CÔNG
ÁN:Một hôm Trường Sa đi dạo núi về đến cửa cổng, Thủ
tọa hỏi: Hòa thượng đi đâu về ? Trường Sa đáp: Đi dạo
núi về. Thủ tọa hỏi: Đến chỗ nào đi về ? Trường Sa
đáp: Trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về. Thủ
tọa nói: Rất giống ý xuân. Trường Sa nói: Cũng hơn giọt
sương thu trên hoa sen. (Tuyết Đậu trước ngữ: Tạ đáp thoại.)
GIẢI
THÍCH: Đại sư Chiêu Hiền ở Lộc Uyển Trường Sa kế thừa
Nam Tuyền, cùng Triệu Châu, Tử Hồ đồng bạn. Sư cơ phong
nhanh nhẹn, có người hỏi kinh lấy kinh đáp, cần tụng dùng
tụng đáp. Nếu ông cần tác gia thấy nhau thì dùng tác gia
thấy nhau. Ngưỡng Sơn bình thường cơ phong thật là bậc
nhất, một hôm cùng Trường Sa xem trăng, Ngưỡng Sơn chỉ
mặt trăng nói: Mỗi người trọn có cái này, chỉ vì dùng
chẳng được. Trường Sa bảo: Được rồi ta dùng thay cho
ông. Ngưỡng Sơn nói: Sư thúc dùng xem! Trường Sa cho một
đạp té nhào. Ngưỡng Sơn đứng dậy nói: Sư thúc giống
như con cọp. Người sau gọi là con cọp Sầm. Một hôm nhân
đi dạo núi về, Thủ tọa cũng là người trong hội của Sư,
hỏi: Hòa thượng đi đâu về ? Trường Sa đáp: Đi dạo núi
về. Thủ tọa hỏi: Đến chỗ nào đi về ? Trường Sa đáp:
Trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về. Phải là người
ngồi đoạn mười phương mới được. Cổ nhân ra vào chưa
từng chẳng lấy việc này làm niệm. Xem kia chủ khách lẫn
xoay, đương cơ chặt thẳng, mỗi bên chẳng dung. Đã là đi
dạo núi, tại sao hỏi đến chỗ nào đi về ? Nếu là Thiền
tăng thời nay liền đáp đến đình Giáp Sơn về. Thấy rõ
cổ nhân không có mảy may đạo lý so sánh, cũng không có chỗ
trụ trước, vì thế nói “trước tùy cỏ thơm đến, sau
theo hoa rụng về”. Thủ tọa thể theo ý kia nói: Rất giống
ý xuân. Trường Sa bảo: Cũng hơn giọt sương thu trên hoa sen.
Tuyết Đậu nói: Tạ đáp thoại. Đó là thế cho lời rốt
sau, cũng rơi vào hai bên, mà cứu cánh chẳng ở hai bên. Thuở
xưa có Tú tài Trương Chuyết xem kinh Thiên Phật Danh, hỏi
Trường Sa: Trăm ngàn chư Phật chỉ nghe danh, chưa biết ở
quốc độ nào, lại có giáo hóa hay không ? Trường Sa đáp:
Lầu Hoàng Hạc sau khi Thôi Hạo đề thi, Tú tài từng đề
hay chưa ? Chuyết đáp: Chưa từng đề. Trường Sa bảo: Được
rảnh đề lấy một thiên cũng tốt. Con cọp Sầm bình sanh
vì người thường là châu hồi ngọc chuyển, cần người
đối diện liền hội.
TỤNG:
Đại địa tuyệt tiêm ai
Hà nhân nhãn bất khai
Thủy tùy phương thảo khứ
Hựu trục lạc hoa hồi
Luy hạc kiều hàn mộc
Cuồng viên khiếu cổ đài
Trường Sa vô hạn ý.
Đốt!
DỊCH:
Đại địa không mảy bụi
Người nào mắt chẳng khai
Trước tùy cỏ thơm đến
Sau theo hoa rụng về
Hạc gầy đậu cây lạnh
Vượn cuồng kêu cổ đài
Trường Sa ý vô hạn.
Đốt!
GIẢI
TỤNG: Hãy nói công án này cùng “Ngưỡng Sơn hỏi Tăng vừa
rời chỗ nào đến, Tăng thưa Lô Sơn đến, Ngưỡng Sơn hỏi
từng đến Ngũ Lão Phong chăng, Tăng thưa chẳng từng đến,
Ngưỡng Sơn nói Xà-lê chưa từng dạo núi”, biện trắng
đen xem là đồng là khác ? Đến trong đây phải là bộ máy
hỏng, ý thức mất, núi sông đất liền cỏ cây người súc
không còn ít phần rỉ chảy. Nếu chẳng như thế, cổ nhân
gọi đó vẫn còn ở trong cảnh giới thắng diệu. Vân Môn
nói: “Dù được sơn hà đại địa không còn một mảy may
lỗi lầm vẫn là “chuyển cú”, chẳng thấy tất cả sắc
mới là ‘bán đề’, lại phải biết có cơ hội toàn đề
then chốt hướng thượng mới biết ngồi an.” Nếu thấu
được như trước núi là núi, nước là nước, mỗi cái ở
bản vị của nó, mỗi cái bày hiện bản thể, như cái vỗ
của người mù. Triệu Châu nói: “Gà gáy sớm tỉnh dậy,
buồn thay còn lân đận, chiếc quần đùi áo lót vẫn không,
hình tướng ca-sa có chút ít. Quần không trôn, khố chẳng
miệng, trên đầu tro xanh năm ba đấu, vốn vì tu hành lợi
tế người, ai biết trở thành kẻ vô dụng.” Nếu được
chân thật đến cảnh giới này thì “Người nào mắt chẳng
khai”. Dù cho bảy điên tám đảo, tất cả chỗ đều là
cảnh giới này, đều là thời tiết này, mười phương bầu
trời rỗng, bốn mặt cửa cũng không. Vì thế nói “Trước
tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về”. Tuyết Đậu thật
là khéo léo, chỉ đến bên phải dán một câu, bên trái dán
một câu, liền thành bài thi, “Hạc gầy đậu cây lạnh,
vượn cuồng kêu cổ đài”. Tuyết Đậu dẫn đến đây tự
biết ló đuôi, bèn nói “Trường Sa ý vô hạn, đốt”, như
đang mộng chợt tỉnh. Tuyết Đậu tuy hạ một tiếng hét
cũng chưa được gột sạch. Nếu là Sơn tăng thì chẳng vậy,
“Trường Sa ý vô hạn, đào đất lại chôn sâu”.
?
TẮC
37: BÀN SƠN TAM GIỚI KHÔNG PHÁP
LỜI
DẪN: Cơ điện chớp luống nhọc suy tư, tiếng sét trên không
bịt tai nào kịp, trên đầu cắm cờ đỏ, sau lỗ tai huơi
hai kiếm, nếu không phải mắt nhanh tay lẹ làm sao chụp được.
Có một loại cúi đầu suy nghĩ, dưới ý căn so lường, đâu
biết trước đầu lâu thấy quỉ vô số. Hãy nói chẳng rơi
vào ý căn, chẳng ôm được mất, chợt có nhắc biết thế
ấy làm sao đáp được, thử cử xem?
CÔNG
ÁN: Bàn Sơn dạy rằng: Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm
?
GIẢI
THÍCH: Hòa thượng Bảo Tích ở Bàn Sơn phía bắc U Châu, là
bậc tôn túc dưới Mã Tổ, sau xuất phát một Phổ Hóa. Sư
sắp tịch bảo chúng: Có người tả được hình ta chăng ?
Chúng đều vẽ hình trình Sư, Sư đều quở đó. Phổ Hóa
ra nói: Con tả được. Sư bảo: Sao chẳng trình cho Lão tăng
? Phổ Hóa liền nhào lộn một cái rồi đi ra. Sư bảo: Gã
này về sau như kẻ điên tiếp người. Một hôm, Sư dạy chúng:
“Tam giới không pháp, chỗ nào tìm tâm, tứ đại vốn không,
Phật nương đâu ở, ngọc tuyền chẳng động, dừng lặng
không tỳ, nhìn mặt trình nhau, lại không việc khác.” Tuyết
Đậu niêm ra hai câu tụng, hẳn là lẫn lộn vàng ngọc. Chẳng
thấy nói: Bệnh rét cách ngày, chẳng nhờ thuốc lô đà. Sơn
tăng vì sao nói theo tiếng liền đánh, chỉ vì kia mang gông
đi cáo. Người xưa nói: Nghe tiếng khen ngoài câu, chớ nhằm
trong ý tìm. Hãy nói kia ý thế nào, liền được chạy nhanh
vượt chóng, điện xẹt sao băng. Nếu nghĩ nghị suy lường,
dù có ngàn Phật ra đời mò tìm y chẳng được. Nếu là vào
sâu trong khuôn vức, tột xương tột tủy, thấy được thấu
thì Bàn Sơn một trường thất bại. Nếu nương lời hiểu
tông, xoay mặt xoay trái thì Bàn Sơn chỉ được một cây cọc.
Nếu là dính bùn kẹt nước, xoay quanh trong khối thanh sắc
thì chưa mộng thấy Bàn Sơn. Ngũ Tổ tiên sư nói: Thấu qua
bên kia mới có phần tự do. Đâu chẳng thấy Tam Tổ nói:
“Chấp đó thất độ, ắt vào tà lộ, buông đi tự nhiên,
thể không đi đứng.” Nếu nhằm trong ấy nói không Phật
không pháp lại là chun vào hang quỉ. Cổ nhân gọi đó là
hầm sâu giải thoát, vốn là nhân lành mà chuốc quả dữ.
Vì thế nói người vô vi vô sự vẫn mắc cái nạn khóa vàng.
Phải là tột cùng đáo để mới được. Nếu nhằm chỗ vô
ngôn mà nói được, chỗ hành chẳng được mà hành được,
gọi đó là chỗ chuyển thân. Câu “Tam giới không pháp, chỗ
nào tìm tâm”, nếu ông khởi tình giải thì chết chìm ở
dưới lời nói kia. Chỗ thấy của Tuyết Đậu phủng bảy
thấu tám, cho nên tụng ra:
TỤNG:
Tam giới vô pháp
Hà xứ cầu tâm
Bạch vân vi cái
Lưu tuyền tác cầm
Nhất khúc lưỡng khúc vô nhân hội
Vũ quá dạ đường thu thủy thâm.
DỊCH:
Tam giới không pháp
Chỗ nào tìm tâm
Mây trắng làm lọng
Dòng suối khảy đàn