Lời Nói Đầu
Bài Tựa Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Thứ Nhất
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Hai
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Ba
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Quyển Thứ Tư
Trang 01
Trang 02
Trang 03

 

.
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Dịch và Chú thích
Phật lịch 2516, Mùa Xuân năm Quý Sửu 1973
THIỀN LÂM BẢO HUẤN 
Quyển Thứ Hai 
Sa môn Tịnh Thiện đất Ðông Ngô trùng tập. 
Sa môn Thích Thanh Kiểm, dịch và chú thích
Trang 02

103.- CHỮ HÁN: Văn Chính Công vị Lang Gia viết: Khứ niên đáo thử tư đắc lâm hạ nhân khả ngữ giả. Thường vấn nhất lại: "Chư sơ hữu hảo Tăng phủ?". Lại xưng: "Bắc Tự Thụy Quang, Hy Mậu nhị Tăng vi giai". Dư viết: "Thử ngoại chư thuyền luật trung biệt vô gia?" Lại đối dư viết: "Nho tôn sĩ hạnh, tăng luận đức nghiệp. Như Hy Mậu nhị nhân giả, tam thập niên đạp bất việt khổn, y duy bố tố, thanh danh lợi dưỡng, liễu vô sở trệ, cố bang nhân cao kỳ tháo lý nhi sư kính chi. Nhược kỳ đăng tọa thuyết pháp, đại Phật dương hóa, cơ biện tự tại, xưng thiện trí thức giả, phi ngoan lại năng hiểu". Ðãi hạ nhật phỏng Hy Mậu nhị thượng nhân, thị kỳ tố hạnh, nhất như lại ngôn. Dư thoái tư, cựu xung Tô tú hảo phong tục, kim quan lão lại, thượng năng phân quân tử tiểu nhân ưu liệt, huống kỳ thức giả da! Lang Gia viết: "Nhược lại sở ngôn, thành vi cao nghị, thỉnh ký chi dĩ hiểu vị văn". 
Lăng Gia Biệt Lục. 

103.- DỊCH NGHĨA: Văn Chính Công bảo Lang Gia rằng: Năm ngoái đến đây, ta muốn có được người ở trong chốn thiền lâm, để cùng người đó có thể cùng nói chuyện. Ta thường hỏi một viên quan lại: "Có các vị Tăng tốt trong các sơn môn không?" Viên quan lại nói: "Có hai vị Tăng là Hy và Mậu ở chùa Bắc Tự và Thụy Quang (1) được gọi là tốt vậy". Ta lại hỏi: "Ngoài ra, còn trong các tôn Thiền và Luật khác không có ai nữa vậy ư?". Quan lại thưa: "Nhà Nho thì tôn về sĩ hạnh, hàng Tăng thì bàn về đức nghiệp. Như hai vị Tăng Hy và Mậu đã từng ba mươi năm trời chân không bước ra khỏi cổng, chỉ mặc áo vải thô sơ, không màn chi đến thanh danh lợi dưỡng. Nên người từng chuộng cái tiết tháo đó mà kính trọng như bậc thầy. Nếu đăng tòa thuyết pháp, đại Phật tuyên giáo hóa, thì cơ biện tự tại, còn như gọi là bậc thiện trí thức, thì chẳng phải kẻ hèn ngu dại này hay hiểu được". Tới một ngày nhàn hạ, ta đã tới thăm hai bậc thượng nhân Hy và Mậu, được coi cái hạnh thanh bạch của các ngài, nhất nhất đúng lời viên quan lại đã nói. Ta bất giác và nhớ lại, đất Tô Tú (2) cũ này, được mệnh danh là nơi có phong tục tốt đẹp, nay xem quan lại già nua này mà còn hay phân biệt được chỗ ưu liệt giữa quân tử và tiểu nhân, nữa là người thức giả vậy ư? Lang Gia nói: "Nếu như chỗ viên quan lại nói, thì thật là lời bàn cao quí, xin ghi lại đây để bảo cho những người chưa được nghe biết". 
Lăng Gia Biệt Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thụy Quang: Chùa Thụy Quang nằm trong thành Tô Châu. Vì chùa này có nhiều điềm lạ nên gọi là Thụy Quang: 

a. Chuông trống không người đánh tự nhiên kêu. 
b. Bảo tháp phóng ra hào quang rực rỡ. 
c. Trúc xanh giao nhau. 
d. Rùa trắng biết nghe pháp. 

(2) Tô Tú: Tú tức là phủ Gia Hưng thuộc Tô Châu. 

104.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Chung Sơn Nguyên Hòa thượng, bình sinh bất giao công khanh, bất cầu lợi dưỡng, dị ti tực mục, dĩ đạo tự lạc. Sĩ Ðại Phu sơ miễn kỳ ứng thế. Nguyên viết: "Cẩu hữu lương điền, hà ưu vãn thành, đệ khủng phạp tài cụ nhĩ". Kinh Công văn chi viết: "Sắc tư cử hỹ, tường nhi hậu tập". Tại Nguyên Công đắc chi hỹ. 
Chế Vưu Tập. 

104.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói: Chung Sơn Nguyên Hòa thượng, bình sinh không giao thiệp với công khanh, không ham danh lợi, lấy chỗ khiêm để tự xử, lấy đạo để tự vui. Kẻ sĩ đại phu lúc đầu khuyên ngài nên ra ứng thế. Nguyên Hòa thượng nói: "Nếu có phần ruộng tốt, lo gì thành quả muộn, chỉ sợ thiếu tài năng mà thôi". Kinh Công nghe thế liền nói: "Thấy sắc mặt người mà bay liệng đi rồi sau mới tìm chỗ đậu". Nguyên Công ứng ở trường hợp này vậy (1). 
Chế Vưu Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Chim là loài vật, nhưng nếu nó nhìn thấy sắc mặt hung ác của con người, thì nó liền tung cánh bay đi, rồi bay liệng quan sát tới chỗ nào không có súng đạn cung tên mới đậu. Con người nếu biết ứng cơ mà làm việc cũng tương tự như thế. 

105.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Tiên triết ngôn: "Học đạo ngộ chi vi nan, ký ngộ thủ chi vi nan, ký thủ hành chi vi nan. Kim đương hành thời, kỳ nan hựu quá ư ngộ thủ. Cái ngộ thủ giả, tinh tiến kiên trác, miễn tại kỷ cung nhi dĩ. Duy hành giả tất đẳng tâm, tử thệ dĩ tổn kỷ, ích tha vi nhậm. Nhược tâm bất đẳng, thệ bất kiên, tắc tổn ích đảo trí, tiện đọa vi lưu tục a sự, thị nghi kỳ úy". 

105.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói (1): Tiên triết nói rằng: "Học đạo tới chỗ ngộ là khó, đã ngộ rồi mà giữ được lại là khó, đã giữ được mà thực hành theo cũng là khó. Nay đương lúc thực hành đạo thì cái khó lại hơn cả khi ngộ đạo và giữ đạo. Vì lẽ ngộ đạo và giữ đạo thì chỉ tinh tiến và kiên trì, gắng gỏi ở chỗ hết sức mình mà thôi. Duy việc thực hành đạo thì tất phải bằng đẳng ở nơi tâm, thề chết để quên mình đem lợi ích cho người làm nhiện vụ. Nếu tâm chẳng bằng đẳng, lời thề không vững chẳng thì tổn và ích bị đảo ngược, liền sa ngã vào a sự của thế tục đó là điều đáng nên sợ hãi". 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý nói đạo học phải chú trọng ở chỗ thực hành và thệ nguyện độ sinh. 

106.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên viết: Ðông Sơn sư huynh, thiênutư dị đặc, ngữ mặc trung độ. Tầm thường xuất thị ngữ cú, ký lý tự thắng. Chư phương dục hiệu chi bất quỷ tục tắc dâm lậu, chung mạc năng cập, cầu ư cổ nhân trung diệc bất khả đắc. Nhiên do khiêm quang đạo vật, bất thí cơ khát. Thường viết: "Ngã vô Pháp Ninh Khắc Cần chư tử, chân pháp môn trung tội nhân hỹ". 

106.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên nói (1): Sư huynh chùa Ðông Sơn, có thiên tư đặc biệt, khi nói lúc lặng thinh đều giữ trung độ. Tuy chỉ nói những câu chuyện tầm thường, nhưng có lý do rất xác đáng. Người các nơi muốn bắt chước sư huynh, nhưng nếu chẳng dối trá thời vụng về, trọn chẳng hay kịp được. Tìm ngay cả trong những con người xưa cũng không thể có được. Tuy vậy, nhưng sư huynh vẫn khiêm nhượng, để dạy đời rất tha thiết, chẳng khác gì như đói được ăn, khát được uống. Và thường nói: "Ta không có các ông Pháp Ninh (2) và Khắc Cần thì thật là kẻ tội nhân trong pháp môn vậy. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này chỉ cách dùng lời khiêm nhượng để khen ngợi tán dương các bậc sư tượng trong các tông phái khác. 

107.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên đạo học hạnh nghĩa, thuần thành hậu đức, hữu cổ nhân chi phong, an trọng quả ngôn. Vưu vi sĩ phu đại tôn kính. Thường viết: "Chúng nhân chi sở hốt, thánh nhân chi sở cẩn. Huống vi tùng lâm chủ, trợ tuyên Phật hóa, phi hành giải tương ứng, cự khả vi chi. Yếu tại thời thời kiểm trách, vật sự thanh danh lợi dưỡng hữu manh ư tâm, thảng pháp lệnh hữu sở vị phu, nột tử hữu sở vị phục, đương thoái tư tu đức, dĩ đãi phương lai, vi kiến hữu thân chính nhi tùng lâm bất trị giả. Sở vị quan đức nhân chi dung, sử nhân chi ý tiêu, thành thực tại tư!". 
Ký Văn. 

107.- DỊCH NGHĨA: Ðạo học và hạnh nghĩa của Linh Nguyên thì thuần thành (1), có phong độ của cổ nhân, trọng nơi yên tĩnh và ít nói, rất được kẻ sĩ phu đại tôn kính. Ngài thường nói: "Chỗ khinh hốt (không lưu tâm) của mọi người là ở chỗ cẫn thận của Thánh nhân, huống chi người làm chủ một tùng lâm thay Phật tuyên hóa, nếu chẳng phải là bậc hành giải tương ứng, đâu hay lại làm được như vậy ư! Ðiều cốt yếu là phải tự kiểm trách từng giờ từng phút, chớ để cho thanh danh lợi dưỡng nó manh nha nơi tâm. Hoặc giả pháp lệnh có chỗ chưa được người tin, kẻ nột tử có chỗ chưa qui phục, thì phải thoái lui để tư duy và tu đức, chờ đợi ở ngày mai. Ta chưa từng thấy người giữ mình chính đính mà chốn tùng lâm lại chẳng thịnh trị. Chính chỗ bảo rằng, xem cái hình dáng của người có đức, mà có thể khiến tiêu tan được cái ý nghĩ của người, thật là nghĩa đó vậy". 
Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Thuần thành: Tinh nhất không tạp gọi là thuần, chân thật không dối trá gọi là thành. 

108.- CHỮ HÁN: Linh Nguyên vị Viên Ngộ viết: Nột tử tuy hữu kiến đạo chi tư, nhược bất thâm súc hậu dưỡng, phát dụng tất tuấn bạo, phi đặc vô bổ giáo môn, tương khủng hưu chiêu họa nhục. 

108.- DỊCH NGHĨA: Linh Nguyên bảo Viên Ngộ rằng: Kẻ nột tử tuy có cái tư chất thấy đạo, nếu họ chẳng súc tích nuôi dưỡng, một khi đem ra dùng, tất nhiên sẽ không tránh khỏi nhiều thô bạo, như vậy chẳng những vô bổ cho giáo môn, mà còn chuốc lấy họa nhục nữa(1). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói, cần phải nuôi dưỡng pháp thai, dù cả khi ngộ đạo rồi cũng còn phải ẩn náu nơi núi rừng để rèn luyện thêm định lực. 

109.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ thiền sư viết: Học đạo tồn hồ tín, lập tín tại hồ thành. Tồn thành ư trung nhiên hậu tỉ chúng vô hoặc. Tồn tín ư kỉ, khả dĩ giáo nhân vô khi. Duy tín dữ thành, hữu bổ vô thất. Thị tri, thành bất nhất, tắc tâm mạc năng bảo, tín bất nhất, tắc ngôn mạc năng hành. Cổ nhân vân: "Y thực khả thử, thành tín bất khả thất". Duy thiện trí thức, đương giáo nhân dĩ thành tín. Thả tâm ký bất thành, sự ký bất tín, xưng thiện trí thức khả hồ. Dịch viết: "Duy thiên hạ chí thành, toại năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính, tắc năng tận nhân tính". Nhi tự ký bất năng tận ư kỷ, dục vọng tận ư nhân, chúng tất đãi nhi bất tòng. Tự ký bất thành ư tiền, nhi viết thành ư hậu, chúng tất nghi nhi bất tín. Sở vị cát phát nghi cập phu, tiễn trảo nghi xâm thể. Lương dĩ, thành bất chí tắc vật bất cảm, tổn bất chí, tắc ích bất trăn. Cái thành dữ tín bất khả tư tu khứ kỷ dã minh hỹ". 
Dữ Ngu Sát Viện thư. 

109.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ thiền sư nói: Người học đạo cần giữ lòng tin, gây niềm tin ở chỗ thành. Giữ lòng thành ở trong, vậy sau mới khiến chúng không nghi hoặc. Giữ lòng tin ở mình, mới có thể dạy người không dối trá. Duy tín cùng với thành hai bên hỗ trợ cho nhau, mới đưa đến chỗ không lỗi lầm. Thế nên biết, nếu thành mà bất nhất thời tâm chẳng hay giữ, tín mà bất nhất thời nói chẳng hay làm. Cổ nhân nói: "(1) Áo mặc cơm ăn còn có thể bỏ được, nhưng thành và tín thì không thể để cho mất" Duy bậc thiện trí thức đáng đem thành tín để dạy người. Vã lại, tâm đã chẳng có thành thật, việc đã chẳng giữ lòng tin, thì sao gọi được là bậc thiện trí thức vậy ư! Kinh Dịch nói: "Duy cái chí thành của thiên hạ mới hay hết được cái tính (2) đó, hay hết được cái tính đó, mới hay hết được cái tính của con người". Nếu tự mình đã chẳng hay hết ở mình, mà muốn mong hết ở người, thời chúng tất khinh nhờn mà chẳng theo. Tự mình đã chẳng thành thật ở trước, mà nói rằng thành thật ở sau, chúng tất ngờ mà chẳng tin. Chính là nghĩa, cạo tóc nên cạo sát da, cắt móng nên cắt sát thịt. Bởi nếu thành mà chẳng chí thiết thời vật chẳng cảm, tổn chẳng đến thời ích chẳng tới. Ðúng là "thành" và "tín" không thể giây phút cách xa mình thật rõ ràng vậy. 
Thư gởi Ngu Sát (3) Viện. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Câu này trích trong sách Luận Ngữ. 
(2): Tính đức vẹn toàn, lý luận đầy đủ, không có cái riêng tư về nhân dục. 
(3) Ngu Sát Viện: tên chữ là Kỉnh Thần, người đất Tiền Ðường thuộc Hàng Châu, năm Nguyên Hựu thứ năm được vời làm quan Giám Sát Ngự Sử (theo Tống Sử Liệt Truyện). 

110.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ viết: Nhân thùy vô quá, quá năng nhi cải, thiện mạc đại yên. Tòng thượng giai xưng cải quá vi hiền, bất dĩ vô quá vi mỹ. Cố nhân chi hành sự, đa hữu quá sai, thượng trí hạ ngu câu sở bất miễn. Duy trí giả năng cải quá thiên thiện, nhi ngu giả đa tế quá sức phi. Thiên thiện tắc kỳ đức nhật tân, thị xưng quân tử. Sức quá tắc kỳ ác di trứ, tư vị tiểu nhân. Thị dĩ văn nghĩa năng tỉ, thường tình sở nan. Kiến thiện lạc tòng, hiền đức sở thượng. Vọng công tương vong ư ngôn ngoại khả dã. 
Dữ Văn Chủ Bạ. 

110.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ nói: Con người ai không có lỗi, lỗi mà biết hối cải, thời tất cả chẳng gì lớn hơn vậy. Từ thượng cổ đều nhận biết nếu cải quá là người hiền, chẳng lấy việc không có lỗi làm người tốt. Cho nên, việc làm của con người có quá nhiều sự sai lầm. Bậc thượng trí kẻ hạ ngu, đều không thể tránh khỏi điều đó được. Duy có người trí hay đổi lỗi để sửa lại nết hay, còn kẻ ngu phần nhiều lại trang sức để che đậy lỗi lầm. Ðổi lỗi để sửa lại nết hay thời đức đó ngày một mới, nên gọi là quân tử. Trang sức để che đậy chỗ sai lầm, thời ác đó ngày càng dầy, nên bảo đó là tiểu nhân. Bởi thế, thấy việc nghĩa mà lại dời bỏ, đó là cái nạn thường tình, thấy điều thiện vui theo, là chỗ chuộng của người hiền đức. Vậy mong ông (1) hãy cùng quên đi ở ngoài lời nói (2) là hơn vậy. 
Thư gởi Văn Chủ Bạ. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ông: đây là chỉ vào Văn Chủ Bạ. 
(2) Quên đi ở ngoài lời nói: Ý nói, nên quên đi những dấu vết của ngôn ngữ để đạt tới chỗ tự chứng đắc. 

111.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ viết: Tiên sư ngôn: "Tố trưởng lão hữu đạo đức cảm nhân giả, hữu thế lực phục nhân giả, do như loan phương chi phi, bách cầm ái chi, hổ lang chi hành, bách thú uý chi. Kỳ cảm phục tắc nhất, kỳ phẩm loại cố tiêu nhương hỹ. 
Chế Vưu Tập. 

111.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ nói: Tiên sư nói: "Bậc trưởng lão có đạo đức thì cảm đựợc người, có thế lực thì phục được người. Cũng ví như chim Loan chim Phượng tung bay, trăm lài chim đều yêu mến, loài hổ loài lang cất bước, trăm loài thú đều khiếp sợ. Tuy chỗ cảm phục đó là một, nhưng về phẩm loại của chúng thì khác nhau như trời cao vực thẳm. 
Chế Vưu Tập. 

112.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ vi Long Tạng Chủ viết: Dục lý tùng lâm nhi bất vụ đắc nhân chi tình, tắc tùng lâm bất khả lý. Vụ đắc nhân chi tình, nhi bất cần ư tiếp hạ, tắc nhân tình bất khả đắc. Vụ cần tiếp hạ nhi bất biện hiền bất tiếu, tắc hạ bất khả tiếp. Vụ biện hiền bất tiếu, nhi ố ngôn kỳ quá, duyệt thuận kỳ kỷ, tắc hiền bất tiếu bất khả biện. Duy hiền đạt chi sĩ, bất ố ngôn quá, bất duyệt thuận kỷ, vị đạo thị tòng, sở dĩ đắc nhân tình nhi tùng lâm lý hỹ. 
Quảng Lục. 

112.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ bảo Long Tạng Chủ (1) rằng: Người muốn sửa trị tùng lâm mà chẳng lo việc được tình người, thì chốn tùng lâm không thể sửa trị được. Muốn được tình người mà chẳng lo việc tiếp dẫn kẻ dưới, thời tình người không thể thu được. Chuyên cần tiếp kẻ dưới mà chẳng biện biệt được người hiền kẻ bất tiếu, thời kẻ dưới không thể tiếp được. Lo việc biện biệt người người hiền kẻ bất tiếu, nếu lại ghét kẻ hay nói lỗi, ưa kẻ thuận theo mình, thời không thể phân biệt được người hiền kẻ bất tiếu. Duy kẻ sĩ hiển đạt thì chẳng ghét kẻ hay nói lỗi, chẳng ưa kẻ thường thuận mình, mà chỉ lấy cái đạo lý để noi theo, nên không những thu được tình người mà chốn tùng lâm cũng sửa trị vậy. 
Quảng Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Long Tạng Chủ: tức Hổ Kỳ Thiệu Long thiền sư, pháp tự của Viên Ngộ thiền sư đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 

113.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ viết: Trụ trì dĩ chúng trí vi trí, chúng tâm vi tâm. Hằng khủng nhất vât bất tận kỳ tình, nhất vật bất đắc kỳ lý. Tư tư phỏng nạp, duy thiện thị cầu. Ðương vấn lý chi thị phi, cự luận sự chi đại tiểu. Nhược lý chi thị, tuy my phí đại, nhi tác chi hà thương. Nhược sự chi phi, tuy dụng độ tiểu nhi trừ chi hà hại. Cái tiểu giả đại chi tiệm, vi giả trứ chi manh. Cố hiền giả thận sơ, thánh nhân tồn giới, quyên quyên bất át, chung biến tang điền. Viêm viêm my trừ, tốt liệu nguyên dã. Lưu phiến ký thịnh, họa tai dĩ thành. Tuy dục cứu chi, cố vô cập hỹ. Cổ vân: "Bất căng tế hạnh, chung lụy đại đức" thử chi vị dã. 
Dữ Phật Trí thư. 

113.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ nói: Người trụ trì lấy chỗ hiểu biết của chúng làm chỗ hiểu biết của mình. Thường sợ chẳng suốt được tình của mỗi vật. Chẳng hiểu được lý của mỗi việc. Phải luôn luôn lo lắng tìm nhận những điều hay, hỏi cho xác đáng những điều phải trái của nghĩa lý ở bất cứ những việc lớn hay nhỏ. Nếu đúng với lý thì dẫu có hao phí lớn lao, mà phải làm theo cũng chẳng tổn hại gì. Nếu là trái với sự việc, thì dẫu là chỗ dùng sức rất nhỏ để trừ bỏ đi thì đâu có trở ngại chi. Bởi lẽ nhỏ là cái đầu mối của lớn dần, thầm kín là mầm móng của sự sáng tỏ. Vậy nên, người hiền thì cẩn thận ngay từ lúc đầu, Thánh nhân thì giữ gìn ở điều răn cấm. Dòng nước tuy nhỏ, nhưng nếu chẳng ngăn chận, thời sẽ biến ruộng dâu thành bể cả; ngọn lửa tuy nhỏ, nhưng nếu chẳng dập tắt, tất sẽ cháy cả vùng đồng rộng. Nước chảy lửa cháy đã thịnh, tai họa đã thành, thì dù có muốn cứu vãn cũng không sao kịp được. Cổ nhân nói (1): "Chẳng giữ gìn hạnh nhỏ, tất lụy đến đức lớn", chính là nghĩa thế vậy. 
Thư gởi Phật Trí (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Câu này trích trong Kinh Thư. 
(2) Phật Trí: Phật Trí Ðoạn Dụ thiền sư, chùa dục Vương thuộc Minh Châu, pháp tự của Viên Ngộ Cần thiền sư. 

114.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ vị Nguyên Bá Ðại viết: Phàm xưng trưởng lão chi chức, trợ tuyên Phật hóa, thường tư dĩ lợi tế vi tâm, hành chi vô căng tắc sở cập giả quảng, sở tế giả chúng. Nhiên nhất hữu căng kỷ sính năng chi tâm, tắc kiêu hãnh chi niệm khởi, nhi bất tiếu chi tâm sinh hỹ. 
Song Lâm Thạch Khắc. 

114.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ bảo Nguyên Bá Ðại (1) rằng: Phàm gọi là chức Trưởng lão, thay Phật tuyên dương giáo hóa, thường phải nghĩ tới việc lợi ích tế độ làm lòng. Nếu khi thực hành công việc đó mà không khoe khoang thời chỗ phổ cập mới rộng, nơi tế độ mới đông. Song le, nếu vạn nhất có cái tâm khoe khoang tài năng của mình thời cái niềm kiêu hãnh dấy lên, mà cái tâm bất tiếu cũng hiện ra vậy. 
Khắc ở bia đá chùa Song lâm. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Nguyễn Bá Ðại: tức Cảnh Nguyễn thiền sư, trụ trì chùa Hộ Quốc, pháp tự của Viên Ngộ thiền sư, đời thứ 13 phái Nam Nhạc. 

115.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ vị Diệu Hỷ viết: Ðại phàm cử thố đương cẩn thủy chung. Cố thiện tác giả tất thiện thành, thiện thủy giả tất thiện chung, cẩn chung như thủy tắc vô bại sự. Cổ viết: "Tích hồ! Y vị thành nhi chuyển vi thường, hành bách lý chi bán ư cửu thập. Tư giai thán hữu thủy nhi vô chung dã". Cố viết: "Mỹ bất hữu sơ, tiển khắc hữu chung". Tích Hối Ðường lão thúc viết: "Hoàng Nghiệt Thắng Hòa thượng diệc kỳ nột tử, đãn vãn niên mậu nhĩ. Quan kỳ thủy, đắc bất vị chi hiền". 
Vân Môn Am Tập. 

115.- DỊCH NGĨA: Viên Ngộ(1) bảo Diệu Hỷ rằng: Ðại phàm lúc động hay tĩnh đều phải giữ gìn trước sau. Vì thế nếu làm được điều tốt tất nhiên việc tốt sẽ thành tựu, điều tốt đã có ở trước tất nhiên phải có ở sau, giữ gìn sau cũng như trước thời sự việc không thất bại. Người xưa nói: "Tiếc vậy thay! Áo chưa thành mà lại chuyển thành xiêm, đường trường một trăm dặm mới đi được chín mươi dặm đã ngừng". Ðó đều là câu than tiếc cho những sự việc chỉ có ở trước mà không có ở sau. Cho nên nói rằng: "Ðều có ở trước mà ít có ở sau". Xưa kia Hối Ðường lão thúc nói: "Hoàng Nghiệt Thắng (2) Hòa thượng cũng là một nột tử kỳ tài, nhưng lại bị sai lầm ở lúc tuổi già. Như vậy nếu chỉ xem người ở phần trước sao được bảo đó là người hiền". 
Vân Môn Am Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này đại ý chỉ cho người nột tử cách xử sự phải thủy chung nhất quán, trước sau như một. 
(2) Hoàng Nghiệt Thắng: tức Duy Thắng thiền sư núi Hoàng Nghiệt, thuộc Thụy Châu, pháp tự của Hoàng Long Nam thiền sư, đời thứ 12 phái Nam Nhạc. 

116.- CHỮ HÁN: Viên Ngộ vị Phật Giám viết: Bạch Vân sư ông động dụng cử thố tất kê vãng cổ. Thường viết: "Sự bất kê cổ vị chi bất pháp". Dư đa thức tiền ngôn vãng hành toại thành kỳ chí. Nhiên phi đặc hiếu cổ, cái chi kim nhân bất túc pháp. Tiên sư mỗi ngôn: "Sư ông chấp cổ bất chi thời biến". Sư ông viết: "Biến cố dịch thường nãi kim nhân chi đại hoạn. Dư chung bất vi dã". 
Thiềm Hòa Thượng Nhật Lục. 

116.- DỊCH NGHĨA: Viên Ngộ thiền sư bảo Phật Giám rằng: Sư ông chùa Bạch Vân, mỗi khi hành động cất nhắc một việc gì, cũng đều khảo xét những hành động của cổ nhân xưa. Sư ông thường nói: "Sự việc mà chẳng khảo xét của tiền nhân thì bảo đó là chẳng đúng phép". Ta chỉ vì ghi nhiều được lời nói và việc làm của cổ nhân, mà đạt thành được chí khí. Nhưng, ta không phải là đặc biệt hiếu cổ, mà chỉ vì người đời nay chẳng đủ pháp qui để ta bắt chước. Tiên sư thường nói: "Sư ông vì chấp cổ nên chẳng biết thay đổi theo thời". Sư ông nói: "Thay đổi thói cũ, biến đổi đạo thường, chính là mối đại họa cho người đời nay". Ðó là điều mà ta trọn chẳng làm vậy. 
Thiềm Hòa Thượng Nhật Lục. 

117.- CHỮ HÁN: Phật Giám Cần Hòa thượng tự Thái Bình thiên Trí Hải. Quận Thú Tằng Công Nguyên Lễ vấn: "Thục khả kế trụ trì". Phật Giám cử Bính Thủ Tọa. Công dục đắc nhất kiến. Phật Giám viết: "Bính vi nhân cương chính, ư thế mạc nhiên vô sở thị hiếu, thỉnh chi do khủng phất tòng, cự khẳng tự lai da!". Công cố yêu chi. Bính viết: "Thử sở vị trình thân trưởng lão dã". Kính đào vu Tư Không sơn. Công cố vị Phật Giám viết: "Tri tử mạc nhược phụ". Tức mệnh chư sơn kiên thỉnh, ức bất đắc dĩ nhi ứng mệnh. 
Thiền Thị Giả Nhật Lục. 

117.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám (1) Cần Hòa thượng từ chùa Thái Bình dời về chùa Trí Hải, quan Quận Thú Tằng Công Nguyên Lễ hỏi: "Ai là người có thể kế vị ngôi trụ trì". Phật Giám đề cử Bính Thủ Tọa(2). Ông muốn được một lần yết kiến. Phật Giám nói: "Bính là người cương chính, xa lánh với đời không tham thị hiếu, nay thỉnh làm trụ trì, cũng sợ người chẳng thuận theo, có lẽ đâu lại chịu tự động tới vậy ư". Nhưng Tằng Công cố ý thỉnh Bính Thủ Tọa. Bính nói: "Ðó chính là nghĩa trình thân (3) Trưởng lão vậy". Ðoạn ngài trốn vào núi Tư Không (4). Ông đoái bảo Phật Giám rằng: "Biết con chẳng ai rõ bằng cha". Thế rồi liền truyền lệnh cho chư sơn cố thỉnh, vạn bất đắc dĩ ngài phải ứng mệnh. 
Thiền Thị Giả Nhật Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này ý nói, công việc ứng thế của cổ đức là việc bất đắc dĩ, nhưng công việc trụ trì cũng là một việc rất thiết yếu. 
(2) Bính Thủ Tọa: Trí Bính thiền sư chùa Nam Hoa ở Thiều Châu, pháp tự của Phật Giám Cần thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(3) Trình thân: Ý nói cần phải thấy rõ thân thế của người đó ra sao, rồi sau hãy mời nhậm chức trụ trì. 
(4) Tư không: Núi Tư Không thuộc Thư Châu, cách chừng 160 dặm phía Tây Bắc huyện Thái Hồ, nơi truyền y bát của đệ Tam Tổ. 

118.- CHỮ HÁN: Phật Giám vị Tuân Phật đăng viết: "Cao thượng chi sĩ bất dĩ danh vị vi vinh. Ðạt lý chi nhân bất vi ức tỏa sở khổn. Kỳ hữu thừa ân nhi hiệu lực kiến lợi nhi thâu thành. Gian trung nhân dĩ hạ chi sở vi. 
Nhật Lục. 

118.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám bảo Tuân Phật Ðăng (1) rằng: "Kẻ sĩ cao thượng chẳng lấy danh vị làm vinh. Con người đạt lý chẳng vì chỗ ức tỏa mà khốn cùng. Còn như kẻ mang âm mà dốc hết sức lực, thấy lợi mà dốc hết lòng thành, đều là những việc làm của hạng người trung lưu trở xuống. 
Nhật Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tuân Phật Ðăng: Phật Ðăng Thủ Tuân thiền sư, pháp tự của Phật Giám Cần thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 

119.- CHỮ HÁN: Phật Giám vị Bính Thủ Tọa viết: Phàm xưng Trưởng lão yếu tu nhất vật vô sở hiếu. Nhất hữu sở hiếu tắc bị ngoại vật tặc hỹ. Hiếu thị dục tắc tham ái chi tâm sinh. Hiếu lợi dưỡng tắc bôn cạnh chi niệm khởi. Hiếu thuận tòng tắc a du tiểu nhân hợp. Hiếu thắng phụ tắc nhân ngã chi sơn cao. Hiếu bồi khắc tắc ta oán chi thanh tác. Tổng nhi cùng chi bất ly nhất tâm. Tâm nhược bất sinh vạn pháp tự dẫn. Bình sinh sở đắc mạc viết ư tư. Nhữ nghi miễm chiên, qui chính lai học. 
Nam Hoa Thạch Khắc. 

119.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám bảo Bính Thủ Tọa rằng: Phàm gọi là Trưởng lão, phải nên đừng ham thích bất cứ một vật gì. Nếu một khi đã ham thích một vật gì thời bị giặc ngoại vật nó làm trở ngại. Ham thị dục thời tâm tham ái sinh. Ham lợi dưỡng thì niệm bôn tẩu cạnh tranh dấy. Ham thuận theo thời kẻ tiểu nhân a dua họp. Ham thắng phú thời núi nhân ngả cao. Ham vơ vét của dân thời tiếng ta oán phát khởi. Tóm lại, xét cho cùng đều không ngoài ở một cái tâm. Tâm chẳng sanh thời muôn pháp tự nhiên hết. Chỗ sở đắc thường ngày đừng nên vượt qua điều răn dạy này. Ông phải gắng sức làm khuôn phép chánh đáng cho kẻ hậu học. 
Bài khắc ở bia đá chùa Nam Hoa (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Bài khắc bia đá chùa Nam Hoa. Tô Hàn Lâm Tử Chiêm, nhân vào mùa thu năm đầu niên hiệu Thiệu Thánh đi qua chùa Nam Hoa có làm bài Minh khắc vào bia đá của chùa. 

120.- CHỮ HÁN: Phật Giám viết: Tiên sư tiết kiệm nhất bát nang hài đại. Bách chuế thiên bổ do bất nhẫn khí tri. Thường viết: "Thử vị vật tương tòng xuất quan, cận ngũ thập niên hỹ. Cự khẳng trung đạo khí chi". Hữu Tuyền Nam Ngộ Thượng Tọa tống cát bá chuyết. Tự ngôn: " Ðắc chi hải ngoại. Ðông phục tắc ôn hạ phục tắc lương". Tiên sư viết: "Lão Tăng hàn hữu sài thán chỉ khâm, nhiệt hữu tùng phong thủy thạch, súc thử hề vi chung khước chi". 
Nhật Lục. 

120.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám nói: Tiên sư rất tiết kiệm, một túi đựng bát, một đôi giày vải, có hàng trăm mụn khâu, hàng ngàn miếng vá, cũng chẳng nỡ vất bỏ. Ngài thường nói: "Hai thứ vật này ta đem cùng theo từ khi mới bước chân ra khỏi cửa, tới nay đã gần năm muơi năm rồi, sao nay nỡ vất bỏ giữa đường". Ngộ Thượng Tọa (1) chùa Nam Tuyền có gởi biếu chiếc áo vải lông (2) và nói: "Chiếc áo này được từ nơi hải ngoại, mùa Ðông mặc vào thì ấm, mùa Hạ mặc vào lại mát". Tiên sư nói: "Lão Tăng khi rét đã có than củi, chân giầy, khi nóng lại có thông reo nước suối. Nay tích trữ vật này để làm chi". Cuối cùng ngài khước từ không chịu nhận chiếc áo đó. 
Nhật Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ngộ Thượng Tọa: Có lẽ là Cao Am Thiện Ngộ thiền sư. 
(2) Áo vải lông: Thứ áo dệt bằng hai thứ lông chuột, mùa Ðông mặc thì ấm, mùa Hạ mặc thì mát. 

121.- CHỮ HÁN: Phật Giám viết: Tiên sư văn Chân Tịnh thiên hóa. Thiết vị biện cúng ai khốc quá lễ. Thán viết: "Tư nhân nan đắc, kiến đạo căn để bất đới chi diệp, tích kỳ tảo vong. Thù vị văn hữu kế kỳ đạo giả, Giang Tây tùng lâm, tự thử tịch liêu hỹ". 
Nhật Lục. 

121.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám nói: Tiên sư khi nghe biết Chân tịnh thiên hóa, liền thiết bài vị đặt đồ cúng, thương khóc quá ư là nghi lễ. Than rằng: "Con người như thế thật khó kiếm được. Vì đã thấy được chỗ căn để của đạo, lại không vướng mắc ở cành và lá, rất tiếc người đã mất quá sớm. Nhưng vẫn chưa được nghe có người nối tiếp đạo ấy, tùng lâm ở Giang Tây sẽ trở nên tịch liêu từ đây vậy". 
Nhật Lục. 
 

122.- CHỮ HÁN: Phật Giám viết: Tiên sư ngôn: "Bạch Vân sư ông bình sinh sơ thông vô thành phủ. Cố nghĩa hữu khả vi giả, dũng rược dĩ thân tiên chi. Hảo dẫn bạt hiền năng, bất hỷ phụ ly cẩu hợp. Nhất tháp tiêu nhiên, nguy tọa chung nhật. Thường vị Ngưng thị giả viết: Thủ đạo an bần, nột tử tố phận. Dĩ cùng đạt đắc táng di kỳ sở thủ giả, vị khả ngử đạo dã". 
Nhật Lục. 

122.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám nói: Tiên sư nói: "Sư ông chùa Bạch Văn, thường ngày tâm hồn rất phóng khoáng thông suốt, không có sự ngăn cách trong ngoài. Thấy việc nghĩa có thể làm được thời hăng hái dấn thân trước. Hay dẫn dắt người hiền đức tài năng, không ưa thích kẻ phụ họa tạm bợ kết giao cẩu thả. Duy một chiếc chõng nhỏ ngồi tiêu diêu tự tại trọn ngày. Thường bảo Ngưng Thị Giả (1) rằng: "Giữ đạo an phận nghèo là bản phận của kẻ nột tử. Nếu con người vì lẽ cùng, đạt, được, mất mà bỏ chỗ giữ đạo thời chưa có thể nói được đạo vậy". (10). 
Nhật Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ngưng Thị Giả: Thiền Trụ Ðộ Ngưng thiền sư, pháp tự của Bạch Vân Ðoan thiền sư. 

123.- CHỮ HÁN: Phật Giám viết: Vị đạo bất ưu tắc tháo tâm bất viễn. Xử thân thường dật tắc dụng chí bất đại. Cổ nhân lịch gian nan thường hiểm trở, nhiên hậu hưởng chung thân chi an. Cái sự nan tắc chí nhuệ, khắc khổ tắc lự thâm. Toại năng chuyển họa vi phúc chuyển vật vi đạo. Ða kiến học giả, trục vật nhi vong đạo, bối minh nhi đầu ám. Ư thị sức kỷ chi bất năng, nhi khi nhân dĩ vi trí. Cưỡng nhân chi bất đãi, nhi vũ nhân dĩ vi cao. Dĩ thử khi nhân, nhi bất tri hữu bất khả khi chi tiên giác. Dĩ thử yểm nhân, nhi bất tri hữu bất khả yểm chi công luận. Cố tự trí giả nhân ngu chi, tự cao giả nhận hạ chi. Duy hiền giả bất nhiên. Vị sự tán nhi vô cùng, năng nhai nhi hựu tận. Dục dĩ hữu tận chi trí, nhi chu vô cùng chi sự. Tắc thức hữu sở thiên thần hữu sở khốn. Cố ư đại đạo tất hữu sở khuyết yên. 
Dữ Tú Tử Chi thư. 

123.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám nói:(1) Nếu chẳng lo vì đạo thời tâm tiết tháo chẳng cao xa, xử thân thường nhàn rỗi thì chí dùng việc chẳng to lớn. Cổ nhân vì từng trải những việc gian nan, từng nếm những mùi hiểm trở, vậy sau mới được hưởng chung thân an nhàn. Vì lẽ, việc khó thời chí khí sắc bén, khắc khổ thời lo nghĩ sâu xa. Rồi mới hay chuyển họa hoạn làm phúc, chuyển sự vật làm đạo. Phần nhiều thấy người học, vì đuổi theo sự vật mà quên mất đạo, trái chỗ sáng mà đi vào chỗ tối. Bởi thế liền trang sức chỗ bất tài của mình, lấy đó làm trí mà dối người. Cưỡng chế chỗ chẳng kịp của người mà khinh người, lấy đó làm cao. Làm như vậy để dối người mà chẳng biết đâu có thể dối trá được bậc tiên giác, đem như vậy để che đậy người mà chẳng biết đâu có thể che đậy được phần công luận. Cho nên, nếu người tự gán cho mình là trí giả, thì người cho đó là kẻ ngu, kẻ tự cho mình là cao, thì người lại cho đó là thấp. Duy người hiền thì không làm như thế. Vì lẽ, chỗ tản mát của sự việc thì không cùng, bờ bến của tài năng thì có hạn. Nếu muốn đem cái trí tuệ có hạn mà bao trùm sự việc không cùng, thời phần hiểu biết có chỗ thiên lệch, thần khí có chỗ khốn quẫn. Vậy nên đối với đại đạo tất sẽ bị ngăn cách vậy. 
Thư gởi Tú Tử Chi (2). 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này là nói rõ phần tầm đạo của cổ nhân thì khắc khổ, phần đắc đạo thì tôn quý. 
(2) Tú Tử Chi: tức Tổ Tú, tên chữ là Tử Chi, Tăng người đất Thục. 

124.- CHỮ HÁN: Phật Giám vi Long Nha Tài Hòa thượng viết: Dục cách tiền nhân chi tệ bất khả cức khứ. Tu nhân sự chi cách chi. Sử tiểu nhân bất nghi tắc thứ vô oán hận. Dư thường ngôn: "Trụ trì hữu tam quyết: kiến sự, năng hành, quả đoán. Tam khả khuyết nhất tắc kiến sự bất minh. Chung vi tiểu nhân hốt mạn. Trụ trì bất chấn hỹ". 

124.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám bảo Long Nha Tài (1) Hòa thượng rằng: Muốn thay đổi cái tệ của tiền nhân, không thể bỏ ngay một lúc được. Nên phải nương vào từng việc nào đó mà thay đổi, để kẻ tiểu nhân chẳng ngờ vực, thời mọi người không oán hận. Ta thường nói: "Người trụ trì có ba bí quyết: 

[*[Thấy rõ sự việc. 
[*}Hay thực hành theo. 
a. Quả cảm quyết đoán. 

Ba điều này mà để thiếu một, thời thấy sự việc không được rõ ràng. lại bị kẻ tiểu nhân khinh nhờn, tất ngôi trụ trì sẽ không được chỉnh đốn vậy". 

CHÚ THÍCH: 

(1) Long Nha Tài: Trí Tài thiền sư, chùa Long Nha, pháp tự của Phật Giám Cần thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 

125.- CHỮ HÁN: Phật Giám viết: Phàm vi nhất tự chi chủ, sở quí tháo lý thanh tịnh. Trì đại tín dĩ đãi tứ phương nột tử. Sai hữu hào phát ổi tiết chi sự ư kỷ bất khứ, toại bị tiểu nhân khuy khứ, tuy hữu đạo đức như cổ nhân, tắc học giả nghi nhi bất tín hỹ. 
Sơn Ðường Tiểu Xam. 

125.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám nói: Phàm làm chủ một ngôi chùa, quí ở chỗ noi chí tiết tháo, làm hạnh thanh tịnh. Giữ lòng tin lớn để tiếp đãi bốn phương nột tử. Nếu có một mảy may ý nghĩ hẹp hòi lệch lạc tự dối mình mà không chịu bỏ, tuy có đạo đức như cổ nhân, thời người học cũng ngờ mà chẳng tin vậy. 
Sơn Ðường Tiểu Xam. 

126.- CHỮ HÁN: Phật Giám viết: Phật Nhãn đệ tử duy Cao Am kính đĩnh bất cận nhân tình, vi nhân vô thị hiếu, tắc sự vô thảng viện, thanh nghiêm cung cẩn, thủy chung dĩ danh tiết tự lập, hữu cổ nhân chi phong. Cận thế nột tử, hãn hữu luân tỷ. 
Dữ Cảnh Long Học thư. 

126.- DỊCH NGHĨA: Phật Giám nói: Ðệ tử của Phật Nhãn duy có Cao Am là người cương trực, thẳng thắng chẳng gần với thế thái nhân tình, làm người không thị hiếu, làm việc không thảng thốt có đủ viện chứng, thanh tịnh trang nghiêm cung cẩn, trước như sau đều lấy danh tiết để tự lập, có tác phong của cổ nhân. Kẻ nột tử ở thời nay ít ai sánh kịp. 
Thơ gởi Cảnh Long Học. 

127.- CHỮ HÁN: Phật Nhãn Viễn Hòa thượng viết: Dị chúng chi dong tất túc ư nhàn hạ chi nhật. Ðối tân chi ngữ đương nghiêm ư tư mật chi thời. Lâm hạ chi nhân phát ngôn dụng sự cử thố thi vi. Tiên tu trù lự, nhiên hậu hành chi. Vật thương hốt bạo dụng. Hoặc tự bất năng dự quyết, ưng tu tư tuân kỳ cựu, bác vấn tiên hiền dĩ quảng kiến văn, bổ kỳ vị năng chúc kỳ vị hiểu. Khởi khả hư tác khí thế chuyên sính cống cao tư chương kỳ xú. Cẩu nhất hạnh thất chi vu tiền, tuy bách thiện bất khả đắc nhi yểm ư hậu hỹ. 
Dữ Chân Mục thư. 

127.- DỊCH NGHĨA: Phật Nhãn Viễn Hòa thượng nói: Cái dáng dấp của chúng tất phải nghiêm nghị như ngày nhàn hạ, lời nói tiếp khách phải trang trọng như lúc riêng một mình. Ðối với người trong chốn thiền lâm, mỗi khi phát ngôn làm việc, trù biện thi hành tất phải tính toán suy nghĩ trước rồi sau mới thực hành, chớ có hấp tấp làm càn. Hoặc có việc tự mình không thể dự biết và quyết đoán được, phải nên thỉnh vấn ở hàng kỳ cựu, hỏi ý kiến ở bậc tiên hiền, để rộng phần thấy nghe, bổ khuyết cho việc làm chưa thể tỏ rõ, ở chỗ chưa thể hiểu biết. Có đâu lại chỉ phô bày khí thế hão huyền, khoe khoang hành vi dối trá, để phô bày cái chân tướng xấu xa của chính mình. Nếu một hạnh đã bị hỏng ở trước, thời trăm điều hay không thể tới được mà còn bị che lấp ở sau vậy. 
Thư gởi Chân Mục (1). 

CHÚ THÍCH: 

(1) Chân Mục: Chân Mục Chính Hiền thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn Viễn thiền sư. 

128.- CHỮ HÁN: Phật Nhãn viết: Nhân sinh thiên địa gian. Bẩm âm dương chi khí nhi thành hình. Tự phi ứng chân thừa bi nguyện lực, xuất hiện thế gian. Kỳ lợi dục chi tâm tự bất khả thốt khử. Duy thánh nhân tri bất khả khử nhân chi lợi dục. Cố tiên dĩ đạo đức chính kỳ tâm. Nhiên hậu dĩ nhân nghĩa lễ trí giáo hóa đề phòng chi. Nhật tựu nguyệt tương, sử kỳ lợi dục bất thắng kỳ nhân nghĩa lễ trí, nhi toàn kỳ đạo đức hỹ. 
Dữ Cảnh Long Học thư. 

128.- DỊCH NGHĨA: Phật Nhãn nói: Con người sanh trong khoảng trời đất, bẩm cái khí của âm dương mà thành hình. Nếu tự mình không phải là bậc ứng chân (1) nương vào sức từ bi hạnh nguyện mà xuất hiện ở thế gian, thì cái tâm danh lợi và dục vọng tựa hồ như không thể gột bỏ được. Duy Thánh nhân biết con người chẳng thể trừ khử được cái danh lợi dục vọng, nên trước hết phải lấy đạo đức để uốn nắn cái tâm đó cho chính, vậy sau mới lấy nhân, nghĩa, lễ, trí mà giáo hóa để đề phòng, rèn luyện trong ngày qua tháng lại, khiến cho cái tâm lợi dục đó không thắng được đạo đức vậy. 
Thư gởi Cảnh Long Học. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ứng chân: Theo phiên dịch danh nghĩa, A La Hán dịch là Ứng chân. 

129.- CHỮ HÁN: Phật Nhãn viết: Học giả bất khả nệ ư văn tự ngữ ngôn. Cái văn tự ngữ ngôn, y tha tác giải chướng tự ngộ môn, bất năng xuất ngôn tượng chi biểu. Tích Ðạt Quan Dĩnh sơ kiến Thạch Môn Thông Hòa thượng. Thất trung trì sính khẩu thiệt chi biện. Thông viết: "Tử chi sở thuyết nãi chỉ thượng ngữ, nhược kỳ tâm chi tinh vi, tắc vị đổ kỳ áo, đương cầu diệu ngộ". Ngộ tắc siêu trác kiệt lập, bất thừa ngôn bất trệ cú. Như sư tử vương hống hao bách thú chấn hãi. Hồi quan văn tự chi học, hà thí dĩ thập giảo bách dĩ thiên giảo vạn dã. 
Long Gian Ký Văn. 

129.- DỊCH NGHĨA: Phật Nhãn nói: Người học không nên câu nệ ở văn tự ngữ ngôn. Bởi lẽ văn tự ngữ ngôn là phần y tha tác giải nhờ vào sách vở mà hiểu nên ngăn che mất cửa tự ngộ, vì nó chỉ tiêu biểu được trạng thái của tiếng nói. Xưa kia Ðạt Quan Dĩnh (1) lúc mới gặp Thạch Môn Thông Hòa thượng, trong nơi thiền thất ông hay dong ruỗi phần biện luận ngoài đầu lưỡi. Thông Hòa thượng nói: "Chỗ nói năng của ông, chỉ là lời lẽ trên giấy, nếu xét tinh vi về phần tâm của ông, thời vẫn chưa thấy được áo diệu". Nếu khi đã diệu ngộ thời siêu việt hết thảy, chẳng nương vào ngôn ngữ, chẳng vướng vào danh cú. Cũng như sư tử vương một khi đã gầm thết lên, thời trăm loài thú đều phải giật mình kinh hãi. Nếu quay trở lại xem cái học về văn tự mà so sánh thì sao có thể ví được mười với trăm ngàn vạn vậy ư. 
Long Gian Ký Văn. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Ðạt Quan Dĩnh: Kim Sơn Ðàm Dĩnh thiền sư, pháp tự của Thạch Môn Thông thiền sư. 

130.- CHỮ HÁN: Phật Nhãn vi Cao Am viết: Bách Trương Thanh Qui, đại khái tiêu chính kiểm tà quĩ vật tề chúng, nãi nhân thời dĩ chế hậu nhân chi tình. Phù nhân chi tình do thủy dã. Qui củ lễ pháp vi đê phong. Ðê phòng bất cố tất chí bôn đột. Nhân chi tình bất chế tắc tứ loạn. Cố khứ tình tức vọng cấm ác chỉ tà, bất khả nhất thời vong qui củ. Nhiên tắc qui củ lễ pháp, khởi năng tận phòng chi nhân tình, tư diệc trợ nhập đạo chi giai trì dã. Qui củ chi lập, chiêu nhiên như nhật nguyệt. Vọng chi giả bất mê. Khoáng hồ như đạo đạo, hành chi giả bất hoặc. Tiên thánh kiến lập tuy thù, qui nguyên vô dị. Cận đại tùng lâm hữu lực dịch qui củ giả, hữu tử thủ qui củ giả, hữu miệt thị qui củ giả, tư giai bối đạo thất lý, túng tình trục ác nhi chi nhiên. Tằng bất niệm tiên thánh cứu mạt pháp chi tệ, cấm phóng dật chi tình, tắc thị dục chi đoan, tuyệt tà tích chi lộ. Cố sở dĩ kiến lập dã. 
Ðông Hồ Tập. 

130.- DỊCH NGHĨA: Phật Nhãn bảo Cao Am rằng: (1) Bách Trượng Thanh Qui (2), đại khái để tiêu chính kiểm tà, làm khuôn cho vật, chỉnh tề đại chúng, cũng đều nương vào thời mà chế ngự cái tình của người sau. Ôi cái tình của con người cũng như nước, qui củ và lễ pháp là bờ đê để đề phòng. Bờ đê không vững chắc, tất nhiên phải đưa đến chỗ vỡ lở. Tình của con người nếu chẳng chế ngự thời rông rỡ rối loạn. Cho nên muốn trừ tình bỏ vọng, cấm ác ngăn tà, thời không thể một thời khắc dời bỏ qui củ. Song le, qui củ và lễ pháp đâu hay đề phòng hết được cái tình của con người. Ðó chẳng qua chỉ là cái thềm bậc giúp con người được vào đạo vậy. Việc lập ra qui củ thì tỏ rõ như mặt trời mặt trăng, để người nhìn vào chẳng mê muội, thênh thang như con đường rộng lớn, để người đi chẳng nghi hoặc. Bậc Tiên thánh kiến lập ra qui củ dù khác nhau, nhưng mục đích về nguồn chỉ là một. Chốn tùng lâm thời gần đây, có nơi tận lực noi theo qui củ, có nơi lại giữ chặt lấy qui củ, có nơi khinh miệt cả qui củ. Ðó đều là trái với đạo bỏ mất lý, rông rỡ tâm tình, theo đuổi điều ác mà đưa đến như thế. Sao lại chẳng nghĩ, bậc Tiên thánh muốn cứu cái tệ ở đời mạt pháp, cấm tâm tình phóng dật, lấp cái đầu mối thị dục, duyệt con đường tà tích, vì thế nên mới kiến lập ra qui củ vậy. 
Ðông Hồ Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðoạn này nói về cách áp dụng qui củ. Qui củ chỉ có mục đích để ngự chế tình người mà chế lập vậy. 
(2) Bách Trượng Thanh Qui: Bách Trượng thiền sư, lần đầu tiên ngài muốn chỉnh lý về qui củ trong chốn tùng lâm, tu chỉnh lại mọi việc trong Thiền Tăng và Thiền viện, nên ngài mới soạn ra bộ sách Bách Trượng Thanh Qui để qui định cái qui củ của Thiền tông. 

131.- CHỮ HÁN: Phật Nhãn vị Cao Am viết: Kiến thu hào chi mạt giả, bất tự kiến kỳ tiệp. Cử thiên quân chi trọng giả, bất tự cử kỳ thân. Do học giả minh ư trách nhân, muội ư thứ ký giả, bất thiểu dị dã. 
Chân Mục Tập. 

131.- DỊCH NGHĨA: Phật Nhãn (1) bảo Cao Am (2) rằng: Tuy những người thấy được đầu lông nhỏ ở mùa Thu (3) nhưng lại không thể nhìn thấy lông my của chính mình. Tuy nhắc được sức nặng ngàn quân (4), nhưng lại không thể tự nhắc nổi thân mình. Cũng như người học chỉ sáng suốt ở chỗ trách người mà lại mờ mịt ở phần tha thứ lỗi mình, thật chẳng sai khác chút nào vậy. 
Châu Mục Tập. 

CHÚ THÍCH: 

(1): Ðại ý đoạn này nói rõ con người chỉ biết trách cái lỗi của người mà không đoái biết đến cái lỗi của chính mình. 
(2) Cao Am: Cao Am Thiện Ngộ thiền sư, pháp tự của Phật Nhãn thiền sư, đời thứ 15 phái Nam Nhạc. 
(3) Lông nhỏ ở mùa Thu: Dịch ở chữ thu hào. Hào có nghĩa là lông dài và nhọn. Lông loài vật cứ đến mùa Thu thì lại mọc đợt mới nên gọi là Thu hào. Trang Tử nói: "Loài thú ở mùa Thu thường mọc thứ lông rất nhỏ". 
(4) Quân: Ngày xưa cứ ba mươi cân ta gọi là một Quân. 

132.- CHỮ HÁN: Cao Am Ngộ Hòa thượng viết: Dư sơ du Tổ Sơn kiến Phật Giám tiểu xam. Vị tham dục sân khuể quá như oan tặc. Ðương dĩ trí địch chi. Trí do thủy dã. Bất dụng tắc trệ, trệ tắc bất lưu, bất lưu tắc trí bất hành hỹ. Kỳ như tham dục sân khuể hà?". Dư thị thời tuy niên thiếu. Tâm tri kỳ vi thiện tri thức dã, toại cầu quải tháp. 
Văn Cư Thực Lục. 

132.- DỊCH NGHĨA: Cao Am Ngộ Hòa thượng nói: Ta lúc mới du hành tới chùa Tổ Sơn, thấy Phật Giám tiểu xam (1), ngài bảo: "Tham dục và hờn giận còn tệ hơn là quân giặc thù nghịch, nên cần phải đem trí tuệ để đối địch với chúng. Trí tuệ cũng như nước. Nếu nước chẳng dùng thời nó đọng lại, đã đọng lại thời không lưu thông, không lưu thông thời trí tuệ cũng chẳng đem ra dùng gi được. Còn như tham dục và hờn giận thì phải làm như thế nào?". Ta khi ấy tuổi tuy còn nhỏ, nhưng thâm tâm cũng biết đó là bậc thiện trí thức, do đó liền cầu ngài xin làm đệ tử (2). 
Vân Cư Thực Lục. 

CHÚ THÍCH: 

(1) Tiểu xam: Tiểu xam tương đối với đại xam, thượng đường diễn đại pháp gọi là đại xam, bất thường khai thị thuyết pháp gọi là tiểu xam. 
(2) Ðệ tử: Dịch ở chữ quải tháp. Nghĩa là khoác túi đựng áo bát tức là nghĩa tùy tùng tham thiền nhập đạo. 

133.- CHỮ HÁN: Cao Am viết: Học giả sở tồn trung chính. Tuy bách triết tỏa nhi hạo nhiên vô ưu. Kỳ hoặc sở hướng thiên tà, triêu tịch khu khu vị lợi thị kế. Dư khủng đường đường chi khu, tương vô thố ư thiên địa chi gian hỹ. 
Châu Mục Tập. 

133.- DỊCH NGHĨA: Cao Am nói: Ðiểm giữ gìn của người học là ở chỗ trung chính. Dù có bị hàng trăm lần đổ gãy mà vẫn điềm nhiên không lo lắng. Nếu hoặc giả kẻ ấy hướng vào chỗ thiên tà, sớm tối chỉ bo bo mưu kế vị lợi, ta sợ rằng, cái thân hình to lớn chửng chạc ấy sẽ không có chỗ đặt chân trong khoảng trời đất vậy. 
Châu Mục Tập. 
 

Xem Tiếp: Trang 03

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法 æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn