|
.
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN
Hòa
Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật
lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN
Quyển
Thứ Ba
Sa
môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập.
Sa
môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang
03
202.-
CHỮ HÁN: Diệu Hỷ viết: Tích Hối Ðường tác Hoàng Long
đề danh ký viết: "Cổ chi học giả, cư tắc nham huyệt, thực
tắc thổ mộc, y tắc bì thảo, bất hệ tâm ư thanh lợi,
bất tịch danh ư quan phủ. Tự Ngụy, Tấn, Tề, Lương, Tùy,
Ðường dĩ lai, thủy sáng chiêu đề tụ tứ phương học đồ.
Trạch hiền giả qui bất tiếu. Tỉ trí giả đạo ngu mê.
Do thị tân chủ lập, thượng hạ phân hỹ. Phù tứ hải chi
chúng tụ vu nhất tự. Ðương kỳ nhậm giả, thành diệc nan
năng. Yếu tại chung kỳ đại, xả kỳ tiểu. Tiên kỳ cấp
hậu kỳ hoãn, bất vị tư kế, chuyên lợi ư nhân. Tỷ cấp
cấp vi nhất thân chi mư giả, thực tiêu nhương hỹ. Kim Hoàng
Long dĩ lịch đại trụ trì, đề kỳ danh vu thạch. Sử hậu
chi lai giả giả kiến nhi mục chi viết, thục đạo đức,
thục nhân nghĩa, thục công ư chúng, thục lợi ư thân. Ô
hô! Khả bất cụ hồ".
Thạch
Khắc.
202.-
DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ nói: Xưa kia Hối Ðường làm bảng ghi
tên các vị lịch đại trụ trì chùa Hoàng Long trên bia đá
rằng: " Người học đạo đời xưa, nhà ở đã có hang núi,
thức ăn đã có quả cây, áo mặc dùng bằng da, các ngài không
bậm tâm ở thanh lợi, không ghi tên nơi quan phủ. Từ các
đời Ngụy, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Ðường trở lại đây,
mới lập ra chùa viện, làm nơi tu tập học đồ cho khắp
bốn phương. Lựa chọn người hiền làm khuôn phép cho kẻ
bất tiếu, khiến người trí chỉ bảo cho kẻ mê. Bởi thế
nên mới lập ra khách và chủ, mới chia ra trên và dưới vậy.
Ôi! Chúng nhân trong bốn biển, qui tụ trong một tùng lâm,
người đảm trách trong nơi đó quả thật cũng khó chu toàn
được mọi công việc. Tuy thế, nhưng tóm lại điều cần
thiết là ở chỗ tóm tắt phần đại cương, bỏ bớt phần
tiểu tiết, việc gấp rút nên làm trước, việc thư thả
sẽ làm sau, không vì kế riêng tư chuyên chú vào việc lợi
người. Công việc tuy đơn giản như vậy, nhưng nếu đem so
sánh với những kẻ chỉ miệt mài nghĩ đến mưu kế riêng
tư của một thân mình, thì thật xa cách nhau một trời một
vực vậy. Nay Hoàng Long lấy tên các vị lịch đại trụ trì
khắc vào bia đá, để khiến cho những người lại sau được
thấy, mà biết rõ các vị đó ai là người có đạo đức,
ai là người có nhân nghĩa, ai là người có công tâm với
chúng, và ai là người chỉ mưu lợi cho riêng mình. Than ôi!
Thật đáng run sợ vậy".
Thạch
Khắc.
203.-
CHỮ HÁN: Trương Thị Lang Tử Thiều vị Diệu Hỷ viết: Phù
thiền lâm Thủ Tọa chi chức, nãi tuyển hiền chi vị. Kim
chư phương bất vấn hiền bất vấn tiếu, lệ dĩ thử vi
kiểu hãnh chi tân đồ, diệc chủ pháp giả thất dã. Nhiên
tắc tượng quí cố nan đắc kỳ nhân. Nhược trạch kỳ lý
hành sảo ưu, tài đức sảo bị, thức liêm sỉ tiết nghĩa
gia cư chi, dữ phù hiểm tiến chi đồ, diệc sai thắng hỹ.
Khả
Am Tập.
203.-
DỊCH NGHĨA: Trương Thị Lang Tử Thiều (1) bảo Diệu Hỷ:
"Ôi! Chức Thủ Tọa chốn tùng lâm, là ngôi vị tuyển hiền
(lựa chọn người hiền). Ngày nay các nơi lại không hỏi
chi người hiền hay kẻ bất tiếu, y theo thói thường, lấy
ngôi vị đó làm đường lối cầu may, làm mất cả ý nghĩa
về chức vị ngôi chủ pháp. So le, ở đời Tượng Quí rất
khó tìm được người theo đúng với cương vị đó, nhưng
nếu lựa chọn người có hành vi hơi khá, có tài đức tạm
đủ, biết liêm sỉ tiết nghĩa, suy cử vào ngôi vị đó,
mà đem so sánh với bọn người gian hiểm cũng còn khá hơn
nhiều vậy".
Khả
Am Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Trương Thị Lang: Trương Cửu Thành, tên chữ là Tử Thiều,
đậu Tiến sĩ năm Thiệu Hưng thứ hai, làm quan đến Lễ Bộ
Thị Lang và Hình Bộ Thị Lang.
204.-
CHỮ HÁN: Diệu Hỷ vị Tử Thiều viết: Cận đại chủ pháp
giả vô như Chân Như Triết. Thiện phụ bất tùng lâm mạc
nhược Dương Kỳ. Nghị giả vị: Từ Minh chân xuất tác sự
hốt lược thù vô tị kỵ. Dương Kỳ vong thân sự chi. Duy
khủng bất chu, duy tự bất biện. Tuy xung hàn mạo thử vị
thường cấp kỷ nọa dung. Thủy tự Nam Nguyên chung vu Hưng
Hóa, cận thập tam tải, tổng bính cương luật, tận Từ Minh
chi thế nhi hậu dĩ. Như Chân Như giả, sơ tự thúc bao hành
cước, đãi vu ứng thế lĩnh đồ, vị pháp vong khu, bất thí
như cơ khát giả. Tạo thứ điên bái, bất cự sắc vô tật
ngôn. Hạ bất bài song, Ðông bất phụ hỏa. Nhất thất tiêu
nhiên, ngưng trần mãn án. Thường viết: "Nột tử nội vô
cao minh viễn kiến, ngoại phạp nghiêm sư lương hữu, tiển
khắc hữu thành khí giả". Cố đương thời chất ảo như
Phụ Thiết Cước, quật cường như Tú Viên Thông chư công,
giai vọng phong nhi yển. Ta hồ nhị lão thực thiên tải nột
tử chi qui giám dã.
Khả
Am Ký Văn.
204.-
DỊCH NGHĨA: Diệu Hỷ bảo Tử Thiều: Ðời gần đây, người
chủ pháp thì không ai được như là Chân Như Triết, giúp
đở tùng lâm chẳng ai bằng Dương Kỳ. Có người bàn luận
rằng: Từ Minh là người chân thật, nhưng làm việc thì hay
sơ suất, không kiêng sợ tránh né chi cả. Dù thế, nhưng Dương
Kỳ vẫn quên mình để kính thờ ngài, chỉ sợ công việc
không chu toàn, chỉ lo mọi sự không trọn vẹn. Tuy phải xông
vào chỗ rét buốt, dấn thân nơi nóng bức, nhưng chưa từng
tỏ vẻ e ngại, lười biếng. Bắt đầu từ khi ở chùa Nam
Nguyên, cuối cùng đến chùa Hưng Hóa, tất cả gần ba mươi
năm trời, ngài đều nắm giữ tất cả cương luật, cho đến
hết đời Từ Minh mới thôi. Như ngài Chân Như Triết, từ
lúc đầu mang khăn gói đi hành cước, cho tới khi ứng thế
lãnh chúng, lúc nào cũng vị pháp quên mình, như người đói
được ăn, khát được uống, dù gặp lúc cấp bách vội vàng,
ngài cũng không hề biến sắc, không nói vội vàng. Mùa Hạ
không mở cửa sổ, mùa Ðông không gần bếp lửa, nghỉ trong
một căn phòng vắng vẻ, bụi phủ đầy án. Ngài thường
nói: "Kẻ nột tử nếu trong tâm không có kiến thức cao minh
xa rộng, bên ngoài thiếu thầy nghiêm bạn tốt, thì ít có
người thành được đại khí". Cho nên đương thời cứng
cỏi như Phu Thiết Cước (1), quật cường như Tú Viên Thông
mà các ngài cũng đều kính phục như gió lướt trên cỏ.
Than ôi! Hai bậc đại lão này, quả thật là tấm gương soi
nghiệm cho hàng nột tử ngàn đời sau vậy.
Khả
Am Ký Văn.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Phu Thiết Cước: Ứng Thiên Vĩnh Phu thiền sư, pháp tự của
Lặc Ðàm Hoài Chừng, vì trong khi đi hành cước, ngài phải
ép vào nhà dâm nữ, mà không sa ngã vào nữ sắc, nên có tên
là Phu Thiết Cước.
205.-
CHỮ HÁN: Tử Thiều đồng Diệu Hỷ, Vạn Am tam nhân nghệ
tiền đường Bản Thủ Tọa liêu vấn tật. Diệu Hỷ viết:
"Lâm hạ nhân thân an nhiên hậu khả dĩ học đạo". Vạn Am
trực vi bất nhiên: "Tất dục học đạo bất đương cánh
cố kỳ thân". Diệu Hỷ viết: "Nhĩ giả hán hựu điên da?".
Tử Thiều tuy trọng Diệu Hỷ chi ngôn, nhi chung ái Vạn Am
chi ngữ vi đáng.
Ký
Văn.
205.-
DỊCH NGHĨA: Tử Thiều cùng Diệu Hỷ, Vạn Am ba người đều
đến thăm bệnh Bản Thủ Tọa (1) ở một phòng nơi trượng
đường. Diệu Hỷ nói: "Ngườitrong chốn thiền lâm, thân
có mạnh khỏe, sau mới có thể học đạo được". Vạn Am
bảo thẳng rằng: "Nếu người muốn học đạo, tất nhiên,
không nên đoái tưởng đến thân mình". Diệu Hỷ nói: "Giả
thử đặt ông là người bệnh như thế này, có lẽ ông lại
chẳng hóa điên hay sao?". Tử Thiều tuy trọng lời nói của
Diệu Hỷ, nhưng vẫn thích lời nói của Vạn Am là chánh đáng.
Ký
Văn.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Bản Thủ Tọa: Ngộ Bản Thủ Tọa chùa Kiến Phúc, pháp tự
của Ðại Tuệ Cảo thiền sư.
206.-
CHỮ HÁN: Tử Thiến vấn Diệu Hỷ: "Phương kim trụ trì hà
tiên". Diệu Hỷ viết: "An trược thiền hòa tử bất quá tiền
cốc nhi dĩ". Thời Vạn Am tại tọa, dĩ vị: "Bất nhiên, kế
thường trụ sở đắc, thiện năng tổn tiết phù phí, dụng
chi hữu đạo, tiền cốc bất thắng số hỹ hà túc vi lự.
Nhiên đương kim trụ trì, duy đắc bão đạo nột tử vi tiên.
Giả sử trụ trì hữu trí mưu, năng chử thập niên chi lương,
tọa hạ vô bão đạo nột tử. Tiên thánh sở vị: Tọa tiêu
tín thí, ngưỡng quí Long Thiên, hà bổ trụ trì". Tử Thiều
viết: "Thủ Tọa sở ngôn cực đáng". Diệu Hỷ hồi cố Vạn
Am viết: "Nhất cá cá đô tự nhĩ". Vạn Am hưu khứ.
Khả
Am Tập.
206.-
DỊCH NGHĨA: Tử Thiều hỏi Diệu Hỷ: "Thời nay, các nơi trụ
trì, cần phải thực hiện điều gì trước?". Diệu Hỷ nói:
"An định Tăng chúng, bất quá chỉ cần tiền và gạo mà thôi".
Lúc đó, Vạn Am cũng ngồi tại đó liền bảo: "Không phải
thế, trụ trì cần phải kế toán của cải thu vào được
của thường trụ. Nếu biết cắt bớt những món chi tiêu
lãng phí, chỉ dùng vào việc hợp đạo thì tiền và gạo
chẳng thiếu chi, đâu phải là việc đáng lo ngại. Song le,
việc của người trụ trì hiện nay chỉ cần có được các
hàng nột tử giữ đạo là việc cần thiết trước nhất.
Giả sử, người trụ trì có mưu trí tích chứa được lương
thực ăn trong mười năm, mà dưới tòa mình không có người
nột tử giữ đạo, thì đúng như lời Tiên thánh đã nói:
Ngồi ăn uổng phí của tín thí, ngửa mặt hổ thẹn với
Long Thiên, thì trụ trì có bổ ích gì vậy". Tử Thiều nói:
"Thủ Tọa nói rất xác đáng". Diệu Hỷ quay lại bảo Vạn
Am: "Tất cả mọi việc đều giống như ý ông chăng?" Vạn
Am lặng thinh lui gót.
Khả
Am Tập.
207.-
CHỮ HÁN: Vạn Am Nhan Hòa thượng viết: Diệu Hỷ tiên sư
sơ trụ Kính Sơn. Nhân dạ xam, trì luận chư phương, cập
Tào Ðộng tôn chỉ bất dĩ. Thứ nhật Âm Thủ Tọa vi tiên
sư viết: "Phù xuất thế lợi sinh tố phi tế sự. Tất dục
phù chấn tôn giáo, đương tùy thời dĩ cứu tệ, bất tất
thủ mục tiền chi khoái. Hòa thượng tiền nhật tác thiền
hòa tử trì luận chư phương, do bất khả vọng, huống kim
đăng Bảo Hoa Vương tọa, xưng thiện trí thức da". Tiên sư
viết: "Dạ lai nhất thời chi thuyết yên". Thủ tọa viết:
"Thánh hiền chi học bản ư thiên tính, khởi khả xuất nhiên!".
Tiên sư khể thủ tạ chi. Thủ Tọa do thuyết chi bất dĩ.
Vạn Am viết: "Tiên sư thoán Hành Dương. Hiền thị giả lục
biếm từ, yết thị Tăng đường tiền. Nột tử như thất
phụ mẫu, thế tứ sầu thán, cư bất hoàng xứ". Âm Thủ
Tọa nghệ chúng liêu bạch chi viết: "Nhân sinh họa hoạn bất
khả cẩu miễn. Sử Diệu Hỷ bình sinh như phụ nhân nữ tử,
lục trần hạ bản, giam mặc bất ngôn, cố vô kim nhật chi
sự. Huống Tiên thánh sở ưng vi giả bất chỉ ư thị. Nhĩ
đẳng hà khổ tự thương. Tích Từ Minh, Lang Gia, Cốc Tuyền,
Ðại Ngu kết bạn tham Phần Dương. Thích đương tây bắc
dụng binh. Toại dịch y hỗn hỏa đội trung vãng. Kim Kính
Sơn, Hành Dương tương khứ bất viễn. Ðạo lộ tuyệt gián
quan, sơn xuyên vô hiểm trở. Yếu kiến Diệu Hỷ phục hà
nan hồ!".Do thị nhất chúng tịch nhiên. Dực nhật tương kế
nhi khứ.
Lư
Sơn Trí Lâm Tập.
207.-
DỊCH NGHĨA: Vạn Am Nhan Hòa thượng (1) nói: Diệu Hỷ tiên
sư lúc mới ở chùa Kính Sơn, nhân một buổi dạ xam, bàn
luận đến công việc ở các nơi, và tôn chỉ tông Tào Ðộng
(2) rất là sôi nổi. Ngày hôm sau Âm Thủ Tọa (3) bảo tiên
sư rằng: "Ôi! Việc ra đời độ sanh, vốn không phải là
việc nhỏ. Ông nếu muốn phù trì chấn hưng tôn giáo nên
phải tùy thời để cứu vãn tệ hại, bất tất phải lấy
việc vui trước mắt. Ngay như hôm qua Hòa thượng làm vị
Tăng bàn luận công việc các nơi cũng còn không thể nói hồ
đồ được, nữa là hôm nay lên tòa Bảo Hoa Vương, xưng là
thiện trí thức vậy ư?". Tiên sư nói: "Ðêm qua chỉ là sự
bàn luận nhất thời mà thôi". Thủ Tọa nói: "Cái học của
Thánh hiền vốn ở thiên tính, đâu có thể khinh xuất được
vậy?". Tiên sư cúi đầu tạ lễ. Thủ Tọa còn nói mãi không
thôi. Vạn Am nói: "Tiên sư khi bị đày ở đất Hành Dương
(4). Hiền thị giả (5) chép lời bá cáo bị đày đó, yết
thị trước Tăng đường, các nột tử nghe biết ai nấy đều
đau khổ như người mất cha mẹ. Âm Thủ Tọa tới trước
phòng Tăng chúng biện bạch rõ về việc đó rằng: "Họa hoạn
của con người, không ai tránh khỏi, ví khiến bình sinh, Diệu
Hỷ giống đàn bà con gái, chịu đựng ở địa vị thấp
kém, ngậm miệng làm thinh không nói, cố nhiên sẽ không xảy
ra sự việc như ngày nay. Huống hồ chỗ phải làm của tiên
sư, lại không phải là ở chỗ đó. Xưa kia Từ Minh, Lang Gia,
Cốc Tuyền (6) và Ðại Ngu (7) kết bạn, cùng tới tham học
ngài Phần Dương, gặp lúc triều đình đem quân đóng khắp
miền tây bắc để tảo thanh giặc giả, các ngài phải đổi
áo lẫn vào đám quân lính mà đi. Nay từ Kính Sơn đến Hành
Dương cách nhau không xa, đường lối không gián đoạn, núi
sông không hiểm trở, nếu chúng Tăng muốn đến yết kiến
Diệu Hỷ thì có khó khăn gì?". Vì thế mà cả chúng đều
im lặng. Ngày hôm sau chúng Tăng cùng nối gót nhau đi tới
thăm ngài Diệu Hỷ.
Lư
Sơn Trí Lâm Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1):
Ðại ý thiên này chia làm hai đoạn. Ðoạn một nêu cao về
tác phong đạo đức của thầy. Ðoạn hai chỉ rõ sự họa
hoạn của kiếp người không ai tránh khỏi.
(2)
Tào Ðộng: Ðộng Sơn Lương Giới thiền sư, người đất
Cối Kê, pháp tự của Vân Nham Ðàm Thành thiền sư. Và, Tào
Sơn Bản Tịch thiền sư người Tuyên Châu, pháp tự của Ðộng
Sơn Lương Giới. Hai vị này sáng lập ra tông phái thiền riêng,
lấy tên là "Tào Ðộng Tôn".
(3)
Âm Thủ Tọa: Pháp Âm Thủ Tọa thiền sư, pháp tự của Trường
Lư Hòa thiền sư.
(4)
Tiên sư bị đày ở Hành Dương: Ðời Tống Cao Tôn, niên hiệu
Thiệu Hưng năm thứ 7, vua ban chiếu chỉ mời Diệu Hỷ trụ
trì chùa Năng Nhân ở Kính Sơn. Năm Thiệu Hưng thứ 11, ông
Trương Tử Thành tự Tử Thiều cùng các vị đại phu đến
yết kiến, bàn về câu chuyện cách vật. Diệu Hỷ nói: "Các
ông chỉ biết có cách vật mà không biết được vật cách".
Các ông kia không hiểu chi cả nên hỏi lại. Diệu Hỷ nói:
"Các ông xem tiểu thuyết không thấy chuyện nhà Ðường có
An Lộc Sơn làm phản hay sao? An Lộc Sơn trước làm Quận Thú
ở Lương Châu, có vẽ một bức tranh vẫn còn lưu lại đó.
Khi vua Ðường Minh Hoàng đi sang Thục qua đây, nhà vua thấy
bức tranh ấy giận lắm, liền sai bầy tôi lấy gươm chém
cổ bức tranh ấy, đầu rơi xuống đất, thì tự nhiên An
Lộc Sơn ẩn ở trong núi lúc ấy, đầu cũng rơi xuống đất".
Ông Trương Cửu Thành nghe tới đây tỉnh ngộ. Nhân thế,
ngài Diệu Hỷ lại nói thêm về chuyện Thần Tỷ Cung, Tần
Cối nghe được chuyện Thần Tỷ Cung, ngờ Trương Cửu Thành
có ý làm phản, liền đem chuyện này tâu triều đình. Vì
thế, vua liền đày ngài Diệu Hỷ ra Hành dương và giáng chức
Trương Cửu Thành xuống làm Quận Thú Nam Khang.
(5)
Hiền Thị giả: tức Phúc Nghiêm Liễu Hiền thiền sư, pháp
tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư.
(6)
Cốc Tuyền: Ðại Ðạo Cốc Tuyền thiền sư, ở am Ba Tiêu
núi Nam Nhạc, pháp tự của Phần Dương Chiêu thiền sư, đời
thứ 10 phái Nam Nhạc.
(7)
Ðại Ngu: Thủ Chi thiền sư núi Ðại Ngu, pháp tự của Phần
Dương Chiêu thiền sư.
(8)
Phần Dương: Phần Dương Thiện Châu thiền sư, pháp tự của
Thủ Sơn Niệm thiền sư, đời thứ 9 phái Nam Nhạc.
208.-
CHỮ HÁN: Vạn Am viết: Tiên sư đi Mai Dương. Nột tử gián
hũu thiết nghị giả. Âm Thủ Tọa viết: "Ðại phàm bình
luận ư nhân. Ðương ư hữu quá trung cầu vô quá, cự khả
ư vô quá trung cầu hữu quá. Phù bất sát kỳ tâm nhi nghi
kỳ tích, thành hà dĩ úy tùng lâm công luận. Thả Diệu Hỷ
đạo đức tài khí xuất ư thiên tính. Lập thân hành sự
duy nghĩa thị tòng, kỳ độ lượng cố quá ư nhân, kim tạo
vật ức chi tất hữu đạo hỹ. An đắc bất tri kỳ vi pháp
môn dị thời chi phúc da". Văn giả tự thử bất phục nghị
luận hỹ.
Trí
Lâm Tập.
208.-
DỊCH NGHĨA: Vạn Am (1) nói: Khi Diệu Hỷ tiên sư lại phải
bị đày đến huyện Mai Dương (2), trong hàng nột tử có người
bàn lén về việc đó. Âm Thủ Tọa nói: "Ðại phàm bình luận
về người, nên ở trong chỗ có lỗi lầm, mà tìm ra chỗ
không có lỗi, há nên ở chỗ không có lỗi lầm mà tìm ra
chỗ có lỗi. Ôi! Nếu không xét được tâm của người, mà
nghi ngờ về dấu vết đó (3), thì đem cái gì để an ủi
công luận chốn tùng lâm. Vả lại tài khí và đạo đức
của Diệu Hỷ, phát xuất ở thiên tính, lập thân và làm
việc chỉ theo nghĩa khí, độ lượng lại hơn người. Nay
tạo vật ức chế ngài, tất phải có đường lối vậy (4)".
Những người được nghe lời trình bày thế rồi, từ đó
trở đi không còn ai nghị luận nữa.
Trí
Lâm Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1):
Ðại ý thiên này nói về hành vi của bậc đại đức thì
không phải chỗ người thường có thể biết được, vậy
chớ nên bình luận hồ đồ.
(2)
Ðày đến huyện Mai Dương: Diệu Hỷ khi bị đày ra Hành Dương,
ngài trước tác ba quyển Chánh Pháp Nhãn Tạng, bị người
đời sàm tấu, lại phải bị đày đến huyện Mai Dương,
không bao lâu ngài lại được mặc áo đạo trở lại. Tới
niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 20, nhà vua hạ chiếu chỉ ngài
trụ tri chùa A Dục Vương. Năm thứ 28, lại được chiều
chỉ mời ngài trụ trì chùa Kính Sơn. Ngài tịch vào năm đầu
niên hiệu Long Hưng đời vua Hiếu Tôn.
(3)
Dấu vết: Dấu vết bị đi đày.
(4):
Lời nói này chỉ là lời nói suông của Âm Thủ Tọa, nhưng
sau đó 15 năm, ngài Diệu Hỷ được vua Cao Tôn đại xá. Tới
niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 20, được nhà vua mời ngài
trụ trì chùa A dục Vương v.v...
209.-
CHỮ HÁN: Âm Thủ Tọa vị Vạn Am viết: Phù xưng thiện trí
thức, đương tẩy trạc kỳ tâm, dĩ chí công chí chính tiếp
nạp tử lai. Kỳ gian hữu bão đạo đức nhân nghĩa giả.
Tuy hữu thù khích tất tu tiến chi. Kỳ hoặc gian tà hiểm
bạc giả. Tuy hữu tư ân tất tu viễn chi. Sử lai giả các
tri sở thủ, nhất tâm đồng đức, nhi tùng lâm an hỹ.
Dữ
Diệu Hỷ thư.
209.-
DỊCH NGHĨA: Âm Thủ Tọa bảo Vạn Am: Ôi! Gọi là bậc thiện
trí thức nên phải gột rửa tâm mình, lấy tâm chí công chí
chính đẻ tiếp nhận nột tử khắp bốn phương. Trong số
đó, nếu có người giữ đạo đức nhân nghĩa, thì dù là
thù nghịch hiềm khích với mình, tất cũng nên tiến cử người
ấy. Nhưng nếu trong số đó, hoặc có kẻ gian tà hiểm bạc,
thì mặc dù người đó có ân huệ riêng với mình, cũng tất
phải xa lánh họ. Khiến cho người đời sau, để biết được
những điều mình cần phải giữ, để cùng một lòng, cùng
tu đức. Ðược như thế thì tùng lâm an vậy.
Thư
gởi Diệu Hỷ.
210.-
CHỮ HÁN: Âm Thủ Tọa vị Vạn Am viết: Phàm trụ trì giả,
thục bất dục kiến lập tùng lâm, nhi tiển năng khắc chấn
giả, dĩ kỳ vong đạo đức phế nhân nghĩa, xả pháp độ
nhậm tư tình, nhi chí nhiên dã. Thành niệm pháp môn điêu
táng, đương chính kỷ dĩ hạ nhân, tuyển hiền dĩ tá hựu.
Suy tưởng túc đức, sơ viễn tiểu nhân. Tiết kiệm tu ư
thân, đức huệ cập ư nhân. Nhiên hậu sở dụng chấp thị
chi nhân, sảo cận lão thành giả tồn chi, tiện nịnh giả
sơ chi. Quý vô xú ác chi băng, thiên đảng chi loạn dã. Như
thử tắc Mã Tổ, Bách Trượng khả bạn, Lâm Tế, Ðức Sơn
khả đãi.
Trí
Lâm Tập.
210.-
DỊCH NGHĨA: Âm Thủ Tọa bảo Vạn Am: Phàm người trụ trì,
ai chẳng muốn gây dựng tùng lâm. Nhưng ít người hay chấn
hưng được tông phong. Vì lẽ, người trụ trì quên mất đạo
đức, bỏ cả nhân nghĩa, phá hoại pháp độ, noi theo ý riêng
mình, mà đưa đến như thế. Nếu người hay thành thật nghĩ
đến cảnh điêu tàn của pháp môn, thì nên phải chính đính
ở chính mình, nhún nhường với người, tuyển chọn người
hiền để giúp đở, tưởng lệ kẻ túc đức. Xa lánh kẻ
tiểu nhân, tiết kiệm nơi bản thân, gia đức huệ với người.
Vậy sau, việc tuyển dụng người giữ gìn công việc hay thị
giả, phải tìm những người gần cận bậc lão thành, xa lánh
kẻ xiểm nịnh, quí trọng ở chỗ họ không gây điều chê
trách xấu ác, không gây mầm loạn bè đảng thiên tư. Ðược
như thế thì có thể sánh với Mã tổ, Bách Trượng kịp với
Lâm Tế (1), Ðức Sơn (2).
|