---o0o---
Hỏi:
Có phương pháp nào tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết của mình
không?
Ðại sư Dilgo Khyentse Rinpoche:
Phương pháp tốt nhất để chuẩn bị cho
cái chết của mỗi người là
nên tu tập tâm linh trong suốt cuộc đời mình.
Ðại sư Kirti Tsenshab Rinpoche:
Một lần nữa tôi phải đề cập đến hai
hạng người, thứ nhất là tín đồ theo đạo Phật, thứ hai là những người
không có đạo.
Ðối với hạng người thứ nhất đã
từng quy y và tu học theo Chánh pháp, khi họ biết rằng cái chết đang
đến với họ thì đó là
thời gian giúp họ tinh tấn hơn trong việc tu tập của mình.
Ðối với hạng người thứ hai,
chưa hề nghĩ gì về con đường đạo trong cuộc
đời họ, nên khuyên họ cố gắng phát khởi tâm đạo,
tâm đạo ở đây nghĩa là suy nghĩ về điều tốt, nghĩ và cầu mong điều tốt
đến với người
khác. Ðây là cách tốt nhất dành cho những người không có đạo chuẩn
bị cái chết.
Ðại sư Garje Khamtul Rinpoche:
Giống như ta đi đến một nha sĩ, đó là
điều không ai tránh khỏi, việc cuối cùng cũng phải xảy ra, chết
cũng thế, vì vậy có gì tốt đẹp bằng nếu
ta bắt đầu suy nghĩ về nó ngay bây giờ. Ð?
biết rõ về cái chết ta nên hỏi các bậc thầy của mình, những người có
kiến thức về cái chết, các ngài sẽ cho chúng ta biết con người sẽ chết
như thế nào. Nếu ta có những hiểu biết như thế, ta thật sự không sợ chết
và nó sẽ giúp đỡ ta rất nhiều.
Ðại sư Geshe Lamrimpa:
Nếu một người đang chuẩn bị một nơi
tái sinh hạnh phúc thì
sẽ loại bỏ tham sân si và tịnh hóa mười ác nghiệp nếu đã phạm phải trong
quá khứ, bày tỏ sự hối tiếc và lập nguyện không vi phạm giới pháp trong
tương lai. Ðây là lời dạy chung cho tất cả mọi chúng sinh. Ðối với một
người đã thọ giới để tu hay một hành giả Mật giáo, họ phải sám hối và
tịnh hóa tất cả giới luật và lời phát nguyện mà họ đã phá bỏ.
Mặt khác, nếu muốn đời sau giàu
sang thì phải thực hành pháp bố thí, muốn được hạnh phúc thì phải giữ
giới hạnh, muốn được trường thọ nên tránh sát sinh, muốn được ngưỡng mộ
và tôn kính phải tu pháp nhẫn nhục. Muốn giải thoát thì tu tập sáu hạnh
của Bồ Tát, v.v... Nói chung, nếu chúng ta loại bỏ hết ác nghiệp, tịnh
hóa hết tất cả nghiệp chướng và hướng đến hành vi công đức,
tạo cho ta có một sức mạnh hỷ lạc về nội tâm. Khi cái chết đến với ta,
chính năng lực công đức và giới hạnh ấy sẽ tiếp sức cho ta đi tới một
đời sống khác an toàn và hạnh phúc. Ðó là cách tốt nhất để chuẩn
bị cho cái chết của mọi người.
Hỏi:
Ở trong Phật giáo có một vài phương pháp thiền quán niệm về cái
chết và kể lại tiến trình chết. Loại thiền này có lợi ích gì không ?
Theo triết học của Phật giáo,
phương pháp thiền quán tưởng về cái chết là nhắm vào mục đích
để ta ý thức được cuộc đời là
vô thường và ta sẽ trở nên quen thuộc với những diễn biến khác nhau về cái
chết mà con người sẽ phải đi qua. Ðiều đó rất có ích. Trong pháp tu này,
hành giả biết rõ những dấu hiệu xảy ra trong tiến trình đưa
đến cái chết như sự suy yếu của sáu giác quan, và
sự tan rã dần của thân tứ đại... Rồi tiếp đó,
ta cũng nhận ra rằng khi ta tái sinh vì
sự hỗn hợp giữa tinh cha, huyết mẹ và thần thức của ta; một lần nữa, ta
lại thấy cái chết đến với ba thứ này, tiến trình sinh tử này không dứt
cho đến khi ta giác ngộ. Theo triết học Phật giáo Tây Tạng thì luyện tập
quán tưởng về cái chết là một pháp tu rất quan trọng.
***
CHỦ NGHĨA VỊ THA
LÀ TRÁI TIM CỦA PHẬT GIÁO
Hỏi:
Ở phương Tây, nhờ Phật giáo mà trong những năm
gần đây có sự phát triển rất nhanh về phong trào thiết lập những
Tiếp Dẫn Ðường để chăm sóc cho những người
sắp lâm chung. Các ngài có nghĩ rằng chúng ta có thể đem lại lợi lạc cho
người chết không?
Ðại sư
Garje Khamtul Rinpoche:
Tôi cho rằng phong trào này rất tốt bởi vì người phục vụ và người
được chăm sóc đều biết rõ
mình cuối cùng cũng đi đến cái chết, do đó
khi còn sống trên đời này họ cố gắng làm mọi điều
tốt đẹp và
nhất là giúp đỡ những người sắp lâm chung.
Giống như khi bạn đi máy bay, biết rằng bạn đang ở trên không
trung và có cảm giác sợ hãi. Nhưng khi bạn thấy xung quanh có đủ
tất cả những tiện nghi để giúp đỡ bạn thì
bạn cảm thấy như mình đang ở nhà, bạn cảm thấy hạnh phúc về điều
đó. Tóm lại, tôi thấy rằng các Tiếp Dẫn Ðuờng ở phương Tây rất
tốt, vì nó giúp cho người sắp lâm chung cảm thấy an toàn, tự tin và
không sợ hãi nữa.
Ðại sư Kirti Tsenshab Rinpoche:
Ý tưởng thành lập các dưỡng Ðường Tiếp Dẫn cho người sắp lâm chung là
biểu trưng cho lòng bi mẫn vô biên của chúng
ta đối với người sắp chết. Ðây là một phong trào rất tốt mà tôi
cho rằng phát triển nhiều Trung tâm thêm chừng nào tốt chừng ấy. Ở
phương Tây xưa nay không quan tâm đến vấn
đề tu tập tâm linh, nên người sắp chết rất cần sự nâng đỡ về tinh thần ở
cuối đời, điều này giúp cho họ có một sức mạnh nội tâm để vượt qua nỗi
hãi hùng của cái chết.
Cuối cùng, trái tim của Phật
giáo là lòng vị tha, nghĩ đến người khác và giúp đỡ
cho họ. Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể đem lại sự an ủi,
nâng đỡ tinh th?n cho họ mà xã hội đã một thời bỏ rơi và thiếu
quan tâm.
Từ đáy lòng mình, tôi
muốn nói lời cảm ơn Thầy (người thực hiện cuộc phỏng vấn này) rất nhiều
và tôi phải nói rằng Thầy đừng nghĩ rằng mình đang
đơn độc với trong công việc này. Vì tất cả những gì mà Thầy đang
làm hiện nay là đại diện cho một đường
hướng hoạt động của Phật giáo trong thời hiện đại. Chư Phật, Bồ tát và
các vị Thiên thần Hộ pháp luôn ủng hộ và luôn ở phía Thầy.
---o0o---
Mục Lục
|
01
|
02
|03
|
04
|
05
|
06
|
07
|
08
|
09
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|20
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục