|
.
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN
Hòa
Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật
lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM
BẢO HUẤN TỰ
Bảo
Huấn giả, tích Diệu Hỷ, Trúc Am, chu mao Giang Tây, Vân Môn
thời cộng tập. Dư Thuần Hy gian, du Vân Cư, đắc chi Lão
tăng Tổ Am. Tích kỳ niên thâm đố tổn, thủ vĩ bất hoàn.
Hậu lai hoặc kiến vu Ngữ lục Truyện ký trung, tích chi thập
niên cận ngũ thập thiên dư. Nhưng thủ Dương Kỳ Hoàng Long,
hạ chí Phật Chiếu, Giản Ðường, chư lão Di ngữ, tiết
tập loại tam bách thiên. Kỳ sở đắc hữu tiên hậu, nhi
bất di cố kim vị thuyên thứ. Ðại khái sử học giả, tước
thế lợi nhân ngã, xu đạo đức nhân nghĩa nhi dĩ. Kỳ văn
lý ưu du bình dị, vô cao đản hoang mạc quý dị chi tích.
Thực khả dĩ trợ nhập đạo chi viễn du dã. Thả tương san
mộc, di quảng lưu truyền, tất hữu đồng chí chi sĩ, nhất
kiến nhi tâm hứa giả. Dư tuy lão tử khâu hác, nhi chí nguyện
túc hỷ.
Ðông
Ngô, Sa Môn Tịnh Thiện thư.
BÀI TỰA THIỀN
LÂM BẢO HUẤN
Sách
Bảo Huấn do hai ngài Diệu Hỷ (1) và Trúc Am (2) cùng soạn
tập trong một am cỏ, khi ở chùa Vân Môn đất Giang Tây. Khoảng
niên hiệu Thần Hy (3), tôi tới chùa Vân Cư, may mắn được
tặng cuốn sách này ở một vị lão Tăng Tổ Am. Rất tiếc
sách này đã lâu năm, nên bị mối mọt làm rách nát, đầu
sách và cuối sách không còn chu toàn. Sau đó những lời lẽ
trong sách này lại thấy được ghi chép trong các Ngữ lục
và Truyện ký nên tôi mới thu thập lại trong khoảng mười
năm trời, được tất cả hơn năm mươi thiên. Tiếp đó tôi
lại trích thêm phần Di ngữ của các ngài Dương Kỳ, Hoàng
Long (4), rồi đến Ngữ lục của các lão Tăng như Phật Chiếu
(5) và Giản Ðường (6), rồi tự mình lại tiết giảm, tu
chỉnh, chia loại mà hợp thành ba trăm thiên. Trong các thiên
này vì chỗ lựa chọn được có trước sau mà xếp đặt
ở trước ở sau, chớ không theo chỗ lần lượt xưa nay. Ðại
để chỉ khiến cho người học loại bỏ được thế tục,
quyền lợi, nhân ngã, để đạt tới chỗ đạo đức nhân
nghĩa mà thôi. Lời văn và ý nghĩa của sách này thì dồi
dào bình dị, không có những vết tích mông lung, mơ hồ, dối
trá, thực đúng là cái đầu mối để giúp người vào đạo.
Vì vậy, nên tôi cho đem khắc vào gỗ để lưu truyền được
sâu rộng. Tất sẽ có những kẻ sĩ đồng chí nếu một khi
thấy được việc làm này mà để tâm tùy hỷ, thì tôi dẫu
chết già nơi hang núi chăng nữa, nhưng cái chí nguyện của
tôi cũng đã viên mãn rồi vậy.
Sa
Môn Tịnh Thiện, đất Ðông Ngô viết.
CHÚ
THÍCH:
(1)
Diệu Hỷ: tức Ðại Tuệ Phổ Chiếu Lâm thiền sư, pháp tự
của Phật Quả Khắc Cần thiền sư, đời thứ 15 phái Nam
Nhạc.
(2)
Trúc Am: Long Tương Trúc Am Sĩ Khuê thiền sư, pháp tự của
Phật Nhàn Thanh Viên thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc.
(3)
Thuần Hy: Niên hiệu Thuần Hy, đời vua Tống Hiếu Tôn.
(4)
Hoàng Long: Hoàng Long Tuệ Nam, pháp tự của Thanh Sương Sở
Viên thiền sư, đời thứ 11 phái Nam Nhạc.
(5)
Phật Chiếu: Ðức Quang Phật Chiếu Chuyết Am thiền sư, ở
chùa Dục Vương thuộc Minh Châu, pháp tự của Tông Cảo Ðại
Tuệ thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc.
(6)
Giản Ðường: Giản Ðường Hành Cơ thiền sư, ở chùa Quốc
Thanh, pháp tự của Hộ Quốc Cảnh Nguyên thiền sư, đời
thứ 16 phái Nam Nhạc.
|