|
.
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN
Hòa
Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật
lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN
Quyển
Thứ Ba
Sa
môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập.
Sa
môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang
01
151.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường Hạnh Hòa thượng trụ Tiến Phúc.
Nhất nhật vấn tạm đáo Tăng: "Thậm sứ lai?". Tăng vân:
"Phúc Châu lai". Tuyết Ðường vân: "Duyên lộ kiến hảo Trưởng
lão mạ?". Tăng vân: "Cận quá Tín Châu, Bác Sơn trụ trì Bản
Hòa thượng. Tuy bất tằng bái, thức hảo Trưởng lão dã".
Tuyết Ðường viết: "An đắc tri kỳ vi hảo?". Tăng vân: "Nhập
tự lộ kính khai tịch lang vũ tu chỉnh. Ðìện đường hương
đăng bất tuyệt, thần hôn trung cổ phân minh, nhị thời trúc
phạn tinh khiết, Tăng hàng kiến nhân hữu lễ, dĩ thử tri
kỳ vi hảo Trưởng lão". Tuyết Ðường tiếu viết: "Bản
cố hiền hỹ. Nhiên nhĩ diệc cụ nhãn dã". Trực dĩ tư ngôn
đạt vu Quận thú Ngô Công Phó Bằng viết: "Giá Tăng trì luận
phả loại Phạm Diên Linh tiến Trương Trung Ðịnh Công. Lão
Tăng niên mại, khất thỉnh Bản trụ trì, thứ cơ vi lâm hạ
thịnh sự". Ngô công đại hỷ. Bản tức nhật thiên Tiến
Phúc.
Ðông
Hồ Tập.
151.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường Hạnh Hòa thượng (1) trụ trì chùa
Tiến Phúc. Một hôm hỏi một vị Tăng vừa mới tới: "Ông
từ đâu lại?". Vị Tăng thưa: "Từ Phúc Châu lại". Tuyết
Ðường nói: "Trên quãng đường đi, ông thấy có bậc Trưởng
lão nào tốt chăng?". Vị Tăng thưa: "Ðoạn đường qua Tín
Châu, có Bản Hòa thượng (2) trụ trì chùa Bác Sơn. Tuy tôi
chưa từng lễ bái chào hỏi, nhưng biết được đó là bậc
Trưởng lão tốt". Tuyết Ðường nói: "Tại sao biết được
đó là bậc Trưởng lão tốt?". Vị Tăng thưa: "Khi vào chùa
tôi thấy đường lối rộng rãi, hai bêb hành lang đều được
tu chỉnh giải vũ, điện đường hương đăng không gián đoạn,
sớm tối chuông trống phân minh, hai thời cơm cháo tinh khiết,
Tăng hàng tiếp người có lễ độ. Vì thế nên biết đó
là bậc Trưởng lão tốt". Tuyết Ðường mỉm cười nói:
"Bản Hòa thượng vốn là người hiền nhưng ông cũng là người
có mắt tinh đời". Tuyết Ðường liền đem lời nói này trình
bày với quan Quận thú Ngô Công Phó Bằng: "Theo chỗ bàn luận
của vị Tăng ấy, sự việc cũng giống như Phạm Diên Linh
(3) tiến cử Trương Hy Nhan, và chỗ hiền đức của các hạ
(4) cũng không kém gì Trương Trung Ðịnh Công (5). Nay lão Tăng
tuổi đã già, xin nhờ Quận thú thỉnh Bản Hòa thượng về
trụ trì thay thế, ngõ hầu làm những việc hưng thịnh cho
thiền lâm". Ngô Công rất mừng. Ngay ngày hôm ấy Bản Hòa
thượng dời về cùa Tiến Phúc.
Ðông
Hồ Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Tuyết Ðường Hạnh: Tuyết Ðường Ðạo Hạnh thiền sư,
pháp tự của Phật Nhãn Viễn thiền sư, đời thứ 15 phái
Nam Nhạc.
(2)
Bản Hòa thượng: Ngộ Bản thiền sư, trước ở chùa Bác
Sơn sau ở chùa Tiến Phúc, pháp tự của Ðại Tuệ thiền
sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc.
(3)
Phạm Diên Linh: Thời nhà Tống, Trương Hy Nhan giữ chức Ấp
Tể ở Bình Hương. Phạm Diên Linh giữ chức Ðiện Trực,
khi kéo quân qua Kim Lăng, Trương Vịnh vâng mệnh vua coi việc
tại Kim Lăng. Trương Vịnh hỏi: "Trên quãng đường đi qua,
thiên sứ có thấy viên quan nào tốt chăng?". Phạm Diên Linh
đáp: "Hôm trước tôi đi qua Bình Hương, thấy viên quan Ấp
Tể Trương Hy Nhan là người tốt". Trương Vịnh hỏi: "Sao
ông biết là viên quan tốt?". Ðáp: "Từ lúc đi vào cảnh giới
đó, tôi thấy cầu cống, đường xá hoàn mỹ, ruộng vườn
rộng rãi thênh thang, ngoài đồng nội không có người nông
phu lười biếng, trong chợ không có kẻ cờ bạc, ban đêm
nghe tiếng trống cầm canh phân minh, tất nhiên tôi biết đó
là người thi chính tốt đẹp". Vịnh nói: "Hy Nhan vốn là
người hiền, thiên sứ cũng là viên quan tốt". Ngay ngày hôm
ấy, Vịnh đem sự việc đó tâu về triều đình. Vua thăng
Trương Hy Nhan làm Phát Vận Sứ, Phạm Diên Linh làm Các Môn
Hầu. Trương Vịnh tên chữ là Phục Chi, sau được Phong là
Ðịnh Quốc Công.
(4)
Các hạ: Các chức Tể Tướng, Tam Công và Quận Thú đều
được gọi là Các hạ.
(5)
Trương Trung Ðịnh Công: Người Bộc Châu, đỗ Tiến sĩ đời
Tống Thái Tôn, khi làm quan Chi Châu tại Ích Châu, ông ra công
đôn đốc việc đắp đê điều, khai khẩn việc dẫn thủy
nhập điền, dân vùng đó đều cảm phục. Khi ông mất, được
tặng tên hèm là Trung Ðịnh Công.
152.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Kim đê thiên lý, hội ư nghĩ
nhưỡng. Bạch bích chi mỹ, ly ư hà điếm. Huống vô thượng
diệu đạo, phi đặc kim đê bạch bích dã! Nhi tham dục sân
khuể phi đặc nghĩ nhưỡng hà điếm dã. Yếu tại chí chi
đoan cẩn, hành chi tinh tiến, thủ chi kiên xác, tu chi hoàn
mỹ, nhiên hậu khả dĩ tự lợi nhi lợi tha dã.
Dữ
Vương Thập Bằng thư.
152.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Sức kiên cố của bờ đê
dài ngàn dặm, nhưng bị nước làm vỡ vì một ổ kiến. Vẻ
đẹp tuyệt vời của ngọc bích trắng tinh, nhưng bị bỏ
rơi chỉ vì một vết nhơ. Diệu đạo vô thượng, chẳng những
chỉ như bờ đê kiên cố, ngọc bích trong trắng, mà tham dục
sân hận chẳng phải chỉ như ổ kiến vết nhơ. Vậy nên
người học đạo chỉ cần chí hướng đoan cẩn, hành đạo
tinh tiến, giữ đạo kiên xác, tu thân hoàn mỹ, rồi sau mới
có thể đem ra để lợi mình lợi người được.
Thư
gởi Vương Thập Bằng (1).
CHÚ
THÍCH:
(1)
Vương Thập Bằng: tên chữ là Quy Linh, người đất Hạc Thanh,
học sĩ của Long Ðồ Các. Năm thiệu Hỷ thứ ba, được tặng
tên là Trung Văn.
153.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Dư tại Long Môn thời, Bính
Thiết Diện trụ Thái Bình. Hữu ngôn: "Bính hành cước ly
hương vị cửu, văn thụ nghiệp nhất tịch di hỏa, tất vi
ổi tẫn". Bính đắc thư trịch chi ư địa nãi viết: "Ðồ
loạn nhân ý nhĩ".
Ðông
Hồ Tập.
153.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Khi ta ở chùa Lông Môn, Bính
Thiết Diện ở chùa Thái Bình. Có người nói với ta: "Bính
đi hành cước xa làng chưa bao lâu, nghe biết nơi thầy thụ
nghiệp bị cháy vào một buổi chiều, thiêu rụi hết cả
đồ vật". Bính nhận được thư liền quăng xuống đất và
nói: "Chỉ làm loạn ý người ta vậy".
Ðông
Hồ Tập.
154.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường vị Hối Am Quang Hòa thượng viết:
Dư nhược quán chi niên, Kiến Ðộc cư sĩ ngôn: "Trung vô chủ
bất lập, ngoại bất chính bất hành. Thử ngữ nghi chung thân
tiền chi, thánh hiền sự nghiệp bỉ hỹ". Dư bội kỳ ngữ.
Tại gia tu thân, xuất gia học đạo. Dĩ chí xuất thân lâm
chúng như hành thạch chi định trọng khinh, qui củ chi thành
phương viên, xả thử tắc sự sự thất chuẩn hỹ.
Quảng
Lục.
154.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường bảo Hối Am Quang Hòa thượng: Ta
tới tuổi nhựợc quán (1), Kiến Ðộc cư sĩ (2) dạy ta rằng:
"Trong tâm không có chủ đích thì không lập được thân, bề
ngoài không chính đính thì không làm được việc. Cần phải
trọn đời noi theo lời nói này, thì sự nghiệp của hiền
thánh tất sẽ được đầy đủ". Ta giữ gìn lời nói đó,
khi còn ở tại gia dùng để sửa mình, khi đã xuất gia dùng
để học đạo. Dĩ chí khi xuất thân tới chúng, ta cũng xem
đó như là quả cân để định nặng nhẹ, như quy củ để
nặn thành đồ vuông tròn, nếu mà đem bỏ thì mọi việc
sẽ mất tiêu chuẩn vậy.
Quảng
Lục.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Nhược quán: Ngày xưa, người đến tuổi 20 gọi là tuổi
nhược, lúc đó mới cho đội mũ, nên 20 tuổi trở lên gọi
là nhược quán.
(2)
Kiến Ðộc cư sĩ: tức thân phụ của Tuyết Ðường hòa thượng.
155.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Cao Am lâm chúng tất viết:
"Chúng trung tu tri thức giả!" Dư nhân vấn kỳ cố. Cao Am viết:
"Bất kiến Qui Sơn đạo: Cử thố khán tha thượng lưu, mạc
mạn tùy ư dong bỉ. Bình sinh tại chúng, bất trầm ư hạ
ngu giả giai xuất thử ngữ. Trù nhân quảng chúng trung bỉ
giả đa thức giả thiểu. Bỉ giả dị tập, thức giả nan
thân. Quả năng tự phấn chí ư kỳ gian. Như nhất nhân dữ
vạn nhân địch, dong bỉ chi tập lực tận, chân đĩnh đặc
một lượng hán dã". Dư chung thân tiễn kỳ ngôn, thủy đắc
bất phụ xuất gia chi chí.
Quảng
Lục.
155.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Cao Am tới chúng tất nói:
"Ở trong chúng nên biết có người trí thức". Ta nhân hỏi
nguyên cớ đó. Cao Am nói: "Ông chẳng thấy Qui Sơn nói: Ðộng
tỉnh phải bắt chước thượng lưu, chớ nông nổi theo bọn
hèn kém. Bình sinh ở trong chúng mà không bị chìm đắm trong
đám hạ ngu, đều là những người xuất thân từ ở lời
nói này. Trong nơi trù nhân quảng chúng, kẻ hèn thì nhiều,
người trí lại ít. Tập theo kẻ hèn kém thì dễ, thân với
người thức giả thì khó. Nếu quả thật, tự mình hay phấn
chí ở trong đó, cũng chẳng khác chi như một người địch
lại muôn người, tất cái thói tập theo hèn kém kia phải
kiệt sức, mà trở thành người siêu việt tuyệt trác vậy".
Ta trọn đời tuân theo lời nói đó nên mới tới được chỗ
không phụ cái chí của người xuất gia.
Quảng
Lục.
156.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường vị Thả Am viết: Chấp sự tu quyền
trọng khinh, phát ngôn yếu tiên tư lự. Vụ hợp trung đạo
vật sử thiên phả. Nhược thương thốt bạo dụng, tiển
khắc hữu tế. Tựu sử đắc thành, nhi chung bất năng vạn
toàn. Dư tại chúng trung, bi kiến lợi bệnh. Duy hữu đức
giả dĩ khoan phục nhân. Thường nguyện hậu lai hữu chí lực
giả thẩm nhi hành chi, phương vi mỹ lợi. Linh Nguyên thường
viết: "Phàm nhân bình cư nội chiếu đa năng hiểu liễu. Cập
thiệp sự ngoại trì, tiện quai hỗn dong, táng kỳ pháp thế.
Tất dục tư thiệu Phật Tổ chi nhậm, khả địch hậu côn,
bất khả bất thuờng tự kiểm trách dã".
Quảng
Lục.
156.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường bảo Thả Am: Làm việc gì cũng
phải cân nhắc nặng nhẹ, phát ngôn cần phải suy nghĩ trước
sau, cốt sao cho hợp với trung đạo chớ để thiên lệch.
Nếu dùng việc hấp tấp vội vàng, thì việc đó ít hay thành
tựu, ví khiến có thành tựu chăng nữa, cũng chẳng được
vẹn toàn. Ta ở trong chúng, thấy đầy đủ những việc tổn
ích (1), duy chỉ người có đức, đem lòng khoan dung để khuất
người, thường mong kẻ hậu lai, những người có chí lực
phải xét đó mà làm theo, mới là điều ích lợi tốt đẹp.
Linh Nguyên nói: "Phàm con người ở lúc bình thường soi vào
nội tâm, thì phần nhiều thấy tâm sáng suốt tỏ rõ, kịp
tới khi giao thiệp với sự việc ở bên ngoài, thì tâm thường
hay bị ngang trái hổn độn, làm mất mát pháp thể. Vậy nên
biết, nếu ai muốn nghĩ tới nhiệm vụ nối dõi Phật Tổ,
mở bảo dắt dẫn hậu côn, không thể không thường tự kiểm
trách".
Quảng
Lục.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Tổn ích: Dịch ở chữ lợi bệnh. Làm việc gì tổn đến
người gọi là bệnh, làm việc ích cho người là lợi.
157.-
CHỮ HÁN: Ứng Am Hoa Hòa thượng trụ Minh Quả. Tuyết Ðường
vị thường nhất nhật bất quá tòng. Giản hữu thiết nghị
giả. Tuyết Ðường viết: "Hoa Ðiệt vi nhân bất duyệt lợi
cận danh, bất tiên dụ hậu hủy, bất a dung cẩu hợp, bất
nịnh sắc sảo ngôn. Gia dĩ kiến đạo minh bạch, khứ trụ
tiêu nhiên, nột tử trung nan đắc. Dự cố trọng chi".
Thả
Am Dật Sự.
157.-
DỊCH NGHĨA: Ứng Am Hoa (1) Hòa thượng trụ trì chùa Minh Quả.
Tuyết Ðường chưa từng một ngày nào chẳng qua thăm. Hoặc
có kẻ bàn lén về việc này. Tuyết Ðường nói: "Hoa Ðiệt
là người chẳng thích lợi, chẳng cầu danh, chẳng trước
khen sau chê, chẳng a dung cẩu hợp, chẳng nịnh sắc xảo ngôn.
Hơn nữa lại là người thấu đạo tỏ rõ, cách đi đứng
khoan thai, trong hàng nột tử khó có ai được thế, nên ta
rất kính trọng".
Thả
Am Dật Sự.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Ứng Am Hoa: Ứng An Ðàm Hoa thiền sư, pháp tự của Hổ Khâu
Long thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc.
158.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Học giả khí thắng chí tắc
vi tiểu nhân, chí thắng khí tắc vi đoan nhân chính sĩ, khí
dữ chi tề vi đắc đạo hiền thánh. Hữu nhân cương ngận,
bất thụ qui giản, khi sử nhiên dã. Ðoan chính chi sĩ, tuy
cường sử vi bất thiện, ninh tử bất nhị, chí sử nhiên
dã.
Quảng
Lục.
158.-
DỊCH NGHĨA: Người học mà khí thắng chỉ là tiểu nhân,
chí thắng khí là đoan nhân chính sĩ, chí với khí ngang nhau
là hiền thánh đắc đạo. Người cứng cỏi chẳng chịu tuân
theo qui củ và lời can gián, đó là bị khí nó sai khiến.
Kẻ sĩ đoan chánh, dù có cưỡng bách làm điều bất thiện,
thì dù chết cũng chẳng hai lòng, đó là chí nó đưa đến
như vậy.
Quảng
Lục.
159.-
CHỮ HÁN: Tuyết Ðường viết: Cao Am trụ Vân Cư. Phổ Vân
Viên vi Thủ tọa. Nhất Tài Tăng vi Thư ký. Bạch Dương Thuận
vi Tạng chủ. Thông Ô Ðầu vi Tri khách. Hiền Chân Mục vi
Duy Na. Hoa Ðiệt vi Phó tự. Dụng Ðiệt vi Giám tự. Giai thị
hữu đức nghiệp giả. Dụng Ðiệt tầm thường liêm ước
bất điểm thường tru du. Hoa Ðiệt nhân hý chi viết: "Dị
thời tố Trưởng lão, tu thị tỷ khổng đoan chính thủy đắc,
khởi khả dĩ thử vi đắc da?" Dụng Ðiệt bất đối. Dụng
Ðiệt xử kỷ tuy kiệm, dữ nhân thậm phong, tiếp nạp tứ
lai, lược vô quyện sắc. Cao Am nhật nhật kiến chi viết:
"Giám tự dụng ngôn tâm cố nan đắc. Cánh tu chiếu quản
thường trụ vật linh sơ thất". Dựng Ðiệt viết: "Tại mổ
thất vi tiểu quá. Tại Hòa thượng ngôn hiền đãi sĩ, hải
nạp sơn dung, bất vấn tế vi thành vi đại đức". Caoi Am
tiếu nhi dĩ. Cố tùng lâm hữu Dụng Ðại Oản chi xưng.
Dật
Sự.
159.-
DỊCH NGHĨA: Tuyết Ðường nói: Cao Am khi trụ trì chùa Vân
Cư. Phổ Vân Viên (1) làm Thủ tọa (2). Nhất Tài Tăng (3) làm
Thư ký (4). Bạch Dương Thuận (5) làm Tạng chủ (6). Thông
Ô Ðầu (7) làm Tri khách (8). Hiền Chân Mục (9) làm Duy Na (10).
Hoa Ðiệt (11) làm chức Phó tự (12). Dung Ðiệt (13) làm chức
Giám tự (14). Ðiều là những vị gồm đủ đức nghiệp.
Dụng Ðiệt là người luôn luôn thanh liêm kiệm ước, không
thắp đèn dầu của thường trụ. Hoa Ðiệt thấy thế nói
bởn rằng: "Một ngày kia, ông làm Trưởng lão, cần phải
có người hổng mũi ngay thẳng (15) mới được, đâu có thể
lấy việc nhỏ này làm chỗ sở đắc vậy ư?". Dung Ðiệt
không đáp lại. Dung Ðiệt tuy tiết kiệm với bản thân, nhưng
đối xử với người rất hậu, tiếp đãi thu nạp hàng nột
tử từ bốn phương, lại không tỏ lộ dáng điệu mệt nhọc.
Một hôm Cao Am thấy vậy liền nói: "Chỗ dụng tâm của Giám
tự thực khó ai có được. Nhưng cần phải soi xét tới công
việc của thường trụ, chớ để cho sơ khoáng thất thố".
Dung Diệt thưa: "Ở phần tôi có chỗ sơ sót cũng chỉ là
phần lỗi nhỏ. Còn ở phần Hòa thượng phải tôn người
hiền đãi kẻ sĩ, độ lượng lớn hàm chứa như bể cả,
tâm bao dung như núi cao, chẳng hỏi đến việc nhỏ bé, thực
là người có đức lớn!". Cao Am mỉm cười. Vì thế nên có
tên là Dung Ðại Oản trong chốn tùng lâm.
Dật
Sự.
|