Mục lục
01 Giáo Pháp và Giới Luật
02 Đi Đúng Đường, Đến Đúng Nơi
03 Bốn Pháp Thiền Bảo Vệ
04 Giới Học
05 Năm Chướng Ngại Tâm
06 Các Tầng Thiền trong Thiền Chỉ và Thiền Minh Sát
07 Phiền Não và Hạnh Phúc
08 Hai Loại Hạnh Phúc
09 Tốt Đẹp Ở Chặng Đầu 
10 Tốt Đẹp Ở Chặng Giữa 
11 Tốt Đẹp Ở Chặng Cuối 
12 Người Bạn Đạo Lý Tưởng 
13 Vai Trò Cần Thiết Của Sự Phát Triển Tâm Linh
14 Tinh Tấn Và Dễ Duôi
15 Hành Thiền Đúng Phương Pháp
16 Tỳ Khưu Và Thiền Sinh
17 Bốn Pháp Quán Niệm
18 Gà ấp Trứng
.
PHÁP HÀNH ĐƯA ĐẾN BÌNH AN 
Thiền Sư U PANDITA - Tỳ kheo Pháp Luân dịch
Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện
Bốn Pháp Quán Niệm

Đối với thiền sinh mới, khi theo dõi phồng xẹp, nhận thấy trong sự phồng có các cảm giác chuyển động, căng, cứng, và trong sự xẹp, có các cảm giác chuyển động, dãn, nhẹ. Các cảm giác này là đặc tánh riêng của yếu tố gió. Khi chú tâm vào chuyển động của bụng, bạn nhận thấy khi thở vào, bụng phồng, bạn ghi nhận hay niệm “phồng”; khi thở ra, bụng xẹp, bạn ghi nhận hay niệm “xẹp”. Sự chuyển động, căng dãn được nhận biết trong khi quán sát phồng xẹp là biểu hiện của yếu tố gió. Gió là một trong bốn nguyên tố chính hay Tứ Đại gồm đất, nước, gió và lửa. Sự quán sát Tứ Đại thuộc về niệm thân, kayānupassāna. Phạn ngữ kayā dùng để chỉ nhóm sắc pháp bao gồm nhiều loại vật chất khác nhau như: Đất biểu hiện qua sự nặng nhẹ, Nước biểu hiện qua sự dính chặt, ướt, Lửa biểu hiện qua sự nóng lạnh. Gió biểu hiện qua sự chuyển động, căng dãn. Trong Tứ Đại, gió biểu hiện rõ nhất. Trong nhóm vật chất còn bao gồm phần nhạy ứng của mũi, mắt, tai v.v. trong sự ngửi, thấy, nghe, v.v.

Trong lúc quán sát phồng xẹp, thiền sinh ghi nhận sự căng dãn đồng thời cũng nhận biết được các cảm giác khác nhưng có thể bỏ qua vì chúng không vượt trội hơn sự phồng xẹp. Thiền sinh giữ sự chú tâm các hiện tượng sinh khởi nơi thân bằng chánh niệm gọi là niệm thân. Các hiện tượng thuộc nhóm vật chất diễn ra lập đi lập lại nhiều lần và thay đổi không ngừng. Phạn ngữ, nupassanā, có nghĩa thấy nhiều lần, lập đi lập lại.

Trong pháp niệm thân cũng có liên hệ đến danh từ “satipaṭṭhāna” gồm “sati” và “paṭṭhāna”. Sati, có nghĩa là chánh niệm, hay ghi nhớ. Upa, chặt chẽ. Paṭṭhāna, có nghĩa thiết lập. Tóm tắt, satipaṭṭhāna, có nghĩa sự thiết lập chánh niệm chặt chẽ. Trong thực hành, satipaṭṭhāna, có nghĩa “tâm ghi nhận gắn chặt vào đề mục”, hay “chánh niệm (được thiết lập) chặt chẽ nơi đề mục”.

Đây không phải là loại chánh niệm hời hợt, thông thường. Khi quán sát đề mục, chánh niệm được thiết lập liên tục và gắn chặt nơi đề mục, không trượt khỏi đề mục. Thay vì bỏ quên đề mục, chánh niệm bắt giữ đề mục, ghi nhớ đề mục liên tục. Thực hành theo cách như vậy chính là sự “tu niệm”. 

Trong kinh Đại Niệm Xứ, Phẩm Quán Thân, kāyekāyānupassi, sắc pháp, kāye, biểu hiện rõ rệt nhất, vượt trội nhất. Quán sát sắc pháp là sắc pháp, hay quán thân trên thân, kāyekāyānupassi, trong đó kāye, là đề mục quán sát, và anupassati, là phương pháp quán sát. Nói cách khác, khi thấy đề mục thuộc vật chất, hãy niệm theo vật chất, đừng niệm tâm hay cảm giác. Kinh nghiệm thế nào, hãy ghi nhận đúng như vậy. Thực hành theo Vi Diệu Pháp, khi có đề mục thuộc về sắc pháp, như sự căng niệm “căng”, dãn niệm “dãn”, cứng niệm “cứng”, mềm niệm “mềm”, v.v...đừng ghi nhận như một cảm thọ. Khi kinh nghiệm như thế nào, hãy ghi nhận đúng như thế ấy. Khi kinh nghiệm vật chất hay sắc pháp, hãy ghi nhận là vật chất. Đây là phương pháp dùng đặc tính riêng của đề mục, để niệm trong khi quán sát đề mục. Phương pháp thực hành này không phải dễ đối với mọi người.

Kinh Tứ Niệm Xứ chỉ dẫn cách niệm đơn giản hơn, ai cũng có thể hiểu được. Khi thấy sự phồng nơi bụng xuất hiện, ghi nhận phồng, hay khi sự xẹp nơi bụng xuất hiện, ghi nhận xẹp. Bạn có thể dùng từ ngữ thông thường, đơn giản để ghi nhận hiện tượng, không cần suy nghĩ. Chẳng hạn khi thấy phồng, ghi nhận phồng, hay khi thấy xẹp, ghi nhận xẹp, dùng chữ thông thường theo tiếng nói riêng của mỗi xứ. Khi ngồi, niệm ngồi; khi đứng, niệm đứng. Khi kinh hành, dở chân, ghi nhận dở; khi đưa chân tới, ghi nhận đưa v.v..., hay lúc nhắm mắt, ghi nhận nhắm, lúc mở mắt, ghi nhận mở. Hãy ghi nhận, và niệm bằng từ ngữ thông thường. Thực hành một cách đơn giản sao cho từ thiếu nhi bảy tuổi, cho đến người trung niên, hay lão niên đều hiểu được. Đây là cách thực hành theo kinh điển, trong đó Đức Phật dùng lối chỉ dẫn đơn giản để ai cũng hiểu được.

Lúc mới thực tập, thấy bụng phồng, bạn niệm phồng; thấy bụng xẹp niệm xẹp. Sự quán sát như vậy còn mang hình tướng, hay vẫn còn thấy tính chất tục đế của đề mục. Bạn còn thấy hình trạng của bụng, và tư thế, ākarā, bụng đang phồng, xẹp, hay đứng yên. Dần dà, bạn thấy được đặc tánh riêng, sabhāva lakkhana, của Tứ Đại qua cảm giác cứng, mềm, nặng, nhẹ, nóng, lạnh, v.v.. Tương tự như trong sự ăn, bạn thấy hình ảnh của món ăn và biết được vị của món ăn như mặn ngọt, chua chát, v.v... là đặc tánh riêng, sabhāva lakkhana. Trong sự quán sát bụng, thấy hình tướng và tư thế của bụng, không phải là thấy bản chất thực, hay chân đế, paramattha, của đề mục. Thấy được đặc tính cứng mềm, căng dãn, chuyển động, v.v...mới là sự biểu hiện đặc tính riêng, sabhāva lakkhana. Do đó khi bạn quán sát phồng xẹp, bạn thấy điều gì? Thấy hình dáng của phồng xẹp, hay tư thế bụng, hoặc đi xa hơn, bạn thấy được đặc tính riêng như đất, nước, gió, và lửa v.v.. Do đó, khi quán sát đề mục, bạn thấy cả hai tục đế lẫn chân đế.

Trong kinh Đại Niệm Xứ, câu kinh kāyekāyānupassi viharati ātāpi sampājāno satimā. Chữ ātāpi, gốc từ ātāpa, có nghĩa “làm khô bợn nhơ phiền não”, thường được phiên dịch là “tinh cần” trong thực hành. Có nghĩa trong khi quán sát đề mục, bạn cần phải có nỗ lực tinh cần, hay tinh tấn, tỉnh giác, và năng động, tức “nỗ lực tinh cần”chứ không quán sát một cách dễ duôi, buông lung, lười biếng, cẩu thả. Người có phẩm tính ātāpi, “nỗ lực tinh cần” là người làm khô bợn nhơ của phiền não. Do đó bạn cần thực hành với tinh tấn, tỉnh giác, và năng động mới đáp ứng được với tinh thần của chữ anupassanā, ghi nhận liên tục sao cho chánh niệm được thiết lập chặt chẽ trên đề mục quán sát. Đây không phải loại chánh niệm thông thường, nhưng là loại chánh niệm gắn chặt theo sát, không vuột mất đề mục, phản ảnh ý nghĩa quán sát, anupassanā.

Khi chánh niệm được duy trì chặt chẽ trên đề mục, làm hình thành sự định tâm, tâm an trụ trên đề mục, tạo nên sự định tĩnh, samatha. Sự định tĩnh hình

thành vì với sự duy trì chánh niệm bằng nỗ lực tinh cần, chánh niệm không rời khỏi đề mục, nên không có sự giao động. Tâm trở nên an tịnh vì vắng bóng phiền não, theo như theo ý nghĩa satimā.

Sự định tâm càng sâu sẽ làm tăng sự hiểu biết về thực tánh của đề mục. Chẳng hạn, khi quán sát sự phồng, bạn sẽ thấy đặc tính riêng biểu hiện qua sự căng, cứng, hay chuyển động. Cũng như trong sự xẹp, bạn sẽ thấy sự dãn, mềm, hay chuyển động. Như vậy, bạn có sự hay biết hoàn toàn về đề mục. Bao lâu bạn có được sự hướng tâm về đề mục và duy trì chánh niệm liên tục trên đề mục, bạn sẽ có sự hiểu biết về đề mục. Sự hiểu biết này không phải bằng sách vở, nhưng là sự hiểu biết từ kinh nghiệm bản thân. Bạn hiểu sự thật về đề mục như bản chất của nó là vậy–sự cứng, mềm, nóng, lạnh v.v.., không thể sai lầm. Bạn hoàn toàn ý thức về đề mục. Nếu thực hành tinh cần sẽ thấy đúng như vậy. Phạn ngữ sampajañña,  là ý thức hoàn toàn (tỉnh giác). Trong sự phồng, bạn thấy rằng không chỉ là một sự phồng độc nhất, mà là có nhiều sự phồng nhỏ, hay ở dạng gợn sóng li ti, hay chuyển động nhấp nhô một cách vi tế, theo như thiền sinh diễn tả khi trình pháp. Đây là sự hiểu biết hoàn toàn từ kinh nghiệm thực hành, không phải từ sách vở. Một sự hiểu biết biện biệt phi thường, pajñña. Chữ sampajñña diễn tả sự hay biết hoàn toàn, hàm ý sự hiểu biết rõ ràng, thấu đáo. Đây là ý nghĩa thiết yếu của anupassanā.

Khi chánh niệm được duy trì trong sự quán sát đề mục, tâm định phát triển, tạo nên sự hiểu biết thực tánh của đề mục, tâm tạm thời vắng bóng phiền não

như tham, sân, buồn rầu, lo âu, chiếm đoạt, mưu hại, ghen ghét... Phiền não được ngăn chận không xâm nhập tâm. Do đó, trong lúc quán sát đề mục, tâm bạn tạm thời loại trừ được phiền não. Đây là lợi ích tức thời của sự tu tập.

Tiếp tục quán sát đề mục, bạn thấy rằng sự cứng, mềm, căng, dãn, nóng,  lạnh v.v... không tồn tại mãi, chúng sinh khởi rồi biến đi, hết hiện tượng này sang hiện tượng khác. Tất cả đều có bản chất chung hết sinh rồi diệt. Đây là bản chất vô thường của sắc pháp. Hiểu được bản chất vô thường, bạn buông bỏ ngã mạn. Thấy sự đến đi, sinh diệt liên tục của các pháp, bạn thấy bản chất bất toại nguyện của các pháp, bạn không còn coi chúng là đáng ưa, đáng vui thích, như trước đây bạn có sự luyến ái, dính mắc vào. Bây giờ, thấy chúng chỉ là khổ, bạn buông bỏ, không còn dính mắc, không còn tham ái. Hiểu rằng tất cả chỉ là tiến trình sinh diệt, không thực chất, bạn loại bỏ phiền não dục thủ, và tà kiến thủ, không còn chấp giữ dục ái và hữu ái. Vì bạn thấy sự thật nên bạn có chánh kiến, không còn mang tà kiến về các pháp. Bạn không còn vô minh nơi sự vật đang quán sát, cũng như nơi sự vật không quán sát. Do đó, bằng sự tu tập, bạn phát triển và tăng trưởng được các tâm thiện lành. Đây chính là ý nghĩa của phát triển tâm, bhāvanā.

Do đó, qua thực hành sự quán sát thân nơi thân, bạn phát triển được chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định và chánh kiến, khắc phục phiền não và loại bỏ vô minh.

Trong khi quán sát phồng xẹp, hay các đề mục khác, đôi khi bạn kinh nghiệm cảm giác dễ chịu, hay khó chịu nơi thân hay tâm, hoặc cảm giác đau, nhức, ngứa, tê v.v...Bạn theo dõi, quán sát các cảm giác này. Sự quán sát này được gọi là quán thọ trong thọ, vedanānupassanā satipaṭṭhāna. Có lúc bạn chỉ có quán sát vào cảm giác, mà không thấy nơi chốn phát sinh cảm giác. Bạn chỉ chánh niệm theo dõi cảm giác mà không phát sinh ưa ghét. Tâm không dính mắc vào cảm giác, nên vắng bóng tham sân.

Khi theo dõi cảm giác, có lúc chánh niệm yếu, hay thất niệm, tâm phát sinh sự ưa thích đề mục, bạn hãy niệm “thích, thích”, hay “ham muốn”..v.v..bạn thực hành sự quán tâm trên tâm, cittānupassanā satipaṭṭhāna. Do chánh niệm kịp thời vào các trạng thái ưa thích, nên tâm không còn ham muốn, ưa, ghét. 

Ngoài ra, trong khi nghe, thấy, ngửi, ăn, đụng chạm, có thể sinh khởi sự ưa ghét, hoặc sinh khởi dã dượi buồn ngủ, phóng dật, hối tiếc, hay hoài nghi. Quán sát các hiện tượng này, được gọi là quán pháp trên các pháp, dhammānupassanā satipaṭṭhāna.

Tóm lại, hành thiền Tứ Niệm Xứ là sự thực hành chánh niệm, quán sát đề mục sinh khởi trong bốn lãnh vúc: thân, thọ, tâm và pháp. Sự quán sát này đưa đến sự hiểu biết thực tánh của đề mục hay sự hình thành tuệ minh sát. Bạn hiểu được bản chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của đề mục. Sự hiểu biết này có được nhờ chính bạn kinh nghiệm khi quán sát đề mục. Bạn có sự tỉnh giác hoàn toàn, đúng đắn, và cao tột. Bạn thành đạt trí tuệ trên đường tu tập mà không cần phải mong ước. Và đây là sự thật không thể chối cãi được.
 
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

激安仏壇店 khi nhin lai cuoc doi minh ban hoi tiec dieu gi trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien 閼伽坏的口感 hạt cơm này con xin dâng mẹ thổ เพรงดนต ฟ æåŒ bÃo 生日祝福语 tức 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 履职总结 Dễ Háu 大乘教 à Š簡単便利戒名授与水戸 描写家乡的桥的句子 彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐