Như
đã giảng nghĩa, Người Bạn Đạo Lý Tưởng là nguời tu
tập Giáo Pháp để trở thành người có nhân cách tốt đẹp,
tâm tư trong sạch, và có minh trí. Với ba phẩm tính này, Người
Bạn Đạo Lý Tưởng là người cao thượng, vượt lên trên
người thường.
Thế
nên, sống trong cuộc đời, điều cần thiết là phải trở
thành Người Bạn Đạo Lý Tưởng, và giúp người khác
cũng được trở thành Người Bạn Đạo Lý Tưởng. Nếu tất
cả chúng ta đều tu tập thiền Tứ Niệm Xứ để trở thành
Người Bạn Đạo Lý Tưởng, thì thế giới nảy sẽ an vui
hạnh phúc. Từng cá nhân tu tập để trở thành Người Bạn
Đạo Lý Tưởng, giống như từng ốc đảo hình thành riêng
rẽ trong sa mạc. Nếu các ốc đảo được liên kết với
nhau, sẽ làm cho đời sống sa mạc dễ chịu hơn. Tương tự,
nếu các cá nhân, Người Bạn Đạo Lý Tưởng, liên kết được
với nhau sẽ làm cho thế giới được an vui hạnh phúc. Do
đó, Tứ Niệm Xứ là căn bản làm cho thế giới hòa bình
an vui. Pháp thiền Tứ Niệm Xứ là pháp tu hiệu quả và thực
tế nhất, sẽ giúp được bạn thành tựu để trở nên Người
Bạn Đạo Lý Tưởng. Hôm nay, chúng ta tiếp tục bàn về bài
kinh “Phát Triển Tâm Linh”.
Chúng
ta đã nói qua sự tu tập của Tỳ Khưu so sánh với “việc
ấp trứng của gà” trong bài kinh. Với ý nghĩa: Nếu vị
Tỳ Khưu sống thờ ơ, mông lung, không thiền tập để phát
triển tâm, không giữ chánh niệm, mà chỉ ước muốn suông
sao cho tâm thoát khỏi phiền não dục thủ, và tà kiến thủ,
thì sẽ không bao giờ có được. So sánh với gà ấp trứng,
nếu gà không lo ấp, ấp không đúng, mà chỉ mơ trứng nở,
thì sẽ không sao có được. Đức Phật thường giảng dạy
bằng cách so sánh hai sự tương phản tốt xấu, lợi hại,
đúng sai, hay chánh tà. Chúng ta đã biết qua thế nào là con
đường sai – con đường không đem an vui lợi lạc. Bây giờ
hãy tìm hiểu con đường đúng – con đường đem an vui lợi
lạc.
“Này
các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu sống chú tâm trong sự tu tập, dầu
cho không khởi lên ước muốn: “Mong rằng tâm ta được giải
thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”; tuy vậy,
tâm vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có
chấp thủ."
Đức
Phật dạy rằng nếu có tu tập, rèn luyện tâm, thì dù cho
bạn không ước muốn, bạn cũng giải thoát được khỏi sự
dính mắc vào dục thủ và tà kiến thủ. Tại sao được như
vậy?
Ngài
dạy tiếp:
“Vì
cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái
gì? Có tu tập Tứ Niệm Xứ, có tu tập Tứ Chánh Cần,
có tu tập Tứ Như Ý Túc, có tu tập Ngũ Căn, có tu tập Ngũ
Lực, có tu tập Thất Giác Chi, và có tu tập Bát Chánh Đạo.”
Ở
đây Đức Phật nêu lên vấn đề, và chính Ngài trả lời,
Ngài không để hội chúng trả lời, vì họ chưa hiểu biết
nên không để họ trả lởi. Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy
nhờ thực sự tu tập, tu tập để phát triển 37 Phẩm Trợ
Đạo, chia theo 7 nhóm (/) Tứ Niệm Xứ, (2) Tứ Chánh Cần,
(3) Tứ Như Ý Túc, (4) Ngũ Căn, (5) Ngũ Lực, (6) Thất Giác
Chi, và (7) Bát Chánh Đạo.
Trong
các nhóm này, một cánh tóm tắt, viên mãn Thất Giác Chi là
cốt lõi của sự tu tập theo Giáo Pháp của Đức Phật. Nếu
bạn mới tu tập, hãy cố gắng làm cho Thất Giác Chi hình
thành. Nếu đã biết tu tập, hãy cố gắng làm cho Thất Giác
Chi lớn mạnh và cuối cùng phát triển được toàn vẹn.
Do
đó, nếu bạn thật sự tu tập Giới-Định-Huệ, thực hành
pháp thiền Tứ Niệm Xứ, phát triển được Thất Giác Chi,
dù cho bạn không ước muốn thoát khỏi ảnh hưởng của dục
thủ và tà kiến thủ, chắc chắn bạn sẽ không còn bị ảnh
hưởng bởi hai loại chấp thủ này. Đây là câu trả lời
của Đức Phật. Người thành đạt được mục đích này
được Đức Phật gọi là anuyūttassa bikkhuno.
Theo
nghĩa thông thường, sự tu tập này là “phát triển tâm”,
bhāvanā, nhưng theo nghĩa sâu hơn, là sự tinh tấn, viriya, hàm
chứa “nỗ lực dũng mãnh”. Do đó Phạn ngữ bhāvanā, được
hiểu là “có được sự tinh tấn dũng mãnh, dám từ bỏ
hạnh phúc thế tục, bằng hiểu biết và tín tâm, quyết chí
tu tập để thực chứng hạnh phúc Giáo Pháp.” Với tín tâm,
nên có sự hăng hái thực hành Giáo Pháp. Chỉ cần có đức
tin là đủ. Nếu có đức tin mạnh mẽ, bạn sẽ không ngần
ngại vận dụng được sự tinh tấn dũng mãnh. Thí dụ, trong
sự giữ giới, tinh tấn dũng mãnh được thể hiện qua sự
can đảm giữ giới cho tròn đầy, và can đảm không phạm
giới. Tuy nhiên, trong thực tế, đức tính can đảm này gần
như không hiện hữu mà chỉ có được bằng sự tu tập Giới
học. Sự can đảm không phạm những điều sai trái qua hành
động như sát sanh, tà hạnh hay trộm cắp. Hoặc sự can đảm
dám nói sự thật, không nói lời hung dữ, không nói lời gây
chia rẽ hay nói lời vô ích. Do đó, để nâng cao đời sống
đạo đức, bạn cần phải tu tập theo Giới học.
Cũng
như trong sự tu tập Định học để rèn luyện tâm, phẩm
tính can đảm thể hiện trong sự thực hành Thiền Chỉ và
thiền Minh Sát. Đối với thiền Minh Sát, can đảm được
hiểu là sự tinh tấn dũng mãnh biểu hiện qua các hình thức:
cố gắng duy trì chánh niệm, cố gắng phát triển định tâm
để hình thành sát na định, cố gắng khắc phục dễ duôi,
và cố gắng quyết chí tu tập để chứng đạt bốn tầng
thánh Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán. Trong
Phật Giáo Nguyên Thủy, mục tiêu thấp nhất là sự thành
đạt tầng thánh đầu tiên, Tu Đà Hườn.
Người
có ý muốn tu tập để giải thoát đặt mục tiêu thành đạt
Tu Đà Hườn, quyết chí can đảm chấp nhận theo đuổi sự
tu tập qua nhiều giai đoạn. Người có phẩm chất như vậy
được Đức Phật gọi là anuyūtta. Trong Phạn ngữ, anuyūtta
hay anuyūttassa, gồm chữ yūtta và payūtta. Theo kinh điển, yūtta
là tinh tấn khởi động, thuộc loại tinh tấn thông thường,
trong khi payūtta là tinh tấn triển khai, thuộc loại tinh tấn
mạnh hơn, với đặc tính sức tinh tấn gia tăng mạnh dần
trong nhiều giai đoạn. Tinh tấn khởi động không đủ sức
mạnh chế ngự được sự dễ duôi biếng nhác vốn đã sẵn
có trong chúng ta từ vô lượng kiếp.
Do
đó, cần phải khắc phục được sự dễ duỗi biếng nhác
bằng cách vận đụng tinh tấn theo nhiều giai đoạn để vượt
qua sự biếng nhác.
Theo
kinh điển, có ba loại tinh tấn: (1) Tinh Tấn Khởi Động,
ārambha-dhātu, (2) Tinh Tẩn Triển Khai, nikkhama-dhātu, và (3)
Tinh Tấn Hoàn Thành, parakkama-dhātu.
Anuyūttassa
mang nội dung ý nghĩa ba loại tinh tấn này và được diễn
đạt qua Phạn ngữ yūtta và payūtta. Pháp thiền Tứ Niệm
Xứ đòi hỏi hành giả phải có kỷ luật cao trong sự tu tập
để rèn luyện tâm và thành đạt trí tuệ. Ở giai đoạn
này, Sư thấy cần nhắc nhở các hành già ý nghĩa atandito,
là sự siêng năng, chuyên cần, ngược với tandito có nghĩa
dễ duôi biếng nhác. Hành giả phải khắc phục sự biếng
nhác. Sự biếng nhác này không phải thuộc loại thông thường,
nó thuộc loại biếng nhác cực độ. Biếng nhác làm hại
cho việc hành thiền của bạn. Nó là kẻ thù bên trong tâm.
Người thuộc loại biếng nhác dễ duôi này, được gọi là
tandito, là người không có ý muốn hành thiền để rèn luyện
tâm, mở mang trí tuệ. Nếu có cơ hội hành thiền thì người
này hành một cách lơ là, không tinh cẩn, dễ đuôi, nên không
thành đạt trí tuệ. Hành giá hãy vận dụng tinh tấn dũng
mãnh để khắc phục được kẻ nội thù này.
Khi
đến đây tham dự khóa thiền, sau khi nghe thiền sư hướng
đẫn cách hành thiền, bạn bắt đầu thực hành bằng cách
chú tâm vào các hiện tượng sinh khởi trong thân, ghi nhận
phồng xẹp. Bạn cố gắng để hướng tâm đến phồng xẹp,
ghi nhận liên tục, chú tâm theo dõi đối tượng bằng nỗ
lực, tinh cần và tỉnh giác. Đây là sự vận dụng Tinh Tấn
Khởi Động, loại tinh tấn cần thiết ở giai đoạn đầu
tiên trong khi hành thiền. Tuy nhiên, do quen sống tiện nghi,
dễ dãi, nên chúng ta có khuynh hướng dễ duôi, nhất là trong
vài ngày đầu khi khóa thiền mới bắt đầu. Hành giả không
vận dụng được tinh tấn mạnh mẽ cần thiết để chế
ngự biếng nhác. Lười biếng phát sinh, xâm nhập tâm làm
ảnh hưởng sức mạnh của sự chú tâm, làm chánh niệm suy
yếu không theo dõi đề mục chặt chẽ. Vì lười biếng, thiếu
tinh tấn, dễ duôi, nên không thể thấy được chi tiết trong
khi theo dõi phồng xẹp. Bạn quán sát phồng xẹp một cách
lơ là, dễ duôi, dù theo dõi phồng xẹp mỗi giờ, mỗi ngày,
nhưng không thấy được chi hơn. Bạn trở nên chán nản, không
muốn cố gắng hơn nữa, vì nghĩ rằng dù cố gắng hơn cũng
không đến đâu, rồi trở nên mệt mỏi, ngán ngẫm. Thế
là nghĩ ngợi mông lung, rồi cảm thấy buồn ngủ, lắm khi
ngủ trong lúc ngồi thiền. Cũng như trong khi kinh hành, do biếng
nhác, dễ duôi, bạn không hết sức cố gắng chú tâm chánh
niệm vào chuyển động của chân trong khi dở, bước, đạp,
nên không thấy chi hơn nữa, bạn trở nên chán nản, hoài
nghi. Vì không vận dụng được tinh tấn đúng mức, biếng
nhác xâm nhập vào tâm làm cho bạn muốn bỏ cuộc. Bạn cần
phải vận dụng loại Tinh Tấn Khai Triển để vượt qua trạng
thái này nhờ vào sức mạnh của tinh tấn dần dần gia tăng
nên chế ngự được biếng nhác. Sau đó, trên đường thực
hành bạn áp dụng Tinh Tấn Hoàn Thành để phát triển tuệ
Minh Sát và cuối cùng thành tựu mục tiêu.
Lúc
đầu, bạn vận dụng tinh tấn Khởi Động, sau đó bạn vận
dụng Tinh Tấn Khai Triển nhằm khắc phục sự dễ duỗi biếng
nhác, loại bỏ được kẻ nội thù gần nhất. Bạn được
gọi là anuyūtta là người có khả năng luôn vận dụng tinh
tấn, không dã dượi buồn ngủ, si mê. Biết được lợi lạc
của pháp hành mang lại, bạn cảm kích Giáo Pháp, nên tu tập
phấn khởi. Tiếp tục tu tập, bạn sang giai đoạn vận dụng
loại Tinh Tấn Hoàn Thành để cuối cùng thành đạt mục tiêu.
Người tu tập với phẩm tính vận dụng được ba loại tinh
tấn như vậy gọi là vihārato. Người này luôn luôn giữ được
tinh tấn trong mọi oai nghi, quán sát mọi đối tượng trong
chánh niệm, chú tâm theo dõi từng chi tiết trong các sinh hoạt,
không bỏ sót kể cả lúc nhắm mắt hay mở mắt, hay những
lúc thay đổi tư thế từ đi sang ngồi, hay ngồi sang đi. Nếu
không giữ được chánh niệm liên tục trong mọi thời, mọi
oai nghi, và mọi chi tiết, bạn coi như không vận dụng tinh
tấn đúng mức. Muốn có được khả năng vận dụng tinh tấn
cao độ như vậy, bạn cần phải có động cơ mạnh mẽ thiết
lập đúng đắn mục tiêu tu tập. Bạn phải có được sự
sợ hãi tội lỗi, otappa, loại sợ hãi tâm linh phát sinh từ
trí tuệ. Nhờ sự sợ hãi này nên bạn có được tinh tấn
dũng mãnh. Phạn ngữ bikkhuno nói lên phẩm tính này. Bikkhu,
Tỳ Khưu, là người sợ hãi luân hồi, sợ hãi luồng tâm
và vật chất thể hiện qua sinh hoạt của lục căn. Chỉ với
sự sợ hãi này mới làm cho bạn luôn giữ chánh niệm trong
mọi thời, mọi oai nghi, và mọi sinh hoạt.
Phương
tiện thế tục qua tiền tài, danh lợi không giúp nâng cao phẩm
chất cuộc đời bạn, chỉ có tác ý, hay ý muốn ảnh hưởng
đến điều này. Nếu có ý muốn xấu xa, bạn sẽ phạm những
hành động sai trái, làm cho phẩm chất đời sống của bạn
bị hạ thấp. Nếu có ý muốn tốt đẹp, bạn sẽ làm điều
thiện lành như tu tập thiền Minh Sát để thành đạt nhân
cách tốt đẹp, tâm tư trong sạch, trí tuệ sáng suốt, với
hạnh phúc cao tột có được nhờ sự thành đạt trí tuệ
Minh Sát, giúp cho phẩm chất đời sống bạn được nâng cao.
Làm
con người, chúng ta muốn rất nhiều điều nhưng không bao
giờ được toại nguyện. Chúng ta không muốn bịnh, nhưng
phải bị bịnh, không muốn già, nhưng phải già, không muốn
chết nhưng phải chết. Bao lâu còn thân và tâm này, thì bạn
còn phải chịu đau khổ cả hai tinh thần lẫn vật chất.
Hãy suy gẫm điều này để thấy rằng luân hồi là đáng
sợ. Có thân tâm này là đáng sợ! Thấy như vậy nên sợ
hãi. Sợ hãi sự hiện hữu của thân tâm như vậy mời được
xem là Tỳ Khưu. Cho dù bên ngoài đắp y là Tỳ Khưu, nhưng
trong tâm không có sự sợ hãi thân tâm, thì chỉ là Tỳ Khưu
hư danh. Tuy nhiên, dù là cư sĩ, nhưng có sự sợ hãi này,
cũng được xem là Tỳ Khưu. Thế nhưng, sợ hãi suông thôi
không đủ. Phải biết sợ cội nguồn tạo ra phiền não, hiểu
được phiền não là nguyên nhân gây đau khổ, bạn mới có
ý muốn quyết chí tu tập, với mục đích khắc phục phiền
não. Bạn thực hành Giới, Định, Huệ, hay tu tập thiền Minh
Sát phát triển tâm để cuối cùng chiến thắng phiền não.
Do
đó, vì sợ hãi luân hồi, nên bạn phát sinh ý chí tu tập,
làm cho bạn quyết chí vận dụng tinh tấn trong khi tu tập
để chiến thắng phiền não. Và như vậy, bạn mới xứng
đáng mang danh nghĩa Tỳ Khưu, kilese pahinetiti bikkhu, hay người
diệt trừ được cả ba loại phiền não: phiền não tác động,
phiền não tư tưởng và phiền não ngủ ngầm.