c
[00] Mục Lục
[00-1] Lời nói đầu
[00-2] Lời tựa
PHẦN I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
[01-01] Dẫn nhập
[01-02] Ðối Thoại 01-17
[01-03] Ðối Thoại 18
[01-04] Ðối Thoại 19-24
[01-05] Ðối Thoại 25-27
[01-06] Ðối Thoại 28-30
PHẦN II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
[02-01] Dẫn nhập
[02-02] Ngày Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích nham lục
[02-03] Ngày Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của Bích nham lục
[02-04] Ngày thứ sáu,-
Lời bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5  Vô môn quan của Vũ môn.  Ngày thứ bảy, Lời bình về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn quan của Vũ môn
[02-05] Mô Tả  Sự  Giác Ngộ
[02-06]Thật hân hạnh là một con người
PHẦN III : SỰ TỤNG NIỆM
[03-01] Dẫn nhập
[03-02] I / NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã - Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh
[03-03] II/ MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi mất khí thế"
[03-04] III NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và che dấu những hành động tốt
PHẦN IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
[04-01] I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?"
[04-02] II CÁC ÐỐI THOẠI:  Ngộ đưa ra giải pháp cho những vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và Phật giáo
[04-03] III THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích cá nhân
[05] Lời kết
c

 

cÐại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
18 GIÁ TRỊ CỦA MỘT NGỌN NÚI " THÁNH" VỚI TỌA THIỀN LÀ GÌ?

NGƯỜI HỎI:Tôi có ý định nghỉ phép ba tháng để thiền một mình và tôi đang phân vân nơi nào là tốt nhất để đi. Tôi được biết là thường thường các thiền tăng lên núi, nhưng người ta nói rung động tốt thì ở sa mạc hay ở biển. Ý thầy nghĩ sao?

LÃO SƯ: Lúc mới bắt đầu tập thiền, bất cứ nơi nào yên lặng, trong hay ngoài nhà, nơi có những rung động sẽ giúp qúi vị tập trung hướng nội tốt nhất cho việc tọa thiền; điều này chắc chắn sẽ gồm núi và sa mạc. Nhưng ở lâu ở những nơi lý tưởng như vậy là không tốt, vì không có khó khăn để tranh đấu, nó sẽ xây nên một sức mạnh giả, một sự yên lặng và sự kiên định hời hợt; nó vở vụn khi đối diện với những yêu cầu của cuộc sống. Như ở trên sân thể thao, những vận động viên vượt rào được người ta cho rằng phát triển toàn diện sức mạnh, lớn hơn người chạy nước rút; tương tự như vậy người học tập trung và thống nhất tâm giữa sự ồn ào náo nhiệt có sự ổn định và dể thích nghi nhiều hơn so với người dành nhiều năm đơn độc trong núi hay sa mạc hay những nơi tịch tỉnh khác.

Theo kinh nghiệm của tôi có rất ít sự cô tịch hay "yên lặng bình an" ở các tu viện hay trung tâm thiền, nơi sự luyện tập rất gắt gao. Chỉ trong tiểu thuyết lãng mạn phương Ðông, hay trên màn bạc, những tu viện được đặt trong một thung lũng xanh tươi phát ra sự yên bình thượng giới, một nhà hiền triết râu tóc bạc phơ trong bộ y phục mượt mà, với cây gậy trong tay, nhẹ nhàng nói, " Các con à…" với những đồ đệ có khuôn mặt dể thương quây quần bên ông trong khi những lời châu ngọc khôn ngoan tuôn ra từ miệng ông, và phía sau là một mặt trời rực rở đang lặng xuống cuối chân trời. Thực tế, tôi tin là, ít lãng mạn hơn thế nhiều.

Tôi nhớ rất rõ chuyến ở lại sáu tuần tại một tu viện Phật giáo tại Rangoon cuối những năm năm mươi. Việc tôi đến ngẫu nhiên trùng với một cuộc bố ráp của quân chính phủ mới thành lập, để giảm mật độ chó quá lớn ở thủ đô Rangoon. Dưới thời Thủ tướng phật tử U-Nu, súc vật không được quấy rầy, nhưng với uy lực của quân đội chúng bị lùa lại bắn chết.

Trung tâm Phật giáo gồm khoảng năm trăm mẫu và một số am thất cá nhân. Ở những ngôi nhà này là nơi các tì kheo tì kheo ni cũng như các cư sĩ tu thiền ăn ở. Với bản năng sinh tồn, những con chó trốn thoát vào tu viện tìm nơi cư trú, ở mỗi ngôi nhà này chúng tự thành lập một tốp từ mười đến mười lăm con chó, đứng đầu là con chó đầu đàn và có sự phân cấp rõ ràng. Sau các bửa ăn, các thức ăn thừa được đem cho đàn chó, sắp hàng trước cửa theo cấp bực, ăn. Thường có màn dùng thủ đoạn để đoạt chổ trong những con chó đói, và theo định kỳ, chó đầu đàn phải quyết đấu với những con chó trẻ tìm cách cướp quyền của nó. Thỉnh thoảng chó từ nhà này cố gắng chen vào hàng chờ thức ăn của nhà khác và bị sủa xua đuổi. Ðôi lúc tiếng hú--ăng ẳng--gầm gừ khốc liệt. Một người Anh vừa đến từ Luân đôn phàn nàn chua chát," Tôi đến đây mong tìm một nơi yên tỉnh, cái mà không thể có ở Luân đôn, nhưng nhìn xem tôi gặp cái gì! Ai có thể thiền giữa tiếng ồn ào khốn kiếp này?

Tu viện người Nhật cũng không thoát khỏi sự gây mất tập trung từ bên ngoài. Tại một tu viện tôi đã ở ba năm trước khi đến Rangoon gặp một vấn đề tương tự gây ấn tượng bởi lũ súc vật. Dân làng trong đêm lén lút mang những con chó hay mèo con mà họ không cần đến, tới tu viện thả xuống phía dưới tòa nhà với hi vọng các tăng sẽ bằng cách nào đó có thể nuôi chúng. Những con vật này lớn lên bán hoang dã ở một khu đất trống giữa đất và sàn tòa nhà. Các tăng để dành thức ăn thừa cho chúng, nhưng chỉ buổi tối những con vật này mới ra ăn và đi lảng vảng. Rồi ngày đến chúng lẻn vào hang nơi chúng ngủ, chơi đùa và đánh nhau. Lúc nào cũng vậy, vào buổi tọa thiền sáng sớm và chiều động thú vật, như các tăng gọi nó, thình lình phát ra âm thanh hổn độn của tiếng ăng ẳng, sủa tru, gầm gừ, rên xiết, meo meo, xuỵt xuỵt, gừ gừ, ở thiền đường có thể nghe rõ.

Với sức mạnh tập trung, sau hai ba tháng tọa thiền, thật ngạc nhiên, những tấu khúc nhạc jazz này thường đóng vai trò thúc đẩy thay vì cản trở, vì nổ lực mạnh mẽ vượt qua sự ồn ào đã mở khoá năng lượng thường không thể tiếp xúc được. Khi ta thành công trong việc tập trung vào sự luyện tập, tiếng ồn, qua những phép mầu nào đó, biến thành một ban đồng ca hài hoà.

Có những âm thanh không mời mà đến khác nữa. Ban ngày mỗi tuần ba lần, những toa xe lửa chất đầy trâu bò đi giết thịt ngừng nữa giờ ở sân cạnh nhà ga xe lửa. Nhửng con vật này linh cảm chúng sắp bị giết , làm xé trời với những tiếng rên rĩ thảm thiết, mà ở thiền đường có thể nghe rõ. Học cách đối phó với những sự gây xao lãng này chúng tỏ được huấn luyện tốt.

NGƯỜI HỎI:Thầy có nói ở lại lâu ở vùng núi là dại, nhưng không phải các thiền sư ở Nhật và Trung quốc đã sống và tọa thiền trong núi nhiều năm sao?

LÃO SƯ: Ðiều đó đúng, nhưng ít ai tiếp tục sống như một ẩn sĩ hay khổ hạnh. Sau khi sống đời cô tịch một thời gian, hầu hết tham gia cộng đồng tu viện miền núi. Những cộng đồng có hàng trăm tăng. Ở?Dharmsala, trên những ngọn đồi phiá bắc Ấn độ ngày nay, qúi vị sẽ tìm thấy những cộng đồng tu sĩ và cư sĩ Tây tạng, có lẽ tương tự với những cộng đồng ở Trung hoa cổ xưa.

Từ thời xưa các thiền tăng và dân thường thích núi hơn sa mạc hay biển. Nhưng qúi vị phải biết là có những núi thánh và có những núi thường.

NGƯỜI HỎI: "Núi thánh" mà thầy nói là gì?

LÃO SƯ: Những núi được biết đến thiêng liêng như trung tâm năng lượng vũ trụ, bằng sức mạnh buộc gợi lên sự sợ hải và kính trọng. Hơn thế nữa, năng lượng những núi này hướng người ta vào trong, và làm kích thích những rung động tinh vi nhất trong chính ta. Ðáp lại, năng lượng cao này đòi hỏi sự cởi mở và tâm-thân trong sạch. Người có định hướng tâm linh đến với núi thiêng hay núi thánh có thể được gọi là hồng ân-- đó là sự trong trắng--và được nâng lên bởi sức mạnh vô hình của núi và chính sự kính sợ của họ. Qua những nghi thức lễ nghi, cái tôi bị vượt qua và khoảng cách giữa người sùng mộ và núi biến mất. Rồi núi không còn là núi, nó trông giống một con người có hai chân ,điều đáng nói là nó hùng vĩ hơn.

Tôi đã từng trải qua một thời gian tu tập ở một ngọn núi thiên ở Mê-hi-cô, thoạt đầu mới đến, tôi thấy nó giống như một đô thị gồm các chùa xây trên núi. Cảnh đó thật là xúc động đến nổi tôi thét lên với một niềm vui kinh ngạc. Không giống các rặng Alps hay Rockies cao và xa xăm trong sự hùng vĩ của nó, nó lớn hơn cở một hình nhân, thu hút người ta và thân tình. Người ta cũng có cái cảm giác tương tự như vậy khi đến ngọn núi thiên Arunachala Sri Ramara Maharshi ở Ấn độ.

Tôi tọa thiền trong một hang động giữa lòng núi Mễ tây cơ này với hai đại đệ tử. Rõ là những đại lể mang nghi thức tôn giáo đã từng được tổ chức ở đây, vì những rung động của nghi thức đó vẫn còn được cảm nhận phảng phất quanh quất đâu đây. Về sau, chúng tôi mới biết thời xưa người Maya, Toltec và Aztec từ xa đến đây dự những buổi lễ.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Giá trị xã hội gì ở đây trong việc ra ngoài để thiền trên núi hay sa mạc?

LÃO SƯ: Trong trường hợp đối với những người đã phát triển tâm linh, giá trị xã hội rất lớn. Anh hãy tự hỏi tại sao thiền sư, không là gì ngoài lòng từ bi, lại tự giam mình trên núi, trừ phi ông biết là làm như thế ông có thể giúp người khác. Trong truyền thống của thiền, như qúi vị đã nghe, các sư và những bậc giác ngộ khác đều sống cô tịch. Vì gánh nặng thế gian được cởi bỏ, họ có thể dành nhiều thời gian cho tọa thiền đọc kinh,và hoằng pháp. Thực ra, họ trở thành những trạm truyền Phật lý đến tâm con người ở khắp mọi nơi, không khác các đài truyền thanh truyền hình.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Ðể tiếp nhận âm thanh và hình ảnh từ đài phát thanh và truyền hình, người ta cần có bộ phận thu thanh và thu hình cũng như biết tầng số và kênh phát tín hiệu. Vậy, làm cách nào người ta có thể hoà điệu trong khi họ không biết là ai đang toả những rung động tâm linh vào họ?

LÃO SƯ: Họ đã được hoà điệu dù họ có biết hay không biết , vì họ là một bộ phận trọn vẹn của một tâm. Theo quan điểm Phật giáo, ý thức cá nhân là lực năng lượng "hiểu biết ", tổng cộng các loạt thay đổi không ngừng của cảm giác, ấn tượng, nhận thức, tư niệm, khuynh hướng, ký ức. Tất cả căn bản là sự trống rỗng. Như một phương tiện luôn thay đổi của tâm, ý thức cũng mở rộng với những lực năng lượng tương tự và cao hơn--chẳng hạn như Phật tâm--trong đó tương tác không ngừng giữa cá nhân và vũ trụ, ý thức cũng như vô thức. Nhưng con người bị lầm bởi lý trí nhị nguyên của họ, mất đi sự nhận thức về sự trao đổi căn bản này. Từ đó xa lánh phát triển lòng mong muốn vô thức về sự hài hoà, lòng mong ước được nuôi dưỡng bởi những sự tận cùng cô độc của những vị sư, người có tâm giác ngộ, trong sạch, giới luật tinh nghiêm, có thể tự do hấp thụ năng lượng cao và truyền chúng vào tâm người khác. Sự trao đổi căn bản này không bao giờ mất. Nhờ vậy, cái "tín hiệu" đó xuyên thấu và thực sự tác động làm biến đổi tận nơi sâu thẳm nhất của ý thức. Tất cả điều đó, xảy ra ở mức độ vô thức, không làm nó kém thật.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Có chứng cứ khoa học nào chứng tỏ những gì thầy vừa nói thật sự xảy ra hay không?

LÃO SƯ: Tại sao trong khi ta có thể truyền xung động điện từ hàng ngàn dặm trong không gian để thay đổi hướng di chuyển của con tàu vủ trụ--chiến công đó chắc không gây sợ hãi hơn tâm lực-- có phải là những gì bạn vừa nghe có thể chấp nhận được khi không có bằng chứng khoa học , phải không? Bạn không biết là hành động trong trạng thái xuất thần, khả năng dịch chuyển hay làm biến dạng đối tượng vật chất bởi chỉ một tiến trình của tâm, hoặc ảnh hưởng đến tâm người khác từ một điểm xa xôi, là một hiện tượng được công nhận hoàn toàn trong môn nghiên cứu siêu tâm lý hay sao?

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Xin thầy vui lòng kể cho chúng tôi những kỹ thuật mà những vị thầy này truyền rung động của họ và năng lượng của núi?

LÃO SƯ: Không có kỹ thuật mà là cách tọa thiền khác nhau. Nếu mục đích là giúp người đau khổ cực độ--chẳng hạn, là nạn nhân của những trận động đất, lụt lội hay tai họa khác--vị sư có lẽ tập trung ý thức ông vào những nơi như vậy.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Chính xác ông ta làm như thế nào?

LÃO SƯ: Trong những phút đầu của buổi tọa thiền ,chẳng hạn ông có thể cho phép tâm mình trụ trên những hình ảnh tinh thần của những nạn nhân, sau đó ông phóng cảm giác cảm thông và từ bi đến họ. Bằng cách này tạo nên mối quan hệ tốt với họ, rồi ông sẽ xóa bỏ các hình ảnh cảm giác và mọi thứ khác trong tâm để đi vào trạng thái vô niệm. Chính ở điểm này của sự giống nhau tuyệt đối, nơi nhận thức về núi, bản thân, và mọi hình ảnh hay suy nghĩ biến mất, sự truyền đi xảy ra. Nhưng quí vị không cần phải là vị sư, cũng không cần tọa thiền trên núi thiêng để giúp chính mình và người khác. Theo lời thiền sư Ðạo Nguyên," Một người ngồi vô bản ngã trong tọa thiền trở nên một người không thể nhận ra với thế giới vô hình hay hữu hình, suốt qúa khứ, hiện tại, vị lai, tiếp tục thực hiện công việc không ngừng dẫn dắt con người tới giác ngộ."

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tôi có biết một câu chuyện, vài năm trước chính quyền Mỹ ở Mát-cơ-va khám phá người Nga đang chiếu sóng vi ba vào toà đại sứ Mỹ. Người ta tin rằng nó gây ra bệnh mệt mỏi, và rối loạn thần kinh bất thường xảy ra trong số nhân viên sứ quán. Tôi cũng biết là CIA tham gia thí nghiệm điều khiển hành vi con người bằng thiết bị điều khiển từ xa như dẫn con người đến tuân phục ý chí áp đặt nào đó.

Câu hỏi của tôi là : Có sự khác biệt thật nào giữa loại điều khiển tâm đó và những gì thầy đang nói không? Cho là mục tiêu khác nhau, không phải bất cứ kiểm soát tâm nào là nguy hiểm, đặc biệt là nằm trong tay những người xấu hay sao?

LÃO SƯ: Chắc chắn là có thể. Từ những gì anh nói nó, có lẽ chúng ta đang đi vào thời đại nguy hiểm mới của một cuộc chiến không tuyên bố. Nhưng hãy hiểu là có sự khác nhau rất lớn giữa cố gắng vị tha của thiền sư, có mục đích duy nhất là đến với ngộ--không kiểm soát-- tâm vô thức của những người trong bóng tối tuyệt vọng và những hành động của những nhà kỹ thuật quân sự hay những người có năng lực siêu nhiên điều khiển ý thức vì mục đích đáng ngờ nhất.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Lão sư, tọa thiền có thể làm tâm con người không bị ảnh hưởng bởi sự điều khiển từ xa hay không?

LÃO SƯ: Bất cứ ai luyện tập thiền nghiêm túc đều biết là tọa thiền phát triển tâm mạnh mẽ dưới sự kiểm soát tự nhiên, có thể trung hoà bất cứ nổ lực nào điều khiển nó.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Tọa thiền có thể bảo vệ chúng ta chống lại sóng vi ba không?

LÃO SƯ: Tôi không biết. Ngoài các máy rà sóng hay phá sóng, có lẽ có sự bảo vệ không lâu, ngoại trừ yếu tố ngăn cản của sự sợ hải trả thù lẩn nhau. Tuy nhiên ở đây người thực hành thiền hay hệ thống tương tự để rèn luyện tinh thần, tâm- thân không lo âu cuồng nộ khi nghe những điều này. Và khi họ phải chết, họ sẽ có thể làm điều đó điềm tĩnh.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Tôi có thể đưa ra một đề tài khác được không? Từ "rung động" làm phiền tôi, vì tôi không hiểu nó; và người ta chuyền nó quanh, tưởng như họ có thể cảm nhận cái mà kẻ ngu ngốc vô cảm như tôi không thể. Nghĩa mong muốn của nó là gì?

LÃO SƯ:Chúng ta biết từ môn vật lý là tất cả vật chất, động và bất động có sở hữu những lực điện từ mà bản chất của chúng được quyết định bởi mức rung động của những hạt điện tử của nó. Khi rung động của một người hay một nơi hài hoà với chính ta, chúng ta cảm thấy dễ chịu và phản ứng của ta ở đây tích cực; khi chúng không hòa hợp, ta cảm thấy khó chịu và nói " Tôi không thích rung động của anh ta" hay " Tôi không thích rung động ở đây." Nói khác đi, nó là bầu không khí hay phẩm chất vô hình bao quanh một người hay một nơi.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Thế còn về sa mạc hay biển được dùng làm nơi tọa thiền thì sao?

LÃO SƯ: Ðừng bao giờ cố thử tọa thiền ở sa mạc. Tôi không thể nói từ kinh nghiệm cá nhân. Nhưng những hội viên của Trung tâm đã làm và có những báo cáo mâu thuẫn nhau.

Tọa thiền ở vùng biển có cái lợi của nó, nhưng bờ biển có nhiều người đến bơi, tắm nắng nên không dẫn đến việc tọa thiền nghiêm túc. Nên nhớ là khi anh ngồi trên núi và nhìn quang cảnh trải rộng, anh có thể bị cám dổ triết lý hóa cảnh đẹp và sự mong manh của đời người; điều đó cũng tương tự như khi tọa thiền ở biển hay sa mạc. Những cám dổ như vậy có thể làm ngăn trở tọa thiền.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Từ kinh nghiệm của thầy, thời gian nào trong ngày toạ thiền tốt nhất?

LÃO SƯ: Nói chung, trong một ngày đêm có bốn thời tốt nhất để toạ thiền có lợi cho thân tâm: bình minh, giờ ngọ, hoàng hôn,và lúc nửa đêm. Ðối với núi, tôi nhận thấy giờ tốt nhất để tọa thiền là trước khi mặt trời mọc.

NGƯỜI HỎI THỨ NHẤT: Tại sao như vậy?

LÃO SƯ: Sau khi núi đã hút năng lượng vũ trụ từ mặt trời, không khí và trái đất, rồi tiêu hóa hay "hấp thu" những chất dinh dưỡng vô hình này qua đêm. Vì vậy, sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, ngọn núi khoẻ mạnh sung sức, nguồn năng lượng của nó trôi tự nhiên. Cộng với không khí mát lúc đó, làm bạn có thể dể dàng dẹp đi các tư niệm, hoà nhập với ngọn núi và hút sự phát ra của nó. Vào buổi trưa nóng, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, năng lượng của núi trở nên bất động, tưởng như con quái vật đá đang đánh một giấc ngủ trưa. Nhưng vào buổi chiều một lần nữa nó sống lại, khóat lên cái cảm giác mát lạnh. Nó cũng là thời gian thích hợp để tọa thiền. Nhưng không gì bằng tọa thiền trên núi lúc trăng tròn.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Còn thiền trong hang động thì sao? Không phải thầy đã thiền trong hang động ở núi thiêng Mê-hi-cô hay sao?

LÃO SƯ: Hang động thì tốt , nếu không phải " động của sa-tăng"

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Nó là gì?

LÃO SƯ: "Ðộng của sa-tăng" là một thành ngữ thiền nói về trạng thái hạnh phúc yên bình trở nên điạ ngục, vì cho là thật sự ngộ nên người ta muốn ở lại trong cái chổ giới hạn như bào thai của nó.

NGƯỜI HỎI THỨ SÁU: Tại sao người ta lại không muốn rời?

LÃO SƯ[ nói với mọi người] : Ðó là lý do tại sao nó được gọi là " động của sa-tăng"!
 
 


   
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

æ æ hoc phat Vu lan nhớ mẹ 簡単便利戒名授与水戸 大安法师讲五戒 教师节的对联 河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn dieu kien den voi kinh phap hoa tâm thức suy tư liên tục thiền giữa đường hoa trí tuệ và kỉ cương 中孚卦 อาจารอเกว sự tích quan thế âm bồ tát お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主