Chương
4
Những
Ma Chướng và Trở Lực của Thiền Ðịnh
Trong
kinh điển Phật giáo Nguyên thủy vẫn thường nhấn mạnh
đến những trở lực có nguy cơ phương hại cho hành trình
tu tập mà gần như không một ai chẳng gặp phải. Ðức Phật
dạy rằng một người có bản lĩnh điều phục được nội
tâm của chính mình thì xét về giá trị tinh thần, còn vĩ
đại hơn cả một viên dũng tướng bách chiến bách thắng
ngoài chiến trường. Người tu hành, đặc biệt là các hành
giả thiền định, việc đối đầu với các trở lực tinh
thần (thường được kể có 5) là cả một vấn đề quan
trọng mang tính thường trực và cấp thiết. Chẳng riêng gì
Phật Giáo, mà đến cả giới tu hành của thiền tôn giáo,
chẳng hạn Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo,
thậm chí đến các tay phù thủy da đỏ Mỹ Châu cũng đều
luôn đặt vấn đề cảnh phòng đối với các trở lực nội
tâm (theo cách hiểu của họ), nhưng nội dung của chúng cũng
gần giống với 5 thứ trở lực tinh thần trong Phật Giáo.
Sau
đây là câu chuyện về một nữ tu Thiên Chúa Giáo người
Tây Phương sống tại Ấn Ðộ, đó là Sơ Teresa, người đã
từng được giải Nobel hòa bình vì những đóng góp xã hội
to tát của bà. Lần đó, sau khi tỏ lời kính phục đối với
sự nghiệp vị tha của Sơ, một phóng viên của đài BBC đã
nói một câu ngụ ý rằng thực ra có lắm con đường để
sơ có thể vừa sống thoải mái mà vẫn có thể phụng sự
tha nhân dễ dàng, can chi Sơ lại chấp nhận một đời sống
vật chất quá ư chật vật? Bởi rõ ràng là về tài sản
vật chất, Sơ Teresa coi như không có gì cả, trừ một chiếc
xe, một ngân khoản bảo hiểm... và dĩ nhiên là Sơ cũng không
có chồng con. Nghe nhắc đến vấn đề hôn nhân, Sơ Teresa
mỉm cười với người phóng viên :
- Bảo
tôi độc thân là sai, tôi vẫn đang có một cuộc hôn nhân
đó chứ!
Nói
rồi, Sơ giơ tay lên cho anh phóng viên nhìn thấy chiếc nhẫn
trên đó, thực ra đó là loại nhẫn mà các nữ tu vẫn thường
đeo với ý nghĩa là đã hiến mình trọn vẹn cho Chúa và Sơ
lại nói thêm: "Mà Ngài thì nhiều khi khó khăn lắm! "- ý Sơ
Teresa muốn nói đến những trở lực tinh thần mà mình đã
phải đối diện trong cuộc đời làm một nữ tu.
Càng
lắng tâm nhìn ngắm vào chính lòng mình, chúng ta sẽ càng
có nhiều cơ hội để thấy rõ tất cả những nguồn cội
của ham muốn, sợ hãi, thương ghét, nói chung là các thành
kiến tâm lý mà từ đó đã gây ra biết bao nỗi khổ cho thế
giới. Bản thân chúng là những ma chướng, trở lực, nhưng
đối với một người tu tập thiền định thì chúng là một
vấn đề tâm điểm để bằng vào một sự trực diện khách
quan, chúng lại thành ra một thực tại chiêm ngắm, đồng
thời sự chiêm ngắm đó lại là một công phu tu tập. Sự
đối diện để khắc trừ cũng như ý hướng xử lý các trở
lực tinh thần này thực ra không phải chỉ là vấn đề của
hôm nay, mà là tự ngàn xưa. Vào thế kỷ thứ 2 Tây lịch,
tu sĩ Evagrios, người vẫn được xem là một đại ẫn sỉ
trên sa mạc, đã nhắc nhở các môn đồ của mình về những
trở lực tinh thần bằng cách dùng hình ảnh mô tả chúng
như những con ác quỷ luôn rình rập để quấy rầy những
người tu hành nơi hoang vắng. Những con ác quỷ đó chính
là những nổi sợ hãi, lười biếng kiêu ngạo...
Theo
truyền thống Phật Giáo, các trở lực tinh thần này được
nhân cách hóa bằng các tên gọi Ác Ma, Ma Vương mà bộ mặt
của chúng chính là những hèn nhát nông nông nổi, bướng
bỉnh, thái độ vô tri, xuẩn động đối với thực tại.
Ác
Ma (ở đây chỉ cho các phiền não) thường xuất hiện để
quấy rầy người tu tập qua nhiều hình thức: Chẳng hạn
một ước muốn nào đó về điều kiện sống vật chất hoặc
những do dự, tiếc nuối trong mỗi hoạt động của mình.
Có một câu nói rất hay mà chúng ta nhắc lại ở đây như
một lời cảnh báo: "Phật nào, Ma nấy". Ở một nội tâm
non yếu thì các phiền não trở lực sẽ xuất hiện một cách
thô thiển để ta có thể dễ dàng nhận diện và khắc chế;
còn đối với những hành giả càng có bản lĩnh nội tâm
bao nhiêu thì chúng cũng xuất hiện vi tế, kín đáo bấy nhiêu.
Ðó là những tư tưởng nguy hiểm nhưng ta khó mà nhận ra.
Chẳng hạn như một tư tưởng tự mãn "Ta là một đức hạnh!
Ta không bị các phiền não nhiễu động!". Chúng kín đáo quá,
thế là chúng ta mắc bẫy! Ðể đối trừ những hình thức
phiền não tế vi này, chúng ta chỉ còn cách dốc sức cho một
khả năng chuyên chú và tỉnh lặng thường trực, và dĩ nhiên
bằng một thái độ nhìn ngắm hết sức khách quan.
Ngày
xưa, chính Ðức Phật cũng đã đi qua con đường này trong
những ngày tháng còn là một ẩn sĩ ngồi tĩnh tọa dưới
gốc bồ đề. Ngài đã tự hứa với lòng mình là sẽ không
bao giờ đứng dậy ra đi nếu chưa làm tròn được lý tưởng
của một vị Chánh Ðẳng Giác. Ðể thấu đáo được bản
chất của những buồn vui trong đời mình cũng như để tìm
được lối thoát tự do cho bản thân, điều bắt buộc là
chúng ta phải luôn đối diện với những phức loạn phiền
não vốn thường trực có mặt trong nội tâm của mình. Cứ
xem cuộc tu là một cuộc hành trình ngàn dặm mà ở đó chúng
ta phải tự biết học cách giữ vững được lòng mình và
điều tất yếu là phải có được một bản lãnh tự tại
của một kẻ xem bốn biển là nhà. Sự chuyên tâm trong công
phu thiền định không hề là một nổ lực tự tạo ra một
ảnh tượng lý tưởng nào đó, mà là một thái độ sống
hết mình trong từng phút giây hiện tại, phơi mở nội tâm,
làm trung hòa các xung đột nội tại xuyên qua những cảm nghiệm
chu đáo về đời sống. Với chừng đó cố gắng, xem như
ta đã có đủ sức mạnh để đào luyện nội tâm, huy động
nó một cáh hữu hiệu, đồng thời cũng giúp nó ngày một
kiên định, trong sáng và tự do hơn. Chúng ta có thể nói rằng
khả năng trung hòa nội tâm luôn được thành tựu từ sự
trực diện với mỗi mỗi cảm nghiệm khách quan về thực
tại. Ở một cấp độ rốt ráo nào đó, người hành giả
có bản lãnh này còn có thể vô hiệu hóa những ảnh hưởng
của phiền não bằng chính sự tu tập đúng mức của mình,
mà nội dung của nó luôn là một tình thương vị tha cùng
niềm khát khao hướng đến một khả năng tỉnh thức thật
sự. Suy cho cùng, chỉ bằng một chút lòng thiện chí, ta có
thể ta có thể học được lắm điều kỳ diệu trong đời
mình, kể cả một sinh phong tự tại, an bình giữa cuộc đời
nước mắt nhiều hơn nụ cười này. Nếu thiện chí đó vẫn
nuôi dưỡng từng ngày thì những trở lực tinh thần kia đói
với chúng ta sẽ không còn là vấn đề nữa. Ðể rồi sau
cùng chúng ta còn thấy được một điều hết sức thú vị
khác nữa rằng, tất cả những điều tệ hại và khó khăn
nhất đều luôn thay đổi chứ không phải cứ triền miên
đày đọa chúng ta như trước đây chúng ta vẫn nghĩ thế.
Tất cả lúc này chỉ còn là những cảm nghiệm giản đơn
trong sáng, nhẹ nhàng và cũng phù du mà chúng ta có thể an
nhiên nhìn ngắm chúng trong mỗi giây khắc tư tưởng.
Những
căn dặn trên đây tuyệt đối không phải chỉ đơn giản
mang tính học thuyết hay tín điều Thiêng liêng, mà lại là
một phép sống hết sức thực tế để chúng ta có thể nương
theo đó mà cảm nghiệm được một nếp đời tự tại, tự
học được cách gắn bó với từng cảm nghiệm đó của mình.
Mà vấn đề này thì vô cùng quan trọng: Bằng chính thái độ
xử lý của ta đối với các trở lực tinh thần đó, một
cuộc xung đột nội tại nghiêm trọng sẽ xảy ra hoặc một
thành quả thiền định chói ngời được thành tựu. Do vậy,
bước đầu tiên khởi mang tính cấp thiết cho công phu nội
quán và trực diện này phải là sự nỗ lực giàn xếp, trung
hòa mọi động cơ xung đột nội tại một cách cụ thể.
Nói theo kinh điển truyền thống, các triền cái tức những
trở lực nội tâm đã nhắc tới trên đây, thường được
kể có năm thứ, mặc dù trong thời gian tu tập thiền định
của mỗi người, con số đó đôi khi không có vẻ khít khao
với thực tế. Bởi thế, các đạo sỉ Du Già (Yoga) vẫn thích
gọi tất cả các ma chướng tinh thần trong thiền định bằng
một cái tên chung và ngắn gọn là "Cuộc tấn công của các
trở lực phức loạn". Tuy thế, ở đây, tốt nhất là ta cứ
lần lượt bàn về chứng theo lối phân tích của kinh điển
truyền thống.
Năm
Triền Cái
Pháp
triền cái hay trở lực tinh thần đầu tiên của thiền định,
chính là lòng khát khao, thèm muốn đối với các khoái lạc
vật chất thông qua ít nhất là ngũ quan sinh lý: Thích nhìn
cái đẹp, nghe âm thanh vừa ý, ăn uống ngon lành..., thường
gọi là Tham dục.
Những
cảm nghiệm ngọt ngào về một thực tại êm thắm, chỉ mang
ý nghĩa nhu cầu sinh tồn giản đơn, không có khuynh hướng
đầu tư tích lũy thì thực ra chẳng có gì đáng nói cả,
bởi bất cứ ai cũng có quyền ngon mặc đẹp, chăn ấm nệm
êm kia mà. Nhưng điều hết sức quan trọng là cái cảm nghiệm
về những thực tại tạm gọi là ngọt ngào ấy có làm ta
trở nên mù quáng, thiếu tự chủ hay không. Hãy cẩn trọng
đề phòng những ảo vọng, ước muốn "Giá mà tôi được...,
chứ phải chi tôi có..., mong sao tôi được...". Chúng ta đã
từng hiểu được rằng nếu chỉ sống bằng những cảm nghiệm
thực tại thật đơn giản, không bám víu, tìm cầu, đầu
tư, tiếc nuối thì cuộc sống của chúng ta chắc chắn sẽ
an lành, tự tại hơn nhiều.
Tôi
nhắc lại, đời sống của chúng ta (đặc biệt đối với
những cá nhân có nhiều điều kiện vật chất) luôn có lắm
nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ: từ những buổi chơi thể
thao hào hứng đến một buổi ăn trưa hợp khẫu, một buổi
thưởng lãm nghệ thuật tuyệt vời, những cuộc mây mưa cháy
bỏng, một giấc ngủ thoải mái khỏe khoắn, một suất ăn
sáng ngon miệng... nhiều lắm, và xã hội hiện đại luôn
là thế, nhưng ta cứ thử đứng bên ngoài (về tinh thần thôi,
cũng được) rồi nhìn ngắm và kiểm tra mình. Những cảm
nghiệm đơn giản hồn nhiên khách quan và tỉnh thức đối
với các thực tại có vẻ hấp dẫn đó thật ra có thể tạm
cho là vô hại, nhưng vấn đề sinh tử là ta phải luôn có
đủ can đảm, tự chủ để chối bỏ những khi cần thiết.
Nhưng lối nghĩ và cách sống như vừa trình bày có khi nào
gây phương hại cho nội tâm chúng ta, những thiền sinh hay
không? Ðiều đó còn tùy thuộc vào chúng ta nữa. Bởi nếu
hiểu đúng và làm đúng lối sống đó bằng những phút giây
tỉnh thức cảm nghiệm thực tại mà ở đây cứ kể là những
thực tại hấp dẫn, chúng ta sẽ thấy chúng lần lượt trôi
đi, hạnh phúc và đau khổ luôn tìm chỗ thay thế nhau. Trong
thái độ nhìn ngắm này, mọi thứ đều trở nên vô vị,
nhạt nhẽo và dư vị của chúng còn có thể là những cảm
giác buồn nôn, mệt nhoài, nhàm chán!
Ðiều
dĩ nhiên là chúng ta không nên có quá nhiều đòi hỏi trong
cuộc sống. Chỉ cần một ít và đôi khi thôi, trong trường
hợp nhu cầu thật cần thiết và vô hại. Ðối với các thiền
sinh sơ cơ, trong những khóa thiền tập sự thường có lắm
người phải mất nhiều thời gian cho những vọng tưởng thị
dục: Họ muốn có một thiền thất khang trang thật nhiều
tiện nghi, hoặc cần đến một an tâm tối ưu về tài chánh...
Nhưng qua thời gian, với sự chấp nhận có thể là khiêm cưỡng,
bất đắc dĩ trong điều kiện sống có phần hạn chế và
khắc khổ của thiền viện, họ sẽ quen dần mọi sự và
những ham muốn trong lòng họ lúc này có thể được giới
hạn lại thành những ước muốn nhỏ nhặt, đơn giản hơn:
Chẳng hạn họ thèm được thêm tí đồ ngọt trong suất ăn
trưa của mình, hoặc thầm mong thời gian thiền định tập
thể hay cá nhân do Thiền sư đưa ra được rút bớt lại đôi
phút... Trong những điều kiện sống càng hạn chế như ở
các thiền viện hoặc nhà lao, chúng ta sẽ nhận ra một điều
hết sức đặc biệt là lòng tham muốn của mỗi người thật
ra không phải được qui định, điều động bởi một đối
tượng nào hết, mà ngược lại nó là một thứ nhu cầu tâm
lý cố hữu và chính vì thế đôi lúc, trong một hoàn cảnh
nhất định nào đó, nỗi thèm một viên kẹo cũng mãnh liệt
như cái ước ao có được một chiếc xe Mercedes Benz hay Roll
Royce hoặc Cadillac!
Như
vậy đối những ham muốn trong lòng con người, vấn đề không
phải nằm ở đối tượng sở tri ngoại tại mà chính là
từ những tiềm lực thúc đẩy của nội tâm. Chính các động
cơ ham muốn đó điều động tất cả những sinh hoạt đầu
tư, tầm cầu của chúng ta. Bản thân một nội tâm đa dục
tự nó đã là một hiện hữu đau khổ. Bởi nó chỉ có thể
là một lực quán tính đưa chúng ta đến những ý hướng
khát vọng mà không hề giúp ta toại nguyện được tất cả
những gì mà mình vẫn mong ước trong cái thế giới vốn phù
du và vô ngã này. Kể cả trường hợp chúng ta có được
toại nguyện trong một ước muốn nào đó thì tiếp theo sao
cái thỏa mãn này lại là vô số những ham muốn khác, mà
ta dĩ nhiên không thể nào đáp ứng trọn vẹn cả. Sức mạnh
của lòng ham muốn lớn lắm: nó là cái cảm giác chối bỏ
hiện tại, chỉ vì đặc tính "luôn thấy thiếu", đọa đày
chúng ta bằng cái hình thái tâm lý khao khát kiếm tìm những
cái vớ vẫn ngoại tại, trong khi chúng ta luôn có một thực
tại vừa đủ để Sống. Nó là cội nguồn của tất cả
những tuyệt vọng trầm thống, những cuộc chiến tranh bạo
động tương tranh, tương diệt giữa con người với nhau từ
ngàn xưa. Tất cả chỉ vì bản chất của cuộc đời là luôn
bất toàn, bất toại. Cầm lấy một lòng ham muốn xuẩn động
để đi tìm một sự thỏa mãn tuyệt đối quả là một thái
độ sống hoàn toàn đi ngược lại trí tuệ thiền định,
con đường giải thoát tất cả khổ đau.
Người
Ấn độ có một câu nói rất hay, là: "Một kẻ móc túi dầu
có tận mặt gặp một vị Thánh ngoài đường thì hắn cũng
chỉ nhìn thấy được chiếc túi hành lý của Ngài mà thôi".
Lòng ham muốn luôn qui định nhãn quan của chúng ta về mọi
sự. Một ví dụ đơn giản là nếu chúng ta đang đi trên đường
phố với cái bụng đói thì chúng ta khó mà để mắt vào
các cửa hiệu áo quần, mỹ phẩm mà thay vào đó là sự chú
ý tìm kiếm các tiệm ăn với nỗi ám ảnh về những món
ăn mà mình thích.
Nhiều
lần vẫn lầm khi nghĩ rằng các thiền sinh nghiêm túc luôn
nhắm mắt làm ngơ đối với những chuyện thuộc lĩnh vực
tình cảm lãng mạn, chẳng hạn như những vấn đề tình cảm
hôn nhân hay những cuộc hẹn hò lứa đôi... hoặc thậm chí
còn không nhắc đến những người có liên quan đến lãnh
vực đó. Thực ra, các thiền sinh cũng lắm khi âm thầm tư
tưởng đến những vấn đề tương tự: Ðôi lúc họ vẫn
có những thương nhớ, vấn vương kín đáo trong lòng, dĩ nhiên
là kín đáo và rất hạn chế. Ta có thể gọi đó là chút
lãng mạn trong thiền định mà khó có ai tránh khỏi. Lòng
ham muốn luôn có một sức mạnh chi phối nội tâm của chúng
ta bằng đủ thứ hình thức vọng tưởng mà hậu quả tất
nhiên là khiến ta đánh mất sự tỉnh thức. Trong Ðạo Ðức
Kinh có một câu nói mà đại ý như sau: "Chỉ với một đôi
mắt hồn nhiên vô cầu, vô chấp mới có thể nhìn thấy được
những điều huyền diệu". Ðể có thể thấy được bộ mặt
thật, cùng sức ảnh hưởng của lòng ham muốn, ta có một
phương cách khả dĩ hiệu quả là vận dụng một nội tâm
thư thái tự do cũng như một trí tuệ sâu sắc về từng thực
tại trong mỗi phút giây. Nói chung, đây chỉ là một con đường
căn bản vẫn được nhắc đến nhiều lần trong pháp môn
thiền định.
Còn
một trở lực nữa mà thiền sinh phải vất vã đối đầu,
đó chính là những bất mãn, oán ghét, sân hận, buồn chán,...
- thường gọi chung là Sân hận. Tác động nguy hại của những
hình thái tâm lý này xem ra cũng chẳng kém gì so với sự tham
đắm, ham muốn bởi trở lực nào cũng làm mê hoặc chúng
ta. Những cơn nóng giận hoặc sự thù ghét dĩ nhiên là những
nỗi đau tâm lý. Ta có thể nhìn ngắm được đôi điều thú
vị về chúng ngay trong chính nội tâm mình, nhưng hãy nhớ
là cố gắng đừng để chúng kéo dài thời gian. Ta nên nhanh
chóng khép lòng mình lại bởi chúng là những bức xúc nặng
nề và nhức nhối mà chúng ta khó có thể kham nổi.
Lòng
sân hận cũng có sức mạnh mãnh liệt như lòng ham muốn. Nó
có thể nổi dậy trong ta không những từ một đối tượng
trước mắt mà còn có thể từ một đối tượng ở đâu
đó thật xa xôi. Ðôi khi chúng ta có thể nổi giận chỉ vì
một chuyện cũ nào đó trong quá khứ, thậm chí lòng sân hận
có thể phát khởi từ một suy diễn tự tạo, vô căn cứ
nào đó nữa. Một sự nóng giận cao độ có thể tạo ra những
tác động tệ hại cho nhân cách của chúng ta để gây nên
những hành xử lệch lạc, lầm lẫn mà đôi khi chính mình
cũng không ngờ được. Lòng sân hận còn có thể là cội
nguồn cho biết bao nổi khổ tâm của chúng ta từ trong đời
sống cá nhân cho đến những cuộc đối giao với người khác.
Lòng
sân hận có rất nhiều hình thức mà có lẽ ta ít khi hoặc
thậm chí rất khó nhận ra, đó chính là sợ hãi, lo toan, chán
nản, nói chung là những tâm thái tiêu cực có thuộc tính
đối lập với lòng ham muốn. Bởi chỉ cần quan sát chúng
thật kỹ lưỡng, ta sẽ thấy ngay rằng tất cả tâm thái
bất mãn này đều xuất phát từ một thành kiến đối kháng,
ác cảm đối với một nhân vật, sự việc nào đó. Mà với
những tâm trạng phiền não như vậy, dù là lòng ham muốn
thấp kém hay sự sân hận nông nổi, chúng ta làm sao có thể
tập trung tư tưởng để thiền định, một công phu tinh thần
mang lý tưởng khám phá thực tại? Ở đây đang nói về vấn
đề sân hận như là một trở lực cho thiền định, nên điều
tiên quyết là ta phải học cách đối diện và xử lý, giàn
xếp nó ở mọi hình thái biến tướng, dĩ nhiên cũng chỉ
vẫn với từng phút giây tỉnh thức, nhìn ngắm.
Trở
lực thứ ba của thiền định lại là tâm lý thụ động,
luời biếng mà gọi theo thuật ngữ kinh điển là Hôn Thụy
(hôn trầm thụy miên). Nó làm ta cảm thấy dã dượi, buồn
ngủ, không thích hoạt động tỉnh thức. Bị Hôn Thụy chi
phối, nội tâm hành giả coi như bất lực, các sức mạnh
nội tại cũng bị vô hiệu hóa và như vậy thì công phu thiền
định cũng bị ngăn trở, thậm chí đình chỉ.
Trở
lực thứ tư của thiền định là phóng dật -- hay Trạo hối,
một phiền não gần như có thuộc tính đối lập với Hôn
Thụy, dĩ nhiên là cách đối lập tiêu cực. Với một định
nghĩa đại khái, căn bản thì phóng dật là tình trạng tâm
lý bị khuếch tán, loạn động, hướng ngoại với đủ thứ
đề tài tư tưởng tốt xấu, vui buồn... và tất cả diễn
ra trong một sự thiếu tổ chức như những cái quẩy mình
vật vã của một con cá bị đem ra đất. Với một nội tâm
phóng tán như vậy thì đến cả những cử động, tư thế
sinh hoạt của ta cũng còn bị ảnh hưởng tệ hại, nói chi
đến công phu thiền định. Bởi thực tại cảm nghiệm của
ta lúc này là cả một mớ hổ lốn, bề bộn, tạp nhạp và
tư tưởng ta thì bay nhảy không định hướng. Trong tình trạng
tâm lý này, ta có một cách khác để giải quyết chứ không
thể cực lòng đuổi bắt, đo đếm từng ảo tưởng chớp
nhoáng và vô hệ thống đó được, làm vậy chỉ hoài công
thêm thôi.
Trở
lực thứ năm mà cũng là sau cùng của thiền định là sự
Nghi hoặc hay hoài nghi vớ vẫn. Có thể nói đây là trở lực
nghiêm trọng nhất cho hành giả thiền định. Bởi vì cần
có sự hiện diện của nó, mọi nổ lực tinh thần của ta
coi như vô nghĩa và bị tê liệt. Có nhiều hình thức hoài
nghi lắm: về sự hiện hữu của mình, về khả năng của
bản thân, về người Thầy hướng dẫn, về pháp môn thiền
định hoặc toàn bộ giáo lý Phật pháp... Thậm chí có thể
chỉ dựa vào trình độ trí tuệ thiền định non kém của
mình rồi quay sang nghi nghờ đến cả Ðức Phật: "Có chắc
là Ngài đã thật sự thấu đáo tất cả những gì mình đã
thuyết giảng?"
Chúng
ta còn có thể hoài nghi con đường thiền định mà mình đang
tu tập, bằng các hướng đi lệch lạc nào đó, hoặc tự
cho mình chưa đủ túc duyên, điều kiện thuận lợi về thời
gian hay vấn đề sức khỏe... Nói chung, dầu ở bất cứ hoàn
cảnh nào bất luận, chỉ bằng một chút hoài nghi, công phu
thiền định của chúng ta coi như bị ngăn trở nghiêm trọng
nếu không muốn nói là thất bại!
Xử
lý các Trở lực
Ðể
có thể tu tập thiền định, điều dĩ nhiên là ta phải tự
biết giải quyết các trở lực tinh thần một cách hữu hiệu.
Theo kinh điển Phật Giáo nguyên thủy, thì bản chất thâm
tâm mỗi người giống như một đầm nước và tâm điểm
của thiền định là nhìn ngắm xuyên suốt đáy sâu của đầm
nước. Tham dục tức những ham muốn dục lạc, khoái cảm
xuất hiện trong nội tâm ta như một chất phẩm nhuộm đẹp
mắt được đổ xuống đầm nước, làm mất đi cái trong
suốt mà ta cần đến để nhìn sâu vào đầm nước. Lòng
Sân hận, dù ở hình thức nào, cũng chẳng khác một đầm
nước ngay dòng phún của một suối nước nóng: sục sôi,
cuồn cuộn. Nó cũng làm hạn chế tầm nhìn của chúng ta.
Hôn thụy thì được ví dụ như một lớp rong dày phủ đầy
đầm nước. Phóng dật được ví dụ bằng hình ảnh những
cơn gió lốc xoáy, làm xao động mặt nước trên đầm và
Hoài nghi thì giống như chất bùn bị khuấy lên trong đầm
nước. Với những tình trạng đó của nội tâm, đầm nước
thực tại coi như không thể được nhìn thấy tận đáy.
Phương
thức trực diện, xử lý các trở lực tinh thần ở đây,
trước mắt, vẫn trên tinh thần nền tảng là một sự tỉnh
thức và hiểu biết kịp thời ngay khi chúng vừa lộ diện.
Nhưng bằng cách nào để thực hiện điều này? Vấn đề
thực ra không đơn giản, dễ dàng. Ðiều tất nhiên là hành
giả không nên đối diện chúng bằng một tâm thái đè nén
khiêm cưỡng hay lo toan chật vật, bởi không khéo đó lại
là một hình thức ngụy trang khác của sân hận! Nhưng nếu
vậy thì coi như chúng ta bó tay bất lực trước chúng hay sao?
Tuyệt nhiên không phải thế! Chúng ta không phải vật lộn
xuẩn động đối với các trở lực đó, nhưng lại tỉnh
thức chuyển hóa chúng thành những mảnh vụn thực tại để
có thể nhìn ngắm kiểm soát. Chúng thường mạnh lắm, nhưng
điều đó chẳng sao, thậm chí chúng càng mãnh liệt thì khuôn
mặt thực tại càng rõ nét thêm thôi, và như đã nói, càng
có nhiều dịp trực diện thực tại thì ta càng có nhiều
cơ hội tuyệt vời để có nhiều bài học sinh động và quí
giá về các qui luật nhân quả, tam tướng trong mỗi hình thái
vận động của thực tại. Chỉ với một năng lực chánh
niệm đúng mức ta sẽ thấy tất cả phiền não chỉ là một
vấn đề đơn giản. Hãy nhớ kỹ kinh nghiệm quan trọng này
là đừng nông nổi đối đầu các trở lực bằng thái độ
xung đột. Nên hết sức bình đạm, tỉnh thức để lắng
nghe và học hỏi ở chúng. Sức mạnh ở các phiền não trở
lực lúc này là thành ra một lợi thế cho ta trong công phu
thiền định và đồng thời ta cũng có luôn một lớp học
nội tại vô cùng quí báu trong cả đời sống thường nhật.
Phương
án thứ hai để xử lý các phiền não trở lực, đặc biệt
và vào lúc chúng đang trở nên quá mãnh liệt thì chúng ta
lập tức huy động và vận dụng các thiện tâm vốn mang thuộc
tính đối lập với chúng như là một cách xử lý tương ứng.
Nhờ vậy ta có thể làm yếu đi sức mạnh của chúng, đồng
thời tự tìm lấy cho mình một tâm thái tự do thông qua sự
độc lập đối với chúng. Chúng càng yếu dần thì khả năng
tỉnh thức của chúng ta cũng theo đó mà được trưởng dưỡng.
Phương
án thứ ba, thường chỉ có thể được thực hiện ở các
thiền sinh già dặn, là đơn giản hóa tất cả, mọi sự coi
như pha. Với một trình độ định tỉnh kiên cố, khi các
phiền não trở lực xuất hiện, một chánh niệm hùng hậu
sẽ xô đuổi chúng một cách nhẹ nhàng, tế nhị như đối
với những người khách mà mình không muốn tiếp. Thái độ
xử lý này tuyệt nhiên không hề mang một ý nghĩa ác cảm
bồng bột nào mà chỉ là một chút công việc thu vén, sửa
sang để dọn chỗ cho một nội tâm thiền định. Trình độ
tự tại đó luôn được gắn liền với một khả năng thiền
định cao cấp tương ứng và ở đây những thiền sinh lão
luyện không cần thiết có một lưu tâm cảnh giác nào đối
với các phiền não mà chỉ thản nhiên nhìn ngắm khi chúng
đến. Thái độ xử lý này không thể đem áp dụng ở một
thiền sinh sơ cơ, bởi vì với trình độ non kém của họ,
tâm phong có vẻ thoải mái rất dễ dàng trở thành tình trạng
bỏ ngõ nội tâm hoặc một hình thức tâm lý nào đó bất
lợi cho một chánh niệm nhìn ngắm.
Bây
giờ thì chúng ta hãy quay lại với những trình độ thiền
định bình thường và phổ cập hơn. Trước hết, bằng cách
nào ta có thể thực hiện tốt những phương thức xử lý
phiền não như vừa trình bày trên đây, chẳng hạn chúng ta
phải làm gì khi một lòng ham muốn, Tham Dục, vừa xuất hiện?
Chúng ta chỉ việc nhìn thẳng vào nội tâm mình và đưa lòng
ham muốn đó vào trong nhãn trường tỉnh thức, rồi đơn giản
ghi nhận nó "ham muốn, ham muốn!". Chúng ta có thể nhìn ngắm
nó ngay trong lúc đang quan sát hơi thở hoặc một cảm năng
nào đó trong cơ thể mình. Nếu nó bất chợt vùng dậy mãnh
liệt thì hãy lập tức ra sức chú ý, nhìn ngắm nó kỷ lưỡng
hơn: Nó đang muốn gì? Nó có tác động gì đối với cảm
giác sinh lý ta (nội tạng, hơi thở, đôi mắt...)? Tác động
cảm giác của nó đối với sinh lý ta có giống như đối
với nội tâm hay không? Ta bây giờ đang ra sao, ta đang phơi
mở thoải mái hay đang bị khép kín, buộc ràng?... Ðại khái
cứ liên tục ghi nhận kịp thời mà cũng thật đơn giản
về từng phút giây có mặt của lòng ham muốn đó.
Bằng
vào cái nhìn chú mục và chuyên biệt này, ta sẽ học được
rất nhiều về ảnh hưởng nguy hiểm của lòng ham muốn ngay
trong chính đời sống của mình cũng như thế giới xung quanh.
Chính nó đã tạo ra các cuộc chiến tranh đẫm máu, những
thành kiến xung đột nghiêm trọng trong xã hội đồng thời
đọa đày chúng ta hầu như trọn cả kiếp sống. Chúng ta
có bao giờ biết ngồi lại để kiểm tra, trực nghiệm, quan
sát một cách sáng suốt về lòng ham muốn hay không? Chỉ cần
có được những giây phút đó, chúng ta sẽ thấy ngay rằng
nó chính là cội nguồn cho tất cả những bức xúc trầm thống,
đau khổ của mình. Chúng ta có thể nhìn ngắm nó một cách
vô hại và độc lập khi nhận ra rằng thật sự nó luôn vô
thường, rỗng tuếch. Lòng ham muốn cũng giống như các phiền
não khác ở chỗ là có lúc thô thiển, có khi tế vi nhỏ nhiệm.
Và sự nhìn ngắm của ta kỷ lưỡng bao nhiêu thì nó cũng
càng rõ nét bấy nhiêu. Càng nhìn ngắm nó, ta sẽ càng thấy
nó phù du, chợt đến chợt đi chứ không còn là một tường
lũy trở lực như bấy lâu vẫn nghĩ nữa. Công phu quan sát
lòng ham muốn sẽ càng dễ dàng hơn khi ta biết tự đặt nội
tâm mình ở một vị trí khách quan, mặc dù thường thì nó
có vẻ dễ nhận diện lắm. Một người như Oscard Wilder cũng
còn phải tự thú nhận: "Cái gì tôi cũng không sợ, chỉ trừ
ra sự cám dỗ".
Lòng
ham muốn có một năng lực rất lớn, học được cách nhìn
ngắm tinh tường điều này coi như ta đã đi được một đoạn
đường thiền định. Hầu hết trường hợp, chúng ta bị
lòng ham muốn chi phối một cách dễ dàng như như vẫn tuân
theo một lực quán tính hữu cơ. Những hình thái biến tướng
mang tính tập quán của chúng ta luôn được hình thành từ
nhiều con đường và sức tác động của chúng đối với
đời sống mỗi người luôn rất lớn. Nhưng có điều cần
nhớ là chánh niệm về lòng ham muốn không hề là một thái
độ tâm lý ghét bỏ, ác cảm mà ngược lại chánh niệm ở
đây là một thái độ tỉnh thức để nhìn ngắm từng phút
giây đến và đi của nó một cách bình thản và trong sáng.
Nhiều
lúc, nếu bằng cái nhìn ngắm cẩn trọng chúng ta có thể
cũng sẽ thấy thêm rằng thực ra bên dưới đáy sâu của
lòng ham muốn còn có một nguồn năng lực tác động nữa,
trung tính và vô cảm, nhưng vẫn là một sức mạnh mang ý
nghĩa thúc đẩy. Ta có thể tạm gọi đó là sự đầu tư
của ý thức mà gọi theo thuật ngữ Phât học cũng được
gọi là Dục (gọi theo chữ dịch của Hán văn là vậy, nhưng
"Dục" trong trường hợp này, tiếng Pali là Chanda chứ không
phải Kàma mà người Trung Hoa cũng dịch là Dục, vì hai chữ
Pàli này điều có nghĩa gần giống nhau là "ước muốn, mong
mỏi" cả). Hình thái ý thức này gọi theo từ ngữ của tạng
Vi diệu Pháp là Sở hữu Dục, có thể song hành với rất
nhiều hình thái tâm lý khác từ lòng ham muốn thấp kém cho
đến tâm từ bi hoặc trí tuệ. Với một đời sống tỉnh
thức đúng mức, chúng ta có thể cảm nghiệm được hương
vị ngọt ngào của một đời sống thiểu dục, an nhiên tự
tại, chẳng đấu tranh mà cũng không nuôi dưỡng khát vọng
tiêu cực. Chỉ cần không bị chi phối nghiêm trọng bởi lòng
ham muốn, lòng từ bi và trí tuệ tự nhiên sẽ trở thành
nguồn sống căn bản cho chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra
điều này ngay trong chính những phút giây thiền định của
mình. Nhưng hãy nhớ rằng nếp sống tâm linh đó luôn tự
đến khi có đủ điều kiện, chứ không hề đi ra từ một
ý thức đầu tư mang tính chấp thủ của ý thức. Chúng ta
cứ yên tâm: Cảm nghiệm đắt giá này sẽ này sẽ tự có
ngay khi chúng ta nhận ra sự tự do, độc lập của mình đói
với các ham muốn.
Nói
chung, vấn đề ở đây luôn đòi hỏi ở chúng ta một công
phu chú niệm chính chắn. Khi lòng ham muốn xuất hiện, chúng
luôn có tác động nguy hại là cuốn hút ta vào những ảo
tưởng, thậm chí có lúc chúng mãnh liệt đến mức tự chủ,
bị mù quáng để không thể nhận diện nổi nó. Ở đây chúng
ta có nhiều biện pháp để giải quyết trường hợp này:
Nhìn thẳng vào đối tượng của lòng ham muốn hoặc nhìn
thấy cho bằng được cái khía cạnh vô thường của vạn
vật, kể cả một liên tưởng về cái chết. Chúng ta nghĩ
xem. Giả dụ như mọi ước muốn của mình đều được thỏa
mãn thì điều đó có ý nghĩa gì trong phút giây hấp hối.
Hãy luôn tâm niệm rằng dù có được bao lần toại nguyện
những cái mình khát khao thì tất cả cũng đều vô nghĩa.
Bởi vì cái gì cũng qua đi như mây trời ngang đầu núi hay
dòng nước dưới chân cầu. Tất cả chỉ là một chuỗi dài
của đổi thay bất tận. Ở đây ta có một câu chuyện rất
thú vị về nhân vật Mullak Nasruddin mà nội dung tuy có vẻ
hài hước nhưng cũng vô cùng ý vị:
Một
hôm, chỉ vì không thể bỏ qua một giỏ ớt được bán quá
rẻ, nên Nasruddin đã mua hết rồi mang về ăn lần lượt từng
trái một. Nước mắt, nước mũi tuôn đầy cả mặt, vậy
mà ông ta vẫn cứ tiếp tục ăn. Một học trò của Nasruddin
thấy vậy mới hỏi ông tại sao lạ lùng như vậy, ông ta
trả lời tỉnh bơ:
- Cả
giỏ, hình như trái ớt nào cũng cay cả nhưng ta hy vọng cũng
phải có vài trái ngọt chứ!
Dĩ
nhiên, dù gì thì một phần lớn thời gian trong cuộc đời
của chúng ta vẫn phải bị chi phối bởi lòng ham muốn. Nếu
chúng ta tỉnh thức nhìn ngắm nó thì ngay trong từng sinh hoạt
của mình, ta sẽ luôn học được lắm điều giá trị, thay
vì nếu không như vậy thì lòng ham muốn sẽ chi phối, tạo
ra các thói quen tâm lý bất thiện. Một Thiền sư người Ấn
Ðộ nọ rất thích ăn uống các thức ngọt và dĩ nhiên Ngài
đã cố gắng từ bỏ lòng ham muốn đó của mình nhưng trước
sau gì, chính Ngài cũng gần như cảm thấy bất lực. Thế
rồi, một hôm Ngài ra phố mua một đĩa to món ngọt mà mình
thích nhất, chậm rãi ăn từng miếng một và từng phút từng
giây nhìn ngắm từng diễn tiến nội tâm của mình trong suốt
thời gian đó. Phải nhìn nhận rằng vị Thiền sư này đã
phải trải qua những đấu tranh nội tâm hết sức vất vả
nhưng rồi khi đĩa đồ ngọt hết sạch thì cũng là lúc Ngài
tự biết rằng từ nay mình sẽ không còn cái ham muốn đối
với món hợp khẩu đó nữa, vì ngay sau khi Ngài tráng miệng
xong tự nhiên thấy mình bị sợ các món đồ ngọt. Trong mọi
trường hợp sự chú tâm nhìn ngắm luôn là tuyệt đối quan
trọng. Khi một lòng ham muốn vừa khởi lên, ta hãy tỉnh thức
nhìn thẳng vào nó để mặc nó tự trôi qua đi như đã tìm
đến.
Nếu
nó mãnh liệt đến mức ta không thể giữ được chánh niệm
thì hãy lập tức thu về nội tâm mình bằng phương thức
quân bình hóa đã nói ở chương trước rồi mới tiếp tục
tập trung sự chú ý. Chánh niệm luôn có công năng mang lại
cho ta một cái nhìn nội quán thấu thị cũng như một trí
tuệ tinh tường sâu sắc trong thiền định.
Bây
giờ thì chúng ta quay lại với vấn đề làm thế nào để
giải quyết và đối diện những tham sân thương ghét. Chúng
ta cũng vẫn cứ cố gắng chú niệm, cảm nghiệm và ghi nhận
chúng bằng cách ghi nhận tinh xác và chặt chẻ "Thương! Thương!
Ghét! Ghét! ". Các phiền não như tâm Sân Hận chẳng hạn,
nếu được sớm phát hiện thì sẽ là cơ hội cho ta học
hỏi và tìm thấy từng phút giây tự do giải thoát đắt giá.
Chúng ta không cần phải sợ hãi chúng, mà cứ bình tỉnh nhìn
ngắm thôi: cảm giác của mình lúc đó, tác động của chúng
đối với tâm sinh lý của chúng ta,... nhiều lắm. Lòng sân
hận còn điềm chỉ một cách chính xác cho ta những không
gian tâm lý nào mà ta đã bị vây hãm, giới hạn, ta đã bám
víu và sợ hãi cái gì. Lòng sân hận hay ác cảm lúc này giống
như một ngọn đèn hiệu giúp ta điều động nội tâm mình
bằng sự nhận diện chính nó. Thường thì chúng ta khó có
thể thay đổi được những điều kiện sống của mình, nhưng
ta vẫn luôn có thể học hỏi từ chúng thật nhiều. Ðiển
hình như ở đây, lòng sân hận khi được nhận diện sẽ
dạy rõ cho ta về bản chất của nó và chánh niệm sẽ chỉ
rõ cho ta thấy từng phản ứng tâm lý của mình ngay lúc ấy.
Sự can dự vào thực tại còn mang một ý nghĩa chọn lựa,
chắc lọc, khơi gạn. Mối quan hệ giữa ta với thực tại
có thể được diễn ra tốt đẹp hơn nhiều, khi chúng ta biết
bình tâm nhìn ngắm nó, mà ở đây lòng sân hận là một ví
dụ, ta sẽ khám phá ra một vấn đề hết sức cơ bản: Nó
luôn được sản sinh từ những tình trạng tâm sinh lý khác
nhau, những tâm trạng hoặc não trạng hay tình trạng sức
khỏe trong một thời điểm nhất định nào đó, như vậy
lòng sân hận chỉ là một cái gì phù du vô thường, một
sản phẩm mong manh được hình thành từ những lắp ráp giả
tạo. Có thấy như vậy, nội tâm của ta đâu còn nó ngăn
trở, chi phối nữa.
Dĩ
nhiên phần lớn chúng ta đâu có ai muốn mình phải có lần
nổi giận hoặc hoặc có một cái gì đó để chán ghét, ác
cảm. Mà nếu phát hiện được điều đó, cái khuynh hướng
tâm lý của mình, thì coi như chúng ta đã có thể dễ dàng
từ bỏ nó với một đánh giá đơn giản rằng nó là "xấu
xa, đau khổ, không cần thiết...". Chúng ta phải luôn hết
sức cẩn trọng đối với ngay chính sự phơi mở và tỉnh
thức của chính mình. Ta bắt buộc phải tự biết cảm nghiệm
trọn vẹn từng phút giây phiền não kể cả trong những giây
phút đối diện gay cấn nhất. Bởi chúng là những thứ luôn
sẵn sàng làm khuynh đảo đời sống của chúng ta và đồng
thời cũng là những gì mà mỗi người phải từng ngày đón
nhận, nếm trải, chịu đựng. Vấn đề trước mắt có thể
tạm cho là không phải chúng ta trốn chạy hay tống khứ hoặc
thậm chí giải thoát khỏi cái gì mà chính là một sự phơi
mở và hiểu biết. Khi lòng sân hận hay bất cứ một thành
kiến hay ác cảm nào đó vừa xuất hiện, ta phải biết quan
sát nó thật cẩn thận. Thậm chí đôi lúc, coi như chúng ta
mạo hiểm dấn thân vào chúng để sự nhận thức được
chính xác hơn. Bởi rõ ràng là chúng ta đôi lúc phải mất
nhiều thời gian "Ăn nằm với chúng trước khi thật sự tìm
lại được thăng bằng và tỉnh thức". Ðiều này xem ra cũng
dễ hiểu thôi.
Có
một điều quan trọng mà ta cần phải hiểu biết để dàn
xếp, xử lý những sân hận, chán nản đó chính là cái thực
chất về những nỗi khó khăn trong chính cuộc tu của mình,
ta còn có thể nói chúng là những vị thầy hết sức quan
trọng cho ta nữa. Vấn đề sẽ được minh họa sau câu chuyện
có thật đã xảy ra tại một viện Dưỡng trí do G.I Gurdjieff
điều hành (tại Pháp) mà tôi sẽ kể ra sau đây. Có một
ông cụ tính tình rất khó chịu, vừa nóng nảy, nông nổi
lại rất ích kỷ, thậm chí lại thiếu tinh thần trách nhiệm
đối với tập thể cho nên dĩ nhiên chẳng ai sống gần ông
được. Cuối cùng rồi sau nhiều tháng cố gắng sửa mình
để có thể chung sống với mọi người mà vẫn cứ thất
bại, ông cụ đã rời viện để trở về Paris. Gurdjieff đi
tìm và thuyết phục ông cụ quay lại nhưng điều đó dĩ nhiên
không dễ tí nào và ông cụ một mực từ chối không chịu
trở về với Viện nữa. Ðến lúc này, Gurdjieff đành phải
bỏ ra một số tiền lớn để cấp dưỡng ông cụ trong từng
tháng một, hứa sẽ sẳn sàng đón nhận nếu một ngày nào
đó ông quay về. Gurdjieff trở lại Viện, thuật hết mọi
chuyện trong sự ngạc nhiên của mọi người, nhất là khi
họ nghe đến việc ông đã hào phóng dành cho ông cụ khó
tánh kia một sự ưu đãi gần như là đặc ân mang tính thiên
vị. Gurdjieff mĩm cười ý nhị: "Ông cụ đối với chúng ta
có cái giá trị của chất men đối với bột bánh mì. Vắng
ông cụ, các bạn đâu còn có cơ hội học hỏi về những
vấn đề khúc mắc của tâm lý, từ cái bực bội cho đến
một tình thương bao dung tha thứ. Ðó là lý do tại sao các
bạn đã đến đây với tôi cũng như vì sao mà tôi đã chiếu
cố đặc biệt với ông cụ".
Những
năng lực nội tâm này, mà ở đây là những cố gắng với
từng vật vả của các thành kiến ác cảm, là cả một phần
quan trọng trong công việc thiền định của mỗi người. Cái
hành trang mang ý nghĩa lợi khí chính yếu cho chúng ta ở đây
là kiểm tra mỗi mỗi dao động, biến tướng của chúng bằng
một trình độ chánh niệm đúng mức. Thực ra trong đời sống
thường nhật, chúng ta đâu có thiếu gì những cơ hội để
nhìn ngắm từng cơn tức giận thô thiển hoặc một sự khó
chịu vi tế nào đó đi qua lòng mình. Thường thì chúng ta
có thể xử lý và đối kháng bằng những hình thái tâm lý
tương ứng như một tình thương hay một tâm hồn độ lượng.
Nhưng điều cần nhớ là thao tác tâm lý đó không chỉ đơn
giản mang tính áp đặt máy móc: Ðó phải là một sự hoán
chuyển sâu sắc từ tận đáy lòng, một tâm thái nằm ngoài
mọi thành kiến và giới tuyến phân biệt. Những khi cảm
thấy không thể chịu đựng nổi một cá nhân nào đó, ta
có thể bằng một chút bình tỉnh có được để hướng về
họ một sự cảm thông như đối với một kẻ đồng hội
đồng thuyền, có cùng chung cảnh ngộ: Ai cũng là một sinh
linh khổ lụy, một hiện hữu tồn tại trong kiếp sống ngắn
ngủi phù du như nhau hết. Thử hỏi với một cách nghĩ như
vậy cái ác cảm kia còn có đủ sức thúc đẩy cho ta đi thêm
bước nào nữa trong cơn nóng giận đó? Lúc này một điều
rất có thể xảy ra là chúng ta sẽ hành xử dưới sự điều
động của lòng bao dung, thông cảm. Tự nhiên, chúng ta sẽ
biết thương người và lòng từ cũng sẽ đồng thời được
nuôi lớn để thế chổ cho một lòng ác cảm hẹp hòi. Bằng
vào chính con đường đó, lòng từ bi trong chúng ta sẽ một
ngày lớn mạnh, đồng thời trở thành một thứ năng lực
nội tâm luôn sẳn sàng có mặt mỗi khi chúng ta cần đến
cũng như chúng ta có thể sử dụng nó như một công cụ để
dàn xếp và xử lý những thành kiến, ngộ nhận... mang tính
ác cảm.
Vấn
đề thật ra vẫn chưa hết. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng
lòng sợ hãi và đôi khi là các toan tính âu lo, đều là những
hình thái sai biệt khác nhau của lòng sân hận mà những thiền
sinh chúng ta luôn có thể rút ra từ đó những bài học về
chánh niệm, đó là chưa kể đến những cảm giác buồn chán,
chúng ta dĩ nhiên e ngại sự có mặt của nó và luôn tìm mọi
cách để ngăn tránh. Mà trong đời sống hằng ngày, cái cảm
giác nguy hại đó cứ thường xuyên chờ sẳn ở đâu đấy
để xâm nhập, chi phối, can dự vào thế giới nội tâm của
chúng ta. Nó lù lù vô duyên như một chiếc máy lạnh và luôn
sẵn sàng xuất hiện từ những giây phút nhấc ống điện
thoại, ngồi xem chương trình truyền hình, nằm đọc một
quyển tiểu thuyết hoặc một công việc nhà nào đó. Chúng
ta có thể làm mọi thứ để trốn chạy nó nhưng chỉ thiếu
một chút tỉnh thức cảnh giác, chúng ta coi như hoài công.
Thực
ra, cái cảm giác buồn chán đó không thể chỉ đơn giản
được dàn xếp bằng những bôn ba hướng ngoại mà vấn đề
quan trọng ở đây là chúng ta tự đặt cho mình những câu
hỏi: Bản chất thật sự của cơn buồn chán đó là gì? Chúng
ta đã có bao giờ chịu ngồi yên lại để nhìn ngắm nó?
Tất cả thật ra chỉ là một thứ sản phẩm tệ hại của
tình trạng tâm lý thiếu cảnh phòng mà thôi. Song hành với
những cơn buồn chán còn là những loạn động, hèn nhát,
âu lo. Một khi đã rơi vào cảm giác buồn chán, phản ứng
tâm lý tất nhiên của chúng ta luôn là sự e ngại những đối
đầu bất luận lớn nhỏ đối với mọi thứ xảy đến cho
mình, mà cứ như vậy thì thì nội tâm của chúng ta coi như
bị bỏ ngõ. Trong khi đó chúng ta chỉ cần biết can đảm
trực diện nhìn ngắm nó thì một trình độ nội tâm tích
cực và tương ứng sẽ lập tức hiển hiện.
Như
vậy trong trí tuệ thiền định, nỗi buồn chán thừa mứa
kia lại thành ra một đối tượng chiêm ngắm hết sức thú
vị. Mọi việc đơn giản lắm: Ngay khi nhận diện được
nó, ta cứ tỉnh thức ghi nhận, cảm nghiệm từng khía cạnh
ảnh hưởng, kích xúc, tác động tiêu cực của nó vào thân
tâm của mình, kể cả thái độ tâm lý đối kháng của chúng
ta đối với nó nữa. Ta phải luôn lấy ảnh trường tâm sinh
lý của mình để làm một màn hình quan sát từng hành động,
chuyển biến của công phu này một cách trực tiếp, không
thông qua một trung gian nào hết. Ðể rồi cuối cùng vượt
qua hay đình chỉ nó. Tất cả những trình độ nội quán,
tỉnh thức và tự tại không chỉ dễ dàng được thu nhặt
lấy một cách trọn vẹn trong riêng một phút giây cảm nghiệm
và tri nhận nào đó như những món đồ, mà ngược lại, chúng
phải được tích lũy và nuôi dưỡng trong từng phút giây
cảnh phòng thật sự nghiêm túc và đúng mức. Một khi sự
tỉnh thức đã được tái hiện rõ ràng và chuyên nhất thì
đề mục hơi thở lúc này cũng trở thành một đề tài cảm
nghiệm hết sức kỳ thú.
Cũng
với con đường đó, bây giờ chúng ta xoay qua xử lý một
hình thái khác của lòng sân hận đó là những âu lo, trù
tính. Chỉ cần một cái nhìn trung thực và tỉnh thức, ta
sẽ thấy ngay rằng tâm thái đó thực ra chỉ là một hình
thái ý thức hết sức giản đơn, nói khác đi, thì đó là
một chuỗi dài của những từ ngữ trong nội tâm chúng ta.
Khi chúng ta biết làm ngơ một cách hợp lý và tỉnh thức,
chúng ta sẽ thấm thía được một bài học quan trọng về
bản chất của cái gọi là âu lo, trù liệu. Bên cạnh đó
ta còn có cơ hội để học hỏi thật nhiều về đặc tính
khổ đau của đới sống. Ta hãy bắt đầu công phu này bằng
từng ghi nhận kịp thời mỗi khi cảm giác tâm lý đó vừa
lộ diện: Âu lo! Âu lo! Tính toán! Tính toán!". Và đó phải
là một sự tỉnh thức tế nhị, nhẹ nhàng như cơn gió. Ta
đừng để mình phải có thái độ đón nhận một cách thô
thiển, nặng nề như mành lưới trong khung thành trên sân bóng.
Bởi chính thái độ xử lý này lại tiếp tục thành ra một
âu lo khác! Như vậy có thể nổ lực của chúng ta lúc này
vừa là phản tác dụng mà cũng là một sự hoài công... Vẫn
bằng phương thức đã nói ở trước, trong trường hợp này
ta phải bằng mọi nổ lực ghi nhận tinh tường từng khía
cạnh chi tiết của lòng âu lo, trù liệu. Trong cuộc sống
thường nhật, chúng ta luôn có quá nhiều bận tâm lo lắng:
Những phản ứng tâm lý với các ý niệm phân biệt về cái
thành bại, được thua, tốt xấu, an nguy. Chúng ta chỉ có
thể tự cứu chuộc chính mình bằng từng phút giây nhìn ngắm
sáng suốt và tình thức về hình thái tâm lý xem ra cũng không
kém phần nguy hiểm này. Nói một cách hóm hỉnh, chúng ta có
thể quan sát, tính đếm những nỗi âu lo của mình như đối
với một bầy gia súc. Chỉ trong một giờ ngồi lại nhìn
vào nội tâm chính mình, chúng ta sẽ thấy được biết bao
là những trù tính. Thực hiện được điều này, xem như ta
đã có một bước nhảy vọt đáng kể trong thiền định.
Vấn
đề tiếp đến chính là những sợ hãi. Hình thái ý thức
này nhiều khi cũng là một trở lực tinh thần nghiêm trọng
đối với tất cả chúng ta. Hãy cảm nghiệm nó bằng tất
cả sự tỉnh thức của bản thân, ghi nhận nó là nó, ghi
nhận cả những kích xúc tâm sinh lý của nó đối với chính
mình và điều dĩ nhiên là chúng ta rất dễ bị bại trận
trước sự chi phối của nó. Con đường ngắn gọn nhất để
đối đầu với nổi sợ hãi là đơn giản hóa chính nó như
là một biện pháp đối kháng, tống khứ hữu hiệu nhất.
Hãy xử lý nó bằng một tâm thái bình đạm, tỉnh thức,
chúng ta cần từng bước nhẹ nhàng xây dựng ở mình một
sự cảnh phòng và đối mặt với nó bằng tất cả chính
mình. Ngay từ bây giờ, bạn đã có thể bắt đầu tập sự
một điều cần thiết là đừng có cảm giác e sợ nó nữa.
Hãy chung đụng với nó bằng một sự tỉnh thức và đón
chào nó như đối với một người khách lạ. Lạ mãi rồi
cũng thành quen đi, chúng ta sẽ dần dần cảm nhận được
lắm điều thú vị khi đối diện với cơn sợ hãi của chính
mình.
Khi
chánh niệm tức trạng thái tỉnh thức đã được thăng hoa,
nuôi lớn đến một mức độ nhất định nào đó, thế giới
nội tâm của chúng ta sẽ tràn đầy những niềm tịnh lạc,
an lành vô cùng hấp dẫn. Mà tất cả những điều đó chỉ
được sản sinh ra từ một tâm thái tỉnh thức trọn vẹn
cũng như khả năng tìm vui qua từng phút giây hiện hữu của
thực tại. Nguồn hạnh phúc đó không phải là hạnh phúc
đến cố định và chuyên biệt của riêng một phút giây nào
hết. Bởi vì chúng ta nhớ rằng mọi thứ trên đời luôn
phù du, tất cả chỉ là những bọt nước ảo tưởng nên
không một cảnh quan, màu sắc, âm thanh, hương vị... nào khả
dĩ là cội nguồn duy nhất cho một thứ hạnh phúc tâm sinh
lý nào của chúng ta. Tất cả chỉ là những đắp đổi, hoán
vị: Niềm vui chỉ đến với ta khi những giận dữ, sợ hãi
đã qua đi, cho phép ta tìm thấy một tự do ngắn ngủi nào
đó.
Hôn
trầm và Thụy miên cũng là những trở lực tiếp theo của
thiền định. Nói một cách nôm na, đó chính là cảm giác
dã dượi, uể oải, buồn ngủ. Ðại khái, có ít nhất ba
nguyên nhân dẫn đến tình trạng tâm lý này: Trước hết,
đó là những mệt mỏi, rã rời sau những giây phút lao động
tay chân hoặc trí óc quá căng thẳng. Trường hợp này thường
xảy ra cho các thiền sinh trong những ngày đầu tiên mới bước
vào thiền khóa hoặc những người vừa trải qua một thời
gian dài nằm nhà nghỉ ngơi, sau đó khi bắt đầu lại công
việc thì cảm giác tâm lý này ập đến chi phối họ. Trường
hợp Hôn Thụy này có thể được dàn xếp sau những giây
phút thư giãn. Nguyên nhân thứ hai của Hôn Thụy là tình trạng
kiệt lực mỏi mòn của chúng ta sau những giây phút phải
đối đầu giải quyết những vấn đề khó khăn nghiêm trọng
trong đời sống thường nhật, chẳng hạn những chuyện buồn
lòng hay sợ hãi. Trong trường hợp gặp phải tình trạng Hôn
Thụy này chúng ta tạm thời không làm gì cả, dẹp hết mọi
ước muốn mong cầu rồi đi ngủ! Nguyên do thứ ba của trạng
thái Hôn Thụy chính là thái độ trì hoãn, bỏ ngõ, thiếu
nổ lực của chúng ta trong công phu thiền định, mà đặc
biệt là cách sử dụng vụng về khả năng tập trung tư tưởng.
Thường
thì tình trạng Hôn Thụy đến với chúng ta trong từng bước
một, nó không phải là thứ hình thái ý thức đột nhiên,
đột xuất, mà cứ như một vết dầu loang. Nó âm thầm và
ngọt ngào đưa ta vào cái cảm giác mộng mị với sức mạnh
thong thả mà cũng hiệu quả của một lời ru thầm thì. Ý
thức của chúng ta từ đó bị mất chân đứng để chúng
ta lãng quên, không còn biết mình phải làm gì nữa. Trạng
thái tâm lý tệ hại này vẫn luôn chực chờ chúng ta trong
những giờ thiền định. Trạng thái Hôn Thụy tuy vậy vẫn
cứ là một trong những tâm thái quan trọng mà người thiền
sinh cần phải lưu ý đặc biệt. Ðể đối diện với nó,
chúng ta bắt buộc phải tự có một nổ lực hết mình bởi
vì đó là một trong những điều kiện tiên quyết và hữu
hiệu nhất. Có thể nói trong gần suốt cả đời mình, chúng
ta có nhiều lắm là chỉ khoảng một nữa thời gian thật
sự tỉnh thức (tức không ngủ và hoàn toàn tỉnh thức).
Chúng ta đã phải mất quá nhiều thời gian cho việc ngủ nghỉ,
đôi khi là những giây phút nghỉ ngơi không thật sự cần
thiết. Ý nghĩa của thiền định là đánh thức chúng ta ra
khỏi những giấc ngủ vô ích triền miên đó. Vậy thì ngay
từ bây giờ chúng ta hãy bắt đầu tập sự ghi nhận và nhìn
ngắm một cách tỉnh thức cái nhu cầu ngủ nghỉ của mình
về tâm sinh lý. Hãy tỉnh thức trước mọi thể trạng sinh
lý của mình: Từ cảm giác mệt mỏi, nặng nề hoặc ngay
cả cảm giác êm ái thư giản cùng với những đổi thay trên
đôi mắt chính mình.
Dĩ
nhiên, nếu đã trót rơi vào trạng thái buồn ngủ quá sâu
thì chúng ta rất khó mà nhìn ngắm rõ bộ mặt của Hôn Thụy.
Tuy vậy, hãy cố gắng bằng tất cả khả năng có được
để chú ý quan sát nó qua từng giai đoạn một cùng với những
cảm nghiệm tâm lý song hành, những cấu tố tâm lý tương
quan, đồng thời hãy dò tìm cho bằng được động lực nào
đã tác tạo nên nó. Ðó có phải chỉ đơn giản là một
sự mệt mỏi hay lại là một hình thức đối kháng kiệt
lực của nội tâm? Nhiều khi từ chính những khám phá này,
một sự tỉnh thức gắn liền với niềm tịnh lạc sẽ cùng
lúc xuất hiện với chính cảm giác Hôn Thụy và mang lại
cho ta một trình độ nội quán thấu thị sâu sắc. Nói chung
đó là cuộc khám phá thú vị. Ðôi lúc chúng ta cũng sẽ có
thể nhận ra rằng trạng thái Hôn Thụy hay lười biếng của
tâm lý là một hình thức đối kháng nội tại khi ta phát
hiện được một nổi âu lo, sợ hãi về một vấn đề khó
khăn hay bất ổn nào đó vốn đang kín đáo đóng vai trò một
tiềm lực thúc đẩy. Cứ tương tự như thế, đối với những
tình trạng tâm lý cô đơn, buồn sầu trống trải, buông lung...
mà các thiền sinh chúng ta vốn thường e ngại, chỉ với một
quan sát tỉnh thức về chúng, công phu này sẽ mở ra cho ta
một trình độ mới, cao cấp hơn.
Ở
đây, có một vấn đề mà có lẽ ai cũng biết, là ngoài những
động cơ tiêu cực và nêu trên, trạng thái Hôn Thụy còn
có thể được tạo ra bởi ngay chính những nổ lực phát
triển khả năng định tỉnh đối với một thiền sinh còn
thiếu bản lãnh. Ðiều đó xem ra cũng dễ hiểu thôi: Khi khả
năng tập trung tư tưởng của chúng ta đạt đến mức cao
độ, vượt quá nhu cầu, thế nhưng bên cạnh đó ta lại tự
biết quân hóa nó bằng những giá trị nội tâm khác thì thay
vì đạt được sự tĩnh lặng ta lại rơi vào cảm giác mông
lung mộng mị mà nói thẳng ra là tình trạng Hôn Thụy. Một
lần nữa đòi hỏi ở chúng ta một sự cảnh phòng nghiêm
cẩn hơn.
Xét
ra thì còn có những phương thức khác để giúp ta đủ sức
dàn xếp với trở lực Hôn Thụy. Chẳng hạn ngồi thẳng
lưng lên, hô hấp thật thong thả với những hơi thở ra vào
thật sâu và dài, đôi mắt luôn mở to. Hoặc ta cũng có thể
chọn lấy tư thế đứng yên hay đi kinh hành trong vài ba phút
khi vừa nhận thấy nó vừa xuất hiện. Phương thức kinh hành
có thể sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện một cách
khẩn trương, năng động và liên tục. Thậm chí thao tác rửa
mặt bằng nước lạnh cũng là một cách tốt để chống lại
cơn buồn ngủ.
Thật
ra, chúng ta có thể tự chọn riêng cho mình một phương thức
nào đó khả dĩ hữu hiệu để đối trừ trở lực tâm lý
này. Ngày xưa trong thời gian còn theo học thiền với thiền
sư Achaan Chaa (người Thái Lan), tôi đã phải vất vả rất
nhiều khi cứ bị những cơn buồn ngủ quấy nhiễu. Ngài thiền
sư đã giúp tôi bằng một phương pháp hết sức kỳ lạ mà
cũng thật tuyệt vời: Ngài bảo tôi đến ngồi thiền ngay
sát bên một miếng giếng sâu hút! Chính nổi sợ té giếng
đã buộc tôi phải luôn tỉnh thức. Cảm giác Hôn Thụy thấy
vậy mà dai dẳng và vô cùng nguy hiểm. Một khi nội tâm của
chúng ta đã bị nó chi phối thì càng trở nên ù lỳ bất
lực hơn, càng lúc chúng ta sẽ có dịp thấy rằng mình chỉ
còn lại hai tiếng Nỗ lực mà thôi. Chúng ta chỉ có thể
làm được điều này bằng sự đối diện thường trực nhắm
vào mục đích đã chọn (như hơi thở chẳng hạn) trong từng
phút giây, không xao lãng, lơi lỏng. Một sự ghi nhận chính
chắn và trực tiếp về đề mục, không thông qua một ý niệm
phân biệt trung gian nào sẽ giúp ta làm kiên định nội tâm
tốt hơn: Hơi thở là hơi thở, bước đi chỉ đơn giản là
bước đi. Từ sự tỉnh thức trung thực và trực tiếp này,
nội tâm của chúng ta sẽ được phơi mở, thư thái hơn và
tất cả Hôn Thụy sẽ biến mất. Lúc này thiền sinh coi như
đang bước vào một thời kỳ nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Trở
lực thứ tư của thiền định chính là Phóng Dật, một trạng
thái tâm lý khuếch tán, loạn động. Cũng như đối với các
phiền não trở lực khác, chúng ta đừng qua bận tâm âu lo
về nó như một cái gì đó phải đối đầu, đấu tranh nông
nổi. Nó như bao hiện tượng pháp giới khác: Ðược nhân
duyên trợ tạo và tự đến tự đi. Ðối diện nó ta chỉ
việc tỉnh thức ghi nhận. Hãy vô tư cảm nghiệm nó mà đừng
để mình phải bị nó cuốn hút. Phóng dật có thể đến
với chúng ta từ hai nguồn chính: Những xung đột căng thẳng
của sinh lý hoặc những hướng ngoại của nội tâm. Hãy phơi
mở rồi nhìn ngắm nó một cách khách quan, đừng bao giờ
tự đồng hóa mình với nó: Không có một cái tôi nào phóng
dật cả mà chỉ có đơn tử tâm lý được nhơn duyên tác
động sinh ra và thay đổi liên tục. Nếu một lúc nào đó
tình trạng phóng dật đã đi đến nguy hiểm, ta hãy tự nhủ
lòng: "Ðược thôi, ta sẳn sàng chờ đón nhà mi và sẽ là
một thiền sinh đầu tiên bị chết đắm trong phóng dật!".
Hãy
từ tốn và thong thả nhìn ngắm tất cả những gì xảy ra
trong nội tâm mình và hãy hiểu rằng phóng dật thật ra cũng
chỉ là một chuỗi dài của những tư tưởng và cảm giác
ngắn hạn. Có điều là chỉ vì chúng ta quá quan trọng hóa
nó, xem nó như là một sự vật cụ thể nên tự nhiên nó
uy hiếp chúng ta một cách dễ dàng. Một khi ta biết chấm
dứt thái độ đối kháng bồng bột và đơn giản hóa nó
bằng tất cả sự lưu tâm tỉnh thức thì ta mới may ra thấy
được bản chất lắp ghép và rỗng tuếch thật sự của
nó.
Phương
án đối trừ phóng dật có hiệu quả nhất chính là Ðịnh.
Phóng dật càng mạnh thì càng dễ quan sát và khắc chế. Ở
đây ta có thể dùng sức định tâm để tự thư giản và
đếm từng hơi thở: Từ một đến mười rồi quay lại với
một cho đến khi nào nội tâm được bình thường hóa thì
thôi. Nếu phương án này có hiệu quả tốt thì nó cũng đồng
thời giúp cho hơi thở của thiền sinh mỗi lúc một vi tế
hơn để từ đó toàn bộ tâm sinh lý của chúng ta ngày càng
được ổn định.
Ta
có thể nói rằng hiểu biết về phóng dật cũng có nghĩa
là hiểu biết về thiền định và ngược lại. Nối tương
quan này là luồng luân lưu của một chuỗi dài những vòng
quay vô cực bất tận. Mà đời sống của chúng ta nếu xét
cho cùng cũng chỉ là một vòng luân lưu mà thôi. Có nhiều
người chẳng thích gì những vần xoay nhàm chán, cũ rích đó.
Họ
luôn muốn cuộc sống của mình phải là những cái đột biến
bất ngờ, nằm ngoài tất cả những thăng trầm xem ra có vẻ
nhạt nhẽo, đơn điệu đó. Nhưng không may cho họ, khi trên
trái đất này mọi sự chưa hề vận hành như theo họ muốn.
Tất cả luôn thay đổi, cuộc tu thiền định của chúng ta
có một mối quan hệ hưũ cơ chặt chẽ với qui luật vận
động đó của thế giới, cái mà Zorba (một nhân vật văn
học Hy Lạp) vẫn gọi là "cái thảm họa chung", bao gồm tất
cả những khuôn mặt mâu thuẩn đối đãi vẫn luôn thay nhau
đày đọa con người: Vui, buồn, đẹp, xấu, thành, bại, được
thua...
Thái
độ đón nhận cuộc đời bằng những trang bị đó chính
là nền tảng cơ sở cho một trí tuệ nội quán chân chính.
Thiếu nó, chúng ta coi như mù tịt về bản thân mình, không
khám phá được bản chất thật sự của tất cả các pháp,
cũng như khó lòng tìm thấy một sự tự do, tự tại trong
mối quan hệ đối với chúng. Thay vào đó, chúng ta chỉ biết
e sợ, đối kháng trù tính và xử lý mọi việc một cách
nông nổi bồng bột. Mà từ thái độ thiền định này chúng
ta chúng ta làm sao có được một trí tuệ thấu thị sâu sắc.
Chỉ khi nào trình độ chánh niệm được phát triển đúng
mức và thái độ đón nhận các pháp của chúng ta được
đặt trên một cơ sở hẳn hoi thì thân tâm chúng ta mới may
ra có được một ổn định thuận lợi. Cho đến lúc này,
dầu có phải đối diện với bao điều bất an, bất ổn thì
chúng ta cũng có thể tự tại. Một sự thoải mái về thân
tâm cũng là liệu pháp hữu hiệu để khắc trừ phóng dật
và trạo hối.
Trở
lực phiền não thứ năm chính là Hoài Nghi hay lòng nghi hoặc.
Ta cũng vẫn cẩn thận khi nhìn thẳng vào nó bằng một thái
độ độc lập, tự tại. Chúng ta có bao giờ nghiêm túc quan
sát và lắng nghe những câu hỏi hoặc những vấn đề có
nội dung tương tự như sau: "Tôi không thể làm điều đó
được, điều đó khó quá! Bây giờ không phải là lúc phải
ngồi thiền! Tôi đang tu tập theo con đường nào đây? Tôi
có chọn lấy cho mình một con đường khác hay không?" Ta đã
thấy được điều gì sau cái triền miên đó? Hoài nghi xét
ra cho đến kỳ cuộc thì chỉ là những câu nói của ý thức
và thường kết bè với một loạt những cảm xúc tâm lý
vi tế như lo âu và đối kháng. Khi chúng ta có được cái
tỉnh thức để đủ sức thấy rằng hoài nghi chỉ là một
quá trình tư tưởng và ghi nhận nó một cách như thật, chính
xác thì chúng ta coi như đã giải trừ được nó, và lúc này
là một sự hoán chuyển kỳ diệu sẽ xảy ra: Chính lòng nghi
hoặc đó lại thành ra một động lực quan trọng cho sự tỉnh
thức.