Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Tư 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 01

228.- CHỮ HÁN: Phật Trí Dụ Hòa thượng viết: Tuấn mã chi bôn dật, nhi bất cảm tứ túc giả, hàn bí chi ngự dã. Tiểu nhân chi cường hoạnh, bất cảm túng tình giả, hình pháp chi chế dã. Ý thức chi lưu lãng, bất cảm phan duyên giả, giác chiếu chi lực dã. Ô hô! Học giả vô giác chiếu, do tuấn mã vô hàm bí. Tiểu nhân vô hình pháp, tương hà dĩ tuyệt tham dục, trị vọng tưởng hồ. 
Dữ Trịnh Cư Sĩ pháp ngữ. 

228.- DỊCH NGHĨA: Phật Trí Dụ Hòa thượng nói: Con tuấn mã chạy nhanh như vũ bão mà không dám buông chân tự tại, vì nó bị chế ngự bởi hàm thiếc dây cương. Kẻ tiểu nhân cường bạo ngang tàng, mà không dám buông ý tung hoành, vì hắn bị chế ngự bởi hình pháp. Ý thức lưu lãng của con người, mà không dám buông lung theo trần duyên, vì nó bị ngăn cản bởi sức giác chiếu. Than ôi! Người học đạo mà không có sức giác chiếu, cũng như con tuấn mã không có hàm thiếc và dây cương. Còn kẻ tiểu nhân nếu không có hình pháp, thì đem gì để dứt bỏ tham dục, đối trị vọng tưởng. 
Pháp ngữ gởi Trịnh cư sĩ (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Trịnh cư sĩ: Pháp tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư, cũng gọi là Trịnh Ngang cư sĩ. 

229.- CHỮ HÁN: Phật Trí vị Thủy Am viết: Trụ trì chi tể hữu tứ yên: nhất đạo đức, nhị ngôn hành, tam nhân nghĩa, tứ lễ pháp. Ðạo đức ngôn hành nãi giáo chi bản dã, nhân nghĩa lễ pháp não giáo chi mạt dã. Vô bản bất năng lập, vô mạt bất năng thành. Tiên thánh kiến học giả bất năng tự trị, cố kiến tùng tâm dĩ an chi, lập trụ trì dĩ thống chi. Nhiên tắc tùng lâm chi tôn, phi vị trụ trì. Tứ sự phong mỹ phi vị học giả. Giai dĩ Phật Tổ chi đạo cố. Thị dĩ thiện vi trụ trì giả, tất tiên tôn đạo đức thủ ngôn hành. Năng vi học giả tất tiên tôn nhân nghĩa tuân lễ pháp. Cố trụ trì phi học giả bất lập. Học giả phi trụ trì bất thành. Trụ trì dữ học giả, do thân chi dữ tý, đầu chi dữ túc, đại tiểu bất xứng nhi bất hội, nãi tương tu nhi hành dã. Cố viết: "Học giả bảo ư tùng lâm, tùng lâm bảo ư đạo đức!". Trụ trì nhân vô đạo đức, tắc tùng lâm tương kiến ký phế hỹ. 
Thực Lục. 

229.- DỊCH NGHĨA: Phật Trí bảo Thủy Am: Thực thể của Trụ trì có bốn điều: Ðạo đức, ngôn hành, nhân nghĩa và lễ pháp. Ðạo đức và ngôn hành là gốc của sự giáo hóa, nhân nghĩa và lễ pháp là ngọn của sự giáo hóa. Không có gốc thì chẳng hay đứng được, không có ngọn thì chẳng hay thành được. Bậc Tiên thánh thấy người học đạo không tự trị được, nên mới kiến lập tùng lâm để họ có chỗ an trụ, suy cử người trụ trì để thống lĩnh họ, nhưng vì cái tôn của tùng lâm không phải vì trụ trì. Cơm ăn, áo mặc, đồ dùng, thuốc thang đầy đủ, không phải vì người học đạo, mà đều là vì cái đạo của Phật Tổ. Bởi thế, người khéo trụ trì trước hết phải tôn đạo đức, giữ ngôn hành, người khéo học đạo, tất nhiên phải giữ nhân nghĩa tuân đạo đức. Cho nên, nếu trụ trì không có người học đạo thì không thể thành lập. Trụ trì và người học đạo cũng như thân mình với cánh tay, đầu và chân, lớn nhỏ phải thích ứng mà không trái nhau mới có thể cùng nương vào nhau mà làm việc. Nên nói: "Người học đạo thì bảo thủ tùng lâm, tùng lâm thì giữ gìn đạo đức". Người trụ trì nếu không có đạo đức thì tùng lâm cũng hầu như tàn phế vậy. 
Thực Lục. 

230.- CHỮ HÁN: Thủy Am Nhất Hòa thượng viết: Dịch ngôn: "Quân tử tư họa nhi dự phòng chi". Thị cố cổ chi nhân tư sanh tử đại hoạn phòng chi dĩ đạo. Toại năng kinh đại truyền viễn. Kim chi nhân vị cầu đạo vu khoát, bất nhược cầu lợi chi thiết đáng. Do thị cạnh tập phù hoa kế hiệu hàm mạt. Hy mục tiền chi sự, hoài cẩu thả chi kế. Sở dĩ mạc khẳng vi chu tuế chi qui giả. Huống sinh tử chi lự hồ. Sở dĩ học giả nhật bỉ tùng lâm nhật phế, kỷ cương nhật trụy, dĩ chí lăng di điên bái, đãi bất khả cứu. Ta hồ! Khả bất giảm tai. 
Song Lâm Thực Lục. 

230.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am Nhất Hòa thượng nói: Kinh Dịch có nói: "Người quân tử nghĩ tới tai họa nên phải dự bị đề phòng". Thế nên người xưa, luôn luôn nghĩ tới cái đại hoạn sanh tử, mà phải đem đạo để phòng ngừa, nên sự nghiệp mới lớn lao, tiếng thơm mới xa rộng. Còn người đời nay lại bảo cầu đạo là vu khoát, cầu lợi là thiết đáng. Do thế họ ganh đua nhau tập thói phù hoa, tính kế vụn vặt, chỉ cầu mong những việc trước mắt, hoài bảo những kế cẩu thả, ngay đến cả việc trù liệu kế hoạch cho một năm cũng chẳng chịu làm, nữa là lo đến việc lớn sanh tử. Vì thế, người học đạo ngày càng quê hèn, chốn tùng lâm ngày càng hoang phế, kỷ cương ngày càng trụy lạc. Sở dĩ tùng lâm đi đến chỗ nghiêng ngửa đổ nát hầu như không thể cứu được. Than ôi! Ta phải lấy đó làm gương soi chung vậy. 
Song Lâm Thực Lục. 

231.- CHỮ HÁN: Thủy Am viết: Tích du Vân Cư kiến Cao Am dạ sam vị: "Chí đạo kính đĩnh bất cận nhân tình. Yếu tu thành tâm chính ý vật sự kiểu sức thiên tà. Kiểu sức tắc cận trá nịnh. Thiên tà tắc bất trung chính. Dĩ chí giai bất hợp hỹ. Thiết tư kỳ ngôn cận lý. Nãi khắc ý tiễn chi. Ðãi kiến Phật Trí tiên sư, thủy hạo nhiên đại triệt, phương đắc bất phụ bình sinh hành cước chi chí". 
Dữ Nguyệt Ðường thư. 

231.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am nói: Xưa kia tôi đi hành cước tới chùa Vân cư, thấy Cao Am nói trong buổi dạ sam: "Chí đạo là con đường thẳng tắp xa cách tình người, nên phải thành tâm chính ý, chớ chuộng kiểu sức thiên tà. Kiểu sức thì gần trá nịnh, thiên tà thì không trung chính, đều không hợp với chí đạo. Tôi trộm nghĩ lời nói của Cao Am rất gần chân lý, nên khắc vào tâm khảm làm theo. Mãi đến khi được yết kiến Phật Trí tiên sư, tôi mới bỗng nhiên đại triệt ngộ,vì thế mà không phụ cái chí bình sinh hành cước của tôi". 
Thư gởi Nguyệt Ðường (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nguyệt Ðường: Cũng gọi Nguyệt Ðường Ðạo Sương thiền sư, pháp tự của Tuyết Phong Tuệ thiền sư. 

232.- CHỮ HÁN: Thủy Am viết: Nguyệt Ðường trụ trì, sở chí dĩ hành đạo vi kỷ nhậm. Bất phát hóa chủ bất sự đang nghệ. Mỗi tuế thực chỉ tùy thường trụ sở đắc dụng chi. Nột tử hữu chí sung hóa đạo giả đa khước chi. Hoặc viết: "Phật giới Tỳ khưu bát dĩ tư thân mệnh. Sư hà cụ chi phất dung". Nguyệt Ðường viết: "Ngã Phật tại nhật tắc khả. Khủng kim nhật vi chi tất hữu hiếu lợi giả, nhi chí ư tự dục hỹ". Nhân tư Nguyệt Ðường phòng vi đỗ tiệm thâm thiết trứ minh. Xứng thực chi ngôn kim do tại nhĩ. Dĩ kim nhật quan chi, hựu khởi chỉ tự dục nhi dĩ hỹ. 
Pháp ngữ. 

232.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am nói: Cách trụ trì của Nguyệt Ðường, ở nơi nào ngài cũng lấy việc hành đạo làm nhiệm vụ của mình, không cần người hóa chủ, không chuộng đồ cúng dường. Sự ăn uống mỗi năm chỉ tùy theo nơi thường trụ có bao nhiêu dùng vậy. Kẻ nột tử có chí muốn sung vào việc khất thực hóa đạo, ngài đều từ khước. Hoặc có kẻ nói: "Phật răn các Tỳ khưu trì bát khất thực để nuôi thân mệnh, sao ngài chống đối chẳng cho". Nguyệt Ðường nói: "Khi đức Phật còn tại thế thì được, nhưng ngày nay làm hạnh đó tất sẽ có người ham lợi mà đưa đến chỗ tự bán cả thân mình". Nhân thế tôi ngĩ ngài Nguyệt Ðường, ngài phòng ngừa tội lỗi từ lúc còn nhỏ nhiệm, ngăn chặn không cho chúng lớn dần, thật là thấm thiết rõ ràng. Những lời nói xứng thực đó nay còn văng vẳng bên tai. Ngày nay đem lời nói ấy mà quan sát, há lại chỉ có sự bán mình mà thôi đâu. 
Pháp ngữ. 

233.- CHỮ HÁN: Thủy Am vị Thị Lang Vưu Diên Chi viết: Tích Ðại Ngu, Từ Minh, Cốc Tuyền, Lang Gia kết bạn sam Phần Dương. Hà Ðông khổ hàn chúng nhân đạn chi. Duy Từ Minh chí tại ư đạo. Hiểu tịch bất đãi, dạ tọa dục thụy, dẫn chùy tự thích. Thán viết: "Cổ nhân vị sinh tử sự đại, bất thực bất tẩm, ngã hà nhân tai nhi túng hoang dật, sinh vô ích ư thời, tử vô văn ư hậu, thị tự khí dã". Nhất đán từ quy. Phần Dương thán viết: "Sở Viên kim khứ, ngô đạo Ðông hỹ". 
Tây Hồ Ký Văn. 

233.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am bảo quan Thị Lang Vưu Diên Chi (1): Xưa kia các ngài Ðại Ngu, Từ Minh, Cốc Tuyền và Lang Gia cùng kết bạn tham học ở ngài Phần Dương. Nơi đây là vùng đất thuộc Hà Ðông quá đỗi rét lạnh, mọi người đều ghê sợ. Duy có Từ Minh có chí hướng với đạo, sớm tối tu hành không lười biếng, ban đêm ngồi thiền, mỗi khi buồn ngủ, ngài lấy chiếc dùi tự đâm vào mình mà than: "Cổ nhân vì sinh tử sự đại nên không ăn không ngủ, ta đây là người thế nào mà lại buông lung biếng nhác để lúc sống thì vô ích với đời, khi chết không một tiếng vang để lại, như thế là tự bỏ mình vậy". Nhân một ngày, ngài Từ Minh tới cáo biệt, Phần Dương than rằng: "Nay Sở Viên đi, đạo của ta trở về Ðông vậy".(2) 
Tây Hồ Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Vưu Diên Chi: Họ Vưu tên Mậu, tự là Diên Chi, hiệu là Toại Sơ cư sĩ, tham đạo ở ngài Thủy Am Nhất thiền sư. 
(2) Ðạo của ta trở về Ðông: Trịnh Huyền đời nhà Hán thờ Mã Dong làm thầy, khi từ biệt thầy trở về nhà, Mã Dong nói: "Ngô đạo Ðông hỹ". 

234.- CHỮ HÁN: Thủy Am viết: Cổ đức trụ trì xuất kỷ hành đạo, vị thường cẩu giản tự tứ. Tích Phần Dương mỗi thán: "Tượng quý kiêu ly học giả nan hóa". Từ Minh viết: "Thậm dị. Sở hoạn chủ pháp giả bất năng thiện đạo nhĩ". Phần Dương viết: "Cổ nhân thuần thành thượng thả tam nhị thập niên phương đắc thành biện". Từ Minh viết: "Thử phi Thánh triết chi luận. Thiện tạo đạo giả thiên nhật chi công". Hoặc vị Từ Minh vọng đản bất thính. Nhi Phần Dương địa đa lãnh nhân bãi dạ sam. Hữu dị Tỳ kheo vị Phần Dương viết: "Bất tam niên quá hữu lục nhân thành đạo giả". Phần Dương thuờng hữu tụng viết: "Hồ Tăng kim tích quang, thỉnh pháp đáo Phần Dương. Lục nhân thành đại khí, khuyến thỉnh vị phu dương". 
Tây Hồ Ký Văn. 

234.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am nói: Cổ đức trụ trì, dấn mình để hành đạo, chưa từng tự mình phóng túng cẩu thả. Xưa kia Phần Dương thường than thở: "Ðời Tượng quý mỏng manh bội bạc, người học đạo khó giáo hóa". Từ Minh nói: "Việc đó rất dễ, chỉ là người chủ pháp không khéo dạy bảo mà thôi". Phần Dương nói: "Người đời xưa thuần thành cũng còn phải hai ba mươi năm trời mới thành biện được". Từ Minh nói: "Ðó không phải là lời bàn về Thánh triết, người khéo đi tới đạo là công lao của cả ngàn ngày". Hoặc có người bảo lời nói của Từ Minh là quái đản không nghe theo. Nhân vì đất Phần Dương quá lạnh nên bãi buổi dạ sam, bỗng có một Tỳ khư lạ bảo Phần Dương: "Trong pháp hội có sáu bậc đại sĩ (1) tai sao không ra đời thuyết pháp". Sau quả nhiên chưa tới ba năm đã có sáu vị thành đạo, nên ngài Phần Dương thường có bài tụng rằng: 

Hồ Tăng dung tích trượng, 
Thỉnh pháp tới Phần Dương. 
Khuyên ta nói pháp bảo, 
Sáu người liễu đạo vàng. 
Tây Hồ Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Sáu bậc đại sĩ: Từ Minh Viên, Ðại Ngu Chi, Lang Gia Giảo, Cốc Tuyền Ðạo, Pháp Hoa Cử và Thiên Thắng Thái. 

235.- CHỮ HÁN: Ðầu Tử Thanh Hòa thượng họa Thủy Am tượng cầu tán viết: "Tự thanh thiền nhân, cô ngạnh vô địch. Thần hôn nhất trai, hiếp bất chí tịch. Thâm nhập thiền định, ly xuất nhập tức. Danh đạt cửu trùng, đàm thiền tuyển đức. Long nhan đại duyệt, tứ dĩ kim bạch. Lực từ giả tam, thượng nãi gia thán. Chân đạo nhân dã, thảo mộc đằng khoán. Truyền dư lậu chất, chú hương thỉnh tán. Thị sở vị thanh xuất ư lam nhi thanh ư lam giả dã". 
Kiến Họa tượng. 

235.- DỊCH NGHĨA: Ðầu Tử Thanh (1) Hoà thượng khi vẻ tượng Thủy Am, có xin ngài làm bài tán để vào bức tranh như sau: 

Thanh thiền nối pháp, 
Cao vút vô song. 
Ngày ăn một bữa, 
Tối chẳng ngả lưng. 
Thâm nhập thiền định, 
Hơi thở chẳng vương. 
Tên vang chín bệ, (2) 
Tuyển đức bàn thiền. 
Long nhan vui đẹp, 
Ban bố lụa vàng. 
Ba lần từ chối, 
Vua càng tán dương. 
Ðáng bậc chân đạo, 
Cây cỏ vui mừng. 
Truyền lậu chất ta, 
Ðốt hương khấn nguyện, 
Quả thật rõ ràng: 
Màu xanh sinh bởi màu lam, 
Màu xanh lại đậm hơn lam bội phần. (3) 
Trong tập Họa tượng. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ðầu Tử Thanh: Pháp tự của Thủy Am Nhất thiền sư, đời thứ 17 phái Nam Nhạc . 
(2) Chín bệ: Dịch ở chữ cửu trùng, chỉ vào nhà vua. 
(3): Hai câu này nói trò giỏi hơn thầy. 

236.- CHỮ HÁN: Thủy Am viết: Phật Trí tiên sư ngôn Ðông Sơn Diễn Tổ thường vị Cảnh Long Học viết: "Sơn Tăng hữu Viên Ngộ, như ngư chi hữu thủy, điểu chi hữu dực". Cố Thừa tướng Tử Nham cư sĩ tán viết: "Sư tư tương khả, hy ngộ nhất thời. Thủy chung chi phận, thùy năng gián chi". Tử Nham cư sĩ, khả vị tri ngôn hỹ. Tỷ kiến chư phương tôn túc, hoài tâm thuật dĩ ngữ nột tử. Nột tử hiệp thế lợi dĩ sự tôn túc. Chủ tân giao lợi thượng hạ khi vũ. An đắc pháp môn chi hưng, tùng lâm chi thịnh hồ. 
Dữ Mai Sơn Nhuận thư. 

236.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am nói: Phật Trí tiên sư nói Ðông Sơn Diễn Tổ thường bảo Cảnh Long Học: "Sơn Tăng có Viên Ngộ cũng như cá có nước, như chim có cánh". Nên Thừa tướng Tử Nhan cư sĩ tán rằng: "Thầy trò cùng tương đắc, thật ít gặp gở thời nay, cùng giữ phần thủy chung như một, không ai có thể làm ngăn cách được". Tử Nham cư sĩ thật là người biết suy luận vậy. Gần đây thấy bậc tôn túc ở khắp nơi, đem tâm thuật để ràng buộc kẻ nột tử. Người nột tử lấy thế lợi để tôn thờ bậc tôn túc. Chủ khách giao với nhau bằng lợi, trên dưới khinh nhờn, dối trá lẫn nhau, như thế hỏi làm sao chốn pháp môn được hưng đạt, nơi tùng lâm được thịnh vượng vậy ư". 
Thư viết cho Mai sơn Nhuận. 

237.- CHỮ HÁN: Thủy Am viết: Ðộng nhân dĩ ngôn duy yếu chân thiết, ngôn bất chân thiết sở cảm tất thiển, nhân thùy khẳng hoài. Tích Bạch Vân Sư Tổ tống Sư Ông trụ Tứ Diện. Ðinh ninh viết: "Tổ đạo lăng trì nguy như lũy noãn. Vô tứ hoang dật, hư táng quang âm, phục bại trí đức. Ðương khoan dung lượng độ, lợi vật tồn chúng, đề trì thử sự báo Phật Tổ ân". Ðương thời văn giả, thục bất cảm động. Nhĩ tạc lai, triệu đối thần đình, thành vi pháp môn chi hạnh. Thiết nghi hạ thân tôn đạo dĩ lợi tế vi tâm. Bất khả căng kỷ tự phạt. Tòng thượng tiên triết khiêm nhu kính úy bản thân toàn đức, bất dĩ thế vị vi vinh, toại năng thanh chấn nhất thời mỹ lưu vạn thế. Dư lự quang cảnh bất trường vô phục diện hội, cố thử thiết chúc. 
Kiến Ðầu Tử thư. 

237.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am nói: Nếu đem lời nói để lay chuyển lòng người, chỉ cần ở chỗ chân thiết. Lời nói không chân thiết, chỗ cảm động tất sẽ ít, và ai là người chịu thống khắc ở đáy lòng. Xưa kia Bạch Vân Sư Tổ, đưa Sư Ông trụ trì chùa Tử Diện, đinh ninh dặn dò: "Tổ đạo tan nát, nguy như xếp trứng, chớ nên buông lung phóng túng, uổng phí quang âm, hoại mất trí đức. Phải nên có độ lượng khoan dung, cung chúng lợi người. Giữ gìn được như thế tức là báo ơn Phật Tổ". Ðương thời những người nghe biết lời nói ấy ai nấy đều cảm động. Ông (Ðầu Tử) từ trước tới nay được mời vào chốn cung đình giảng đạo, quả thật là điều may mắn cho pháp môn, cần phải nhún mình tôn đạo lấy việc lợi tế làm lòng, không nên cậy mình khoe khoan, phải theo chỗ khiêm nhường nhu hòa, kính úy các bậc tiên triết để giữ mình cho toàn đức, đừng lấy thế vị làm vinh thì tiếng trong sạch mới có thể vang dội một thời, vẻ tốt đẹp mới có thể lưu thơm muôn thuở. Ta lo bóng sáng chẳng còn lâu dài, không còn được gặp lại ông lần nữa, nên đem những lời tha thiết để dặn dò. 
Thư gởi Ðầu Tử. 

238.- CHỮ HÁN: Thủy Am thiếu thích thảng hữu đại chí. Thượng khí tiết bất sự phù mỹ bất tuần tế kiểm. Hung thứ ngạn cốc tuẫn thân dĩ nghĩa. Tuy họa hại giao tiền, bất kiến hữu vẫn hoạch chi sắc. Trụ trì bát viện kinh lịch tứ quận. Sở chí, căng căng nghiệp nghiệp dĩ hành đạo kiến lập vi tâm. Thuần Hy ngũ niên thoái Tây Hồ Tịnh Từ. Hữu kệ viết: "Lục niên sái tảo hoàng đô tự, ngoã lịch phiên thành Thích Phạm cung. Kim nhật công thành quy khứ dã, trượng đầu bát diện khởi thanh phong". Sĩ thứ giả lưu bất chỉ, tiểu chu chí Tú chi Thiên Ninh. Vi kỷ thi tật biệt chúng cáo chung. 
Hành Thực. 

238.- DỊCH NGHĨA: Thủy Am khi còn ít tuổi cũng đã tỏ ra lỗi lạc có chí lớn chuộng khí tiết, không thích phù hoa xa xỉ, không noi theo sự việc nhỏ nhặt, lòng dạ rộng rãi, dấn thân làm việc nghĩa, tuy họa hại bày ngay trước mắt cũng không thấy sắc mặt biến đổi. Ngài trụ trì với tám ngôi chùa tại khắp bốn quận huyện, đến nơi nào ngài cũng chỉ khắn đáu tha thiết đem tâm hành đạo và kiến lập làm nhiệm vụ. Niên hiệu Thuần Hy năm thứ năm, ngài lui gót về trụ trì chùa Tịnh Từ đất Tây Hồ có làm bài kệ rằng: 

Sáu năm quét dọn cảnh chùa chiền, 
Ngói sỏi biến thành Thích Phạm Thiên. 
Quả phúc viên thành nay để lại, 
Gió rung gậy tích khắp mọi miền. 

Quan dân ở đây cố thỉnh ngài lưu lại nhưng không được. Ngài ra đi trên một con thuyền nhỏ đến chùa Thiên Ninh huyện Tú Thủy, chẳng được bao lâu bị bệnh rồi thị tịch. 
Hành Thực. 

239.- CHỮ HÁN: Nguyệt Ðường Sương Hòa thượng viết: Tích Ðại Trí thiền sư lự mạt thế Tỳ khưu kiêu nọa. Ðặc chế qui củ dĩ phòng chi tùy khí năng các thiết du ty. Chủ cư trượng thất, chúng cư thông đường. Liệt thập cục đầu thủ chi, nghiêm túc như quan phủ. Cư thượng giả đề kỳ đại cương, tại hạ giả, lý ky chúng mục. Xử thượng hạ tương thừa như thân chi xử tý, tý chi xử chỉ, mạc bất xuất tòng. Thị dĩ tiền bối tuân thừa dực đới, quyền quyền phụng hành giả, dĩ Tiên thánh chi di phong vị dẫn cố dã. Tỷ kiến tùng lâm suy thế, học giả quý thông tài tiện thủ tiết. Thượng phù hoa bạc chân tố, nhật tư nguyệt sâm tiệm nhập kiêu ly. Thủy tắc thâu an nhất thời, cập ngoạn tập ký cửu, vị kỳ lý chi đương nhiên, bất vị chi phi nghĩa. bất vị chi phi lý. Tại thượng giả chủy chủy yên úy kỳ hạ, tại hạ giả khuê khuê yên tứ kỳ thượng. Bình cư tắc cam ngôn khuất thể dĩ tương my duyệt. Ðdắc gián tắc lang tâm quỷ kế dĩ tương đồ quái. Thành giả vi hiền, bại giả vi ngu, bất phục vấn tôn ti chi tự, thị phi chi lý. Bỉ ký vi chi thử tắc hiệu chi. Hạ ký ngôn chi, thượng tắc tòng chi. Tiền ký hành chi, hậu tắc tập chi. Ô hô! Phi ngạn thánh chi sư thừa nguyện lực, tích bách niên chi công, kỳ tệ cố tắc mạc năng cách hỹ. 
Dữ Thuấn Hòa Thượng thư. 

239.- DỊCH NGHĨA: Nguyệt Ðường Sương Hòa thượng nói: Xưa kia Ðại Trí thiền sư, lo Tỳ khưu đời mạt pháp kiêu mạn lười biếng, nên đặc biệt chế định quy củ để ngăn ngừa, tùy theo khả năng mà đặt ra từng chức vụ cho mỗi người coi sóc. Vị chủ ở nhà Phương trượng, chúng Tăng ở chốn Tăng đường, chia thành mười chức vụ đứng đầu (1). Người đứng đầu thì nghiêm túc như quan phủ, nắm phần đại cương ở trên, kẻ ở dưới thì sửa sang trông coi các việc, khiến cho trên dưới cùng nối tiếp nhau như thân sai khiến cánh tay, cánh tay sai khiến ngón tay, ai nấy đều tuân theo mệnh lệnh làm công việc. Bởi thế, bậc tiền bối cung kính noi theo, khắn đáu phụng hành, khiến cho di phong của Tiên thánh chưa tuyệt diệt. Gần đây thấy chốn tùng lâm suy đồi, người học đạo quý trọng chỗ tài ba, khinh miệt sự giữ gìn tiết nghĩa, ưa chuộng vẻ phù hoa, khinh bạc niềm chân thật, ngày qua tháng lại, dần dần đưa đến chỗ suy vi. Lúc đầu thì họ trốn tránh an phận một thời, kịp tới lúc huân tập đã lâu thì lại bảo đó là lý đương nhiên, chứ không bảo đó là phi nghĩa, chẳng bảo đó là phi lý. Người ở trên thì hồi họp lo sợ kẻ ở dưới, kẻ ở dưới thì duơng mắt nhìn lại người trên. Lúc bình thường thì buông lời ngọt ngào, khuất thân giữ lễ để cùng xu nịnh làm đẹp lòng lẫn nhau, nhưng được ít lâu thời lại đem lang tâm quỷ kế để chém giết lẫn nhau. Nếu kẻ thắng đó là người hiền, kẻ bại hóa ra người ngu, không còn để ý đến tôn ty trật tự, lỳ lẽ phải trái. Kẻ kia đã làm thế, người này bắt chước theo, kẻ dưới nói thế nào, người trên cũng làm thế, người trước làm thế nào, người sau cũng noi theo làm như vậy. Than ôi! Nếu không phải là bậc Hiền thánh nương theo nguyện lực xuất hiện chứa góp công nghiệp hàng trăm năm, thì sao có thể lay chuyển nổi cái tệ hại kiên cố kia, bằng không thì không thể thay đổi được. 
Thư gởi Thuấn Hòa thượng (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Mười chức vụ đứng đầu: 
a.- Tiền Ðường Thủ tọa. 
b.- Hậu Ðường Thủ tọa. 
c.- Thư ký. 
d.- Tạng chủ. 
e.- Tri khách. 
f.- Ðô quản. 
g.- Giám tự. 
h.- Phó tự. 
i.- Duy na. 
j.- Ðiền tọa. 
(2) Thuấn Hòa thượng: Cũng gọi là Tây Thiên Tưệ Thuấn, pháp tụ của Thuyết Phong Diễn thiền sư. 

240.- CHỮ HÁN: Nguyệt Ðường trụ Tịnh Từ tối cửu. Hoặc vị: "Hòa thượng hành đạo kinh niên, môn hạ vị văn hữu đệ tử, đắc bất cô Diệu Trạm hồ". Nguyệt Ðường bất đối. Tha nhật tái ngôn chi. Nguyệt Ðường viết: "Tử bất văn tích nhân chủng qua nhi ái thậm giả, thịnh hạ chi nhật, phương trung nhi quán chi, qua bất toàn sủng nhi ứ bại hà giả. Kỳ ái chi phi bất cần, nhiên quán chi bất dĩ thời, thích sở dĩ bãi chi dã. Chư phương lão túc đề khế nột tử, bất quan kỳ đạo nghiệp nội sung tài khí hoành viễn, chỉ dục tốc kỳ vi nhân, đãi thẩm kỳ đạo đức tắc dâm ô, sát kỳ ngôn hạnh tắc quai lệ, vị kỳ công chính tắc tà nịnh, đắc phi ái chi quá kỳ phận hồ. Thị chính do nhật trung chi quán qua dã. Dư thâm khủng thức giả tiếu, cố bất vi dã. 
Bắc Sơn Ký Văn. 

240.- DỊCH NGHĨA: Nguyệt Ðường trụ trì chùa Tịnh Từ rất lâu. Hoặc có người nói: "Sự hành đạo của Hòa thượng đã nhiều năm, nay trong đám môn hạ của ngài chưa nghe thấy có người đệ tử nào xuất chúng, như vậy há lại không cô phụ môn phái của Diệu Trạm (1) Tiên sư vậy ư?". Nguyệt Ðường không trả lời. Ngày khác họ lại nói với ngài. Nguyệt Ðường nói: "Ngươi không nghe thấy người đời xưa trồng hạt dưa mà yêu nó quá mức, đền nỗi những ngày nắng gắt ở mùa Hạ, mà cũng cố tưới ngay lúc giữa trưa, thì dưa chẳng những không tươi tốt được mà lại úa nát. Tại sao? Bởi lẽ, người mến trồng dưa, không phải là không siêng, nhưng vì tưới nó không đúng thời, nên dưa kia hoá thành úa nát. Các bậc lão túc ở các nơi cung ứng đề bạt kẻ nột tử, lại không xem đạo nghiệp sung thực và tài khí rộng xa của họ, mà chỉ muốn họ chóng nên người, nhưng xét tới đạo đức của họ thì nhơ bẩn, xét tới ngôn hạnh của họ thì trái ngang, như bảo họ là công chính thì chính họ là kẻ tà nịnh. Những việc như thế có lẽ cũng vì yêu họ quá mức vậy chăng? Như thế cũng chẳng khác gì kẻ tưới dưa ở giữa buổi trưa nắng. Ta vì sợ hãi kẻ thức giả chê cười, nên không dám giao phó công việc trọng đại cho họ". 
Bắc Sơn Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Diệu Trạm: Tuyết Phong Tư Tuệ Diệu Trạm thiền sư, pháp tự của Pháp Vân Thiện Bản thiền sư. 

241.- CHỮ HÁN: Nguyệt Ðường viết: Hoàng Long cư Tích Thúy. Nhân bệnh tam nguyệt bất xuất. Chân Tịnh tiêu dạ khẩn đảo. Dĩ chí nhiên đính luyện tý ngưỡng kỳ âm tướng. Hoàng Long văn chi trách viết: "Sinh tử cố ngô phận giả. Nhĩ sam thiền bất đạt lý nhược thị". Chân Tịnh thung dung viết: "Tùng lâm khả vô Khắc Vân, bất khả vô Hòa thượng". Thức giả vị: "Chân Tịnh kính sư trọng pháp, kỳ thành chi thứ, tha nhật tất thành đại khí". 
Bắc Sơn Ký Văn. 

241.- DỊCH NGHĨA: Nguyệt Ðường nói: Hoàng Long khi ở chùa Tích Thúy, nhân vì bệnh ba tháng không ra khỏi nhà Phương trượng. Chân Tịnh lấy làm lo lắng suốt đêm khấn nguyện cầu đảo, dĩ chí đốt hương trên đỉnh đầu, thắp đèn trên cánh tay, ngửa mong thần lực âm trợ. Hoàng Long nghe biết việc đó liền trách rằng: "Lẽ sống chết là phần cố nhiên của ta, ông là người tham thiền mà không đạt được lý đó sau?". Chân tịnh thong thả thưa: "Tùng lâm có thể không có Khắc Vân (Chân Tịnh), chứ không thể không có Hòa thượng". Kẻ thức giả bảo: "Chân Tịnh là kẻ kính thầy trọng pháp một cách chân thành đến thế, tất sẽ thành người đại khí sau này". 
Bắc Sơn Ký Văn. 

242.- CHỮ HÁN: Nguyệt Ðường viết: Hoàng Thái Sử Lỗ Trực thường ngôn: "Hoàng Long Nam thiền sư, khí lượng thâm hậu, bất vi sự vật sở thiên. Bình sinh vô kiểu sức. Môn đệ hữu chung thân bất kiến kỳ hỷ nộ giả. Tuy tẩu sử chí lực chi bối nhất dĩ thành đãi chi. Cố năng bất động thanh khí, nhi khởi Từ Minh chi đạo, phi cẩu nhiên dã". 
Kiến Hoàng Long Thạch khắc. 

242.- DỊCH NGHĨA: Nguyệt Ðường nói: Hoàng Thái Sử Lỗ Trực thường nói: "Hoàng Long Nam thiền sư là bậc khí lượng sâu dày, không bị sự vật lay chuyển, bình sinh không ưa trang sức, môn hạ đệ tử suốt đời cũng không thấy ngài có nét mặt mừng giận. Tuy là những kẻ hầu hạ sai khiến, ngài đều lấy tâm thành thật để đối đãi. Thế nên ngài chẳng động đến thanh khí, mà làm hưng thịnh được đạo của Từ Minh. Như vậy không phải là không lo lắng mà thành đạt được". 
Khắc ở bia đá chùa Hoàng Long. 

243.- CHỮ HÁN: Nguyệt Ðường viết: Kiến Viêm Kỷ Dậu thượng tỵ nhật. Chung Tương bạn ư Phong Dương. Văn Thù Ðạo thiền sư ách ư nạn. Tặc thế ký thịnh, kỳ đồ đào khứ. Sư viết: "Họa khả tỵ hồ". Tức nghị nhiên sử ư trượng thất, kính vi tặc sở hại. Vô Cấu cư sĩ bạt kỳ Pháp ngữ viết: "Phù ái sinh úy tử sanh chi thường tình. Duy chí nhân ngộ kỳ bản bất sinh, tuy sinh nhi vô sở ái. Ðạt kỳ vị thường diệt, tuy tử nhi vô sở úy. Cố năng lâm sanh tử họa hoạn chi tế, nhi bất di kỳ sở thú. Sư kỳ nhân hồ". Dĩ sư đạo đức tiết nghĩa, túc dĩ giáo hóa tùng lâm, thùy phạm hậu thế. Sư danh Chính Ðạo, Mỵ Châu Ðan Lăng nhân, Phật Giám chi tự giả. 
Tuệ Ðại Sư Ký Văn. 

243.- DỊCH NGHĨA: Nguyệt Ðường nói: Niên hiệu Kiến Viêm (1) ngày mồng 3 tháng 3 (2) năm kỷ Dậu. Chung Tương làm phản ở Phong Dương. Văn Thù Ðạo thiền sư mắc nạn ở dịp này. Thế giặc rất mạnh, đồ chúng của ngài đều bỏ chạy. Thiền sư nói: "Tai vạ có thể tránh được ư?". Ngài cương quyết ở lại nhà Phương trượng, rồi sau bị quân giặc sát hại. Vô Cấu cư sĩ làm bài bạt trong tập Pháp ngữ của ngài rằng : "Ôi! Ham sống sợ chết là thường tình của con người, duy có bậc chí nhân hiểu cái lẽ đó là bất sinh, nên tuy có sinh ra mà không ham thích thân mình, đạt được lẽ sanh tử là bất diệt, nên tuy chết mà không sợ hãi. Cho nên, khi tới lúc tử sinh họa nạn mà không thay đổi được những điều mình vẫn giữ. Thiền sư là bậc chí nhân vậy". Nếu đem phần đạo đức tiết nghĩa của thiền sư cũng đủ để giáo hóa tùng lâm, làm khuôn mẫu cho hậu thế. Thiền sư tên là Chính Ðạo, người đất Ðan Lăng thuộc Mỵ Châu, pháp tự của ngài Phật Giám. 
Tưẹ Ðại Sư Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Mồng 3 tháng 3: Dịch ở chữ Thượng Tỵ nhật. 
(3) Văn Thù Ðạo: Văn Thù Tâm Ðạo thiền sư, pháp tự của Phật Giám Cần thiền sư. 

244.- CHỮ HÁN: Tâm Văn Bí Hòa thượng viết: Nột tử nhân thiền chí giả đa. Hữu bệnh tại nhi mục giả, dĩ xanh my nổ mục trắc nhỉ điểm đầu vi thiền. Hữu bệnh tại khẩu thiệt giả, dĩ điên ngôn đảo ngữ hò hát loạn hát vi thiền. Hữu bệnh tại thủ túc giả, dĩ tiến tiền thoái hậu, chỉ đông hoạch tây vi thiền. Hữu bệnh tại tâm phục giả, dĩ cùng huyền cứ diệu siêu tình ly kiến vi thiền. Cứ thực nhi luận vô phi thị bệnh. Duy bản sắc tôn sư minh sát cơ vi, mục kích nhi tri kỳ hội bất hội. Nhập môn nhi biện kỳ đáo bất đáo, nhiên hậu dụng nhất chùy nhất thích, thoát kỳ liêm tiêm công kỳ đáp trệ, nghiệm kỳ chân giả định kỳ hư thực, nhi bất thủ nhất phương, tiện muội hồ biến thông tỷ chung đạp ư an lạc vô sự chi cảnh, nhi hậu dĩ hỹ. 
Thực Lục. 

244.- DỊCH NGHĨA: Tam Văn Bí Hòa thượng nói: Kẻ nột tử nhân vì tham thiền đến nỗi mắc bệnh quá nhiều. Có người bị bệnh ở tai mắt, chỉ lấy dương mày, trừng mắt, ghé tai, gật đầu làm thiền. Có người mắc bệnh ở miệng và lưỡi, chỉ vì lấy lời nói điên đảo, quát mắng loạn xạ làm thiền. Có người mắc bệnh ở tay chân, chỉ vì lấy tiến trước lùi sau, chỉ đông trỏ tây làm thiền. Có người bệnh ở tâm phúc, chỉ vì lấy việc tới chỗ cùng tận huyền diệu vượt ngoài tình kiến làm thiền. Cứ thật mà bàn thì tất cả đó đều là bệnh. Duy có bậc tôn sư đã nhận chân được bản lai diện mục mới xét được rõ căn cơ vi tế, khi mục kích đã biết được chỗ lãnh hội hay chưa lãnh hội của họ. Khi nhập môn đã phân biệt được chỗ đến đích hay chưa đến đích của họ. Rồi sau đó ngài mới dùng một chiếc dùi, một móc nhọn, lột trần chỗ khuất tất nhỏ nhiệm, phá tan nơi ngưng trệ, nghiệm xét chỗ chân giả của họ mà không giữ chịt ở một chiều, làm mờ mịt mất chỗ biến thông, khiến cho họ bước tới được cảnh an lạc vô sự rồi sau mới thôi. 
Thực Lục. 

245.- CHỮ HÁN: Tâm Văn viết: Cổ nhân: "Thiên nhân chi tú viết Anh, vạn nhân chi anh viết Kiệt". Nột tử hữu trí hạnh văn ư tùng lâm giả, khởi phi cận anh kiệt chi sĩ. Ðãn năng cần nhi tham cứu khử hư thủ thực, các đắc kỳ dụng, tắc viện vô đại tiểu, chúng vô đa quả, giai tòng kỳ hóa hỹ. Tích Phong Huyệt chi Bạch Ðinh, Dược Sơn chi Ngưu Lạn, Thường Công chi Ðại Mai, Từ Minh chi Kinh Sở, đương thử chi thời, du du chi đồ, nhược dĩ vị mặo tương cầu, tất kiến nhi di chi. Nhất đán cứ sư tịch đăng hoa tọa, vạn chỉ vi nhiễu phát huy Phật Tổ thúc thế chi quang minh. Tùng lâm thực bất vọng phong nhi mỹ, thẩn tiền bối giai phụ hoàn vỹ chi tài anh kiệt chi khí, thượng năng khu khu ư vị ngộ chi tế, hàm sĩ nhẫn cấu, hỗn thế đồng ba nhi nhược thị, huống giáng tư giả ư. Ô hô! Cổ do kim dã, thử do bỉ dã, nhược tất đãi Dược Sơn, Phong Huyệt, nhi sư chi, thiên tải nhất ngộ dã. Nhược tất đãi Ðại Mai, Từ Minh nhi hữu chi, bách thế nhất xuất dã. Cái sự hữu tòng vi nhi chí trứ, công hữu tích tiểu nhi thành đại. Vị kiến bất học nhi hữu thành, bất tu nhi tiên đạt giả. Nhược ngộ thử lý sự khả cầu hữu khả trạch, đạo khả học, đức khả tu, tắc thiên hạ chi sự hà thi nhi bất khả. Cổ văn: "Tri nhân thành nan. Thánh nhân sở bệnh, huống kỳ tha hồ"
Dữ Trúc Am thư. 

245.- DỊCH NGHĨA: Tam Văn nói: Cổ nhân nói (1): "Cái tốt gấp ngàn người gọi là Anh, cái mạnh gấp muôn người gọi là Kiệt". Kẻ nột tử có trí tuệ hạnh kiểm tiếng khen lừng lẫy trong chốn tùng lâm, người đó há không phải là anh kiệt sao? Kẻ nột tử nếu hay siêng năng tham cứu, bỏ hư lấy thực, để thích ứng với chỗ dùng của nó, thì tự viện không cứ lớn hay nhỏ, chúng bất luận nhiều hay ít, đều theo đó mà giáo hóa được vậy. Xưa kia, ngài Phong Huyệt (2) đến chùa Bạch Ðinh, Dược Sơn (3) đến chùa Ngưu Lạn, Thường Công (4) đến núi Ðại Mai, Từ Minh (5) đất Kinh Sở, đương thời đó những kẻ ngù ngờ đều chỉ chuộng địa vị và dung mạo để tìm hiểu, khi thấy các ngài, tất nhiên họ phảiđem tâm chê bai. Nhưng một ngày kia các vị ấy ngồi vào chiếu Pháp tịch, bước lên tòa sư tọa, có hàng vạn người vây quanh, làm rực rỡ ánh quang minh của Phật Tổ trong đời mạt pháp, thì khi đó trong chốn tùng lâm ai ai cũng phục tùng, ví như gió lướt trên cỏ vậy. Huống hồ, các bậc tiền bối đều sẵn có tài năng hoàn vỹ, chí khí anh kiệt, các ngài cũng còn phải ấp ủ ở chỗ lúc chưa gặp thời cơ, phải ngậm đắng nuốt cay, ngụp lặn cùng với làn sóng đời mà chìm nổi đó thôi, đâu có phải là các ngài kém tài xuất chúng vậy. Than ôi! Người đời xưa cũng như đời nay, người này cũng như người kia, nếu phải đợi các ngài Dược Son, Phong Huyệt làm thầy, thì ngàn năm mới gặp một lần được. Nếu phải đợi các ngài Ðại Mai, Từ Minh làm bạn, thì hàng trăm năm mới có một vị ra đời. Bởi lẽ, sự việc có từ ở chỗ vi tế đến rõ rệt, công lao có từ chỗ góp nhỏ mà thành lớn, chưa từng thấy ai không học mà thành tài, không tu mà thành đạt. Nếu hiểu được lý này, thì họ có thể tìm được thầy, chọn được bạn, học được đạo, tu được đức, và cũng có thể thi thố được bất cứ việc gì trong thiên hạ. Cổ nhân nói: "Biết người thật là khó. Thánh nhân còn lo, huống là người khác vậy ư". 
Thư gởi Trúc Am. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Cổ nhân nói: Người có tài gấp mười người gọi là Tuyến, gấp trăm người gọi là Tuấn, gấp ngàn người gọi là Anh, gấp vạn người gọi là Kiệt. 
(2) Phong Huyệt: Phong Huyệt Diên Chiếu thiền sư, pháp tự của Nam Viễn Tuệ Ngu thiền sư, ngài đến đất Bạch Ðinh giáo nơi này chỉ trong bảy năm trời, mà nơi đây đã trở thành chốn tùng lâm có tên tuổi. 
(3) Dược Sơn: Dược Sơn Hòa thượng khi ngài đến đất Phong Dương, thấy một miếng đất ở chân núi rất đẹp, liền khuyến hóa chủ đất xin lập một đạo tràng để tọa thiền, nhưng vì những người quanh vùng không ưa, ngài liền vào chuồng bò ở nhà người khác tọa thiền, người chủ bất đắc dĩ đưổi bò ra ngoài, rồi phóng hỏa đất chuồng bò đó, nhưng sau ngài lại ngồi tọa thiền ở trên nền chuồng bò. Quan Thái Thú nghe biết liền bán quả núi đó, và dành cho ngài một miếng đất để kiến thiết am, sau cái am đó trở thành chùa Ngưu Lạn và biến thành một tùng lâm lớn. 
(4) Thường Công: Pháp Thường thiền sư núi Ðại Mai. Lúc đầu ngài tham thiền ở Ðại Tịch thiền sư và hỏi ngài Ðại Tịch: "Thế nào là Phật?". Ðại Tịch trả lời: "Tâm tức là Phật". Thiền sư liền đại ngộ và sau hoằng hóa ở núi Ðại Mai, đồ chúng theo học rất đông đảo. 
(5) Từ Minh: Ngài Từ Minh chỉ lưu ngụ ở đất Kinh sở một thời gian, mà đồ chúng các nơi kéo về tham học rất đông. 

246.- CHỮ HÁN: Tâm Văn viết: Giáo ngoại biệt truyền chi đạo, chi giản chí yếu, sơ vô tha thuyết. Tiền bối hành chi bất nghi, thư chi bất dịch. Thiên Hỷ gian Tuyết Ðậu dĩ biện bác chi tài, mỹ ý biến lộng cầu tân trác sảo, kế Phần Dương vi Tụng cổ, lung lạc đương thế học giả, tông phong do thử nhất biến hỹ. Ðãi Tuyên Chính gian, Viên Ngộ hựu xuất kỷ ý ly chi vi Bích Nham Tập. Bỉ thời mại cổ thuần toàn chi sĩ, như Ninh Ðạo giả, Tử Tâm, Linh Nguyên, Phật Giám chư lão, giai mạc năng hồi kỳ thuyết. Ư thị tân tiến hậu sinh, chân trọng kỳ ngữ. Chiêu tụng mộ tập vi chi chí học. Mạc hữu ngộ kỳ phi giả. Thống tai! Học giả chi tâm thuật hoại hỹ. Thiệu Hưng sơ, Phật Nhật nhập Mân kiến học giả khiên chi bất phản. Nhật trì nguyệt vụ tẩm tí thành tệ. Tức toái kỳ, bản tịch kỳ thuyết, dĩ chí khử mê viện nịch, thích phồn vát kịch, tồi tà hiển chánh, đặc nhiên nhi chấn chi. Nột tử sảo tri kỳ phi nhi bất phục mộ. Nhi nhiên Phật Nhật cao minh viễn kiến thừa bi nguyện lực cứu mạt pháp chi tệ, tắc tùng lâm đại hữu khả úy giả hỹ. 
Dữ Trương Tử Thiều thư. 

246.- DỊCH NGHĨA: Tâm Văn nói: Ðạo của giáo ngoại biệt truyền rất giản dị thiết yếu. Lúc ban đầu ngoài thuyết đó ra không có thuyết nào khác, nên các bậc tiền bối thực hành đạo đó không chút ngờ vực, giữ gìn đạo đức đó không chi thay đổi. Nhưng vào khoảng niên hiệu Thiên Hỷ (1), có ngài Tuyết Ðậu lại dùng tài biện bác, đem ý đẹp để biến đổi thuyết đó, khéo léo tìm thêm ý mới và tiếp nối thêm tư tưởng của Phần Dương, làm thành những bài "Tụng cổ" lung lạc người học đạo đương thời, nên tông phong do đó mà một lần bị biến đổi. Kịp tới khoảng niên hiệu Tuyên Chính (2), ngài Viên Ngộ lại đưa ra ý riêng của mình, tách rời"Tụng cổ" làm thành "Bích Nham Tập". Thời đó lại có những bậc lão thành hoàn toàn thuần túy hơn cả cổ nhân, như các ngài Ninh Ðạo (3), Tử Tâm, Linh Nguyên, Phật Giám, cũng đều không thể kéo lại thuyết đó. Bởi thế những kẻ tân tiến hậu sinh, quý trọng những từ ngữ đó, sớm tụng tối tập, bảo đó là học thuyết chí đạo, chẳng có một ai biết đó là trái. Ðau đớn thay! Tâm thuật của người học đạo bị bại hoại vậy. Tới năm đầu niên hiệu Thiệu Hưng (4), có ngài Phật Nhật vào đất Mân, thấy người học đạo ham đắm Bích Nham Tập, mà không sao kéo họ trở lại lối cũ được, ngày qua tháng lại dần dần trở nên tệ hại, ngài liền đem đập nát ván in của Bích Nham Tập, cực lực bài bác học thuyết đó. Dĩ chí, ngài còn mở chỗ mê mờ, cứu kẻ đắm đuối, nên ngài cắt bỏ chỗ phiền toái, gạt bỏ ý rườm rà, tồi tà hiển chánh, bỗng nhiên cái đạo của giáo ngoại biệt truyền được chấn hưng trở lại. Lúc này kẻ nột tử mới biết Bích Nham Tập là trái, nên không ái mộ nữa. Nếu ngài Phật Nhật không phải là bậc cao minh thấy xa nhìn rộng, nương theo sức bi nguyện, cứu tệ thời mạt pháp thì chốn tùng lâm đã xảy ra những việc rất đáng ghê sợ. 
Thư gởi Trương Tử Thiều. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thiên Hỷ: Niên hiệu đời vua Chân Tôn. 
(2) Tuyên Chính: Niên hiệu đờivua Tống Hưng Tôn, lấy chữ Tuyên Hòa và Chính Hòa. 
(3) Ninh Ðạo: Khai Phúc Ðạo Ninh thiền sư, pháp tự của Ngũ Tổ Diễn thiền sư. 
(4) Thiệu Hưng: Niên hiệu vua Cao Tôn đời Nam Tống. 

247.- CHỮ HÁN: Chuyết Am Phật Chiếu Quang Hòa thượng, sơ tham Tuyết Ðường ư Tiến Phúc. Hữu tướng giả nhất kiến nhi khí chi. Vị Tuyết Ðường viết: "Chúng trung Quang Thượng tọa, đầu lô phương chính, quảng tảng phong ghi, thất xứ bình mãn, tha nhật tất vi Ðế vương sư". Hiếu Tôn Hoàng đế Thuần Hy sơ, triệu đối xứng chỉ, lưu Nội Quán Ðường thất túc, đãi ngộ ưu dị, độ việt tiền lai, tứ Phật Chiếu chi danh văn vu thiên hạ. 
Ký Văn. 

247.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am (1) Phật Chiếu Quang Hòa thượng, lúc đầu tham thiền ngài Tuyến Ðường ở chùa Tiến Phúc. Có thầy tường chợt thấy ngài, đoán biết ngài là bậc đạo khí, liền bảo với Tuyết Ðường: "Trong đại chúng có Quang Thượng tọa, đỉnh đầu vuông thẳng, trán rộng mép đầy, bảy nơi (2) cân đối, ngày kia ắt phải là thầy của Ðế vương". Năm đầu niên hiệu Thuần Hy đời vua Hiếu Tôn, ngài được triệu vào kinh hỏi đạo, ứng đối hợp ý nhà vua, được vua lưu lại Nội Quảng Ðường bảy ngày đêm đãi ngộ rất ưu ái đặc biết, vượt quá lễ nghi thông thường từ trước tới nay, và ban cho tên hiệu là Phật Chiếu, tiếng của ngài lúc đó được bay khắp thiên hạ. 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Chuyết Am: Phật Chiếu Ðắc Quang thiền sư, pháp tự của Ðại Tuệ Cảo thiền sư. 
(2) Bảy nơi: .Hai tay, hai chân, hai vai và đỉnh đầu. 

248.- CHỮ HÁN: Chuyết Am vị Ngu Doãn Văn Thừa tướng viết: Ðạo đại đỗng nhiên bản vô ngu trí, thí như Y Lã khởi canh ngư vi Ðế vương sư. Cự khả dĩ trí ngu giai cấp nhi năng nghĩ tai. Tuy nhiên phi đại trượng phu, kỳ thục năng dữ yên. 
Quảng Lục. 

248.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am bảo Thừa tướng Ngu Doãn Văn (1): Ðại đạo bình đẳng, vốn không phân biệt kẻ ngu người trí, ví như Y Doãn (2), Lã Vọng (3) là người cày ruộng câu cá mà làm thầy Ðế vương. Ðâu có thể lấy trí ngu giai cấp mà hay phỏng theo được. Tuy vậy, nhưng nếu không phải là bậc đại Trượng phu thì đâu có thể dự vào đạo lớn đó được. 
Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ngu Doãn Văn: Họ Ngu tên Doãn Văn, tên chữ là Bản Phủ, có tài thơ phú, đời vua Hiếu Tôn được phong làm Thừa tướng. 
(2) Y Doãn: Họ Y tên Doãn, ông lo Trung quốc không có đấng vua hiền, than thân trách phận không thi thố được cái đạo của mình, liền ẩn thân cày ruộng ở Hữu Sằn, vua Thang ba lần đến mời, bái phong làm quan Thừa tướng. 
(3) Lã Vọng: Họ Khương, tên Thượng, tên chữ là Tử Nha, ông làm nghề câu cá bến Vị Thủy ở Bàn Khê, huyện Bảo Kê. Sau được Chu Văn Vương phong chức Lã Hầu và ban hiệu là Thái Công Vọng. 

249.- CHỮ HÁN: Chuyết Am viết: Toàn Dã Am thường ngôn: "Hoàng Long Nam thiền sư khoan hậu trung tín, cung nhi từ ái, độ lượng ngưng viễn, bác học hiệp văn. Thường đồng Vân Phong Duyệt du Hồ Tương tỵ vũ thụ hạ. Duyệt ky cứ tương đối. Nam độc nguy tọa". Duyên sân mục thị chi viết: "Phật Tổ diệu đạo bất thị tam gia thôn cổ miếu lý thổ địa tác tử mô dạng". Nam khể thủ tạ chi, nguy tọa du thậm cổ Hoàng Thái Sử Lỗ Trực xung chi viết: "Nam Công động tĩnh bất vong cung kính, chântùng lâm chủ giả". 
Huyễn Am Tập. 

249.- DỊCH NGHĨA: Chuyết Am nói: Toàn Dã Am thường nói: "Hoàng Long Nam thiền sư là người khoan hậu trung tín, cung nghiêm từ ái, độ lượng xâu xa, học rộng nghe nhiều. Thường cùng với Vân Phong Duyệt đi vân du tới đất Hồ Tương. Nhân một hôm hai người tránh mưa dưới gốc cây, Vân Phong duyệt ngồi xổm, Hoàng Long Nam ngồi xếp bằng, cùng đối diện nhau. Duyệt thiền sư quắc mắt nhìn Nam thiền sư nói: "Diệu đạo của Phật Tổ không phải là mô dạng tiêu cực như thần Thổ địa trong cổ muếu của một thôn nhỏ chỉ có ba nóc nhà". Nam thiền sư nghe rồi chỉ cúi đầu tạ lễ và lại ngồi nghiêm chỉnh hơn. Vì vậy Hoàng Thái Sử Lỗ Trực khen rằng: "Nam thiền sư luôn luôn giữ lễ cung kính trong lúc động cũng như tĩnh, thật là vị chủ chốn tùng lâm". 
Huyễn Am Tập. 
 

Xem Tiếp: Trang 02

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn