Trong
mấy ngày qua, chúng ta bàn về phiền não, nguyên nhân đau khổ
của con người. Có ba loại phiền não: (1) phiền não tác động
thuộc loại thô, (2) phiền não tư tưởng thuộc loại trung,
và (3) phiền não ngủ ngầm thuộc loại vi tế. Phiền não
ngủ ngầm không thường hiển lộ, chỉ khi có điều kiện
thuận tiện sẽ sinh khởi trong tâm, trở thành phiền não tư
tưởng, biến thành phiền não tác động, để cuối cùng biểu
lộ qua hành động và lời nói bất thiện. Phiền não ngủ
ngầm hình thành khi tâm tiếp xúc với đối tượng ưa ghét,
làm phát sinh ngã mạn, sân hận, ác ý, v.v..Ngay trong khoảnh
khắc này, phiền não tư tưởng hình thành trong tâm, tâm thiện
lành biến mất. Tâm bị quấy nhiễu bằng tư tưởng bất
thiện. Sau đó, tù tư tưởng, biến thành phiền não tác động,
bộc phát ra hành động và lời nói. Có thể so sánh phiền
não ngủ ngầm giống như một người đang ngủ, phiền não
tư tưởng giống như khi người nầy thức giấc, và phiền
não tác động giống như khi người này rời khỏi giường.
Phiền não ngủ ngầm được tận diệt bằng Tuệ Học qua
sự phát triển tuệ Minh Sát và Thánh Đạo. Phiền não tư
tường được chế ngự bằng Định Học qua hai phương pháp
ngăn ngừa và tận diệt. Phiền não tác động được chế
ngự nhờ Giới Học.
Chúng
ta còn đề cập đến tiến triển trong thiền Minh Sát. Tuy
nhiên, vì muốn cho hành già tự chứng nghiệm qua thực hành
nên không trình bày chi tiết. Hơn nữa về phương diện thực
hành, biết quá nhiều chi tiết sẽ không có lợi cho hành giả.
Giống như khi làm toán, người thầy chỉ cho biết phương
pháp mà không cho biết trước đáp sô. Nếu làm đúng sẽ
đạt đúng đáp số. Tương tự, thiền sư chỉ là người
giúp hành giả thực hành cho đúng phương pháp. Nếu hành đúng,
sẽ đạt kết quả đúng. Ngoài ra, khi đề cập sơ lược
các tuệ Minh Sát chỉ nhằm khích lệ độc hành giả thêm
tinh tấn trong sự tu tập.
Hôm
nay chúng ta bắt đầu bàn về bài kinh “Phát Triển Tâm Linh”.
Sự
tu tập Tam Học, Giới-Định-Huệ, giúp khắc phục được
ba loại phiền não thô, trung và vi tế. Kết quả làm cho thân,
khẩu, ý được trong sạch, biểu hiện qua sự cư xử hòa
nhã, dễ mến. Đây là lợi lạc tức thời của sự tu tập
Giới-Định-Huệ. “Bhāvanā” là sự tu tập đòi hỏi kỷ
luật cao, nhằm rèn luyện tâm và phát triển trí tuệ. Giới
hạnh được coi là thiết yếu cho mọi người. Giới học
làm cho bạn sống đúng với ý nghĩa “con người”. Với
khả năng định tâm, tâm được kiểm soát, Định học tạo
cho tâm có bản chất thực sự đúng ý nghĩa “tâm của con
người”. Hành thiền Minh Sát, phát triển trí tuệ, thành
đạt Đạo Quả, trở thành thánh nhân, Tuệ học làm cho bạn
trở nên “người cao thượng”, một con người hơn người
bình thường.
Bậc
hiện trí dạy rằng, bạn nên “tự mình làm người bạn
tốt cho xã hội, cũng như tự mình tìm người bạn tốt cho
mình”. Hay nói cách khác, bạn nên trở thành một thành viên
tốt cho gia đình, xã hội, quốc gia, và tìm bạn tốt cho chính
mình. Nhờ thực hành thiền minh sát, bạn tư luyện được
thân khẩu ý trong sạch và phát triển trí tuệ, trở nên người
thiện lành, một thành viên tốt, một người hơn người bình
thường. Bạn cần phải giúp người khác thực hành thiền
minh sát để họ cũng trở nên tốt giống như bạn.Và bạn
cần phải luôn trau giồi sao cho xứng đáng là một người
gương mẫu để người khác noi theo. Được như vậy, bạn
giúp cho tất cả mọi người trong gia đình, xã hội, quốc
gia, đến thế giới, có được sự cư xử hòa nhã, thân khẩu
ý thiện lành tốt đẹp. Đối với Đức Phật, khi còn là
Bồ Tát, ngài thực hành Ba La Mật, ngài là người gương mẫu,
luôn luôn giúp người giúp đời. Khi trở thành Phật, ngài
viên mãn Giới-Định-Huệ. Với Minh Hạnh Túc, ngài có đầy
đủ trí tuệ hiểu rõ đâu là đúng sai để dạy chúng sanh,
và với tâm Đại Bi, ngài hướng dẫn chúng sanh theo Chánh
Pháp. Do sự vẹn toàn Giới Hạnh và Trí Tuệ, ngài chỉ dạy
chúng sanh, giúp họ tu tập để có thân khẩu ý trong sạch
và phát triển trí tuệ để họ trở nên một con người hoàn
hảo. Ngài là người gương mẫu để cho người khác noi theo.
Do đó, nếu bạn tu tập để mình được trong sạch, và chỉ
người khác tu tập sao cho tất cả mọi người được trong
sạch, kết quả là gia đình, xã hội, quốc gia, thế giới
được tốt đẹp thì cuộc đời này được hạnh phúc biết
bao!
Vào
thời Đức Phật, có ẩn sĩ Sesaka Paripacheva, chủ trương Ngã
kiến, attavada, nổi tiếng học rộng và rất hãnh diện về
mình. Sau khi gặp Đức Phật chỉ dạy, vị này kính phục
và ca tụng Đức Phật qua kệ ngôn “danto sobhagava damathaya
dammamdeseti”. Ý nghĩa: “Đức Phật là người xứng đáng
để nương tựa. Ngài phát triển chính mình được tốt đẹp,
nên có động lực giúp người khác được tốt đẹp. Do vậy
mà Ngài tuyên dạy Giáo Pháp.”
Đức
Phật nhờ tu tập Giới Định Huệ, nên Ngài hoàn toàn trong
sạch khỏi ba loại phiền não. Ngài trở nên người tốt đẹp.
Sau khi thành đạo, Ngài không quên chúng sanh. Do tâm Đại Bi,
Ngài thệ nguyện cứu giúp họ thoát khỏi đau khổ. Bậc trí
nhân thường nói “Ở đâu có bạn lành, ở đó có hạnh
phúc.” Đức Phật chính Ngài tìm được hạnh phúc, nên Ngài
muốn chúng sanh cũng được hạnh phúc. Noi theo tinh thần này,
bạn hãy tự tập theo lời Phật dạy. Bạn không mất mát
gì hết, bạn luôn luôn được lợi lạc!
Theo
Đức Phật, người bạn lành hay người bạn đạo lý tưởng,
kalyāṇa-mitta, là mẫu người mang đủ bảy phẩm tính:
(1)
Dễ mến, piya : Người dễ mến, có đức hạnh, chân thật,
sẵn sàng giúp người khác.
(2)
Được kính trọng, garu: Người có tâm trong sạch, có trí
tuệ, thánh trí, hơn người thường. Có trí tuệ, biết đúng
sai, nên có khả năng dạy người khác đi trên chánh đạo.
(3)
Được người khác dùng làm đối tượng để rãi tâm từ
ái, bhavaniya: Do kết quả từ hai đức tính dễ mến và kính
trọng, nên người này được người khác rãi
tâm
từ.
(4)
Có khả năng chỉ lỗi cho người khác để xây dựng, vattāra:
Thay vì ngó lơ, người này có tâm ý thiện, chỉ giúp
lỗi lầm, để giúp người được tốt đẹp.
(5)
Có khả năng nhẫn nhục khi bị phê bình, vasanakkama: Không
ngã mạn nghĩ mình là vị thầy khi bị phê bình. Dám chấp
nhận để sửa sai.
(6)
Có khả năng dạy những điều thâm sâu trong Giáo Pháp, gambhira
katham: Giảng dạy Thiền Tứ Niệm Xứ về cả hai lý thuyết
và thực hành. Khả năng giảng dạy một cách đơn giản cho
người khác hiểu được nghĩa lý thâm sâu của Giáo Pháp.
(7)
Không lợi dụng bạn hay học trò để được lợi cho cá nhân,
atthane no sa ni yogita.
Một
người bạn đạo hội đủ 7 phẩm tính như vậy sẽ có khả
năng giúp cộng đồng, xã hội có được những thành viên
đầy đủ trí đức hơn người bình thường. Người này cũng
là một gương mẫu để người khác noi theo, đồng thời cũng
chỉ dạy được người khác trở thành người tốt đẹp.
Và như vậy làm cho gia đình, xã hội, quốc gia, và thế giới
được an vui hạnh phúc, không bị đau khổ trong vòng luân
hồi vô tận.
Đáng
tiếc thay, người bạn đạo lý tưởng như vậy rất hiếm.
Vì rằng nếu chính mình không phải là người bạn lành cho
chính mình, sẽ không là người bạn lành cho người khác,
và do đó không thể giúp cho người khác trở nên người bạn
lành. Thế nên, hãy tự tư sửa mình trước nhằm trở thành
người bạn đạo lý tưởng. Đức Phật chính Ngài tu tập
trở nên người bạn đạo cao thượng nhất cho chính Ngài,
và trở thành người bạn đạo cao thượng cho chúng sanh. Với
lòng bi mẫn, Ngài không vị kỷ quay lưng bỏ quên chúng sanh,
trái lại Ngài hướng dẫn chúng sanh bằng Từ Bi Trí Tuệ
để họ trở nên người tốt đẹp. Bạn hãy tu tập cho chính
mình, sau đó hãy giúp đỡ người khác như người thân gần
gũi, bạn bè, giúp hướng dẫn họ cùng thực hành Chánh Pháp.
Muốn
được như thế, trước hết hãy tu tập bằng Giới học,
hành thiền để thành đạt Định học, và thực hành viên
mãn Tuệ học, để trở thành người bạn đạo lý
tưởng
cho chính mình, trở thành người bạn đạo lý tưởng cho người
khác, và giúp người khác cũng trở thành người bạn đạo
lý tưởng. Nếu có khả năng thực hành Tứ Niệm Xứ,
sẽ làm cho thân khẩu ý trong sạch, có sự cư xử hòa nhã,
dễ mến, tạo được hạnh phúc cho mình và cho hạnh phúc
người khác. Để rồi an vui hạnh phúc được tạo từ cá
nhân này sang cá nhân khác, cuối cùng toàn thể thế giới
được an vui hạnh phúc. Đây là ý nghĩa của bài kinh “Phát
Triển Tâm Linh”. Nếu ai thực hành dễ duôi, lãng phí thời
giờ, buông lung theo dục lạc, dù mong ước được tiến bộ,
cũng không thể nào thành sự thật!