Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Nhất 
Sa môn Tịnh Thiên (2) đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích.
Trang 03

56.- CHỮ HÁN: Hoàng Long viết: Trụ trì yếu tại đắc chúng, đắc chúng yếu tại kiến tình. Tiên Phật ngôn: "Nhân tình giả, vi thế chi phúc điền, cái lý đạo sở do sinh dã". Cố thời chi bĩ thái, sự chi tổn ích, tất nhân nhân tình. Tình hữu tông tắc, tắc bĩ thái sanh, sự hữu hậu bạc, tắc tổn ích chí. Duy Thánh nhân năng thông thiên hạ chi tình, cố dịch chi biệt quái, càn hạ khôn thượng tắc viết thái, càn thượng khôn hạ tắc viết bĩ. Kỳ thủ tượng, tổn thượng ích hạ, tắc viết ích, tổn hạ ích thượng, tắc viết tổn. Phù càn vi thiên, khôn vi địa, thiên tại hạ nhi địa tại thượng, vị cố quai hỹ, nhi phản vị chi thái giả, thượng hạ giao cố dã. Chủ tại thượng nhi tân xử hạ, nghĩa có thuận hỹ, nhi phản vị chi bĩ giã, thượng hạ bất giao cố dả. Thị dĩ thiên địa bất giao, thứ vật bất dục, nhân tình bất giao, vạn sự bất hòa, tổn ích chi nghĩa diệc do thị hỹ. Phù tại nhân thượng giả, năng ước kỷ dĩ dụ hạ, hạ tất duyệt nhi phụng thưởng hỹ, khởi bất vị chi ích hồ. Tại thượng giả miệt hạ nhi tứ chư kỷ, hạ tất oán nhi bạn thượng hỹ, khởi bất vị chi tổn hồ. Cố thượng hạ giao tắc thái, bất giao tắc bĩ. Tự tổn giả nhân ích, tự ích giả nhân tổn, tình chi đắc thất, khởi dung dị hồ. Tiên thánh thường dụ nhân vi chu, tình vi thủy, tủy năng tải chu, diệc năng phú chu, thủy thuận chu phù, vi tắc một hỹ. Cố trụ trì đắc nhân tình tắc hưng, toàn thất nhi toàn phế. Cố đồng thiện tắc phúc đa, đồng ác tắc họa thâm. Thiện ác đồng loại, đoan như quán châu, hưng phế tượng hành, minh nhược quan nhật,tư lịch đại chi nguyên qui dã. 
Dữ Hoằng Nguyệt Thắng Thư. 

56.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long nói (1): Trụ trì cần ở chỗ được lòng chúng. Ðược lòng chúng là ở chỗ thấy tình. Ðức Phật nói: "Tình người làm ruộng phước cho đời, đạo lý đều từ đó sanh ra". Cho nên, sự bĩ thái của thời, tổn ích của việc, tất nương vào tình người. Tình người có thông tác, nên bĩ thái phát sinh. Sự việc có hậu bạc, nên tổn ích phải đến. Duy Thánh nhân hay sáng suốt được cái tình của thiên hạ, nên những quẻ riêng biệt trong kinh Dịch có chia ra; Càn ở dưới khôn ở trên thời nói rằng thái (2), càn ở trên khôn ở dưới, thời nói rằng bĩ (3). Theo Tượng truyện của Dịch: Tổn ở trên ích ở dưới, thời nói rằng ích (4), tổn ở dưới ích ở trên, thời nói rằng tổn (5). Ôi! Càn là trời, khôn là đất, trời ở dưới mà đất ở trên, thời ngôi vị đó trái ngược, mà lại bảo đó là thái, là vì lẽ trên dưới giao hòa nhau vậy. Chủ ở trên mà khách ở dưới, thì nghĩa đó là thuận, mà trái lại bảo đó là bĩ, là vì lẽ trên dưới chẳng giao hòa với nhau vậy. Bởi lẽ trời đất chẳng giao hòa với nhau, nên mọi vật chẳng được sự nuôi nấng, lòng người chẳng giao cảm với nhau, nên muôn việc chẳng hòa, cái nghĩa tổn ích cũng bởi thế mà ra. Ôi! Người ở địa vị trên, thời tự biết mình phải tiết ước, mà phải rộng rãi với kẻ dưới, thời người dưới tất vui vẻ mà cung phụng người trên, há chẳng bảo đó là ích vậy ư! Ở ngôi trên mà khinh miệt kẻ dưới, lại tự mình phóng túng, thời người dưới tất oán mà trái lệnh trên, há chẳng bảo đó là tổn vậy ư! Cho nên trên dưới giao hòa thời thái, chẳng giao hòa thời bĩ! Tự tổn mình thì ích người, tự ích mình thì tổn người. Sự được hay mất của tình người, đâu có dễ dàng vậy. Tiên thánh (6) thường ví người là con thuyền, tình là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng hay lật được thuyền, thuận với nước thì thuyền nổi, trái với nước thì thuyền chìm. Vậy nên, người trụ trì nếu được lòng người thì hưng thịnh, mất lòng người thời suy vi. Ðược hoàn toàn thì hoàn toàn thịnh, mất hoàn toàn thì hoàn toàn suy. Thế nên, cùng làm điều thiện thì phúc nhiều, cùng làm điều ác thì vạ lắm. Thiện ác cùng một loại, luân chuyển như đầu mối chuỗi hạt châu. Thịnh suy theo pháp tắc tuần hành tỏ rõ như xem mặt trời vậy. Ðó là nguyên qui (7) cho đời này qua đời khác phải noi theo. 
Thư gởi cho Hoàng Nghiệt Thắng (8). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này nói rõ sự tương quan trên và dưới phải giao hòa với nhau thì mọi việc mới nhất trí. 
(2) Càn ở dưới khôn ở trên, thời nói rằng thái: Dịch ở câu: Càn hạ khôn thượng, tắc vị chi thái. Ðó là nói quẻ Ðịa Thiên Thái. Quẻ Dìạ Thiên Thái thì càn ở dưới khôn ở trên, nên gọi là càn hạ khôn thượng. Khôn là địa, càn là thiên, nên tên quẻ đọc là Ðiạ Thiên Thái. Thái có nghĩa là an vui, thông thuận. 
(3) Càn ở trên khôn ở dưới, thời nói rằng bĩ: Dịch ở câu: Càn thượng khôn hạ, tắc viết bĩ. Ðó là nói về quẻ Thiện Ðịa Bĩ trong kinh Dịch. Quẻ Thiên Ðịa Bĩ thì khôn ở dưới, càn ở trên. Càn là thiên, khôn là địa, nên quẻ đọc là Thiên Ðịa Bĩ. Bĩ nghĩa là che lấp, cùng quẫn. 
(4) Tổn ở trên ích ở dưới, thời nói rằng ích: Dịch trong câu: Tổn thượng ích hạ, tắc viết ích. Ðó là quẻ Phong Lôi Ích trong kinh Dịch Quẻ Phong Lôi Ích thi chấn ở dưới tốn ở trên. Tốn là phong, chấn là lôi nên tên quẻ đặt là Phong Lôi Ích. Phong là gió, lôi là sấm, gió mạnh thời sấm càng vang, sấm vang thời gió càng dữ, gió sấm hổ trợ nhau nên gọi là ích. 
(5) Tổn ở dưới ích ở trên, thời nói rằng tổn: Dịch ở câu: Tổn hạ ích thượng, tắc viết tổn. Ðó là quẻ Sơn Trạch Tổn trong kinh Dịch. Quẻ này đoài ở dưới cấn ở trên. Cấn là sơn, đoài là trạch, nên tên quẻ đọc là Sơn Trạch Tổn (sơn là núi, trạch là sông). Tổn có nghĩa là thiệt hại, giảm bớt. Ví như đào đất ở dưới đưa đắp lên trên làm nền, thời nền hỏng mà tường tháp phải đổ ngay, thế thì tổn dưới ích trên là việc rất nguy hiểm, nên đặt quẻ bằng tổn. 
(6) Tiên thánh thường ví: Sách Gia Ngữ chép: "Ôi! Vua như là con thuyền, dân như là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng hay làm cho thuyền lật. 
(7) Nguyên qui: Nguyên qui có nghĩa là con rùa lớn, ngày xưa thường dùng mai rùa để bói việc cát hung. Nguyên qui ở đây có nghĩa là khuôn phép cho muôn đời vậy. 
(8) Hoàng Nghiệt Thắng: Hoàng Nghiệt Duy Thắng thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư. 

57.- CHỮ HÁN: Hoàng Long vị Kinh Công viết: Phàm thao tâm sở vi chi sự, thường yếu diện, tiền lộ kính, khai quát sử nhất thiết nhân hành đắc, thủy thị đại nhân dụng tâm. Nhược dã, hiểm ải bất thông, bất độc sử tha nhân bất năng hành kiêm tự gia diệc vô thố túc chi địa hỹ. 
Chương Gia Tập. 

57.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long bảo Kinh Công (1) rằng: Phàm để tâm vào công việc chỗ mình làm, thường cần phải mở rộng con đường thẳng trước mắt, khiến cho hết thảy mọi người đều đi được, đó mới là cách dụng tâm của đại nhân. Bằng như con đường lại nguy hiểm chẳng thông, chẳng những khiến người ta chẳng hay đi được, mà chính ngay cả tự mình cũng không có nơi đặt chân vậy. 
Chương Gia Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Kinh Công: Tên chữ là Giới Thụ, thường gọi là Vương an Thạch, là quan Tri Sự ở Kinh Châu, pháp tự của Bảo Phong thiền sư. 

58.- CHỮ HÁN: Hoàng Long viết: Phù nhân ngữ mặc cử thố, tự vị thượng bất khi thiên, ngoại bất khi nhân, nội bất khi tâm, thành khả vị chi đắc hỹ. Nhiên do giới cẩn hồ độc cử ẩn vi chi gian, quả vô tiêm hào sở khi, tư khả vị chi đắc hỹ. 
Ðáp Kinh Công thư. 

58.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long nói (1): Ôi! Người ta nói năng lúc lặng thinh, khi cử động lúc an tĩnh, tự mình phải, trên chẳng dối trời, ngoài không dối người, trong chẳng dối lòng, đó mới bảo là được vậy. Tuy nhiên, cũng còn phải nên khuyên răn và thận trọng trong cả ở chỗ một mình hay nơi vắng kín, quả thật không một mảy may dốitrá, như thế mới bảo đó là được vậy. 
Thư đáp Kinh Công. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói về việc làm của con người dù ở chỗ sáng cũng như chỗ tối, cần phải thân tâm nhất chí. 

59.- CHỮ HÁN: Hoàng Long viết: Phù Trưỡng lão chi chức, nãi đạo đức chi khí. Tiên thánh kiến tùng lâm, trần kỷ cương, lập danh vị, tuyển trạch hữu đạo đức nột tử, mênh chi viết Trưởng lão giả, tương hànhkỳ đạođức, phi cẩu thiết thị danhdã. Từ Minh tiênsư thường viết: "Dữ kỳ thủ đạo, lão tử khâu hác, bất nhược hành đạo lãnh chúng ư tùng lâm". Khởi phi thiện thủ Trưởng lão chi chức giả, tắc Phật Tổ chi đạo đức tồn dư. 
Dữ Thuý Nham Chân thư. 

59.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long nói: Ôi! cái chức của Trưởng lão (1) là khí cụ của đạo đức. Bậc Tiên thánh kiến tạo tùng lâm, đặt ra kỷ cương, lập ra danh vị, tuyển chọn người nột tử có đạo đức để gánh vác chức đó. Nên chức vụ của Trưởng lão có trách nhiệm là phải thực hành phần đạo đức của mình, chẳng phải chỉ lạm dụng cái tên đó vậy. Từ Minh tiên sư thường nói: "Cùng với người giữ đạo tuy cùng chết già trong lò gạch, nhưng chẳng bằng người hành đạo lãnh chúng chốn tùng lâm". Há chẳng phải là người khéo giữ cái chức vụ Trưởng lão, thời đạo đức của Phật Tổ còn được tồn tại đó sao". 
Thư gởi Thúy Nham Chân. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Trưởng lão: Chức Trưởng lão trong thiền gia có ba bậc: 

a. Kỳ niên trưởng lão, vị có nhiều tuổi đời và tuổi hạ. 
b. Pháp trưởng lão, chỉ vào vị có trí tuệ, đức độ. liễu đạt được pháp tánh. 
c. Tác trưởng lão, chỉ gán cho danh hiệu trưởng lão mà thôi 
 

60.- CHỮ HÁN: Hoàng Long vị ẩn sĩ Phan Diên Chi viết: Thánh hiền chi học, phi tạo thứ khả thành, tu tại tích lũy. Tích lũy chi yếu, duy chuyên dữ cần. Bình tuyệt thị hiếu, hành chi vật quyện, nhiên hậu khoáng nhi sung chi, khả tận thiên hạ chi diệu. 
Long Sơn Quảng Lục. 

60.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long bảo ẩn sĩ Phan Diên Chi (1) rằng: Cái học của Thánh hiền, không thể thành tựu ngay được mà cần phải tích lũy. Cái yếu của tích lũy, duy ở chỗ chuyên và cần, trừ khử lòng thị hiếu, thực hành không biết mỏi, vậy sau mới mở mang rộng rãi ra, thì có thể hết được cái diệu trong thiên hạ. 
Long Sơn Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Phan Diên Chi: Tức cao sĩ Phan Diên Chi, tên chữ Hưng Tự, thường hỏi pháp ở Hoàng Long Nam thiền sư. 

61.- CHỮ HÁN: Phan Diên Chi văn Hoàng Long pháp đạo nghiêm mật, nhân vấn kỳ yếu. Hoàng Long viết: "Phụ nghiêm tắc tử kính, kim nhật chi qui huấn, hậu nhật chi mô phạm dã. Thi tri chư địa, long giả hạ chi, oa giả bình chi. Bỉ tương đăng vu thiên nhận chi sơn, ngô diệc dữ chi câu. Khốn nhi cực ư cửu uyên chi hạ, ngô diệc dữ chi câu. Kỹ chi cùng, vọng chi tận, bỉ tắc tự hưu dã". Hựu viết: "Hú chi ấu chi, xuân, Hạ sở dĩ sinh dục dã. Sương chi tuyết chi, Thu, Ðông sở dĩ thành thục dã. Ngô dục vô ngôn khả hồ". 
Lâm Gian Lục. 

61.- DỊCH NGHĨA: Phan diên Chi (1) nghe biết Hoàng Long là người đạo pháp nghiêm mật, nhân đến hỏi vế yếu lĩnh đó. Hoàng Long nói: "Cha nghiêm thời con kính, qui huấn ngày nay là mô phạm cho đời sau. Ví như san đất, chỗ cao thì đào cho thấp, chỗ trũng thì lấp cho bằng. Kẻ kia muốn lên núi cao ngàn nhận (2) ta cũng theo họ đi cùng, khốn khổ đến cùng cực ở nơi vực thẳm (3), ta cùng đi tới với họ. Khi tài đã cùng, vọng đã hết, thời kẻ kia tự nghỉ vậy". Lại nói rằng: "Có nuôi có dưỡng (4), nên vạn vật sở dĩ sinh trưởng ở mùa Xuan mùa Hạ, có sương có tuyết, nên vạn vật thành thục ở mùa Thu mùa Ðông. Ta muốn đừng nói có thể được vậy ư". (5) 
Cửu Phong Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý nói sự tiếp chúng của thầy cũng giống vớilý phát sinh nuôi dưỡng vạn vật của trời đất không khác. 
(2) Nhận: Nhà Chu ấn định bề cao ba thước ta là một nhận. 
(3) Cửu uyên: Dịch là vực thẳm, tức là chỗ nước sâu nhất. 
(4) Có nuôi có dưỡng: Dịch câu Hú chi ấu chi. Trời lấy khí để nuôi vạn vật gọi là hú, đất lấy hình để dưỡng vạn vật gọi là ấu. 
(5): Câu này ý nói: Theo chỗ phát sinh và nuôi dưỡng vạn vật là chỗ buông thả của tự nhiên, nhưng vì căn cơ thấp kém của thời mạt pháp, nên ta phải rủ lòng khắn bó dạy bảo. 

62.- CHỮ HÁN: Hoàng Long thất trung hữu tam quan ngữ. Nột tử thiểu khế kỳ cơ giả, thoát hữu thù đối, duy liễm mục nguy tọa, thù vô khả phủ. Diên chi ích khấu chi. Hoàng Long viết: "Dĩ quá quan giả trạo tý nhi khứ, tòng quan lại vấn khả phú, thử vị thấu quan giả dã. 
Lâm Gian Lục. 

62.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long trong trượng thất có ba lời then chốt gọi là "Tam quan ngữ" (1). Kẻ nột tử ít người khế hợp được cơ đó, hoặc có thù đối, chỉ nhắm mắt ngồi ngay, không quyết đoán khả phủ được (2). Diên Chi luôn luôn nghiền ngẫm quan ngữ đó. Hoàng Long nói: "Người đã qua cửa ải rồi thì vung cánh tay mà đi, nếu còn theo người giữ cửa để hỏi khả phủ, thì đó là người chưa thấu được quan ngữ vậy".(3) 
Lâm Gian Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tam quan ngữ: Theo Văn Ngọa Kỷ Ðàm: Hoàng Long Tuệ Nam thiền sư, lúc bình thời, nếu thấy học đồ tới, tất nhiên, ngài đem ba điểm then chốt là "Sinh Duyên": Duyên nơi sinh. "Phật thủ": Tay Phật và "Lư cước": Chân lừa để hỏi. Như Hoàng Long hỏi Long Khánh Nhàn: "Mỗi người đều có cái sinh duyên, vậy sinh duyên của Thượng tọa ở chốn nào?". Nhàn thưa: "Sáng sớm ăn cháo hoa, đến tối lại thấy đói". Lại duỗi tay và hỏi: "Tay làm thế nào giống như tay Phật?". Nhàn thưa: "Gảy khúc đàn Tỳ bà dưới trăng". Lại duỗi chân ra và hỏi: "Chân ta sao giống tợ chân lừa?". Nhàn thưa: "Cò trắng đứng trên tuyết chẳng cùng màu sắc". Cứ vấn đáp như thế, nếu người học chưa khế ngộ được cơ đó thì dù hơn ba mươi năm trời, hoặc có thù đáp chăng nữa, cũng duy chỉ nhắm mắt ngồi ngay mà thôi, vẫn chưa quyết đoán được khả phủ. Vì thế nên chốn tùng lâm gọi đó là "Tam quan ngữ của Hoàng Long. 

Bài tụng tổng quát về Tam quan ngữ của Hoàng Long như sau: 

Sinh duyên đoạn xứ thân lư cước, 
Lư cước thân thời Phật thủ khai. 
Vị đáo ngũ hồ, tham học giả, 
Tam quan nhất nhất thấu tương lai. 

Tạm dịch: 

Chân lừa khi duỗi đoạn duyên sinh, 
Tay Phật mở ra lúc đó liền. 
Tham học những người trong bốn biển, 
Phải lo thấu triệt nghĩa tam quan. 

(2) Khả phủ: Nên hay không nên, được hay không đưọc.. 

63.- CHỮ HÁN: Hoàng Long viết: Ðạo như sơn, du thăng nhi du cao, như địa, du hành nhi du viễn. Học gia ti thiển, tận kỳ nhi chỉ nhĩ, duy hữu chí ư đạo giả nãi năng cùng kỳ cao viễn, kỳ tha thục dữ yên. 
Ký Văn. 

63.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long nói (1): Ðạo như núi, càng lên lại càng cao, như đất, càng đi lại càng xa. Người học nông cạn chỉ hết cái sức của họ mà ngưng vậy. Duy người có chí với đạo, mới hay cùng được chỗ cao xa đó. Ngoài ra, thì ai sánh kịp được như thế vậy. 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này chỉ rõ chỗ cao xa của ngườihọc đạo phải nhất chí chuyên tâm để đạt tới chỗ cùng cực của đạo. 

64.- CHỮ HÁN: Hoàng Long viết: Cổ chi thiên địa nhật nguyệt, do kim chi thiên địa nhật nguyệt. Cổ chi vạn vật tính tình, do kim chi vạn vật tính tình. Thiên địa nhật nguyệt, cố vô dịch dã, vạn vật tính tình cố vô biến dã, đạo hồ vi nhi độc biến hồ. Ta kỳ vị chí giả, yếm cố duyệt tân, xả thử thủ bỉ, do thích Việt giả, bất chi nam nhi chi bắc, thành khả vị dị ư nhân hỹ. Nhiên đồ lao kỳ tâm, khổ kỳ thân, kỳ chỉ du cần, kỳ đạo du viễn hỹ. 
Ðộn An Bích Ký. 

64.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long nói (1): Trời đất, mặt trời mặt trăng ở thời xưa, cũng như trời đất, mặt trời mặt trăng ở thời nay. Tính tình vạn vật ở thời xưa, cũng như tính tình vạn vật ở thời nay. Trời đất, mặt trời mặt trăng thì cố định không đổi. Tính tình của muôn vật cũng cố định không biến. Tại sao riêng có đạo biến đổi được vậy ư! Ðáng buồn cho người chưa đến được đạo, chỉ chán cũ vui mới, bỏ cái này lấy cái kia, cũng giống như người đi về đất Việt (2), chẳng đi về phía nam mà đi về phía bắc, đó bảo là khác người vậy. Như thế, chỉ luống nhọc lòng họ, khổ thân họ, chí của họ càng siêng, nhưng cái đạo đó lại càng xa vậy. 
Ðộn Am Bích Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý nói, đại đạo thì nhất quán, cái lý thì chẳng biến đổi ở cả xưa và nay. 
(2) Người đất Việt: Ðất Việt, giống người Việt, ngày xưa ở các vùng Giang, Triết, Mân, Việt bên Tàu, đều là nòi giống Việt, gọi là Bách Việt, như giống Ư Việt thì ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Ðông, Lạc Việt ở nước Việt Nam ta. 

65.- CHỮ HÁN: Hoàng Long vị Anh Thiệu Võ viết: Chí đương qui nhất, cửu nhi vật thoái, tha nhật tất tri diệu đạo sở qui. Kỳ hoặc tâm hồn hiếu ố, tình túng tà tích, tuy hữu chí khí như cổ nhân, dư khủng chung bất đắc kiến kỳ đạo hỹ. 
Bích Kỳ. 

65.- DỊCH NGHĨA: Hoàng Long bảo Anh Thiệu Võ rằng: Chí con người phải qui về một, phải giữ cho bền lâu chớ đổi dời, thì một ngày kia tất biết được chỗ qui thú của diệu đạo. Giả hoặc kẻ đó tâm còn đắm vào tốt xấu, tình còn buông vào tà vạy, thì dẫu có chí khí như cổ nhân, ta sợ trọn đời cũng chẳng được thấy đạo vậy. 
Bích kỳ. 

66.- CHỮ HÁN: Bảo Phong Anh Hòa thượng viết: Chư phương lão túc, phê phán tiên giác ngữ ngôn, niêm đề, công án, do như phủng thổ bồi Thái sơn, cúc thủy ốc Ðông hải. Nhiên bỉ khởi nại thử dĩ vi cao thâm da. Quan kỳ chí tại ích chi, nhi bất tự tri phi kỳ đáng dã. 
Quảng Lục. 

66.- DỊCH NGHĨA: Bảo Phong Anh Hòa thượng nói: Các bậc lão túc khắp nơi, có những niêm đề, công án (1) để phê phán về lời nói của các bậc tiên giác, đó chẳng qua như người bưng đất đắp Thái sơn, vúc nước tưới biển Ðông hải. Song các ngài há lại cậy vào đó để làm cao sâu vậy ư! Căn cứ vào chí của mình thì đó là ích, nhưng lại chẳng tự biết, đó chẳng phải là thỏa đáng vậy. 
Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Niêm đề, công án: Niêm đề có nghĩa là nhắc lấy một đề mục để phê phán cái pháp tắc của cổ nhân, gọi là cổ tắc, nên gọi niêm đề là niêm cổ, hay niêm tắc, có nghĩa là lựa chọn những cổ tắc công án trong thiền lâm, để khai phát tâm địa của người học. Công án ngụ ý là án đọc của công phủ, dùng ngôn ngữ để kiểm thảo phần sở đắc của pháp. Công là phần chí lý, tức là cái lý công của thiên hạ, án là phần văn chương, ghi chép chỗ chí lý của Thánh hiền. Vậy công ác tức là phần ký lục về những sự kiện thương lượng vấn đáp chí lý trong thiền gia,để giúp ích cho người tham thiền biện đạo. 

67.- CHỮ HÁN: Anh Thiệu Võ mỗi kiến học giả, tứ tứ bất cụ nhân quả, thán tức cửu chi viết: "Lao sinh như lữ phạ, trụ tắc tùy duyên, khứ tắc vong hỹ, bỉ sở đắc năng kỷ hà, nhĩ bối bất thức liêm sĩ, can phạm danh phận, ô độc tôn giáo, nãi chí như thị. Ðại trượng phu chí tại khôi hoằng tổ đạo, dụ dịch hậu lai, bất ưng tư thiện kỷ dục, vô sở tị kỵ, mỗi nhất thân chi họa, tạo vạn kiếp chi ương, tam đồ địa ngục thụ khổ giả, vi thị khổ dã, hướng ca sa hạ thất khước nhân thân, thực vi khổ dã". 
Bích Ký. 

67.- DỊCH NGHĨA: Anh Thiệu Võ thường thấy người học buông lung chẳng sợ nhân quả. Liền than thở hoài và nói: "Ðời người (1) như quán trọ, ở thời tùy duyên, đi thời mất vậy, chỗ sở đắc của họ có được là bao. Lũ các ngươi chẳng biết liêm sĩ, can phạm danh phận, nhơ nhuốc tôn giáo, đến nỗi như thế. Chí của người đại trượng phu là ở chỗ khôi phục hoằng đương cái đạo của Phật Tổ, dẫn dụ kẻ hậu lai. Không nên chuyên chú vào lòng ham muốn riêng mình, không kiêng sợ điều gì, gây cái vạ cho một đời, tạo cái ương cho muôn kiếp. Dù có phải chịu cái khổ ở tam đồ(2) địa ngục cũng chưa phải là khổ, mà hướng dưới tấm ca sa (3) mất thân người mới thật là khổ vậy. 
Bích Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ðời người: Dịch ở chữ lao sinh. Vì lẽ cái hình chở đại ngã nên làm nhọc cho cái ngã sinh ra, nên gọi là lao sinh, cũng giống như chữ nhân sinh. 
(2) Tam đồ: Ba địa ngục: Hỏa đồ, Ðao đồ và Huyết đồ. 
(3) Hướng dưới tấm ca sa: Chỉ vào người xuất gia, mà không minh được đại sự là điều tối kỵ. 

68.- CHỮ HÁN: Anh Thiệu Võ vị Hối Ðường viết: Phàm xưng thiện tri thức, trợ Phật Tổ dương hóa, sử nột tử hồi tâm hướng đạo, di phong dịch tục, cố phi thiển bạc giả chi sở năng vi. Mạt pháp Tỳ khưu, bất tu đạo đức, thiểu hữu tiết nghĩa, vãng vãng cẩu thả khảng tảng, dao vĩ khất lân, truy cầu thanh lợi ư quyền thế chi môn. Nhất đáng nghiệp doanh phúc tạ, thiên nhân yếm chi, điếm ô chính tông, si sư hữu lụy,đắc bất thái tức". Hối Ðường hạm chi. 
Linh Nguyên Thập Di. 

68.- DỊCH NGHĨA: Anh Thiệu Võ(1) bảo Hối Ðường rằng: "Phàm gọi là thiện tri thức, giúp đở sự tuyên dương hoằng hóa của Phật Tổ, khiến kẻ nột tử hồi tâm hướng đạo, thay đổi phong tục, cố nhiên không phải là người thiển bạc mà họ có thể hay làm được. Tỳ khưu thời mạt pháp, phần nhiều chẳng tu đạo đức, ít có tiết nghĩa, lại thường chen gót tới lui, van xin sự thương xót, truy cầu thanh lợi trước cửa quyền thế. Nhất đáng nghiệp đầy phúc hết, thời trời người chán ghét, gây vết do cho chính tông, làm hệ lụy cho thầy bạn, thật là đáng buồn vậy". Hối Ðường gật đầu. 
Linh Nguyên Thập Di. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đề cao chỗ tôn quý của chính đạo, và hạ trách cái tệ phong của Tỳ Khưu. 

69.- CHỮ HÁN: Anh Thiệu Võ vị Phan Diên Chi viết: Cổ học giả trị tâm, kim học giả trị tích, nhiên tâm dữ tích tương khứ tiêu nhương hỹ. 

[b]69.- DỊCH NGHĨA: Anh Thiệu Võ (1) bảo Phan Diên Chi rằng: Người học giả thời xưa chuyên sửa tâm (gốc), người học giả thời nay lại sửa tích (ngọn). Song tâm với tích thì cách xa nhau một trời một vực vậy. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này nói rõ chỗ cách biệt về sự học đạo của người thời xưa và thời nay. 

70.- CHỮ HÁN: Anh Thiệu Võ vị Chân Tịnh Văn Hòa thượng viết: Vật bạo trường giả tất yểu triết, công tốc thành giả tất dị hoại. Bất suy cửu trường chi kế, nhi tạo thốt thành chi công, giai phi viễn đại chi tư. Phù thiên địa tối linh, do ngũ tải tái nhuận, nãi thành kỳ công, bị kỳ hóa, huống đại đạo chi diệu, khởi thảng thốt nhi năng biện tai. Yếu tại tích công lũy đức. Cố viết: "Dục tốc bất đạt, tế hạnh tắc bất thất. Mỹ thành tại cửu, toại hữu chung thân chi mưu". Thánh nhân vân: "Tín dĩ thủ chi, mẫn dĩ hành chi, trung dĩ thành chi, sự tuy đại nhi tất tế". 

Tích Triết Thị Giả, dạ tọa bất thụy, dĩ viên mộc vi chẩm, tiểu thụy tắc chẩm chuyển, giác nhi phục khởi, an tọa như cố, xuất dĩ vi thường. Hoặc vị dụng tâm thái quá. Triết viết: "Ngã ư bát nhã duyên phận tố bạc, nhược bất khắc khổ lệ chi, khủng vị vọng tập sở khiên, huống mộng huyễn bất chân, an đắc vi cửu trường kế. Dư tích tại Tương Tây, mục kích kỳ thao lý như thử. Cố tùng lâm phục kỳ danh, kính kỳ đức nhi xưng chi". 
Linh NGuyên Thập Di. 

70.- DỊCH NGHĨA: Anh Thiệu Võ bảo Chân Tịnh Văn (1) Hòa thượng rằng: Vật gì lớn mạnh, tất phải gãy non, công nghiệp chóng thành, tất nhiên dễ hoại. Chẳng suy tín cái kế lâu dài, chỉ gây dựng cái công nghiệp vội thành, đều chẳng phải là chỗ nương vào kế xa và lớn. Ôi! Trời đất thì thiêng linh rất mực, cũng còn cứ năm năm lại có hai năm nhuận, thì cái công của trời đất mới thành, cái hóa của trời đất mới đủ, huống chi chỗ nhiệm mầu của đại đạo, há lại vội vàng hấp tấp, mà hay thành biện được vậy ư? Ðiều thiết yếu là chỗ góp công chứa đức. Cho nên nói rằng: "Việc muốn chóng thành thời chẳng đạt, việc làm kỹ lưỡng thời chẳng mất. Sự thành quả của vẻ đẹp là ở nhiều công phu liền có cái mưu chung thân". Thánh nhân nói (2): "Ðem lòng tin để giữ, gắng gỏi để làm, đem lòng trung thành để tới, thời việc tuy lớn nhưng tất phải xong". 

Xưa Triết Thị Giả (3), ngồi thiền thâu đêm không ngủ. Thường lấy cây tròn làm gối, nếu hơi ngủ thời gối chuyển, rồi lại thức dậy, ngồi nguyên như củ, coi làm thường lệ. Hoặc có người bảo đó là việc dụng tâm thái quá. Triết đáp: "Ta đối với trí huệ thì duyên phận rất mong manh, nếu chẳng khắc khổ gắng chí, sợ bị vọng tập lôi kéo. Huống hồ, đời là mộng huyễn không thực, sao được coi đó làm kế lâu dài. Ta trước ở Tương Tây, mục đích thấy người noit heo như thế, nên trong chốn tùng lâm, ai cũng phục cái danh đó, mến cái đức đó mà đều khen". 
Linh Nguyên Thập Di. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Chân Tịnh Văn: Tức Chân Tịnh Khắc Văn thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam. 
(2) Thánh nhân nói: Ðọan này trích ở Xuân Thu Tả Thị truyện. 
(3) Triết Thị Giả: Chỉ vào Mộ Triết Chân Như thiền sư ở Ðàm Châu, pháp tự của Thúy Nham Khả Chân thiền sư. 

71.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh Văn Hòa thượng cửu tham Hoàng Long, sơ hữu bất xuất nhân tiền chi ngôn, hậu thụ Ðỗng Sơn thỉnh, đạo quá Tây Sơn, phỏng Hương Thành Thuận Hòa thượng. Thuận hý chi viết: "Gia Cát tích niên xưng ẩn giả, mao lư kiên thỉnh xuất sơn lai, tùng hoa nhược dã triêm xuân lực, căn tại thâm nhan dã trược khai". Chân Tịnh tạ nhi thoái. 
Thuận Ngữ Lục. 

71.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh Văn Hoà thượng (1) tham thiềnở Hoàng Long đã lâu ngày, lúc đầu đã nói không xuất hiện trước quần chúng. Nhưng sau đó đã nhận lời mời của Ðỗng Sơn. Trên đường đi qua Tây Sơn có tới thăm Hương Thành Thuận Hòa thượng (2). Hòa thượng bỡn rằng: "Gia Cát xưa kia ẩn am tranh (3), lời mời khẩn khoản xuất núi xanh, tùng hoa lại đượm màu xuân sắc, gốc ở thâm nham vẫn nở cành". Chân Tịnh cảm tạ rồi bái lui. 
Thuận Ngữ Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý nói về người vân thủy tu hành, ẩn dật nơi núi rừng để tu thân tích đức, nhưng khi cảm thấy sự thuận cảnh của nhân thiên, cũng lại xuất hiện để ứng dụng với đời. 
(2) Hương Thành Thuận Hòa thượng: Thượng Giám thiền sư, pháp tự của Hoàng Long Nam. 
(3) Gia Cát: Gia Cát Lượng Khổng Minh, chỉ việc cũ của Gia Cát trong Tam Quốc chí. 

72.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh cử Quảng Ðạo Giả trụ Ngũ Phong, dư nghị Quảng, sơ truyết vô ứng thế tài. Ðãi Quảng trụ trì, tinh dĩ trị kỷ, khoan dĩ lâm chúng, vị kỷ bách phế cụ cử, nột tử vãng lai cạnh tranh huyên truyền. Chân Tịnh Văn chi viết: "Học giả hà dị hủy dự da". Dư mỗi kiến tùng lâm thiết nghị viết: "Na cá Trưởng lão hành đạo an chung, na cá trưởng lão bất xâm dụng thường trụ, dữ chúng đồng cam khổ". Phù xưng thiện tri thức, vi nhật tự chi chủ, hành đạo an chúng, bất xâm thường trụ, dữ chúng cam khổ, cố đương vi chi, hụu hà túc đạo". Như sĩ đại phu tố quan, vị quốc an an, nãi viết: "Ngã bất thụ tang, bất nhiễu dân". Thả bất thụ tang, bất nhiễu dân, khởi phận ngoại sự da. 
Sơn Ðường Tiểu Sam. 

72.- DỊCH NGHĨA: Chân Tính cử Quảng Ðạo Giả (1)trụ trì chùa Ngũ Phong. Du luận cho rằng, Quảng là người vụng về, không có tài ứng thế. Kịp tới lúc Quảng trụ trì, thì tinh tiến để sửa mình, khoan hồng để xét chúng.Chưa bao lâu mà hàng trăm việc đình trệ đều được tiến hành. Kẻ nột tử đi lại tấp nập, náo nhiệt tuyên truyền. Chân Tịnh nghe biết thế và nói: "Người học sao lại khen chê dễ dàng quá vậy". Ta mỗi khi thấy chốn tùng lâm, có người bàn lén rằng: "Vị Trưởng lão này thì hành đạo an chúng,vị Trưởng lão này chẳng lạm dụng của thường trụ, cùng với chúng đồng chịu khổ". Ôi! Xưng là bậc thiện trí thức, làm chủ một ngôi chùa, hành đạo an chúng. chẳng lạm dụng của thường trụ, cùng với chúng đồng chịu cam khổ, cố nhiên là việc phải làm, lại còn gì để phải nói hơn. Như kẻ sĩ đại phu làm quan, vì nước an dân, liền nói rằng: "Ta không nhận của hối lộ, chẳng sách nhiễu dân". Vậy việc không nhận hối lộ, không sách nhiễu dân, đâu phải là ngoài phận sự vậy ư. 
Sơn Ðường (2) Tiểu Sam. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Quảng Ðạo Giả: Tức Ðoan Châu Cửu Phong Hy Quảng thiền sư. 
(2) Sơn Ðường: Hoàng Long Ðường Ðạo Chấn thiền sư, pháp tự của Thảo Ðường Thiện Thanh. 

73.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh trụ Qui Tông, mỗi tuế hóa chủ nạp sớ, bá bạch vân ủy. Chân Tịnh thị chi, tần túc dĩ nhi thán viết: "Tín tâm cao huyết, dư tâm vô đức, hà dĩ khắc đáng". 
Lý Thương Lão Nhật Thiệp Ký. 

73.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh ở chùa Qui Tông. Hàng năm có các hóa chủ (1) lại dâng mục lục (2) những đồ vật cúng dường, trong đó có vải lụa rất nhiều. Chântịnh thấy thế cau mày than rằng: "Ðây là tâm huyết của lòng tin, ta hổ thẹn không có đức, đem gì để đền bù xứng đáng". 
Lý Thương Lão Nhật Thiệp (3) Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Hóa chủ: Người đàn việt, người đem đồ vật bố thí cúng dưòng. 
(2) Mục lục: Dịch ở chữ sớ, có nghĩa tờ ghi chép những phẩm vật dâng cúng. 
(3) Lý Thương Lão Nhật Thiệp: Nhật Thiệp Quốc Phụ, tên của Lý Thượng Lão, tham thiền ở Bảo Phong Trạm Ðường. 

74.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh viết: Mạt pháp Tỳ khưu, tiển hữu tiết nghĩa, mỗi kiến kỳ cao đàm khoát luận, tự vị nhân mạc năng cập. Ðãi hồ nhất phạn chi huệ, tắc thủy dị nhi chung phụ chi, tiên hủy nhi hậu dự chi. Cầu kỳ thị viết thị, phi viết phi, trung chính nhi bất ẩn giả thiểu hỹ. 
Bích Ký. 

74.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh nói: Tỳ khưu thời mạt pháp (1), ít có người tiết nghĩa. Mỗi khi thấy họ bàn cao luận rộng và tự nói người chẳng ai kịp mình. Tới khi chịu cái ơn của một bữa ăn, thời họ lại cho cái lúc trước kia khác, nhưng sau lại phụ họa theo, trước thì khen đấy rồi sau chê đấy. Còn tìm được người, phải thì nói rằng phải, trái thì nói rằng trái, trung chính mà chẳng che đậy quả thật hiếm vậy. 
Bích Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Mạt pháp: Sau khi đức Phật tịch diệt, giáo pháp của ngài chia làm ba thời: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp. Hiện nay thuộc thời Mạt pháp. 

75.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh viết: Tỳ khưu chi pháp, thụ dụng bất nghi phong mãn, phong mãn tắc dật, xứng ý chi sự bất khả đa mưu, đa mưu chung bại, tương hữu thành chi, tất hữu hoại chi. Dư kiến Hoàng Long tiên sư, ứng thế tứ thập niên, ngữ mặc động tĩnh, vị thường dĩ nhan sắc lễ mạo văn tài, lao lung đương thế nột tử. Duy xác hữu kiến địa, lý thực tiển chân giả, ủy khúc thành sỉ, chi kỳ thận trọng, chân đắc cổ nhân thể tài, chư phương hãn hữu luân tỷ. Cố kim nhật lâm chúng, vô bất thủ pháp. 
Nhật Thiệp Ký. 

75.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh nói (1): Cái pháp của Tỳ Khưu, thụ dụng chẳng nên phong phú và mãn túc. Khi quá phong mãn tất phải tràn đầy. Cái việc xứng ý chẳng nên đa mưu, nếu đa mưu thì việc hỏng trọn vẹn. Cái gì có thành, tất nhiên có hoại. Ta thấy Hoàng Long tiên sư, ra ứng thế bốm mươi năm, khi nói thì lặng, lúc động thì tĩnh, chưa từng lấy sắc mặt, đem lễ mạo hoặc văn tài, để lao lung kẻ nột tử đương thời, mà chỉ đem chỗ thấy biết xác đáng, noi theo chỗ thật, xét theo chỗ chân, để biết nguyên do ủy khúc của thành bại. Sự thận trọng của ngài như thế, thật là đạt được cái thể tài của cổ nhân, mọi nơi ít có ai sánh bằng, nên ngày nay tới chúng, đều lấy đó làm pháp tắc. 
Nhật Thiệp Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này nói rõ sự tôn quí của tri túc và chỗ chí yếu của thực tiễn. 

76.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh trụ Kiến Khang Bảo Ninh, Thư Vương trai thấn tố kiêm. Nhân vấn thị Tăng: "Thử hà vật?". Ðối viết: "Phưởng ty la". Chân Tịnh viết: "Hà dụng". Thị Tăng viết: "Kham tố ca sa". Chân Tịnh chỉ sở y bố Già Lê viết: "Ngã tầm thường phi thử, kiến giả diệc bất thậm hiềm ố". Tức linh tống khố tư cô mại cung chúng. Kỳ bất sự phục sức như thử. 
Nhật Thiệp Ký. 

76.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh ở chùa Bảo Ninh thuộc Kiến Khang. Có Thư Vương (1) cúng trai và thần vật như lụa là... Nhân hỏi Tăng thị giả: "Ðây là vật gì?". Thị Tăng nói: "Tơ gai lụa là". Chân Tịnh hỏi: "Dùng làm gì?", Thị Tăng nói: "Dùng để may ca sa". Chân Tịnh chỉ vào tấm áo Già Lê (2) mình đang mặc bằng vải thô và nói: "Ta mặc áo tầm thường như thế này, mà cũng chẳng tránh được sự phê phán của người đời, nữa là lại dùng tơ lụa như vậy ư". Ngài liền ra lệnh đưa cho người coi kho đem bán lấy tiền cung chúng. Ngài chẳng những về hình thức phục sức là như thế. 
Nhật Thiệp Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thư Vương: Tức Kinh Công. Vưa Tống Huy Tông tặng Kinh Công làm Thư Vương. 
(2) Già Lê: Tức áo Tăng già lê. Vì mội vị Tỳ khưu đều có ba tấm ca sa: tấm thứ nhất gọi là tấm ngũ điều hay gọi là An đà hội, tấm thứ hai gọi là Uất đa la tăng hay tấm thất điều, tâm thứ ba gọi là Tăng già lê, hay tấm cửu điều. 

77.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh vị Thư Vương viết: Nhật dụng thị xử lực hành, chi phi tắc cố chỉ, chi bất ưng dĩ nam di kỳ chí. Cẩu dĩ kim nhật chi nan, trạo đầu phất cố, an tri tha nhật bất nan ư kim nhật hồ. 
Nhật Thiệp Ký. 

77.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh bảo Thư Vương rằng (1): Chỗ dùng hàng ngày là căn cứ ở sức làm việc, nếu một khi có điều gì trái, thời phải ngăn đi bằng được, không nên vì khó dễ mà thay đổi ý chí. Nếu đem việc khó ngày hôm nay mà quay đầu đi chẳng đoái hoài đến, thời sao biết được cái khó ở ngày khác lại chẳng khó hơn ở ngày hôm nay ư. 
Nhật Thiệp Ký. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói dù có nương vào hoàn cảnh thuận hay nghịch, cũng nên phải bền chí chớ thay đổi. 

78.- CHỮ HÁN: Chân Tịnh văn nhất phương hữu đạo chí sĩ hóa khứ, trắc nhiên thán tức, chí ư khấp thế. Thời Trạm Ðường vi thị giả, nãi viết: "Vật sinh thiên địa gian, nhất triệu hình chất, khô tử tàn đố, tự bất khả đào, hà khổ tư thương". Chân Tịnh viết: "Pháp môn chi hưng, nại hữu đức giả chấn chi, kim giai vong hỹ. Tùng lâm suy thế dụng thử khả bốc". 
Nhật Thiệp Ký. 

Thiền Lâm Bảo Huấn 
Quyển Ðệ Nhất 
Chung 

78.- DỊCH NGHĨA: Chân Tịnh khi nghe biết có một đạo sĩ ở một địa phương thiên hóa (1) thì ngài thương tiếc đến rơi lệ. Lúc đó Trạm Ðường làm thị giả, bèn hỏi: "Vạn vật sinh trong khoảng trời đất, một khi hình chất đã thành, thì phải khô chết tàn lụi, tựa hồ như không thể tránh khỏi đưọc, vậy vì lẽ khổ đau gì mà tự ngài phải đau lòng đến thế?". Chân Tịnh nói: "Sự hưng thịnh của pháp môn, đều nhờ vào người có đức mà hưng thịnh, nay thì đều mất vậy. Sự suy vi của tùng lâm, phải lấy đó làm chiêm nghiệm. 
Cửu Phong Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thiên hóa: Có nghĩa là dời hóa về một thế giới khác, tức là chết. 

THIÊN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển thứ nhất 
HẾT
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn