|
.
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN
Hòa
Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật
lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN (1)
Quyển
Thứ Nhất
Sa
môn Tịnh Thiên (2) đất Ðông Ngô trùng tập.
Sa
môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích.
Trang
01
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN
Quyển
Ðệ Nhất
Sa
môn Tịnh Thiên đất Ðông Ngô trùng tập.
1.-
CHỮ HÁN: Minh Giáo Tung Hòa Thượng viết: Tôn mạc tôn hồ
đạo, mỹ mạc mỹ hồ đức. Ðạo đức chi sở tồn, tuy
thất phu phi cùng dã, đạo đức cho sở bất tồn, tuy vương
thiên hạ phi thông dã. Bá Di, Thúc Tề tích chi ngã phu dã,
kim dĩ kỳ nhân nhi tỷ chi, nhi nhân gia hỷ. Kiệt, Trụ, U,
Lệ tích chi nhân chủ dã, kim dĩ kỳ nhân nhi tỷ chi, nhi nhân
giai nộ. Thị cố học giả hoạn đạo đức chi bất sung hồ
thân, bất hoạn thế vị chi bất tại hồ kỷ.
Ðàm
Tân Tập.
THIỀN
LÂM BẢO HUẤN (1)
Quyển
Thứ Nhất
Sa
môn Tịnh Thiên (2) đất Ðông Ngô trùng tập.
Sa
môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích.
1.-
DỊCH NGHĨA: Minh giáo Tung (3) Hòa Thượng nói: Tôn chẳng gì
tôn bằng đạo, đẹp chẳng gì đẹp bằng đức. Người có
đạo đức tuy là kẻ thất phu (4) cũng không phải là cùng,
kẻ không có đạo đức, tuy là đấng vương giả cũng không
phải là thông. Bá Di, Thúc Tề (5) xưa kia là người chết
đói; đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi
người đều mừng. Kiệt, Trụ (6), U, Lệ (7) xưa kia là đấng
nhân chủ; đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì
mọi người đều giận. Thế nên, người học giả chỉ lo
phần đạo đức của mình không trọn vẹn, chứ đừng lo
thế vị không đến với mình.
Ðàm
Tân Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Thiền Lâm Bảo Huấn: Thiền Lâm Bảo Huấn, hoặc còn gọi
là Thiền Môn Bảo Huấn: Lời dạy quý báu trong rừng Thiền.
(2)
Ðông Ngô: Thuộc địa phương Dương Châu bên Trung Hoa.
(3)
Minh Giáo Tung: Pháp tự của Ðộng Sơn Hiểu Thông đời thứ
10 phái Thanh Nguyên, cũng có tên là Phật Nhật Khế Cảo, con
họ Lý đất Tô Châu, trụ trì chùa Vĩnh Anh, trước tác các
bộ sách: "Thiền Môn Ðịnh Tổ Ðồ", "Chính Tông Ký", "Phụ
Giáo Thiên"... Ðời vua Nhân Tôn được ban tên hiệu là Minh
Giáo.
(4)
Thất phu: Thất phu và thất phụ chỉ vào người bình dân.
(5)
Bá Di, Thúc Tề: Y vào Sử Ký Liệt Truyện, Bá Di và Thúc Tề
đều là con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân, nhường nhau làm
vua, rồi bỏ nước trốn đi. Sau vua Vũ Vương đánh nhà Ân,
hai người ra níu cương ngựa lại can. Vua Vũ Vương sau khi
được nước, lập thành nhà Chu, hai anh em không thèm ăn gạo
của nhà Chu, bỏ vào núi Thú Dương ở ẩn dật ăn rau, sau
bị chết đói.
(6)
Kiệt, Trụ: Y vào Sử Ký thì vua Kiệt là con của Ðế Phát
cuối đời nhà Hạ; Trụ là con vua Ðế Ất cuối đời nhà
Thương, đều là hai bạo quân thời xưa.
(7)
U, Lệ: Theo Sử Ký Bản Kỷ, U Vương là con của Tuyên Vương
đời nhà Chu; Lệ Vương là con của Di Vương cũng đời nhà
Chu, đều là những ông vua hiếu lợi ngu ngốc.
2.-
CHỮ HÁN: Minh Giáo viết: Thánh hiền chi học, cố phi nhất
nhật nhi cụ, nhật bất túc kế chi dĩ dạ, tích chi tuế nguyệt,
tự nhiên khả thành. Cố viết: Học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện
chi. Tư ngôn, học phi vấn biện vô do phát minh. Kim học giả
sở chí hãn hữu phát nhất ngôn vấn biện ư nhân giả, bất
tri tương hà dĩ tỳ trợ tính địa, thành nhật tân chi ích
hồ.
Cửu
Phong Tập.
2.-
DỊCH NGHĨA: Ngài Minh Giáo nói: Cái học của Thánh hiền, cố
nhiên chẳng phải một ngày mà đủ, ngày chẳng đủ thì kế
đêm, rồi chứa góp hàng tháng hàng năm tự nhiên sẽ thành
tựu. Nên nói: Học để tu tập, nói để biện minh (1). Câu
này có nghĩa là, nếu học mà không biện vấn thì không do
đâu mà phát minh. Ðời nay ít có những người học thường
nêu ra câu hỏi để vấn biện với người, như vậy không
biết đem cái gì để giúp ích cho tính địa (2), trở thành
cái lợi ích đổi mới mỗi ngày vậy ư!
Cửu
Phong Tập(3) .
CHÚ
THÍCH:
(1)
Học để tu tập, hỏi để biện minh: Văn lấy ở quẻ Càn
trong Kinh Dịch: "Người quân tử học để tu tập, hỏi để
biện minh.
(2)
Tính địa: Viết tắt ở chữ bản tính tâm địa.
(3)
Cửu Phong Tập: Tập này của Thiều Công soạn (nhưng không
phải là định thuyết).
3.-
CHỮ HÁN: Minh Giáo viết: Thái Sử Công độc Mạnh Tử, chí
Lương Huệ Vương vấn, hà dĩ lợi ngô quốc, bất giác tri
quyển trường thán! Ta hồ lợi thành loạn chi thủy dã. Cố
Phu Tử hãn ngôn lợi. Thường phòng kỳ nguyên giả. Nguyên
giả thủy dã. Tôn sùng bần tiện, hiếu lợi chi tệ, hà dĩ
biệt yên. Phù tại công giả, thủ lợi bất công tắc pháp
loạn, tại tư giả, dĩ khi thủ lợi tắc sự loạn. Sự loạn
tắc nhân tranh bất bình, pháp loạn tắc nhân oán bất phục.
Kỳ bội lệ đấu tranh, bất cố tử vong giả, tự thử phát
hỹ. Thị bất diệc lợi thành, loạn chi thuỷ dã. Thả Thánh
hiền thâm giới, khử lợi tôn tiên nhân nghĩa. Nhi hậu thế
thượng hữu thị lợi tương khi thương phong bại giáo giả
hà hạn. Huống phục công nhiên, trương kỳ chinh lợi đạo
nhi hành chi, dục thiên hạ phong tục chính nhi bất kiêu bất
bạc, kỳ khả đắc hồ!
Ðàm
Tân Tập.
3.-
DỊCH NGHĨA: Ngài Minh Giáo nói: Thái Sử Công (1) đọc sách
Mạnh Tử tới chỗ Lương Huệ Vương hỏi thầy Mạnh Tử
(2), đem gì để lợi cho nước tôi, bất giác để sách xuống
mà thở dài. Than ôi! Lợi cái mầm mống của loạn, nên Phu
Tử (3) ngài ít nói đến lợi, để đề phòng cái gốc. Vì
gốc là mầm móng phát sinh. Người tôn quý kẻ bần tiện,
đối với cái tệ hiếu lợi thì đều giống nhau. Ôi! Người
ở chỗ công, nếu lấy lợi không công bằng, thời làm rối
loạn pháp luật, kẻ ở chỗ riêng, nếu lấy lợi bằng cách
lừa bịp, thời làm rối loạn sự việc. Sự việc rối loại
thời nhân sự bất bình, pháp luật rối loạn thời nhân dân
chẳng phục. Gây ra mối họa xung đột rồi cùng nhau đấu
tranh, chẳng đoái hoài đến cảnh chết chóc cũng vì thế
mà phát sanh. Ðó chẳng phải chỉ vì lợi mà trở thành cái
mầm mống rối loạn đấy ư? Như các bậc Thánh hiền xưa
kia thì lại cảnh giới, bỏ cái lợi tôn điều nhân nghĩa,
mà người đời sau lại cậy mối lợi để dối trá lẫn
nhau, làm tổn thương đến phong tục, bại hoại đến thanh
giáo không có giới hạn, lại còn công nhiên noi theo con đường
tranh danh đoạt lợi để đi, mà muốn phong tục tốt trong
thiên hạ không phải không mờ há lại được vậy ư!
Ðàm
Tân Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Thái Sử Công: Tên chức quan, chỉ vào Tư Mã Ðàm. Ðàm là
con của Thái Sử Hỷ.
(2)
Mạnh Tử: Người đất Nghiệp thời đại Chiến Quốc tên
là Kha, tên chữ là Tử Dư, môn đệ của Tử Tư, tường thuật
ý của Trọng Ni, làm ra sách Mạnh Tử gồm bảy thiên, đời
sau được tôn là Á Thánh, nghĩa là giỏi gần bằng đức
Khổng Tử.
(3)
Phu Tử: Chỉ vào ngài Khổng Tử, người nước Lỗ thời Chiến
Quốc (nhà Chu). Sanh ngày 17 tháng 8 năm thứ 21 đời Chu Linh
Vương, mất năm thừ 40 đời Chu Kính Vương (B.C. 551 - 479),
tên là Khưu, tên chữ là Trọng Ni, là ông tổ của Nho giáo,
làm đến chức quan Ðại Tư Khấu ở nước Lỗ, vì bất đắc
chí bèn đi chu du các nước trong mười ba năm, nhưng vẫn không
đắc dụng, tới năm 68 tuổi Ông lại trở về nước Lỗ,
soạn lại Kinh Thi, Kinh Thư, định lại Kinh Lễ, Kinh Nhạc,
phê bình Kinh Dịch, làm ra Kinh Xuân Thu, học trò có đến ba
ngàn người, đời sau được tôn xưng là "Chí Thánh Tiên Sư".
4.-
CHỮ HÁN: Minh Giáo viết: Phàm nhân sở vi chi ác, hữu hữu
hình giả, hữu vô hình giả, Vô hình chi ác hại nhân giả
dã, hữu hình chi ác sát nhân giả dã. Sát nhân chi ác tiểu,
hại nhân chi ác đại. Sở dĩ du yến trung hữu chậm độc,
đàm tiếu trung hữu qua mâu, đường áo trung hữu hổ báo,
lân hạng trung hữu Nhung, Ðịch. Tự phi Thánh hiền tuyệt
chi ư vị manh phòng chi ư lễ pháp, tắc kỳ vi hại dã, diệc
bất thậm hồ.
Tây
Hồ Quảng Ký.
4.-
DỊCH NGHĨA: Ngài Minh Giáo nói: Phàm con người làm điều ác,
có điều ác hữu hình, có điều ác vô hình. Phần ác vô
hình là việc hại người, phần ác hữu hình là việc giết
người. Cái ác giết người thì nhỏ, cái ác hại người
thì lớn. Sở dĩ trong tiệc yến ẩm có chất độc của loài
chim chậm (1), trong chỗ cười đùa có chứa ẩn các loài giáo
mác, trong nhà sâu kín có hổ báo, trong ngõ hẻm bên có rợ
Nhung, Ðịch (2). Nếu tự mình không phải là Thánh hiền, không
tận diệt khi nó hãy chưa manh nha, không phòng ngừa bằng lễ,
pháp (3), thời cái hại đó không thể lường được.
Tây
Hồ Quảng Ký.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Chim Chậm: Hình thù giống chim ưng lớn như chim thứu, màu
tía và xanh lợt, cổ dài bảy tám tấc, là loài chim rất độc,
nếu đem cánh nó khuấy lên rượu uống thì chết ngay.
(2)
Rợ Nhung, Ðịch: Ngày xưa người Trung Hoa gọi những nguời
chưa khai hóa ở phương Bắc là Ðịch.
(3)
Lễ Pháp: Gọi tắt ở chữ lễ nghĩa, giáo pháp.
5.-
CHỮ HÁN: Minh Giáo viết: Ðại Giác Liên Hòa Thượng, trụ
Dục Vương. Nhân nhị Tăng tranh thí lợi bất dĩ. Chủ sự
mạc năng đoán. Ðại Giác hô chí trách chi viết: "Tích Bao
Công phán Khai Phong, dân hữu tự trần, dĩ bạch kim bách lạng
ký ngã giả vong hỹ. Kim hoàn kỳ gia, kỳ tử bất thụ vọng
công triệu ký tử hoàn chi. Công thán dị, tức triệu kỳ
tử ngữ chi. Kỳ tử từ viết, tiên phụ tồn nhật vô bạch
kim tư ký tha thất. Nhị nhân cố nhượng cửu chi, công bất
đắc dĩ trách, phó tại thành tự quán, tu minh phúc dĩ tiến
vong giả". Dư mục đổ kỳ sự. Thả trần lao trung nhân, thượng
năng sơ tài mộ nghĩa như thử. Nhĩ vi Phật đệ tử, bất
thức liêm sĩ nhược thị. Toại y Tùng lâm pháp thấn chi.
Tây
Hồ Quảng Ký.
5.-
DỊCH NGHĨA: Ngài Minh Giáo nói: Ðại Giác Liên Hòa thượng
(1) khi ở chùa Dục Vương. Nhân có hai ông Tăng tranh cãi nhau
về phần thí lợi (2), vị chủ sự (3) không hay quyết đoán
được. Ðại Giác Hòa thượng liền gọi đến mắng rằng:
"Trước Bao Công làm tài phán (4) ở đất Khai Phong, có người
dân đến tự trình bày: - Có người đem số bạc 100 lạng
gởi tôi rồi mất, nay tôi đem số bạc đó trả lại cho người
con của ông ta, nhưng người đó không chịu nhận, vậy mong
Ông cho gọi người đó để trả lại hộ. Ông rất kinh dị,
liền cho gọi người con đó nói rõ sự việc, nhưng người
đó cố từ và nói: - Ngày sinh thời, cha tôi không hề có
bạc riêng để gởi người khác. Hai người cố nhường nhau
mãi, ông bất đắc dĩ phải đem số bạc cúng vào chùa, làm
việc phúc thiện để truy tiến cho người mất". Ta mục kích
thấy việc đó. Kìa như, trong chốn trần lao (5), cũng còn
hay khinh tài trọng nghĩa như vậy, huống hồ các người là
đệ tử Phật lại chẳng biết liêm sĩ hay sao? Hòa thượng
liền y pháp của Tùng lâm đuổi hai vị Tăng ra khỏi chùa.
Tây
Hồ Quảng Ký.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Ðại Giác Liên Hòa thượng: Ðại Giác Liên Hòa thượng trụ
trì chùa Dục Vương thuộc Minh Châu, pháp tự của ngài Hoài
Trừng đời Thanh Nguyên thứ 14.
(2)
Thí lợi: Của bố thí. Hàng Tăng thì đem pháp của đức Phật
giảng cho người nghe gọi là pháp thí, trái lại khi các tín
đồ đem đồ vật của cải cúng dường chư Tăng, gọi là
tài thí, nên gọi là thí lợi.
(3)
Chủ sự: Vị duy Na trong chốn Tùng lâm.
(4)
Bao Công làm tài phán: Bao Công, tên chữ là Hy Nhân làm quan
đến chức Ngự Sữ. Thiên tính nghiêm khắc, chưa từng có
cười cợt, ngày làm việc quan ở đất Khai Phong, có người
dân là Lý Giác An sanh con còn nhỏ dại, nhân bị bịnh bèn
đem 100 lạng bạc gởi Trương Huệ Minh rồi Giác An mất. Sau
Huệ Minh đem bạc trả lại người con của Giác An, nhưng người
con không chịu nhận. Một bên bảo vì của nên trả lại.
Một bên bảo cha không có của nên không nhận. Tài phán là
tòa án xét hỏi và phán quyết.
(5)
Trần lao: Người tại gia. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Ô nhiễm gọi
là trần, phiền não làm rối loạn gọi là lao".
6.-
CHỮ HÁN: Ðại Giác Liên Hòa thượng, sơ du Lư Sơn. Viên Thông
Nột thiền sư nhất kiến trực dĩ đại khí kỳ chi. Hoặc
viết: "Hà tự nhi tri chi". Nột viết: "Tư nhân trung chính bất
ỷ, động tĩnh tôn nghiêm, gia dĩ đạo học, hành nghị, ngôn
giản tận lý. Phàm nhân tư bẩm như thử, tiển bất hữu
thành khí giả".
Cửu
Phong Tập.
6.-
DỊCH NGHĨA: Ðại Giác Liên Hòa thượng, lần đầu tiên du
hành đến Lư Sơn (1), Viên Thông Nột thiền sư (2) thoạt thấy,
liền đem đại khí (3) để kỳ vọng ở người. Hoặc có
kẻ nói: "Ngài căn cứ vào đâu mà biết?" Nột thiền sư đáp:"Người
ấy trung chính (4) không nghiêng ngả, động tĩnh tôn nghiêm,
lại thêm vào đó phần đạo học, làm việc ngay thẳng, nói
ít mà lý chu. Phàm con người có tư bẩm như thế, ít có ai
mà chẳng thành đại khí".
Cửu
Phong Tập.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Lư Sơn: Núi Lư Sơn ở phía Tây Bắc phủ Nam Khang Trung Quốc.
(2)
Viên Thông Nột: Pháp tự của Ðổng Sơn Tử Vinh thiền sư,
trụ trì chùa Viên Thông Giang Châu.
(3)
Ðại khí: Ðồ quí, ví cho người có tài năng hay làm được
việc lớn.
(4)
Trung chính: Trung nghĩa là làm đúng mức, chính là không thiên
lệch.
7.-
CHỮ HÁN: Nhân Tổ Hoằng Hựu sơ, khiển ngân đang tiểu sứ
trì lục đề xích nhất thư, triệu Viên Thông Nột, trụ Hiếu
Từ đại già lam. Nột xưng tật bất khởi. Biểu sớ Ðại
Giác ứng chiếu. Hoặc viết: "Thánh Thiên Tử kỳ sùng đạo
đức, ân bị tuyển thạch, sư hà cố từ". Nột viết: "Dư
lạm sý Tăng luân, thị thính bất thông, hạnh an lâm hạ,
phạn sơ ẩm thủy, tuy Phật Tổ hữu sở bất vi, huống kỳ
tha dã?" Tiên triết hữu ngôn: "Ðại danh chi hạ, nan dĩ cửu
cư". Dư bình sinh hành tri túc chi kế, bất dĩ thanh lợi tự
lụy. Nhược yếm vu tâm, hà nhật nhi túc. Cố Ðông Pha thường
viết: "Tri an tắc vinh, tri túc tắc phú". Tỵ danh toàn tiết,
thiện thủy thiện chung, tại Viên Thông đắc chi hỹ.
Hành
Thực.
7.-
DỊCH NGHĨA: Năm đầu niên hiệu Hoằng Hựu thời vua Nhân
Tổ (1), vua phái khiển sứ giả đem chiếu thư (2), triệu Viên
Thông Nột thiền sư trụ trì Hiếu Từ đại già lam (3). Nột
thiền sư cáo tật không trở dậy, phái Ðại Giác Hòa thượng
tiếp nhận chiếu biểu. Có người nói: "Thánh Thiên Tử sùng
chuộng đạo đức, ơn gội khắp núi rừng, ngài tại sao lại
cố từ?" Nột thiền sư đáp: "Ta lạm nhập vào hàng Tăng,
sự thấy nghe chưa thông suốt, may mắn được an phận ở
dưới rừng, ăn rau uống nước lã, tuy là việc Phật Tổ
cũng còn có chỗ làm chẳng được, huống hồ làm việc khác
vậy ư". Tiên triết có nói: "Dưới chỗ đại danh (4) khó
thể ở lâu được". Ta từ thuở bình sinh, thực hành kế
tri túc, tự mình không bận vào đường danh lợi. Nếu đã
chán trong nơi tâm thì ngày nào mà chả đủ. Nên Ðông Pha
(5) thường nói: "Biết an thời vinh hiển, biết đủ thời
giàu sang". Vậy nên lánh được danh thì toàn tiết, trước
và sau toàn thiện; đó là những điểm sở đắc ở Viên Thông
vậy.
Hành
Thực.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Nhân Tổ: Vua Nhân Tôn đời nhà Tống.
(2)
Sứ giả đem chiếu chư: Dịch ở chữ Ngân đang tiểu sứ
tri lục đề xích nhất thư. Ngân đang tiểu sứ tức là chức
hoạn quan hầu cận vua. Lục đề xích nhất thư, nghĩa là
tờ chiếu viết vào tấm lụa màu xanh dài một thước một
tấc.
(3)
Ðại già lam: Ngôi chùa kiến trúc rộng rãi quy mô, có đông
Tăng chúng cư trụ.
(4)
Ðại danh: Danh vọng to lớn, tên tuổi lừng lẫy.
(5)
Ðông Pha: tức Tô Ðông Pha, một văn hào Trung Quốc.
8.-
CHỮ HÁN: Viên Thông Nột Hòa thượng viết: Tích mệnh giả
tại trượng, thất trượng tắc điên. Ðộ giả mệnh tại
chu, thất chu tắc nịch. Phàm lâm hạ nhân, tự vô sở thủ,
hiệp ngoại thế dĩ vi trọng giả, nhất đán thất kỳ sở
hiệp, giai bất năng miễn điên nịch chi hoạn dã.
Lư
Sơn Dã Lục.
8.-
DỊCH NGHĨA: Viên Thông Nột Hòa thượng nói: Tính mệnh của
người khoèo (1) nhờ vào gậy, mất gậy thì bị ngã. Tính
mệnh của kẻ qua đò nương vào thuyền, mất thuyền thì đắm.
Phàm người ở chốn tùng lâm, tự mình không duy trì lấy
đạo đức ở nội tâm, lại nương cậy vào quyền thế ở
bên ngoài, nhất đán cái thế đó mất đi, đều không thế
tránh khỏi cái họa khuynh đảo (2).
Lư
Sơn Dã Lục.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Khoèo: Bị tật què cả hai chân.
|