|
.
THIỀN
HỌC NAM TRUYỀN
Giác
Nguyên dịch Việt, 1996
|
|
Chương
12
Năm
nguồn đạo lực cho Thiền định
Trong
suốt giáo lý giải thoát của mình, đặc biệt khi nói về
thiền định, Ðức Phật thường nhắc đến năm yếu tố
đạo lực mang ý nghĩa đào dưỡng nội tâm và kết tựu quả
vị giải thoát. Pháp môn thiền định chính là công phu trưởng
dưỡng năm nguồn đạo lực đó ngay trong từng phút giây tu
tập thường nhật của chúng ta.
Niềm
tin (Tín)
Nguồn
đạo lực đầu tiên ở đây là đức tin. Ðại khái, đó
là một trạng thái tâm lý có khuynh hướng đi tìm một sự
tín nhiệm, tin tưởng và hâm mộ. Ðức tin hay niềm tin luôn
có rất nhiều trường hợp. Nó có thể đến khi chúng ta bắt
đầu được một đối tượng nào đó khả dĩ khích động
và cuốn hút mình. Ðó có thể là một ảnh tượng tôn giáo,
một tác phẩm nghệ thuật, một buổi nói chuyện, một bối
cành thiên nhiên hay một cá nhân nào đó tự có một hấp
lực đặc biệt mà do tình cờ đánh trúng vào nhược điểm
tâm lý của chúng ta. Hình thái đức tin này đôi khi vẫn có
thể mang lại cho chúng ta những tác động tốt về tâm lý,
tuy nhiên, nếu thiếu sự can thiệp của trí tuệ thì nó rất
dễ dàng một thứ cuồng tín, tức niềm tin mù quáng.
Một
đức tin ở trình độ cao hơn, là thứ niềm tin được khai
sinh từ sự phán đoán của trí tuệ, một thứ đức tin được
hình thành qua chính trí tuệ biện biệt, kiểm tra, thể hiện
của bản thân. Niềm tin này gọi theo từ Phật học là Chánh
Tín bởi nó hiển hiện và song hành với trí tuệ tự chứng.
Chẳng hạn đó là niềm tin của chúng ta về những giáo lý
căn bản của Ðức Phật như vấn đề Tam Tướng, hoặc niềm
tin vào khả năng giác ngộ của Ðức Phật cùng chư vị Thánh
Nhân khác, thông qua trí tuệ thực chứng (dù chỉ ở mức
tương đối và mang tính lý thuyết) của mình. Ðó là một
thứ niềm tin có được từ khả năng nội quán của chính
bản thân chứ không phải thứ niềm tin thành tựu từ những
bài giáo lý học thuộc lòng.
Ngoài
hai trường hợp niềm tin trên, chúng ta còn có thể thấy thêm
một kiểu niềm tin khác, không do những ảnh tượng hình thức
mà cũng chẳng đi ra từ thứ trí tuệ lý tính, mà lại hình
thành trực tiếp ngay từ đời sống thực tế. Không bị giới
hạn bởi bất cứ không gian và thời gian nào, niềm tin này
hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng xử lý thực tại của chúng
ta xuyên qua trình độ kiến giải của bản thân. Có lẽ chỉ
ở Á Châu, chúng ta mới may ra bắt gặp được thứ niềm
tin này và dĩ nhiên tính về số lượng hẳn là không được
nhiều lắm. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải trân trọng và
nghiêm túc để thấy rằng trong vô số những con người tháng
ngày chỉ biết bôn ba, bươn chải với vô vàn tục sự như
những chiếc lá vô tri bị cuốn hút trong cơn lốc tạp loạn
của những nhu cầu sống, thì ở vài nơi trong đại lục mênh
mông đó vẫn luôn có những cá nhân im lặng ngồi lại một
mình để cảm nhận và lắng nghe từng biến động của thực
tại, những dòng chảy triền miên của cuộc thế quanh mình.
Chúng ta sanh ra rồi lớn lên, suốt đời đi tìm những ước
vọng, sống đối đầu, lệ thuộc vào biết bao vấn đề
để rồi sau cùng, có ai thoát được những cơn đau bịnh
hay tuổi già và cuối cùng là cái chết. Thực ra đã từ lâu
lắm rồi và không chỉ riêng ở Châu Á, có biết bao người
đã tự thao thức, trở trăn với những câu hỏi: Tất cả
rồi sẽ đi về đâu? Có phải mọi người luôn đi theo con
đường mà chính mình quyết định lấy hay phải nhờ đến
một bàn tay nào đó can thiệp? Có thể nói đó chính là những
tiêu điểm khởi sự cho trí tuệ tra vấn của tất cả chúng
ta. Khuynh hướng tra vấn đó là một hành trình về một lời
giải đáp cho bản thân chúng ta tròn cuộc đời vốn phức
loạn và âm u này. Với niềm tin có từ một trí tuệ nội
quán sâu sắc, mỗi ứng xử của chúng ta trong đời sống
đều sẽ là từng khoảnh khắc tu tập. Quả thật không có
một khoảng cách nào nếu như mỗi người sống đúng như
vậy. Chúng ta đừng bao giờ để đời sống mình bị điều
động bởi những âu lo và ham muốn, mà thay vào đó ta có
thể tận dụng từng phút giây thấu suốt thực tại để
mỗi giây phút sống là một vòng quay của chiếc bánh xe hướng
về mục đích phát triển trí tuệ giải thoát.
Khi
chúng ta tự biết phơi mở tất cả cảm nghiệm của bản
thân để đón nhận thực tại một cách khách quan không thiên
vị, một thái độ ý thức nằm ngoài mọi lập trường tư
tưởng chủ quan và cảm giác xuẩn động thì Chánh Tín của
chúng ta sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Càng hướng trí tuệ
thiền định của mình vào thế giới nội tại một cách sâu
sắc và chín chắn thì càng lúc niềm tin của chúng ta sẽ
càng trở nên độc lập và hùng hậu trước mọi thử thách
ngoại tại. Có cảm nghiệm được sức mạnh của một niềm
tin bất động, ta sẽ thấy rằng sự chín chắn của nó không
chỉ được hình thành bằng tình cảm và trí tuệ từ chương
nữa mà bên cạnh đó nó được khai sinh từ một khả năng
trí tuệ trực giác sâu thẳm nhất. Niềm tin ở trình độ
này giống như một viên bảo ngọc có tác dụng như những
viên Tỵ Trần Châu, Tịnh Thủy Châu mà khi được ném xuống
một hồ nước, nó có thể làm cho nước hồ trở nên trong
sạch hơn. Niềm tin là một sức mạnh của nội tâm và có
tác năng tương tự như vậy: Nó giúp ta giàn xếp những nghi
hoặc và bức xúc, tạo ra một môi trường tâm lý năng động,
kiên định và thanh tịnh.
Ðại
khái, chúng ta phải tự biết nuôi lớn niềm tin của mình
bằng vô vàn công phu học hỏi để mở rộng và giao hòa tâm
hồn mình với tất cả những gì thực sự cần thiết. Chúng
ta hầu như luôn bị vật vã bởi biết bao là nghi hoặc ngay
trong chính vấn đề niềm tin của mình. Tất cả chỉ vì chúng
ta luôn tự ngăn trở khả năng phơi mở nội tâm của mình
bằng những phân vân trong trong từng cảm nghiệm: Chấp nhận
rồi chối bỏ, chối bỏ rồi lại chấp nhận. Gặp phải
trường hợp đó, đối với những cảm nghiệm tích cực,
ta hãy cố gắng duy trì, và liên tục làm chúng tái hiện.
Riêng đối với những cảm nghiệm tiêu cực, có phương hại
cho niềm tin, thì chúng ta hãy cố gắng ngăn trừ ngay khi chúng
tiếp tục quay lại. Nói một cách khác, cuộc tu của chúng
ta (đặc biệt trong công phu nuôi dưỡng niềm tin) là cả một
cuộc chiến dàn xếp vấn đề thời gian, những cảm nghiệm
mang tính ám ảnh về quá khứ với tương lai nhiều hơn là
hiện tại. Chúng ta thường bị mắc bẩy trong những cảm
giác an lành, thoải mái của thiền định. Ðiều đó rất
dễ xảy ra, bởi chỉ với đôi ba phút định tĩnh và vô tư
là chúng ta đã có thể cảm nhận được những cảm giác
kỳ diệu, hoàn toàn khác hẳn với những cảm giác khói lạc
thông thường. Thế rồi, nếu thiếu chút cảnh giác và tỉnh
thức chúng ta lại tiếp tục đi tìm nó, bởi cảm giác nào
dù là thiền lạc cũng luôn ngắn hạn cả. Nếu chẳng may,
cùng lúc với sự vắng mặt của cơn thiền lạc đó, mà chúng
ta vẫn chưa tìm thấy lại được cảm giác khác tương tự
thì lúc này coi như hành giả tự chuốc lấy cho mình sự đau
khổ, bối rối và tiếc nuối. Vấn đề còn tệ hại hơn
nữa nếu như lúc này chúng ta cố tình lãng phí thời gian
ngắm nhìn thực tại trước mắt để tìm lại những gì đã
qua đi. Vượt qua được cuộc chiến này coi như ta đã tìm
thấy được một liệu pháp cho nội tâm, đồng thời làm
trưởng dưỡng được niềm tin cần thiết cho cuộc tu và
cả lý tưởng thiền định.
Ở
mỗi cảm nghiệm về thực tại, vấn đề không phải nằm
ở chổ chúng làm cho ta vừa lòng hay bất toại, mà chỉ đơn
giản là những cái luôn sinh hoá và biến diệt. Cái gọi là
"Tôi, chúng ta" thực ra chỉ là một quy trình tồn tại liên
tục và tự nhiên trong mỗi mỗi giây phút. Nỗ lực tìm lại
những cảm giác thiền lạc đã qua đi, chúng ta vô tình đã
tự trở thành những tù nhân của những gì mà mình thật
ra vẫn hiểu biết một cách rõ ràng. Thay vào đó chúng ta
nên luôn xem mình như đang có mặt trong một cuộc hành trình
dài, với đích đến là những miền xa lạ mà mình chưa hề
đặt chân tới. Từ đó bạn sẽ tự mình tìm lên những đỉnh
núi ngút ngàn mà từ cảnh quan cho đến khí hậu đều thật
tuyệt vời. Và cho dầu cuộc thám hiểm này xem ra có vẻ dị
thường đến mấy đi nữa, ta vẫn hãy cứ tiếp tục. Lối
đi này sẽ dẫn bước cho ta đến những lối đi khác: Từ
núi cao xuống thung lũng, đầm lầy rồi những cánh rừng...
Tất cả mọi điểm chỉ đơn giản là những nơi mà mình
cần phải thám hiểm thôi. Nhưng để có được tâm thái hồn
nhiên đó, ta phải có những bước chân vô tư: Không tiếc
nuối những gì đã lùi lại sau lưng mình, không chủ quan so
sánh nơi này, nơi khác mà cũng chẳng chán ghét hoặc bất
mãn bất cứ nơi đâu...
Niềm
tin đang được nói đến ở đây chính là sự tin tưởng,
tự tin vào chính dòng sống của mình, đó là một ý thức
nằm ngoài mọi âu lo và ham muốn, một tâm thái vô tư tự
giác trong từng giây phút một.
Nỗ
lực (Tấn)
Sau
khi đã có tạm đủ một niềm tin chín chắn khả dĩ làm thành
sức mạnh cho cuộc tu hành, mà như trên đây vừa tạm dùng
tới hình ảnh của một chuyến thám hiểm, nhân tố đạo
lực thứ hai mà chúng ta nhất thiết phải cần đến đó chính
là công phu đào luyện khả năng tinh tấn để góp phần vào
trí tuệ nội quán của mình. Nỗ lực hay ý thức can đảm
dấn thân sở dĩ được xem là một trong những nguồn đạo
lực tối yếu là bởi vì nó luôn đóng vai trò cội nguồn,
nền tảng cho tất cả mọi thành quả mà chúng ta hướng đến,
từ trong cuộc tu cho đến những hoạt động mang tính sự
nghiệp đời thường. Tuy nhiên, nếu bị đặt sai hướng,
thì nỗ lực sẽ rơi vào tình trạng phản tác dụng: Chính
nó sẽ gây nên những phấn khích quá đáng cùng các hướng
hoạt động cực đoan nguy hiểm. Do đó điều cần thiết là
chúng ta phải kiểm tra từng ý hướng nỗ lực của mình,
hãy xem nó như là môt phương tiện hoạt động mà mình làm
chủ, chứ không thể để nó điều hành ta thông qua một ý
hướng sai lầm nào đó. Nếu chúng ta tự nỗ lực ứng dụng
nếp sống của mình vào một khuôn mẫu nào đó mà bản thân
cho phép nhưng thiếu đi một sự chọn lựa đúng đắn thì
cuộc tu của chúng ta sẽ chỉ còn là một chiến trận mang
tính đối kháng vô nghĩa. Một điều mà chúng ta có thể thực
hiện đồng thời cũng hết sức cần thiết đó là sự biết
nuôi dưỡng một ý hướng năng động và bản lãnh nghị lực
ở tự thân để từ đó có được một sức mạnh tiềm lực
cho công phu khám phá thực tại.
Có
một điều tối trọng mà ta không thể nào tự cho phép mình
lãng quên, đó là khả năng nỗ lực tu hành của mỗi người
luôn rất dễ dàng bị chi phối bởi những điều kiện sống
thuận tiện, những hình thức sinh hoạt mà bản thân vẫn
cứ cho là cần thiết: Chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, những
quan hệ giao tiếp, những công việc và sinh hoạt thực ra không
mấy cần thiết. Tất cả chỉ vì chúng ta vẫn cứ tự giam
hãm mình bằng những sự dối lòng kín đáo và luôn cố tìm
cho bằng được những cơ hội "an dưỡng" mà từ lâu đã
thành ra những thói quen. Ðể có thể vượt qua những chướng
ngại tinh thần đó, ta bắt buộc phải có một trữ lượng
nỗ lực thật mạnh mẽ và linh hoạt ngay trong đời sống
nội tâm của mình. Có những sự quay lại hết sức kỳ diệu
của cảm nghiệm mà chúng ta đã có lần đi qua nhưng cũng
chính chúng ta lại đánh mất chúng là bởi vì chúng ta đã
dại dột nỗ lực trở về với những quá khứ ngọt ngào
của thiền định. Những khi quá mệt mỏi bởi các ám ảnh
về thời gian, ta hãy nghĩ đến bản chất tuôn chảy không
ngừng của nó để tự tạo cho mình một nguồn tâm lực cần
thiết, cũng như để tự tìm thấy một bài học về sự tu
dưỡng khả năng tinh tấn. Bời vì ta hãy nhớ rằng sự tinh
tấn hay nỗ lực chỉ có được khi ta biết dốc lòng đầu
tư nó. Chúng ta có thể dùng đến bất cứ phương thức thử
nghiệm nào để tìm ra những con đường trưởng dưỡng khả
năng tinh tấn và đừng bao giờ để mình phải bận tâm hay
bị cuốn hút vào những giới hạn tâm lý hoặc một vài thử
thách nào đó.
Sự
nỗ lực ở đây có thể gồm đến ba hình thái: Trước hết,
là thái độ dấn thân và sẵn sàng bước vào hành trình khám
phá tất cả những gì là sự thật. Hình thái thứ hai là
một khả năng nỗ lực mang tính tự tại, vô ngại trước
tất cả mọi tình huống thử thách và hình thái nỗ lực
thứ ba hay cũng còn gọi là sự nỗ lực ở trình độ thăng
hoa mà tự trong bản chất luôn được ổn định kiên cố,
liên tục lớn mạnh và khả dĩ đưa ta đến cảnh giới giải
thoát thật sự ở nội tâm.
Nỗ
lực hay tinh tấn là một phương tánh có thể được thành
tựu từ những suy tưởng thiền định vốn được xem là
phổ cập trong tất cả trường phái Phật Giáo. Chẳng hạn
như những giây phút trầm tư về quy luật sinh tử hay bản
chất vô thường, bất toàn của đời sống... Chúng ta thật
ra cũng chẳng cần biết đến những gì sẽ xảy đến mà
ngay từ bây giờ hãy nhìn ngắm tinh tường cái giả tướng
phù du trong chính đời sống của mình qua biết bao áp lực
khắc nghiệt từ thế giới chung quanh cũng như vô vàn những
cội nguồn căn cội cho sự đổ nát, băng hoại mà thế giới
cùng tất cả nhân loại đang gánh chịu. Bản chất phù du,
bất định của cuộc đời chúng ta đã làm nên cái vẫn được
gọi là "vạn hữu, sự thật về cuộc đời", đó chính là
một tặng phẩm tuy hết sức giản đơn nhưng cũng vô cùng
quý giá mà chúng ta tuyệt đối không được quyền lãng phí
nó. Bởi có ai trong chúng ta biết được rằng một cơ hội
tu hành đã trót bị lãng phí sẽ quay lại với mình vào phút
giây nào. Trong khi đó thời gian vẫn lạnh lùng trôi đi, dòng
đời của mỗi người từng ngày vẫn trôi chảy mà từng
người trong chúng ta thì vẫn cứ mãi mù lòa trong đám sương
mù tối mịt của thử thách và cám dỗ.
Tỉnh
thức (Niệm)
Tiếp
theo sau sự nỗ lực, chánh niệm là nguồn đạo lực thứ
ba cho công phu tu tập nói chung và thiền định nói riêng. Chánh
Niệm, còn được gọi là sự tỉnh thức của nội tâm, có
thể được định nghĩa là "sự kiện toàn trọn vẹn của
ý thức". Sự kiện toàn ý thức ở đây hoàn toàn không có
nghĩa là một rào cản hay một sự cô lập tiêu cực nào cả,
mà lại là một sự dung chứa, thu nhiếp từng khía cạnh trong
mỗi cảm nghiệm về thực tại. Một Chánh Niệm đúng mức
không hề bỏ sót một khía cạnh thực tại nào trong đối
tượng sở tri. Và nói như vậy có nghĩa là cho dù chúng ta
đang ở bất cứ nơi đâu hay đang làm gì, Chánh Niệm luôn
có thể có mặt.
Trong
bài kinh Tứ Niệm Xứ (ở cả Trung Bộ lẫn Trường Bộ),
Ðức Phật đã nêu ra bốn cơ sở căn bản mang ý nghĩa công
án tu tập mà nội dung đặt biệt nhắm đến công phu trưởng
dưỡng Chánh Niệm một cách toàn triệt như là một đạo
lộ duy nhất hàm chứa tất cả nội dung giáo lý đồng thời
dẫn đến giải thoát.
Cơ
sở tu dưỡng Chánh Niệm hay gọi gọn là Thân Quán Niệm Xứ.
Nội dung của Niệm Xứ này là một nội tâm tỉnh thức trong
từng tư thế, cử động lớn nhỏ của hành giả (cùng nhiều
đề mục khác cũng đều nhắm về về mục đích phát triển
trí tuệ và Chánh Niệm đối với tấm thân sinh lý này, nhưng
ở đây không tiện kể ra đầy đủ). Ở trình độ tu tập
sâu sắc đúng mức về Thân Quán Niệm Xứ, cho dầu có còn
là một phàm phu, ta coi như đã vượt qua được những ngộ
nhận, ngã chấp về tấm thân của mình. Lúc này, nó không
còn được xem là "thân xác của tôi" nữa, mà nó chỉ đơn
giản được coi là điểm hội tụ của những cảm giác sinh
lý: nặng nề, nhẹ nhàng, động đậy, bức xúc, căng thẳng...
cứ thế, khối xương thịt tâm lý này lúc bấy giờ không
còn được đánh giá trân trọng như là một thực thể đơn
thuần khả dĩ đại diện cho một cái Tôi nào hết. Bằng
vào lý tưởng đó, vị hành giả liên tục sống trong sự
tỉnh thức về xác thân của mình và của người, đồng thời
phát triển một khả năng thấu thị tinh tường và vô ngại
về quy luật sinh hóa của vạn hữu.
Niệm
xứ đầu tiên này đặc biệt nhắm đến một trí tuệ tương
ứng cho sự phát triển khả năng chú niệm sâu sắc, vững
vàng về từng hoạt động trong đời sống thường nhật của
ta. Tấm thân chúng ta cùng những vận động của nó luôn là
một đối tượng cụ thể cho sự tỉnh thức đó. Chẳng hạn
như đang bước đi trên đường, ta có thể nghiêm cẩn ghi
nhận từng cảm giác của mỗi bước đi, hoặc đê một tâm
mình phóng tán qua những hồi ức quá khứ hoặc toan tính trong
tương lai. Mọi sự đều tùy thuộc vào chúng ta cả: Mở cửa,
đánh răng, uống một tách trà... Những động tác đơn giản
này đều là những cơ hội để chúng ta tu tập Thân Quán
Niệm Xứ.
Niệm
Xứ thứ hai là Thọ Quán Niệm Xứ, sự tỉnh thức nhắm vào
các cảm giác của tâm sinh lý nói chung. Không phải chỉ trong
những sinh hoạt, vận động mang tính "vật lộn" như trong
những thời điểm lao tâm, lao lực, thông thường, tâm sinh
lý của chúng ta mới có những cảm giác, mà ngay trong chính
những phút giây thiền định an hòa nhất chúng vẫn luôn có
mặt, ngay trong từng phút giây cảm nghiệm. Có thể nói Thọ
Quán Niệm Xứ là nhắm vào thứ cảm thọ tế vi này như là
một công án chính thức. Chánh Niệm trong những cảm thọ
tế vi đó vô cùng quan trọng bởi chúng chính là môi trường
cho các phiền não tham chấp, ác cảm và ngộ nhận. Mà nội
tâm của chúng ta thì luôn có khuynh hướng tiêu cực: Ôm ấp
cái hạnh phúc, bất mãn cái buồn khổ, còn nếu cả hạnh
phúc lẫn đau khổ tạm thời vắng mặt, tức chúng ta đang
sống trong Xả Thọ thì nội tâm tự nhiên khuếch tán, vọng
ngoại để tìm đến những đề tài vô ích. Nếu Niệm Xứ
thứ hai này được tu tập một cách đúng mức thì xem như
chúng ta khả dĩ có được cái khả năng tự tại trước mọi
buồn vui trong từng cảm nghiệm tâm sinh lý. Ðó là cả một
sức mạnh tâm linh đáng kể mà người hành giả cần phải
sở đắc để tự làm thăng hoa nội tâm của mình bằng khả
năng quân bình và tự chủ chính nó.
Con
đường Niệm Xứ này còn là chiếc chìa khóa để phơi mở
một nội tâm luôn sẵn sàng đối kháng, xung đột. Mà ngược
lại, một nội tâm bị cuốn hút vô thức vào những ảo ảnh
ngọt ngào thì coi như sự chú niệm của chúng ta đã bị cám
dỗ. Ðể vượt thoát tình trạng đó, đồng thời ghi nhận
mọi cảm giác sinh lý cùng các ảo tưởng đang hiện hữu,
nếu ta tự biết ghi nhận chúng một cách rõ ràng và chính
xác thì ta sẽ thấy rõ được rằng tất cả chỉ là những
ảo tượng luôn sẵn sàng đầu tư cho sự chấp thủ. Ðiều
quan trọng là hãy ghi nhận tinh tường cái gọi là Dễ Chịu,
Hạnh Phúc, ghi nhận cả tâm thái "ngoại vật" của mình, chối
bỏ mọi chấp thủ và đồng thời luôn biết tỉnh thức trước
mọi cảm giác thoải mái, xem chúng là cái để nhìn ngắm
chứ không phải để nắm bắt. Khi ta hiểu được rằng tham
ái vốn được hình thành thừ thái độ cảm giác, thì ta
cũng sẽ thấy được căn cội của tất cả ước muốn, khát
vọng chính là sự phân biệt, chọn lựa và định trị. Có
thấy được đâu mà mình cứ triền miên bị tác động một
cách thảm hại bởi những bám víu và bất mãn, thì coi như
ta đã đi qua gần trọn con đường Thọ Quán Niệm Xứ mà
lúc này nó đã thành ra một phương tiện nội quán dẫn đến
giải thoát.
Niệm
xứ tiếp theo là Tâm Quán Niệm Xứ, sự tỉnh thức trong từng
hình thái vận động và tồn tại của ý thức chính nội
tâm. Ðó là một sự ý thức trọn vẹn về một nội tâm
luôn phức loạn và tạp nhiễm với biết bao thứ tình cảm
thương ghét, vui buồn... Lấy nội tâm mình làm đề mục thiền
định là để ta có thể đối diện với tất cả rắc rối
của nó bằng một sự phơi mở, thư thái và quan trọng nhất
là chúng ta không bị quên mình để đắm chìm trong chúng.
Tất cả những biến tướng tâm lý, cũng như những khía cạnh
khác trong từng cảm nghiệm của chúng ta, hoàn toàn không hề
là một cái Tôi nào cả, chúng chỉ là từng cuộc sinh thành
và biến diệt của thế giới hiện tượng này thôi.
Một
thực tại tâm lý càng hiển hiện rõ nét bao nhiêu thì nó
càng giúp ta có cơ hội nhận diện dễ dàng về nó hơn. Bởi
không chỉ nhìn ngắm có riêng nó, mà lúc này ta còn có dịp
triển khai nó qua hai đối tượng nhìn ngắm khác: Những cảm
giác sinh lý trực thuộc với nó và luôn cả những cảm giác
tâm lý song hành. Lối xử lý kiện toàn này giúp ta tiếp tục
tỉnh thức và có thể an nhiên phơi mở trọn vẹn nội tâm
thực tại của mình lúc đó mà không hề tự đánh mất mình
trong cài thiên kiến chủ quan. Từ chiều hướng thăng hoa đó
của Thiền định, chúng ta sẽ càng lúc tìm thấy nhiều niềm
vui kỳ thú trong cuộc khám phá mang tính tự chứng và thể
nghiệm về bản chất của tất cả hình thái tâm lý như các
dạng thức tình cảm chẳng hạn. Con đường khám phá này
thú vị và kỳ diệu hơn bất cứ một phương pháp nghiên
cứu nào đó mang tính duy lý. Bởi bằng chính con đường này,
chúng tá mới có thể có được những hiểu biết sâu thẳm
về bản chất của nội tâm một cách khách quan nhất.
Niệm
Xứ thứ tư là Pháp Quán Niệm Xứ, sự tỉnh thức đối với
tất cả hình thái tâm lý sai biệt thông qua khía cạnh chức
năng của mỗi mỗi thứ. Ðại khái, Niệm Xứ này đề cập
và giải quyết trở trở lại tất cả nội dung của ba Niệm
Xứ trước trên ý nghĩa tác dụng và những khía cạnh mà
ba Niệm Xứ trước coi như chưa hoàn tất. Chẳng hạn Tâm
Quán Niệm Xứ chỉ đề nghị ta ghi nhận lòng ham muốn là
lòng ham muốn, niềm tin là niềm tin... Còn ở Pháp Quán Niệm
Xứ, vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn mang
ý nghĩa giải quyết: Hành giả phải hiểu thêm rằng lòng
ham muốn là một pháp Triền Cái (chướng ngại tinh thần),
niềm tin là một nhân tố đạo lực... Với sự tu tập về
Pháp Quán Niệm Xứ, chúng ta còn có thể biết gặp và học
hỏi các pháp môn và giáo lý quan trọng tương thuộc lẫn
nhau. Ðó là Tứ Diệu Ðế, Bát Thánh Ðạo cùng sự tương
quan hiện hữu của Lục Căn, Lục Cảnh.... Nói chung, thông
qua Niệm Xứ thứ tư này, chúng ta chắc chắn sẽ thu nhặt
được rất nhiều bài học. Với từng phút tỉnh thức, Chánh
Niệm, dầu với Niệm Xứ nào, trí tuệ của ta về cuộc đời
sẽ ngày một lớn mạnh, đồng thời niềm tin Phật pháp của
chúng ta sẽ là một thứ niềm tin chính chắn với sự có
mặt của trí tuệ.
Ðặc
tính của Chánh Niệm là sự thẩm tấn tinh tường và sâu
sắc. Ở đây chúng ta có một ví dụ cho vấn đề này: Một
chiếc nút bần bị ném vào dòng nước thì nó vẫn nổi phiêu,
ngược lại, một hòn đá bị ném xuống nước sẽ lập tức
chìm ngay. Chú niệm vào một đối tượng sở tri thì coi như
toàn bộ ý thức của chúng ta đã được gởi gấm trọn vẹn
vào đó: Còn giữ được Chánh Niệm thì đối tượng sở
tri vẫn còn nằm trong nhãn trường của chúng ta, có nghĩa
là khả năng chú niệm của chúng ta vẫn tiếp tục có hậu
quả, nội tâm của chúng ta vẫn tiếp tục đối diện với
thực tại sở tri một cách trực tiếp, chính xác và sâu thẳm...
Chánh
Niệm còn là một bức vệ thành có tác dụng che chắn cho
chúng ta đối với những phiền não tập quán như cấp thủ,
bất mãn, quên mình - những nhân tố gây tạo ra đau khổ và
ngộ nhận trong cuộc sống chúng ta.
Ðịnh
tâm (Ðịnh)
Là
nguồn đạo lực thứ tư có tác dụng mang lại sức mạnh
tu tập cho một hành giả. Có rất nhiều phương pháp để
nuôi dưỡng Ðịnh Tâm. Trong trường hợp pháp môn thiền quán
thì Ðịnh Tâm chính là khả năng ổn định hóa một sự tập
trung sự chú ý của chúng ta vào đối tượng sở tri một
cách kịp thời, kể cả đối với những thực tại sở tri
luôn thay đổi liên tục. Chẳng hạn như khi chúng ta chú niệm
vào hơi thở, nhờ sự can thiệp và trợ lực của Ðịnh Tâm,
chúng ta có thể cảm nhận từng biến tướng vô thường của
hơi thở ra vào cũng như các thực tại khác có liên quan. Nhân
tố cần cho Ðịnh Tâm là sự linh hoạt của Chánh Niệm. Chúng
ta có thể hình dung ra mối tương thuộc của hai nguồn đạo
lực này bằng hình ảnh hai thanh gỗ cọ xát vào nhau để
tạo ra lửa. Việc tạo lửa bằng phương thức này tuy là
một thao tác xem ra có vẻ dễ dàng và đơn giản nhưng thật
ra chỉ cần hai thanh gỗ đó không được cọ xát một cách
nhuần nhuyễn thì dầu có bỏ ra bao nhiêu thời gian, ta vẫn
hoài công. Quan hệ giữa Chánh Niệm và Ðịnh Tâm cũng giống
như vậy: Chỉ vài phút thiếu Chánh Niệm, tất cả tâm lực
của chúng ta coi như bị đình chỉ. Trong khi đó, với một
nguồn Chánh Niệm bất đoạn, Ðịnh Tâm lập tức được
củng cố. Nói gọn lại, sức mạnh của Ðịnh Tâm hoàn toàn
tùy thuộc vào Chánh Niệm. Mà toàn bộ con đường giải thoát
của chúng ta thì tuyệt đối phải cần đến một Ðịnh Tâm
sâu sắc. Ðịnh Tâm ngoài giá trị là một nguồn đạo lực
thiết yếu cho trí tuệ giác ngộ, còn mang lại cho hành giả
những an lạc kỳ diệu mà không một khoái lạc thế tục
nào có thể so sánh được.
Trong
cuộc tu của mỗi người chúng ta thường có vô số thử thách
lớn nhỏ, mà trong số đó không thể không nhắc đến những
phút giây mà chúng ta cảm thấy lười biếng và bị động.
Có thể gọi đó là những lúc chúng ta tự mâu thuẩn với
lòng mình bằng chính sự thiếu vắng khả năng kiên định
của nội tâm. Những khi đó chúng ta luôn tự dối lòng với
những đòi hỏi kín đáo: "Phải chi ... Chứ phải... Ước
gì... Nếu như... thì mình sẽ có thể tiếp tục nỗ lực".
Thay vì trong những trường hợp tâm trạng đó, ta vẫn tiếp
tục bỏ mặc những suy nghĩ không cần thiết này để chú
tâm phơi mở tất cả mọi cảm giác sinh lý thực tại. Trong
mọi thời điểm, hành giả hãy tự biến những cảm nghiệm
tiêu cực, thối bộ thành ra đối tượng tri nhận của sự
tỉnh thức và trí tuệ tra vấn. Một nỗ lực năng động
cho Chánh Niệm vào những tình huống nội tại này sẽ làm
tăng lực cho nội tâm và giúp cho khả năng tác niệm mỗi
lúc một kiên cố hơn. Nếu chúng ta không tự gò ép cuộc
tu của mình bằng một ước vọng chật hẹp nào đó, mà luôn
tự tại tu tập với môt tinh thần thoải mái, vô cầu, vô
chấp thì ở bất cứ thời điểm nào chúng ta cũng vẫn có
thể vô ngại.
Cũng
như đối với các giá trị đạo lực khác, Ðịnh Tâm không
phải là một "chiến lợi phẩm" hay một "món quà phương xa".
Nó luôn tự nhiên hiện hữu trong bất cứ phút giây nào chúng
ta biết sống trọn vẹn với tất cả ý thức của mình. Nói
một cách rõ ràng hơn, ngay tại đây và bây giờ chúng ta vẫn
có thể tu tập Ðịnh Tâm.
Trí
tuệ (Tuệ)
Nguồn
đạo lực cuối cùng được nhắc đến trong bài viết này
chính là Trí Tuệ. Trí Tuệ ở đây tuy có từ nguyên Pàli
là Pannà nhưng trong trường hợp này tạm thời được xem
như đồng nghĩa với Vipassanà mà ta vẫn hiểu là Trí Tuệ
Nội Quán, Như Thật Tri Kiến, tức khả năng nhìn thấy được
bản chất như nhiên của tất cả các pháp. Dầu được ám
chỉ bằng từ ngữ nào thì thuật ngữ "Trí tuệ" ở đây
cũng vẫn có nghĩa là khả năng thấu thị tinh tường bản
chất của các cảm nghiệm về thực tại. Khi Ðịnh Tâm và
Chánh Niệm được phát triển đúng mức thì Trí Tuệ Nội
Quán cũng sẽ tự hình thành. Ðó là một thứ Trí Tuệ trực
giác, không thông qua lăng kính lý tính để có thể hướng
đến một đạo lộ như thật. Trong Phật Giáo, Trí Tuệ được
phân tích ra ba hình thái:
Hình
thái trí tuệ thứ nhất là một cái nhìn thấu suốt về bản
chất vô thường của vạn hữu, tức thế giới hiện tượng.
Bản chất vô thường của vạn vật nói chung có thể được
nhìn thấy ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo sức mạnh
của Ðịnh Tâm. Nhưng dầu có nhìn nó từ một trình độ
nào đi nữa, chúng ta vẫn luôn thấy mọi thứ trên đời sinh
hóa và chuyển dịch một cách thường trực: từ đất đai,
thời tiết, khí hậu, các cơ chế xã hội cùng tất cả nền
văn minh... kể cả những quan hệ đối giao, tấm thân sinh
lý cùng mọi vận động ý thức của chúng ta đều thế cả.
Một khi nội tâm chúng ta tập trung cao độ thì khả năng tỉnh
thức về quy luật vô thường cũng càng trở nên tinh tế hơn.
Khi Ðịnh Tâm và Chánh Niệm đã được tu dưỡng đến một
mức độ năng lực đúng mức, có nghĩa là khả năng thiền
định của hành giả đã đạt đến một trình độ lơn mạnh
thì kiến giải vế bản chất vô thường của các vận động
tâm sinh lý lúc này cũng càng trở nên chín chắn hơn và đồng
thời nó cũng thành ra môt thứ cảm nghiệm được tác động
liên tục bởi các nguồn đạo lực khác để hành giả có
thể nhìn ngắm rõ rằng từng đơn vị cấu tố chính cảm
nghiệm đó luôn sinh diệt. Và từ đây, người hành giả mới
có thể thấy rằng thực ra trên đời này không có một thứ
gì mà mình ôm ấp, bám víu cả.
Hình
thái trí tuệ thứ hai chính là sự nhận ra bản chất đau
khổ của tất cả Hiện Hữu. Chỉ cần một phút giây nào
đó, chúng ta ngồi lại để lắng tâm rồi nhìn ngắm vào
từng cảm nghiệm tâm sinh ký của mình, chúng ta sẽ có dịp
để có thể thấy rằng toàn bộ thế giới tâm lý và vật
lý này chỉ là một không gian tồn tại cho tất cả những
gì luôn vô thường và bất toàn. Một hình ảnh tâm vật lý
nào đó xuất hiện trong lòng hay trước mắt ta, tất cả chỉ
là những bọt nước phù du. Ðừng quá bận tâm để níu giữ
nó lại mà hãy biết hồn nhiên để mặc nó đi qua. Tất cả
Hiện Hữu chỉ có mặt bằng một quy trình lắp ghép và tồn
tại ngắn hạn. Chúng ta hãy khách quan và vô tư nhìn ngắm
mọi thứ mà không hề lệ thuộc vào chúng. Tất cả tự đến
rồi tự đi, bởi trong thế giới hiện tượng khói sương
này hoàn toàn không có một thứ gì được đảm bảo an toàn
cả, thậm chí đó là đời sống và hạnh phúc của một bậc
Ðế Vương. Tất cả những gì mà chúng ta vẫn thường ôm
ấp, chấp thủ vẫn chỉ là những ảo ảnh hoang đường.
Thi hào người Ðức Rilke đã gọi thứ hạnh phúc ảo tưởng
đó là "Một kiểu thu hoạch vội vã của một vụ mùa thất
bại".
Ðức
Phật dạy rằng hành trình tìm đến sự giác ngộ chẳng khác
gì một cuộc bơi nước ngược dòng, bởi con đường đó
gần gần như đối lập lại với tất cả quan niệm sống
đời thường. Nếu chúng ta thật sự muốn hiểu mình là cái
gì trong thế giới này thì vấn đề cơ bản là chúng ta phải
tự biết khám phá ra cái gọi là cội nguồn và bản chất
của tất cả đau khổ: Nó có mặt ra sao và chúng ta đã có
phản ứng gì đối với nó. Giáo lý Ðức Phật đã dạy ta
một điều hết sức quan trọng rằng lòng ham muốn trong những
gì luôn vô thường, thay đổi chính là cội nguồn cho tất
cả khổ lụy trong cuộc sống của mình. Nhưng bằng cách nào
để ta có thể chấm dứt tất cả ham muốn và khổ lụy đó?
Vấn đề ở đây chính là một sự ý thức chín chắn: Có
biết được mình đang nắm trong tay một hòn than cháy đỏ
thì chúng ta mới có thể nghĩ đến việc quăng bỏ nó đi.
Có hiểu được bản chất của những gì mà mình đang đối
diện thì chúng ta mới có thể nghĩ đến việc giải quyết,
xử lý chúng một cách thích đáng.
|