Chương
10
Kiến
giải về Nghiệp lý:
Quy
luật Tác động và Phản ứng
Quy
luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất
chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được
nghiệp lý, sống trong trí tuệ về nghiệp lý, thực hiện
những gì thật sự cần thiết mà ta đã học được từ quy
luật này, mỗi người sẽ cảm nhận được một nếp sống
trọn vẹn và bình yên. Một khi đời sống thường nhật thiếu
đi sự giao hòa và bị tự cô lập, một nếp sống vô minh
về bản chất các pháp thì điều tất nhiên sinh quan của
chúng ta sẽ chỉ là những khổ lụy và ngộ nhận. Quy luật
nghiệp báo là một trong những định thức thiên nhiên cơ
bản mà thông qua nó, nếu với một sự vận dụng sáng suốt,
ta sẽ sáng tạo ra được biết bao thế giới sống bao la,
lồng lộng. Cứ kể chúng ta là những nhà nghệ sỹ nhưng
thay vì phải dùng đến những phương tiện nghề nghiệp như
họa cụ, nhạc cụ..., ở đây chúng ta lại tận dụng từng
cảm nghiệm tâm sinh lý của mình như là những nguyên vật
liệu hay dụng cụ để thực hiện tác phẩm sáng tạo, phô
diễn thế giới nội tại vốn vô cùng phức tạp mà cũng
thú vị của mình. Hãy nhớ rằng chỉ từ kiến giải này
cùng những sáng tạo năng động cộng với khả năng tranh
thủ thời gian, chúng ta mới có thể thành tựu viên mãn công
phu tu hành của mình.
Thuật
ngữ "Nghiệp" trong cả hai thứ tiếng Pàli và Sanskrit (Kamma
hay Karma) ở trường hợp này đều có nghĩa là "hành động,
việc làm". Quy luật nghiệp báo chỉ đơn giản là định lý
tác động và phản ứng: Một hành động có chủ ý sẽ cho
ra một hậu quả nhất định nào đó. Tùy thuộc vào động
lực tâm lý lúc tạo nghiệp, hậu quả của các hành động
cũng theo đó mà được quy định: Hành động bằng ác tâm
sẽ cho ra quả xấu, hành động bằng thiện tâm sẽ dẫn đến
quả tốt. Chính quy luật sinh hóa của thế giới vật chất
cũng đã minh họa cho ta về quy luật đó: Cây táo chỉ trổ
ra trái táo, chứ không thể sinh ra trái xoài hoặc bất cứ
trái nào khác. Nghiệp lý cũng là một thứ quy luật tự nhiên
nhưng lại thuộc lĩnh vực tâm lý.
Khi
nói đến vấn đề Nghiệp lý, Ðức Phật luôn đặt biệt
nhắm đến ý hướng hành động, tức động lực tâm lý thúc
đẩy ta hành động. Ngài dạy rằng Nghiệp chính là sự cố
ý, tác ý, khuynh hướng mang tính thúc đẩy ta hành động từ
nội tại, bởi chính nó là nguồn động lực quy định hậu
quả của hành động. Một điều hết sức hiển nhiên mà
chúng ta cần phải biết đó chính là vấn đề mỗi mỗi đơn
vị ý thức mang tính đầu tư dù thiện hay ác đều là một
năng lực đủ sức tạo ra một hậu quả tương ứng. Khi chúng
ta hiểu được cơ sở căn bản của nghiệp nằm ở sự đầu
tư, cố ý, thì chúng ta cũng có thể đồng thời hiểu được
rằng mình phải cẩn trọng ra sao trong mỗi ý hướng trước
khi bắt tay một việc nào đó, chỉ cần một thái độ sống
thiếu tỉnh thức, một khuynh hướng nội tâm bất chánh thì
coi như chúng ta đã tự gieo mầm cho vô vàn đau khổ mà mình
sẽ phải lãnh chịu trong tương lai.
Vấn
đề nghiệp lý có thể được nhận hiểu ở hai cấp độ
thông qua sự thấu thị rộng rãi về những hình thức tồn
tại, hiện hữu của chúng vẫn luôn dàn trải suốt đời
sống của mỗi người. Ở cách hiểu thứ nhất, nghiệp lý
đề cập đến cảm nghiệm về quy luật tác động và phản
ứng mang tính thời gian và thời gian ở đây là bất định.
Nói vậy có nghĩa rằng nghiệp lý trong trường hợp này chính
là luật báo ứng theo lối định nghĩa phổ cập: Nhân nào
Quả nấy, và thời gian tương ứng giữa nhân và quả rất
phức tạp và trừu tượng. Với cách hiểu thứ hai, nghiệp
lý được nhận diện qua từng phút giây cũng vẫn quy luật
tác động và phản ứng: Sau một tâm thái mát mẻ của tình
thương, chúng ta sẽ lập tức cảm nghiệm được một niềm
tịnh lạc mang tính thừa tiếp. Cứ thế, ngay sau những bức
xúc phiền não, hậu quả tâm lý tất nhiên mà chúng ta sẽ
phải cảm nhận dĩ nhiên là những bất ổn, bất an trong tâm
hồn. Chính sự tỉnh thức trực tiếp của chúng ta về mỗi
vận động của nghiệp lý trong từng phút giây như vậy sẽ
là một nguồn động lực tích cực cho công phu phát triển
và nuôi lớn sự an lành cho chính mình trong từng phút giây.
Ðây lại cũng chính là một sự tồn tại tự nhiên của nghiệp
lý.
Lý
tưởng và nhân cách sống của chúng ta luôn được quy định
qua nghiệp lý, nói rõ hơn, chính là hình thái và tính chất
cũng như qui mô của nó. Bằng cái nhìn của trí tuệ thiền
chân chính, ta sẽ thấy rõ rằng không có một chủ thể, thực
thể nào là trường cữu, bất biến để khả dĩ có vị trí
cho một cái tôi nào đó tồn tại: Mỗi chúng ta chỉ là một
tổng hợp, một hình thái của những chuỗi dài tâm vật lý
luôn đổi thay, vô thường. Mỗi người chúng ta đều có một
hướng đời riêng, trong từng phút giây ý thức, bất luận
là có chủ ý hay vô tình, ta đều luôn tự trưởng dưỡng
ở chính mình những hình thái ý thức sai biệt. Ðó cũng chính
là một trong những biểu hiện cụ thể của nguyên lý vô
ngã như vừa nói trên. Cứ mỗi một tình trạng ý thức hiển
hiện trong từng phút giây, bất kể thiện ác, ngoài ra cái
hiệu quả di hậu tất yếu, nó còn để lại một sức mạnh
tiềm tàng để sẳn sàng lớn mạnh hơn nữa trong những lần
tái hiện sau này. Bởi lúc đó chúng không còn đơn giản là
một hình thái tâm lý đột xuất nữa, mà đã trở thành ra
một ý thức mang tính huân tập, tập quán, một kiểu quán
tính hùng hậu. Nói một cách khác đi, chúng ta chỉ là một
bộ sưu tập tổng hợp của rất nhiều nhân cách, những khuynh
hướng ý thức mà mình đã đầu tư và trưởng dưỡng, đặc
biệt là những hình thái ý thức đã tự có một sức mạnh
phát triển.
Chúng
ta thường có khuynh hướng chẳng quan tâm gì đến những cấu
tố tâm lý trong các cảm nghiệm, tư tưởng của mình, mà
thay vào đó chỉ là những vận động ý thức mang tính cách
vô tội vạ, chẳng màng gì đến hậu quả như người ta vô
tư thảy một viên đá xuống nước mà chẳng kể gì đến
những xao động. Trong khi đó ta hãy nhớ rằng mỗi phút giây
tư tưởng đi qua trong đầu chúng ta còn là những điều kiện
và động lực tác tạo ra biết bao nhiêu vấn đề bòng bong
khác. Bất cứ đối tượng ý thức nào khởi lên trong nội
tâm chúng ta, cộng với tính cách và bản chất của nó đều
luôn là một đối tượng sở tri để chúng ta tri nhận và
chính thái độ tri nhận về chúng luôn là những điều kiện,
nhân tố quy định cảnh giới tái sanh thực ra là những biểu
hiện cụ thể cho từng trình độ tâm linh của mỗi chúng
sanh. Chúng có ý nghĩa nhắc nhở ta về những bản chất sai
biệt của đời sống nội tâm mà mình vẫn cảm nghiệm trong
từng giây phút đồng thời cũng giúp ta lưu tâm đến dòng
luân hồi sanh tử mà mình sẽ phải lăn trôi qua các sanh thú
(tức chỗ tái sanh) theo quy luật nghiệp lý.
Ðối
với nền văn hóa phương Tây, vấn đề tái sanh và các cảnh
giới luôn hồi vẫn thường được xem là đáng nghi, khó tin
nếu không muốn nói đó là những vấn đề đau đầu không
cần thiết. Mặc dầu thái độ hoài nghi đó cũng có thể
là điều cần thiết cho sự nhận thức, kiểm tra trong cuộc
tu của mình, bởi những khái niệm về nghiệp lý và tái sanh
vốn là một phần giáo lý quan trọng của Ðức Phật, mà
để hiểu biết về chúng, thì vấn đề đòi hỏi ở chúng
ta một sự tự chứng, thể nghiệm bằng chính khả năng của
mình. Chúng ta có thể chưa đạt đến trình độ chứng đạt
thiền định hoặc những khả năng thần thông, nhưng nếu
với một thái độ trí tuệ thể nghiệm đúng đắn thì vẫn
có thể tự mở ra cho mình những khà năng nhận thức và hiểu
biết chính chắn, nói theo ngôn ngữ của nhà thơ Coleridge thì
lúc này chúng ta coi như đã có được một chiếc mốc treo
cho lòng bất tín. Với khả năng ý thức đó, chúng ta coi như
đã thoát khỏi cạm bẫy của một niềm tin mù quáng cùng
với một ý hệ vô tín ngưỡng, cuồng dại. Bằng vào con
đường này, chúng ta có thể nhận rõ được những gì mà
mình vẫn chưa hiểu được ở bản thân, cũng như những trình
độ tri kiến nào mình chưa có được.
Theo
Phật giáo Nguyên thủy thì cảnh giới tái sanh, tức không
gian hiện hữu của muôn loài được chia thành sáu tầng: Bốn
tầng đọa xứ, tầng nhân giớivà các tầng thiên giới. Các
cõi đọa xứ được tồn tại, hiện hữu bởi sự tác động
và chiêu cảm từ các phiền não của chúng sanh. Các ác tâm
này chính là những phản ứng tâm lý xấu xa của chúng ta
trong đời sống. Ngoài hậu quả nhãn tiền là một đời sống
nội tâm đau khổ ngay trong hiện tại, chúng còn là con đường
đưa đẩy ta vào các cõi đọa xứ trong vô số kiếp tái sanh
tương lai.
Tầng
nhân giới hay cõi người được xem là lạc cảnh thấp nhất
trong các cõi tái sanh thiện thú. Ở đây là một môi trường
lý tưởng để tu tập bởi vì như ta vẫn biết, thế giới
này có điểm đặc biệt là cả đau khổ lẫn hạnh phúc cùng
đều có mặt. Mà mức độ đau khổ hay hạnh phúc trong thế
giới loài người chúng ta dù ở mức độ nào cũng vẫn có
thể là những điều kiện tốt cho công phu tu hành: Một ông
vua hay gã ăn mày đều có thể tự tìm thấy những yếu tố
tâm lý cần thiết cho công phu phát triển đạo hạnh và sự
dấn thân vào con đường giải thoát. Thậm chí ta có thể
nói rằng chỉ có những đau khổ và hạnh phúc ở thế giới
loài người mới là những nhân tố tối ưu để phát triển
trí tuệ và giác ngộ.
Ðể
có thể sanh được là người, ta ít nhất phải có một thái
độ sống hào sảng và hòa ái. Bởi chính những giá trị
tâm linh này là một sức mạnh thiện nghiệp vừa đủ để
tác tạo một tấm thân nhân loại, đồng thời chúng cũng
chính là những biểu hiện đặc trưng cho một nhân tính thật
sự. Cũng với những giá trị đạo đức trên đây cộng thêm
một đời sống đạo hạnh mà thuật ngữ Phật giáo vẫn
gọi là "giới đức", nếu được tu dưỡng lớn mạnh hơn
thì chúng còn có thể đưa ta tái sanh lên các cõi thiên giới.
Thiên giới ở đây là các cõi trời mà đời sống ở đó,
đặc biệt về mặt vật chất, có thể nói là toàn hảo:
Các thiên nhân luôn chói lòa hào quang và mọi nhu cầu khoái
lạc kể cả nhục dục cũng luôn hết sức đầy đủ. Thuật
ngữ Phật học gọi các cõi thiên giới này là tầng trời
dục giới.
Tầng
thiên giới cao nhất chính là cảnh giới của các vị Phạm
thiên (hiểu theo nghĩa của từ ngữ Phật giáo). Nét đặc
trưng trong đời sống của các vị Phạm thiên là các vị
chỉ luôn sống bằng thiền lạc, một thứ hạnh phúc thuần
túy tinh thần, nằm ngoài tất cả khoái lạc, dục cảm và
các cõi Phạm thiên này chỉ là chỗ tái sanh dành riêng cho
những vị đã chứng đạt thiền định.
Chung
quy lại, sáu cảnh giới tái sanh hay còn gọi là Lục Ðạo
sanh tử đều được tạo thành từ nghiệp báo. Mà vấn đề
nghiệp báo thì hoàn toàn do chính mỗi chúng sanh tự quyết
định lấy cho mình. Không ai có thể sắp xếp hay quy định
chỗ tái sanh cũng như khuynh hướng tư tưởng của chúng ta
được. Lời dạy quan trọng nhất của Ðức Phật cho chúng
ta là mỗi người phải luôn nổ lực hết mình để phát triển
thiện pháp bản thân ngay trong từng ngày của đời sống thường
nhật. Ðịnh nghĩa đơn giản nhất của quy luật nghiệp lý
là "nhân nào quả nấy". Khi chúng ta hiểu được rằng đời
sống của chính mình là một dòng chảy của nghiệp quả,
chính mình phải là người nhận lãnh tất cả những gì mà
bản thân đã gây tạo thì chắc chắn chúng ta sẽ có một
sinh phong xứng đáng, những chọn lựa lý tưởng cho từng
hành động hoặc kể cả sự nghiệp bình sinh của mình.
Một
vấn đề khác cần nhắc đến ở đây là có đôi lúc vì
không kham nổi tính khắc nghiệt của nghiệp lý bằng chút
ít hiểu biết không đến nơi đến chốn của mình, người
ta đã tự tạo ở nội tâm một sự cắn rứt quá mức cần
thiết đối với những tội lỗi quá khứ của bản thân.
Ta có thể gọi tình trạng tâm lý giằng xé đó là mặc cảm
tội lỗi. Nỗi mặc cảm này là cảm giác tự ti, tự chán
ghét chính mình, một sự thiếu hiểu biết về những vận
động vô thường của các giá trị tâm lý. Mặc cảm tội
lỗi cũng là một hình thức ngã chấp nhưng mang tính bi quan
đáng thương là "Tôi không thể tha thứ cho chính mình". Sự
hiểu biết chính chắn về nghiệp lý sẽ giúp ta một cái
nhìn bình tĩnh và thông minh về các sở hành thiện ác của
bản thân. Trong suốt dòng luân hồi đăng đẳng qua khắp các
cảnh giới tái sanh, mỗi người chúng ta đã gây tạo biết
bao là các tội lỗi và thiện nghiệp. Nếu nhìn về quy luật
Nghiệp báo bằng những mặc cảm tội lỗi, những lo âu và
hoảng sợ không cần thiết, thì đó chính là thái độ thiếu
sáng suốt và nông nổi, vô ích. Thậm chí nó còn là một
nhân tố bất thiện nữa là khác. Sự thấu đáo về nghiệp
lý một cách sáng suốt, chính chắn là con đường tối ưu
để ta tự phát triển trí tuệ về tất cả hạnh nghiệp
thiện ác: Những con đường dẫn đến an lành và tự do hoặc
đau khổ và đọa đày. Chính thái độ hiểu biết về nghiệp
lý như vậy, chúng ta mới có được một phản ứng tâm lý
tích cực và an lòng khi nghĩ về quá khứ, đồng thời cũng
tự chọn cho mình những hướng tốt đẹp trong hiện tại.
Mặc cảm tội lỗi là một hình thức tâm lý tự trừng phạt
mình, còn trí tuệ về nghiệp lý là một biểu hiện cho đời
sống thuần cảm vô tư, bình tỉnh và bao dung.
Trong
giáo lý của mình, Ðức Phật vẫn thường xuyên nói đến
cái giá trị hy hữu của một kiếp tái sanh làm người. Ngài
đã từng dùng đến ví dụ về một con rùa mù nằm dưới
đáy biển sâu, cứ mỗi trăm năm nổi lên mặt nước một
lần và quả là một điều hạn hữu nếu như trong một lần
nào đó, khi trồi đầu lên khỏi mặt biển nó lại tình cờ
đưa lọt chiếc đầu bé nhỏ của mình vào cái lổ thủng
của một tấm ván vẫn trôi dạt bất định trên mặt đại
dương. Ðức Phật dạy rằng cơ hợi có được tấm thân
nhân loại còn khó khăn hơn thế rất nhiều. Cả hai trường
hợp hy hữu trên tuy vẫn có thể xảy ra nhưng chắc chắn
phải cần đến thời gian rất dài. Từ một sinh thú thấp
kém được chuyển sanh vào một sinh thú khác cao hơn quả là
một điều thiên nan vạn nan.
Có
hiểu được tất cả sinh thú tái sanh đều được quy định
bởi hạnh nghiệp của mỗi cá nhân, chúng ta mới hiểu được
lý do tại sao Ðức Phật lại thường xuyên nhấn mạnh đến
sự hy hữu của một thân người. Bởi vì ở các cõi đọa
xứ, trong hình thức các sinh chủng hạ cấp, các loài chúng
sanh luôn luôn bị sống trong những cơn đau khổ triền miên
nên rất khó có được cơ hội phát triển thiện pháp. Ở
đó, đời sống nội tâm của các loài đọa lạc thường
xuyên bị chi phối bởi vô vàn phiền não và cứ mỗi ác tâm
lại luôn là nhân tố cho một ác tâm khác. Sự suy xét về
nghiệp lý sẽ mang lại cho ta một trí tuệ vừa đủ để
thấy rõ tầm quan trọng của một đời sống, đồng thời
giúp ta tự biết tranh thủ thời gian để tu học. Chỉ trong
một ngày thôi, xuyên qua vô số dòng tư tưởng, chúng ta đã
tạo ra biết bao là những hạnh nghiệp thiện ác. Với một
sự cẩn trọng và tỉnh thức trong mỗi mỗi ý hướng sinh
hoạt, chúng ta có thể chọn lấy cho đời mình những hoạt
động thích đáng.
Lần
đó, có người đến hỏi Ðức Phật rằng tại sao tuy cùng
sống chung trong một thế giới mà mỗi người lại có những
hoàn cảnh, điều kiện sống cũng những nhân cách sai biệt
nhau. Ðức Phật đã trả lời rằng mỗi mẫu đời dù tốt
hay xấu đều do các tiền nghiệp của từng cá nhân quy định
lấy. Ở đây, chúng ta có thể tóm lược những câu trả lời
cặn kẻ của Ðức Phật bằng cách rút gọn lại trong đôi
nét căn bản mà cũng tương ứng và hợp lý theo quy luật nghiệp
báo rằng bản tính hiếu sát, hung tợn luôn dẫn đến hậu
quả yểu thọ và bệnh hoạn, lòng từ bi luôn đưa đến những
kiếp sống an lành, lòng hào sảng luôn đưa tới một đời
sống vật chất đầy đủ, một tâm hồn hiếu học và cầu
tiến, đặc biệt là thói quen vận dụng trí tuệ sẽ đưa
đến khả năng minh mẫn trong các kiếp tái sinh...
Ðức
Phật với trình độ trí tuệ của mình có thể nhớ lại
một cách như ý vô số tiền kiếp của tất cả chúng sanh
cùng với sự hiểu biết tinh tường về những hạnh nghiệp
nào đã quy định sinh thú và tình trạng của mọi loài. Lòng
từ bi của Ðức Phật, từ đó, được xem là vô lượng.
Ngoài tình thương đối với những chúng sanh đang đau khổ,
Ngài còn có lòng trắc ẩn đối với ngay cả những chúng
sanh đang được hạnh phúc nếu như họ vẫn tiếp tục gây
tạo những ác nghiệp. Khi chúng ta không hiểu gì về nghiệp
lý, còn mê lầm về thực tướng của các pháp thì coi như
chúng ta vẫn mãi tiếp tục gây tạo những đau khổ cho mình
và cho người, kể cả trường hợp chúng ta có là một người
mang nhiều thiện chí vị tha. Ðối với chúng ta hôm nay, nhiều
người vẫn có ý hướng phát triển một tâm lực siêu phàm
những mong có được những khả năng thấu suốt vấn đề
tái sanh để xác định quy luật nghiệp lý. Nhưng thật ra,
nếu xét cho cùng thì nỗ lực đó đâu phải là điều cần
thiết duy nhất cho việc xác định sự tồn tại của nghiệp
lý. Bởi vì định luật nghiệp lý thật ra vẫn hiển hiện
rõ ràng trong từng giây phút của đời sống, mà chỉ với
một sự quan sát cẩn thận và tỉnh thức, ta đã có thể
lĩnh hội một cách cụ thể.
Ðức
Phật vẫn thường nêu rõ những quan điểm tri kiến chánh
tà của tất cả chúng sanh về vấn đề nghiệp lý: mỗi hành
động lớn nhỏ của chúng ta đều luôn để lại một hậu
quả, ngay trong hiện tại hoặc tương lai. Hiểu được như
vậy được xem là Chánh kiến. Còn Tà kiến là thái độ phủ
nhận quy luật tương quan giữa nhân và quả, tức mối tương
thuộc hữu cơ giữa lực tác động và hậu quả phản ứng.
Trong thế giới văn minh hiện đại của chúng ta hôm nay, mọi
người hầu hết chỉ hướng đến quan điểm sống hiện sinh:
Nhắm mắt lao mình đi tìm mọi hướng giải quyết cấp thời
nhằm để thỏa mãn những nhu cầu khát vọng cụ thể của
mình và chính nhân sinh quan này vô tình đã khiến người ta
có một cái nhìn xa lạ về quy luật có vẻ trừu tượng,
vớ vẫn này trong thế giới sống nông nổi đó. Chỉ cần
một lần quay nhìn lại với một nhãn trường rộng rãi, chúng
ta sẽ thấy rằng mình thực ra chính là tác giả của mọi
sự và toàn bộ đời sống của mình không hề là môt quy
trình hiện hữu vận động một cách ngẫu nhiên, tình cờ,
đột biến. Nhìn rõ tất cả mọi hoạt động của mình là
một điều hết sức quan trọng, bởi từ đó ta mới thấu
suốt được những ý hướng hoạt động cùng những hậu
quả được sản sinh từ chúng.
Chánh
niệm hay thái độ tỉnh thức là một phương tiện tối ưu
để chúng ta nhận ra dòng vận động của nghiệp lý. Có hai
hình thái chánh niệm đặc biệt liên quan đến trí tuệ nghiệp
lý: Ðó chính là thái độ tỉnh thức để nhận chân thực
tại và thái độ sẳn sàng chấp nhận mọi tình trạng của
thực tại. Thái độ tỉnh thức để nhận chân thực tại
là sự chuyên tâm nhìn ngắm từng động tác bản thân, sự
tỉnh thức trọn vẹn đối với tất cả những gì đang xảy
ra: Ðứng biết là đang đứng, đi biết là đang đi. Từ chánh
niệm này chúng ta có thể đi thêm một bước nữa là đủ
sức chấp nhận mọi trạng hướng tốt xấu của từng thực
tại mà mình đang tri nhận, bất luận là tốt hay xấu.
Một
người bị xem là thiếu chánh niệm khi hai khả năng trên đây
chỉ nằm dưới mức cần thiết. Mà ngoài ra sự thiếu tỉnh
thức về những khuynh hướng hoạt động của mình, chúng
ta còn thường lãng quên trong mỗi mỗi sinh hoạt để rồi
từ đó chúng ta nhắm mắt tác tạo những điều sai trái mang
tính thói quen của mình. Trong khi đó, đối với hầu hết
mọi người, các thói quen bất thiện thường nhiều và mạnh
hơn những thói quen tốt đẹp. Trí tuệ và nghiệp lý sẽ
đem lại cho ta nhiều thú vị trong đời sống hoạt động
thường ngày. Chính nó giúp ta có được những cuộc nhìn
ngắm chi li, và như vậy cũng có nghĩa là chúng ta đã bắt
đầu có được một nội tâm tỉnh thức trước tất cả
thực tại. Bất cứ một hành động nào dù nhỏ nhặt đến
mấy đi nữa, ngoài ra việc để lại một hậu quả trong tương
lai, chúng còn di hậu lại một sức mạnh mang tính phục sinh
và gia lực cho một ý thức mai sau. Cứ mỗi một giây phút
quên mình dể cho lòng sân hận hoặc tham dục xuất hiện thì
cũng có nghĩa là chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho
chúng tiếp tục có mặt trong một ngày mai nào đó.
Ðiều
này rất dễ hiểu: Chỉ cần một thời gian nhất định, với
từng giọt nước liên tục nhỏ xuống, bất cứ chiếc bồn
chứa nào rồi cũng sẽ đầy tràn. Chúng ta thường có thói
quen xem rẻ một giọt nước là ít oi, nhỏ bé nhưng chắc
chắn chúng ta cũng hiểu và tin được rằng với nhiều giọt
nước ít oi và bé nhỏ đó, một chỗ chứa mênh mông như
đại dương cũng phải có lúc đầy tràn. Cứ theo ví dụ đó
mà hiểu, tư tưởng của chúng ta luôn được nuôi dưỡng,
kéo dài, đong đầy bằng từng cảm nghiệm ý thức trong từng
mỗi mỗi phút giây. Chúng ta chắc chắn sẽ tích lũy được
một trữ lượng năng lực nội tâm to tát và hùng hậu nhưng
dĩ nhiên không thể chỉ bằng vào một kiếp sống hiện tại
này mà còn phải cần đến sự huân tập trong vô số thời
gian tương lai nữa.
Ngay
giây phút này, chúng ta hãy thử nghĩ đến phút giây hấp hối
của mình trên giường chết và những hồi tưởng sau cùng
về cả cuộc đời mình trong đó. Cứ thử làm như vậy đi,
bạn sẽ thấy mình ngay từ bây giờ phải có một nếp sống
ra sao, phải thực hiện những điều gì, những giá trị nhân
cách nào mà mình cần phải phát triển, thăng hoa. Ðời sống
của chúng ta là một quá trình hiện hữu cơ động bao gồm
những biến tướng nhất định, luôn tuôn chảy và thay đổi.
Mỗi người chúng ta đều phải luôn tự có trách nhiệm quy
định lấy một hướng đời riêng cho mình để hướng tới
những giá trị sống sâu sắc nhất. Với một cuộc sống
được trang bị càng nhiều những trí tuệ và chánh niệm
cũng như một khả năng chiêm ngắm thực tại tinh tường thì
chúng
ta có thể tận dụng tất cả năng lực của mình một cách
hiệu quả và không còn bị vây hãm giữa bốn bức tường
lũy đầy bóng tối của tất cả những gì không thật sự
cần thiết.
Chúng
ta không phải đợi chờ đến giây phút cuối đời để nhìn
lại thuở bình sinh của mình, bởi khi đó mọi sự đã quá
muộn màng rồi. Chúng ta phải bắt đầu tất cả ngay từ
bây giờ, đó là sự nhìn ngắm thấu suốt toàn bộ dòng sông
cuộc đời mà tất cả nguồn chảy của nó chính là những
vận động của nghiệp lý. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tìm thấy
cho mình một sức mạnh tâm linh kỳ thú để sống trọn một
kiếp đời thật sự lý tưởng mà khả năng bản thân có
thể cho phép.
Câu
chuyện sau đây về cuộc đời của một vị đại sư Tây
Tạng, Milarepa, có thể cho ta một hình ảnh minh họa về khả
năng hồi tâm của một con người biết hoán chuyển nỗi ám
ảnh về những ác nghiệp quá khứ của mình thành ra một
sức mạnh để gột rửa tâm hồn bản thân và đạt đến
một trí tuệ giác ngộ. Milarepa vốn sinh ra trong một gia đình
giàu có nhưng chẳng may cha của ông lại qua đời quá sớm.
Ngay sau ngày tang lễ, chú bác của Milarepa đã ngang nhiên dành
hết quyền sở hữu về tất cả tài sản của gia đình ông
và chẳng những thế, họ lại còn đối xử tàn nhẫn với
mẹ con ông nữa. Hai mẹ con Milarepa đành biệt xứ ra đi với
hai bàn tay trắng. Qua thời gian, Milarepa lớn khôn trong tất
cả cơ cực và tủi nhục. Nhớ lại mối thù ngày xưa, ông
quyết định ra đi tìm học tất cả các môn huyền thuật
ghê gớm nhất rồi quay về cố hương làm một cuộc trả
thù đẫm máu đối với những người mà ngày xưa đã hành
hạ đọa đày, đẩy mẹ con ông đến bước đường cùng.
Sau cuộc trả thù thành công đó, có lẽ nhờ vào duyên lành
quá khứ, trong một phút bình tâm, Milarepa đã bất chợt giật
mình kinh hãi khi hồi tưởng lại những tội ác mà mình đã
gây ra, dầu nói theo quan điểm thông thường thì việc trả
thù của ông có thể được gọi là một chuyện thích đáng,
hợp lý.
Chuyện
về ông rất dài, nhưng ở đây chúng ta có thể tóm lược
đại khái là sau những cuộc giằng xé nội tâm, Milarepa quyết
định lên đường tầm sư học đạo với một tấm lòng tha
thiết mong tìm thấy được một hướng đi nào đó để tự
cứu chuộc mình. Cuối cùng rồi thì Milarepa đã gặp được
một người mà ông cần tìm có đủ sức khả dĩ giúp ông
thực hiện một nếp đời mà mình vẫn mong mỏi. Người đó
chính là đại sư Marpa, một trong những đại sư được xem
là thánh nhân và nỗi danh nhất Tây Tạng. Và như ta đã biết,
sau đó chính Milarepa cũng đã được xếp vào hàng ngũ những
bậc thánh sư Tây Tạng tương đương với người thầy của
mình. Ðiều dĩ nhiên khỏi phải nói thêm ở đây là Milarepa
trước khi đạt đến một địa vị như vậy đã phải trải
qua thật nhiều ngày tháng khổ công để tu học và tự thăng
hoa chính mình bằng những công phu mà nội dung vẫn là từ
bi và trí tuệ.
Trong
một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã
có một thời thuyết giảng về hai giáo lý căn bản của Phật
giáo là vấn đề vô ngã và nghiệp báo. Trong bài thuyết giảng,
Ngài nói rằng nếu bị bắt buộc phải chọn một trong hai
kiến thức về định luật nghiệp lý và định luật vô ngã
thì chúng ta tốt hơn nên chọn lấy kiến thức về định
luật nghiệp lý. Trước lời tuyên bố này của Dức Ðạt
Lai Lạt Ma, nhiều người tỏ ra rất ngạc nhiên vì xưa nay
ai cũng hiểu rằng định lý vô ngã vẫn là một vấn đề
cốt lõi căn bản của giáo lý Ðức Phật, bởi chính từ
trí tuệ về quy luật này, người ta mới có thể thấy được
bản chất hiện tượng, tương đối, rỗng tuếch và phù du
của vạn hữu.
Thực
ra câu nói của Ngài nhắm vào một vấn đề khác mang ý nghĩa
sâu sắc hơn nhiều: Ðộng cơ căn bản thúc đẩy chúng ta
chấp thủ mọi sự trên đời, trước hết chính là sự thiếu
hiểu biết về nghiệp lý, quy luật tương tác giữa nhân quả,
tác động và phản ứng. Sự hiểu biết về nghiệp lý là
một trí tuệ sinh động, chính nó luôn mang ý nghĩa tô đậm,
cụ thể hóa định lý vô ngã. Một khi không có được trí
tuệ về nghiệp lý thì kiến thức về vấn đề Vô Ngã sẽ
trở nên trừu tượng, thậm chí máy móc và duy lý, xa xôi,
khó có thể được chấp nhận. Nếu chỉ biết suy nghĩ đơn
giản rằng không có một cái Tôi nào hết, không có "người
tạo" cũng không có "người hưởng" và chúng ta có thể muốn
làm gì thì làm, đó chính là một sự ngộ nhận nguy hiểm
về giáo lý Ðức Phật, đồng thời đó cũng là một ý thức
biện hộ nghèo nàn, nông nổi cho mọi thói xấu của mình.
Ngược lại, khi thấu suốt được qui luật nghiệp lý và
tự biết điều động từng sinh hoạt lớn nhỏ của mình
một cách thích đáng thì điều đó giúp ta lý hội được
định luật Vô ngã một cách chính chắn và đúng mức.
Lòng
từ bi, cũng như trí tuệ nội quán, chỉ được phát khởi
đúng mức từ sự hiểu biết về nghiệp lý. Bởi từ trí
tuệ nghiệp lý đó, chúng ta có thể xót thương được cả
người có ác tâm lẩn kẻ bị nạn thay vì theo như thói thường,
ai cũng căm ghét người có ác tâm và chỉ biết bất nhẫn
đối với riêng người chịu nạn. Thái độ đó không hề
có ý nghĩa là một phản ứng tâm lý yếu hèn hoặc thiếu
dứt khoát. Bởi thực ra, trong trường hợp ta xót thương được
kẻ có ác tâm chính là nhờ sự thấu suốt về cái động
cơ vô minh đã khiến họ gây tạo đau khổ cho chính mình và
người khác. Lòng từ bi đó được hiển hiện một cách sáng
suốt.
Ðức
Phật đã nhấn mạnh rằng chỉ có một tiềm năng giác ngộ
thật sự mới có thể đủ sức giữ vững được bản sắc
của một con người trong dòng vận động phức tạp và bất
trắc của nghiệp lý và trình độ này phải được huân tập
không chỉ trong một kiếp sống, mà phải trải qua vô số
kiếp luân hồi. Mặc dù qua kinh điển, ta có thể đã từng
đọc thấy rất nhiều trường hợp những cá nhân cứ triền
miên lăn trôi theo một dòng vận động nghiệp báo gần như
mang tính nghiệp dĩ, một kiểu duyên số mang tính định phận.
Ðúng ra thì để có thể có được một hiểu biết rộng
rãi về những khuynh hướng tạo nghiệp cũng không có gì là
khó khăn. Mặc dù có nhiều lúc ta vẫn bắt gặp những câu
chuyện về vấn đề nghiệp lý xem ra có vẻ nghịch thường,
cá biệt. Những câu chuyện như vậy thật cũng rất dễ hiểu
và đơn giản, chỉ có điều là chúng nêu ra những khía cạnh
phức tạp và tế nhị của quy luật nghiệp lý mà thôi.
Chẳng
hạn như câu chuyện về một người đàn ông trong thời Ðức
Phật, sau khi đặt bát cúng dường cho một vị Tỳ Kheo La
Hán rồi lại sanh lòng tiếc của xem đó như là một sự lãng
phí vô ích. Dù sao thì việc bố thí đến một đối tượng
thánh nhân cũng là một công đức lớn nên nhờ vào quả phước
của lần cúng dường duy nhất đó, người đàn ông nọ sau
khi chết đã bảy lần liên tục tái sanh trở lại làm người
và kiếp nào cũng được là một triệu phú giàu có. Nhưng
do chút lòng tiếc của trong lần bố thí ngày xưa, nên dầu
có giàu sang đến mấy, suốt cả bảy đời triệu phú, ông
chỉ biết ngồi trên đống vàng mà ăn mặc tằn tiện như
một gã ăn mày. Ðó quả là một trường hợp trớ trêu của
nghiệp lý. Mỗi một thoáng tư tưởng đều luôn để lại
một hậu quả tương ứng: Một hành động được thực hiện
bằng bao nhiêu tác động tâm lý, dù chúng có đối lập với
nhau đến mấy đi nữa, thì kết quả của hành động đó
cũng sẽ giữ lại trọn vẹn những khía cạnh mâu thuẩn tương
ứng. Ðối với cả hai trường hợp tạo nghiệp thiện ác
đều có chung một qui luật như vậy: Nhân thuần túy sẽ cho
quả thuần túy, nhân pha trộn thì quả cũng theo đó mà trổ
sanh duới hình thức pha trộn.
Những
hạnh nghiệp vào giây phút cận tử trên giường chết cũng
là một phần nhân tố quyết định cho việc tái sinh. Có tất
cả bốn trường hợp nghiệp lực khả dĩ ảnh hưởng đến
những giây phút cuối đời của chúng ta. Trường hợp thứ
nhất là Trọng Nghiệp, tức những hành động thiện ác mang
tính nghiêm trọng (ở cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực)
mà chúng ta đã tạo trong thuở bình sinh. Loại nghiệp này
có sức tác động rất lớn đến cảnh giới tái sinh.Trọng
nghiệp ở đây nếu là những trọng nghiệp bất thiện thì
có thể là những hành động xúc phạm đến những cá nhân
hay tập thể đáng kính. Về thiện nghiệp thì có thể là
sự chứng đạt các tầng thiền hoặc các tầng thánh quả
hữu học...
Trường
hợp thứ hai là nếu không có sự can thiệp của các trọng
nghiệp thì một sự thực hiện tại chỗ hoặc các hồi tưởng
về những tiền nghiệp thiện ác trong thuở sinh thời đều
có ý nghĩa tác động đến vấn đề tái sinh. Thuật ngữ
Phật học gọi đây là trường hợp Cận Tử Nghiệp. Những
giây phút cuối cùng của một kiếp sống là cả một cuộc
giàn xếp giữa nghiệp báo với sự tái sanh. Nếu lúc bình
sinh mà ai cũng biết sáng suốt và tỉnh thức chứng kiến
những phút giây hấp hối của người khác thì đến lúc này
thì chúng ta mới may ra có đủ can đảm và bình tĩnh đối
diện với chính cái chết của mình.
Nếu
không có sự chi phối của hai loại nghiệp trên thì vấn đề
tái sinh của đương sự có thể được quyết định bởi
trường hợp nghiệp lực thứ ba mà thuật ngữ trong kinh điển
vẫn gọi là Thường Nghiệp, tức những hành vi thiện ác
dầu thuộc tinh thần hay hành động cụ thể mà ta vẫn lập
đi lập lại nhiều lần trong đời sống thường nhật. Ở
đây ta có thể gọi đó là Tập Quán Nghiệp cũng được.
Loại nghiệp này vẫn đủ sức mạnh giàn xếp cho ta một
cảnh giới tái sinh bằng cách tự hồi trạng lại trong những
hơi thở sau cùng. Xét ra đây là loại nghiệp được xem là
phổ cập nhất.
Cuối
cùng, ta phải nhắc đến loại nghiệp thứ tư mà công năng
của nó vẫn có sức tác động gần tương tự như ba loại
nghiệp trước, có nghĩa là vẫn có thể qui định sinh thú
cho đương sự hấp hối, đó chính là Khinh Thiểu Nghiệp,
những việc làm tốt xấu nhỏ nhoi không đáng kể mà ta đã
thực hiện trong những dịp ngẫu nhiên, tình cờ nào đó.
Tuy là những sở hành nhặt nhạnh, chắt chiu, bé mọn không
đáng kể nhưng dù sao thì nghiệp lúc nào vẫn là nghiệp và
đã là nghiệp thì dĩ nhiên cái di hậu tất yếu của nó phải
là quả. Nếu không có ba loại nghiệp trước xuất hiện thì
loại nghiệp thứ tư này cũng sẽ tự đến ám ảnh tâm lý
người sắp chết, đồng thời quyết định cảnh giới tái
sanh cho họ.
Bất
cứ hạnh nghiệp nào cũng đều luôn có một hướng phản
ứng và hướng phản ứng đó đôi khi lại tùy thuộc vào
những tình huống bất ngờ để thậm chí có thể trở nên
vô hiệu nghiệm. Ta có thể thấy rõ trường hợp này qua câu
chuyện sau đây vẫn được ghi lại trong kinh điển. Vào thời
Ðức Phật có một gã sát thủ khát máu giết người không
gớm tay, Sau một thời gian tung hoành khắp chốn, gã đã bị
bắt rồi bị kết án tử hình. Trong giây phút cuối cùng ở
pháp trường, gã sát thủ này đã tình cờ nhìn thấy một
số vị Tỳ Kheo đang đi ngang qua đó. Hình bóng của các vị
tự nhiên làm hắn nhớ lại việc minh đã để bát cúng dường
cho Ngài Xá Lợi Phất. Lòng hắn bất chợt trào dâng một
niềm hoan hỷ vô hạn để rồi với chút thiện tâm đó, ngay
sau khi lìa khỏi cổ, gã sát thủ đã lập tức tái sanh lên
thiên giới.
Một
trường hợp vô hiệu khác của các tiền nghiệp là khi một
người đã được sanh về những cảnh giới cao cấp, quả
nghiệp ác xấu quá khứ cũng không có điều kiện trổ quả.
Tuy nhiên những trường hợp vô nghiệm như vậy cũng chỉ
mang tính tạm thời mà thôi. Chính bản thân các vị thiên
nhân cũng có thể thấy rõ điều đó. Họ biết nhờ đâu
mà mình được sanh về thiên giới và đồng thời cũng hiểu
được những ác quả mà mình sẽ phải gánh chịu sau khi đã
sống hết tuổi thọ của kiếp thiên nhân hiện tại. Chính
nhờ hiểu biết được điều này, một số vị thiên nhân
đã cố gắng hạn chế tối đa những giây phút hưởng lạc,
mặc dù với những điều kiện sống hết sức tuyệt vời
trên thiên giới thì một nổ lực như vậy quả thật không
dễ dàng tí nào, để dốc sức tu tập thiện pháp nhằm hướng
đến một quả vị thánh nhân nào đó, tối thiểu là tầng
sơ quả, một bến bờ vĩnh viễn cách ngăn tất cả đọa
xứ. Theo kinh điển ghi lại thì sau khi đã sanh về thiên giới,
tay sát thủ trên đây cũng đã chứng đạt quả vị Tu Ðà
Huờn.
Khi
giải thích về nghiệp lý, Ðức Phật luôn đặc biệt nhấn
mạnh đến khía cạnh tiềm lực của từng trường hợp hành
động thông qua những nhân tố tương thuộc đối với quả
nghiệp. Chẳng hạn khi nói về sức mạnh tạo quả của việc
bố thí, Ngài dạy rằng chỉ riêng trường hợp thực hiện
này thôi cũng đã có đến ba nhân tố quyết định tình trạng
trổ quả của nó để từ đó một cuộc bố thí dù lớn
nhỏ đều có một kết quả và tính cách khác nhau: Ðức hạnh
của người nhận, tấm lòng của người cho, và thí phẩm
có hợp pháp, hợp lệ hay không. Sự thiếu đủ các nhân tố
này luôn quyết định kết quả của cuộc bố thí đó.
Từ
đó suy ra, ta có thể hiểu rằng nhiều khi một cuộc trai đàng
long trọng được tổ chức để cúng dường đến Ðức Phật
cùng đoàn thể Thánh Tăng mà công đức so ra vẫn ít hơn đôi
ba phút phơi mở trọn vẹn tâm hồn mình rồi tập trung tư
tưởng hướng về tất cả chúng sanh một lòng từ bi vô lượng,
không phân biệt. Bởi vì ở đây chúng ta có thể tạm thời
chọn ra một trong nhiều lý do để giải thích trường hợp
vừa nêu trên, là để có một tình thương vô lượng tự
đáy lòng như vậy, chúng ta dĩ phải có một tư tưởng giao
hòa và cảm thông vô bờ bến đối với mọi loài, mà đó
lại là một sức mạnh tâm linh vô cùng thâm hậu và cần
thiết cho tất cả thiện nghiệp.
Ðức
Phật còn dạy rằng công đức vô lượng của lòng từ bi
trên đây xét ra còn thua xa công đức của một phút giây thấu
thị tinh tường bản chất Tam Tướng của các pháp. Sở dĩ
một khoảnh khắc trí tuệ về Tam Tướng lại được đánh
giá cao như vậy là bởi chính nó giúp ta giác ngộ. Chỉ cần
nhìn thấy được bản chất vô thường của thân tâm chính
mình thôi, xem nó sinh hóa như thế nào, thì coi như chúng ta
đã phát triển khả năng tự tại và bình thản trước tất
cả những cấu tố như huyễn của từng cảm nghiệm trong
đời sống. Ðôi khi trong công phu thiền định, lúc phải đối
đầu với trở lực khó khăn thuộc tâm sinh lý, chúng ta tự
đánh mất khả năng nhìn ngắm thực tại mà công phu thiền
định của mình đang nhắm tới. Tuy nhiên điều đó lại giúp
ta ghi nhớ rằng những năng lực nghiệp báo luôn được hình
thành từ những huân tập tích lũy và tái hiện một cách
liên tục. Và sự chiêm ngắm, tỉnh thức về bản chất vô
thường của vạn hữu là cả một chuỗi dài của những trí
tuệ được tái hiện nhiền lần cho nên đương nhiên đây
là một nghiệp lực hùng hậu khả dĩ dẫn đến nhiều thiện
báo an lành và tự do.
Trí
tuệ về nghiệp lý chẳng khác gì một nguồn ánh sáng cho
thế giới, bởi từ đó chúng ta mới có thể chọn lấy cho
mình một hướng đi thích đáng và đời sống của chúng ta
mới thật sự nhắm đến tất cả những gì trọn vẹn và
hoàn mãn nhất.
J.
G.
Hướng
dẫn thực tập
Thực
hiện một tinh thần thiền định tự tại
Thái
độ tự tại dĩ nhiên là tư thái căn bản, cốt lõi của
Thiền Quán nhưng bằng vào pháp môn tu tập về bốn pháp phạm
trú (Từ, Bi, Hỷ, Xả), tinh thần tự tại cũng vẫn có thể
được phát triển như một phương tiện thiết yếu. Tinh thần
tự tại thường song hành và được vận dụng để điều
động lòng từ bi. Và mặc dù chúng ta có cố gắng trưởng
dưỡng, tu tập một lòng từ bi vô lượng đối với tha nhân
bằng tất cả những cố gắng san sẻ hết mình những nỗi
đau khổ trên toàn thế giới nhưng chắc chắn vẫn luôn có
nhiều trường hợp, tình huống mà chúng ta không thể nào
tìm thấy được một chút trắc ẩn, bất nhẫn. Thánh Francis
đã có một lời nguyện rất nỗi tiếng: "Xin cho tôi có đủ
sức mạnh để thay đổi mọi sự mà mình muốn thay đổi
để tôi không phải bất lực trong khả năng đón nhận mọi
sự, và xin cho tôi hãy có được cái trí tuệ để hiểu được
những gì mà mình chưa biết đến". Một trí tuệ về nghiệp
lý trong sự hiện hữu của tất cả chúng sinh luôn mang lại
cho ta một tâm hồn sáng suốt cộng với một trái tim biết
yêu thương không phân biệt.
Ðể
có được một tư phong lẫn tâm thái tự tại, trước hết
hành giả nên chọn lấy một tư thế ngồi thật thoải mái
rồi nhắm mắt lại. Sau đó, hành giả tập trung tư tưởng
vào hơi thở cho đến khi nào có được một sự cảm nhận
chính chắn, khách quan rằng tâm sinh lý của mình đang ở trong
tình trạng thật sự ổn định. Tiếp theo, hành giả hãy bắt
đầu chiêm ngắm trực tiếp vào nội tâm vốn đang được
quân bình và tự tại của mình. Hãy tự cảm nhận như là
một sự thưởng thức chính thực tại đó và nếu cần, hành
giả có thể tự ám thị mình bằng những lời thầm thì mang
ý nghĩa xác định thực tại: "Mong sao nội tâm tôi luôn được
quân bình và an lành; mong sao tôi không bị quấy động bởi
bất cứ tục sự nào,...". Rồi hành giả nên tự mình quán
xét tổng quát bản chất vô thường của mọi thứ trên đời:
Cái gì cũng tự đến rồi đi, không có chi là trường tồn
bất biến. Từ niềm vui cho đến nổi buồn, nỗi bất hạnh
hay điều may mắn, con người, nhà cửa, súc vật, các dân
tộc và kể cả toàn bộ các nền văn minh đều chỉ là bọt
nước phù du.
Hành
giả nên luôn tâm niệm rằng mong sao mình có thể điềm nhiên
ngắm nhìn tất cả những đổi thay trên đời bằng một nội
tâm tự tại thăng bằng, đồng tự phơi mở tâm hồn mình
để thương yêu tất cả vạn loài mà vẫn bằng tâm thái
đó. Ðể xác quyết trí tuệ về nghiệp lý "Mỗi người luôn
chịu trách nhiệm về những sở hành thiện ác lớn nhỏ của
mình", hành giả lại nên tiếp tục nuôi dưỡng ở chính tâm
hồn mình cái khả năng yêu thương và tự tại trong mỗi biến
cố của đời sống, dĩ nhiên vẫn với sự quân bình, điềm
tỉnh và bình an của nội tâm.