|
.
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN
Hòa
Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật
lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN
Quyển
Thứ Ba
Sa
môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập.
Sa
môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang
02
177.-
CHỮ HÁN: Thảo Ðường viết: Trụ trì vô tha. Yếu tại thẩm
sát nhân tình, chu tri thượng hạ. Phù nhân tình thẩm tắc
trung ngoại hòa, thượng hạ thông tắc bách sự lý. Thử trụ
trì sở dĩ an dã. Nhân tình bất năng thẩm sát, hạ tình bất
năng thượng thông, thượng hạ quai lệ, bách sự mâu thuẫn.
Thử trụ trì sở dĩ phế dã. Kỳ hoặc chủ giả, tự thị
thông minh chi tư, hiếu chấp thiên kiến bất thông vật tình.
Xả thiêm nghị nhi trong kỷ quyền, phế công luận nhi hành
tư huệ. Chí sử tiến thiện chi đồ tiệm ải, nhậm chúng
chi đạo ích vi. Hủy kỳ vi kiến vị văn, an kỳ sở tập
sở tế. Dục kỳ trụ trì kinh đại truyền viễn. Thị do
khước hành nhi cầu tiền, chung bất khả cập.
Dữ
Sơn Ðường thư.
177.-
DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường nói: Người trụ trì không cần
gì khác, mà chỉ cần ở chỗ xét rõ tình người, biết khắp
trên dưới. Ôi! Nếu biết xét rõ được tình người thời
trong ngoài hòa thuận, biết suốt trên dưới thì trăm việc
hợp lý. Do đó chức trụ trì được an định. Nếu không
hay xét kỹ được tình người, tình người dưới không thông
với người trên, trên dưới ngang trái nhau, tất trăm việc
sẽ mâu thuẫn. Do thế mà chức trụ trì bị lung lay. Hoặc
giả, người làm chủ lại tự cậy có tư chất thông minh,
hay chấp thiên kiến, không suốt vật tình. Bỏ lời bàn của
công chúng mà trọng quyền riêng mình, bỏ công luận mà làm
theo ân huệ riêng tư. Khiến cho con đường tiến thiện dần
dần bị hẹp lại, lề lối nhậm chúng ngày càng nhỏ dần.
Bỏ cả điều mình chưa thấy chưa nghe, an phận chỗ tập
quen chỗ che lấp, thế mà muốn ngôi trụ trì được ngự
trị lâu dài, được truyền bá xa rộng thì chẳng khác gì
như người đi giật lùi mà mong tới trước (1), trọn không
thể được vậy.
Thư
gởi Sơn Ðường (2).
CHÚ
THÍCH:
(1):
Lời nói của Nhiễm Cầu. Khi đức Khổng Tử ở nước Vệ,
Nhiễm Cầu nói với Quý Tông rằng: "Nước có Thánh nhân mà
không biết dùng, lại mong nước được thạnh trị, thì cũng
như người đi giật lùi mà mong tới trước, đâu có thể
kịp được".
(2)
Sơn Ðường: Sơn Ðường Ðảo Chấn thiền sư, pháp tự của
Thảo Ðường Thanh thiền sư.
178.-
CHỮ HÁN: Thảo Ðường viết: Học giả lập thân, tu yếu
chính đáng, vật sử nhân thiết nghị. Nhất thiệp dị luận
tắc chung thân bất khả lập hỹ. Tích Thái Dương Bình Thị
giả, đạo học vi tùng lâm suy trọng dĩ xử tâm bất chính,
thức giả phi chi, toại chí chung thân khảm kha, đãi tử vô
qui! Nhiên khởi độc học giả nhi dĩ, vi nhất phương chủ
nhân, vưu nghi kỳ úy.
Dữ
Nhất Thư Ký thư.
178.-
DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường nói: Người học đạo lập thân,
cần phải chính đáng, đừng để cho ngườita bàn trộm về
dị luận. Nếu một khi đã vướng vào dị luận, thời trọn
đời không thể lập thân được. Xưa kia Bình Thị giả (1)
chùa Thái Dương, là người được chốn tùng lâm suy trọng
về đạo học. Nhưng vì tâm xử sự của ông bất chính, bị
hàng thức giả chê trách, rồi suốt đời bị hẩm hiu vất
vả, tới khi chết cũng không có đất trở về. Song le, đâu
phải chỉ riêng người học đạo thôi, người làm chủ cả
một phương, càng phải nên lấy đó làm gương mà kinh sợ.
Thư
gởi Nhất Thư Ký.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Bình Thị giả: Thái Dương Bình Thị giả, trước đây đã
được theo học nơi ngài Minh An. Ông tuy hiểu biết hết được
tôn chỉ của Minh An, nên lại hay có tính chèn ép người đồng
hàng, đố kỵ kẻ hơn mình. Khi ấy trong chúng có Lang Gia,
Quảng Chiêu, Viên Giám. Nhân lúc đó có Phần Dương Chiếu
thiền sư khiến Bình Thị giả thám cứu tôn chỉ của Minh
An. Thái Dương Minh An nói: "Làm cho một tông Ðỗng Sơn được
hưng thịnh, nếu không phải Viễn thiền sư, thì Giác thiền
sư. Hai thiền sư nói: "Hiện có Bình Thị giả ở nơi đây".
Minh An lấy ngón tay chỉ vào ngực nói: "Vì chốn này không
tốt", rồi lại ấn ngón tay cái vào trong lòng bàn tay và nói:
"Bình về sau sẽ chết ở chốn này vậy". Ðến khi Minh An
viên tịch, có di chúc lại: "Chôn cất thi hài ta sau mười
năm không xảy ra tai nạn gì, nhưng sau đó sẽ bị Thái Dương
Sơn đánh". Sau Bình Thị giả ở chùa Thái Dương, đột nhiên
nói với chúng Tăng: "Linh cốt của tiên sư để ở nơi không
hợp với phong thủy, nên ta phải đào lên để đốt". Các
bậc kỳ túc trong sơn môn, đều khuyên ngăn Bình Thị giả
không nên làm việc như thế. Bình nói: "Nhưng đối với ta
có chỗ phương hại" Rồi Bình phát quật tháp, thấy thi hài
của Minh An, nhan mạo như lúc còn sống, Bình lại đem củi
chất đốt, nhưng thi hài vẫn không cháy, trong chúng ai nấy
đều kinh ngạc. Bình bèn lấy búa bổ óc rồi đổ thêm dầu
đốt, chẳng bao lâu thi hài cháy hết. Chúng Tăng mới đem
chuyện này thưa lên quan cai trị địa phương, quan kết tội
Bình là kẻ bất hiếu, bắt phải hoàn tục. Bình sau đổi
tên là Hoàng Tú Tài, và đi đến đâu cũng không được ai
nâng đỡ chứa chấp, nên phải lang thang nay đây mai đó. Sau
bị hổ xé chết ở ngã ba đường. Thật đúng như lời sấm
ký của Minh An đã nói.
179.-
CHỮ HÁN: Thảo Ðường vị Như Hòa thượng viết: Tiên sư
Hối Ðường ngôn: "Trù nhân quảng chúng, hiền bất tiếu
tiếp chủng. Dĩ hóa môn quảng đại bất dung thân sơ ư kỳ
gian dã. Duy tại thiểu gia tinh tuyển cẩu tài đức hợp nhân
vọng giả. Bất khả dĩ kỷ chi sở nộ nhi sơ chi. Cẩu kiến
thức dong thường chúng nhân sở ố giả, diệc bất khả dĩ
kỷ chi sở ái nhi thân chi. Như thử tắc hiền giả tự tiến,
bất tiếu giả tự thoái. Tùng lâm an hỹ. Nhược phù chủ
giả hiếu sinh tư tâm, chuyên kỷ hỷ nộ nhi tiến thoái ư
nhân, tắc hiền giả giam mặc, bất tiếu giả cạnh tiến.
Kỷ cương vẫn loạn, tùng lâm phế hỹ. Thử nhị giả thực
trụ trì chi đại thể. Thành năng thẩm nhì tiễn chi. Tắc
cận giả duyệt nhi viễn giả truyền, tắc hà lự đạo chi
bất thành, nột tử bất lai mộ hồ".
Sơ
Sơn Thạch khắc.
179.-
DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường bảo Như Hòa thượng (1): Tiên sư
Hối Ðường nói: "Trong chỗ trù nhân quảng chúng, người
hiền và kẻ bất tiếu nối gót nhau. Bởi cửa giáo hóa rộng
lớn, không dung thứ ai là kẻ thân người sơ trong đó, chỉ
cốt ở điểm gia công lựa chọn kỹ càng. Nếu là người
có tài đức hợp với chỗ mong muốn của mọi người, thì
không đem chỗ giận riêng mình mà xa cách họ. Nếu là người
kiến thức tầm thường, mọi người ai nấy đều ghét, thì
cũng không thể lấy chỗ yêu riêng mình mà thân với họ.
Làm như thế thời người hiền tự họ có cơ hội tiến,
kẻ bất tiếu tự họ phải lùi, chốn tùng lâm tất được
an dịnh. Nếu người làm chủ tùng lâm lại thích theo tâm
riêng của mình, chuyên chỗ mừng giận của mình, mà ngăn
sự tiến thoái của người, thì người hiền phải bịt miệng
im lặng (2), kẻ bất tiếu đua nhau tiến lên, làm cho kỷ cương
rối loạn, chốn tùng lâm tất hỏng vậy. Hai điều trên đây
là đại thể của người trụ trì, nếu hay thành thật xét
kỹ mà noi theo, thì người ở gần tất đẹp lòng, người
nơi xa phải truyền tụng, lo gì kẻ nột tử khắp nơi không
hâm mộ mà chẳng lại vậy ư?".
Bài
khắc ở bia đá chùa Sơ Sơn.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Như Hòa thượng: Có lẽ là Vân Cư Pháp Như Hòa thượng, pháp
tự của Phật Nhãn Viễn thiền sư.
(2)
Bịt miệng im lặng: Dịch ở chữ "giam mặc". Xưa kia đức
Khổng Tử vào thăm miếu Hậu Tắc nhà Chu, thấy một pho tượng
đúc bằng vàng, miệng được bịt ba lần và ghi ở sau tượng
đó rằng: "Cơ trời không kín thời bốn mùa sao thay đổi
được, cơ đất không mật thời vạn vật sao sinh thành? Cơ
người không kín thời muôn việc sao thành tựu được?". Ðó
là lời răn về thận trọng của cổ nhân.
180.-
CHỮ HÁN: Thảo Ðường vị Không Thủ Tọa viết: Tự hữu
tùng lâm dĩ lai, đắc nhân chi thịnh, vô như Thạch Ðầu,
Mã Tổ, Tuyết Phong, Vân Môn. Cận đại duy Hoàng Long, Ngũ
Tổ nhị lão. Thành năng thu thập tứ phương anh tuấn nột
tử. Tùy kỳ khí độ thiển thâm tài tính năng phủ phát nhi
dụng chi. Thí như thừa khinh xa giá tuấn tứ tổng kỳ lục
bí phấn kỳ tiên sách ức túng tại kỳ cố hễ chi gian, tắc
hà vãng nhi bất đạt tai.
Quảng
Lục.
180.-
DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường bảo Không Thủ Tọa (1): Từ khi
có tùng lâm trở lại, nếu nói về được nhiều môn đồ
nhất, thì không ai bằng Thạch Ðầu (2), Mã Tổ, Tuyết Phong,
Vân Môn, và gần đây duy có hai đại lão Hoàng Long (3) và
Ngũ Tổ, quả thật là những vị hay thu thập được các hàng
nột tử anh tuấn ở bốn phương. Các ngài tùy theo khí độ
của họ có nông sâu, y vào tài năng tính chất của họ có
được hay không để phát huy mà dùng vào việc. Ðó cũng ví
như người cưỡi ngựa cỗ xe lại được kéo bởi bốn con
ngựa tuấn, dong ruỗi bởi sáu dây cương, thúc đẩy bởi
roi vọt, ngăn cản chúng không cho quay đầu nhìn trở lại,
như thế thời muốn đi đến bất cứ nơi chốn nào mà chẳng
đạt tới được vậy thay.
Quảng
Lục.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Không Thủ Tọa: tức Tuyết Phong Ðông Sơn Tuệ Không thiền
sư, pháp tự của Thảo Ðường Thanh.
(2):
Pháp tự của Thạch Ðầu thiền sư gồm có 21 người; pháp
tự của Mã Tổ Nhất thiền sư gồm có 84 người; pháp tự
của Tuyết Phong Tồn thiền sư gồm có 42 người và pháp tự
của Vân Môn Uyển thiền sư gồm có 61 người.
(3):
Pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư có 24 người; pháp tự
của Ngũ Tổ Diễn thiền sư có 22 người.
181.-
CHỮ HÁN: Thảo Ðường viết: Trụ trì vô tha, yếu tại giới
cẩn. Kỳ thiên thính tự chuyên chi tệ. Bất chủ hồ tiên
nhập chi ngôn, tắc tiểu nhân xiểm nịnh nghênh hợp chi sàm,
bất khả đắc nhi hoặc hỹ. Cái chúng nhân chi tình bất nhất.
Chí công chi luận nan tiến. Tu thị sát kỳ lợi bệnh, thẩm
kỳ khả phủ. Nhiên hậu hành chi khả dã.
Sơ
Sơn Thực Lục.
181.-
DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường nói: Người trụ trì không cần
gì hơn, mà chỉ cần răn giữ cẩn thận ở cái tệ nghe thiên
lệch và tự chuyên. Ðừng nên tự chủ ở lời nói vào tai
trước tiên, thì lời xiểm nịnh của kẻ tiểu nhân, lời
dèm pha của kẻ đón thời theo ý, không thể làm mê hoặc
được. Bởi lẽ, tình của chúng nhân thì bất nhất, lời
bàn chí công lại khó thấy, nên phải thấu triệt những điều
lợi hại, xét kỹ việc phải trái, rồi sau mới thực hành
theo, như thế mới là được vậy.
Sơ
Sơn Thực Lục.
182.-
CHỮ HÁN: Thảo Ðường vị Sơn Ðường viết: Thiên hạ chi
sự, thị phi vị minh, bất đắc bất thận. Thị phi ký minh
dĩ lý quyết chi. Duy đạo sở tại đoán chi vật nghi. Như
thử tắc gian nịnh bất năng hoặc, cưỡng biện bất năng
di hỹ.
Thanh
Tuyền Ký Văn.
182.-
DỊCH NGHĨA: Thảo Ðường bảo Sơn Ðường: Việc trong thiên
hạ, nếu chưa rõ được phải trái, thì phải nên cẩn thận.
Một khi điều phải trái đã rõ, phải lấy lý để quyết
đoán. Duy theo đạo lý quyết đoán, để chỗ quyết đoán
đó không còn ngờ vực. Nếu làm như vậy, thời kẻ gian nịnh
không thể mê hoặc được, kẻ gàn bướng không thể lay chuyển
được.
Thanh
Tuyền Ký Văn.
183.-
CHỮ HÁN: Sơn Ðường Chấn Hòa thượng viết: Sơ khước Tào
Sơn chi mệnh. Quận Thú di văn miễn chi. Sơn Ðường viết:
"Nhược sử phan lương khế phì tác tham danh chi nột tử, bất
nhược thảo y mộc, thực vi ẩn sơn chi dã nhân".
Thanh
Tuyền Tài Am Chủ Ký Văn.
183.-
DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường Chấn Hòa thượng, lúc đầu từ khước
mệnh lệnh trụ trì chùa Tào Sơn. Quan Quận Thú gởi thư khuyên
can. Sơn Ðường viết thư từ chối: "Ví khiến có cơm ngon
đồ ăn béo mà làm người nột tử tham danh, thì chẳng bằng
mặc áo cỏ ăn trái cây làm người ẩn thân nơi hang núi còn
hơn".
Thanh
Tuyền Tài Am Chủ Ký Văn.
184.-
CHỮ HÁN: Sơn Ðường viết: Xà hổ phi si diên chi thù. Si diên
tòng nhi háo chi hà dã, dĩ kỳ hữu dị tâm cố. Ngưu thỉ
phi cù thước chi ngự. Cù thước tập nhi thừa chi hà dã,
dĩ kỳ vô dị tâm cố. Tích Triệu Châu phỏng nhất am chủ,
trị xuất sinh phạn. Châu vấn: "Nha tử kiến nhân vi thậm
phi khứ?". Chủ võng thiên. Toại niếp tiền ngữ vấn Châu.
Châu đối viết: "Vị ngã hữu sát tâm tại". Thị cố nghi
ư nhân giả nhân diệc nghi chi, vong ư vật giả, vật diệc
vong chi. Cổ nhân dữ xà hổ vi ngũ giả, thiện đạt thử
lý dã. Lão Bàng viết: "Thiết ngưu bất phạ sư tử hống,
kháp tự mộc nhân kiến hoa điểu". Tư ngôn tận chi hỹ.
Dữ
Chu Cư sĩ thư.
184.-
DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường nói: Loài rắn loài hổ, tuy chúng
không phải là kẻ thù của chim cú, chim diều hâu, nhưng chúng
thấy rắn, hổ ở đâu, thì đều bay theo kêu la. Ðó là tại
sao? Vì chúng đều có ý nghĩ khác nhau. Loài trâu, loài heo,
tuy chúng không phải là nơi dừng chân của chim yến, chim sáo,
nhưng chúng thấy trâu, heo ở đâu, thì đều bay theo cưỡi
trên lưng. Ðó là tại sao? Vì chúng đều không có tâm nghĩ
khác nhau. Xưa kia Triệu Châu đến thăm một am chủ, gặp lúc
ông mang cơm xuất sinh (1)tới chỗ cho chim ăn. Triệu Châu nói:
"Con quạ thấy người làm sao nó lại bay". Am chủ mờ mịt
không rõ lý do, liền hỏi lại Triệu Châu lời vừa hỏi.
Triệu Châu trả lời: "Vì ta hãy còn tâm sát sanh". Thế nên
nó ngờ vực ở người, và người cũng ngờ vực ở nó. Nếu
người mà quên ở vật, thì vật cũng quên ở người. Sở
dĩ cổ nhân (2) xưa cùng làm bạn với hổ rắn, là vì các
ngài đã khéo đạt được cái lý đó vậy. Lão Bàng (3) nói:
"Trâu sắt chẳng sợ sư tử gầm, giống hệt người gỗ thấy
chim hoa". Lời nói này quả thật chí lý.
Thư
gởi Chu Cư sĩ (4).
CHÚ
THÍCH:
(1)
Cơm xuất sinh: Cơm cho chúng sinh ăn. Theo luật Phật, các Tỳ
khưư khi ăn ngọ đều dành riêng một chén cơm xuất sinh,
trong đó để ít hạt cơm và chút nước lã để bố thí cho
các loài quỷ Mẫu Tử đói khát.
(2)
Cổ nhân: Nghiêm Dương tôn giả, thường ở bên tả hữu ngài
có một con rắn và một con hổ theo làm bạn, ngài thường
để cơm ở trong lòng bàn tay cho chúng ăn.
(3)
Lão Bàng: Lão Bàng cư sĩ, tên là Bàng Uẩn, tên chữ Ðạo
Huyền, pháp tự của Giang Tây Mã Tổ đại sư.
(4)
Chu cư sĩ: Hoặc là Thừa Ích Quốc Chu Công hay Giám Thừa Tuất
Thừa Chu Công, chưa biết rõ, pháp tự của Ðại Hồng Lào
Nột Tố Chứng thiền sư.
185.-
CHỮ HÁN: Sơn Ðường viết: Ngự hạ chi pháp ân bất khả
quá, quá tắc kiêu hỹ. Uy bất khả nghiêm, nghiêm tắc oán
hỹ. Dục ân nhi bất kiêu, uy nhi bất oán. Ân tất thi ư hữu
công, bất khả vọng gia ư nhân. Uy tất gia ư hữu tội, bất
khả lạm cập vô cô. Cố an tuy hậu nhi nhân vô sở kiêu.
Uy tuy nghiêm nhi nhân vô sở oán. Công hoặc bất túc xứng
nhi thưởng chi dĩ hậu. Tội hoặc bất túc trách, nhi phạt
chi chí trọng. Toại sử tiểu nhân cố sinh kiêu oán hỹ.
Dữ
Trương Thượng Thư thư.
185.-
DỊCH NGHĨA: Sơn Ðường nói: Phương pháp trị người, thi
ân không nên quá mức độ, quá mức độ thời người kiêu.
Gia uy không nên quá nghiêm khắc, quá nghiêm khắc thời người
oán. Muốn thi ân mà người không kiêu, gia uy mà người không
oán, tất nhiên phải thi ân ở kẻ có công chứ không nên
thi ân bừa bãi, gia uy ở kẻ có tội, mà không nên lẫn ở
kẻ không tội lỗi. Thế nên thi ân tuy hậu mà người không
có kiêu, gia uy tuy nghiêm mà người không có oán. Nếu, công
hoặc không xứng mà thưởng họ quá trọng hậu, tội không
đáng trách mà phạt họ rất nặng nề, như vậy, liền khiến
kẻ tiểu nhân sanh ra kiêu căng và oán hận vậy.
Thư
gởi Trương Thượng Thư. |