|
.
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN
Hòa
Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật
lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN
Quyển
Thứ Nhất
Sa
môn Tịnh Thiên (2) đất Ðông Ngô trùng tập.
Sa
môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích.
Trang
02
30.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ viết: Sở vi tùng lâm giả, đảo chú Thánh
phàm, dưỡng dục tài khí chi địa, giáo hóa chi sở tòng xuất.
Tuy quần cư loại tụ, xuất nhi tề chi, các hữu sư thừa.
Kim chư phương bất vụ thủ tiên thánh pháp độ, hiếu ố
thiên tình, đa dĩ kỷ thị cách vật, sử hậu bối đương
hà thủ pháp.
Nhị
sự Thản Nhiên Tập.
30.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tổ nói: Tùng lâm là nơi hun đúc Thánh Hiền,
nơi dưỡng dục tài khí, nơi phát xuất sự giáo hóa. Tuy là
chỗ quần cư loại tụ, nhưng việc thống lĩnh để tề chỉnh
thì đều có sư thừa (1). Ðời nay các nơi không tuân thủ
pháp độ của Tiên Thánh, phần nhiều thiên tình yêu ghét,
lấy mình làm cách vật (2), còn biết lấy gì để kẻ nối
nghiệp sau bắt chước.
Hai
việc trên ở Thản Nhiên Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Sư thừa: Sư đệ truyền thừa, thầy truyền pháp cho đệ
tử.
(2)
Cách vật: Làm thay đổi sự vật, ý nói con người tài giỏi.
31.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ viết: Lợi sinh truyền đạo, vụ tại
đắc nhân, nhi tri nhân chi nan, Thánh triết sở bệnh. Thính
kỳ ngôn nhi vị bảo kỳ hành, cầu kỳ hành nhi khủng nhi
kỳ tài, tự phi tố dữ giao du, bị tường bản mạt, thám
kỳ chí hành, quan kỳ khí năng, nhiên hậu thủ đạo, tàng
dụng giả, khả đắc nhi tri. Cô danh sức mạo giả, bất dung
kỳ ngụy, túng kỳ tiềm mật, diệc kiến uyên nguyên. Phù
quan thám tường thính chi lý, cố phi nhất triêu nhất tịch
chi sở năng, sở dĩ Nam Nhạc Nhượng, kiến Ðại Giám chi
hậu do chấp sự thập ngũ thu. Mã Tổ kiến Nhượng chi thời,
diệc tương tòng thập dư tải. Thị tri, Tiên Thánh thụ thụ
chi tế, cố phi thiển bạc sở cảm trì truyền. Như nhất
khí thủy truyền ư nhất khí, thủy kham khắc thiệu hồng
qui. Như đương gia chủng thảo, thử kỳ quan thám tường thính
chi lý minh nghiệm dã. Khởi dung sảo ngôn lệnh sắc, tiện
tích siểm mị, nhi sung tuyển giả tai.
Viên
Ngộ Thư.
31.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tỗ nói: Truyền đạo lợi sinh, cần ở
chỗ lựa chọn được người, mà biết người lại là một
việc rất khó, đến ngay như bậc Thánh triết cũng còn lấy
đó làm lo. Nghe lời nói của người nhưng chưa bảo chứng
được hành vi, tìm biết được hành vi lại sợ bỏ sót mất
tài năng của họ. Nếu trước đây không phải là người
mà mình đã từng giao du, tường tận được mọi nguồn, khám
phá được chí hành của họ, hiểu rõ được khí năng của
họ, rồi sau cùng còn biết được cả chỗ giữ đạo cùng
chỗ ẩn tàng cái diệu dụng của họ. Còn những kẻ chỉ
mua danh trang sức hình thức bề ngoài, thì phần ngụy tạo
đó vẫn không thể dung thứ được, dù là chỗ kín đáo đến
đâu cũng thấy được uyên nguyên. Ôi! Cái lý của xét rõ
nghe tường, cố nhiên không phải công việc của một sớm
một chiều hay làm nổi. Sở dĩ, Nam Nhạc Nhượng (1) sau khi
thấy Ðại Giám(2), còn đích thân chấp tác thị giả mười
lăm thu. Khi Mã Tổ (3) thấy Nam Nhạc Nhượng, cũng còn theo
hầu hơn mười năm. Thế nên biết sự trao truyền thụ mệnh
của Tiên thánh, quả thật không vội vã thiển cận ở chỗ
truyền tri. Cũng như một chậu nước (4) truyền qua một chậu
nước, mới hay nối tiếp được hồng qui (5). Coi như việc
đương gia chủng thảo (6) lại cần phải suy nghiệm cái lý
xét kỹ nghe tường này, có đâu lại dung cho kẻ sảo ngôn
lệnh sắc, hẹp hòi phỉnh nịnh mà được sung tuyển vào
chức đó vậy thay.
Thư
gởi Viên Ngộ(7).
CHÚ
THÍCH:
(1)
Nam Nhạc Nhượng: Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư, pháp tự
của Ðại Giám thiền sư.
(2)
Ðại Giám: Lục Tổ Tuệ Năng Ðại Giám thiền sư, pháp tự
của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đại sư.
(3)
Mã Tổ: Mã Tổ Ðạo Nhất thiền sư, pháp tự của Nam Nhạc
Nhượng thiền sư.
(4)
Một chậu nước: Trong kinh nói: "Ngài A Nan lãnh tụ Phật pháp,
như đem nước ở một cái bình truyền sang một đồ khác,
không còn một giọt nước thừa,đồ đựng nước tuy khác,
nhưng nước vẫn y nguyên không thay đổi".
(5)
Hồng qui: tức đại pháp.
(6)
Ðương gia chủng thảo: Lựa chọn người kế vị chốn tùng
lâm.
(7)
Viên Ngộ: tức Khắc Cần Phật Quả thiền sư, pháp tữ của
Ngũ Tổ Diễn thiền sư.
32.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ viết: Trụ trì đại bính tại huệ dữ
đức, nhị giả kiêm hành, phế nhất bất khả. Huệ nhi võng
đức, tắc nhân bất kính, đức nhi võng huệ, tắc nhân bất
hoài. Cẩu tri huệ chi khả hoài, gia kỳ đức dĩ tương tế,
tắc sở phu chi huệ thích túc dĩ an thượng hạ, dụ tứ lai,
cẩu tri đức chi khả kính, gia kỳ huệ dĩ tương tư, tắc
sở trì chi đức thích túc dĩ thiệu kỳ tiên giác, đạo ngu
mê. Cố thiện trụ trì giả, dưỡng đức dĩ hành huệ, tuyên
huệ dĩ trì đức. Ðức nhi năng dưỡng tắc bất khuất, huệ
nhi năng hành tắc hữu ân. Do thị đức dữ huệ tương súc,
huệ dữ đức hỗ hành, như thử tắc đức bất dụng tu,
nhi kính đồng Phật Tổ, huệ bất lao phí, nhi hoài như phụ
mẫu. Tư tắc hồ hải hữu chí ư đạo giả, thục bất lai
qui. Trụ trì tương truyền đạo đức hưng giáo hóa, bất
minh tư yếu, nhi mạc chi đắc dã.
Dữ
Phật Nhãn Thư.
32.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tổ nói: Việc lớn của trụ trì ở "Huệ
và Ðức", phải đầy đủ cả hai phương diện, không thể
bỏ thiếu một. Có ơn huệ mà không có đạo đức thời người
chẳng kính, có đức mà không có ơn thời người chẳng nhớ.
Nếu biết làm ơn tất có sự mong nhớ, lại thêm có đức
để cùng giúp lẫn nhau, thời cái ơn đã tỏa ra, tất đủ
để an trên dưới, dụ dẫn bốn phương. Nếu thấy đức
là đáng kính, lại thêm vào đó ơn để giúp lẫn nhau, thời
cái đức sẵn có đủ để nối dõi bậc tiên giác, chỉ đạo
kẻ ngu mê. Cho nên người khéo trụ trì phải nuôi đức để
làm ơn huệ, tuyên ơn huệ để giữ đạo đức. Ðức mà
hay nuôi thời chẳng khuất, ơn mà hay làm thời có ân. Bởi
thế đức và ơn cùng súc tích, ơn và đức cùng thực hành
với nhau, như thế thời đức chẳng cần phải tu, mà được
sự kính mến ngang với Phật Tổ, ơn chẳng cần thực thi
mà được nhớ như là cha mẹ. Vậy nên, những kẻ có chí
với đạo khắp chốn hồ hải (1), ai là chẳng qui tụ. Người
trụ trì truyền đạo đức, phục hưng giáo hóa, nếu chẳng
rõ điều cốt yếu này, thời không thể thi thố trọn vẹn
được.
Thư
gởi Phật Nhãn (2).
CHÚ
THÍCH:
(1)
Hồ hải: Tức ngũ hồ tứ hải, ý nói khắp trong thiên hạ.
(2)
Phật Nhãn: Thanh Viễn Phật Nhãn thiền sư, pháptự của Ngũ
Tổ Pháp Diễn thiền sư.
33.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ tự Hải Hội thiên Ðông Sơn, Thái Bình
Phật Giám, Long Môn Phật Nhãn, nhị nhân nghệ sơn đầu tỉnh
cận. Tổ tập kỳ cựu chủ sự, bị thang quả dạ thoại.
Tổ vấn Phật Giám: "Thư Châu thục phủ?". Ðối viết: "Thục".
Tổ viết: "Thái bình thục phủ?". Ðối viết: "Thục". Tổ
viết: "Chư trang cộng thu đạo đa thiểu?". Phật Giám trừ
lự gian. Tổ chính sắc lệ thanh viết: "Nhữ lạm vi nhất
tự chi chủ, sự vô cư tế tất yếu cứu tâm, thường trụ
tuế kế, nhất chúng sở hệ, nhữ do võng tri, kỳ tha tế
vụ bất ngôn khả kiến, sơn môn chấp sự, tri nhân thức
quả, nhược Sư ông phụ Từ Minh Sư Tổ hồ. Nhữ bất tư
thường trụ vật trọng như sơn hồ?". Cái Diễn Tổ tầm
thường cơ biện tuấn tiệp. Phật Giám ký chấp đệ tử
lễ, ứng đối hàm noãn, nãi chí như thị. Cổ nhân vấn:
"Sư nghiêm nhiên hậu sở học chi đạo tôn". Cố Ðông Sơn
môn hạ tử tôn, đa hiền đức nhi siêu mại giả, thành nguyên
viễn nhi lưu trường dã".
Cảnh
Long Học dữ Cao Am thư.
33.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tổ từ Hải Hội dời về Ðông Sơn, Thái
Bình Phật Giám và Long Môn Phật Nhãn, hai ngài cùng đến Ðông
Sơn yết kiến. Tổ cho tập hợp các vị chủ sự kỳ cựu,
và chỉnh bị đầy đủ trà nước cho cuộc dạ thoại. Tổ
hỏi Phật Giám: "Ở Thư Châu được mùa không?". Trả lời:
"Ðược mùa". Tổ hỏi: "Ở Thái Bình được mùa không?". Thưa
rằng: "Ðược mùa". Tổ hỏi: "Các trang trại cùng nhau thu
lúa được nhiều ít ra sao?". Phật Giám tính toán suy nghĩ.
Tổ nghiêm sắc mặt lớn tiếng nói: "Ông lạm dụng làm chủ
một ngôi chùa, thì công việc bất cứ lớn hay nhỏ đều
phải để tâm cho cùng hết. Sự kết toán hàng năm trong chốn
thường trụ là việc tối quan hệ đến đại chúng mà ông
còn chẳng biết, nữa là những việc nhỏ nhặt khác thì biết
sao đặng. Người chấp sự trong chốn sơn môn cần phải biết
nhân biết quả, phải như việc Sư ông (1) giúp đở Từ Minh
(2) Tổ sư vậy. Ông sao chẳng nghĩ đến của cải của thường
trụ nặng như núi hay sao". Tuy Diễn Tổ nói ra chỉ là những
cơ biện tầm thường nhưng ý nghĩa lại rất cao xa sắc bén
mà Phật Giám đã giữ lễ của người đệ tử, nên sự ứng
đối khoan thai mới đưa đến như thế này. Cổ nhân có nói:
"Thầy nghiêm thì cái đạo của học vấn sau mới tôn". Nên
con cháu môn đệ của Ðông Sơn, xuất hiện nhiều người
hiền đức siêu việt, thật là nguồn đã xa mà dòng lại
dài vậy.
Thư
của Cảnh Long Học (3) gởi Cao Am (4).
CHÚ
THÍCH:
(1)
Sư ông: Chỉ vào Dương Kỳ Phương Hội thiền sư.
(2)
Từ Minh: Hiệu là Tây Hà Sư Tử, pháp tự của Phần Dương
Thiện Chiêu thiền sư.
(3)
Cảnh Long Học: Cảnh cũng gọi là Nam Trọng, người phủ Khai
Phong.
(4)
Cao Am: Tức Cao Am Thiện Ngộ thiền sư, pháptự của Phật
Nhãn Viễn thiền sư.
34.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ kiến nột tử hữu tiết nghĩa nhi khả
lập giả, thất trung tuấn cự bất giả từ sắc, sát kỳ
thiên tà siểm nịnh, sở vi ổi tiết bất khả giáo giả,
du gia ái trọng, nhân giai mạc trắc, ô hô, cái Tổ chi thủ
xả tất hữu đạo hỹ.
Cảnh
Long Học bạt pháp ngữ.
34.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tổ (1) thấy một nột tử ai là người
có tiết nghĩa, có thể lập thân được, ở trong chốn trượng
đường dù họ có nghiêm nghị khuôn phép Tổ cũng không hề
ban lời khen thưởng hay sắc mặt yêu thương, mà Tổ chỉ
xét đến những kẻ thiên tà xiểm nịnh, những chỗ làm hèn
mạt không thể dạy bảo được của họ, lại tặng lời
trìu mến trọng hậu hơn. Người đời đều không thể lường
được việc này. Ôi! Ðó chính là chỗ thủ xả của Tổ
đã sẵn có đường lối vậy.
Cảnh
Long Học bạt pháp ngữ.
CHÚ
THÍCH:
(1):
Ðoạn này ý nói về nghĩa tiếp dẫn đồ chúng của các bậc
Tông tượng nên ta không thể đem phàm kiến mà lường.
35.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ viết: Cổ nhân lạc văn kỷ quá, hỷ ư
vi thiện, trường ư bao hoang, hậu ư ẩn ác, khiêm dĩ giao
hữu, cần dĩ tế chúng, bất đắc dĩ táng nhị kỳ tâm, sở
dĩ quang minh thạc đại, chiếu ánh kim tích hỹ.
Ðáp
Linh Nguyên Thư.
35.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tổ (1)nói: Cổ nhân thích nghe cái lỗi lầm
của mình, mừng chỗ mình đã làm được điều thiện, thường
bao dung kẻ hãm hại mình, hậu đãi kẻ ẩn chứa điều ác
với mình. Khiêm nhường để chơi với bạn, siêng năng để
giúp đở chúng, chẳng lấy chỗ được mất mà sinh hai lòng,
nên ánh sáng rực rỡ chiếu vở khắp cả xưa và nay vậy.
Thư
đáp Linh Nguyên (2).
CHÚ
THÍCH:
(1):
Ðoạn này chỉ rõ nơi nội tâm, vị đạo của cổ nhân không
bị ngoại cảnh làm thay đổi.
(2)
Linh Nguyên: Hoàng Long Linh Nguyên Duy Thanh thiền sư, pháp tự
của Hoàng Long Tâm thiền sư.
36.-
CHỮ HÁN: Diễn Tổ vị Phật Giám viết: Trụ trì chi yếu,
lâm chúng quí tại phong doanh, xử kỷ vụ tòng giản ước,
kỳ dư tế toái tất vật quan tâm. Dụng nhân thâm dĩ suy thành,
trạch ngôn cố tu thủ trọng. Ngôn kiến trọng tắc chủ giả
tự tôn, nhân suy thành tắc chúng tâm tự cảm. Tôn tắc bất
nghiêm nhi chúng phục, cảm tắc bất lệnh nhi sự thành. Tự
nhiên hiền ngu các thông kỳ hoài, tiểu đại giai phấn kỳ
lực. Dữ phù trì dĩ thế lực, bách dĩ khu hát bất đắc
dĩ nhi tòng chi giả, hà thí vạn bội tai.
Dữ
Phật Giám thư kiến Thiềm Thị giả Nhật lục.
36.-
DỊCH NGHĨA: Diễn Tổ bảo Phật Giám rằng: Cái yếu của
trụ trì, phần cư xử đối với chúng quí ở chỗ đầy đặn,
đối với mình cần ở chỗ giản ước, các việc lặt vặt
đều chớ nên quan tâm. Dùng người cần phải cẩn thận nơi
thành thật, lời nói cần phải lựa chọn thận trọng. Lời
nói thận trọng thời người chủ tự tôn, xét người thành
thật thời tâm của mọi người tự cảm. Tôn thời chẳng
phải nghiêm nghị mà chúng phục, cảm thời chẳng cần ra
lệnh mà việc thành. Như thế thời tự nhiên kẻ hiền người
ngu đều thông suốt trong lòng, kẻ lớn người nhỏ đều
phấn khởi hết sức. Còn như việc đem thế lực để duy
trì, lấy quát mắng để bức bách, làm cho họ phải tuân
theo một cách bất đắc dĩ, nếu đem ví với trên thì xa cách
nhau gấp muôn lần vậy.
Thư
gởi cho Phật Giám thấy ở Nhật lục của Thiềm Thị giả.
|