị tha (Sống tình thương)
Trí
tuệ sẽ thế chỗ vô minh khi chúng ta nhận chân được một
điều rằng hạnh phúc vẫn không hề có được từ sự tích
lũy những cảm giác khoái lạc, và thái độ đáp ứng để
làm thỏa mãn lòng ham muốn cũng không bao giờ đem lại cho
ta một đáp ứng trọn vẹn. Nó chỉ là lớn mạnh những vọng
niệm phân biệt thương ghét mà thôi. Một khi chúng ta biết
tự mình cảm nghiệm chính chắn rằng hạnh phúc không thể
đến bằng sự kiếm tìm mà ngược lại là từ sự chối
bỏ, nó cũng không đến với ta bằng sự tầm cầu những
cảm nghiệm ngọt ngào mà là từ sự phơi mở, tỉnh thức
trong mỗi phút giây thực tại, thì chính sự hoán chuyển ý
thức này cũng đồng thời khai phóng tất cả năng lực của
tình thương ngay trong chính chúng ta. Một khi nội tâm ta không
còn bị giới hạn trong sự sợ khổ ham vui nữa thì tình thương,
hay nói rộng hơn là sự giao hòa đồng cảm với thực tại,
sẽ trở thành phản ứng tất nhiên của trái tim đã được
mở rộng.
Chúng
ta có thể thấy rõ điều này một cách trung thực và trực
tiếp ngay trong chính công phu thiền định của mình. Khi chúng
ta có thái độ đối diện và phơi mở để đón chào một
cách tỉnh thức tất cả thực tại trong từng giây phút mà
không hề bị chi phối bởi các khái niệm thương ghét, thì
xem như chúng ta cũng cùng lúc làm thăng hoa tâm phong vị tha
của mình đối với từng cảm nghiệm. Từ trình độ nội
tâm này, ngoài thành quả nâng cấp công phu thiền định, chúng
ta còn có thể bắt đầu thể hiện một tâm hồn vị tha thật
sự vào cuộc đời.
Việc
thể hiện tấm lòng thương người đó không hề đòi hỏi
một phương thức nào hành động nhất định bởi khắp nơi
và mọi người trên toàn thế giới lúc này đều là những
cánh đồng để chúng ta gieo trồng lên đó những hạt giống
tình thương. Mọi sự đều bắt đầu ngay từ chính bản thân
chúng ta và vòng tay tình thương kia sẳn sàng dành cho tất
cả mọi loài, không phân biệt một ai và vượt qua mọi giới
tuyến cá thể cũng như cộng đồng. Hành động vị tha nào
cũng là tốt cả: Bất luận là một nỗ lực xoa dịu những
nỗi đau sinh lý hay một cố gắng xoa dịu tâm lý cho những
ai thật sự cần đến. Chúng ta có thể linh động thoải mái
cách đáp ứng những nhu cầu của những người đau khổ,
từ một sự can thiệp trực tiếp vào hoàn cảnh của họ
cho đến việc thực hiện một tác phẩm nghệ thuật để
nuôi dưỡng và chăm sóc đời sống nội tâm của người ta
một cách nhiều ý nghĩa: Chẳng hạn xây dựng ở họ một
tình thương hay một kiến thức giá trị. Thậm chí việc lấy
mình làm một biểu tượng cho tình thương các mối quan hệ
đối giao thường nhật cũng là trong những hành động vị
tha đáng quí mà chúng ta có thể thực hiện được. Vấn đề
cũng đơn giản thôi: Hãy biến mình thành một người tốt
bụng vô danh cũng được.
Ta
có thể nói rằng tình thương đối với tha nhân luôn được
khai sinh từ sự tiếp cận với những đau khổ. Nó là một
phản ứng tích cực trước những hoạn nạn cụ thể mà ta
có thể quan sát từ thế giới xung quanh, một phản ứng giúp
ta thấu đáo được những cợi nguồn sâu sắc nhất mà từ
đó mình đã bị giam hãm tù đầy suốt bấy lâu nay.
Ðức
Phật đã để lại cho ta những bài học hết sức quí giá
và sinh động về tình thương: Ngài đã từng tắm rửa săn
sóc cho những Tỳ kheo đệ tử đang bị lâm trọng bịnh mà
thiếu người chăm nom và ân cần trấn an hướng dẫn nội
tâm họ cho đến giây phút cuối cùng trước khi các vị tắt
thở và chứng ngộ đạo quả. Dấn bước vào con đường
giác ngộ, ngay chính lý tưởng đó cũng là một cách thể
hiện sâu sắc nhất về tinh thần vị tha. Bởi đó là con
đường mang ý nghĩa đánh thức ở chúng ta sự thấu thị
về những cấp độ, hình thái và những cội rễ sâu sắc
nhất của tất cả đau khổ.
Chính
trí tuệ này luôn trưởng dưỡng ở chúng ta một tình thương
vô hạn đối với mọi loài và trong tất cả các tình huống.
Chúng ta có thể thương được các nạn nhân của một cơ
chế xã hội hay chính trị bất công nào đó, nhưng liệu chúng
ta có thể thương nỗi những người đã tạo ra thảm trạng
này? Chúng ta thường có khuynh hướng tự cho phép mình có
quyền căm thù họ, cho thái độ tâm lý đó là đúng đắn
mà quên mất rằng tất cả các hành động của những người
này đã được điều sử, sai khiến từ một nội tâm mê
muội, mù quáng mà hậu quả không chỉ làm khổ người khác,
chúng còn là những hạt giống ác nghiệt sẽ chực chờ đày
đọa chính họ trong những kiếp lai sinh đau khổ tương lai.
Hiểu được như vậy chắc có lẽ bạn sẽ có thể bằng
tấm tình thương của mình mà cảm thông và bao dung cho họ
một cách dễ dàng hơn phải không?
Một
thiền sư, đồng thời cũng là môt nhà hoạt động xã hội
người Việt Nam là thầy Thích Nhất Hạnh đã có một bài
thơ rất hay nói về thứ tình thương đại đồng, vô phân
biệt mà nãy giờ chúng ta vừa nhắc đến. Nội dung bài thơ
đề nghị chúng ta một cái nhìn trí tuệ về chính tình thương
đó trong cả đời sống, ngay trong chính bản thân mình và
một gắn bó với nó với trọn vẹn trái tim củam mình bằng
tất cả phơi mở:
Xin
hãy gọi tôi bằng chính tên thật của tôi
Xin
đừng nói rằng mai này tôi sẽ ra đi
Bởi
chính hôm nay tôi vẫn đến nơi này