Rich Fields, một nhà
thơ, nhà văn, đệ t? của Hòa thượng
Chogyam Trungpa Rinpoche và nhiều bậc thầy nổi tiếng người Tây Tạng, ông
được ghi nhận là mắc bệnh ung thư phổi từ năm
1995. Hiện nay ông đang giữ chức Tổng biên tập tạp chí Yoga và
Phó tổng biên tập nguyệt san Phật giáo Tricyle
(xuất bản tại Hoa Kỳ). Ông đang cư ngụ
tại Fairfax, bang California với người điều dưỡng là
bà Marcia Cohen. Ông là tác giả của nhiều quyển sách Phật giáo có giá trị
như "Làm sao những con thiên nga đến
được bờ hồ, Lịch sử Phật giáo nước Mỹ...". Cuộc phỏng vấn này
do đạo hữu Helen Tworkov
(Tổng biên tập tờ Tricyle)
thực hiện vào tháng 5 năm 1997 để tìm
hiểu quan điểm về cái chết của ông.
Tricycle:
Lần đầu tiên khi biết mình
ung thư, ông đã làm gì ?
Fields:
Vào tối hôm ấy, một vị Lama cho tôi một lời dạy của Ðức Phật Dược
Sư (Medicine Buddha) và tôi cảm thấy an ủi. Tôi xem căn bệnh nan
y này là một cơ hội tốt để tôi trả nghiệp. Ðó là một trong những Bồ tát
hạnh mà bạn phải thực hành. Quan điểm này rất khác biệt so với quan điểm
của phương Tây. Quan điểm của Bồ tát làm đảo lộn hết mọi thứ xung
quanh nó. Ðây là một pháp môn luyện tập của Kim Cương thừa, chấp nhận
bất cứ mọi hoàn cảnh khó khăn nào và phải đưa nó vào con đường tu tập,
không cứ là hoàn cảnh tốt mà bất cứ một tình huống nào cũng biến nó trở
thành phương tiện để tu luyện. Bạn có thể
mong rằng "chứng bệnh này giúp tôi mang lấy hết bệnh của tất
cả chúng sinh, nhận lấy hết đau đớn của
chúng sinh, để cho họ hết bệnh và hết đau đớn". Bằng cách
này, bạn tấn công vào "bản ngã tự thương xót lấy mình" và nhiều
vấn đề cơ bản khác phát sinh khi chúng ta
mắc bệnh, chẳng hạn như chúng ta tự hỏi "tại sao tôi...
?".
Tricycle:
Các bậc thầy của ông đã
nói gì ?
Fields:
Câu nói đầu tiên của họ luôn luôn là:
"Mọi người đều phải chết. Chết là
một sự thật". Hoặc
"Chúng ta có thể điều trị bệnh này
và con sẽ khỏi thôi". Hay "Ồ, con
chờ đợi cái gì
nào? Có sanh ắt phải có tử". Rồi một ý kiến khác "Con may mắn vì nó
là một cơ hội tốt cho việc tu luyện của con".
Tricycle:
May mắn, bởi vì ông là một hành giả tu luyện?
Fields: May mắn
là vì có thời gian để chuẩn bị mọi thứ, dù bạn là một hành giả hoặc
không. Quan điểm thông thường ở phương Tây là
"Ồ, may mắn là vì họ đã chết trong lúc ngủ hay chết vì cơn đau
tim hoặc chết đột ngột".
Tuy nhiên, bệnh ung thư là đặc biệt tốt cho bạn, bởi vì bạn có
đủ thời gian để tiên liệu mọi việc
và giải quyết nó. Về việc tu tập thì theo lời dạy của thầy Trungpa
Rinpoche rằng: "Chết là sự thật, nó đến mà không báo trước. Thân này
sẽ trở thành một xác chết". Chết chỉ là một phần trong đời sống
của chúng ta. Nền văn hóa của phương Tây giúp đỡ chúng ta phớt lờ với
cái chết, nhưng phương Ðông thì phải nhìn thẳng vào cái chết, từ
một quan điểm ấy, một căn bệnh ở vào giai
đoạn chót rất có thể hữu ích cho việc tu tập tâm linh.
Tricycle:
Những ý kiến "nó tốt cho việc tu tập của bạn" có quấy rầy ông không?
Fields:
Ở những trung tâm tu học điều đó thường được xem là chuyện đùa.
Ðối với một người chưa có kinh nghiệm thì điều
đó thật phiền hà, họ lập tức phản kháng, đầu hàng hay chấp nhận.
Còn đối với tôi thì không.
Tricycle:
Ông quan tâm đến việc tiên đoán sự phát triển của căn bệnh không?
Fields:
Không, quan điểm của tôi là
"Tôi sẽ sống cho đến lúc chết",
một việc mà tất cả mọi người đều có thể làm. Tôi không hiểu hết
giá trị của những câu nói mà mọi người thường nói rằng:
"Anh còn bốn tháng nữa để sống". Và tôi không muốn tạo ra bất cứ
một gánh nặng nào cho ai. Tôi không bao giờ quan tâm đến những lời nói
may mắn.
Tricycle: Ông
sẽ chọn giải pháp nào giữa việc chấp nhận cái chết và cố
gắng điều trị căn bệnh ở đoạn cuối?
Fields: Chúng ta có
quyền chọn lựa sao? Cuối cùng tất cả chúng ta đều phải chết. Chết là sự
thật, nó đến mà không cần báo trước, và thân này sẽ trở thành cái xác.
Phật giáo luôn luôn kiên định về vấn đề này.
Những bác
sĩ đầu tiên nói với tôi rằng số lượng thống kê bệnh ung thư phổi
giống như tôi đều không có cơ may chữa
khỏi. Tôi đã từng nói với các bác sĩ, tôi không quan tâm đến việc nghe
họ. Tôi sẽ sống cho đến khi tôi chết dù bốn tháng hay năm năm. Các bác
sĩ cũng như thế, họ cũng sống cho đến lúc chết. Ông ta biết khi nào
tôi chết nhưng ông ta thì không biết khi nào đến lượt mình. Nếu tôi
chống lại cái chết, có thể tôi sẽ chết sớm hơn.
Tricycle: Khi
ông chống lại bệnh ung thư, nó có trở nên là một cái gì đó phân ly giữa
nó và ông không?
Fields: Trước hết, tôi
cảm thấy nó giống như một cái gì đó đã
tấn công tôi. Dĩ nhiên, các tế bào tôi đã bảo vệ tôi. Những phản ứng đầu
tiên của tôi là xác định mình là một chiến binh đầy
sức mạnh. Tôi phải chiến đấu. Sau đó, có một lần chữa bằng hóa
trị, tôi dùng Mật Chú và quán niệm thần Phẫn nộ để tiêu diệt các tế bào
ung thư trong thời gian hóa trị.
Tricycle: Việc
công phu tu tập của ông có thay đổi khi ông được chẩn đoán không?
Fields: Công việc tu
tập của tôi càng trở nên tích cực. Tôi thấy có kết quả rõ ràng hơn trong
một thời gian ngắn so với những thành tựu thiền định mà tôi phải bỏ ra
trong một thời gian dài như trước đây.
Tricycle:
Ông có bắt đầu dành nhiều
thời gian cho công phu buổi sáng không?
Fields:
Có, tôi vẫn công phu như mỗi ngày. Tôi cảm thấy không có vấn đề là
tôi ngồi bao lâu hoặc có liên hệ đến chỗ ngồi. Việc hành trì của tôi vẫn
không thay đổi.
Tricycle: Nó
có ảnh hưởng đến cách cư xử của ông không?
Fields: Có thể.
Tuy nhiên tôi vẫn có những thói quen thông thường. Tôi vẫn làm việc như
mọi ngày, vẫn giữ các mối quan hệ, vẫn viết bài và vẫn sống. Ðôi khi tôi
nghĩ mình nên gia nhập vào một trại tu dưỡng và tôi nỗ lực tu tập để
đắc đạo trước khi chết (cười lớn).
Nhưng đồng thời tôi thích chờ đợi từng phút giây, bình an và
chiến đấu để sống một cách trọn vẹn, và đó
là
những gì mà tôi chọn.
Tricycle: Ông
có tự thương hại mình không?
Fields: Tôi nghĩ tự
thương hại mình là đi cùng với bản ngã. Khi điều này xảy ra lần đầu
tiên, nó mong muốn
tất cả những nghiệp của tôi đến đậu đúng trên
chóp mũi của tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi, liếc nhìn tôi và tôi bắt đầu
liếc nó trở lại. Ðó là bộ mặt của một chiến binh. Sau đó,
tôi được chẩn đoán. Allen Ginsberg gọi điện và
nhắc cho tôi nhớ lời của thầy Trungpa
Rinpoche đã
nói với Billy Burroughs, một người sống nhờ ghép bộ phận gan mới. Rinpoche
nói rằng:
"Con sẽ sống hoặc sẽ chết, cả hai cái đều
tốt cả". Tôi không muốn cái chết của tôi là một kẻ đối
đầu. Chết không phải là
một kẻ thù. Chết là một phần trong
đời sống của chúng ta. Ung thư có thể xem như là
kẻ thù. Nhưng chính cái chết tự nó đến và đến bất cứ lúc nào, nó
không phải là một kẻ thù. Ðó là cái đã được chấp nhận và đó là thế đứng
của một chiến binh. Ðối với một chiến binh, chết không phải là kẻ thù.
Khi các sĩ quan đội quân cảm tử của Nhật
Bản ra chiến trận, họ thường được lãnh tiền thưởng cảm tử. Nếu
bạn bước vào chiến trận với sự can đảm không sợ hãi và biết rằng cái
chết có khả năng xảy ra, thì bạn sẽ chiến đấu giỏi hơn và bạn sẽ chiến
thắng! Nhiều pháp môn tu tập của Phật giáo nói chung là nhắm vào việc
loại bỏ sự sợ hãi về cái chết, một loại sợ hãi về tái sinh hay sợ hãi về
cuộc sống của chúng ta.
Tricycle:
Ông đã chẩn đoán biết mình đang bệnh ung thư còn tôi thì
không. Có sự khác biệt nào giữa chúng ta? Có phải ông hấp hối trước tôi?
Có phải tình cảnh của ông có thức tỉnh về cái chết trong khi tôi vẫn ở
trong vòng ảo tưởng là tôi sẽ sống mãi?
Fields: Không
phải là bạn sẽ sống mãi mãi. Nhưng sự tính toán thời gian có hơi khác
biệt. Tôi
được nói rằng tôi đang ở trong cơn nguy cấp.
Sự lựa chọn thời gian chính xác là một vấn đề. Nhưng tôi nói với một bác
sĩ ở Stanford về ý kiến thứ hai, tôi nói "Mọi người đều nói đây là
bệnh không thể cứu chữa được", và ông ta nói
"Có phải ai đó nói với anh
là "không thể chữa được" ở giai đoạn cuối
phải không?".
Và tôi trả lời:
"Không có ai đề cập đến việc đó cả".
Có nhiều căn bệnh không thể chữa được hoặc mãn tính, nhưng có thể
xoay xở và cứu vãn được ở giai đoạn chót.
Tôi đang sống với thời kỳ thay đổi thư?ng xuyên. Hiện nay tôi
đang ở trong tình trạng thuyên giảm. Bệnh ung thư giống như một con tê
giác
(Rhi-noceros)
bề ngoài của nó trông rất xấu xí, đôi mắt nhỏ, làn da sần sùi, ruồi bu
xung quanh, trông giống như một con kỳ lân hung dữ; và đó là con tê giác
hiền lành, đang nhai cỏ trong đầm lầy,
không chú ý đến bạn, bạn cảm thấy thuyên giảm và khỏe mạnh. Nhưng
vào lúc nào đó, con tê giác nhìn quanh quẩn, chạy như điên đến
chỗ bạn... Sự khác biệt ở đây là
tôi luôn có một con tê giác ở xung quanh.
Tricycle:
Ông tin điều gì
sẽ xảy ra sau khi chết?
Fields: Tôi không biết.
Tôi nghĩ tôi cảm thấy thoải mái với một người theo thuyết bất khả tri,
có xảy ra hoặc không xảy ra cũng vậy thôi. Và tôi nghĩ là tôi đồng ý với
những gì mà cư sĩ Stephen Batchelor nói với
mọi người có lý khi tu tập để có một nơi tái sinh tốt, đó không phải là
kinh nghiệm của tôi. Tôi tu luyện tâm linh để có đời sống hiện tại tốt
hơn, an vui hơn... Và nếu kết quả tu tập giúp tôi trong đời sống này
thì tôi chắc rằng nó cũng giúp tôi lúc tôi chết, vì chết là một phần của
đời sống.
Tricycle: Ông
muốn an táng thi thể của mình như thế nào?
Fields:
Tôi muốn nghe ý kiến của bạn trước.
Tricycle:
Tôi muốn theo phương pháp "không táng" (sky burial) ở Nova
Scotia. Ðặt thi hài trên vùng St.
Lawrence để làm thức ăn cho chim đại bàng, quạ, chó sói và côn
trùng. Dĩ nhiên điều này bất hợp pháp, nhưng đó là sở thích của tôi.
Fields: Tôi cũng thích
kiểu "không táng" này, tuy nhiên hỏa táng
(cremation)
thì dường như là một sự lựa chọn tốt hơn. Nhưng phải là hỏa táng theo
kiểu của người Ấn Ðộ, đặt thi thể lên đống
củi để thiêu. Ý kiến của tôi bị ảnh hưởng bởi lời dạy của thầy
Trungpa Rinpoche là không di chuyển thể xác chỗ khác trong 3 ngày đầu,
bởi vì cần có đủ thời gian để cho thần thức
rời
khỏi xác thân hoàn toàn. Lý tưởng nhất là đặt
thể xác trong chánh điện rồi đắp chiếc mền lên, để cho mọi người nhìn
thấy, chiêm nghiệm hoặc để quán tưởng tử thi, và rồi có một buổi lễ đặc
biệt được thực hiện. Nếu có một người nào đó đến làm phép chuyển
di tâm thức thì thật là tuyệt vời. Tôi nghĩ thật là tốt biết bao cho mọi
người có một buổi tiệc vào ngày ấy. Nói chung, một lần nữa, tôi thích
hỏa táng ngoài trời theo kiểu của người Ấn.
Tricycle: Ông
có thể khuyên điều gì cho những người có hoàn cảnh tương tự như ông?
Fields:
Tôi là nhân vật trung tâm của cuộc nói chuyện này, mọi người có
thể tìm thấy những điều hữu ích cho bản thân mình về sự lựa chọn phương
pháp điều trị theo y học truyền thống.
Trong một số truyền thống tâm linh, có một quan điểm cho rằng mọi việc
đều xuất phát từ tâm, cho nên mọi căn bệnh cũng phải được chữa trị từ
tâm hay bằng cách luyện tập tâm linh, tư duy tích cực hoặc có niềm tin.
Có người nói rằng cả thân và tâm đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng một
số người khác thì
cho rằng chỉ quan tâm đến việc điều trị bằng
y khoa, kinh nghiệm của tôi là
chữa trị bằng thuốc Tây, bằng phương pháp xạ và hóa trị, nếu điều
trị đúng cách đúng lúc thì sẽ có kết quả tốt, thậm chí có một số người
chữa trị bằng độc dược nữa. Nói chung, theo tôi nguời bệnh phải
theo dõi và kiểm tra thường xuyên căn bệnh của mình rồi chọn lựa phương
pháp điều trị. Tôi thấy một số người đã
chết vì bị hỗn loạn giữa các lối điều trị.
Tricycle: Vai
trò của người chăm sóc bệnh như thế nào?
Fields:
Tôi thấy người săn sóc gặp khó khăn
nhiều hơn người bị ung thư. Sức chịu đựng của họ còn nhiều hơn người
bệnh. Tôi may mắn có được Marcia săn sóc. Cô ấy phát nguyện giúp đỡ tôi
trong thời gian điều trị này. Cô ấy cùng tôi đi bác sĩ, ghi chép,
hỏi han và chuẩn bị mọi thứ cho cuộc giải
phẫu phức tạp. Giúp đỡ một người chống lại ung thư thật sự là một điều
khó khăn thử thách.
Tricycle:
Ông có quan tâm đến việc chẩn đoán bệnh không?
Fields:
Lại đề cập đến vấn đề này một
lần nữa. Thừa là không tốt. Một trăm phần
trăm là tôi sẽ chết. Nhưng tôi sẽ sống cho đến khi tôi chết. Có một điều
tôi muốn nói ở đây là giáo pháp của đạo Phật rất tuyệt vời ở phần đầu,
phần giữa và
phần cuối, mọi người nên cầu học và tu tập trước khi quá trễ
---o0o---
Mục Lục
|
01
|
02
|03
|
04
|
05
|
06
|
07
|
08
|
09
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|20
|
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục