LỜI
DẪN: Vượt tình lìa kiến mở trói gỡ niêm, dựng dậy tông
thừa hướng thượng, đỡ đứng chánh pháp nhãn tạng, phải
là mười phương đồng ứng, tám mặt linh lung, thẳng đến
điền địa ấy. Hãy nói lại có đồng đắc đồng chứng,
đồng tử đồng sanh hay không, thử cử xem ?
CÔNG
ÁN: Một hôm, Diêm Quan gọi thị giả: Đem cây quạt tê ngưu
lại cho ta. Thị giả thưa: Cây quạt rách rồi. Diêm Quan bảo:
Cây quạt đã rách trả con tê ngưu cho ta. Thị giả không đáp
được. Đầu Tử nói: Chẳng từ đem ra, ngại đầu sừng
chẳng đủ. Tuyết Đậu niêm: Ta cần cái đầu sừng chẳng
đủ. Thạch Sương nói: Nếu trả Hòa thượng thì không vậy.
Tuyết Đậu niêm: Con tê ngưu vẫn còn.Tư Phước vẽ một
vòng tròn, ở trong vẽ một chữ ngưu. Tuyết Đậu niêm: Vừa
rồi vì sao chẳng đem ra ? Bảo Phước nói: Hòa thượng tuổi
cao, riêng mời người thì tốt. Tuyết Đậu niêm: Đáng tiếc
nhọc mà không công.
GIẢI
THÍCH: Một hôm Diêm Quan gọi thị giả: “Đem cây quạt tê
ngưu lại cho ta.” Việc này tuy chẳng ở trên ngôn cú, song
cần nghiệm tác lược ý khí bình sanh của người, lại cần
mượn lời như thế để hiểu. Đến ngày ba mươi tháng chạp
vẫn được đắc lực làm chủ, muôn cảnh đầy dẫy trông
thấy mà chẳng động, đáng gọi công mà vô công lực mà
vô lực. Diêm Quan là Thiền sư Tề An. Thời xưa lấy sừng
con tê ngưu làm quạt. Khi ấy Diêm Quan há chẳng biết cây
quạt tê ngưu đã rách, mà cố hỏi thị giả. Thị giả thưa:
Cây quạt tê ngưu đã rách. Xem cổ nhân trong mười hai giờ
thường ở trong ấy sờ đến chạm đến. Diêm Quan bảo: Cây
quạt đã rách, trả con tê ngưu lại cho ta. Hãy nói Sư cần
con tê ngưu làm gì ? Chỉ cần nghiệm người biết được
chỗ rơi hay không ? Đầu Tử đáp: Chẳng từ đem ra, ngại
đầu sừng chẳng đủ. Tuyết Đậu nói: Ta cần cái đầu
sừng chẳng đủ. Cũng là nhằm dưới câu liền đầu cơ.
Thạch Sương nói: Nếu trả Hòa thượng thì không vậy. Tuyết
Đậu nói: Con tê ngưu vẫn còn. Tư Phước vẽ một vòng tròn,
ở trong vẽ một chữ ngưu. Vì Sư kế thừa Ngưỡng Sơn nên
bình sanh thích lấy cảnh tiếp người để rõ việc này. Tuyết
Đậu nói: Vừa rồi vì sao chẳng đem ra ? Lại xỏ lỗ mũi
kia vậy. Bảo Phước nói: Hòa thượng tuổi cao riêng mời
thì tốt. Lời này nói được ổn đáng. Ba câu trước dễ
thấy, một câu này có ý xa xôi. Tuyết Đậu cũng đã phá
xong. Sơn tăng khi xưa ở chỗ Khánh Tạng chủ lý hội, nói:
Hòa thượng tuổi cao già nua, được đầu quên đuôi, vừa
rồi đòi cây quạt, giờ đây lại đòi con tê ngưu, khó vì
hầu hạ, cho nên nói riêng mời người khác thì tốt. Tuyết
Đậu nói: Đáng tiếc nhọc mà không công. Đây đều là cách
thức hạ ngữ. Cổ nhân thấy tột việc này, mỗi mỗi tuy
chẳng đồng, mà nói ra đều trăm phát trăm trúng, cần có
con đường xuất thân, mỗi câu chẳng mất huyết mạch. Người
nay bị hỏi đến, chỉ cần tạo đạo lý suy gẫm. Vì thế
trong mười hai giờ cần người gặm nhấm, dạy một giọt
cô đọng một giọt, cần chỗ chứng ngộ. Xem Tuyết Đậu
tụng nhất quán.
TỤNG:
Tê ngưu phiến tử dụng đa thì
Vấn trước nguyên lai tổng bất tri
Vô hạn thanh phong dữ đầu giác
Tận đồng vân vũ khứ nan truy.
DỊCH:
Cây quạt tê ngưu dụng đã lâu
Hỏi ra như trước thảy không hay
Đầu sừng với gió lành vô hạn
Trọn đồng Vân vũ đi khó tìm.
Tuyết
Đậu lại nói: Nếu cần gió mát trở lại, đầu sừng sanh
ra, thỉnh Thiền khách mỗi người hạ một chuyển ngữ. Hỏi
rằng: Cây quạt đã rách trả con tê ngưu lại cho ta ? Có vị
Tăng ra thưa: Đại chúng đến nhà tham thiền đi. Tuyết Đậu
hét, nói: Thả câu cá kình mà câu được con ếch. Liền xuống
tòa.
GIẢI
TỤNG: Hai câu “cây quạt tê ngưu dụng đã lâu, hỏi ra như
trước thảy không hay”, mỗi người sẵn có cây quạt tê
ngưu, trong mười hai giờ toàn nhờ sức của nó, vì sao hỏi
đến thảy không biết ? Thị giả, Đầu Tử cho đến Bảo
Phước cũng chẳng biết. Hãy nói Tuyết Đậu lại biết chăng
? Đâu chẳng thấy Vô Trước đến tham vấn Văn-thù, khi uống
trà Văn-thù đưa cái chung pha lê lên hỏi: Phương Nam lại
có cái này chăng ? Vô Trước thưa: Không. Văn-thù hỏi: Bình
thường dùng cái gì uống trà ? Vô Trước không đáp được.
Nếu biết được chỗ rơi của công án này, thì biết được
cây quạt tê ngưu có vô hạn thanh phong, cũng thấy được
đầu sừng con tê ngưu sừng sững. Bốn vị Trưởng lão nói
thế ấy, như sáng mây chiều mưa, một phen đi thật khó tìm.
Tuyết Đậu lại nói: Nếu cần gió mát trở lại, đầu sừng
sanh ra, thỉnh Thiền khách mỗi người hạ một chuyển ngữ.
Hỏi: Cây quạt đã rách, trả con tê ngưu lại cho ta ? Có một
Thiền khách đáp: Đại chúng đến nhà tham thiền đi. Vị
Tăng này đoạt được quyền bính của chủ nhà, nói đến
tột chỉ nói được tám phần. Nếu cần mười phần, liền
lật ngược giường thiền. Ông hãy nói, vị Tăng này hiểu
con tê ngưu hay chẳng hiểu ? Nếu chẳng hiểu sao lại biết
nói thế ấy ? Nếu hiểu, tại sao Tuyết Đậu chẳng chấp
nhận y ? Vì sao nói: “thả câu cá kình mà câu được con
ếch” ? Hãy nói cứu kính thế nào ? Quí vị vô sự thử
nêu lên xem ?
?
TẮC
92: THẾ TÔN ĐĂNG TÒA
LỜI
DẪN: Nhạc điệu bản hay ngàn năm khó gặp, thấy thỏ thả
chim ưng một lúc thật tài, gom tất cả ngữ ngôn làm một
câu, góp đại thiên sa giới làm một hạt bụi, đồng chết
đồng sống, bảy xoi tám phủng, lại có người chứng cứ
hay chăng, thử cử xem ?
CÔNG
ÁN: Một hôm Thế Tôn đăng tòa, Văn-thù bạch chùy rằng:
Quán kỹ pháp đấng Pháp Vương, pháp đấng Pháp Vương như
thế.
GIẢI
THÍCH: Trước kia Thế Tôn đưa cành hoa, sớm đã có tin tức
này. Buổi đầu từ vườn Lộc Uyển, sau cùng đến sông Bạt-đề,
đâu từng dùng đến cây bảo kiếm Kim Cang Vương. Trong chúng
khi đó, nếu có người có hơi hám Thiền tăng nhận ra được,
mới khỏi sau này Ngài đưa cành hoa khiến một trường rối
bời. Thế Tôn trong khoảng im lặng bị Văn thù đẩy một
cái, liền xuống tòa. Khi ấy cũng có tin tức này. Đức Thích-ca
đóng cửa thất, ngài Tịnh Danh ngậm miệng, đều giống cái
này, đã nói xong vậy. Như câu vua Túc Tông hỏi Quốc sư Huệ
Trung về tháp Vô Phùng. Như lời ngoại đạo hỏi Phật, chẳng
hỏi có lời chẳng hỏi không lời. Xem hành lý của người
hướng thượng đâu từng vào hang quỉ làm kế sống. Có người
nói ý ở chỗ làm thinh. Có người nói ở chỗ im lặng giây
lâu. Dùng có lời để rõ việc không lời, không lời để
rõ việc có lời. Vĩnh Gia nói: “Khi im lặng nói, khi nói im
lặng.” Thảy hiểu thế ấy thì ba đời sáu mươi kiếp cũng
chưa mộng thấy. Nếu ông thẳng đó thừa đương được,
chẳng thấy có phàm có Thánh, pháp ấy bình đẳng không có
cao thấp, mỗi ngày cùng chư Phật ba đời nắm tay đồng đi.
Phần sau, xem Tuyết Đậu tự nhiên thấy được tụng ra.
TỤNG:
Liệt Thánh tùng trung tác giả tri
Pháp Vương pháp lệnh bất như tư
Hội trung nhược hữu Tiên Đà khách
Hà tất Văn-thù hạ nhất chùy.
DỊCH:
Liệt Thánh tùng lâm tác giả tri
Pháp Vương pháp lệnh chẳng như đây
Hội này nếu có Tiên Đà khách
Nào thiết Văn-thù hạ một chùy.
GIẢI
TỤNG: Câu “liệt Thánh tùng lâm tác giả tri”, trong hội
Linh Sơn tám muôn đại chúng đều là liệt Thánh, Văn-thù,
Phổ Hiền cho đến Di-lặc, chủ bạn đồng hội, phải là
khéo trong khéo, kỳ trong kỳ, mới biết chỗ rơi kia. Ý Tuyết
Đậu nói liệt Thánh trong tùng lâm không một người “Tri
Hữu”. Nếu có bậc tác gia mới biết chẳng thế ấy. Cớ
sao ? Văn-thù bạch chùy: “quán kỹ pháp đấng Pháp Vương,
pháp đấng Pháp Vương như thế” ? Tuyết Đậu nói “Pháp
Vương pháp lệnh chẳng như đây.” Cớ sao như thế ? Trong
hội khi ấy, nếu có người đảnh môn đủ mắt, trong tay
có linh phù, nhằm trước khi Thế Tôn đăng tòa xem được
phá, đâu cần Văn-thù bạch chùy. Kinh Niết-bàn nói: Tiên-đà-bà
một tên có bốn nghĩa:
1)
- Là muối, 2) - Là nước, 3) - Là đồ dùng, 4) - Là ngựa.
Có
vị quan thông minh khéo hiểu bốn nghĩa, nếu vua cần rửa
tay gọi tiên-đà-bà liền dâng nước, khi ăn gọi tiên-đà-bà
thì dâng muối, ăn xong gọi tiên-đà-bà thì dâng đồ dùng
uống nước, muốn đi gọi tiên-đà-bà thì dâng ngựa. Tùy
ý ứng dụng không sai chạy. Hẳn thế, phải là người lanh
lợi mới được. Như Tăng hỏi Hương Nghiêm: Thế nào là
vua đòi tiên-đà-bà ? Hương Nghiêm đáp: Qua bên này đi. Tăng
qua bên này, Hương Nghiêm nói: Ngu chết người. Tăng lại hỏi
Triệu Châu: Thế nào là vua đòi tiên-đà-bà ? Triệu Châu
bước xuống giường thiền cúi đầu khoanh tay. Khi ấy nếu
có kẻ Tiên-đà-bà, trước khi Thế Tôn đăng tòa thấu được,
vẫn còn so sánh đôi chút. Thế Tôn lại đăng tòa, liền xuống
tòa, đã là chẳng tiện rồi vậy. Đâu kham Văn-thù lại bạch
chùy, hẳn là làm mờ đường lối đề xướng của Thế Tôn.
Hãy nói thế nào là chỗ làm mờ ?
?
TẮC
93: ĐẠI QUANG ĐÂY LÀ DÃ HỒ TINH
CÔNG
ÁN: Tăng hỏi Đại Quang: Trường Khánh nói nhân trai khánh
tán, ý chỉ thế nào ? Đại Quang liền múa. Tăng lễ bái.
Đại Quang bảo: Thấy cái gì liền lễ bái ? Tăng liền múa.
Đại Quang nói: Đây là dã hồ tinh.
GIẢI
THÍCH: Hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ, sáu vị Tổ ở Trung
Hoa chỉ truyền cái này. Các ông lại biết chỗ nơi chăng
? Nếu biết khỏi được lỗi này. Nếu chẳng biết, như xưa
chỉ là dã hồ tinh. Có người nói: Là kéo lỗ mũi kia, đến
gạt người. Nếu thật thế ấy, thành đạo lý gì ? Đại
Quang thật khéo vì người, trong câu có con đường xuất thân,
là bậc Tông sư phải vì người nhổ đinh tháo chốt, gỡ
niêm cởi trói, mới gọi là thiện tri thức. Đại Quang liền
múa, vị Tăng lễ bái, rốt sau Tăng liền múa, Đại Quang nói
đây là dã hồ tinh. Chẳng phải chuyển vị Tăng, cứu kính
chẳng biết đúng đích. Ông chỉ biết liền múa đổi thay
nhau thế ấy, đến bao giờ được thôi dứt. Đại Quang nói:
Đây là dã hồ tinh. Câu này cắt đứt Kim Ngưu, thật là kỳ
đặc. Vì thế nói: Kia tham câu sống, chẳng tham câu chết.
Tuyết Đậu chỉ thích Sư nói “đây là dã hồ tinh”, do
đó tụng ra. Hãy nói “đây là dã hồ tinh” cùng “Tạng
đầu bạch, Hải đầu hắc” là đồng là khác. Lại biết
chăng ? Với “thùng sơn”, “Sư Tăng tốt” là đồng hay
khác ? Chỗ chạm gặp y, Tuyết Đậu tụng ra.
TỤNG:
Tiên tiễn du khinh hậu tiễn thâm