.
BÍCH NHAM LỤC
Tác giả:Thiền sư Viên Ngộ - Việt dịch: HT. Thích Thanh Từ
Tu viện Chân Không 1980
ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
TẮC 31: MA CỐC CẦM GẬY NHIỄU GIƯỜNG

LỜI DẪN: Động thì bóng hiện, giác thì băng sanh. Nếu không động không giác chưa khỏi vào hang chồn hoang. Tin được đến, thấu được tột, không còn mảy tơ chướng ngại, như rồng gặp nước, tợ cọp tựa núi. Buông đi thì ngói gạch sanh quang, nắm lại thì vàng ròng mất sắc, công án cổ nhân chưa khỏi phủ che. Hãy nói bình luận bên việc gì, thử cử xem ?

CÔNG ÁN: Ma Cốc chống gậy đến Chương Kỉnh, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Chương Kỉnh nói: Phải! Phải! (Tuyết Đậu trước ngữ: Lầm!) Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Nam Tuyền nói: Chẳng phải! Chẳng phải! (Tuyết Đậu trước ngữ: Lầm!) Ma Cốc nói: Chương Kỉnh nói phải, tại sao Hòa thượng nói chẳng phải ? Nam Tuyền nói: Chương Kỉnh tức phải, còn ông chẳng phải, đây là bị phong lực chuyển, trọn thành bại hoại.

GIẢI THÍCH: Cổ nhân đi hành khước trải khắp tùng lâm, hẳn đem việc này làm niệm, cần biện rõ các vị lão Hòa thượng ngồi trên giường gỗ là đủ mắt sáng hay không đủ mắt sáng. Cổ nhân một lời nói khế hợp liền ở, một lời không khế hợp liền đi. Xem Ma Cốc đến Chương Kỉnh, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Chương Kỉnh nói: Phải! Phải! Đao sát nhân, kiếm sống người, phải là bổn phận kẻ tác gia. Tuyết Đậu nói: Lầm! Rơi tại hai bên. Nếu ông đến hai bên hội là chẳng thấy ý Tuyết Đậu. Ma Cốc đứng nghiễm nhiên là vì việc gì ? Tuyết Đậu vì sao lại nói lầm ? Chỗ nào là chỗ lầm của Ma Cốc ? Chương Kỉnh nói phải, chỗ nào là chỗ phải ? Tuyết Đậu như ngồi đọc lời phán. Ma Cốc mang chữ “phải” đến yết kiến Nam Tuyền. Như trước đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Nam Tuyền nói: Chẳng phải, chẳng phải! Đao sát nhân, kiếm sống người, phải là bổn phận Tông sư. Tuyết Đậu nói: Lầm! Chương Kỉnh nói phải, phải, Nam Tuyền nói chẳng phải, chẳng phải, lại là đồng hay khác ? Phần trước phải, taị sao lại lầm ? Phần sau nói chẳng phải, tại sao cũng lầm ? Nếu nhằm dưới câu nói của Chương Kỉnh tiến được, tự cứu cũng chưa xong. Nếu nhằm dưới câu nói của Nam Tuyền tiến được, đáng cùng Phật Tổ làm thầy. Tuy nhiên thế ấy, hàng Thiền tăng phải tự nhận mới được. Chớ nhằm miệng người biện biệt, Ma Cốc hỏi một loại, tại sao người nói phải, người nói chẳng phải ? Nếu là người thông phương tác gia được đại giải thoát, ắt phải riêng có sanh nhai. Nếu là kẻ cơ cảnh chưa quên, quyết định mắc kẹt ở hai đầu này. Nếu cần biện rành cổ kim, ngồi cắt đầu lưỡi người trong thiên hạ, phải rõ hai cái lầm này mới được. Đến đoạn sau, Tuyết Đậu tụng cũng chỉ tụng hai cái lầm này. Tuyết Đậu cần nêu lên chỗ sống linh động, cho nên nói như thế. Nếu là kẻ trong da có máu, tự nhiên chẳng nhằm trong ngôn cú khởi giải hội, chẳng nhằm trên cọc cột lừa khởi đạo lý. Có người nói: Tuyết Đậu thay Ma Cốc hạ hai chữ lầm. Thế có gì giao thiệp. Đâu chẳng biết người xưa trước ngữ là khóa chặt cửa trọng yếu, bên này cũng phải, bên kia cũng phải, cứu kính chẳng ở hai bên. Tạng chủ Khánh nói: “Chống tích trượng, nhiễu giường thiền, phải cùng chẳng phải đều lầm, kỳ thật cũng chẳng tại đây.” Ông đâu chẳng thấy, Vĩnh Gia đến Tào Khê yết kiến Lục Tổ, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Lục Tổ quở: Phàm người Sa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào đến mà sanh đại ngã mạn ? Tại sao Lục Tổ lại nói kia sanh đại ngã mạn ? Cái này chẳng nói phải, cũng chẳng nói không phải, phải cùng không phải đều là cọc cột lừa. Chỉ có Tuyết Đậu hạ hai chữ lầm, còn gần đôi chút. Ma Cốc nói: “Chương Kỉnh nói phải, tại sao Hòa thượng nói chẳng phải ?” Lão này chẳng tiếc lông mày, ló đuôi chẳng ít. Nam Tuyền nói: “Chương Kỉnh thì phải, Còn ông chẳng phải.” Nam Tuyền đáng gọi thấy thỏ thả chim ưng. Tạng chủ Khánh nói: Nam Tuyền dài dòng quá mức, chẳng phải thì thôi, lại còn nói thêm, “đây là bị phong lực chuyển, trọn thành bại hoại”. Kinh Viên Giác nói: “Nay thân ta đây do tứ đại hòa hợp, nên nói tóc lông, móng răng, da thịt, gân xương, tủy não bụi nhơ đều thuộc về đất, nước miếng máu mủ đều thuộc về nước, hơi ấm thuộc lửa, động chuyển thuộc gió. Tứ đại mỗi cái rời ra, thân vọng này ở chỗ nào?” Ma Cốc cầm tích trượng đi nhiễu giường thiền đã bị phong lực chuyển trọn thành bại hoại. Hãy nói cứu cánh phát minh việc Tâm tông tại chỗ nào ? Đến trong ấy phải là kẻ sắt thép đúc thành mới được.

Đâu chẳng thấy Tú tài Trương Chuyết tham vấn Thiền sư Trí Tạng ở Tây Đường, hỏi: Sơn hà đại địa là có hay không ? Chư Phật ba đời là có hay không ? Trí Tạng đáp: Có. Trương Chuyết nói: Lầm! Trí Tạng hỏi: Ông từng tham kiến vị nào đến ? Trương Chuyết nói: Tham kiến Hòa thượng Cảnh Sơn đến. Tôi có hỏi lời gì, Cảnh Sơn đều nói không. Trí Tạng bảo: Ông có quyến thuộc gì ? Chuyết đáp: Có một vợ quê, hai con khờ. Trí Tạng lại hỏi: Cảnh Sơn có quyến thuộc gì ? Chuyết đáp: Hòa thượng Cảnh Sơn là cổ Phật, chớ phỉ báng Ngài. Trí Tạng bảo: Đợi khi ông giống Cảnh Sơn sẽ nói tất cả không. Trương Chuyết cúi đầu lặng thinh.

Phàm là bậc Tông sư tác gia cần vì người mở niêm cởi trói nhổ đinh tháo chốt, không thể chỉ giữ một bên, đẩy bên trái liền xoay bên phải, đẩy bên phải liền xoay bên trái. Xem Ngưỡng Sơn đến chỗ Trung Ấp tạ lễ thọ giới. Trung Ấp thấy đến, ở trên giường thiền vỗ tay nói: Hòa thượng! Ngưỡng Sơn liền sang đứng bên Đông, lại sang đứng bên tây, lại sang đứng ở giữa, nhiên hậu tạ giới xong, lại lùi ra sau đứng. Trung Ấp hỏi: Ở chỗ nào được tam-muội này ? Ngưỡng Sơn thưa: Ở trên cái ấn Tào Khê gỡ được đem đến. Trung Ấp hỏi: Ông nói Tào Khê dùng tam-muội này tiếp người nào ? Ngưỡng Sơn thưa: Tiếp Nhất Túc Giác. Ngưỡng Sơn hỏi lại Trung Ấp: Hòa thượng ở chỗ nào được tam-muội này ? Trung Ấp nói: Ta ở chỗ Mã Tổ được tam-muội này.

Nói thoại thế ấy, há chẳng phải là kẻ cử một rõ ba, thấy gốc biết ngọn. Long Nha dạy chúng nói: “Phàm người tham học phải thấu qua Phật Tổ mới được. Hòa thượng Tân Phong nói: Thấy ngôn giáo của Tổ Phật như sanh oan gia, mới có phần tham học. Nếu thấu chẳng được bị Phật Tổ lừa.” Có vị Tăng ra hỏi: Tổ Phật lại có tâm lừa người sao ? Long Nha đáp: “Ngươi nói sông hồ có tâm ngại người chăng ?” Nói tiếp: “Sông hồ tuy không có tâm ngại người, chính vì thời nhân qua chẳng được, cho nên sông hồ trở thành ngại người, chẳng được nói sông hồ không ngại người. Tổ Phật tuy không có tâm lừa người, chính vì thời nhân thấu chẳng được. Tổ Phật trở thành lừa người, cũng chẳng được nói Tổ Phật không lừa người. Nếu thấu qua được Tổ Phật, người nầy tức qua Tổ Phật, phải là thể nhận được ý Tổ Phật, mới cùng hàng cổ nhân hướng thượng đồng. Như chưa thấu được, dù học Phật học Tổ đến muôn kiếp, cũng không có ngày đạt được.” Tăng hỏi: Làm sao khỏi bị Phật Tổ lừa ? Long Nha đáp: Phải tự ngộ đi! Đến trong đây phải như thế mới được. Vì sao ? Vì người phải vì  cho  tột, giết người phải thấy máu. Nam Tuyền, Tuyết Đậu là loại người này mới dám niêm lộng.

TỤNG:            Thử thố bỉ thố

                        Thiết kỵ niêm khước

                        Tứ hải lãng bình

                        Bách xuyên triều lạc.

                        Cổ sách phong cao thập nhị môn

                        Môn môn hữu lộ không tiêu sách                                         

                        Phi tiêu sách  

                        Tác giả hảo cầu vô bệnh dược.

DỊCH:             Đây lầm kia lầm

                        Tối kỵ niêm lấy

                        Bốn biển sóng dừng

                        Trăm sông triều xuống.

                        Cổ sách phong cao mười hai cửa

                        Mỗi cửa có đường vào tịch mịch.

                        Chẳng tịch mịch

                        Tác giả thích cầu thuốc không bệnh.

GIẢI TỤNG: Bài tụng này giống hệt công án Đức Sơn đến yết kiến Qui Sơn. Trước đem công án lồng hai chuyển ngữ xỏ thành một xâu, nhiên hậu tụng ra. “Đây lầm kia lầm, tối kỵ niêm lấy”, ý Tuyết Đậu nói chỗ này một lầm, chỗ kia một lầm, tối kỵ niêm lấy, niêm lấy tức trái. Cần phải để hai chữ lầm như thế. “Bốn biển sóng dừng, trăm sông triều xuống”, quả là gió mát trăng trong. Nếu ông căn cứ hai chữ lầm hiểu được thì không còn việc gì, núi là núi, nước là nước, dài đó tự dài, ngắn đó tự ngắn, năm ngày một trận gió, mười ngày một cây mưa. Vì thế nói “Bốn biển sóng dừng, trăm sông triều xuống”. Phần dưới tụng về Ma Cốc cầm gậy, “Cổ sách phong cao mười hai cửa”. Người xưa dùng roi làm sách (thúc tiến), nhà thiền lấy cây gậy làm sách (thúc tiến). Tây Vương mẫu trên hồ Diêu Trì có mười hai cửa đỏ. Cổ sách tức là cây gậy, đầu gậy gió mát cao đến mười hai cửa đỏ. Chỗ Thiên tử và Đế Thích ở mỗi cái có mười hai cửa đỏ. Nếu người hiểu được hai chữ lầm thì trên đầu gậy sanh hào quang, cổ sách dùng cũng chẳng được. Người xưa nói: “Biết được cây gậy thì việc tham học một đời xong xuôi.” Lại nói: “chẳng phải tiêu hình giữ việc rỗng, gậy báu Như Lai còn dấu vết”, cùng một loại này vậy. Đến trong đây bảy điên tám đảo, trong tất cả thời được đại tự đại. “Mỗi cửa có đường vào tịch mịch”, tuy có đường chỉ là tịch mịch. Đến đây Tuyết Đậu tự biết ló đuôi, lại vì ông đả phá. Tuy nhiên như thế, cũng có chỗ “chẳng tịch mịch”. Dù là tác giả khi không bệnh cũng nên trước tìm thuốc này uống mới được.

?

TẮC 32: THƯỢNG TỌA ĐỊNH ĐỨNG SỮNG

LỜI DẪN: Mười phương ngồi dứt, ngàn mắt liền mở, một câu đứt dòng, muôn cơ dứt bặt, lại có đồng sanh đồng tử chăng ? Hiện thành công án xếp đặt chẳng được, sắn bìm của cổ nhân, thử mời cử xem ?

CÔNG ÁN: Thượng tọa Định hỏi Lâm Tế: Thế nào là đại ý Phật pháp? Lâm Tế bước xuống giường thiền, nắm đứng cho một tát tai, liền xô ra. Thượng tọa Định đứng sững. Vị Tăng đứng bên cạnh bảo: Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái. Thượng tọa Định vừa lễ bái, bỗng nhiên đại ngộ.

GIẢI THÍCH: Xem kia thế ấy, thẳng ra thẳng vào, thẳng qua thẳng lại mới là Lâm Tế chánh tông, có tác dụng thế ấy. Nếu thấu được có thể đổi trời làm đất, tự được thọ dụng. Thượng tọa Định là loại này, bị Lâm Tế một chưởng, lễ bái đứng dậy liền biết chỗ rơi. Sư là người miền Bắc, rất thật thà ngay thẳng, sau khi đã được lại chẳng xuất sư. Sau này, Sư toàn dùng cơ của Lâm Tế, quả là xuất sắc.

Một hôm, Sư đi trên đường gặp Nham Đầu, Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người. Nham Đầu hỏi: Ở đâu lại ? Sư đáp: Lâm Tế lại. Nham Đầu hỏi: Hòa thượng mạnh khỏe ? Sư nói: Đã qui tịch. Nham Đầu nói: Ba người chúng tôi tìm đến lễ bái, mà phước duyên cạn mỏng, lại nghe qui tịch, chẳng biết Hòa thượng lúc bình sanh có những ngôn cú gì, xin Thượng tọa nhắc lại vài tắc xem? Sư liền nhắc: “Một hôm Lâm Tế dạy chúng: Trên khối thịt đỏ, có một chân nhân không ngôi vị thường từ diện môn các ông ra vào, người chưa chứng cứ hãy xem, xem! Có vị Tăng ra hỏi: Thế nào là chân nhân không ngôi vị ? Lâm Tế liền nắm đứng bảo: Nói, nói! Vị Tăng suy nghĩ. Lâm Tế liền xô ra, nói: Chân nhân không ngôi vị là cái gì ? Cục cứt khô. Liền trở về phương trượng.” Nham Đầu bất giác le lưỡi. Khâm Sơn nói: Sao chẳng nói phi chân nhân không ngôi vị ? Thượng tọa Định nắm đứng bảo: Chân nhân không ngôi vị cùng phi chân nhân không ngôi vị cách nhau nhiều ít, nói mau! Nói mau! Khâm Sơn không nói được khiến mặt vàng thành xanh. Nham Đầu, Tuyết Phong lại gần lễ bái thưa: Vị Tăng này mới học không biết phải quấy, xúc não Thượng tọa, cúi mong từ bi tha thứ. Sư nói: Nếu chẳng phải hai thầy già này xin, sẽ giết con quỉ đái dầm này.

 Lại một hôm, Sư ở Trấn Châu đi thọ trai về đến cây cầu, gặp ba vị Tọa chủ (trụ trì), một vị hỏi: Thế nào là chỗ sâu của sông Thiền đến tột đáy ? Sư nắm đứng toan ném xuống cầu, hai vị Tọa chủ kia vội kêu cứu: Thôi! Thôi! Y xúc phạm đến Thượng tọa, mong từ bi tha thứ. Sư nói: Nếu không phải hai Tọa chủ xin, cho y xuống tột đáy. Xem thủ đoạn của Sư, toàn là tác dụng của Lâm Tế. Tuyết Đậu tụng ra:

TỤNG:   Đoạn Tế toàn cơ kế hậu tung

                Trì lai hà tất tại thung dung

                Cự Linh đài thủ vô đa tử

                Phân phá Hoa Sơn thiên vạn trùng.

DỊCH:    Đoạn Tế toàn cơ noi dấu sau

                Mang về nào hẳn tại thong dong

                Tay mạnh Cự Linh nào mấy kẻ

                Chẻ vỡ Hoa Sơn lớp muôn ngàn.

GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu tụng “Đoạn Tế toàn cơ noi dấu sau, mang về nào hẳn tại thong dong”, đại cơ đại dụng của Hoàng Bá chỉ riêng Lâm Tế kế thừa dấu vết. Nắm được đem ra không cho nghĩ nghị, nếu là do dự liền rơi vào ấm giới. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Như ta ấn ngón tay thì hải ấn phát quang, ông vừa dấy tâm thì trần lao khởi trước.” Hai câu “Tay mạnh Cự Linh nào mấy kẻ, chẻ vỡ Hoa Sơn lớp muôn ngàn”, thần Cự Linh có thần lực lớn, lấy tay chẻ xuống ngọn núi Thái Hoa, nước phun lên chảy vào sông Hoàng Hà. Thượng tọa Định nghi tình như đất chồng núi chứa, bị một chưởng của Lâm Tế liền được ngói bể, băng tiêu.

?

TẮC 33: TRẦN THÁO ĐỦ MỘT CON MẮT

LỜI DẪN: Đông Tây chẳng biện, Nam Bắc chẳng phân, từ sáng đến chiều từ chiều đến sáng, lại nói y ngủ gật chăng ? Có khi mắt như sao băng, lại nói y tỉnh tỉnh chăng? Có khi gọi Nam làm Bắc, lại nói là có tâm hay vô tâm, là đạo nhân hay thường nhân ? Nếu nhằm trong ấy thấu được mới biết chỗ rơi, mới biết cổ nhân thế ấy chẳng thế ấy. Hãy nói là thời tiết gì, thử cử xem ?

CÔNG ÁN: Thượng thơ Trần Tháo đến tham vấn Tư Phước. Tư Phước thấy lại, liền vẽ một vòng tròn. Tháo nói: Đệ tử lại thế ấy, sớm đã chẳng được tiện, huống là lại vẽ một vòng tròn. Tư Phước liền đóng cửa phương trượng. (Tuyết Đậu nói: Trần Tháo chỉ đủ một con mắt.)

GIẢI THÍCH: Thượng thơ Trần Tháo cùng Bùi Hưu, Lý Cao là đồng thời. Thấy Tăng đến, ông trước thỉnh thọ trai, kế cúng ba trăm tiền, sau khám biện. Một hôm, Vân Môn đến tham kiến nhau, ông hỏi: Sách Nho thì chẳng hỏi, Tam thừa mười hai phần giáo tự có tọa chủ, thế nào là việc hành cước trong nhà thiền ? Vân Môn hỏi: Thượng thơ từng hỏi bao nhiêu người rồi ? Tháo nói: Chính nay hỏi Thượng tọa. Vân Môn bảo: Chính nay hãy gác lại, thế nào là giáo ý ? Tháo nói: Quyển vàng trục đỏ. Vân Môn bảo: Cái này là văn tự ngữ ngôn, thế nào là giáo ý ? Tháo nói: Miệng muốn bàn mà lời mất, tâm muốn duyên mà lự quên. Vân Môn bảo: Miệng muốn bàn mà lời mất là đối hữu ngôn, tâm muốn duyên mà lự quên là đối vọng tưởng, thế nào là giáo ý ? Tháo câm họng. Vân Môn hỏi: Nghe nói Thượng thơ xem kinh Pháp Hoa phải chăng ? Tháo nói: Phải. Vân Môn bảo: Trong kinh nói “Tất cả trị sanh sản nghiệp đều cùng thật tướng chẳng trái nhau”, hãy nói Phi phi tưởng Thiên hiện nay có bao nhiêu người thối vị ? Tháo lại câm họng. Vân Môn bảo: Thượng thơ chớ có thô xuất, Thiền tăng ném hết ba kinh năm luận vào tùng lâm mười năm hai mươi năm còn chưa được gì, Thượng thơ lại làm sao được hội ? Trần Tháo lễ bái, nói: Tôi tội lỗi.

Lại một hôm, ông cùng quan liêu lên lầu, trông thấy một số Tăng đi đến. Một vị quan nói: Đến đó đều là Thiền tăng. Tháo bảo: Chẳng phải. Vị quan hỏi: Sao biết chẳng phải ? Tháo bảo: Đợi đến gần vì ông khám phá. Chúng Tăng đến trước lầu, Tháo gọi to: Thượng tọa! Chúng Tăng ngước đầu nhìn. Tháo bảo quan liêu: Tôi nói mà chẳng tin. Chỉ có một mình Vân Môn, ông khám phá chẳng được, vì kia đã tham kiến Mục Châu rồi.        

 Một hôm, ông đến tham kiến Tư Phước. Tư Phước thấy ông lại, liền vẽ một vòng tròn. Tư Phước là tôn túc dưới dòng Qui Ngưỡng, bình thường thích lấy cảnh tiếp người, thấy Trần Tháo liền vẽ một vòng tròn. Đâu ngờ Trần Tháo là hàng tác gia chẳng bị người lừa, khéo tự kiểm điểm nói, đệ tử đến thế ấy, sớm đã chẳng tiện, đâu kham lại vẽ một vòng tròn. Tư Phước đóng cửa phương trượng. Loại công án này gọi là “Trong lời biện đích, trong câu tàng cơ”. Tuyết Đậu nói: Trần Tháo đủ một con mắt. Tuyết Đậu đáng gọi là có con mắt trên đảnh. Hãy nói ý tại chỗ nào ? Cũng khéo cho một vòng tròn. Nếu thảy thế ấy thì nhà Thiền làm sao vì người ? Tôi thử hỏi ông, khi ấy nếu các ông là Trần Tháo nên thốt ra những lời gì khỏi bị Tuyết Đậu nói chỉ đủ một con mắt ? Vì thế, Tuyết Đậu lật ngược, tụng ra:

TỤNG:   Đoàn đoàn châu nhiễu ngọc san san

                Mã tải lư đà thượng thiết thoàn

                Phân phó hải sơn vô sự khách

                Điếu ngao thời hạ nhất khuyên loan.

DỊCH:    Tròn tròn châu nhiễu ngọc san san

                Ngựa chở lừa lôi đến thiết thoàn

                Giao gởi núi sông khách vô sự 

                Câu ngao nên thả một vòng tròn.

Tuyết Đậu lại nói: Thiền tăng khắp xứ khó nhảy khỏi.

GIẢI TỤNG: Hai câu “tròn tròn châu nhiễu ngọc san san, ngựa chở lừa lôi đến thiết thoàn”, Tuyết Đậu ngay đầu tụng ra, chỉ tụng cái tướng vòng tròn. Nếu hội được giống như cọp mọc sừng, cái này phải như thùng lủng đáy, bộ máy dừng, được mất phải quấy một lúc buông hết, lại chẳng cần hội đạo lý, cũng chẳng được khởi hội huyền diệu, cứu kính phải làm sao hội ? Cái này phải là “Ngựa chở lừa lôi đến thiết thoàn”, trong ấy xem mới được. Chỗ khác thì không thể giao gởi, phải đem “Giao gởi núi sông khách vô sự”. Nếu ông trong lòng còn đôi chút việc thì thừa đương không được. Trong đây phải là người hữu sự vô sự, nghịch tình thuận cảnh, hoặc Phật hoặc Tổ không làm gì được, người này mới đáng thừa đương. Nếu có Thiền nên tham, có phàm Thánh tình lượng, quyết định thừa đương nó không được. Thừa đương được rồi làm sao hội ? Kia nói “Câu ngao nên thả một vòng tròn”, câu ngao phải thả lưỡi câu mới được. Vì thế, Phong Huyệt nói: “Quen câu kình nghê ngâm đồng rộng, lại than ếch nhảy trên cát bùn.” Lại nói: “Ngao to chớ đội ba núi chạy, tôi muốn dạo chơi chót đảnh bồng.” Tuyết Đậu lại nói: Thiền tăng khắp xứ khó nhảy khỏi. Nếu là ngao to trọn không khởi kiến giải Thiền tăng. Nếu là Thiền tăng trọn không khởi kiến giải ngao to.

?

TẮC 34: NGƯỠNG SƠN CHẲNG TỪNG DẠO NÚI

CÔNG ÁN: Ngưỡng Sơn hỏi Tăng: Vừa rời chỗ nào ? Tăng thưa: Lô Sơn. Ngưỡng Sơn hỏi: Từng dạo Ngũ Lão Phong chăng? Tăng thưa: Chẳng từng đến. Ngưỡng Sơn nói: Xà-lê chẳng từng dạo núi. (Vân Môn nói: Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ.)

GIẢI THÍCH: Nghiệm người đến chỗ đoan đích, thốt lời liền là tri âm. Cổ nhân nói: Không lượng đại nhân nhằm trong ngữ mạch chuyển đi. Nếu là đủ con mắt ở đảnh môn, nhắc đến liền biết chỗ rơi. Xem kia một hỏi một đáp, rõ ràng phân minh, vì sao Vân Môn lại nói “lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ”? Cổ nhân đến trong ấy như gương sáng tại đài, minh châu trong tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán, một con ruồi cũng không qua được. Hãy nói thế nào là cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ ? Cũng quả là hiểm hóc. Đến điền điạ này phải là một cá nhân  mới có thể nắm bắt. Vân Môn niêm rằng: Vị Tăng này chính từ Lô Sơn đến, vì sao lại nói “Xà-lê chẳng từng dạo núi”? Qui Sơn một hôm hỏi Ngưỡng Sơn: Có Tăng các nơi đến, con đem cái gì nghiệm họ ? Ngưỡng Sơn thưa: Con có chỗ nghiệm. Qui Sơn bảo: Con thử nêu xem ? Ngưỡng Sơn thưa: Con bình thường thấy Tăng đến chỉ dựng cây phất tử lên, nhằm y nói “các nơi lại có cái này chăng”, đợi y có nói, chỉ nhằm y bảo “cái này thì gác lại, cái ấy thế nào”. Qui Sơn bảo: Đây là nanh vuốt của người hướng thượng. Há chẳng thấy Mã Tổ hỏi Bá Trượng: Ở chỗ nào đến? Bá Trượng thưa: Dưới núi đến. Mã Tổ hỏi: Trên đường gặp được một người chăng ? Bá Trượng thưa: Chẳng từng gặp. Mã Tổ hỏi: Vì sao chẳng từng gặp ? Bá Trượng thưa: Nếu gặp được tức trình lên Hòa thượng. Mã Tổ hỏi: Ở đâu được tin tức này ? Bá Trượng thưa: Con tội lỗi. Mã Tổ nói: Lại là Lão tăng tội lỗi. Ngưỡng Sơn hỏi Tăng chính giống loại này. Khi ấy đợi hỏi “từng đến Ngũ Lão Phong chăng”, vị Tăng này nếu là người cụ nhãn chỉ đáp “việc họa”, trở lại đáp “chẳng từng đến”. Tăng này đã chẳng phải tác gia, Ngưỡng Sơn sao chẳng cứ lệnh mà hành, khỏi thấy phần sau có nhiều sắn bìm. Ngưỡng Sơn lại nói “Xà-lê chẳng từng dạo núi”. Vì thế Vân Môn nói “Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ”. Nếu là lời ra khỏi cỏ thì chẳng thế ấy.

TỤNG:            Xuất thảo nhập thảo

                        Thùy giải tầm thảo

                        Bạch vân trùng trùng

                        Hồng nhật cảo cảo

                        Tả cố vô hà

                        Hữu hệ dĩ lão

                        Quân bất kiến Hàn Sơn tử

                        Hành thái tảo

                        Thập niên qui bất đắc

                        Vong khước lai thời đạo.

DỊCH:             Ra cỏ vào cỏ

                        Ai biết tìm kiếm

                        Mây trắng hàng hàng

                        Trời hồng rỡ rỡ

                        Xem trái không tỳ

                        Liếc phải đã lão

                        Anh chẳng thấy Hàn Sơn tử

                        Đi quá sớm

                        Mười năm về chẳng được

                        Quên mất đường quay lại.

GIẢI TỤNG: Hai câu “Ra cỏ vào cỏ, ai biết tìm kiếm”, Tuyết Đậu đã biết chỗ rơi của kia. Đến trong đó một tay đưa lên một tay đè xuống nói “Mây trắng hàng hàng, trời hồng rỡ rỡ”, giống như “cỏ xanh xanh, mây xám xám”. Đến trong này không một mảy tơ thuộc phàm, không một mảy tơ thuộc Thánh, khắp cõi chẳng từng giấu, mỗi mỗi che đậy chẳng được. Thế nên nói “cảnh giới vô tâm”, lạnh chẳng nghe lạnh, nóng chẳng nghe nóng, hoàn toàn là cửa đại giải thoát. Hai câu “xem trái không tỳ, liếc phải đã lão”, ý giống câu chuyện Hòa thượng Lại Toản ở ẩn Hành Sơn trong thất đá, vua Đường Túc Tông nghe danh Sư, sai sứ đến triệu thỉnh. Sứ giả đến thất nói to: Thiên tử có chiếu, Tôn giả nên đứng dậy lễ tạ ơn. Sư vói tay vạch trong đống un mò được một củ khoai nướng lột ăn, nước mũi chảy lòng thòng, mà không đáp lời sứ. Sứ giả cười nói: Xin khuyên Tôn giả lau nước mũi. Sư nói: Tôi đâu rảnh vì người tục lau nước mũi. Trọn không đi, sứ giả trở về tâu vua, vua kính phục và tán thán. Giống như loại này, trong veo veo, trắng tinh tinh, không chịu người xử phân, hẳn là nắm được định, như sắt thép đúc thành. Đến như Hòa thượng Thiện Đạo bị sa thải, sau chẳng trở lại làm Tăng, người đời gọi là Cư sĩ thất đá, mỗi khi giã gạo chày đạp, Sư quên giở chân. Có vị Tăng hỏi Lâm Tế: Cư sĩ thất đá quên giở chân là ý chỉ thế nào? Lâm Tế đáp: Chìm lịm hầm sâu. Pháp Nhãn làm bài tụng Viên Thành Thật Tánh rằng: “Lý tột quên tình vị, làm sao có dụ bằng. Đến nơi trăng đêm lạnh, hồn nhiên rơi trước khe. Trái chín vượn rất quí, núi dài tợ quên đường. Ngước đầu nắng mờ nhạt, nguyên là ở phương Tây.” Tuyết Đậu nói: “Anh chẳng thấy Hàn Sơn tử, đi quá sớm, mười năm về chẳng được, quên mất đường quay lại.” Thi Hàn Sơn tử: “Muốn được chỗ an thân, Hàn Sơn đáng bền giữ, gió nhẹ thổi tùng dày, gần nghe tiếng càng thích. Có người tóc điểm sương, ngâm nga đọc Huỳnh Lão, mười năm về chẳng được, quên mất đường quay lại.” Vĩnh Gia nói: “Tâm là căn pháp là trần, hai thứ ví như vết trên gương, tỳ vết hết rồi sáng mới hiện, tâm pháp đều quên tánh tức chân.” Đến trong đây như si tợ ngốc mới thấy công án này. Nếu chẳng đến điền địa ấy, chỉ ở trong lời nói chạy, có ngày nào được xong.

?

TẮC 35: VĂN-THÙ TRƯỚC SAU BA BA

LỜI DẪN: Định rắn rồng, phân ngọc đá, rành trắng đen, quyết do dự, nếu chẳng phải trên đỉnh môn có mắt, trong tay có thần phù, thường thường đối đầu lầm qua. Chỉ như hiện nay thấy nghe chẳng lầm, thanh sắc thuần chân, hãy nói là đen hay trắng, là cong hay ngay, đến trong đây làm sao biện ?

CÔNG ÁN: Văn-thù hỏi Vô Trước: Vừa rời chỗ nào? Vô Trước đáp: Phương nam. Văn-thù hỏi: Phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào ? Vô Trước đáp: Thời mạt pháp, Tỳ-kheo ít giữ giới luật. Văn-thù hỏi: Chúng nhiều ít ? Vô Trước đáp: Hoặc ba trăm hoặc năm trăm. Vô Trước hỏi Văn-thù: Ở đây trụ trì thế nào ? Văn-thù đáp: Phàm Thánh đồng ở, rắn rồng lẫn lộn. Vô Trước hỏi: Chúng nhiều ít ? Văn-thù đáp: Trước ba ba, sau ba ba.

GIẢI THÍCH: Vô Trước dạo Ngũ Đài Sơn, đến giữa đường chỗ hoang vắng, Văn-thù hóa một cái chùa tiếp Sư nghỉ. Văn-thù hỏi: Vừa rời chỗ nào ? Vô Trước đáp: Phương Nam. Văn-thù hỏi: Phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào ? Vô Trước đáp: Thời mạt pháp, Tỳ-kheo ít giữ giới luật. Văn-thù hỏi: Chúng nhiều ít ? Vô Trước đáp: Hoặc ba trăm hoặc năm trăm. Vô Trước hỏi Văn-thù: Ở đây trụ trì thế nào ? Văn-thù đáp: Phàm Thánh đồng ở, rắn rồng lẫn lộn. Vô Trước hỏi: Chúng nhiều ít ? Văn-thù đáp: Trước ba ba sau ba ba. Uống trà, Văn-thù đưa cái chung pha lê hỏi: Phương Nam có cái này chăng ? Vô Trước đáp: Không. Văn-thù hỏi: Bình thường lấy cái gì uống trà ? Vô Trước câm họng, bèn từ giã ra đi, Văn-thù sai đồng tử Quân Đề tiễn ra cổng. Vô Trước hỏi Quân Đề: Vừa rồi nói trước ba ba sau ba ba là nhiều hay ít ? Quân Đề gọi: Đại đức! Vô Trước ứng thanh: Dạ! Quân Đề hỏi: Nhiều hay ít ? Vô Trước lại hỏi: Đây là chùa gì ? Quân Đề chỉ mặt sau chùa Kim Cang. Vô Trước xoay đầu nhìn thì chùa hóa và đồng tử đều ẩn chẳng thấy, chỉ là hang trống. Chỗ kia sau này gọi là hang Kim Cang.

Có vị Tăng hỏi Phong Huyệt: Thế nào là chủ trong núi Thanh Lương ? Phong Huyệt đáp: “Một câu chẳng rảnh Vô Trước hỏi, đến nay vẫn làm Tăng đồng quê.” Nếu cần tham được thấu đến chỗ bình bình thật thật, chân đạp đến chỗ đất thật, nhằm dưới lời nói của Sư tiến được, tự nhiên ở trong chảo dầu lò lửa cũng chẳng nghe nóng, ở trên băng lạnh cũng chẳng nghe lạnh. Nếu cần tham được thấu, cao vót hiểm nguy như bảo kiếm Kim Cang Vương, nên nhằm dưới lời Văn-thù tiến được, tự nhiên nước rưới chẳng dính, gió thổi chẳng vào. Địa Tạng Quế Sâm ở Chương Châu hỏi Tăng: Vừa rời chỗ nào ? Tăng thưa: Phương Nam. Địa Tạng hỏi: Trong kia Phật pháp thế nào ? Tăng thưa: Tranh cãi ồn náo. Địa Tạng nói: Đâu như ta ở đây, cấy lúa thổi cơm mà ăn. Hãy nói cùng chỗ đáp của Văn-thù là đồng hay khác ? Có người nói: Chỗ đáp của Sư chẳng phải, chỗ đáp của Văn-thù có rồng có rắn, có phàm có Thánh. Hiểu thế thì có gì giao thiệp. Lại biện rõ trước ba ba sau ba ba chăng ? Mũi tên trước còn nhẹ, mũi sau rất sâu. Hãy nói là nhiều hay ít ? Nếu nhằm trong ấy thấu được thì ngàn câu muôn câu chỉ là một câu. Nếu ngay dưới một câu chặt được đứt, nắm được đứng, chính lúc ấy đến được cảnh giới này.

TỤNG:   Thiên phong bàn khuất sắc như lam

                Thùy vị Văn-thù thị đối đàm

                Kham tiếu Thanh Lương đa thiểu chúng

                Tiền tam tam dữ hậu tam tam.

DỊCH:    Vây quanh ngàn chót sắc dường chàm

                Ai bảo Văn-thù với luận bàn

                Cười ngất Thanh Lương chúng nhiều ít

                Trước ba ba sau lại ba ba.  

GIẢI TỤNG: Hai câu “Vây quanh ngàn chót sắc dường chàm, ai bảo Văn-thù với luận bàn”, có người nói Tuyết Đậu chỉ niêm lại một lần, chưa từng tụng đến. Như Tăng hỏi Pháp Nhãn: Thế nào là một giọt nước nguồn Tào ? Pháp Nhãn đáp: Là một giọt nước nguồn Tào. Lại có vị Tăng hỏi Hòa thượng Giác ở Lang Nha: Vốn sẵn thanh tịnh tại sao chợt sanh sơn hà đại địa ? Giác đáp: Vốn sẵn thanh tịnh tại sao chợt sanh sơn hà đại địa. Đây cũng gọi là niêm lại một lần sao ? Minh Chiêu hiệu Độc Nhãn Long có tụng, ý có cơ che trời che đất, tụng: “Khắp trùm sa giới thắng già-lam, đầy mắt Văn-thù với luận bàn, dưới cú chẳng hay mở Phật nhãn, xoay đầu chỉ thấy đảnh sơn lam.” Câu “Khắp trùm sa giới thắng già-lam”, là chỉ chùa hóa ở hang cỏ, nên nói có cơ quyền thật song hành. Ba câu “đầy mắt Văn-thù với luận bàn, dưới cú chẳng hay mở Phật nhãn, xoay đầu chỉ thấy đảnh sơn lam”, chính khi ấy gọi là cảnh giới Văn-thù, Phổ Hiền, Quán Âm được chăng ? Vả lại chẳng phải đạo lý này. Tuyết Đậu chỉ đổi cái dụng của Minh Chiêu, lại có thêm bớt. Như câu “vây quanh ngàn chót sắc dường chàm”, lại chẳng bị trầy tay xể chân, trong câu có quyền có thật, có lý có sự. Đến câu “Ai bảo Văn-thù với luận bàn”, một đêm bàn luận mà không biết Văn-thù. Sau này, Vô Trước ở Ngũ Đài Sơn làm Điển tọa, mỗi khi Văn-thù hiện trên nồi cháo, bị Vô Trước cầm cây dầm quậy cháo đập. Tuy nhiên như thế, vẫn là giặc qua rồi mới trương cung. Chính khi hỏi “phương Nam Phật pháp trụ trì thế nào”, nhằm thẳng xương sống mà đánh vẫn còn gần được đôi chút. Đến câu “Cười ngất Thanh Lương chúng nhiều ít”, trong tiếng cười của Tuyết Đậu có dao, nếu hiểu được cái cười này, liền thấy được “Trước ba ba sau lại ba ba”.

ML
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ gioi PhÃp GiÃi 印顺法师关于大般涅槃经 七五三 小山 礼赞国庆作文 à 山風蠱 高島 nguon goc va y nghia cua tet trung thu tÃÆ dao 9 cach phat bo de tam Phật giáo Hoa mướp trước sân ブッダの教えポスター thiê เพรงดนต ฟ 合祀 bình yên đến bình yên đi Địa tạng สรวงส ดา สงร กษ lムSài Gòn đỏng đảnh quan the am ï¾ ï½ æåŒ å æžœ đơn gia n chi la mô t câu xin lô i 村上市お墓 佛家说身后是什么意思 những hạt ngọc thầy trao æ ˆå ƒ 簡単便利戒名授与水戸 士用果 阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi