Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Hai 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 03

134.- CHỮ HÁN: Cao Am viết: Ðạo đức nhân nghĩa bất độc cổ nhân hữu chi, kim nhân diệc hữu chi. Dĩ kỳ trí thức bất minh, học vấn bất quảng, căn khí bất tịnh, chí khí hiệp liệt, hành chi bất lực. Toại bị thanh sắc sở di, sử bất tự giác. Cái nhân vọng tưởng tình niệm, tích tập nung hậu, bất năng đốn trừ. Sở dĩ bất đáo cổ nhân địa vị nhĩ. 
Dữ Cảnh Long Học thư. 

134.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nói: (1) Ðạo đức nhân nghĩa không phải để dành riêng cho cổ nhân, mà người đời nay cũng vẫn có phần. Nhưng vì trí thức của họ chẳng sáng tỏ, học vấn của họ chẳng sâu rộng, căn khí không thanh tịnh, chí khí lại hẹp kém, thực hành thì bất lực. Lại bị thanh sắc nó di chuyển, nên họ chẳng tự giác được đó vậy. Bởi lẽ, nếu họ chỉ nương vào vọng tưởng tình niệm, tích tụ ngày một đặc dày, nay đem trừ khử ngay một lúc tất không phải dễ. Vì thế nên họ chẳng tới được cái địa vị của cổ nhân. 
Thư gởi Cảnh Long Học. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý nói tâm nhân nghĩa đạo đức thì Thánh hay phàm cũng vẫn đầy đủ không khác, mà chỉ khác nhau ở chỗ đạt được hay không mà thôi. 

135.- CHỮ HÁN: Cao Am văn Thành Khô Mộc trụ Kim Sơn thụ dụng xỉ mỹ. Thán tức cửu chi viết: "Tỳ khưu chi pháp sở quý thanh kiệm, khởi nghi như thử. Ðồ dữ hậu sinh, bối tập khinh phì giả, tăng vô yếm chi cầu, đắc bất quý cổ nhân hồ". 
Châu Mục Tập. 

135.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nghe biết Thành Khô Mộc (1) trụ trì chùa Kim Sơn, thụ dụng quá xa xỉ, liền than thở giờ lâu rồi nói: "Cái pháp của Tỳ khưu, quý ở chỗ thanh kiệm, đâu nên hoang phí như thế. Ðể lũ hậu sinh tập theo thói quen xa hoa(2) đó, tăng thêm cái tâm mong cầu không chán, sao được không hổ thẹn với cổ nhân vậy". 
Châu Mục Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thành Khô Mộc: Khô Mộc Pháp Thành thiền sư, pháp tự của Phù Dung Giai thiền sư, đời thứ 12 phái Thanh Nguyên. 
(2) Xa hoa: Dịch ở chữ khinh phì. Khinh là nhẹ, nghĩa là mặc áo lông cừu nhẹ; Phì là béo, tức là cưỡi ngựa béo, ý nói xa hoa. 

136.- CHỮ HÁN: Cao Am viết: Trụ trì đại thể dĩ tùng lâm vi gia. Khu biệt đắc nghi, phó dụng đương khí. Cử thố hệ an nguy chi lý, đắc thất quan giáo hóa chi nguyên. Vi nhân phạm mô an khả dung dị. Vị kiến trụ trì thỉ túng nhi năng sử nột tử phục tòng. Pháp độ lăng trì nhi dục cấm tùng lâm bạo mạn. Tích Dục Vương Kham khiển Thủ Tọa. Ngưỡng Sơn Vĩ biếm Thị Tăng. Tải ư điển văn, túc vi lệnh phạm. Kim tắc các tuẫn tư dục, đại huy Bách Trượng qui thằng. Giải ư túc hưng, đa khuyết tham hội lễ pháp. Hoặc túng tham thao nhi vô kỵ đạn. Hoặc duyên lợi dưỡng nhĩ chí huyên tranh. Chí ư tiện tích xú ác mỹ sở bất hữu. Ô hô! Vọng pháp môn chi hưng, tôn giáo chi thịnh, cự khả đắc da. 
Long Xương Tập. 

136.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nói: Ðại thể của người trụ trì phải lấy tùng lâm làm nhà. Khu biệt (1) nên phải thích nghi, trao phó (2) nên phải hợp căn cơ lớn nhỏ. Cất nhắc đều can hệ ở lý an nguy, được mất đều liên can đến nguồn giáo hóa. Làm người mô phạm đâu phải dễ dàng. Chưa từng thấy người trụ trì phóng túng mà hay khiến được sự phục tùng của các nột tử, chưa từng thấy khuôn pháp thối nát (3) mà muốn ngăn cấm được tật kiêu mạn trong chốn tùng lâm. Xưa kia Kham Thiền sư chùa Dục Vương (4) cách chức vị Thủ Tọa, Vĩ Thiền sư chùa Ngưỡng Sơn xuất viện Thị Tăng (5). Các trường hợp này còn ghi chép trong văn điển, đủ để làm khuôn mẫu. Người đời nay thường thuận theo tư dục, phá hủy tan nát cái quy củ thẳng mặc của Bách Trượng. Lười biếng lại thích ngủ trưa (6) phần nhiều thiếu sót cả phần tham hội lễ pháp. Hoặc có người lại rông rỡ tham lam không kiêng sợ, hoặc lại nương theo lợi dưỡng mà đưa đến việc tranh cải, ngay cả đến những chuyện ti tiện, hẹp hòi, nhơ nhuốc, hiểm ác cũng chẳng có từ. Than ôi! Như thế mà mong muốn cho pháp môn hưng thịnh, tôn giáo phát triển đâu thể được vậy ư. 
Long Xương Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Khu biệt: Khu biệt căn cơ. 
(2) Trao phó: Trao phó y bát tâm ấn. 
(3) Thối nát: Dịch ở chữ Lăng trì. Lăng trì là hình phạt xử tội xẻo thịt ra từng mảnh, ý nói thối nát. 
(4) Kham Thiền sư chùa Dục Vương: Vô Thị Giới Kham thiền sư, pháp tự của Linh Trường Trác thiền sư. Thiền sư là người cương nghị, tới chỗ đại chúng đều hợp với pháp tắc xưa, đương thời đặt cho tên là Kham Thiết Diện. 
(5) Vĩ Thiền sư chùa Ngưỡng Sơn: Hành Vĩ thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư. Thiền sư là người tánh khí cương trực, làm việc theo đúng khuôn phép. Sai người nào làm việc gì thì không ai dám trái lệnh. Như việc từng đem mười hai người giao cho Duy Na, tới ngày mai những người này phải có mặt ở Phương trượng đường. Kịp tới giờ hội họp, lúc điểm danh lại thiếu một người. Vĩ thiền sư hỏi, người đó là ai? Thị giả thưa: "Ðó là Tùy Châu Vĩnh Thái". Thủ Tọa nói: "Thái đi chơi núi chưa trở về, xin thỉnh vị Tăng khác sung vào cho đủ". Vĩ thiền sư bừng sắc mặt không vui. Chợt có người nói rằng: "Vĩnh Thái hiện còn ở nhà, đó là Thủ Tọa đem dấu đi một nơi". Vĩ thiền sư nghiêm sắc mặt, rồi khiến người tìm bằng được Vĩnh Thái, Vĩnh Thái lúc đó mới tự trình bày tình thực là vì mình vụng về và yếu đuối, sợ hỏng mất việc được giao phó nên tự lẫn tránh, còn Thủ Tọa quả thật chẳng biết chi về việc này. Vĩ thiền sư liền cho đánh chuông triệu tập chúng và nói: "Mờ tâm dối chúng là điều người khác chẳng dám làm, nữa là ngôi Thủ Tọa là chức chia tòa ngồi trao đạo pháp, đó là cái chức Tiên sư đã ban cho mà lại tự phá hoại vậy ư". Thế rồi cả hai người đều bị tội xuất viện, bởi thế mà chúng nhân đều phục cái lẽ công bằng đó. Thái về sau nối pháp Hoàng Long thiền sư. Thủ Tọa ở núi Qui Sơn, nối pháp Hoàng Long thiền sư (Theo Tăng Bảo truyện). 
(6) Lại thích ngủ trưa: Dịch ở chữ túc hưng. Túc hưng có nghĩa là dậy sớm. 

137.- CHỮ HÁN: Cao Am trụ Vân Cư, mỗi kiến nột tử thất trung bất khế kỳ cơ giả, tức bả kỳ mệ chính sắc trách chi viết: "Phụ mẫu dưỡng nhữ thân, sư hữu thành nhữ chí. Vô cơ hàn chi bách, vô chính dịch chi lao. Ư thử bất kiên xác tinh tiến, thành biện đạo nghiệp, tha nhật hà diện mục kiến phụ mẫu sư hữu hồ". Nột tử văn kỳ ngữ khấp thế nhi bất dĩ giả. Kỳ hiệu lệnh chỉnh nghiêm như thử. 
Thả Am Dật Sự. 

137.- DỊCH NGHĨA: Cao Am khi ở chùa Vân Cư, thường thấy các nột tử trong chốn thiền thất, có người chẳng hợp với cơ (1) của họ, liền nắm tay áo, nghiêm sắc mặt mắng rằng: "Cha mẹ nuôi dưỡng thân các người, thầy bạn gây thành chí các người. Các người không lo lắng về bức bách của đói rét, không phải gánh vác về công việc lao khổ của chinh chiến phu phen. Ở nơi đây, nếu chẳng bền chí xác thực tinh tiến để thành biện đạo nghiệp, thời ngày kia còn mặt mũi nào nhìn thấy cha mẹ thầy bạn vậy ư". Kẻ nột tử nghe lời nói đó, có người bất giác rơi lệ mãi không thôi. Hiệu lệnh của người thật nghiêm chỉnh như thế đó. 
Thả Am Dật Sự (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cơ: Chỗ khế hợp giữa tâm năng hóa và sở hóa. 
(2) Thả Am Dật Sự: Thả Am Thủ Nhân thiền sư, pháp tự của Ô Cự Hành thiền sư. Dật sự là sự việc ghi chép trong lúc nhàn rỗi thư thả. 

138.- CHỮ HÁN: Cao Am trụ Vân Cư văn nột tử bệnh di Diên Thọ đường. Tư ta thán tức như xuất chư kỷ. Triêu tích vấn hậu. Dĩ chí cung tự tiên chử bất thường bất dữ thực. Hoặc ngộ thiên khí sảo hàn phụ kỳ bối viết: "Y bất đan hồ". Hoặc trị thời thử sát kỳ sắc viết: "Mạc thái nhiệt hồ". Bất hạnh bất cứu, bất vấn bỉ chi hữu vô, thường trụ tận lễ tân tống. Tri sự hoặc tha từ Cao Am sất chi viết: "Tích Bách Trượng vị lão bệnh giả lập thường trụ, nhĩ bất bệnh bất tử dã". Tứ phương thức giả cao kỳ vi nhân. Cập thoái Vân Cư quá Thiên Thai. Nột tử tương tòng giả cận ngũ thập bối. Gián hữu bất năng vãng giả khấp thế nhi biệt. Cái kỳ đức cảm nhân như thử. 
Sơn Ðường Tiểu Xam. 

138.- DỊCH NGHĨA: Cao Am ở chùa Vân Cư, mỗi khi nghe thấy kẻ nột tử có bệnh, di chuyển tới nhà Diên Thọ (1), ngài thân tới hỏi han an ủi, coi như chính mình. Ngài thường sớm tối trông nom săn sóc, dĩ chí tự tay sắc thuốc nấu cơm, nếu chẳng nếm trước thời không cho người bệnh ăn. Hoặc gặp khi trời rét, thời vỗ vào lưng họ mà nói: "Áo mặc chẳng đơn chiếc vậy ư?" Hoặc gặp thời tiết nóng bức, thì quan sát sắc mặt họ và nói: "Có nóng nực quá chăng?" Bất hạnh mà không thể cứu sống được thời chẳng hỏi bệnh nhân có của riêng hay không, hết thảy chỉ dùng của thường trụ để làm lễ tống táng. Vị Trị sự nếu hoặc có lời ta thán, thì Cao Am quở mắng và nói: "Xưa kia Bách Trượng vì những người bệnh già mà lập ra thường trụ, còn người sẽ không bệnh không chết hay sao". Thức giả khắp bốn phương cho Cao Am là người cao quí. Kịp tới lúc lui gót chùa Vân Cư về chùa Thiên Thai, nột tử cùng theo ngài có tất cả năm mươi người. Hoặc giả có người không thể đi theo ngài được, đều phải rơi lệ từ biệt. Ðó chính là do cái đức của con người mà cảm phục được lòng người vậy. 
Sơn Ðường Tiểu Xam. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nhà Diên Thọ: Nhà để nuôi dưỡng người già ca3 và bệnh. Xưa kia mỗi tùng lâm đều có lập "An Lạc Ðường" để dành riêng cho các lão Tăng, và "Diên Thọ Ðường" dành cho các bệnh Tăng. 

139.- CHỮ HÁN: Cao Am thoái Vân Cư. Viên Ngộ dục trị Phật Ấn Ngọa Long am vi yến hưu chi sở. Cao Am viết: "Lâm hạ nhân cẩu hữu đạo nghĩa chi lạc hình hài khả ngoại. Dư dĩ tòng lâm chi niên, chính như trường canh hiểu nguyệt. Quang ảnh năng kỷ thời. Thả Tây Sơn lư phụ lâm truyền tương thuộc, giai dư dật lão chi địa. Hà tất hữu chư kỷ nhiên hậu khả lạc da". Vị kỷ tức duệ trượng quá Thiên Thai. Hậu chung vu Hoa Ðính Phong. 
Châu Mục Tập. 

139.- DỊCH NGHĨA: Cao Am khi thôi ở chùa Vân Cư. Viên Ngộ muốn sửa lại am Ngoạ Long của Phật Ấn (1) làm nơi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng (2). Cao Am nói: "Người trong chốn thiền lâm, nếu đã có cái vui đạo nghĩa, thì cần chi đến hình hài bên ngoài. Ta nay đã đến tuổi tòng lâm (3), chính cũng như sao Trường Canh (4) và Hiểu Nguyệt (5), bóng sáng còn được bao lâu. Lều đống ở núi Tây, suối rừng quen thuộc đều là những nơi chốn ta vui về tuổi già, hà tất phải có chỗ riêng cho mình rồi sau mới có thể vui vậy ư?". Chưa được bao lâu ngài chống gậy qua chùa Thiên Thai, sau mất ở núi Hoa Ðính. 
Châu Mục Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phật Ấn: Liễu Nguyên Phật Ấn thiền sư núi Vân Cư, pháp tự của Khai Thiên Kiêm thiền sư. 
(2) Nơi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng: Dịch ở chữ Yến hưu. 
(3) Tuổi tòng lâm: Tuổi 70, tức là đến tuổi muốn làm công việc gì đều theo tâm mình muốn mà không vượt ra ngoài phép tắc qui củ. Sách Luận Ngữ chép: "Ta mười lăm tuổi mà chí ở việc học, ba mươi tuổi mà tự lập, bốn mươi tuổi thì không hoặc, năm mươi tuổi biết được thiên mệnh, sáu mươi tuổi tới chỗ nhĩ thuận, bảy mươi tuổi thì tòng lâm, chỗ muốn không vượt ngoài qui củ". 
(4) Trường Canh: Sao buổi sớm, phía Ðông có sao Khai Minh gọi là Kim Tinh, phía Tây có sao Trường Canh gọi là Thủy Tinh. Kim Tinh ở phía Tây thì mặt trời mọc, Thủy Tinh ở phía Ðông thì mặt trời lặn. 
(5) Hiểu Nguyệt: Trăng mọc khoảng ngày 27, 28 trong tháng, khi trăng vừa mọc thì trời đã sáng, ý nói ánh sáng chẳng được là bao. 

140.- CHỮ HÁN: Cao Am viết: Nột tử vô hiền ngu. Duy tại thiện tri thức ủy khúc dĩ sùng kỳ đức nghiệp. Lịch thí dĩ phát kỳ khí năng. Tinh tưởng dĩ trọng kỳ ngôn. Ưu ái dĩ toàn kỳ tháo. Tuế nguyệt tích cửu thanh thực tịnh phong. Cái nhân giai hàm linh duy cần dụ chí. Như ngọc chi tại phác, để trịch tắc ngõa thạch, trắc ma tắc khuê chương. Như thủy chi phát nguyên, ủng át tắc ứ nê, sơ tuấn tắc xuyên trạch. Nãi tri tượng quí, phi độc di hiền nhi bất dụng. Kỳ ư dưỡng dục khuyến tưởng chi đạo, diệc sở hữu vị chí hỹ. Ðương tùng lâm ân thịnh chi thời, giai thị quí đại khí tài. Tại quí tắc ngu, đương hưng tắc trí. Cố viết: "Nhân giai hàm linh, duy cần dụ chí". Thị tri học giả tài năng dữ thời thăng giáng. Hiếu chi tắc chí, tưởng chi tắc sùng, ức chi tắc suy, xích chi tắc tuyệt. Thử học giả đạo đức tài năng tiêu trưởng chi sở do dã. 
Dữ Lý Ðô Vận thư. 

140.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nói: Người nột tử không có hiền hay ngu, mà chỉ căn cứ ở chỗ uốn nắn của bậc thiện trí thức để họ biết tôn sùng đức nghiệp, đem chỗ từng thí nghiệm để họ phát huy khí năng, đem chỗ tưởng lệ khuyến khích để họ tôn trọng lời nói, đem chỗ ưu ái để họ bảo toàn tiết tháo, cứ tích góp như thế qua năm này tháng khác, thì tất nhiên thanh danh và thể chất của họ cũng sẽ được phong phú. Bởi lẽ, con người ai nấy đều hàm chứa cái tính thiêng liêng, duy ở chỗ siêng năng dẫn dụ mà tới được. Ví như viên ngọc còn nằm trong quặng, nếu đem liệng đi thì nó là sỏi đá, nếu đem mài giũa thì nó thành ngọc Khuê Chương (1). Cũng như chỗ bắt nguồn của nước, nếu nguồn bị úng tắc ứ đọng thời thành sình lầy, nếu đem khơi thông cho sâu thời tất thành sông ngòi hào lạch. Liền biết, trong đời Tượng quí này (2) chẳng những chỉ bỏ sót mất người hiền chẳng dùng, mà ngay đến con đường dưỡng dục khuyến tưởng cũng còn có chỗ chưa đến được vậy. Ngay cả lúc đương thời chốn tùng lâm cả thịnh cũng đều là những nhân tài bị bỏ rơi ở đời Tượng quí này. Nên con người ở thời mạt pháp thời gọi là ngu, ở thời hưng thịnh lại gọi là trí. Cho nên nói: "Con người đều hàm chứa cái tính thiêng liêng, duy ở chỗ siêng năng dẫn dụ mà tới được". Thế nên biết, tài năng của người học cũng theo thời mà lên hay xuống. Nếu khi thích thời nó sẽ đến, khen thưởng thời nó được tôn sùng, đè nến thời nó phải suy, chê trách thời nó sẽ tuyệt diệt. Ðó là lý do của lẽ tiêu diệt hay tăng trưởng về đạo đức cũng như tài năng của người học đạo vậy. 
Thư gởi Lý Ðô Úy Vận. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ngọc Khuê Chương: Thứ ngọc đẽo phẳng gọi là Khuê, xẻ đôi lấy một nửa gọi là Chương. 
(2) Tượng quí: Tượng pháp và quí pháp hay mạt pháp. 
(3) Lý Ðô Úy Vận: Lý sĩ Hành, tên chữ là Thiên Quân, đỗ Tiến sĩ, làm chức Ðô Chuyển Vận Sứ ở Hà Bắc. 

141.- CHỮ HÁN: Cao Am viết: Giáo hóa chi đại mạc tiên đạo đức lễ nghĩa. Trụ trì nhân tôn đạo đức học giả thượng cung kính. Hành lễ nghĩa tắc học giả xỉ tham cạnh. Trụ trì hữu thất dung chi mạn, tắc học giả hữu lăng bạo chi tệ. Trụ trì hữu động sắc chi tránh, tắc học giả hữu công đấu chi họa. Tiên thánh tri ư vị nhiên, toại tuyển minh triết chi sĩ chủ ư tùng lâm. Sử nhân cụ chiêm bất dụ nhi hóa. Cố Thạch Ðầu Mã Tổ đạo hóa thịnh hạnh chi thời. Anh kiệt chi sĩ xuất, uy nghi nhu gia, ung ung túc túc phát ngôn cử lệnh, thuấn mục dương mi, giai khả dĩ vi hậu thế chi phạm mô giả nghi kỳ nhiên hỹ. 
Dữ Tử Tâm thư. 

141.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nói: Việc lớn của giáo hóa không gì lớn bằng đạo đức nhân nghĩa. Người trụ tri tôn đạo đức thời người học đạo sùng chuộng cung kính, thực hành lễ nghĩa thời người học hổ thẹn về tham muốn cạnh tranh. Nếu một khi người trụ trì tỏ vẻ ở dáng mặt khinh nhờn, thời người học có cái tệ lấn át thô bạo. Người trụ trì lộ vẻ tranh luận mà biến đổi sắc mặt, thời người học có cái vạ đấu tranh. Bậc Tiên thánh biết lúc chưa xảy ra, nên mới tuyển lựa kẻ sĩ minh triết làm chủ chốn tùng lâm, khiến cho mọi người đầy đủ phần quan chiêm, chẳng cần phải dạy bảo mà vẫn theo chỗ giáo hóa. Nên, đương thời ngài Thạch Ðầu (1), Mã Tổ đạo hóa thịnh hành, thì các bậc anh kiệt đua nhau xuất hiện. Các cử chỉ như uy nghi nhu hòa, nghiêm trang kính cẩn, phát ngôn ra lệnh, chớp mắt dương lông mày, đều có thể lấy đây làm mô phạm cho đời sau, nên mới làm như thế vậy. 
Thư gởi Tử Tâm. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thạch Ðầu: Thạch Ðầu Hy Thiên thiền sư, pháp tự của Thanh Nguyên Hành Tư thiền sư. 

142.- CHỮ HÁN: Cao Am viết: Tiên sư thường ngôn: "Hành cước xuất quan, sở chí tiểu viện đa hữu bất như ý sự. Nhân tư Pháp Nhãn xam Ðịa Tạng, Minh Giáo kiến Thần Ðỉnh thời, tiện bất kiến hữu phiền não dã". 
Ký Văn. 

142.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nói: (1) Tiên sư thường nói: "Ði hành cước khi bước ra khỏi cửa, đến các tự viện nhỏ, phần nhiu gặp những việc không như ý. Nhân khi nghĩ đến việc Pháp Nhãn (2) tham thiền ở Ðịa Tạng, Minh Giáo (3) yết kiến Thần Ðỉnh, liền chẳng thấy vướng bận chuyện phiền não vậy". 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này nói sự tu hành của người đi hành cước, lúc nào cũng phải giữ phần chính niệm, không để cho mối nghĩ cẩu thả xen vào. 
(2) Pháp Nhãn: Pháp Nhãn Văn Ích thiền sư đi hành cước bị mưa, tới nghĩ ở viện Ðịa Tạng thuộc Thạch Sơn, nhân thế được gặp vị lão Tăng hiệu là Sâm thiền sư, do chỗ trao đổi một vài câu chuyện đạo mà Pháp Nhãn đại ngộ. 
(3) Minh Giáo: Khi Minh Giáo Tung thiền sư yết kiến Thần Ðỉnh, Ðỉnh đang ngồi trên thiền đường. Tung trải tọa cụ kính lễ. Ðỉnh chỉ lên hai cái hũ nhỏ trên nhà thiền và nói: "Ông tới đây rất đúng lúc, trong chùa năm nay bắt đầu có tương ăn". Ðến sáng, khi ăn cháo, Tung thấy một tịnh nhân cắp một cái sọt vuông, lấy đồ vật trong đó để vào trong bát của chúng Tăng, Tung đưa mắt nhìn trên dưới, có người thì nhai nhấm chút ít, có người thì để đấy không ăn. Tung không ăn liền để vật đó trong tay áo xuống dưới nhà bửa ra xem, thì đó là một thứ bánh làm bằng cơm khô. Tung mới hỏi bậc kỳ túc thì được biết, chùa này không bao giờ nấu cháo buổi sáng, nếu ngày nào có đàn việt thỉnh trai, thì lần lượt phải khiến chư Tăng đi, nếu ăn còn thừa thì thức ăn đem về phơi khô để trong kho, tới ngày nào không có người thỉnh trai, phần đó đem ra chia đều để ăn. Ðó là tiêu biểu cho sự cam khổ dữ đồng vậy. 

143.- CHỮ HÁN: Cao Am biểu lý đoan kính phong cách lẫm nhiên. Ðộng tĩnh bất vong lễ pháp. Tại chúng nhật lữ kiến xâm hại thù bất giới ý. Chung thân dĩ giản ước tự phụng. Thất trung bất vọng hứa khả. Sảo bất tương khế, tất chính sắc trực từ dĩ tài chi. Nột tử giai tín phục. Thường viết: "Ngã đạo học vô quá nhân giả. Ðãn bình sinh vi sự vô quí ư tâm nhĩ". 

[b]143.- DỊCH NGHĨA: Cao Am là người đoan nghiêm cương trực ở cả trong tâm cũng như hình thức bề ngoài, phong cách lẫm liệt, động tĩnh không quên lễ pháp. Ngày còn ở trong chúng thường thấy có việc gì xâm hại, ngài cũng chẳng để ý tới. Trọn đời chỉ lấy chỗ giản ước để tự xử. Trong chốn thiền thất chẳng bao giờ ngài hứa khả (1). Không có lý do chánh đáng, nếu hơi có điều gì chẳng cùng khế hợp, tất nhiên ngài nghiêm sắc mặt và nói thẳng để ngăn cản, nên trong đám nột tử ai nấy đều tin phục. Ngài thường nói: "Ta là người học đạo không hơn người, nhưng bình sinh làm việc không để hổ thẹn với lương tâm". 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hứa khả: Tham thiền cốt yếu ở chỗ thực chứng ngộ, nên người nào có chứng ngộ xác thực mới được thầy hứa khả cho, tức chứng nhận. 

144.- CHỮ HÁN: Cao Am trụ Vân Cư, kiến nột tử hữu công nhân ẩn ác giả, tức thung dung dụ chi viết: "Sự bất như thử, lâm hạ nhân đạo vi cấp vụ, hòa nãi tu thân. Khởi khả cẩu túng ái tăng, hoại nhân hành chỉ". Kỳ uỷ khúc như thử. Sư sơ bất phó Vân Cư mệnh. Phật Nhãn di thư miễn văn: "Vân Cư giáp ư Giảng Tả, khả dĩ an chúng hành đạo, tự bất tu cố nhượng". Sư viết: "Tự hữu tùng lâm dĩ lai, học giả bị giá ban danh mục, hoại liễu tiết nghĩa giả, bất vi bất thiểu". Phật Giám văn chi viết: "Cao Am khứ tựu nột tử sở bất cập". 
Ký Văn. 

144.- DỊCH NGHĨA: Cao Am ở chùa Vân Cư, thấy nột tử kẻ nào hay soi bói cái lỗi xấu bí ẩn của người, ngài liền ung dung bảo họ rằng: "Sự việc chẳng nên như thế. Người trong chốn thiền lâm, phải lấy tu đạo làm việc cấp bách, lấy hòa hoãn làm đích sửa mình. Ðâu lại buông bỏ ở lòng yêu ghét, để phá hoại chỗ tiến thoái của người". Ngài dạy cặn kẻ như thế đó. Cao Am lúc đầu không vâng mệnh trụ trì chùa Vân Cư, Phật Nhãn có gởi thư khuyên rằng: "Chùa Vân Cư là danh lam bậc nhất ở Giang Tả (1), nơi ấy có thể an chúng hành đạo vậy ngài không nên khiêm nhường mà cố từ". Cao Am nói: "Từ khi có tùng lâm trở lại đây, người học đạo bị cái danh mục ấy, nó làm bại hoại mất tiếc nghĩa của con người không phải là ít". Phật Giám nghe thấy thế liền nói: "Chỗ đi và chỗ tới của Cao Am, người nột tử ít ai sánh kịp". 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Bậc nhất: Dịch ở chữ giáp, có nghĩa thứ nhất, đứng đầu. 

145.- CHỮ HÁN: Cao Am khuyến an lão bệnh Tăng viết: Bần đạo thường duyệt Tạng giáo để thẩm Phật ý. Bất hứa Tỳ khưu tọa thụ vô công chi thực, sinh lãn nọa tâm, khởi ngô kiến giả. Mỗi chí thần triêu Phật cập đệ tử, trì bát khất thực, bất trạch quí tiện, tâm vô cao hạ. Tỉ đắc phúc giả nhất thiết quân đoàn. Hậu sở xung thường trụ giả, bản vị lão bệnh Tỳ khưu bất năng hành khất giả thiết, phi thiếu tráng chi đồ khả đắc nhi thực. Ðãi Phật diệt hậu, chính pháp thế trung diệc phục như thị. Tượng quí dĩ lai Trung quốc thiền lâm bất phế khất thực, đãn suy năng giả vi chi. Sở đắc lợi dưỡng tụ vi chiêu đề dĩ an quảng chúng, toại chiếp trục nhật hành khất chi qui dã. Kim văn sổ sát, trụ trì bất thức nhân quả, bất an lão Tăng, bối lệ Phật chỉ, tước nhược pháp môn. Cẩu bất trụ viện, lão tương an quí. Cảnh bất phản tư, thường trụ tài vật, bản vi thủy trí. Ðương suy hà tâm dĩ hợp Phật tâm. Ðương suy hà hạnh dĩ hợp Phật hạnh. Tích Phật tại nhật, hoặc bất phó thỉnh, lưu thân tịnh xá, biến tuần Tăng phòng, khán thị lão bệnh, nhất nhất chi vấn, nhất nhất biện trí. Nhưng khuyến thỉnh chư Tỳ khưu, đệ tương cung kính. Tùy thuận phương tiện, khử kỳ sân hiềm. Thử Ðiều Ngự Sư thống lý đại chúng khải mô dã. Kim chi đương đại tứ dụng thường trụ, tư cấp khẩu thể, kết thác quyền quí. Nhưng cánh tuyệt lão giả bệnh giả. Chúng Tăng chi vật yểm vi kỷ hữu. Phật tâm Phật hạnh hồn vô thất dã. Bỉ phù! Bỉ phù! Cổ đức vân: " Lão Tăng nãi sơn môn chi tiêu bảng dã". Kim chi thiền lâm, bách Tăng chi trung, vô nhất lão giả. Lão nhi bất nạp ích chi thọ khảo chi vô bổ, phản bất như yểu tử. Nguyện kim đương đại các tuân Phật ngữ Thiệu Long Tổ vị, an phú lão bệnh. Thường trụ hữu vô, tùy nghi cung cấp, vô sử ngu muội, chuyên quyền diệt liệt,chi chiêu lai thế, đoản súc chi bảo, thiết nghi gia sát. 

145.- DỊCH NGHĨA: Văn khuyên nhũ an ủi các lão bệnh Tăng của Cao Am có chép: Bần đạo thường xem Tạng giáo, xét kỹ ý Phật, không cho phép các Tỳ khưu ngồi hưởng thụ những món ăn mà họ không dự phần công lao, để họ sinh tâm lười biếng, dấy kiến nhân ngã. Nên cứ mỗi buổi sáng, Phật và các đệ tử mang bát đi khất thực, chẳng lựa chọn nhà sang hèn, không phân biệt kẻ cao thấp, để khiến cho mọi người đều được phúc bình đẳng như nhau. Mãi về sau này mới có cái tên gọi là thường trụ là cốt vì các lão bệnh Tỳ khưu không thể đi khất thực được mới lập ra, thật sự không phải là những người trẻ khỏe được dự phần ăn dùng trong đó. Kể từ khi đức Phật diệt độ trở về sau, trong thời chánh pháp các Tỳ khưu vẫn còn theo lề lối khất thực như trước, nhưng từ thời Tượng quí trở lại đây, khắp chốn tùng lâm tại Trung quốc, tuy chưa bỏ hẳn hạnh khất thực, nhưng chỉ suy cử những người có đầy đủ tài đức ra thực hiện việc đó. Về sau những lợi dưỡng đã xin được, tích góp lại làm của chiêu đề (1) để cúng dường đại chúng, rồi dần dần bỏ mất cái quy luật khất thực hàng ngày. Nay nghe thấy một số ít các chùa, người trụ trì lại chẳng biết đến nhân quả, chẳng cung dưỡng lão Tăng, trái ngược với ý Phật, thương tổn đến pháp môn. Nếu chẳng trụ trì ở tu viện, thì các lão Tăng sẽ an trụ ở đâu? Sao họ không nghĩ lại, của cải của thường trụ vốn dĩ vì ai mà đặt ra. Nên phải xét dùng tâm như thế nào để hợp với tâm Phật, làm hạnh như thế nào để hợp với hạnh Phật. Xưa kia, ngày đức Phật còn tại thế, hoặc có ngày Phật không tới dự thỉnh trai ở nhà đàn việt, giam mình nơi tịnh xá, thì ngài đi khắp các Tăng phòng, thăm hỏi người già bệnh, nhất nhất đều an ủi, nhất nhất đều chu biện, lại còn khuyên bảo các Tỳ khưu nên cung kính lẫn nhau, tùy thuận những phương tiện, để gạt bỏ mọi hiềm thù sân hận. Ðó là cái khuôn phép mẫu mực của đấng Ðiều Ngự Sư (2) thống lý tất cả đại chúng vậy. Người thời nay, lại phóng túng tiêu dùng của thường trụ, tư cấp cho miệng lưỡi xác thân, giao kết với kẻ quyền qúi, làm cách tuyệt người già và người bệnh. Thậm chí còn lấy của cải của Tăng chúng dấu làm của riêng mình. Tâm Phật và hạnh Phật không còn được lấy một vậy. Thật thương thay! Bi đát thay! Cổ đức nói: "Lão Tăng là tiêu bảng của sơn môn". Chốn thiền môn đời nay, trong số Tăng sĩ hàng một trăm người, không có lấy một người là bậc lão thành. Già mà không được thu nạp, thấy rõ rằng sống lâu là vô bổ, chi bằng chết non còn hơn. Vậy tôi mong các Tăng sĩ trong chốn thiền lâm đương thời, hãy tuân theo lời Phật, nối dõi ngôi Tổ, nuôi dưỡng an ủi người già bệnh, tùy theo tài vật của thường trụ có hay không mà cung cấp cho thích nghi, đừng để cho kẻ ngu muội chuyên quyền làm tiêu diệt qui củ giáo pháp, mà vời lấy cái quả báo chết non ở đời sau. Rất tha thiết mong các hàng Tăng sĩ nhận xét thêm cho kỹ. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Chiêu đề: Chiêu đề là chữ phiên âm của tiếng Phạn, Tàu dịch là tứ phương Tăng, hoặc gọi là chiêu đề Tăng, hay gọi là của thập phương thường trụ Tăng. 
(2) Ðiều Ngự Sư: Chỉ đức Phật Thích Ca, giáo chủ đạo Phật. 

146.- CHỮ HÁN: Giác Phạm Hòa thượng đề Linh Môn bảng viết: Linh nguyên sơ bất nguyện xuất thế đê ngạn thậm lao. Trương Vô Tận phụng sứ Giang Tây, lũ chí chi bất khả. Cửu chi phiên nhiên cải viết: "Thiền lâm hạ suy hoằng pháp giả đa. Giả ngả thâu an, bất cập sanh trụ chi kỳ băng đồi khuể khả tu dã". Ư thị khai pháp ư Hoài Thượng chi Thái Bình. Dư thời Ðông du đăng kỳ môn. Tùng lâm chi chỉnh tề, tông phong chi đại chấn, nghi Bách Trượng vô dạng thời bất giảm dã. Hậu thập ngũ niên kiến thử bảng vu Phùng Nguyên chi thất. Ðộc chi lẫm nhiên như kiến kỳ đạo cốt. Sơn cốc vi phách khòa đại thư. Kỳ hữu kích vân: "Ô hô sử thiên hạ vi pháp thí giả giai tuân Linh Nguyên chi ngữ dĩ trụ trì tắc thượng hà ưu hồ Tổ đạo bất chấn dã tai". Truyện viết: "Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân". Linh nguyên dĩ chi. 
Thạch Môn Tập. 

146.- DỊCH NGHĨA: Giác Phạm Hòa thượng đề vào cổng chùa Linh Nguyên rằng: Linh Nguyên lúc đầu không nguyện ra đời hoằng đạo, chí nguyện đó vững chắc như bờ đê kiên cố. Trương Vô Tận (1) lúc ấy phụng sứ mạng đang làm quan đất Giang Tây, thường thường đến chùa mời ngài ra ứng thế, nhưng ngài không thuận. Thời gian sau tự nhiên ngài thay đổi ý kiến và nói: "Chốn thiền lâm suy vi, người hoằng pháp tuy nhiều, nhưng phần nhiều lại mượn cớ trốn tránh trách nhiệm để hưởng an nhàn, nếu ta không gấp ra tay chống đỡ, thì nó sẽ đổ nát trong gang tấc vậy". Bởi thế nên ngài mới khai pháp ở chùa Thái Bình đất Hoài Thượng. Khi bấy giờ ta (Giác Phâm) Ðông du tới chùa đó, thấy chốn tùng lâm đã được chấn chỉnh, tông phong cũng được hưng thịnh, mà ngờ rằng như thời hưng thịnh của Bách Trượng vẫn còn không suy giảm. Sau đó mười lăm năm ta lại thấy tấm bảng đó nơi trượng thất của Phùng Nguyên, đọc xong rồi, bỗng nhiên ta sửng sốt như thấy vẻ đạo cốt của Linh Nguyên vậy. Hơn thế nữa, Sơn Cốc còn đem bảng này viết bằng lối chữ vuông thật lớn, trong đó có thêm lời kích kệ rằng: "Than ôi! Nếu khiến những người trong thiên hạ làm hạnh pháp thí, mà đều tuân theo lời của Linh Nguyên để trụ trì, thời lo gì Tổ đạo chẳng hưng thịnh vậy thay!". Truyện có chép: "Người hay hoằng truyền đạo, không phải đạo hay hoằng truyền người". Linh Nguyên đã ứng dụng đựợc điều này. 
Thạch Môn Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Trương Vô Tận: Thừa Tướng Trương Thương Anh, tên chữ là Thiên Giác, hiệu là Vô Tận, năm 19 tuổi thi đậu, sau thâm tín Phật pháp. Năm Nguyên Hựu thứ 6 đời vua Tống Triết Tôn, làm chức Tào Vận Sứ ở Giang Tay, sau đắc pháp ở Ðâu Xuất Duyệt thiền sư. 

147.- CHỮ HÁN: Qui Vân Bản Hòa thượng biện nịnh thiên viết: Bản triều Phú Trịnh Công (Bật), vấn đạo ư Ðầu Tử Ngung thiền sư. Thư xích kệ tụng phàm nhất thập tứ chỉ. Bi ư Thai châu Hồng Phúc lưỡng lang bích gian. Chước kiến tiền bối chủ pháp chi nghiêm, vương công quí nhân tín đạo chi đốc dã. Trịnh Quốc Công xã tắc trọng thần, vãn niên chi hướng chi như thử. Nhi Ngung tất hữu đại quá nhân giả. Tự vị ư Ngung hữu sở cảnh phát. Sĩ phu trung đế tín thử đạo, năng vong xỉ khuất thế, phấn phát mãnh lợi, kỳ ư triệt chúng nhi hậu dĩ. Như Dương Ðại Niên Thị Lang Lý, Hòa Văn Ðô Úy, kiến Quảng Tuệ Liên. Thạch Môn Thông tinh Từ Minh chư đại lão kích dương thù xướng, ban ban kiến chư thiền thư. Dương Vô Vi chi ư Bạch Vân Ðoan, Trương Vô Tận chi ư Ðâu Xuất Duyệt. Giai khấu quan kích tiết, triệt chứng nguyên để, phi cẩu nhiên giả dã. Cận thế Trương Vô Cấu Thị Lang, Lý Hán Lão Tham Chánh, Lã Cư Nhân học sĩ, giai kiến Diệu Hỷ lão nhân. Ðăng đường nhập thất, vị chi phương ngoại đạo hữu. Ái tăng nghịch thuận lôi huy điện tảo, thoát lược thế tục câu kị. Quan giả liễm nhẫm tịch dịch võng khuy nhai sĩ. Nhiên sĩ quân tử tương cầu ư không nhàn tịch mịch chi tân, nghĩ thê tâm thiền tịch phát huy bản hữu nhi dĩ. Hậu thế bất kiến tiên đức giai mộ, chuyên sự du mị, khúc cầu tiến hiển. Phàm dĩ trụ trì tiến danh vi Trưởng lão giả. Vãng vãng thư thích, dĩ xưng môn Tăng. Phụng tiền nhân vị ân phủ, thủ chiêu đề chi vật bao tư hiến nịnh. Thức giả mẫn tiếu nhi điềm bất tri xĩ. Ô hô ngô sa môn thích tử, nhất bình nhất bát, vân hành điểu phi, phi hữu đống nỗi chi bách, tử nữ ngọc bạch chi luyến, nhi dục triết yêu ủng tuệ toan hàn cục tích, tự thủ nhục tiện chi như thử dã. Xưng ân phủ giả xuất nhất kỷ tư vô sở y cứ, nhất vọng dong xướng chi ư kỳ tiền, bách vọng dong họa chi ư kỳ hậu. Nghĩ tranh phụng chi chân ty tiểu nhĩ. Tước nhược phong giáo mạc thậm ư nịnh nhân. Thực gian tà khi ngụy chi tiệm, tuy đoan nhân chính sĩ sảo vi kì sở nhập, tắc hãm thân ư bất nghĩa, thất đức ư vô cứu, khả bất ai dư! Phá pháp Tỳ khưu, ma khí sở chung, cuồng đản tự nhược. Trá hiện trí thức thân tướng, chỉ thiền lâm đại lão vi chi sư thừa, mi đương lộ quí nhân vi chi tông thuộc. Thân bất thỉnh chi kính, khải hoại pháp chi đoan. Bạch y đăng sàng mô bái kỳ hạ. Khúc vi Thánh chế, đại nhục tông phong. Ngô đạo chi suy cực chí như thử. Ô hô! Thiên chủ qui lục, vạn tử hề thục. Phi nịnh giã dư. Tung thiền sư Nguyên giáo hữu vân: "Cố chi cao Tăng giả, kiến thiên tử bất thần. Dự chế thư tắc viết công viết sư. Chung Sơn Tăng Viễn loan dư cập môn nhi sàng tọa bất nghinh. Hổ Khê Tuệ Viễn. Thiên tử lâm Tầm Dương nhi chiếu bất xuất sơn". Ðưong thế đãi kì nhân tôn kì đức, thị cố Thánh nhân chi đạo chấn. Hậu thế chi mô kỳ cao Tăng giả, giao khanh đại phu bất đắc dự hạ si chi lễ. Kỳ xuất kỳ xử bất nhược dong nhan chi tự đắc dã. Huống như Tăng Viễn chi kiến thiên tử hồ. Huống như Tuệ Viễn chi tự nhược hồ. Vọng ngô đạo hưng ngô nhân chi tu, kỳ khả đắc hồ. Tồn kỳ giáo nhi nhất tu kỳ nhân, tồn chư hà dĩ ích hồ. Duy thử vi thường bất thế há, Thuần Hy Ðinh Dậu. Dư tạ sự Hiển Ân. Ngụ cư Bình Ðiền Tây Sơn tiểu ổ. Dĩ nhật cận kiến văn sự đa kiểu ngụy cổ phong điêu lạc. Ngô ngôn bất túc vi chi trọng khinh. Liêu thư dĩ tận cảnh vân. 
Tùng Lâm Thịnh Sự. 

147.- DỊCH NGHĨA: Trong Biện Nịnh thiên của Qui Vân Bản (1) Hòa thượng chép: Bản triều có Phú Trịnh Công Bật (2) hỏi đạo ở Ðầu Tử Ngung (3) thiền sư, viết thư đi lại bằng những bài kệ tụng, gồm mười bốn trang giấy được khắc vào bia đá ở tả hữu hai bên hành lang chùa Hồng Phúc thuộc Thai Châu, để được thấy rõ ràng chỗ trang nghiêm rực rỡ về chủ pháp của tiền bối, và nhận thấy sự tin đạo sâu xa của hàng vương công quí nhân. Trịnh Quốc Công là một trọng thần của xã tắc tới lúc tuổi già còn biết xu hướng tin đạo như thế, thì Ngung thiền sư phải có tư tưởng đặc sắc hơn người. Quốc Công tự bảo rằng chính ông đã được chỗ dạy bảo cảnh sách của Ngung thiền sư mà phát sinh liễu ngộ. Trong đám sĩ phu thâm tín Phật đạo, hay quên cả tuổi tác thế vị, phát khởi tâm tinh tiến mạnh mẽ, chỉ mong đạt tới chỗ chứng ngộ triệt để rồi sau mới thôi. Như Dương Ðại Niên Thị Lang (4) Lý Hòa Văn (5) Ðô Úy được gặp Quảng Tuệ Liễn (6), Thạch Môn Thông và Từ Minh chư đại lão. Những các cơ duyên như kích dương thủ xướng (7) còn thấy chép nhan nhãn trong các thiền thư. Như Dương Vô Vi tham thiền nơi Bạch Vân Ðoan, Trương Vô Tận nơi ngài Ðâu Xuất Duyệt (8) đều từ chỗ gõ cửa đánh xênh (9) mà đưa tới phần chứng ngộ triệt để được gốc nguồn. Chẳng phải chỉ những như thế mà thôi. Thời cận đại lại có Trương Vô Cấu (10) Thị Lang, Lý Hán Lão (11) Tham chánh, Lã Cư Nhân (12) học sĩ, đều hỏi đạo ở Diệu Hỷ Lão nhân. Khi đăng đường lúc nhập thất (13) đều bảo là những ban đao xuất trần. Hành động yêu ghét thuận nghịch, mạnh như chớp giựt sấm vang, không câu nệ chỗ kiêng kỵ của thế gian, khiến người thấy phải khép nép lo sợ mà chẳng lường được bờ bến. Song le, những người hiền sĩ quân tử là cốt cùng nhau tìm đến không nhàn tịch mịch, ngưng tâm nơi thiền tịch, để phát huy cái phần chân tâm sẵn có của mình mà thôi. Người đời sau đã chẳng bắt chước được cái khuôn phép mẫu mực của tiên đức, tại chuyên việc ton hót nịnh bợ, để mong cầu tiến thân hiển đạt. Phàm người lấy chức vị trụ trì để dương lên làm bậc Trưởng lão, thì thường thường viết tên trên thư thiếp để xưng mình là Tăng trong môn hạ. Cung phụng người thì chủ trước kia lấy đó làm ân phủ, rồi đem của thường trụ Tăng đùm bọc nịnh bợ hiến dâng, làm trò cười cho kẻ thức giả mà vẫn điểm nhiên chẳng biết hổ. Than ôi! Sa môn Thích tử của đạo ta, một bình một bát như mây chạy chim bay, không lo sợ phần đói rét bức bách, chẳng luyến ái về con cái, tơ lụa ngọc ngà, mà lại muốn khom lưng uốn mình, rón rén run sợ để tự chuốc lấy sự việc ti tiện nhục nhã như thế vậy ư! Người được gọi là ân phủ (ân hậu sâu dầy), chỉ là điểm xuất phát phần riêng biệt của một mình, không có chỗ y cứ, nhưng vì một người càn bậy tầm thường xướng xuất việc đó ở trước, nên trăm kẻ càn bậy tầm thường lại phụ họa theo ở sau, rồi phỏng theo mà tranh nhau cung phụng lại họ, thì quả thật là việc thấp hèn nhỏ mọn vậy. Người làm cho phong giáo suy đồi chẳng gì tệ hại hơn bằng kẻ nịnh bợ. Quả thật chỗ tiêm nhiễm gian tà dối trá, tuy là đoan nhân chính sĩ, nếu một khi đã bị nó xâm nhập, thời tất phải hãm mình vào chỗ bất nghĩa, thất đức mà không thể cứu được. Thật đáng thương thay! Tỳ khưu phá pháp, bị ma khí ám ảnh, nói láo nói sằng tự đắc, giả hiện thân tướng người trí thức, nhận đại lão chốn thiền lâm bảo đó là sư thừa, nịnh người sang trọng ở giữa đường bảo đó là tông thuộc, tỏ thái độ cung kính chẳng đợi mời, mở đầu mối phá hoại nơi chánh pháp. Người bạch y để ngồi ngạo nghễ trên giường, còn mình quỳ lạy dưới đất, bẻ cong điều cấm chế của đức Phật, làm nhơ nhuốc thậm tệ tới tông phong. Sự suy đồi của đạo ta đến như thế là cùng cực vậy. Than ôi! Trời ghi quỷ chép những tội trạng, đáng muôn phần chết làm thế nào chuộc lại được. Ðó chẳng phải đều từ tội trạng của con người nịnh bợ mà ra vậy ư? Luận Nguyên Giáo của Minh Giáo Tung thiền sư chép: "Bậc cao Tăng thời xưa, khi yết kiến Thiên tử cũng còn chẳng chịu lễ bầy tôi. Dụ thảo chế thư thời gọi rằng quốc sĩ, rằng vương sư. Tăng Viễn (14) ở Chung Sơn, khi xe loan nhà vua tới cửa, vẫn ngồi trên giường klhông nghinh tiếp. Tuệ Viễn (15) ở Hổ Khê, lúc Thiên tử tới đất Tầm Dương có chiếu mời, cũng chẳng chịu ra khỏi núi". Ðương thời đó, sự đãi người như thế, tôn đức như vậy, nên cái đạo của Thánh nhân được hưng thịnh. Ðời sau, những người hâm mộ cao Tăng thì khi giao thiệp với công khanh đại phu, còn không được đối đãi với phần lễ nghi của hạ sĩ. Xét phần xuất xứ của họ, đã chẳng bằng chỗ tự đắc của người thường, đâu được như thái độ yết kiến thiên tử của Tăng Viễn vậy ư? Ðâu được như thái độ tự tại của Tuệ Viễn vậy ư? Như vậy mà mong đạo ta hưng thịnh, sự tu của chúng ta tiến đạt, đâu có thể vậy ư? Cũng vì thế mà ta không thể không rơi lệ. Niên hiệu Thuần Hy năm Ðinh Dậu, ta thôi công việc chùa Kiến Ân, ngụ tại một làng xóm nhỏ tại Tây Sơn đất Bình Ðiền, nhân chỗ mắt thấy tai nghe ở những ngày gần đây, nhận xét thấy những sự việc phần nhiều là giả trá, làm suy tàn mất thói xưa. Lời nói của ta chẳng đủ để cân nhắc nặng nhẹ liền vội viết ra đây để tự cảnh sách mình. 
Tùng Lâm Thịnh Sự. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Qui Vân Bản: Như Bản thiền sư chùa Qui Vân núi Sơ Sơn thuộc Hàng Châu, pháp tự của Linh Ân Tuệ Viễn thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 
(2) Phú Trịnh Công: Thừa Tướng Phú Bật, tên chữ là Ngạn Quốc. Ðời Tống Nhân Tôn được phong làm Trịnh Quốc Công, tên hèm là Văn Trung Ðịnh Công, đắc pháp ở Ðầu Tử Ngung thiền sư. 
(3) Ðầu Tử Ngung: Ðầu Tử Ngô Chứng Tử Ngung thiền sư, pháp tự của Tuệ Lam Tông Bản thiền sư, đời thứ 12 phái Thanh Nguyên. 
(4) Dương Ðại Niên: Dương Ức đời Tống, tên chữ là Ðại Niên, người Kiến Châu, húy là Văn Chinh Công làm quan đến Hàn Lâm, đắc pháp ở Quảng Tuệ Nguyên Liễn thiền sư, sau tham đạo với Từ Minh thiền sư. 
(5) Lý Hòa Văn: Phò Mã Ðô Úy Lý Tuân Húc, hiệu là Hòa Văn cư sĩ, đắc pháp ở Cốc Ân Uẩn Thông thiền sư. 
(6) Quảng Tuệ Liễn: Quảng Tuệ Viễn, Nguyên Liễn thiền sư pháp tự của Thủ Sơn Niệm, đời thứ 9 phái Nam Nhạc. 
(7) Kích dương thủ xướng: Chận lại, khuấy lên, hỏi và trả lời, đó dều là những động cơ trong thiền tông, nhờ đó ngộ nhập. 
(8) Ðâu Xuất Duyệt: Tòng Duyệt thiền sư chùa Ðâu Xuất, pháp tự của Chân Tịnh Văn, đời thứ 13 phái Nam Nhạc. 
(9) Gõ cửa đánh xênh: dịch ở chữ khấu quan kích tiết, có nghĩa là nhắc nhở người tham thiền thông qua chỗ hiểm yếu khó khăn để tỏ lộ chân cơ. 
(10) Trương Vô Cấu: Quan Thị Lang Trương Cửu Thành, tên chữ là Tử Thiều, hiệu là Vô Cấu cư sĩ, đắc đạo ở Diệu Hỷ Cảo thiền sư. 
(11) Lý Hán Lão: Tham chánh Lý Bính, tên chữ là Hán Lão, đắc pháp ở Diệu Hỷ thiền sư. 
(12) Lã Cư Nhân: Họ Lã, tên là Bản Trung, tên chữ là Cư Nhân, hỏi đạo ở Diệu Hỷ Cảo thiền sư, chức quan tới Hàn Lâm. 
(13) Ðăng đường nhập thất: Nơi để các người tham học, thỉnh thầy hỏi đạo, quyết đoán chỗ tâm còn nghi ngờ. 
(14) Tăng Viễn: Khoảng tháng tám năm đầu niên hiệu Kiến Nguyên đời Tề Cao Tổ, vua ngự giá tới núi Chung Sơn, nhân thế muốn gặp bậc cao Tăng Tăng Viễn. Khi vua ngự giá tới chùa, Tăng Viễn lấy cớ bệnh già nên không thể nghinh tiếp, ngồi ngay trên giường cùng vua tiếp chuyện. 
(15) Tuệ Viễn: Tuệ Viễn thiền sư, chùa Hổ Khê ở Ðông Lâm Sơn. Ngài lập hội Liên Xã tu pháp môn Tịnh Ðộ đầu tiên ở núi này để thâu nạp mọi bậc hiền nho và sa môn Thích tử gồm hơn 1000 người, chuyên cầu vãng sinh Tịnh Ðộ. Vua An Ðế đời Ðông Tấn, xa giá đến đất Tầm Dương, chiếu chỉ mời Tuệ Viễn hạ sơn, Tuệ Viễn lấy cớ vì bệnh già mà từ chối. Do đó, vua bèn sắc cho quan Thái Thú đất Cửu Giang, hằng năm, phải đưa đồ dùng cần thiết tới cung cấp. Ngài ở núi nầy ba mươi năm không bao giờ ra khỏi núi, nếu một khi có đưa khách thì chỉ đưa tới cầu Hổ Khê làm giới hạn. 

148.- CHỮ HÁN: Viên Cực Sầm Hòa thượng bạt vân: Phật thế chi viễn, chính tông đạm bạc. Kiêu li phong hạnh vô sở bất chí. Tiền bối điêu tạ hậu sanh vô văn. Tùng lâm điển hình ký chí tạo địa. Túng hữu phù cứu chi dã, phản dĩ vi vương mãn tử dã. Kim quan Sơ Sơn Bản thiền sư, Biện Nịnh từ viễn nhi quảng, thâm thiết trứ minh cực năng châm kỳ bệnh. Ðệ vọng dong bối trí thức ám đoản, túy tâm ư tà nịnh chi vực, tất dĩ đề hồ vi độc dược dã. 
Tùng Lâm Thịnh Sự. 

148.- DỊCH NGHĨA: Viên Cực Sầm Hòa thượng (1) làm bài bạt rằng: Ðời Phật cách xa, chính tông đạm bạc, phong hạnh phai mờ, đến chỗ cùng cực. Bậc tiền bối thì tàn tạ, kẻ hậu sinh chưa nghe tên. Khuôn phép sẵn có của tùng lâm, gần tới lúc hoàn toàn sụp đổ. Ví có người đứng ra phù trì, trái lại làm người nô bộc (2). Nay xem thiên Biện Nịnh của Bản thiền sư núi Sơ Sơn, lời thì xa mà ý lại rộng, thật là thâm thiết rõ ràng, rất có thể là những liều thuốc hay để chửa bệnh hiểm nghèo. Nhưng những kẻ bình thường xăng bậy, trí thức kém cỏi đen tối, chìm đắm trong lãnh vực tà nịnh thì tất lấy vị đề hồ làm độc dược vậy. 
Tùng Lâm Thịnh Sự. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Viên Cực Sầm: Viên Cực Ngạn Sầm thiền sư chùa Ẩn Tỉnh châu Thái Bình, pháp tự của Vân Cư Pháp Như thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc. 
(2) Nô bộc: dịch ở chữ vương man tử, lời tục ngữ địa phương, có ý nghĩa là nô bộc. 

149.- CHỮ HÁN: Ðông Sơn Không Hòa thượng đáp Dư Tài Mậu tá cước phu thư vân: Hướng nhục uổng cố hạ ái chi hậu. Biệt hậu hựu thừa huệ thư ích tự cảm quí. Mỗ bản nham huyệt nhàn nhân, dữ thế mịch nhiên, Tài Mậu tự tri chi. Kim tuy tác Trưởng lão, cư phương trượng, chỉ thị tiền nhật Không Thượng Tọa. Thường trụ hữu vô, nhất phó chủ sự. Xuất nhập chi tịch tịnh bất kinh nhãn. Bất súc y bát bất dụng thường trụ, bất phó ngoại thỉnh, bất cầu ngoại viện. Nhậm duyên nhi trụ, sơ bất tác minh nhật kế. Tài Mậu ký dĩ đạo cựu kiến xưng, cố đương tương vong ư đạo kim thư trung tựu mịch sổ cước phu. Bất tri thử cước xuất ư thường trụ gia. Không Thượng Tọa gia. Nhược xuất ư Không, không diệc hà hữu. Nhược xuất thường trụ, thị tư dụng thường trụ. Nhất thiệp tư tắc vi đạo, khởi hữu thiện tri thức nhi đạo dụng thường trụ hồ. Công ký nhập đế hương cầu hảo sự, bất nghi ư tự viện doanh thử đẳng sự. Công Mân nhân, sở kiến sở tri, giai Mân chi Trưởng lão. Nhất trụ trược viện, tất thường trụ tận đạo vi kỷ hữu, hoặc dụng kết hảo quí nhân, hoặc dụng tư cấp tục gia, hoặc dụng tiết bồi kỷ tri. Thù bất niệm kỳ vi thập phương thường trụ chiêu đề tăng vật dã. Kim chi đới giác phi mao, thường sở phụ giả, đa thử đẳng nhân. Tiên Phật minh ngôn, khả bất cụ tai. Tỷ niên dĩ lai, tự xá tàn phế, tăng đồ liêu lạc, giai thử đẳng cữu. Nguyện công vật trí ngã ư thử đẳng bối trung. Công quả kiến tín, tắc tha tự sở hứa giả, giai tạ nhi mạc thủ, tắc công chi tiền trình, vị khả lượng dã. Nghịch nhĩ chi ngôn, bất tri dĩ vi như hà. Thời hàn đồ trung bảo ái. 
Ngữ Lục. 

149.- DỊCH NGHĨA: Thư của Ðông Sơn Không (1) Hòa thượng trả lời Dư Tài Mậu hỏi mượn tiền rằng: Trước đây hân hạnh được ông hạ cố rất nồng hậu. Sau thời gian cách biệt, lại tiếp được huệ thư, tôi tự rất lấy làm hổ thẹn. Tôi vốn là người an phận nơi núi rừng, cùng với đời xa cách, Tài Mậu hình như đã biết rõ. Nay tôi tuy làm ngôi Trưởng lão trong chốn phương trượng, cũng chỉ là Không Thượng Tọa như ngày xưa không khác. Vì của cải của thường trụ có hay không, nhất nhất đều giao phó cho người chủ sự, sổ chi thu xuất nhập cũng đều chẳng hề để mắt tới, chẳng chứa chấp áo bát không dùng của thường trụ, chẳng theo lời mời ở bên ngoài, không cầu cạnh ở ngoại viện, chỉ tùy theo duyên mà ở, chẳng hề tính kế ngày mai. Tài Mậu đã lấy chỗ đạo tình quen biết cũ mà nhắc tới, thế nên cùng nhau hãy cùng quên "vật" và "ngã" để cùng vui với đạo. Nay thấy trong thư gởi tới, ông cậy tôi mượn chút tiền, không biết ông muốn mượn tiền đó, là tiền ở nơi thường trụ hay ở Không Thượng Tọa vậy ư? Nếu xuất tiền ở nơi Không này, thì Không cũng chẳng có gì, nếu từ nơi thường trụ thì là lạm dụng của riêng thường trụ. Một khi đã lạm dụng của thường trụ, dùng vào việc riêng thời phạm tội ăn trộm. Lẽ đâu bậc thiện trí thức mà lại trộm dùng của thường trụ vậy ư? Ông đã dự định vào chốn Ðế Hương (Kinh đô) để tìm việc tốt, thì không nên làm những việc như thế ở nơi tự viện. Ông là người đất Mân, chỗ thấy chỗ biết của ông đều là chỗ thấy biết về Trưởng lão của đất Mân. Vì, khi một Trưởng lão đó trụ trì một tự viện nào, thì trộm cắp của thường trụ làm của riêng mình, hoặc dùng để kết bạn với quí nhân, hoặc dùng tư cấp kẻ thế tục, hoặc dùng để tiếp đãi người mình quen biết, mà chẳng nghĩ những của cải đó là của thập phương thường trụ chiêu đề Tăng. Ðời nay những loài mang lông đeo sừng để đền bù những món nợ trước đó, phần nhiều là những bọn người ấy vậy. Ðức Phật đã nói rõ, thật đáng run sợ! Những năm gần đây, tự viện tinh xá bị tàn phế, Tăng đồ thì vắng vẻ, đều là lỗi ở bọn ấy mà ra. Vậy xin ông chớ để tôi nằm trong hàng ngủ của bọn ấy. Quả thật ông thấy thế mà tin lời nói của tôi, thì dù chùa khác có nhận lời hứa cho ông mượn tiền, ông cũng nên từ chối đừng nhận, nếu không, trên đường hành trình tới Kinh đô của ông, chưa thể lường được, lời nói tuy trái tai, chẳng biết ý ông thế nào? Thời tiết giá lạnh, ông nên giữ gìn ngọc thể trên bước đường dài. 
Ngữ Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ðông Sơn Không: Tuyết Phong Ðông Sơn Huệ Không, pháp tự của Lặc Ðàm Thiện Thanh thiền sư, đời thứ 14 phái Nam Nhạc. 

150.- CHỮ HÁN: Triết Ông Diễm Hòa thượng vân: Thử thư chân Diêm Lão Tử điện tiền, nhất bản xá thư đã. Kim chi chư phương đạo nhãn, bất tri nhược hà, quả năng thụ trì thử thư, tắc tha nhật đại hữu đắc lực xứ. Triết Ông mỗi dĩ cử tự ư nhân. Xán Ẩn Sơn diệc vân: "Thường trụ kim cốc, trừ cung chúng chi ngoại, kỷ như chậm độc. Trụ trì nhân dữ tư kỳ xuất nhập giả tàitriêm trược, tắc thông thân hội lạn. Luật bộ tải chi tường hỹ". Cổ nhân tương tiền tựu khố hạ, mãi sinh khương tiên dược, cái khả kiến. Kim chi cử phuơng trượng giả, phi đặc quát chúng nhân bát vu trung vật, dĩ tứ khẩu phúc, thả tương dĩ truy bồi tự kỷ, phi phiếm nhân tình, hựu kỳ thậm, tắc oan khứ, sưu mãi trân kỳ, quảng tác nhân tình, ký thiên đại sát, chỉ khủng tha nhật, thiết diện Diêm Lão Tử, dữ kế toán tai. 
Niêm Nhai Mạn Lục. 

THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Ðệ Nhị 
CHUNG 

150.- DỊCH NGHĨA: Triết Ông Diễm (1) Hòa thượng nói: Bức thư này quả thật là một bức thư xá tội trước điện Diêm Lão Tử (Diêm Vương). Các bậc cao nhân ở khắp nơi hiện nay, chẳng biết các ngài sẽ nghĩ như thế nào? Nếu các ngài quả quyết giữ gìn được như lời nóitrong thư này, thời một ngày kia tất có nhiều sức lực. Triết Ông thường lấy sự việc trong thư này để nhắc nhở ở người. Xán Ẩn Sơn cũng nói: "Tiền bạc thóc lúa của thường trụ, ngoại trừ việc cung chúng ra, còn nếu ai lấy đó đem dùng vào việc riêng tư, cũng như người dùng chất độc loài chim chậm. Người trụ trì cũng như người coi việc xuất nhập của cải của thường trụ, nếu họ hơi có tâm tham đắm cắt xén của cải đó, tất nhiên khắp mình da thịt sẽ bị lở loét thối nát. Trong bộ Luật đã ghi chép rõ ràng như vậy". Cổ nhân (2) đem tiền tới người thủ kho mua gừng để sắc thuốc, việc này còn có minh chứng. Người đời nay ngồi chễm chệ nơi phương trượng, chẳng những chỉ vơ vét những vật trong chén bát của chúng nhân để thỏa thích bụng miệng, mà còn dùng để truy tùy cho phần riêng mình, phù phiếm thuận theo tình người. Tệ hơn nữa, họ còn cắt xén của thường trụ để sưu tầm mua bán những đồ vật trân kỳ, để quảng bá nhân tình, mong sao được thuyên chuyển tới một ngôi chùa lớn. Những con người như thế, ta sợ rằng Thiết Diện Diêm Lão Tử kế toán làm sao hết được tội lỗi của họ vậy. 
Niêm Nhai Mạn Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Triết Ông Diễm: Như Diễm thiền sư, hiệu là Triêt Ông, chưa tường về nguồn gốc pháp phái. 
(2) Cổ nhân: tức Ðông Sơn Tụ Bảo thiền sư, pháp tự của Ngũ Tổ Giới thiền sư, đời thứ 9 phái Thanh Nguyên. Thiền sư là người rất nghiêm cẩn, khi ở với Ngũ Tổ đã từng làm chức coi kho. Nhân khi Giới thiền sư có bệnh, ngài sai thị giả tới kho lấy gừng để sắc thuốc. Bảo thiền sư liền trách mắng thị giả. Thị giả đem chuyện này bạch lại với Giới thiền sư, rồi thiền sư phải đưa tiền để mua. Bảo mới chịu lấy gừng cho thị giả. Về sau Bảo có tên là "Mại Sinh Khương Hán" (người bán gừng}. 

THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển thứ hai 
HẾT
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn