II NHỮNG
ÐỐI THOẠI
1 NGỘ CÓ ÐƯA
RA GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG LƯỠNG NAN VỀ ÐẠO ÐỨC HAY KHÔNG?
NGƯỜI HỎI: Ngộ có giải
quyết tất cả những vấn đề cuộc sống con người không?
LÃO SƯ: Ðiều trước đây
là vấn đề nay không còn là vấn đề nữa.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thế về
vấn đề đạo đức? Rõ là người ta không nên sát sinh hay
trộ? cắp hay nói dối. Nhưng đôi khi trong một hoàn cảnh
nào đó, cho dù anh suy nghĩ mọi cách, dường như không có
câu trả lời "đúng". Liệu ngộ có cho phép nhìn thấu qua
những vấn đề đạo đức này để hành động đúng trở
nên rõ ràng không?
LÃO SƯ: Ngay cả những người
ngộ sâu vẫn phải đối mặt với những vấn đề đạo đức.
Những năm về trước, thầy tôi kể một câu chuyện trong
bài giảng về thách thức đạo đức đối đầu với một
thiền sư, đã gây cho những người tham dự khóa nhiếp tâm
một phản ứng tình cảm mạnh nhất mà tôi từng chứng kiến.
Ðây là những gì ông kể mà tôi hãy còn nhớ:
Thời xưa có một thiền sư
nọ có lòng khao khát xuất gia khi ông ta còn ở lứa tuổi
thiếu nhi. Nhưng vì thân phụ qua đời sớm, ông phải bảo
bọc nuôi nấng người mẹ quá bụa bằng nghề bán củi. Không
thể dẹp bỏ đi lòng mong muốn bắt rễ từ lâu được đi
theo con đường tôn giáo, khi đã để dành dụm được một
ít tiền, ông để lại cho mẹ với dòng chữ," Hãy tha thứ
việc con ra đi, nhưng con phải tìm một người thầy tâm linh."
Kể từ đó người mẹ không còn nghe tin tức gì về ông ta.
Nhiều năm trôi qua, người
mẹ bấy giờ đã già và loà một mắt. Bà rất muốn gặp
đứa con duy nhất trước khi chết. Một hôm tình cờ gặp
một du tăng, người đã từng sống ở một tu viện trên vùng
đất xa xôi của đất nước, ông nói với bà là ông có lý
do để tin rằng vị trụ trì chùa này là con trai của bà.
Phấn chấn bởi thông tin này
vì có khả năng gặp lại con mình, bà lên đường tìm ngôi
chùa ấy. Sau nhiều năm đi lại khó nhọc, bà tìm thấy cái
mà bà tin là cái tu viện được mô tả bởi vị du tăng. Lúc
này rất yếu, bà run rẩy tiến đến cổng, và một ông tăng
lể phép hỏi nguyên do bà lặn lội đến đây. Bà kể câu
chuyện về người con và trình bày lý do tại sao bà tin là
vị trú trì này là con của bà. Bà có thể gặp một chốc
hay không? Bà không muốn sống thêm lâu hơn nữa và sẽ chết
bình yên nếu có thể gặp lại con một lần nữa.
Vị tăng yêu cầu bà chờ và
vào thưa lại với vị trú trì. Một chập sau ông ta quay lại
và nói," Tôi rất tiếc. Tôi đã thuật lại mọi thứ mà bà
đã kể cho tôi với thầy trú trì nhưng ông nói,' Hẳn là
bà ấy đã lầm; ta không là con của bà.'"
Khi những lời này được nói
ra, cả thiền đường bật khóc. Nam lẫn nữ, cả lão sư nữa,
khóc công khai.
Tôi nghe câu chuyện này bằng
tiếng Nhật, tôi không rõ cái gì đã thúc sự bùng nổ tình
cảm. Trên đường về nhà ( khoá nhiếp tâm tổ chức ở miền
Bắc Nhật bản) tôi ngồi kế lão sư trên tàu hỏa và có
cơ hội để hỏi điều đặc biệt của câu chuyện và về
việc khóc.
" Tại sao mọi người đột
nhiên bật khóc lúc vị trụ trì nói ông ta không phải là
con của bà? Ông là con của bà ta, phải không?"
" Ðúng, ông ta là con," lão
sư đáp," Hãy nhớ rằng ông ta không gặp lại mẹ trong nhiều
năm từ khi xa nhà. Ông ta biết bà nay đã già yếu và khi gặp
bà, ông sẽ bị tràn ngập bởi lòng mong muốn ôm lấy bà
và chăm sóc cho bà. Nhưng ông có trách nhiệm huấn luyện tinh
thần cho hơn năm trăm tăng chúng. Nếu mẹ ông sống trong tu
viện hay gần đó, ông sẽ muốn ở bên bà và vì vậy có
ít thời gian chuyên tâm vào việc huấn luyện thiền cho tăng
chúng. Chúng ta có thể hình dung sự đấu tranh gay gắt đầy
ray rứt dằn vặt để đưa ra câu trả lời mà cuối cùng
vị tăng kia báo lại. Và vì nhiệm vụ của mình, vị trú
trì chấp nhận sự đau khổ, thay vào đó tấm lòng của ông
được cảm nhận sắc bén bởi mọi người trong thiền đường,
họ tất cả bọn họ đã khóc."
NGƯỜI HỎI THỨ BA: Ít ra vị
trú trì có thể gởi lời nhắn cho mẹ rằng ông chính là
con bà và vẫn khoẻ, nhưng ông không thể gặp bà sao?
LÃO SƯ: Nếu ông ta làm như
vậy, không phải sự hờn giận của bà mẹ tệ hơn sao?
NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tại sao
nhiệm vụ của ông đối với tăng chúng lớn hơn nhiệm vụ
đối với mẹ gìa của mình? Tôi có biết người Á đông,
đặc biệt là người Nhật hết lòng tận tụy vì cha mẹ
và chăm sóc họ rất tốt. Không phải thái độ này rất xa
rời văn hoá của họ hay sao?
LÃO SƯ: Vị trú trì trong trường
hợp này phản ánh cái ý nghĩa đặc biệt về nhiệm vụ của
ông. Một lão sư ở Nhật, người mà tôi từng theo thọ giáo,
có người mẹ gìa sống cùng trong khuôn viên của tu viện
và thường xuyên đi lại thăm nom. Có lẽ vì ở đó có hai
mươi tăng chúng thay vì có đến năm trăm, nên ông nhận thấy
mối quan hệ với mẹ không can thiệp các mối quan hệ với
chư tăng.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Thế còn
về người mẹ? Phản ứng của bà đối với lời từ chối
của vị trú trì?
LÃO SƯ: Không mất nhiều tưởng
tượng phỏng đoán, phải không? Nhưng đây là hệ quả của
câu chuyện.
Sau khi bà mất đi, vị trú
trì có nội kiến nhìn thấy mẹ trong vùng đất Tịnh độ.
Bà phát ra hào quang và chắp tay nói với ông là bà đã tha
thứ cho ông, vì bây giờ bà đã hiểu tại sao ông không gặp
bà. Vị trú trì biết rằng mẹ mình đã ngộ nên khóc vì
vui mừng.
2 THIỀN Ở
TRÊN ÐẠO LÝ NHƯNG ÐẠO LÝ KHÔNG Ở DƯỚI THIỀN
NGƯỜI HỎI: Trong một tập
tin nội bộ của một Trung tâm Thiền nào đó, tôi đọc được
một mẫu đối thoại gây ra nhiều bối rối trong tâm tôi.
Tôi vô cùng biết ơn nếu thầy cho tôi biết phản ứng của
thầy đối với việc này. Tôi mang bản tin theo đây. Vì nó
khá dài, tôi có thể nói tóm tắc nội dung chính của nó không?
LÃO SƯ: Ðược.
NGƯỜI HỎI: Một lần nọ,
vị trú trì của một ngôi chùa ở vùng quê đi vắng, vị
tăng có nhiệm vụ quản chúng bảo mấy ông tăng khác đem
con bò của chùa đi bán để mua rượu thịt và thức ăn ngon,
sau đó, họ thức suốt đêm ăn nhậu no say. Ngày hôm sau vị
trú trì trở về để ngồi thiền buổi sáng, ông nhìn thấy
học trò mình, tất cả đều ngủ say giữa những thức ăn
thừa của bửa tiệc và con bò biến mất. Giận lắm, ông
gọi mọi người tập trung ở chánh điện và yêu cầu mang
con bò trở về. Nghe đến đây, vị trưởng tăng cởi bỏ
áo quần và bò quanh phòng, rống lên "Umm!" Mừng rở, sư đánh
vào mông anh ta ba mươi lần và nói," Ðây không phải là con
bò của ta. Con này nhỏ quá! " Tất cả đều nhẹ nhỏm và
vấn đề không còn được nói nữa.
Tôi có nhiều câu hỏi, nhưng
trước hết, phản ứng của thầy như thế nào về nó?
LÃO SƯ: Ðiều mà vị sư làm
là đúng. Nếu tôi ở đó, dầu vậy, tôi sẽ cầm roi đánh
vào đít anh ta.
NGƯỜI HỎI: Tại sao ?
LÃO SƯ: Vì đang trông bò.
NGƯỜI HỎI: Ðó là câu hỏi
kế tiếp của tôi. Thiền viện thường nuôi bò hay súc vật
hay
sao?
LÃO SƯ: Không. Súc vật phải
được nuôi và chăm sóc, thường vào thời gian rãnh và điều
này có thể can thiệp vào kế hoạch thiền và học tập của
tăng chúng. Nhưng quan trọng hơn, thiền viện không nuôi bò
hay uống sữa bò vì chính Ðức Phật không uống sữa--vì
như vậy là cướp mất sữa của bò con.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Còn về
cách cư xữ của các tăng thì sao?
LÃO SƯ: Thiền giả phát triển
tâm linh cao thường làm những việc khá ngạc nhiên--ngạc
nhiên, đó là đối với người chưa ngộ--nhưng chỉ những
vị tăng chưa phát triển bị mê hoặc mới ăn cắp bò. Bán
nó để mua rượu thịt và lao vào nhậu nhẹt. Hành động
theo cách này được gọi là những kẻ vô đạo bay mùi cá
thối.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Không
phải giới luật Phật giáo cấm uống rượu ăn thịt sao?
Các thiền tăng được miễn trừ giới luật hay sao?
LÃO SƯ: Thiền tăng cũng là
Phật tử.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Hãy để
tôi thử bảo vệ họ. Người ta cho rằng Thiền dạy sự tự
do. Nhưng làm cách nào anh được tự do trong khi bị bao bọc
trong hàng rào giới cấm? Và tại sao thiền giả không nên
ăn thịt uống rượu hay sử dụng ma tuý nếu người ấy muốn?
Ðiều gì sai khi ta dùng nó vừa phải?
LÃO SƯ: Tự nó không là gì
cả.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Có phải
thầy ám chỉ là thiền giả khi ngộ rồi bỏ qua giới cấm
nếu thấy thích hợp để làm như thế không?
LÃO SƯ:Những người tiến
bộ trong tu luyện không bị gắn vào giới cấm, họ cũng không
phá vở nó để chứng minh là được tự do. Giới cấm giống
như giàn dáo: cần thiết để dựng cấu trúc lớn, nhưng ai
sẽ khăng khăng giữ lại giàn dáo khi nhà được hoàn thành?
Hãy nhớ, giới cấm không phải là những điều răn được
một bậc thiêng liêng hay người thông suốt mọi thứ truyền
xuống. Thay vào đó nó biểu lộ con người giác ngộ sâu,
hoàn hảo, với không có cảm giác tôi và người khác, cư
xữ như thế nào. Cá nhân như vậy không bắt chước giới
cấm; nó bắt chước y. Tuy nhiên, trước khi anh tới trình
độ này, anh phải tuân theo giới luật, vì trừ phi tâm anh
thoát khỏi sự náo động, từ đó tạo ra cách cư xữ vô
tâm, anh sẽ không bao giờ đắc ngộ. Ðó là lý do tại sao
giới luật là nền tảng của tu luyện tinh thần.
Hãy trở lại câu chuyện anh
đề cập trước đây. Anh nói là khi sư quay về ngồi thiền
buổi sáng và nhận thấy các tăng đang nằm ngủ. Như vậy,
họ không tọa thiền sáng hôm đó--rõ ràng là họ chưa tỉnh
rượu--có lẽ cũng không toạ thiền tối đó. Ðến với ngộ
đòi hỏi đầu óc trong sáng, năng lượng tập trung, ý chí
mạnh, và những thứ này phát triển từ sự kỷ luật trong
thiền; họ chỉ có thể bị yếu đi vì ăn uống quá lố.
Câu chuyện này cũng minh hoạ
rằng hễ phạm một giới cấm thì dẫn đến phạm những
giới cấm khác. Nếu những vị tăng này không phạm vào giới
cấm thứ hai--không trộm cắp--họ không phạm giới thứ năm,
không uống rượu.
Ăn thịt, cố nhiên, không cụ
thể cấm trong giới luật. Tuy nhiên, kinh Lăng nghiêm và kinh
Lăng già --cả hai là kinh điển Ðại thừa--thật hùng hồn
khi kết án việc ăn thịt.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Lý do
gì kinh này đưa ra?
LÃO SƯ: Trong cái vòng luân
hồi sinh tử vô tận, không có ai mà không từng là mẹ, cha,
chồng vợ, anh, chị, em, hay con cháu ta--không ai là không thân
thuộc với ta, thậm chí trong kiếp sống thú. Thế thì làm
sao một người có trình độ tâm linh cao có thể đến với
tất cả chúng sinh, nếu chính họ ăn thịt của sinh vật có
cùng bản tánh như mình? Nhìn theo cách này, không phải những
người ăn thịt kia chẳng khác gì ăn thịt người hay sao?
Làm thế nào người ta có thể tìm giải thóat từ việc gây
đau khổ dù trực tiếp hay gián tiếp cho sinh vật khác? Những
người ăn thịt súc vật rõ ràng thích hưởng thụ nó, như
vậy, họ vui từ cái chết của các sinh vật khác.
Khi anh ngừng suy nghĩ về điều
này, không phải việc giết và ăn thịt con bò là hành động
vô ơn đê tiện hay sao? Con bò là mẹ nuôi của con người.
Sữa của nó và các sản phẩm phụ nuôi dưỡng người lớn
và trẻ em với cái giá của con cháu nó. Nhưng khi nó quá già
và không còn cho sữa, con người biểu lộ lòng lòng biết
ơn với những năm tháng phục vụ của nó như thế nào? Bằng
cách cho nó sống tiếp những năm tháng tàn tạ còn lại trong
dể chịu và mãn nguyện? Không! Người ta thường giết nó
một cách độc ác để ăn thịt lấy da làm giầy dép thời
trang, càng tăng thêm sự sĩ nhục khi dẫm nó dưới chân. Tuy
vậy, các nhà đạo đức lại nói rằng con người với bản
tính nâng cao là sinh vật duy nhất biểu lộ lòng biết ơn.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nếu bản
thân mình không tự giết hại súc vật và chúng không bị
giết vì lợi ích của mình, thì tại sao nó cũng là điều
xấu?
LÃ SƯ: Lò sát sinh có thể
được che đậy dưới hình thức mỹ miều xa hàng dặm, như
Emerson nói, nhưng nó vẫn là đồng loả. Bất cứ con vật
nào gì bị giết hại để lấy thịt cho ta ăn, nếu ta cho
thịt nó vào bụng, ta là kẻ tòng phạm của việc giết hại
vô cớ. Tại sao vô cớ? Bởi vì điều chắn chắn và rõ ràng
là đễ sống và làm việc tốt đâu cần dùng chất đạm
động vật.
Anh đã hỏi tôi nhiều. Bây
giờ tôi mạn phép hỏi anh ít câu. Tại sao anh quá quan tâm
đến giới luật?
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi không
biết.
LÃO SƯ: Anh đang tìm mối liên
hệ giữa đạo đức và ngộ trong Thiền phải không?
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Vâng,
nó quấy rầy tôi.
LÃO SƯ: Bằng cách nào?
NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Tôi cho
là do việc được nuôi dạy trong gia đình Thiên chúa giáo.
Tôi đã đọc và thấy nói rằng Thiền vượt khỏi đạo đức,
nhưng không có cách cư xử đạo đức, không có cảm giác
sai- đúng, như vậy không phải là thế giới sẽ rối loạn
hơn bây giờ sao?
LÃO SƯ: Thiền vượt lên đạo
đức nhưng không chối bỏ đạo đức. Nói cho có vẻ Thiền
hơn," Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không nằm
dưới thiền." Con người đạo đức biết cái đúng từ cái
sai, hay tư duy về việc làm đúng-sai của mình nhưng anh ta
không biết ai là người đang nghĩ đúng-sai. Những nhận định
sâu như vậy đòi hỏi sự tu tập và ngộ.
3 NHÀ THỔ
VÀ PHẬT GIÁO
NGƯỜI HỎI: Tôi vừa học
xong một khoá giáo lý Phật giáo, trong đó chúng tôi đọc
rất nhiều kinh. Một trong những kinh đó kể về A-nan-đà,
một đại đệ tử của Ðức Phật. Một hôm A-nan đến gần
một nhà thổ và sắp bị mê hoặc thì Ðức Phật do thần
thông của mình biết được A-nan bị nạn nên giải thóat
cho ông ta. Và một kinh khác--tôi nghĩ có tên là Duy-ma-cật--nói
cư sĩ Duy-ma-cật thường xuyên đến nhà thổ. Lại trong một
kinh khác nữa-tôi không thể nhớ tên--có câu chuyện về một
người phụ nữ giác ngộ trở thành gái điếm. Dường như
có mối quan hệ mạnh mẽ giữa Phật giáo và nhà thổ.
LÃO SƯ: Trong hàng cư sĩ, Duy-ma-cật
là người có mức độ ngộ rất sâu chỉ sau đức Phật mà
thôi. Và vì là một người ngộ rất sâu, cho nên đối với
Duy-ma-cật, công việc hoằng pháp độ sanh là nhu cầu cần
thiết tự nhiên như hơi thở. Nó có cho anh vết tích tại
sao ông ta đến nhà thổ không?
NGƯỜI HỎI: Rõ ràng thầy
ám chỉ ông đến đó để thuyết pháp. Nhưng tại sao lại
là nhà thổ?
LÃO SƯ: Tại sao không phải
là nhà thổ? Thánh nhân cũng như gái điếm đều có sức mạnh
đánh thức Chân tâm. Người phụ nữ đắc ngộ mà anh vừa
nhắc đến --nên gọi là Bồ tát--trở thành gái điếm để
giải thoát đàn ông khỏi đam mê đồi bại của họ.Và cố
gắng thức tỉnh những tâm hồn ngu muội, đen tối của các
gái mãi dâm và những người bảo trợ họ. Duy-ma-cật thường
xuyên lui tới nhà thổ. Ðúng, có và liên tục mối quan hệ
vững chắc giữa nhà thổ và Phật giáo.
NGƯỜI HỎI: Thầy không nhắc
đến A-nan-đà. Thế còn ông ta thì sao?
LÃO SƯ: Vào thời điểm xảy
ra sự kiện như anh nói, chắc chắn A-nan-đà chỉ là một
chú tiểu, mà mấy chú tiểu đôi khi rơi vào những tình trạng
khốn đốn. Tôi có phải nói điều gì xảy ra khi thầy tôi
dẫn các huynh đệ chúng tôi đến một nhà thổ và sau đó
dẫn tôi đến nhà vũ nữ không?
NGƯỜI HỎI : Vâng! Vâng!
LÃO SƯ: Trước hết tôi kể
cho quí vị nghe về một pháp tu gọi là Takuhatsu. Một nhóm
tăng xếp hành một, đi trên đường, tụng "Ho" ("pháp"). Mỗi
người cầm một bát gỗ và mang một cái bao vải quanh cổ.
Người lớn, trẻ con đặt tiền vào bát để cúng dường
và thức ăn vào cái bao, sau đó người cho và người nhận
chắp vái nhau, chào nhau tỏ lòng kính trọng và biết ơn nhau.
Mặc dù từ Takuhatsu thường được dịch là "ăn xin" nhưng
các tăng không"xin." Họ rao giảng giáo lý của Ðức Phật
trước công chúng, lấy chính cuộc sống của họ làm điển
hình và đáp lại được cúng dường thức ăn và tiền bạc
để độ thân. Chư tăng được huấn luyện để cái nhìn
bình đẳng trước các tài thực cúng dường. Ðó là không
có những phán xét như," Ông này rộng lượng, bà kia keo kiệt."
Tương tự như vậy đối với công đức chủ, nếu họ đóng
góp với cái tâm bình đẳng sẽ không có những suy nghĩ như,"
Tôi sẽ có được công đức tinh thần vì đã đóng góp vào
đó."
Vào một ngày tháng Hai, sau
khi tôi đã ở tu viện ba tháng, lão sư nói với tôi," Mai anh
sẽ đi khất thực cùng chúng tôi." Ðó là lần đi khất thực
lần đầu tiên của tôi và tôi mong đợi một cách háo hức
với kiểu tu mới này, cho dù nó có nghĩa là đi bộ nhiều
giờ trên tuyết băng bằng đôi giầy cỏ và bồ đồ mỏng
của thầy tu.
" Ngày mai chúng ta sẽ đi khất
thực ở đâu, thưa lão sư?"
"Tới làng kế bên. Sau khi khất
thực chúng ta sẽ làm lễ giổ trong vườn."
" Loại vườn nào?"
" Một vườn sen về đêm."
"Nhưng…"
" Không hỏi nữa! Hãy kiên
nhẫn, Kapleau. Anh sẽ biết, anh sẽ biết."
Hôm sau một nhóm mười người
chúng tôi đi khất thực, dẫn đầu là lão sư. Khi chúng tôi
đến một khu vực đổ nát của làng, vẫn tụng "Ho" lão sư
ra dấu cho chúng tôi ngừng ở trước một ngôi nhà sập xệ.
Ông rung chuông và chúng tôi tất cả chờ trong phòng đợi.
Chẳng bao lâu xuất hiện một người đàn bà dáng vẻ thô
kệch ra tiếp chúng tôi với vẻ ngạc nhiên. Có lẽ là chúng
tôi đến sớm hơn dư định, nhưng bà ta không nói về điều
này mà chỉ xin lỗi vì điều kiện của ngôi nhà, hẳn là
nữ gia chủ. Cười, lão sư từ tốn nói," Chúng tôi thường
quá sớm hay qúa trể." Người gia chủ bảo chúng tôi đi theo
bà. Khi chúng tôi đi vào một tiền phòng rộng lớn, tiếng
âm nhạc và ầm ỉ vui thú của những cô gái ăn mặc hở
hang và những người đàn ông say rượu đều ngừng lại như
máy ghi âm đột ngột bị đứt.
"Ðây là nhà thổ!" những lời
vụt ra khỏi miệng tôi trước khi tôi có thể kềm lại.
Một cặp say mèm xốc xếch
lăn sang phòng kế bên và cài cửa kéo đóng họ lại trong
đó. Người chủ chứa chạy vội ra và chốc lát quay lại
mang chè xanh và bánh. Chúng tôi ăn trong yên lặng. Sau bửa
giải khát này, chúng tôi sắp hàng quỳ theo kiểu người Nhật,
cùng với người chủ chứa và các cô gái, trước bàn thờ
Phật của "gia đình" , tay chắp lại. Trên bàn thờ là một
số tấm ảnh, chắc là hình của những thân nhân đã mất
của các thành viên trong "gia đình." Như với sự thu hút của
một chuyên gia xem xét các mẫu vật hiếm, lão sư đốt một
cây nhang và đặt nó dọc theo những vật thực cúng dường
đặt trên bàn Phật. Trở lại vị trí chủ lễ, lảo sư cất
giọng đọc vài hàng đầu tiên của bài Bát nhã tâm kinh,
sau đó mọi người cùng nhau tụng.Tôi liếc nhìn những người
phụ nữ. Năm tháng đã tàn phai nhan sắc của họ. Bổng nhiên
họ trở thành những cô gái nhỏ dự buổi lể tôn giáo lần
đầu tiên. Với sự ngây thơ và trong trắng như một đứa
trẻ họ tụng,
" Sắc bất dị không , không
bất dị sắc…"
Sau khoảng mười lăm hay hai
mươi phút tụng, lễ giỗ chấm dứt. Một lần nữa chúng
tôi được phục vụ trà bánh, lần này mọi người cười
đùa vui vẻ khi lão sư và các tăng tán gẫu với bà chủ chứa
và các cô gái của bà.Thay cho bửa ăn như thông lệ, chúng
tôi được cúng tiền, sau đó người chủ chứa cho một xe
hơi sang trọng đưa chúng tôi về tu viện.
Hai tuần sau sự kiện này,
lão sư đến phòng tôivui vẻ hỏi," Tối nay anh muốn đi với
tôi đến một nhà vũ nữ không? Ba mươi phút nữa đến chổ
của tôi nếu anh muốn đi."
Ðây là lời mời xã giao đầu
tiên của lão sư và dường như ông thích tôi đi kè?. Nhưng
tại sao lại đến nhà vũ nữ? Việc viếng thăm nhà thổ là
một phần trong việc đi khất thực cùng với chư tăng, lời
mời này có ý nghĩa khác. Nó có phải là một cách kiểm tra
Thiền hay không? Nếu như thế, tôi được kiểm tra cái gì?
"Nếu mi đi," tôi tự nhủ,"
chẳng có gì khác là uống rượu sakê và bia hoặc rượu mạnh."
Rượu, tôi biết từ kinh nghiệm đau thương, có hại cho bao
tử cũng như việc tập luyện của tôi, và tôi tự hứa với
vị trụ trì già từ bỏ nó. Lời mời của lão sư là cám
dổ đầu tiên theo hướng đó. Có lẽ đây là thử thách.
Tôi nhớ lại câu chuyện về Gurdjieff, một tối nọ ông mời
nhiều môn đồ trước đây nghiện rượu tới một dạ hội
ở Pari. Trong buổi dạ hội, ông liên tục mời họ rượu
trái cây và rượu champagne,dù họ từ chối là họ kiêng rượu
và họ không muốn vi phạm, ông ta vẫn tiếp tực thúc ép.
Cuối cùng họ chịu thua và uống đến ngán. Ngày hôm sau,
với sự ăn năn và tự hận, họ mắng ông ta thậm tệ." Tại
sao ông ép chúng tôi uống rượu?", họ hỏi.
" Có ai chỉa súng vào quí vị
đâu?, Gurdjieff ôn tồn hỏi," Qúi vị đâu có bị bắt buộc
uống rượu, phải không?"
Những suy nghĩ về câu chuyện
này và sự liên hệ có thể của nó với lời mời này chạy
trong đầu tôi, tôi nhìn đồng hồ, ba mươi phút gần như
đã hết. Với cảm xúc lẫn lộn tôi nhận thấy mình bước
về hướng khu nhà của lão sư.
" Rất mừng là anh đi với
tôi, Kapeau," ông nói khi tôi bước vào nhà, "sẽ là một buổi
tối vui vẻ."
Chúng tôi lên đường đến
nhà vũ nữ.
Lúc đến nơi có sự trao đổi
chúc mừng vui vẻ. Một vũ nữ ăn vận thanh lịch đi cùng
chúng tôi đến một cái bàn tròn thấp trong phòng chiêu đãi
rộng lớn, nơi có rất nhiều khách khác nữa. Ba cô gái nhảy
khác nhanh chóng nhập bọn cùng với chúng tôi, một cô mang
ra trước tiên những khay đầy rượu sa-kê và bia. Những cố
gắng nhỏ nhoi của tôi dùng điều độ thu được kết quả
rất nhỏ. Lúc này sau những cố gắng không thành công ngăn
cản cho cô vũ nữ đổ vào ly tôi một hớp rượu uýt-ky Suntory
do một vị khách muốn mời người Mỹ" vì người Mỹ thích
uống rượu uýt-ky không pha," tôi nhìn lão sư im lặng cầu
cứu. Ông quay lưng và cười phá lên, rồi quay sang những vũ
nữ, đang bu quanh ông như bầy ong bám vào một bông hoa ngát
hương, thưởng thức mật hoa của cái hóm hỉnh khôn ngoan
của ông.
Từ góc phòng, một máy hát
phát ra điệu nhạc Mỹ ồn ào tẻ nhạt, rõ ràng là cái cúi
chào nhạy cảm đối với vị khách nước ngoài. Ðể chào
mừng sự hiện diện của tôi đúng cách, thay vì biểu diễn
các điệu vũ cổ truyềnNhật, các vũ nữ đề nghị tất
cả chúng tôi đều nhảy theo kiểu Tây phương. Lập tức chúng
tôi bắt đầu rơi vào một hổn hợp các điệu nhạc Fox,
Valse, Tango, và Rumba. Ðể có mối liên hệ Nhật-Mỹ vững
vàng hơn chúng tôi ca bài " Sông Swanee" và 'Thùng rượu Polka,"
theo sau bởi bài "Trăng trên lâu đài" và "Ðêm im lặng." Những
bài hát Mỹ tôi hát trước bằng tiếng Anh, và rồi, thật
ngạc nhiên lão sư và các vũ nữ ca tiếp bằng tiếng Nhật.
Khi đêm tàn, sàn nhảy trở
nên đông đúc, và giữa những bài ca, chúng tôi nhanh chóng
làm quen với ba thương nhân người Nhật và những vũ nữ
của họ. Một người trong bọn rõ ràng là quen thân với lão
sư, đặc biệt quan tâm đến tôi. Người đàn ông ngày càng
thân thiện và huyên náo cho tới khi, giống như một con chó
con lớn với móng vuốt dính sình, trở nên khá phiền toái.
Khi ca hát và ăn uống say sưa đến đỉnh cao, anh ta bằng cách
nào đó dẫn tôi vào một phòng riêng nhỏ cách xa gian nhà
chính. Căn phòng trống rỗng ngoại trừ một cái giường.
Anh ta định làm gì? Trước khi tôi hiểu ra ý định của hắn,
nhẹ nhàng bước vào, một người phụ nữ trẻ thô kệch
đầy phấn son, mỉm cười chào mời tôi--không phải là vũ
nữ mà rõ ràng là?một thành viên của giới bán hoa chuyên
nghiệp. Cô bắt đầu cởi đồ. "Bạn" tôi lảo đảo ra khỏi
phòng, để lại một mình tôi với cô gái.
Ðâ? có phải là thử thách
do lão sư dàn cảnh hay không? "Tại sao ông không dùng một
cô vũ nữ xinh đẹp quyến rũ ta mà lại là cô gái điếm
xấu xí này?", tôi tự nhủ. " Ðây chắc là thử thách thật
sự." Những suy nghĩ đó chạy trong đầu tôi, cô gái đột
nhiên đẩy tôi lên giường và bắt đầu lột đồ tôi. Tôi
đẩy cô ta ra. Cô rút lui lại trông thảm nảo và ngạc nhiên.
Qua sự mơ màng của rượu, tôi nhìn chăm chăm vào cô ta. Tôi
cảm thấy như một thiền tăng trong công án, người miệng
cắn vào nhánh cây bị treo lơ lửng trên miện hố. Nếu anh
ta mở miệng để trả lời câu hỏi quan trọng của người
hỏi, anh ta sẽ bị rơi và bị thương nặng. Nhưng nếu không
trả lời là phụ lòng người hỏi." Nếu mi buông ra và rơi
vào vòng tay cô ta," tôi tự nhủ, "có lẽ mi bị lọt vào tay
của lão sư--cái bẩy của ông. Nhưng nếu mi chuồn đi, mi
đã trốn tránh sự kiểm tra của lão sư."
Tôi phải làm gì?
Trong tu tập, tôi đã tạo được
một ít niềm tin vào lời dạy trong kinh Pháp hoa rằng người
gặp nạn sẽ được cứu khổ nếu chí thành niệm danh hiệu
Qúan thế âm. Bây giờ chính mình cầu cứu ngài. Ngài chắc
hẳn cảm thấy lời kêu cứu của tôi như là một trường
hợp thử nghiệm, lập tức có sự cảm ứng của ngài. Nó
đến với hình thức của ba vị tăng vạm vở từ tu viện,
lặng lẽ nhưng nhanh chóng bước vào phòng, lướt qua cô gái
và đến nắm tôi. Một nắm đầu và vai, còn hai người kia
mỗi người nắm một chân. Giống như người vác quan tài,
họ khiêng tôi trịnh trọng trên cao đi qua phòng tiếp khách
đến lối đi dẫn xuống cầu thang. Thầy tôi, bao quanh bởi
một nhómvũ nữ vui tươi, đang cười nức nẻ đến nổi nước
mắt tuôn trào xuống mặt thầy.
Bên ngoài một đám đông dân
làng đang tu tập xem, những khuôn mặt không biểu lộ cảm
xúc tưởng như đó là một cảnh thông thường, các tăng tin
tưởng vào sự thành công đã mang xe đạp đến cho tôi. Trong
im lặng chúng tôi đạp xe về tu viện .
Trở lại phòng tôi bắt đầu
xếp lại những câu hỏi nén chặc trong đầu. Làm sao các
tăng biết được tình trạng nguy cấp của tôi? Có phải kế
hoạch của lão sư bị hỏng bởi trò hề thô kệt của thương
nhân say rượu, buộc ông gởi tín hiệu cấp cứu tới chư
tăng hay gã thương buôn có vai trò chỉ định? Có thể nào
chư tăng nhạy cảm như ăng-ten, nhận được tín hiệu nguy
khốn của tôi hay không? Hay có phải vị tu viện trưởng do
giác quan thứ sáu biết những điều tai quái của lão sư,
đã phái chư tăng đến giải thoát cho tôi ? Dẫu sao có lẽ
sự giải cứu xấu hổ từ tình trạng thúc bách này là kết
quả như ý của vở kịch.
Câu hỏi dai dẳng hơn hết
đối với tôi là: Tu viện trưởng đóng vai trò gì, nếu có,
trong vở kịch Thiền này? Dù tám mươi bốn tuô?, ông vẫn
tích cực gánh vác nhiều trách nhiệm. Có phải lão sư, người
quan tâm đến cá nhân đến tôi, đã dám dẫn tôi đến nhà
vũ nữ mà không có sự hay biết hoặc đồng ý của tu viện
trưởng hay không? Dường như không phải như vậy. Tại sao
tu viện trưởng, người chưa bao giờ đụng đến rượu, ngoại
trừ một hay hai hớp rượu sa-kê trong buổi lễ ở tu viện,
lại chấp nhận sự viếng thăm của tôi đến nhà vũ nữ,
nơi ông biết sẽ có uống nhiều và bởn cợt, trừ phi để
thử tôi? Một câu chuyện Thiền khác đến với tôi về một
thiếu niên có cha làm nghề ăn trộm muốn truyền tay nghề
cho con. Trong chuyến ăn trộm đầu tiên, cả hai nghe tiếng
chân bên ngoài. Không do dự người cha tóm lấy đứa con, nhét
vào cái rương, dập cái nắp xuống, đặt những cuốn sách
nặng nề lên trên, rồi trốn thoát một mình. Nhiều giờ
sau cậu con trai trở về, tả tơi, kiệt sức.
"Cha," đứa con thét lên giận
dữ," tại sao cha đặt tôi vào rương? Nếu tôi không cố gắng
một cách tuyệt vọng với ý nghĩ sẽ bị cầm tù, con sẽ
không bao giờ thoát ra được!"
Người cha mĩm cười." Con ta
ơi," ông nói," Con đã học bài học đầu tiên của nghệ thuật
ăn trộm rồi đó."
Sự khác nhau của câu bé và
tôi là nó tự mình thoát ra khỏi tình trạng nguy cấp không
ai trợ giúp, trong khi tôi phải nhờ chư tăng giải cứu.
Tôi nhận được mấy điểm
từ bài kiểm tra này, nếu nó thật sư là bài kiểm tra? Tôi
không bao giờ được biết, vì vị trụ trì già, lão sư hay
chư tăng không bao giờ nhắc đến sự kiện này.
Hãy nói tôi biết, các anh nghĩ
xem tại sao lão sư mang tôi đến nhà vũ nữ?
GIỌNG THỨ NHẤT: Ông cố dạy
thấy một bài học Thiền.
LÃO SƯ: Ðúng, nhưng bài học
gì?
GIỌNG THỨ NHẤT: Tình dục
là tự nhiên, thế tại sao đè nén nó?
[Cười]
GIỌNG THỨ HAI: Ông muốn cho
thầy thấy sự tương phản giữa kỷ luật thiền viện và
cuộc sống đam mê phóng đãng.
GIỌNG THỨ BA:Ông muốn kịch
hóa giá trị nhận thức--sự nhanh nhạy và chắc chắn bao
nhiêu khi chư tăng giải cứu thầy.
GIỌNG THỨ TƯ:Ông đang thử
xem thầy đã sẳn sàng với cuộc sống xuất gia chưa hay vẫn
còn bám vào những thói quen trần tục như rượu chè say sưa.
NGƯỜI HỎI: Lão sư, xin thầy
hãy kể cho chúng tôi nghe thầy nghĩ gì về toàn bộ những
tình tiết trong câu chuyện này.
LÃO SƯ: Thiền sư luôn luôn
dạy học trò mình.
NGƯỜI HỎI: Nhưng họ dạy
thầy điều gì?
LÃO SƯ:Nếu anh đứng riêng
lẽ, anh chỉ là một phần; cắt mình ra khỏi người khác
là cắt mình thành hai; hợp nhất thì sống, chia ra thì chết.
NGƯỜI HỎI THỨ HAI:Thế tại
sao thầy không ngủ với cô gái điếm?
LÃO SƯ: Bởi vì lúc đó tôi
vẫn chưa biết được chân lý cơ bản đó.
NGƯỜI HỎI THỨ BA:Giả thử
thầy đã biết là, hợp nhất là sống, chia ra thì chết, thầy
có thật sự trở thành một với cô gái điếm đó chỉ bởi
ngủ với cô ta không?
LÃO SƯ: Nếu tôi phát triển
tâm linh cao hơn, tôi có lẽ đã quan hệ với cô ta một cách
không lạm dụng hay lợi dụng, vì thế tôi sẽ hợp nhất
với cô ấy và vượt qua hành động tình dục. Nhưng là một
người mới nhập môn, tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng
của một chú tiểu, tách mình theo sự phán đoán--đó là khinh
bỉ--cô ta. Kết quả tôi không thấy được phải bản chất
thật cao đẹp của cô ta mà là bản chất bẩn thiểu không
thật của cô ta. Bằng cách từ chối cô tiến tới, tôi đã
từ chối sự trong trắng và phẩm cách của một con người,
người tình cờ trở thành gái điếm, trong khi làm như vậy,
tôi đang làm ô uế cả hai chúng tôi.
Ðối với tôi, cô ta không
gì hơn là "một con đĩ xấu xa." Ðối với lão sư, cô ta "hoa
sen về đêm." Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của
Chân tâm, vì hoa sen lớn lên từ bùn và nở ra hoa xinh xắn,
vì vậy Chân tâm của ta, không hoen ố bởi vô minh hay những
đam mê bất thường, biểu lộ cái trong sáng và đẹp đẻ
của nó trong ngộ. Cả hai chúng tôi đều sử dụng những
nhãn hiệu của thầy tôi thì thanh cao từ bi, còn của tôi
thì thô thiển phê phán.
NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Một thiền
tăng độc thân có thể biểu lộ từ bi trong những hoàn cảnh
như vậy mà không hi sinh sự độc thân của mình hay không?
LÃO SƯ: Ông ta có thể, và
sau đây là câu chuyện liên quan đến việc này.
Một thiền sư đang đi bộ
qua một thành phố lớn, chợt ông nghe thấy tiếng ai đó gọi
to tên ông từ một cửa sổ của một toà nhà hai tầng. Ngước
nhìn lên, ông thấy một phụ nữ, hẳn là một gái điếm.
Lấy làm ngạc nhiên vì cô ta biết ông. Khi ông hỏi, thì cô
ta trả lời," Nhiều nămvề trước khi anh còn là một cậu
bé con, nông trại nhà tôi nằm kế bên nhà của anh. Sau khi
anh đi tu không lâu, mùa màng thất bát liên miên nên thân tôi
phải ra dường này." Sư đi vào nhà nói chuyện với cô, và
cô yêu cầu sư ở lại qua đêm ở đó.
Ông trả tiền trọ và đưa
thêm tiền cho cô. Họ chuyện trò với nhau nhiều giờ về
bản thân, gia đình, cho đến lúc phải nghỉ ngơi. Khi người
phụ nữ dọn giường, sư tọa thiền." Tại sao anh tham thiền?"
cô hỏi." Anh rất nhân tư,?tôi muốn tỏ lòng biết ơn. Không
ai khôn hơn ai đâu."
Vị sư không cử động mà
chỉ đáp," Công việc cô là ngủ, của tôi là ngồi. Vì vậy
hãy đi ngủ và tôi sẽ tiếp tục ngồi." Và đó là những
gì ông làm tới sáng.
Khi thiền sư được yêu cầu
viết vài lời phiá sau bức hình của cô, ông viết:
Phật bán giáo lý
Chư tổ bán Phật
Chư sư bán tổ
Cô bán thân cô
Ðam mê của chúng sinh có thể
được chế ngự
Sắc tức là không, đam mê
là Bồ đề.
Nếu quí vị thật sự hiểu
được những lời này, quí vị sẽ biết rằng không có cái
"tốt" để tìm và không có cái "xấu" để tránh.