---o0o---
Chương
XVI
Mảnh
Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế
(Indriya
- Sacca - Niddesa)
-ooOoo-
A.
Căn
1. Căn được liệt kê
kế tiếp giới, là 22 căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt
căn, thân căn, ý căn, nữ căn, nam căn, mạng căn, thân lạc,
thân khổ, (lạc căn, khổ căn), hỉ căn, ưu căn, xả căn, tín
căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri
đương tri căn, cụ tri căn, dĩ tri căn.
2. Sau đây sẽ bàn: ý
nghĩa, tính chất, vv., thứ tự, khả phân và bất khả
phân, nhiệm vụ, cảnh giới.
3. Trước hết về ý
nghĩa, thì mắt, vv. đã được giải thích ở đoạn 3
Chương XV. Về ba căn cuối cùng, vị tri đương tri căn:
sở dĩ được gọi thế vì nó khởi lên ở giai đoạn đầu
của Dự lưu đạo, nơi một người đã nhập lưu (vào dòng
thánh) như sau: "Ta sẽ biết trạng thái bất tử, hay
pháp về bốn chân lý chưa được biết đến", và vì
nó mang ý nghĩa của căn. Kế đến là dĩ tri căn, vì
sự biết rốt ráo, và vì nó mang ý nghĩa của căn. Thứ ba
là cụ tri căn, vì nó khởi lên nơi một vị đã đoạn
trừ lậu hoặc, có tri kiến rốt ráo, công việc biết rõ Bốn
chân lý nơi vị ấy đã xong, và vì nó mang ý nghĩa của
căn.
4. Nhưng ý nghĩa của căn
đây là gì? Một là dấu hiệu của chủ tể, hai được dạy
bởi vị chúa tể, ba được thấy bởi vị chúa tể, bốn
được chuẩn bị bởi vị chúa tể, năm được nuôi dưỡng
bởi chúa tể. Tất cả ý nghĩa ấy đều áp dụng ở đây
trong trường hợp này hay khác.
5. Ðức Thế tôn, đấng
Toàn giác là một vị chúa tể (Indra), vì ngài làm vị
chủ tối thượng. Cũng vậy là những nghiệp thiện và bất
thiện, vì không ai có quyền chủ tể trên các loại nghiệp.
Bởi thế các căn do nghiệp sanh là dấu hiệu của thiện
và bất thiện nghiệp. Và vì chúng do nghiệp chuẩn bị, cho
nên chúng là căn, theo nghĩa dấu hiệu của chủ tể và
được chuẩn bị bởi một chủ tể, Nhưng vì chúng
đã được làm hiển lộ một cách chân chánh, được khải
thị bởi đức Thế tôn, nên chúng là căn theo nghĩa được
giảng dạy bởi vị chúa tể và được thấy bởi
vị chúa tể. Và bởi vì một số căn đã được đào luyện
bởi đức Thế tôn, đấng chúa tể trong các vị thánh, nên
chúng là căn theo nghĩa được nuôi dưỡng bởi vị chúa
tể.
6. Lại nữa, chúng là
căn theo nghĩa chúa tể hay ưu thắng. Vì sự nổi bật của
mắt, vv. được bao hàm trong sự sinh khởi nhãn thức, vv.
vì thức chỉ bén nhạy khi căn bén nhạy, thức chậm lụt
khi căn chậm lụt. Ðấy là trình bày về ý nghĩa.
7. Về đặc tính,
v.v. Sự trình bày về các căn này cần được xét về phương
diện đặc tính, nhiệm vụ, tướng, nhân gần vv... Nhưng những
điều này đã được nói trong phần mô tả các uẩn (Ch.
XIV, đ. 37). Với 4 căn khởi từ tuệ căn, ý nghĩa chỉ là
vô si.
8. Về thứ tự,
ở đây chỉ có thứ tự giáo lý được áp dụng. Các
thánh quả (Dự lưu, vv.) được đạt nhờ liễu tri các nội
pháp, nên nhãn căn và những căn còn lại (bao gồm trong tự
ngã) được dạy trước tiên. Kế đến là nữ căn, nam
căn, để chỉ rõ cớ gì tự ngã ấy được gọi là "đàn
bà" hay "đàn ông". Kế tiếp là nạng căn để
chỉ rằng mặc dù tự ngã có hai, nhưng sự hiện hữu nó
liên kết với mạng căn. Kế đến là lạc căn, vv. để chỉ
rằng những cảm thọ này không ngừng nghỉ nếu tự ngã
ấy còn tiếp diễn, và mọi cảm thọ cuối cùng đều là
đau khổ. Kế đó là tín căn vv.để chỉ ra con đường, vì
những căn này cần được tu tập để làm cho nỗi khổ ấy
chấm dứt. Kế đến là vị tri đương tri căn để chỉ
rằng, đạo lộ ấy không phải trống rỗng khô cằn, vì
chính nhờ đạo lộ này mà trạng thái ấy được hiển lộ
đầu tiên trong chính chúng ta. Kế tiếp là dĩ tri căn,
vì nó là hậu quả của căn vừa rồi, và bởi thế cần
được tu tập sau đó. Kế tiếp là cụ tri căn, quả
báo tối thượng được dạy sau cùng để chỉ rõ rằng,
nó được đạt đến nhờ tu tập, và khi đã đạt đến nó,
thì không còn việc gì phải làm. Ðấy là thứ tự.
9. Về phương diện
khả phân và bất khả: ở đây chỉ có sự phân chia về
mạng căn, có hai thứ là mạng căn sắc và vô sắc. Những
căn khác không có phân chia.
10. Về nhiệm vụ:
Nhiệm vụ các căn là gì? Trước hết do câu "Nhãn xứ
là một duyên kể như căn duyên cho nhãn thức giới và các
pháp tương ưng", nhiệm vụ nhãn căn là phát sinh ra
nhãn thức và các tâm sở tương ưng, với tính bén nhạy
hay chậm lụt của nó. Tai mũi lưỡi thân cũng vậy. Còn nhiệm
vụ ý căn là làm cho các pháp cu sanh chịu sự chi phối của
nó. Nhiệm vụ mạng căn là các pháp cu sanh. Nhiệm vụ nữ
căn và nam căn là định dấu hiệu, tướng, công việc, đường
lối cư xử của nữ giới và nam giới. Nhiệm vụ các căn
lạc, khổ, hỉ, ưu, là thống trị các pháp cu sanh và san sẻ
sắc thái đặc biệt của chúng cho những pháp ấy. Nhiệm vụ
xả căn là san sẻ cho các pháp cu sanh sắc thái an tĩnh, cao
thượng và trung tính. Nhiệm vụ tín căn vv. là vượt qua
chướng ngại và san sẻ với các pháp tương ưng sắc thái
tin cậy, vv... Nhiệm vụ của vị tri đương tri căn là vừa
từ bỏ ba kiết sử vừa đối dầu với các pháp tương
ưng bằng sự từ bỏ ba kiết sử. Nhiệm vụ của dĩ tri
căn là vừa giảm bớt và từ bỏ tham sân vv. và đưa các
pháp cu sanh đến địa vị tự chủ. Nhiệm vụ của cụ tri
căn vừa là từ bỏ nỗ lực trong mọi công việc, vừa làm
điều kiện cho các pháp tương ưng khiến cho gặp gỡ được
Bất tử.
11. Về cảnh giới:
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nữ, nam, lạc, khổ, ưu, 10 căn
này chỉ thuộc Dục giới. Ý căn, xả căn, mạng căn, tín,
tấn, niệm, định, tuệ, tám căn này thuộc cả bốn cảnh
giới. Hỉ căn thuộc ba cảnh giới là dục, sắc và siêu thế.
Ba căn cuối chỉ thuộc siêu thế.
Tỷ kheo nào biết
được
Cần chế ngự các căn
Bằng cách liễu tri chúng,
Sẽ chấm dứt khổ đau.
12. Trên đây là giải
thích chi tiết về các căn.
B.
Mô Tả Về Ðế
13. Kế tiếp căn là đế
tức bốn thánh đế: thánh đế về Khổ, thánh đế về Tập
khởi của khổ, thánh đế về Khổ diệt, và thánh đế về
Ðạo diệt khổ
14. Sau đây sẽ trình
bày theo thứ tự giáo lý: loại, từ nguyên, tính chất, ý
nghĩa, nguồn gốc ý nghĩa, chỉ chừng ấy không hơn hay kém,
thứ tự, giải thích, nhiệm vụ, nội dung, tỉ dụ, nhóm bốn,
sự trống rỗng, đơn độc, dị đồng.
15. Trước hết về
loại: ý nghĩa các chân lý về khổ tập diệt đạo được
phân tích thành bốn trong mỗi trường hợp, những chân lý
"thực, không hư ngụy, không thể khác" (S. v, 435),
và cần được thâm nhập bởi những người thâm nhập khổ
đế, vv. như Luận nói:" Khổ với nghĩa bức bách, hữu
vi, bốc cháy, biến đổi, đó là bốn nghĩa của thánh đế
về khổ, chân thật, không hư ngụy, không thể khác. Nguồn
gốc hay tập khởi của khổ với ý nghĩa tích tập, căn
nguyên, trói buộc, chướng ngại... Diệt với nghĩa thoát
ly, tách rời, vô vi, bất tử... Ðạo với nghĩa lối ra,
nguyên nhân, thấy, ưu thắng. Ðấy là những nghĩa của đạo
trong thánh đế về đạo, chắc thật, không hư ngụy, không
thể khác. (Ps. ii, 104). Cũng thế, ý nghĩa khổ kể
như bức bách, hữu vi, đốt cháy, biến đổi, là ý nghĩa của
nó về sự thâm nhập.
16. Về từ nguyên,
và phân theo tính chất: Từ nguyên của Dukkha (Khổ):
Du là xấu xa (kucchita), như người ta gọi đứa
trẻ hư là Dupputta. Chữ Kham có nghĩa là trống
rỗng (tuccha), khoảng trống gọi là Kham. Chân
lý thứ nhất là "xấu" vì nó là nơi thường lai vãng
của nhiều hiểm nguy và nó trống rỗng vì không trường cửu,
không đẹp, không vui, không có tự ngã.
17. Tập (Samudaya):
Sam là liên kết như trong các từ Samàgama
(tập hợp) sameta (nhóm họp) vv. Chữ U chỉ sự dấy
lên, khởi lên, như trong các từ ngữ Uppanna (sanhkhởi),
Udita (đi lên) vv. Chữ Aya chỉ lý do (kàrana).
Và chân lý thứ hai này là lý do cho sự khởi lên của khổ
khi phối hợp với những duyên còn lại. Bởi thế nó được
gọi là Dukkha - Samudaya (khổ tập, tập khởi của
khổ hay nguồn gốc khổ), vì nó là lý do phối hợp (với
những duyên khác) để làm phát sinh khổ.
18. Diệt (Nirodha):
Chữ Ni chỉ sự vắng mặt, Rodha là nhà tù.
Chân lý thứ ba vắng mặt mọi sanh thú (cõi tái sanh) nên
ở đây không có sự bức não của khổ được xem như nhà
tù; hoặc, khi chứng diệt, thì không còn nỗi khổ tái sinh
được ví như nhà tù. Và bởi nó là đối nghịch với nhà
tù nên được gọi là Dukkha-Nirodha) khổ diệt. Hoặc,
nó được gọi là khổ diệt, vì là một duyên cho sự diệt
khổ gồm trong sự không tập khởi.
19. Ðạo diệt khổ
(Nirodha-Gamini-Patipadà): Vì chân lý thứ tư đưa đến
sự diệt khổ do chạm mặt với diệt kể như đối tượng,
và vì nó là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ, nên
gọi là Khổ diệt đạo (đạo lộ diệt khổ).
20. Cả bốn chân lý
được gọi là thánh đế bởi vì chỉ có những bậc thánh
mới thâm nhập những chân lý này, như kinh nói:"Này
các tỷ kheo, có bốn thánh đế này. Gì là bốn? Ðó là Khổ
thánh đế... " (S. v, 425). Vì các bậc thánh thâm
nhập các chân lý ấy, nên gọi là bốn thánh đế.
21. Lại nữa, những sự
thật cao cả gọi là những sự thật thuộc về những bậc
thánh, như kinh nói: "Này các tỷ kheo, nhờ tìm ra bốn sự
thật cao cả này mà Như lai được tôn xưng là bậc
A-la-hán chánh đẳng giác." (S. v, 433).
22. Lại nữa, thánh đế
là những chân lý cao cả. Cao cả có nghĩa là không hư ngụy,
không lừa dối, như kinh nói:"Này các tỷ kheo, bốn
thánh đế này là chân thực, không hư ảo, không thể khác,
nên gọi là thánh." (S. v, 435).
23. Chân lý về khổ
có đặc tính làm sầu muộn đau khôû. Nhiệm vụ nó là đốt
cháy. Nó biểu hiện bằng sự sanh khởi. Tập đế có đặc
tính sản xuất. Nhiệm vụ nó là ngăn sự gián đoạn. Nó
được biểu hiện bằng chướng ngại. Diệt đế có đặc
tính là bình an thanh tịnh. Nhiệm vụ nó là không chết. Nó
được biểu hiện bằng sự vô tướng (không có tướng
năm uẩn). Ðạo đế có đặc tính là ngỏ ra. Nhiệm vụ
nó là từ bỏ cấu uế. Nó được biểu hiện bằng sự nổi
lên khỏi cấu uế. Hơn nữa, bốn chân lý còn có những đặc
tính theo thứ tự là sanh và làm cho sanh (khổ, tập); không
sanh và làm cho không sanh (diệt, đạo). Hoặc những đặc tính
là hữu vi, tham (khổ, tập); vô vi, thấy rõ (diệt, đạo).
24. Về ý nghĩa, trước
hết đế là cái mà đối với những ai xét nó với con mắt
tuệ, nó không làm cho lạc lối như ảo giác, không lừa dối
như ảo ảnh, không phi thực thực như cái ngã mà ngoại đạo
chấp. Ðúng hơn, đó là lãnh vực của thánh trí, cái tình
trạng thực tế không thể lầm lẫn, với những khía cạnh
là đau buồn (khổ đế), sản sinh (tập đế), an tịnh (diệt
đế), và lối ra (đạo đế). Chính cái tính chất hiện thực
không sai này mới cần được hiểu là ý nghĩõa của "đế’,
như nóng là đặc tính của lửa, và như tính tự nhiên
trên đời là vạn pháp đều bị sanh già chết chi phối,
vì Kinh nói:"Này các tỷ kheo, khổ này là thực, không hư
dối, không thể khác". (S. v, 430).
25. Lại nữa,
Không có niềm đau nào
ngoài khổ
Và không gì làm đau mà không phải khổ
Ðiều chắc chắn là khổ làm đau buồn
Ðó là chân lý được nói ở đây
Không có nguồn khổ
nào khác hơn tham ái
Nguồn ấy không đem lại cái gì ngoài khổ
Ðiều chắc chắn này về nguyên nhân khổ
Là lý do nó được mệnh danh là chân lý
Không có niềm an tịnh
nào ngoài Niết bàn
Niết bàn chỉ có nghĩa là an tịnh
Ðiều chắc chắn Niết bàn là an ổn
Ở đây được xem là chân lý
Không có lối thoát
nào ngoài chánh đạo
Chánh đạo quyết định là ngõ thoát
Tính chất đạo lộ chính là ngõ thoát
Làm cho nó được công nhận là chân lý
Ðặc tính chân thật
không lỗi lầm này
Tâm điểm cốt tủy của bốn chân lý
Là điều mà bậc trí tuyên bố
Về ý nghĩa của "đế" chung cho cả bốn.
26. Thế nào là sự dò
tìm dấu vết của nghĩa? Danh từ Sacca (đế) được
thấy trong nhiều đoạn với những nghĩa khác nhau, như:"
Hãy để y nói sự thật, đừng giận dữ." (Dh. 224),
đây là sự thật bằng lời. Trong những đoạn như:"Sa
môn, bà la môn căn cứ trên sự thật", đó là sự thật
không nói láo, kiêng nói dối. Trong đoạn:"Tại sao chúng
tuyên bố những sự thật khác nhau?" đó là sự thật với
nghĩa là quan điểm. Và trong đoạn "Chân lý là một,
không có thứ hai" (Sn. 884), đó là Niết bàn và đạo
lộ, kể như chân lý theo nghĩa tối hậu. Trong đoạn:
"Trong bốn chân lý, có bao nhiêu là thiện?" thì đấy
là nói về thánh đế. Ðấy là theo dấu nghĩa của đế.
27. Chỉ chừng ấy, không
thêm bớt: Nhưng tại sao chỉ có bốn thánh đế được nói?
Vì không cón có đế nào khác, và vì không thể bỏ bớt
cái nào. Như kinh nói:"Này các tỷ kheo, không có thể một
sa môn, bà la môn nào đến nói được rằng:"Ðây không
phải là khổ đế, khổ đế là một cái khác, tôi sẽ để
qua một bên khổ đế này, và công nhận một khổ đế khác."...
28. Lại nữa, khi tuyên
bố sự sinh khởi (quá trình sinh), đức Thế tôn tuyên bố
nó có một nguyên nhân, và ngài tuyên bố sự vô sanh cũng có
một phương tiện để đạt tới. Bởi thế, những chân lý
được công bố có bốn, là số tối đa, đó là sự sanh,
vô sanh, và nguyên nhân mỗi thứ. Cũng thế, chúng được công
bố là có bốn, vì chúng cần được liễu tri (khổ), đoạn
tận (tập), chứng đắc (diệt), và tu tập (đạo). Và vì
chúng là căn để của tham ái, sự tham ái, diệt ái, và con
đường đi đến ái diệt. Lại nữa, vì chúng là sự lệ
thuộc, lạc thú trong sự lệ thuộc, sự từ bỏ lệ thuộc,
và phương tiện đưa đến từ bỏ lệ thuộc.
Trên đây trình bày tại
sao chỉ có bốn đế không thêm bớt.
29. Về thứ tự:
đây cũng thế, chỉ có thứ tự giáo lý. Khổ đế được
nêu trước tiên, vì nó dễ hiểu, vì nó thô phù, vì nó
chung cho tất cả chúng sinh. Chân lý về nguồn gốc khổ
được nêu kế tiếp để chỉ rõ nguyên nhân. Rồi đến chân
lý về diệt để hiển thị rằng, với sự chấm dứt nguyên
nhân, có chấm dứt hậu quả. Chân lý về đạo được nói
sau rốt, để chỉ ra Con đường, phương tiện đạt đến
Diệt.
30. Hoặc, Ngài công bố
khổ trước để gieo một ý thức khẩn trương cho các hữu
tình đang bị tóm trong sự hưởng thụ khoái lạc ở các
cõi hữu, và kế đó ngài dạy chân lý về nguồn gốc khổ,
để chứng minh rằng, khổ không phải tự nhiên sinh ra, cũng
không do một vị trời nào giáng xuống, mà khổ có một
nguyên nhân. Kế đó là Diệt đế, để gieo niềm an ổn bằng
cách chỉ ra lối thoát cho những ai muốn cấp tốc thoát khổ
sau khi đã bị tràn ngập bởi các khổ và các nhân khổ.
Và sau cùng là đạo đế được nói để giúp chúng có thể
đạt đến diệt khổ. Ðấy là sự trình bày về thứ tự.
31. Về sự giải
thích: Khi giải thích về bốn chân lý, đức Phật thường
mô tả như sau. Về Khổ, có 12 việc như Vibhanga nói:"Sanh
là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não,
gần gũi cái không ưa, xa lìa cái yêu mến, cầu không toại
ý, nói tóm, năm thủ uẩn là khổ." Về nguồn gốc khổ,
có ba loại tham ái là ước muốn tái sinh, câu hữu với hỉ
và tham, tìm khoái lạc chỗ này chỗ khác, nghĩa là dục
ái, hữu ái và phi hữu ái. Về Diệt, chỉ có một nghĩa là
Niết bàn, "đó là sự chấm dứt không dư tàn cái khát
ái ấy, từ bỏ nó, buông ra, không y cứ vào nó." (Vbh.
103). Cuối cùng trong phần mô tả đạo lộ:"Gì là
thánh đạo về con đường đưa đến diệt khổ? Ðó là
thánh đạo tám ngành, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm,
chánh định." (Vbh. 104).
Chân Lý Về
Khổ:
Sanh
32. Danh từ jàti
(sanh) có nhiều nghĩa. Trong đoạn kinh: " Vị ấy nhớ
lại một đời, hai đời "... (D.i, 81), chữ jàti
(trong nguyên bản) có nghĩa là hữu. Trong đoạn "Này
Visakhà, có một loại (jàti) khổ hạnh là Ni kiền
tử" thì jàti là một giáo phái tu sĩ. Trong đoạn
"Sanh được bao gồm trong hai uẩn", đó là đặc tính
của hữu vi pháp. Trong đoạn "Sanh của vị ấy là do thức
đầu tiên sanh khởi trong thai mẹ" (Vin. i, 93), đây
là chỉ kiết sanh. Trong đoạn "Vừa khi vị ấy sanh ra,
này Ànanda, bồ tát... " đây là sự sanh ra từ bụng
me. Trong đoạn "Một người không bị từ chối, khinh rẻ
vì sanh chủng" sanh đây nghĩa là dòng họ. Trong đoạn
"Hiền tỉ, từ khi được thánh sanh... " (M. iii,
103), sanh đây chỉ thánh giới.
33. Ở đây, sanh cần
được hiểu là các uẩn sanh từ khi ở giai đoạn kiết
sanh cho đến khi sanh ra khỏi bụng mẹ trong trường hợp
thai sanh, và kể như chỉ là các uẩn kiết sanh trong trường
hờp khác ngoài thai sanh. Nhưng đây chỉ là một sự đề cập
gián tiếp. Theo ý nghĩa trực tiếp thì chính sự hiển hiện
đầu tiên của bất cứ uẩn nào trong chúng sinh khi được
sinh ra, sự hiển hiện đó gọi là sanh.
34. Ðặc tính nó là
nguồn gốc đầu tiên trong bất cứ cõi hữu nào. Nhiệm vụ
nó là thuộc vào một cõi hữu. Nó được biểu hiện bằng
sự xuất hiện tại đây, từ một hữu quá khứ hoặc được
biểu hiện bằng sự thay đổi kiểu đau khổ.
Nhưng tại sao nó là
đau khổ? Vì nó là căn để cho rất nhiều loại khổ. Vì
có nhiều thứ khổ, đó là khổ khổ, dukkha-dukkha, hay
khổ nội tại; hoại khổ, viparinàma-dukkha, khổ do biến
hoại; và hành khổ, dankhàra-dukkha, rồi lại có khổ
ngấm ngầm, khổ lộ liễu, khổ gián tiếp, khổ trực tiếp.
35. Cảm thọ khổ về
thân và tâm gọi là khổ khổ, vì tự tính nó là khổ, tên
nó là khổ, và vì nó đau đớn thực sự. Cảm thọ lạc về
thân và tâm gọi là hoại khổ vì đó là nhân sinh ra khổ
khi cảm thọ ấy biến hoại (M.i, 303). Xả thọ và
các hành khác trong ba cõi là hành khổ, vì chúng bị bức
bách trong sinh diệt. Những nổi khổ về thân và tâm như
đau tai, đau răng, cơn sốt tham dục, cơn sốt sân nhuế thù
hằn, vv. gọi là khổ ngấm ngầm vì có hỏi mới biết được
là khổ, và vì sự gia hại của nó không rõ rệt. Sự đau
đớn do 32 lối tra tấn sinh ra, vv. gọi là khổ rõ rệt vì
không cần hỏi cũng biết, và sự gia hại có thấy rõ. Trừ
khổ khổ, tất cả khổ nói trong Vibhanga kể từ sanh
khổ đều gọi là khổ gián tiếp vì là căn để cho một
loại khổ này hay khác. Nhưng khổ khổ thì gọi là khổ trực
tiếp.
36. Sanh là khổ, vì nó
là căn để cho khổ trong các đọa xứ, như đức Thế tôn
đã nói rõ bằng một ví dụ trong kinh Bàlapandita (M.
iii), vv. Và cho nổi khổ ở các thiện thú thuộc loài người,
và được xếp loại là khôû có căn để trong sự nhập
thai.
37. Nổi khổ thuộc loại
"có căn để trong sự nhập thai" là như sau:"Khi
cái thực thể này sanh trong bào thai mẹ, thì không phải nó
được ở trong một hoa sen xanh, đỏ, trắng nào cả, ngược
lại, như con dòi sanh trong cá thối, bánh thối, đống phân,...
nó cũng sanh trong bụng, ở phía dưới chỗ chứa đồ ăn
chưa tiêu (bao tử), phía trên chỗ chứa đồ ăn đã tiêu (hậu
môn), giữa bụng và cột sống, rất chật chội tối tăm,
đầy những luồng gió hôi hám, đủ thứ mùi đáng tởm.
Và khi đã tái sinh ở đấy, trong mười tháng nó phải trải
qua nỗi khổ cực độ vì bị nung nấu như cái bánh trong
bao bởi sức nóng toát ra từ bụng mẹ, không co duỗi được.
Ðây là nỗi khổ khi ở trong thai.
38. Khi bà mẹ thình
lình vấp té, hoặc di chuyển, ngồi xuống đứng lên hay
xoay người, thì nó khó chịu đau đớn vô cùng vì bị kéo
tới giật lùi, tung lên hất xuống như một đứa trẻ con
trong tay người say rượu, hay con rắn trong tay kẻ bắt rắn.
Nó cũng cảm thấy nỗi đau điếng người như tái sinh vào
địa ngục băng giá khi mẹ nó uống vào nước đá lạnh,
và như bị chìm ngập trong trận mưa tro nóng khi mẹ nó nuốt
xuống thức ăn nóng, như bị ngâm vào nước tro nước dấm
khi người mẹ ăn đồ ăn chua hay mặn. Ðó là nổi khổ của
sự trú trong thai.
39. Khi bà mẹ sẩy
thai, nó phải khổ vì bị cưa xẻ tại chỗ cơn đau nổi lên,
nổi khổ mà đến cả bạn hữu cũng không thể nhìn. Ðấy
là cái khổ trụy thai.
40. Khi người mẹ sinh
nở, thì đứa con lại chịu cái khổ bị chúc ngược đầu
bởi sức mạnh của ngọn gió nghiệp, bị tống khỏi bụng
qua một ngõ ngách kinh khủng như là con voi chui qua lỗ khóa,
như tội nhân địa ngục bị nghiến giữa hai tảng đá va
chạm nhau. Ðấy là cái khổ thoát thai.
41. Sau khi ra đời, thân
thể đứa bé mong manh như một vết thương nhạy cảm, được
bồng ẳm trên tay, tắm rửa kỳ cọ bằng một miếng giẻ,
làm nó đau đớn như bị kim nhọn đâm, dao bén cắt. Ðấy
là nổi khổ khi phiêu lưu ra khỏi bụng mẹ.
42. Khổ phát sinh sau đó
suốt quá trình sống còn, nơi người tự hành khổ, nơi
người chuyên ép xác khổ hạnh theo phái lõa thể, nơi người
nhịn đói vì giận hờn, nơi người treo cổ. Ðây là khổ
của sự tự bạo hành.
43. Và khổ nơi người
bị đánh đòn, bị giam cầm bởi người khác, đó là khởi
do sự bạo hành của người khác.
Vậy, sanh này là căn
để của mọi nổi khổ.
Nếu không có chúng sinh tái sanh vào địa ngục
Thì nổi khổ khó chịu của ngọn lửa thiêu đốt
Và tất cả khổ khác khi ấy không còn đất đứng
Do vậy bậc Thánh tuyên bố sanh là khổ.
Có nhiều thứ khổ
súc sinh phải chịu
Khi chúng bị đánh đập bằng roi và gậy gộc
Sanh vào súc sinh phải chuốc cái khổ này
Sanh vào súc sinh là khổ: kết quảø này chắc chắn
Trong loài ngạ quỷ
có nhiều thứ khổ
Do đói khát, gió, mặt trời, không gì không khổ
Không ai biết được khổ này, trừ phi sanh vào đó
Bởi thế bậc Thánh tuyên bố: sanh là cái khổ này.
Ở khoảng giữa các
thế giới, nơi loài tu la cư trú,
Thì rét lạnh xé da và tối tăm kinh khủng
Ðấy là nổi khổ của tái sinh trong loài A-tu-la
Bởi thế khổ luôn đi liền với sanh như vậy.
Khi lọt lòng mẹ, một
người chịu đau ghê gớm
Sau những tháng dài bị nhốt kín trong bụng
Như nấm mồ địa ngục phân uế - tất cả không thể có
Nếu không tái sinh: sanh là khổ, thật không còn ngờ.
Tại sao phải nhiều
lời? Có bao giờ hiện hữu
Một tình trạng trước đó không có sanh?
Bởi thế bậc Thánh vĩ đại khi giảng về Khổ đế
Ðã tuyên bố sanh là khổ, là điều kiện cần cho khổ.
Già
44. Già là khổ. Già
có hai, già kể như đặc tính của pháp hữu vi, và trong trường
hợp một chúng sinh, thì già là sự già cỗi của các uẫn
tạo thành một hiện hữu duy nhất, cái già này gồm những
tướng như lưng còng,vv. Ở đây muốn nói loại già này.
Nó có đặc tính là sự chín mùi các uẫn. Nhiệm vụ nó
là dẫn đến cái chết. Nó được biểu hiện bằng sự tan
biến của tuổi trẻ. Ðó là khổ kiểu "hành khổ",
vì nó là căn để của đau khổ.
45. Già là căn bản cho
sự đau khổ thể xác và tâm hồn, khởi lên do nhiều
duyên, như tứ chi nặng nề, các căn suy yếu hư hoại, tuổi
trẻ tan biến, sức lực phá sản, trí nhớ và tuệ sút
kém, bị người khi dễ, vv...
Với tứ chi nặng nề
Các giác quan tàn lụn
Với tuổi trẻ đi qua
Trí nhớ, tuệ suy dần
Sức khỏe bị phá sản
Càng ngày càng xấu xí
Dưới mắt những người thân
Càng ngày càng lẩn thẩn
Khổ nào bằng khổ này
Về thân và về tâm
Mà con người phải gặp?
Vì già sẽ đem đến
Tất cả điều nói trên
Già đáng gọi là khổ
Trên đây là nói về cái khổ già.
Chết
46. Chết là khổ. Chết
có hai, là chết kể như đặc tính của pháp hữu vi, như
kinh nói "già chết được gao gồm trong năm uẫn", và
chết kể như sự cắt đứt mạng căn nơi một chúng sinh,
như kinh nói "Bởi vậy người ta luôn luôn sợ r?ng mình
sẽ chết" (Sn. 576). Ở đây, chết có nghĩa thứ
hai này. Chết do đã sanh ra, chết do bạo lực, chết do tự
nhiên, chết do thọ mạng tận, chết do công đức tận, là
những tên chỉ cái chết.
47. Chết có đặc tính
một sự rơi rụng. Nhiệm vụ nó là đứt lìa. Nó đuợc biểu
hiện là sự vắng mặt khỏi sanh thú trong đó đã có tái
sinh. Chết phải hiểu là khổ vì nó làm căn bản cho khổ.
Tất cả không chừa
ai
Khi chết rất đau khổ
Kẻ ác thấy nghiệp dữ
Hoặc tướng trạng tái sinh
Người lành cũng đau buồn
Khi lìa xa thân quyến
Lại còn nỗi xác đau
Gân cốt đều rã rời
Cực hình cứ tiếp diễn
Tàn phá người sắp chết
Ðiều này đủ nói lên
Vì sao chết là khổ
Trên đây trình bày về cái chết.
Sầu
48. Sầu là sự nung nấu
đốt cháy tâm can nơi người bị mất thân quyến, vv. Về
ý nghĩa, nó cũng là "ưu", nhưng nó có đặc tính
là sự đốt cháy bên trong. Nhiệm vụ nó là đốt cháy tâm
can. Nó được biểu hiện bằng sự buồn bã liên tục. Nó
là khổ vì tự thân nó là khổ, và vì làm căn bản cho khổ.
Sầu như mũi tên độc
Xuyên thấu tâm can ngưởi
Làm cho tim cháy bỏng
Như bị cọc sắt nung
Tâm trạng này đem lại
Nổi khổ thì vị lai
Cũng như già bệnh chết
Bởi thế sầu là khổ
Bi
49. Bi là sự than khóc
của người bị mất thân quyến, v.v. Ðặc tính nó là khóc
thành tiếng. Nhiệm vụ nó là công bố những đức tính và
thói xấu (của người chết, tức kể lể - ND). Nó
được biểu hiện bằng sự ồn ào. Bi là khổ vì đó là một
trạng thái hành khoå và vì nó là căn bản cho khổ.
Khi trúng mũi tên sầu
Mà thốt lời than khóc
Thì khổ càng tăng thêm
Bởi cái nạn rát họng
Và lưỡi đắng, môi khô
Cho nên bi là khổ
Ðức Phật đã tuyên bố.
Khổ
50. Khổ là khổ về
thân xác. Ðặc tính nó là sự bức bách của thân. Nhiệm vụ
nó là phát sinh ra ưu ở kẻ ngu. Nó được biểu hiện
bằng thân khổ. Nó là khổ, vì bản chất khổ, và vì đem
lại tâm khổ.
Khổ làm rầu thân
xác
Từ đó làm khổ tâm
Do tác động như thế
Nên nó thực sự là khổ.
Ưu
51. Ưu là khổ về
tâm, đặc tính nó là sự bức bách về tâm. Nhiệm vụ nó
là làm tâm lo buồn. Nó được biểu hiện bằng sự lo buồn
trong tâm. Nó là khổ, bản chất nội tại, và vì mang lại
nỗi khổ về thân. Vì những người bị tóm trong nanh vút của
ưu sầu thì bứt tóc, khóc than, đấm ngực, lăn qua lộn lại,
vật vã, nhào xuống đất, sử dụng con dao, nuốt độc dược,
dùng dây để thắt cổ, treo mình lên, nhảy vào lửa và trải
qua nhiều sự đau đớn.
Ưu
chỉ là tâm khổ
Nhưng còn sanh khổ thân
Nên tâm ưu là khổ
Người vô ưu xác nhận.
Não
52. Não là tình trạng
khổ tâm nơi người bị ma thân bằng quyến thuộc, vv. Một
số người cho rằng đó là một trong những pháp bao gồm
trong hah uẩn. Ðặc tính nó là đốt cháy tâm can. Nhiệm vụ
nó là rên rỉ. Nó được biểu hiện bằng sự thất vọng.
Nó là khổ vì đấy là hành khổ, và vì nó đốt cháy tâm
và não hại thân xác.
Não đem lại đau khổ
Vì đốt cháy tâm can
Hỏng vận hành thân xác
Nên não thật là khổ.
53. Sầu như chảo dầu
nấu trên bếp lửa riu riu. Bi như nấu trên bếp lửa mạnh.
Não như những gì còn lại trong chảo sau khi nấu, còn tiếp
tục cho đến khi chảo khô.
Oan Gia Tụ Hội:
54. Là gặp gỡ những
người và vật khó chịu. Ðặc tính nó là liên hệ với
cái bất lạc, nhiệm vụ nó là làm cho tâm buồn khổ. Nó
được biểu hiện bằng một tình trạng tai hại. Nó là khổ
vì làm căn cứ cho khổ.
Thấy những điều khó
chịu
Cũng đủ làm tâm khổ
Và thân cũng khổ lây
Do gặp cái đáng ghét
Oan tăng hội là khổ
Ðúng như Thế tôn dạy.
Ái Biệt Ly:
55. Là phải xa lìa những
người, vật ta yêu mến. Ðặc tính của nó là tách rời, mất
liên lạc với những đối tượng đáng ưa. Nhiệm vụ nó
là khởi lên sầu. Nó được biểu hiện bằng sự mất mát.
Nó là khổ vì là căn cứ cho nỗi khổ thuộc loại "sầu".
Mủi tên sầu thương
tổn
Kẻ ngu khi xa lìa
Tài sản và thân quyến
Ái biệt ly là khổ.
Cầu Bất Ðắc:
56. Cầu bất đắc là
sự đau khổ khi mong cầu những cái không thể nào có được,
như: "Mong rằng ta đừng sanh ra đời" (Vbh. 101).
Ðó là một nỗi khổ vì không đạt được điều ước
mong. Ðặc tính nó là mong cầu một đối tượng không thể
có. Nhiệm vụ nó là tìm cầu đối tượng đó. Biểu hiện
của nó là sự thất vọng. Nó là khổ, vì làm căn bản cho
khổ.
Khi hữu tình mong mỏi
Ðiều chúng hằng hi vọng
Thì thất vọng tái tê
Do vì chúng mong mỏi
Một điều không thể có
"Cầu không được" là khổ
Ðức Thế tôn đã dạy.
Ðấy là trình bày về
cái khổ "cầu bất đắc".
Năm Thủ Uẩn Là Khổ
57.
Sanh, già, chết từng
món
Trong phần mô tả khổ
Và những gì không nói
Tất cả sẽ không có
Nếu không thủ năm uẩn
Năm thủ uẩn gồm chung
Ðấng Pháp vương gọi "khổ"
Và dạy pháp diệt khổ.
58. Vì sanh, già, chết...
bức bách năm uẩn đối tượng của chấp thủ, cũng như lửa
bức bách nhiên liệu, như tấm bia thu hút những tên bắn,
như ruồi nhặng bu lại thân con bò, như thợ gặt nhóm họp
trên đồng lúa chín, như bọn cướp đến nơi khu làng, những
khổ ấy được sinh ra trong các uẩn như cỏ, dây leo mọc
trên đất, như hoa trái mầm mộng ở trên thân cây.
59. Năm thủ uẩn có
sanh là cái khổ đầu tiên, già là khổ chặng giữa, chết
là khổ chặng cuối. Khổ nung nấu tâm can nạn nhân của nỗi
đau đớn đe dọa sự chết chóc, thì gọi là "sầu".
Khổ dưới hình thức khác than ở nơi người không chịu đựng
nổi, gọi là "bi".Cái khổ do thênh tứ đại bị xáo
trộn gọi là "khổ, Nỗi khổ bức bách tâm hồn kẻ
phàm phu khi phải đương đầu với nỗi đau thể xác, thì gọi
là "ưu". Khổ ngấm ngầm nơi một kẻ có nhiều khổ
đau chồng chất gọi là "não". Khổ do thất vọng,
nơi nhữngngười mà niềm mong ước bị ngang trái phũ phàng,
gọi là "sầu bất đắc khổ". Bởi thế, khi xét những
khía cạnh khác nhau, ta thấy rằng chung quy, năm uẩn bị
chấp thủ (cho là bản ngã của mình) chính là khổ.
60. Nói làm sao xiết, tất
cả những nỗi khổ muôn màu muôn vẻ, dù có trải qua nhiều
đời kiếp cũng không nói cho hết được. Bởi bậy, đức
Thế tôn dạy: "Nói tóm lại, năm uẩn trói buộc (thủ
uẩn) là khổ", để ám chỉ rằng, tóm lại, tất cả
khổ đều hiện hữu trong mỗi uẩn bị chấp thủ, cũng
như vị mặn của biển được tìm thấy trong mỗi giọt nước
biển.
Trên đây là trình bày
năm thủ uẩn, và cũng là mô tả chân lý về Khổ.
Tập Ðế
- (Chân Lý Về Nguyên Nhân Khổ)
61. Nhưng trong phần mô
tả nguồn gốc, nói: "Cái khát ái ấy (yàyam tanhà)
phát sinh hiện hữu mới (punabhava), câu hữu với hỉ
và tham, liên hệ chỗ này chỗ kia"... "Tham" đây
gồm có dục ái, hữu ái, phi hữu ái, sẽ trình bày trong phần
Duyên khởi, Chương XVII, đoạn 233 trở đi. Mặc dù tham có
ba thứ như vậy, cần hiểu nó là nguồn gốc của khổ vì
nó phát sinh ra chân lý về khổ.
Diệt Ðế
- (Chân Lý Về Sự Diệt Khổ)
62. Nói về diệt khổ
cũng là nói về diệt cái nguyên nhân của khổ, tức khát
ái. Vì sự chấm dứt khổ phát sinh đồng thời với chấm
dứt nguồn gốc khổ, không có cách nào khác.
Như cây bị chặt đốn
Gốc chưa hại vẫn mọc
Ái tùy miên chưa nhổ
Khổ này sanh dài dài -
(Thích Minh Châu dịch)
63. Chính vì khổ chỉ
diệt khi nguồn gốc khổ cũng diệt, nên khi dạy về diệt
khổ, đức Thế tôn chỉ dạy sự chấm dứt cái nguồn gốc
khổ. Ðấng Thiện thệ hành xử giống con sư tử.
[Chú thích: Như con
sư tử chuyển sức mạnh hướng về tấn công người bắn
mủi tên vào nó, chứ không hướng về mủi tên, cũng thế
đức Phật đề cập nguyên nhân, không nói hậu quả. Các
ngoại đạo thì như con chó khi bị ném cục đất, chỉ bu
lại gặm cục đất thay vì tấn công người ném. Ngoại
đạo chỉ dạy chấm dứt khổ bằng cách chuyên hàng thân
hoại thể, mà lại không lo chấm dứt những ô nhiễm của
tự tâm. -- Pm. 533].
Khi ngoại đạo dạy chấm
dứt khổ bằng lối hành xác, chính là chỉ để ý hậu quả,
mà không để ý cái nhân.
64. Ý nghĩa câu "chấm
dứt của khát ái ấy" trong kinh văn, có nghĩa là khát
ái phát sinh hiện hữu kế tiếp, được xếp loại thành dục
ái, hữu ái, phi hữu ái. Chính đạo lộ được gọi là
"diệt", vì " với sự diệt tham ái, vị ấy giải
thoát" (M. i,139). Diêt cho đến "không còn dư tàn",
là diệt tận gốc rễ các tùy miên, tức khuynh hướng nội
tại. Diệt cũng có nghĩa là từ bỏ.
65. Nhưng tất cả những
tiếng ấy (diệt, từ bỏ...) đều đồng nghĩa với Niết bàn.
Vì theo ngchĩa tuyệt đối, chính Niết bàn gọi là
"thánh đế về sự diệt khổ". Nhưng vì khát ái
tàn tạ, chấm dứt khi đạt đến Niết bàn, nên Niết bàn
được gọi là diệt. Và vì khi đạt Niết bàn, thì có sự
từ bỏ khát ái (đối với các cõi), không còn lệ thuộc bất
cứ hệ lụy nào như năm dục trưởng dưỡng, vv., nên Niết
bàn còn gọi là xả ly, từ bỏ, buông ra, hết hệ lụy.
66. Niết bàn có sự an
tịnh là đặc tính của nó. Nhiệm vụ nó là bất tử, hoặc
làm cho an lạc. Nó được biểu hiện là cái vô tướng, bất
khả tư nghì.
Luận Về
Niết Bàn
67. Hỏi 1: Có phải Niết
bàn là phi hữu vì không thể tư duy về nó, như sừng thỏ?
Ðáp: Không phải vậy,
vì Niết bàn có thể đạt được nhờ đạo lộ chân
chánh. Một số người đã đạt được, đó là các bậc
thánh, nhờ phương tiện thích nghi là con đường Giới, Ðịnh,
Tuệ. Cũng như tâm siêu thế nơi một số người, chỉ được
các bậc thánh liễu tri nhờ tha tâm trí. Bởi thế không
nên bảo Niết bàn là phi hữu vì không thể hiểu thấu: ta
không hể vì kẻ ngu không thấy được, mà bảo rằng cái
đó không có, hay không thể thấy.
68. Lại nữa, không
nên cho Niết bàn là phi hữu, vì nếu thế thì đạo lộ sẽ
vô ích, nghĩa là giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn sẽ thành
vô ích. Nhưng nó không vô ích, vì nó quả thực có đưa đến
Niết bàn.
Hỏi 2: Nhưng có phải
đạo lộ là vô ích không? vì nó dẫn đến một cái vắng
mặt, (tức là vắng mặt các uẩn, do đoạn tận cấu uế các
uẩn không còn sanh trở lại).
Ðáp: Không phải vậy.
Vì, mặc dù các uẩn quá khứ vị lai vắng mặt thực, song
không phải đạt Niết bàn chỉ là như vậy.
Hỏi 3: Vậy phải
chăng Niết bàn là vắng mặt luôn cả các uẩn hiện tại?
Ðáp: Không, chúng
không thể vắng mặt, nếu vắng mặt thì chúng trở thành
phi hữu. Hơn nữa, Niết bàn là vắng mặt luôn cả các uẩn
hiện tại thì điều này có lỗi là loại trừ hữu dư y Niết
bàn giới, vào sát-na chứng đạo, vốn y cứ vào các uẩn
hiện tại.
Hỏi 4: Vậy thì sẽ
không lỗi nếu cho rằng Niết bàn là sự phi hữu của cấu
uế?
Ðáp: Không phải vậy,
vì nếu thế thì hóa ra thánh đạo không nghĩa lý gì. Nếu
cấu uế có thể phi hữu ngay trước giai đoạn thánh đạo,
thì đạo lộ trở thành vô nghĩa. Do vậy, không thể nói Niết
bàn là phi hữu, không thể đạt đến.
69. Hỏi 5: Không phải
rằng Niết bàn là hủy hoại, như trong đoạn "Hiền giả,
đó là Niết bàn, tức sự phá hủy tham, sân, si" (S.
iv,252)?
Ðáp: Không phải thế,
vì nếu thế thì quả A-la-hán chỉ là sự hủy diệt. Vì quả
A-la-hán cũng thế, được diễn tả rằng: "Hiền giả,
đấy là quả A-la-hán, tức là sự hủy diệt tham sân si.
" (S. iv,252)
Hơn nữa, lại còn sự
sai lầm tiếp theo là Niết bàn sẽ hóa ra tạm thời, có đặc
tính của hữu vi, và có thể đạt được dù khơng có tinh
tiến. Và chính vì nó có đặc tính của hữu vi, nó sẽ gồm
trong hữu vi pháp, sẽ bị đốt cháy bởi lửa tham, vv. và
chính sự đốt cháy ấy là khổ.
Hỏi 6: Vậy phải chăng
Niết bàn là thứ hủy diệt mà sau đó sẽ không còn tái
sinh?
Ðáp: Không phải vậy,
vì không có thứ hủy diệt nào như thế. Và cho dù có, vẫn
không tránh được những lỗi đã nêu trước. Lại nữa nó
có nghĩa rằng thánh đạo chính là Niết bàn, vì thánh đạo
gây ra sư hủy diệt cấu uế, sau đó cấu uế không còn
sanh khởi.
70. Nhưng chính vì cái
loại hủy diệt được mệnh danh là "vô sanh", tức
Niết bàn, là thân-y-duyên cho đạo lộ, nên Niết bàn được
gọi là diệt để ám chỉ đạo lộ.
Hỏi 7: Tại sao không
nói rõ tướng trạng Niết bàn ra sao?
Ðáp: Vì nó rất tế
vi, sư tế vi cực độ của Niết bàn được nói lên, chính
vì nó đã khiến đức Thế tôn thiên về vô hành, nghĩa là
không ra thuyết pháp (M. i, 186), và bởi vì cần có con
mắt của một bậc thánh mới thấy được nó (M. i, 510).
71. Không phải ai cũng
thấy được Niết bàn, vì Niết bàn chỉ đạt được bởi
một vị đã nắm vững đạo lộ. Và nó là phi-sở-tạo, bởi
nó không có bắt đầu.
Hỏi 8: Niết bàn hiện
hữu khi hiện hữu đạo lộ, vậy phải chăng Niết bàn
không phải phi-sở-tạo? (phi-sở-tạo: uncreated, không do tạo
tác mà có)
Ðáp: Không phải vậy,
vì Niết bàn không phải được khơi dậy bởi đạo lộ, nên
Niết bàn là phi-sở-tạo. Chính vì không do tạo tác, không
có già chết, nên Niết bàn là thường trụ.
72. Hỏi 9: Vậy thì Niết
bàn cũng có tính thường trụ như người ta nói cực vi là
thường trụ?
Ðáp: Không phải vậy,
vì tuyệt đối không có môt nguyên nhân nào cho sự sanh khởi
của Niết bàn cả.
Hỏi 10: Vì Niết bàn
có thường trụ, vậy vi trần (cực vi) vv. cũng thường sao?
Ðáp: Không phải vậy.
Bảo rằng Niết bàn là thường trụ thì không phải là để
xác nhận vi trần, vv. cũng thường hằng.
Hỏi 11: Có thể nói vi
trần là thường, chính vì cũng như Niết bàn, vi trần
không có sanh khởi?
Ðáp: Không phải vậy,
vì vi trần,vv. chưa được thiết lập thành những dữ kiện.
73. Lý luận trên đây
chứng tỏ rằng chỉ có Niết bàn là thường trụ, vì nó
phi-sở-tạo, và nó không phải sắc pháp vì nó vượt ngoài
tự tính của sắc pháp.
Mục tiêu của chư Phật
chỉ có một, không nhiều. Nhưng mục tiêu duy nhất ấy, nghĩa
là Niết bàn, đầu tiên được gọi là hữu dư y vì
Niết bàn ấy được công bố trong khi còn các uẩn hậu quả
của chấp thủ quá khứ, nơi đời sống vị A-la-hán. Niết
bàn này được công bố với nghĩa là tịnh chỉ tất cả
các cấu uế, nhưng hậu quả của sự chấp thủ trong quá
khứ thì vẫn còn tồn tại nơi vị A-la-hán đã chứng Niết
bàn nhờ tu tập. Nhưng kế đến, Niết bàn ấy được gọi
là vô dư y sau khi tâm thức cuối cùng của vị
A-la-hán chấm dứt. Vì vị ấy từ bỏ sự sanh khởi các uẩn
vị lai và ngăn ngừa nghiệp đưa đến tái sinh trong tương
lai, cho nên không còn sự sanh khởi các uẩn, mà những uẩn
đã sanh thì đã biến mất rồi. Vì quả báo còn sót lại từ
những chấp thủ quá khứ không hiện hữu nên Niết bàn
này cũng gọi là vô dư y.
74. Bởi vì Niết bàn
có thể đạt được nhờ vô ngại trí, thành tựu nhờ
kiên trì không biết mệt, và bởi vì đó là lời của bậc
chánh biến tri, nên Niết bàn không phi hữu xét về tự
tính, như Phật đã dạy: "Này các tỷ kheo, có một cái
không sanh, không trở thành, không được tạo tác, vô
vi..."
[Chú thích: Sự thảo
luận này gồm ba mục: những câu hỏi từ 1 đến 4 bác bỏ
quan điểm cho rằng Niết bàn chỉ là huyền thoại, phi hữu;
những câu từ 5 đến 7 bác bỏ quan điểm cho rằng Niết bàn
chỉ là hủy diệt; những câu còn lại đề cập đến những
chứng cứ theo đó chỉ có Niết bàn chứ không phải vi trần,
vv. là thường, vì Niết bàn là phi sở tạo.]
Ðấy là định nghĩa về
Diệt đế.
Chân Lý Về
Con Ðường Ðưa Ðến Khổ Diệt
75. Trong phần mô tả
con đường đưa đến khổ diệt, có tám pháp được kể
ra. Mặc dù những pháp này đã được giải thích ý nghĩa
trong phần mô tả các uẩn, ở đây vẫn cần bàn lại để
biết rõ sự khác biệt giữa các pháp ấy khi chúng sinh khởi
trong một sát-na duy nhất (vào sát-na đạo lộ).
76. Nói vắn tắt, (xem
chi tiết Chương XXII, đoạn 31) khi một thiền giả tiến đến
sự thâm nhập bốn chân lý, thì con mắt tuệ của vị ấy
có đối tượng là Niết bàn, loại bỏ vô minh tùy miên, đó
là chánh kiến. Nó có đặc tính là thấy đúng. Nhiệm
vụ nó là hiển lộ các giới. Nó được biểu hiện bằng
sự hủy bỏ bóng tối vô minh.
77. Khi hành giả có
được chánh kiến như vậy, sự hướng tâm của vị ấy đến
Niết bàn, một sự hướng tâm tương ứng với chánh kiến
loại bỏ tà tư duy, gọi là chánh tư duy. Nó có đặc
tính là sự hướng tâm đúng vào mục đích (đối tượng)
của nó. Nhiệm vụ nó là phát sinh định an chỉ của đạo
tâm với Niết bàn là đối tượng. Nó được biểu hiện bằng
sự từ bỏ tà tư duy.
78. Và khi hành giả thấy
và tư duy như vậy, sự từ bỏ tà ngữ của vị ấy, một
sự từ bỏ tương ứng với với chánh kiến, từ bỏ ác ngữ
nghiệp, gọi là chánh ngữ. Nó có đặc tính là bao gồm
các pháp tương ứng (như ái ngữ,vv). Nhiệm vụ nó là tiết
chế. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà ngữ.
79. Khi hành giả tiết
chế như vậy, sự kiêng sát sinh nơi vị ấy, tương ứng với
chánh kiến, đoạn trừ tà nghiệp, thì gọi là chánh nghiệp.
Nó có đặc tính là làm phát sinh những việc đáng làm. Nhiệm
vụ nó là tiết chế. Nó được biểu hiện bằng từ bỏ tà
nghiệp.
80. Khi chánh ngữ và
chánh nghiệp của hành giả được thanh tịnh, sự kiêng tà
mạng tương ứng với chánh kiến đoạn trừ xảo trá gọi
là chánh mạng. Nó có đặc tính là làm sạch. Nhiệm
vụ nó là đem lại sự phát sinh một nghề sinh nhai thích đáng.
Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà mạng.
81. Khi hành giả đã an
lập trên bình diện giới gồm chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng, thì nghị lực vị ấy, một nghị lực tương
ứng chánh kiến, cắt đứt sự biếng nhác, là chánh tinh
tiến. Nó có đặc tính là nỗ lực. Nhiệm vụ nó là
không khởi lên những điều bất thiện, Nó được biểu hiện
bằng sự từ bỏ tà tinh tiến.
82. Khi hành giả nỗ lực
như thế, sự không quên lãng trong tâm tương ứng chánh kiến,
rũ bỏ tà niệm, thì gọi là chánh niệm. Nó có đặc
tính là an lập. Nhiệm vụ nó là không quên. Nó được biểu
hiện bằng sự từ bỏ tà niệm.
83. Khi tâm hành giả
được phòng hộ bởi chánh niệm tối thượng như thế, sự
nhất niệm tương ứng chánh kiến trừ khử tà định, gọi
là chánh định. Nó có đặc tính là không phân tán.
Nhiệm vụ nó là tập trung. Nó được biểu hiện bằng sự
từ bỏ tà định.
Ðấy là phương pháp
mô tả con đường đưa đến diệt khổ.
Trên đây là trình bày
định nghĩa chi tiết về bốn chân lý, khởi từ khổ đế
với sanh, vv.
84. Về nhiệm vụ của
trí (xem đoạn 14 trên): ở đây cần hiểu là trí về bốn
chân lý. Trí ấy gồm hai phần là khái niệm và thể nhập.
Trí khái niệm là thuộc thế gian, có được do nghe về sự
diệt khổ và con đường đua đến khổ diệt. Trí thể nhập
là trí xuất thế thì đi sâu vào bốn chân lý bằng cách lấy
diệt làm đối tượng, như kinh dạy: "Này các tỷ kheo,
ai thấy khổ thấy luôn nguồn gốc khổ, sự chấm dứt khổ,
và con đường đưa đến khổ diệt." (S. v, 437) Với
tập, diệt, đạo, cũng như thế (ai thấy Tập thấy cả
nguyên nhân của Tập., vv.). Nhưng nhiệm vụ của trí sẽ
được làm sáng tỏ trong phần thanh tịnh tri kiến, Chương
XXII.
85. Khi trí này còn thuộc
thế gian, thì khổ trí ngăn chận tà kiến về ngã, tập
trí ngăn chận đoạn kiến, diệt trí ngăn chận thường kiến,
đạo trí ngăm chận tà kiến cho không có quả báo các nghiệp.
Hoặc khổ trí ngăn tà thuyết về quả báo, nói cách khác
là thấy thường lạc ngã tịnh trong các uẩn không có thường
lạc ngã tịnh; tập trí ngăn chận tà thuyết về nhân, nghĩa
là thấy có nhân ở chỗ không có, như chủ trương rằng thế
giới do tạo hóa sanh, do một nguyên nhân đầu tiên, do thời,
do tự nhiên, vv. Diệt trí ngăn chận tà thuyết về diệt khổ
như cho rằng cứu cánh giải thoát là ở vô sắc giới, vv.
Ðạo trí ngăn chận tà thuế về phương tiện như cho rằng
con đường đưa đến thanh tịnh là ở trong sự đắm mê dục
lạc hay khổ hạnh ép xác, trong khi sự thật không vậy.
Bởi thế,
Khi một người mê mờ
về khổ
Về nguồn gốc khổ và sự diệt khổ
Về con đường đưa đến khổ diệt
Thì người ấy không thấy được chân lý.
Ðấy là trình bày nhiệm vụ của trí.
86. Về sự phân chia
nội dung: tất cả pháp trừ tham, và các pháp vô lậu,
đều bao hàm trong khổ đế. Ba mươi sáu kiểu tham
(là hữu ái, dục ái, phi hữu ái, mỗi thứ gồm 12 xứ nội
ngoại. Không kể ba thời, vì nếu kể thì thành 108) được
bao hàm trong tập đế, diệt đế thì không có trộn lẫn
với pháp nào. Còn đạo đế thì chánh kiến dẫn đầu,
bao gồm trạch pháp như ý túc, tuệ căn, tuệ lực và trạch
phân giác chi, Danh từ chánh tư duy bao hàm ba loại tâm
là viễn ly tâm.
[Chú thích: Vào
sát-na còn thuộc thế gian, đó là ba tâm riêng biệt là
vô tham, từ và bi; vào sát-na đạo lộ chúng được xem
như một, do đoạn tân tham, sân và hại].
Danh từ chánh ngữ
bao hàm bốn loại thiện ngữ nghiệp. Danh từ chánh nghiệp
bao gồm ba loại thiện thân hành. Danh từ chánh mạng bao
hàm thiểu dục tri túc. Hoặc cả ba thứ này làm thành giới
hạnh được các bậc thánh yêu thích, và giới được các
bậc thánh yêu mến cần phải được giữ bởi bàn tay tín,
do đó tín căn, tín lực và tinh tấn như ý tucù được bao
gồm, vì có mặt cả ba thứ này. Danh từ chánh tinh tiến
bao hảm bốn chánh cần, tấn căn, tấn lực và tinh tấn
giác chi. Chánh niệm bao hàm bốn niệm xứ, niệm
căn, niệm lực và niệm giác chi. Chánh định bao hàm
ba loại định khởi đầu là định có tầm tứ, định tâm,
định căn, đinh lực và các giác chi Hỉ, Khinh an, Ðịnh,
Xá. Ðấy lả trình bày về thành phần nội dung.
87. Về thí dụ: Khổ
nên xem như gánh nặng, tập như sự mang gánh nặng, diệt như
đặt gánh xuống, đạo như phương tiện đặt gánh xuống.
Khổ như cơn bệnh, tập như nguyên nhân gây bệnh, diệt như
sự hết bệnh, đạo như thuốc chữa bệnh. Khổ như cơn đói,
tập như đại hạn (làm mất mùa - ND), diệt như sự
sung túc, đạo như mưa đúng thời (làm được mùa).
Lại nữa, những chân
lý này có thể được hiểu theo cách dùng những ví dụ
sau: sự thù nghịch, nguyên nhân gây hận thù, sự hết hận
thù, và phương pháp chấm dứt thù hận. Cây độc, rễ cây,
sự đốn hết gốc rễ và phương pháp lấy hết gốc rễ.
Sợ hãi, nguyên nhân gây sợ hãi, sự hết sợ hãi, và cách
đạt đến sự hết sợ. Bờ này, trận lụt, bờ kia, và nỗ
lực để đến bờ kia,
Trên đây là trình bày
về những ví dụ.
88. Về bốn mệnh đề:
có cái khổ mà không phải đế, có cái là thánh đế mà
không phải khổ, có cái vừa là khổ vừa là thánh đế, có
cái không phải khổ cũng không phải thánh đế. Tập, diệt,
đạo cũõng thế.
89. Ở đây, mặc dù
các pháp tương ứng với đạo lộ là kết quả của khổ hạnh
là khổ vì đấy là hành khổ (xem đoạn 35) do câu:
"cái gì vô thường là khổ" (S. ii, 53) nhưng
đây không phải là khổ thánh đế. Diệt là thánh đế
nhưng không phải là khổ. Tập và đạo thánh đế có thể
là khổ vì chúng vô thường, nhưng không khổ theo nghĩa đích
thực, bởi vì chính để hiểu trọn ý nghĩa của chúng mà
đời phạm hạnh được sống dưới đức Thế tôn.
Năm uẩn đối tượng
của chấp thủ, trừ khát ái, trong mọi khía cạnh, vừa là
khổ vừa là thánh đế. Các pháp liên hệ đạo lộ và quả
của khổ hạnh thì không phải là khổ trong ý nghĩa đích
thực mà, để liễu tri nó, đời phạm hạnh đã sống dưới
đức Thế tôn; chúng cũng không phải là thánh đế. Tập,
diệt, đạo cũng cần được giải thích tương tự. Ðấy
là trình bày về bốn mệnh đề.
90. Về tính trống rỗng
(xem đoạn 14, chương này), đơn loại... Theo nghĩa tuyệt đối,
trước hết cả bốn đế cần được hiểu là trống rỗng
vì không có người chịu khổ, người tập khổ nên cái khổ,
người chứng sự diệt khổ, và người đi trên đạo lộ
đến khổ diệt. Do đó:
Có khổ song không có
người khổ
Có sở tác song không có người tạo tác
Có tịch diệt song không người chứng diệt
Có đạo lộ song không thực có người đi.
Hoặc:
Khổ, tập thì không
thường, tịnh, lạc
Trạng thái bất tử (Niết bàn) không có tự ngã
Ðạo lộ thì không thường, lạc, ngã
Ðó là sự trống rỗng trong bốn chân lý.
91. Hoặc, ba đế không
có diệt (khổ, tập, đạo) và diệt thì không ba đế, Hoặc,
nhân không có quả, vì vắng mặt khổ trong tập, và vắng mặt
diệt trong đạo. Nhân không mang theo quả của nó như trường
hợp thần ngã (pakati - Primordial Essence) đối với
người chấp có thần ngã. Và quả không có nhân ở trong
nó do sự vắng mặt của Tập trong khổ, và Ðạo trong Diệt.
Cái quả của một nhân không có nhân trong nó như trường hớp
hai cực đối với người xác nhân cực vi. Bởi vậy,
Trong Khổ, Tập, Đạo
thì không có Diệt
Diệt cũng không bao hàm khổ tập đạo
Nhân không chứa quả của nó
Trong quả tuyệt nhiên cũng chẳng còn nhân nằm trong.
Trên đây là trình bày về tính trống rỗng.
92. Về tính đơn loại
v.v... (xem đoạn 14): Tất cả khổ thuộc một loại kể
về trạng thái sanh khổ, nhưng thuộc hai loại khi kể theo
danh và sắc. Khổ thuộc ba loại chia thành sự tái sinh ở
cõi dục, sắc và vô sắc. Khổ thuộc bốn loại khi kể
theo bốn thức ăn. Khổ thuộc năm loại khi kể theo năm uẩn
bị chấp thủ.
93. Cũng thế, Tập thuộc
đơn loại khi kể là làm sanh khởi, Tập hai loại là tương
ưng tà kiến và không tương ưng. Tập ba loại là dục ái,
hữu ái và phi hữu ái. Tập thuộc bốn loại vì nó được
từ bỏ nhờ bốn đạo lộ. Nó thuộc năm loại khi kể theo
sự thích thú đối với sắc, hay thọ, hay tưởng, hay hành,
hay thức. Tập thuộc sáu loại kể theo sáu nhóm ái (sắc
thanh hương bị xúc pháp).
94. Diệt thuộc một loại
là vì nó thuộc vô vi giới. Nhưng một cách gián tiếp, thì
diệt có hai là hữu dư y và vô dư y. Dệt thuộc ba loại là
sự tịnh chỉ ba hữu, diệt bốn loại là diệt đạt được
nhờ bốn đạo lộ, diệt năm loại là sự dập tắt năm thứ
ưa thích và diệt sáu loại khi phân theo sự diệt trừ sáu
nhóm ái.
95. Cũng vậy, đạo thuộc
một loại khi xem nó là cái cần tu học. Ðạo thuộc hai loại
khi kể theo định học và tuệ học, hay kiến đạo và tu đạo.
Ðạo có ba loại khi phân thành ba uẩn, vì đạo gồm trong
ba uẩn như đô thị nằm trong vương quốc: "Hiền giả Visakha,
tám thánh đạo không bao gồm trong ba uẩn, nhưng ba uẩn bao
gồm được cả tám thánh đạo. Bất cứ chánh ngữ nào,
chánh hành nghiệp nào, chánh mạng nào, đều thuộc giới uẩn.
Bất cứ chánh tinh tiến nào, chánh niệm nào, chánh định nào,
đều thuộc về định uẩn. Bất cứ chánh kiến nào, chánh
tư duy nào đều thuộc về tuệ uẩn." (M. i, 301)
96. Vì ở đây, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là giới, do vậy chúng được
bao hàm trong giới uẩn, vì đồng loại. Về chánh tinh tiến,
chánh niệm, chánh định, thì định không thể tự bản chất
nó làm phát sinh an chỉ, nhưng với tinh tiến hoàn tất nhiệm
vụ nỗ lực, niệm làm nhiệm vụ ngăn ngừa giao động, thì
định có thể đạt đến an chỉ.
97. Ví dụ có ba người
bạn muốn vào dự lễ trong một khu vườn. Một người trông
thấy cây champak nở rộ, với tay hái mà không tới.
Người thứ hai còng lưng cho y đứng lên. Mặc dù đã đứng
trên lưng bạn, người kia cũng không hái hoa đuợc vì không
vững. Người thứ ba kề vai cho y làm điểm tựa, nhờ vậy
có thể hái được bông hoa để trang hoàng buổi lễ.
98. Cũng thế trong trường
hợp niệm, định và tinh tiến. Ðối tượng ví như cây champak
đang trổ hoa. Ðịnh tự nó không thể đem lại an chỉ,
như người kia không thể với tay hái hoa. Tinh tiến ví như
người bạn cong lưng cho y đứng lên. Niệm thì như người
đứng gần đưa vai làm điểm tựa. Với sự trợ lực như
thế định có thể đem lại an chỉ nhờ sự nhất tâm trên
đối tượng. Bởi thế trong định uẩn, tinh tiến và niệm
được bao gồm vì trợ lực cho định.
99. Cũng vậy về chánh
kiến và chánh tư duy. Tuệ tự nó không thể định rõ một
vật là vô thường khổ vô ngã. Nhưng với tầm tư duy trợ
lực, bằng cách liên tục đánh vào đối tượng, thì có thể.
Bằng cách nào?
100. Cũng như một người
đổi tiền đang có trên tay một đồng tiền, muốn xem xét
kỹ thì không thể chỉ nhờ con mắt mà còn phải dùng ngón
tay để xoay qua xoay lại. Tuệ một mình nó không thể phân
biệt một vật là vô thường, vv. nhưng với tầm trợ lực,
hướng tâm đến đối tượng, quất mạnh vào nó, xoay qua lật
lại, thì có thễ xác định đối tượng. Bởi thế trong tuệ
uẩn chỉ có chánh kiến là đồng loại, nhưng chánh tư duy
cũng được bao hàm trong đó, vì chanhù tư duy trợ lực cho
chánh kiến.
101. Bởi thế đạo
được bao hàm trong ba uẩn, nên nói đạo thuộc ba loại kể
theo ba uẩn. Và đạo bốn loại khi kể là đạo dự lưu,vv.
102. Lại nữa, tất cả
bốn chân lý đều thuộc một loại, vì tính cách không hư
ngụy, hoặc vì tính chất cần phải được liễu tri. Chúng
thuộc hai loại là thế gian (khổ, tập) và xuất thế (diệt,
đạo), hoặc hữu vi và vô vi. Thuocä ba loại là cái cần từ
bỏ nhờ thấy và nhờ tu tập (Tập đế), cái không được
từ bỏ (Diệt, Ðạo), cái vừa không được từ bỏ vừa
không không được từ bỏ (khổ). Chúng thuộc bốn loại
là cái cần phải liễu tri (khổ), vv. ( xem đoạn 28).
103. Giống và khác (xem
đoạn 14 chương này): tất cả bốn chân lý đùều giống
nhau ở chỗ không hư ngụy, không tự ngã và khó thâm nhập,
như kinh dạy: "A Nan, ý ông thế nào? Việc nào khó hơn,
khi phải bắn mủi tên xuyên qua ổ khóa từ một khoảng
cách rất xa, bắn phải trúng đích nhiều lần như vậy, hoặc
là phải dùng một sợi tóc mà chẻ một sợi khác ra làm trăm
lần?"- Bạch Thế tôn, thật khó hơn nhiều, là việc chẻ
sợi tóc làm trăm lần. - Này A Nan, còn khó hơn nữa, là
cái việc thâm nhập đúng rằng " Ðây là khổ "...
" Ðây là con đường đưa đến khổ diệt." (S.
v, 454). Bốn sự thật có khác nhau khi phân tích theo tự
tính chúng.
104. Hai đế Khổ, Tập
giống nhau vì sâu xa, khó nắm, thuộc thế gian, hữu lậu.
Chúng khác nhau nếu chia thành nhân và quả, cái cần liễu
tri (khổ) và cái cần đoạn tận (tập). Diệt, Ðạo giống
nhau vì sâu xa khó nắm, vì xuất thế, vô lậu, nhưng khác
nhau khi phân thành đối tượng (diệt) và cái nhắm đến một
đối tượng (đạo), cái cần chứng (diệt) và cái cần tu
(đạo). Khổ, Diệt giống nhau vì cùng là hậu quả, nhưng
khác nahu vì khổ hữu vi, diệt vô vi. Tập, Ðạo giống nhau
vì cùng là nhân, song khác nhau vì tập thuần là bất thiện,
diệt thuần là thiện. Khổ, Ðạo giống hau vì cùng là hữu
vi, nhưng khác nhau ở chỗ khổ thuộc thế gian, đạo thì xuất
thế. Cũng vậy, Tập và Diệt giống nhau vì là pháp không
phải hữu học hay vô học, nhưng khác nhau vì tập có đối
tượng, diệt thì không.
Chương XVI mô tả Căn,
Ðế, trong luận về tu Tuệ, trong Thanh tịnh đạo, được
soạn để làm hoan hỉ người lành.
---o0o---
Mục lục
| 01 | 02
| 03 | 04
| 05 | 06
| 07 | 08
| 09 | 10
11 |
12
| 13 | 14
| 15 | 16
| 17 | 18
| 19 | 20
| 21 | 22
| 23
---o0o---
|
Thư
Mục Tác Giả |
---o0o---
Source: BuddhaSasana (www.budsas.org)
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-09-2002