Mục
đích của sự phát triển tâm là làm cho tâm hoàn toàn thoát
khỏi ô nhiễm. Nếu không hành thiền sẽ không đạt được
mục đích này và như vậy sẽ không thể nào chứng đạt
được thánh đạo A La Hán. Tinh túy của Phật Giáo Nguyên
Thủy là sự tu tập Giới Định Huệ.
Giới
học là sự kiểm soát và giữ gìn không cho phiền não tác
động ảnh hưởng đến thân khẩu. Nhờ giữ giới, bạn không
làm điều sai trái qua thân khẩu. Nếu thực hành sự giữ
giới, bạn sẽ có hành vi và lời nói trong sạch, hòa nhã,
dễ mến và không bị chê trách. Do đó, Giới Học là sự
tu tập theo Phật Pháp. Phạn ngữ samādāna-sīla dùng để diễn
giải ý nguyện quyết tâm không phạm giới như “Tôi sẽ
không làm điều này, điều kia” ,v.v.. Như vậy có tác ý,
cetanā, cũng là sự giữ giới, dù rằng chưa thể hiện ra
hành động. Khi bạn giữ giới, gặp trường hợp có thể
gây nên tội lỗi, bạn thật sự kìm hãm để không làm điều
tội lỗi. Do ý muốn giữ giới và có sự giữ giới thật
sự tạo thành thói quen luôn luôn giữ giới.
Có
hai loại cư xử bất thiện tạo nên bởi hành động và lời
nói. Hành động bất thiện, kaya-duccarita, như sát sanh, trộm
cắp và tà hạnh. Lời nói bất thiện, vacī-duccarita, như nói
dối, nói chia rẽ, nói lời dữ, và nói nhảm nhí. Bạn phải
có sự ghê sợ và hỗ thẹn đối với hai loại cư xử bất
thiện này. Do vậy bạn luôn luôn có ý muốn giữ giới và
có sự giữ giới thật sự. Ghê sợ tội
lỗi,
hi ri, và hỗ thẹn tội lỗi, otappa, là hai tâm sở thiện lành
giúp bạn có khả năng không tạo bất thiện nghiệp qua
thân khẩu một cách tròn đầy. Giữ giới cũng do phát xuất
tù sự không muốn bị đau khổ nên không muốn làm người
khác đau khổ. Bạn không muốn bị giết, hay bị mất mát,
nên bạn không làm những điều này cho người khác. Bạn không
muốn trở thành đối tượng của các bất thiện nghiệp,
nên bạn hiểu người khác cũng không muốn vậy. Do đó bạn
có tâm bi mẫn, không muốn làm cho người khác đau khổ. Nhờ
ghê sợ tội lỗi và hỗ thẹn tội lỗi giúp bạn giữ gìn
được thân khẩu được dễ dàng, và có lòng bi mẫn đối
với người khác.
Trong
kinh điển có cho thí dụ về hai thanh sắt. Một thanh sắt
dính phân, và thanh sắt nóng đỏ. Đối với thanh sắt dính
phân, bạn không muốn sờ vào thanh sắt này, vì ghê tởm sự
dơ bẩn của phân. Giống như do sự ghê tởm bất thiện nghiệp
nên bạn giữ giới trong sạch. Đối với thanh sắt nóng đỏ,
bạn không sờ vào thanh sắt này, vì sợ bị phỏng. Giống
như do sự sợ hãi tội lỗi nên bạn không làm điều bất
thiện.
Vì
sự ghê sợ bất thiện nghiệp, nên bạn giữ gìn thân khẩu
làm cho bạn có sự cư xử hòa nhã, dễ mến. Đây là lợi
ích của sự giữ giới. Vì sự sợ hãi đau khổ, bạn không
muốn gây đau khổ cho người khác. Do đó bạn bảo vệ được
người khác. Bạn hưởng được lợi ích của sự giữ giới
và do vậy người khác cũng hưởng được sự ích lợi này.
Đức Phật dạy rằng “attano rakkhanto param rakhati nāma”.
Bạn bảo vệ mình và bảo vệ cho người khác.
Nếu
hai tâm sở hỗ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi được
sáng chói trên thế giới, năng lực của chúng sẽ rất lớn.
Khi tu tập thành đạt được hai tâm sở này, tâm có khả
năng đẩy lui được phiền não, không bị phiền não xâm nhập,
giống như một vật sáng chói có khả năng phản chiếu lại
sức nóng, nên tâm không bị ảnh hưởng của sức nóng tạo
bởi phiền não. Hai tâm sở thiện này gọi là pháp trắng,
hay còn gọi pháp thanh tịnh, sukka-dhamma, hai pháp này giúp cho
hành động và lời nói trở nên tốt đẹp, trong sạch, dễ
mến. Giống như mặc đồ màu trắng không bị nóng bằng mặc
đồ màu đen. Người có hai tâm hỗ thẹn tội lỗi và ghê
sợ tội lỗi sẽ không dám điều sai trái qua thân khẩu, nên
không bị đau khổ, do vậy, người này luôn an vui.
Không
hỗ thẹn tội lỗi và không ghê sợ tội lỗi, ahiri và aotappa,
là hai tâm sở bất thiện, là hai pháp đen, kāla-dhamma, có
đặc tính thu hút sức nóng của phiền não, như một vật
đen hấp thụ nhiệt.
Hai
tâm sở hỗ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi có khả năng
bảo vệ thế giới riêng của cá nhân và cho thế giới chung
quanh. Cá nhân bảo vệ chính mình bằng sự giữ gìn thân khẩu,
làm cho thế giới của riêng mình bình an và còn làm cho thế
giới xung quanh cũng được bình an. Nhờ vậy, từ cá nhân,
xã hội, đến cả thế giới được bình an hạnh phúc. Do
đó, hỗ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi được xem là
hai tâm bảo vệ cho thế giới.
Thế
giới hiện nay thật hỗn độn. Thay vì có mặt hỗ thẹn tội
lỗi và ghê sợ tội lỗi thì ngược lại chỉ có không hỗ
thẹn tội lỗi và không ghê sợ tội lỗi. Thế giới loài
người khác thế giới loài vật ở sự khác biệt giữa thiện
và ác Nếu con người có khuynh hướng làm điều ác bằng
sự hung bạo, thì có khác chi thế giới loài vật. Đây là
điều rất đáng sợ. Những hành vi bất thiện giữa cha con
rất đáng ghê sợ, nguyên nhân cũng vì không có sự hỗ thẹn
tội lỗi và ghê sợ tội lỗi, làm phát sinh những hành động
như thú vật.
Để
bảo vệ phẩm giá và danh dự của mình, bạn kiểm soát sự
cư xử của mình bằng hai tâm sở hỗ thẹn tội lỗi và ghê
sợ tội lỗi. Làm như vậy bạn tạo được kết quả là
bảo vệ cho chính mình đồng thời bảo vệ cho người khác.
Làm một điều, bạn thành tựu được hai điều khác.
Bảo
vệ mình, là bảo vệ cho người khác. Vì có tâm từ ái với
mọi chúng sanh, mong cho tất cả được khỏe mạnh, an vui,
hạnh phúc, nên bạn giao tiếp tốt đẹp với tất cả mọi
người, thể hiện bằng sự giúp đỡ người khác qua hành
động và lời nói. Ảnh hưởng của tâm từ làm giảm sân
hận Bạn chỉ sống với người khác bằng tâm từ ái. Sức
mạnh của tâm từ tạo khả năng nhẫn nại, bao dung và rộng
lượng.
Do
đó với hai tâm hỗ thẹn tội lỗi và ghê sợ tội lỗi,
bạn kiểm soát được mình và bảo vệ được người khác.
Bạn tu tập để giữ gìn thân khẩu sao cho trong sạch, không
bị chê trách. Như vậy mới là tu tập chân thật. Kết quả
lợi lạc tức thời của sự tu tập này là bình an và dễ
mến. Khi suy tưởng đến giới đức tốt đẹp của mình,
bạn cảm thấy hài lòng, không tự trách mình, không bị người
khác chê trách, và không bị luật pháp trừng phạt. Do tác
ý thiện lành luôn luôn có mặt tạo nên kết quả tích cực
là không đưa bạn đến cảnh khổ. Chỉ với sự tu tập giới
đức đủ làm cho bạn có được nhân phẩm sáng ngời.
Nếu
là tỳ khưu có được hai tâm sở hỗ thẹn tội lỗi và ghê
sợ tội lỗi này, bạn xứng đáng thật sự là tỳ khưu.
Nếu là cư sĩ, bạn xứng đáng thật sự là cư sĩ. Ngược
lại, nếu không có hai tâm sở này, không thể xem là tỳ khưu,
hay là con người thật sự. Do đó, nếu làm người, phải
là thật sự một con người, nếu tỳ khưu phải là thật
sự một tỳ khưu. Hiểu được như vậy, nếu là tỳ khưu
hay cư sĩ, bạn phải tu tập giữ gìn thân khẩu trong sạch,
thành tựu được hai tâm sở thiện hỗ thẹn tội lỗi và
ghê sợ tội lỗi để sống cho xứng đáng. Đó là ý nghĩa
của Giới Học.