c
[00] Mục Lục
[00-1] Lời nói đầu
[00-2] Lời tựa
PHẦN I : TIA SÁNG THIỀN ÐỊNH
[01-01] Dẫn nhập
[01-02] Ðối Thoại 01-17
[01-03] Ðối Thoại 18
[01-04] Ðối Thoại 19-24
[01-05] Ðối Thoại 25-27
[01-06] Ðối Thoại 28-30
PHẦN II : THỜI KỲ NHIẾP TÂM
[02-01] Dẫn nhập
[02-02] Ngày Thứ Tư, Lời bình về " Ba bất lực" Công Án 88 của Bích nham lục
[02-03] Ngày Thứ Năm, Lời bình về" Tôi không biết" Công Án 1 của Bích nham lục
[02-04] Ngày thứ sáu,-
Lời bình về " Một người ở trên một cái cây" Công Án 5  Vô môn quan của Vũ môn.  Ngày thứ bảy, Lời bình về " Suy nghĩ không tốt cũng không xấu"?Công Án 23 Vô môn quan của Vũ môn
[02-05] Mô Tả  Sự  Giác Ngộ
[02-06]Thật hân hạnh là một con người
PHẦN III : SỰ TỤNG NIỆM
[03-01] Dẫn nhập
[03-02] I / NHỮNG BÀI KỆ: Tứ hoằng thệ nguyện - Tâm kinh Bát Nhã - Bạch Ẩn Huệ Hạc toạ thiền ca - Tín tâm minh
[03-03] II/ MỘT LÁ THƯ VÀ MỘT LỜI ÐÁP: Thiền đạo?" nó làm tôi mất khí thế"
[03-04] III NHỮNG ÐỐI THOẠI: Không phải cúng dường cho Ðức Phật sao? Từ bi , giống như tình yêu, không phải là những gì người ta nói đến - Quán thế âm, vị Bồ tát của lòng từ bi, thật sự hiện hữu hay không? Sám hối những hành vi tội lỗi và che dấu những hành động tốt
PHẦN IV: ÐẠO ÐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
[04-01] I NHỮNG BỨC THƯ VÀ LỜI ÐÁP: "Sống trên đời như là một Phật tử Thiền có ý nghĩa gì?"" Thiền là một cách trốn thoát?Bạn đang làm gì để giúp đở xã hội"" Tôi có phải từ bỏ gia đình để đắc ngộ trong Thiền hay không?"
[04-02] II CÁC ÐỐI THOẠI:  Ngộ đưa ra giải pháp cho những vấn đề đạo đức nan giải phải không? Thiền ở trên đạo đức nhưng đạo đức không thấp hơn Thiền - Nhà chứa và Phật giáo
[04-03] III THUYẾT PHÁP: Giới luật thứ nhất " đừng giết mà nên nuôi dưỡng những mầm sống" : tranh luận về giết thú vật, phá thai, chiến tranh, tự sát, giúp người bệnh chết nhẹ nhàng theo ý muốn. Lời cuối cùng? Một chú thích cá nhân
[05] Lời kết
c

 

cÐại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng
III THUYẾT PHÁP
GIỚI CẤM THỨ NHẤT: KHÔNG SÁT SANH

Tối nay, tôi sẽ nói về giới thứ nhất trong mười giới cấm, hay những điều kiện của một con người đức hạnh : không giết mà phải nuôi dưỡng tất cả sự sống. Những giới điều khác là 2) không trộm cắp(không lấy những gì của người khác); 3) không tà dâm ( mà luyện cho tâm trong sáng, tự kềm chế); 4) không nói dối (mà phải nói sự thật); 5) không uống rượu (không ép ai uống rượu hay dùng ma tuý làm rối hay suy yếu tâm và tự mình cũng không làm thế, phải giữ tâm trong sáng); 6) không nói xấu người khác( phải hiểu biết và thông cảm);7) không ca ngợi mình và lên án người khác (vượt qua những thiếu sót của chính mình); 8) không khư khư giữ lấy những trợ giúp tinh thần và vật chất (phải giao nó không điều kiện cho người cần nó); 9) không giận dữ (phải cố gắng kềm chế) ; 10) không thoá mạ Tam bảo Phật, Pháp, Tăng ( mà thương mến, ủng hộ). Tinh thần của tất cả các giới điều này về căn bản là một, nếu quí vị nắm được cốt lõi của một điều, quí vị sẽ nắm được tất cả.

Cố ý lấy đi mạng sống của bất cứ vật gì, đặc biệt là mạng sống của con người, sẽ tạo nghiệp khổ đau. Nhân mạng là cái quí nhất, với nhiều lý do khác, nó là cái duy nhất mà từ đó ngộ phát sinh. Thú vật, chẳng hạn, không thể chia xẻ khả năng của con người để đạt được vô sắc và giải thoát chính mình khỏi chuổi ràng buộc sinh tử. Trong vũ trụ quan Phật giáo, theo đó, con người không phải là sinh vật phát triển nhất: con người đứng giữa quỹ đói và Phật.

Người mổ thịt gia súc cũng như thợ săn hay dân chài--đặc biệt những người có động cơ sát sinh chỉ vì trò chơi thể thao--chắc chắn gây nghiệp nặng cho mình. Những người nghiên cứu thí nghiệm trên thú vật, thường cướp đi mạng sống của chúng, cũng có nguy cơ gánh nghiệp. Giết hại thú vật trong những thí nghiệm như vậy được biện minh vì lý do nào đó, chỉ là cách duy nhất để có được thông tin thiết yếu cho sức khoẻ và thịnh vượng của con người. Không may là, nhiều thí nghiệm trên thú vật ngày nay được thực hiện không cân nhắc theo cách chọn lựa nhân đạo hơn. Những thái độ vô cảm như vậy có thể phát sinh từ niềm tin rằng súc vật, kém phát triển hơn con người, đau khổ ít hơn. Nhưng có ai từ chối là súc vật cũng chịu đau khổ nghiêm trọng và cố tránh đau khổ như con người? Và chính xác vì trí não của chúng kém phát triển hơn của con người, nên chúng nhiều trực giác hơn, súc vật nhạy cảm với những bạo lực và đau đớn sắp xảy ra, phát ra trong chúng nổi lo sợ làm kéo dài sự đau khổ của chúng. Porphyry, triết gia Hy lạp ở thế kỷ thứ tư đã viết rằng ai đã nghe tiếng thét của con vật bị giết sẽ không bao giờ ăn thịt. Nhiều thế kỷ trước Khổng tử, cũng có nhận xét như vậy.

Sự kiêu ngạo vô cùng của con người trong việc điều khiển, ngược đải hay tiêu diệt các sinh vật bởi tính thất thường của mình, không phải chúng có quyền chia xẻ hành tinh này với họ hay sao? Tiến sĩ Schweitzer nói," Chúng ta không có quyền làm đau khổ và giết hại sinh vật trừ phi điều đó là cần thiết không thể tránh được." Hơn nữa, vì súc vật câm và không thể tự nói lên được, chúng có thể được xem như phó thác thiêng liêng đối với chúng ta.

Còn việc giết ruồi muỗi thì sao? Một con người có tánh do dự giết ngay cả con ếch và thường không cảm thấy áy náy về việc diệt các côn trùng. Với hàng tỉ tỉ côn trùng, cái chết của một đôi con có lẽ dường như hoàn toàn không để lại hậu qủa gì nghiêm trọng. Tuy nhiên xem xét lại: với tất cả những kỹ thuật và óc sáng tạo của con người, họ chưa hề tái tạo được cuộc sống, thậm chí của một con bọ! Một con bọ, như Whitman nói, là phép mầu đủ làm ngạc nhiên hàng tỉ người vô đạo.

Hiểm ác hay thiếu suy nghĩ , hủy diệt côn trùng hay sinh vật nhỏ có thể bị chỉ trích bởi những lý do khác. Sự giết vô lý như vậy nuôi dưỡng sự mất cảm giác đối với những đau khổ của những hình thức sống cao cấp hơn, các nhà xã hội học đã chứng minh rằng mối đe dọa thông thường trong buổi đầu đời của những tộ? phạm là tàn ác với súc vật và cách giết man rợ của chúng.

Những người ăn-thịt đôi khi chế diễu những người ăn chay, nói " Anh nói anh không ăn thịt vì anh không muốn gây ra sự giết chóc súc vật, nhưng những rau quả anh ăn thì sao? Có khác gì nhau giữa việc lấy đi sự sống của rau quả và giết bò hay gà để lấy thịt?"

Có sự khác nhau trên đời khi những hành động này đè nặng lên cán cân đạo đức con người--đó là, từ quan điểm tương đối. Theo những giá trị đạo đức này, lấy đi mạng sống của một người thì tồi tệ hơn đối với một con vật, và giết côn trùng không đáng bị chê trách như khi giết cá hay chim. Trên một phạm trù như vậy, sự sống của rau cải ít giá trị hơn côn trùng. Nhưng thực vật, không phát triển hơn súc vật hay côn trùng, cũng có loại nhận thức và bản năng sinh tồn. Ðiều này được biết đến qua các nhà thực vật học nổi tiếng như Luther Burbank, George Washington Carver, và Ngài Jagadis Bose. Ðốn một cái cây hay nhổ một cây hoa một cách vô ý--không cần thiết--là trái với tinh thần của giới cấm thứ nhất.

Tất cả mọi dạng sống, trong sự phát triễn và trao đổi nghiệp vô thỉ vô chung của chúng, là thực vật, côn trùng, thú vật, quỹ ma, con người, chư thiên. Mỗi cuộc sống chịu ảnh hưởng của luật nhân qủa; nơi mỗi người chiếm ngụ trong chuổi tiến hóa là sản phẩm của nghiệp duy nhất của mình. Làm thế nào chúng ta có thể từ chối một biểu đạt của Phật tánh, nhân tố chung của chúng ta, mà lại thiên về cái khác trong khi tất cả chúng ta bắt rễ từ một hiện thực chung?

Tuy quyền sống không phải là tuyệt đối, cuộc sống cá nhân có lẽ không thoát khỏi bị hi sinh để gìn giữ sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội. Như khi một con chó điên đến gần một lủ trẻ, để bảo vệ sức khỏe và sự sống của bọn trẻ này, tốt nhất con chó phải bị bắn! Cùng một nguyên tắc như vậy được giữ lấy, chẳng hạn, khi một người có súng đang nổi cơn điên, bắn loạn xạ, cảnh sát và người đi đường cố gắng kềm chế anh bằng cách bắn hạ.

Nghiệp khổ có đổ dồn về người cướp đi tánh mạng của một sinh vật, ngay cả khi việc giết bơi?động cơ liên quan đến sự thịnh vượng chung hay không sẽ tuỳ thuộc hầu hết vào tâm thái người đó. Nếu hành động được tiến hành vô niệm, ngoài nhận thức tự giác của người lấy đi mạng sống và cuộc sống bị lấy đi, không có nghiệp khổ gây ra, vì theo tâm nghĩa, không có kẻ giết và không có gì bị giết. Hãy để tôi nói thêm là chỉ có cá nhân phát triển cao mới có thể hành động cách này. Ở mức độ thấp hơn, chắp hai tay lại với vẻ hối lổi ăn năn khi gặp sự cần thiết không thể tránh được việc lấy đi cuộc sống, như tước bỏ đi hành động cố ý độc ác.

Mặc dù ở mức độ đạo đức tương đối, chúng ta phân biệt hình thức sống của cái này và cái khác, từ phương diện tuyệt đối của Phật tánh không có sự phân biệt này. Từ cách nhìn của Chân tâm bao gồm thâu muôn pháp này--từ quan điểm của vũ trụ quan Phật giáo, có thể nói--mọi thứ đều bình đẳng; cuộc sống của một Einstein chẳng có giá trị hơn hay kém một củ cà rốt. Vấn đề là, chúng ta tồn tại trên cả hai mức độ cùng một lúc, và trừ phi chúng ta trải qua kiến tánh (hiểu được là sự tương đối và tuyệt đối không phải là hai) chắc chắn trở nên lộn xộn và sự bất định vô tận như là "đúng" hay "sai" trong hoàn cảnh nhất định. Người nhìn vào phía tuyệt đối của Chân tánh không bám vào tương đối, sự thay đổi không ngừng của thế giới?hiện tượng và giá trị đạo đức, mà nhìn vào nó như phương diện của sự tuyệt đối không đổi thay.

Trong việc bàn luận về giới cấm thứ nhất, chủ đề phá thai chắc chắn nảy sinh. Vấn đề phá thai, như quí vị biết đấy, từ lâu là đề tài tranh luận gay gắt trong công chúng. Ở một thái cực người ta cho rằng," Mọi sự sống đều thiêng liêng, ngay cả bào thai con người!" Những người này giận dữ chống lại những kẻ có" tâm điạ giết người" đã từ chối "quyền được sống" của thai nhi, khăng khăng cho rằng " vì chỉ có Chúa mới có thể ban cho sự sống, chỉ có Người có thể lấy nó đi." Mặc dù chính những người này vừa mới đây hò hét đòi hỏi một cuộc sống tốt đẹp cho những ai đã sinh ra đang thiếu dinh dưỡng và bị bóc lột.

Mặc khác, những người cho rằng những phụ nữ độc thân có thai có quyền quyết định giữ lại bào thai hay không. Ðối với người phụ nữ khóc lóc biện bạch," Ðây là thân tôi, tôi có thể sử dụng nó theo ý tôi!" tôi sẽ hỏi," Làm cách nào cô cho là đây là thân cô trong khi cô không thể kiểm soát tuần hoàn của máu hay nhịp tim, niệm tưởng, sự già hay cái chết của cô? Rõ ràng thân cô có qui luật riêng của nó, nó vận hành một cách độc lập với ý muốn của cô. Ðúng, trong một ý nghĩa giới hạn, nó là thân cô, vì nó là kết quả của nghiệp của cô, của những suy nghĩ và hành động theo ý chí của cô trong kiếp này và những kiếp trước. Nhưng đừng quên rằng nghiệp của cô cũng gồm từ sự di truyền sinh của cha mẹ cô. Hơn nữa, nó không chỉ tình cờ như cô nghĩ, thụ thai, theo ý nghĩa sâu sắc nhất, là biểu lộ mối quan hệ nghiệp quả giữa cô: nhu cầu của cô tạo cho nó tấm thân và nhu cầu của nó là được tái sinh qua cô."

Ðừng lầm lẫn, phá thai là vấn đề nghiêm trọng. Ngay cả khi nguy hiểm đe doạ cái chết thể xác của người mẹ cũng không đáng kể, vì trong các bệnh viện hiện đại, sự hấp hối tinh thần kèm theo việc phá thai mới thật sự và đau đớn. Ðối với một phụ nữ nhạy cảm về tâm linh, bà ta hiểu ra rằng bà là phương tiện mà qua đó một sự sống cụ thể có thể được tái sinh trong hình người--nhân thân nan đắc--sự ưng thuận diệt đi mầm sống trong thời kỳ phôi thai đó có thể là một kinh nghiệm hoảng loạn tinh thần, cũng giống như một người hiếm muộn mong con lại được con trong một hoàn cảnh hạnh phúc, có thể là một nguồn vui to lớn. Nhiều người đã xin tôi lời khuyên về việc phá thai. Tôi đã thấy nghe thấy niềm vui của người, mặc dầu đã tính đến việc phá thai, quyết định có con, tôi cũng thấy nổi khổ in trên khuôn mặt những người buộc lòng phải phá thai.

Trước đây có một đôi vợ chồng hỏi tôi về dự định phá thai. Tôi không khuyên họ nên làm thế này hay thế khác; chỉ đơn giản chỉ ra hậu quả nghiệp nào đó mà tôi cảm thấy sẽ trôi từ mỗi hành động. Và thế là sau khi bàn bạc kỷ lưỡng, họ quyết định có con. Mới đây người đơn giản ấy đã viết cho tôi:" Vâng, con chúng tôi thật là một anh chàng. Chúng tôi thật là biết ơn khi nó chọn chúng tôi làm cha mẹ. Nhiều người nhận xét,' nó là thằng bé hạnh phúc nhất tôi từng thấy.' Có lẽ đáng kể hơn là sự đa cảm, lanh lợi và khả năng thích nghi kỳ diệu của nó. Tôi không biết cảm ơn thầy như thế nào, lão sư, vì lời khuyên của thầy nhiều tháng trước, khi đó con tôi mới chỉ là một chấm nhỏ trong tôi! Ðiều chúng tôi đã từng đùa cợt với ý nghĩ phá thai bây giờ là KHÔNG TIN ÐƯỢC [bà nhấn mạnh]--một cơn ác mộng…"

Nghe câu chuyện này, quí vị không nên vội kết luận rằng phá thai trong mọi tình huống là vi phạm giới cấm thứ nhất, vì như thế là hiểu lầm. Nói chung Phật giáo không thừa nhận sự hủy diệt sinh mạng dưới bất cứ hình thức nào, tuy nhiên kinh nghiệm Phật giáo đại thừa nhìn quyền sống không tuyệt đối. Ðiều này, dĩ nhiên, cũng áp dụng với việc phá thai. Ðể hiểu rõ hơn, hãy xem xét tình trạng hiện nay của thế giới. Các nhà dân số học nói rằng theo mức tăng hiện nay, đến năm 2030 dân số thế giới tăng lên khoảng 12 tỉ, tức gấp ba hiện nay. Một báo cáo chung của nhiều tổ chức quan tâm đến vấn đề bùng nổ dân số nói rõ:" Danh sách của những vấn đề nảy sinh từ sự bùng nổ dân số bao gồm đại dương bị ô nhiểm và khai thác quá mức các loài thủy hải sản, không khí ô nhiểm, việc lạm dụng các hoá chất mới đe doạ các loài động thực vật, và gây bịnh tật cho môi trường như ung thư chẳng hạn." Các nhà kinh tế và những chuyên gia khác tiên đoán rằng một khi sự đấu tranh vì nguồn cung cấp thực phẩm bị thu hẹp trở nên tuyệt vọng, nạn đói, sâu rầy, rối loạn và chiến tranh--với chết chóc đau khổ không xiết--là điều chắc chắn. Sự đáng giá này, nên nhớ, không phải của những người lo sợ ngày tận thế mà từ những nhà khoa học điềm đạm. Với những tai họa như vậy hiện ra lờ mờ phía trước, làm sao những người có đông con mà không làm gia tăng gánh nặng cho nhân loại--thậm chí gánh nặng ấy sẽ hằn lên chính những đứa trẻ đó, ai sẽ sống và chịu đau khổ trong thế giới đói khát ô nhiểm này?

Phúc lợi đã đổ vào các thành phố lớn ở Mỹ nhiều đến kinh ngạc, tạo gánh nặng to lớn lên xã hội. Những vấn đề kinh tế, sức khoẻ và đạo đức tạo ra bởi quan hệ tình dục bừa bãi vô trách nhiệm-- tội ác gia tăng rất lớn bởi những đứa trẻ không cha và sự lây lan các xã hội--nói khác đi là đang làm suy yếu sự bền vững của xã hội. Không có người me ??ông con nào đang đương đầu với việc sanh con ngoài ý muốn lại có thể làm ngơ trước những thực tế của cuộc sống trong thế kỷ hai mươi. Sanh sản không hạn chế là một sự bê tha mà xã hội đang bị lúng túng của chúng ta sẽ không còn dung thứ sự bằng lòng tự hủy diệt. Hiện nay luật pháp thừa nhận sự phá thai đã hiển nhiên nhìn nhận tình trạng đen tối này.

Ở điểm này, chắc hẳn một số quí vị đang nghĩ là," Thầy đang bàn về lợi hại của việc phá thai, nhưng tôi đang đối mặt với sự mang thai không theo ý muốn, tôi phải dựa trên cái gì để quyết định? Làmthế nào tôi có thể chắc chắn điều tôi quyết định làm là đúng và sẽ không tạo ra nghiệp khổ? Không có hoàn toàn đúng hay sai, không có quyết định dứt khoát. Nếu quí vị thoát khỏi sợ hãi và những quan tâm nhỏ hẹp ích kỷ, quí vị biết nên chọn cách nào để hành động. Ðặt mình sâu vào tọa thiền--nhìn vào chính tâm mình, suy nghĩ thận trọng về mọi phương diện trong hoàn cảnh cuộc sống của quí vị, tác động phản hồi của quí vị đối với gia đình, với xã hội nói chung. Một khi tâm đã đạt tới một trình độ cao hơn, có thể cân nhắc và phán xét, ngừng nghỉ, hướng "đúng" của hành động sẽ hiện rõ. Và khi những hành động như vậy kèm theo với sự yên bình bên trong, qúi vị có thể chắc là mình không đi lệch.

Nếu đã đi qua những bước kể trên, quí vị bị thuyết phục rằng sự phá thai là không thể tránh được, hai vị hãy ngồi trước tượng Phật hay Quán thế âm để chí thành sám hối những gì quí vị cảm thấy cần phải làm. Làm như thế, quí vị tự mở rộng đón nhận sự trợ giúp--từ Phật lực. Cố gắng nhìn sự phá thai một cách vô niệm--đó là, không sợ hãi hay tội lỗi hay bất cứ những tình cảm lo âu nào. Hãy quán niệmmột cách thực tế rằng tất cả sự sống giống như loài phượng hoàng, tự tái tạo một cách lập đi lập lại từ chính tro tàn của mình. Phải hiểu rằng trong ý nghĩa thâm sâu nhất chẳng phải dụng cụ của bác sĩ hay bất cứ thứ gì khác có thể hủy diệt cuộc sống thực sự của thai nhi, vì Phật tánh hằng hữu của nó là bất diệt. Do đó, gánh nặng của quí vị sẽ nhẹ đi.

Bây giơ,?chúng ta xem xét vấn đề chiến tranh trong mối quan hệ với giới cấm thứ nhất. Ngoài việc tàn phá cuộc sống và tài nguyên, chiến tranh gây nên sự tàn bạo và đau khổ vô tả. Sống trong hoà bình là lý tưởng của Phật giáo, cũng như của tất cả các tôn giáo khác. Ðối với bất cứ quốc gia Phật giáo nào quí vị đi qua, hình tượng của đức Phật là biểu hiện tối cao của sự yên bình bên trong lẫn bên ngoài. Từ trước đến nay chưa có cuộc chiến tranh tôn giáo nào lại nhân danh Phật giáo.

Ðức Phật dạy rằng tất cả tình vị kỷ trung tâm sinh ra từ tham, sân, si, và dù có nhiều nguyên nhân gây ra chiến tranh, nhưng tựu trung rút ra từ ba nhân tố đó. Sự tham lam quyền hành và của cải, sân hận nảy sinh từ cảm giác bị ngăn cản hay ngược đãi, khái niệm si mê về " số mệnh hiển nhiên" cách ngăn với những kẻ khác--tất cả những thứ này tăng cường sức mạnh bản ngã cá nhân, nó xuất hiện ở mức độ tập thể như sự tư lợi dân tộc chủ nghĩa. Sự tư lợi này, thế rồi, phải được thắng thế bằng mọi giá. Như đã nói, một sự xung đột quyền lợi quốc tế và những hổn hợp dễ cháy của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh bùng nổ--nhưng thường nó được tiếp nhiên liệu bởi tham, sân, si. Nguồn gốc của chiến tranh là nhân tâm.

Có lần tôi hỏi một sư Phật giáo Tích lan, người thường xuyên đến viếng thăm Việt nam, rằng tăng sĩ Phật giáo Việt nam có đồng ý trên quan điểm là sự chịu đựng đau khổ của dân tộc trong cuộc chiến tranh Việt nam là hình thức của sự báo oán của nghiệp hay không. Ô?g đáp lại rằng tất cả những vị tăng mà ông có dịp gặp gỡ và đưa ra câu hỏi này đã không do dự trả lời một cách khẳng định, đặc biệt kể về những hành vi xâm lược tàn bạo của người Việt nam mấy trăm năm trước trong cuộc Nam-tiến. Họ bảo với ông, đây là món nợ nghiệp tập thể mà nhân dân Việt nam phải trả trong hình thức của những đau khổ tàn khốc.

Nghe điều này, một số vị có thể phân vân," Làm cách nào những đứa bé vô tội chết trong những cuộc không kích bị xem như có trách nhiệm về cái chết của chúng? " Nhưng đừng quên, những đứa trẻ đó đến với kiếp này vì cái nợ nghiệp của chính chúng, thậm chí chúng có mối liên hệ với nghiệp quả với cha mẹ chúng. Vì mối ràng buộc này, chúng bắt buộc phải chịu đựng tội lỗi của cha mẹ chúng, giống như cha mẹ phải chịu đựng tội lỗi của con cái họ. Mặc dù, hầu hết người ta vẫn thường khó chịu chút ít khi phải chấp nhận luật nhân quả đối với trách nhiệm cá nhân, nhưng nghiệp tập thể thì khó được thừa nhận đối với họ. Nhân tánh như thế này--chúng ta vui lòng nhận nghiệp của dân tộc khi thành quả của nó được ca tụng, chúng ta nhanh chóng tách ra khỏi hành động của những nhà lãnh đạo đưa đất nước vào hoàn cảnh đen tối. Như khi phi hành gia người Mỹ đặt chân lần đầu tiên lên mặt trăng, chúng ta mừng rở la lên," Hoan hô--chúng ta đã đánh bại người Nga trong trận chiến không gian!" nhưng khi Tổng thống chúng ta ra lệnh rải thảm bom các thành phố Việt nam, với sự giết hại không kể xiết, chúng ta từ bỏ trách nhiệm về hành động của ông ta.

Sau cuộc nói chuyện về nghiệp trong đó tôi nhắc đến lời của vị sư Tích lan, một số người hỏi," Thế, không phải theo sau là kẻ xâm lăng có thể bào chửa cho sự xâm lăng của họ bằng việc tuyên bố y đang trả thù hộ cho những nạn nhân vì trước đây đất nước này đã gây ra những đau khổ cho họ--ông ta có thật sự giúp họ bù lại nghiệp quá khứ hay không? Nếu đúng như vậy, người ta sẽ có thể cố ý giết hay gây thương tích cho người khác đến qùe quặt mà không chịu sự báo oán trong kiếp này hay kiếp sau, không phải nó ra mặt chống đối luật nhân quả sao? Thực ra công việc của nghiệp bảo đảm những người cố tình gây đau đớn cho người khác, mộ? ngày nào đó sẽ tự mình đau khổ. Vì vậy, cuối cùng những kẻ xâm lăng trở thành nạn nhân của chính sự xâm lăng của mình.

Vì luật của nghiệp, với hàm ý chúng ta có trách nhiệm với chính nổi đau của ta, vì không được hiểu hay chấp nhận, giận dữ và mong muốn trả thù thống trị trong tâm của những nạn nhân. Vì vậy, bạo lực, độc ác, sự tàn phá của chiến tranh và những lực điên cuồng không kềm chế của nó tiếp tục vang lại trong tim, trong óc nạn nhân rất lâu, sau khi chiến tranh chấm dứt, thấm sâu sự hằn thù từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ít ai hiểu được rằng những lực tiêu cực mạnh mẽ như thế cũng gây ô nhiễm không khí và làm rối sự cân bằng của hành tinh, đôi khi góp phần vào những hiện tượng như động đất chẳng hạn.

Trong thời đại kém khoa học hơn, động đất được mô tả như" hành động của Chúa," nhưng bây giờ các nhà khoa học giải thích là khi trái đất trải qua sức ép quá lớn, sự căng thẳng được giảm đi bằng cách di chuyển "phiến địa tầng" của vỏ trái đất, và nó tạo ra động đất. Cùng lúc đó, những nhà địa chất thừa nhận là cách thức và nguyên nhân của động đất vẫn còn khá bí mật.

Từ quan điểm Phật giáo, động đất và những hiện tượng tương tự không phải là hành động của Chúa hay sự thất thường của thiên nhiên; chúng là kết quả ngẫu nhiên liên quan đến suy nghĩ và hành động chính yếu của con người. Con người và môi trường không tách biệt, chúng được qui định hổ tương--hai khiá cạnh của một hiện thực. Mỗi ý nghĩ của chúng ta đập với nhịp đập trái tim vũ trụ, và vũ trụ ngược lại, vũ trụ bị tác động hay phản ánh suy nghĩ và hành động của con người. Chúng ta không thể tàn phá hay làm ô nhiểm trái đất, làm rối loạn cân bằng của các lực tự nhiên--bản tính riêng cuả chúng ta--mà không ảnh hưởng trái đất. Phát biểu của C.G.Jung được trích dẫn đăng trên tờ Thời báo New York năm 1971, rằng (sau trận động đất năm 1960 phá hũy nhiều thành phố Chi lê) ," Dù các nhà khoa học ngày nay có thể từ chối ý nghĩ rằng trái đất như hoà điệu với cơn cuồng nộ tàn phá của nhân loại." Nhưng điều này chỉ là một nữa của phương trình. Với sự ô nhiểm của không khí và đất đai mỗi người hít vào cái không khí ô nhiễm và ăn những thức ăn nhiễm độc như tự đầu độc mình, rút ra từ cơ thể sự chống đối tương tự dưới hình thức bệnh ô nhiễm, có lẽ xa nhất là chứng ung thư. Như vậy, chu kỳ hủy diệt đã hoàn tất.

Dù chiến tranh là phương tiện rốt ráo của kẻ giết người, nhiều người cảm thấy rằng giết chóc để tự vệ trong chiến tranh là việc chính đáng. Tuy nhiên lấy đi sinh mạng kẻ khác dưới bất cứ hình thức nào là đi ngược với bản năng sâu kín nhất của con người. Khuynh hướng tự nhiên của nam nữ tìm cách thoát khỏi sợ hãi và hận thù là lao vào nhau trong vòng tay yêu thương, không giết hại nhau. Vì ác cảm bẩm sinh đối với việc giết hại đồng loại, người lính bao giớ cũng được nhồi sọ bằng những hình ảnh đáng ghét của" kẻ thù," anh không giết kẻ thù, kẻ thù sẽ giết anh."

Người nhân Phật tử phải làm gì khi đất nước lâm vào hoàn cảnh chiến tranh? Gia nhập quân đội ư? Hay để phục vụ " sự thịnh vượng chung" bằng cách từ chối tham gia những hoạt động giết chóc tàn phá? Ở đất nước chúng ta(Hoa kỳ), nhiều người chống đối việc tham chiến tại Việt nam, từ chối gia nhập quân đội cho dù bị tù đày hay mất quyền công dân. Nhiều người Mỹ hoan nghênh lập trường của những người phản chiến nhưng nhiều người khác thì lên án họ.

Có bao nhiêu trong số quí vị ở đây nhớ lời nói của Stephen Decatui trong môn học lịch sử nước Mỹ ở bậc trung học ? " Tổ quốc ta! Cầu cho nó đúng hướng trong mối quan hệ đối ngoại. Nhưng tổ quốc ta, đúng hay sai." So sánh nó với lời của một người Mỹ khác, Carl Schurz:" Tổ quốc ta, đúng hay sai. Khi đúng hãy giữ cho đúng, khi sai, hãy sửa lại cho đúng." Lời nào diễn tả đạo lý cao cả hơn? Chúng ta sẽ dựa vào cái gì để quyết định cho đúng với đạo lý--ý thức cá nhân hay của những người làm luật? Nhiệm vụ đầu tiên của một người là vì tổ quốc người ấy hay vì toàn thể nhân loại nói chung?

Ðặc biệt trong thời gian chiến tranh những câu hỏi nóng bỏng này đòi hỏi những câu trả lời rõ. Trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề này, người ta phải cân nhắc cả biệt nghiệp của người đó và cọng nghiệp của cả dân tộc, mỗi người trong đó có một phần trách nhiệm. Cuối cùng lương tâm và trực giác sẽ là kim chỉ nam cho người đó. Như với vấn đề phá thai, người ta phải đào sâu qua tọa thiền, vượt qua khỏi tri thức, cho đến khi nào nổi lên ở đó quyết định xoá tan nổi sợ hãi và bất an.

Trong chiến tranh Việt nam, có nhiều tăng ni và Phật tử cũng như những người khác từ chối việc lấy đi mạng sống của đồng bào bị dán nhãn " kẻ thù," mặc dù hình phạt cho sự từ chối là nhục hình hay cái chết. Trong việc từ chối một cách khinh bỉ chuyện giết người này của họ đã chứng tỏ những lời dạy căn bản của Phật: Hận thù nuôi hận thù, kẻ giết người khác là đào cả hai cái huyệt. Trong khi làm như vậy, họ khẳng định nhân tâm có thể giải thoát khỏi sợ hãi và hận thù và minh định tình yêu và sự từ bi của nó.

Tại VIệt Nam có nhiều tăng ni và tín đồ đã tự thiêu để đánh động lương tâm con người trên toàn thế giới về nổi khổ đau cùng cực của người dân Việt nam. Việc tự thiêu này cần được phân biệt rõ với hành vi tự tử, dĩ nhiên, trái với giới cấm thứ nhất không sát sanh. Ở tự tử bình thường, không có những xáo trộn tâm thần, cá nhân không thật sự muốn chết, anh ta muốn sống, nhưng vì lý do nào đó, anh ta cảm thấy thất vọng bởi gia đình, bạn bè, công việc, xã hội hay cuộc sống quá tẻ nhạt, và anh ta thấy tất cả đều vô nghĩa. Quá yếu đuối không thể đấu tranh để đạt được những gì anh ta thật sự mong muốn, anh ta mất tất cả can đảm và hi vọng. Cuộc sống cằn cỗi tạo ra nổi đau mà anh ta trở nên không chịu đựng nổi, và trong con tuyệt vọng bao trùm, anh ta tự sát. Tự tử luôn có nhân tố mạnh của bản ngã trong đó:" Tôi không thể sống theo cách của tôi, vì vậy tôi muốn chết." Hành động tự hủy diệt là hành động thách thức tột cùng của tự tử, một dấu hiệu nhạo báng xã hội--mà đồng thời anh ta lên án mạnh mẽ rằng xã hội đã thất bại chớ không phải anh ta. Nhưng chết chưa phải là hết, và anh ta dù tái sinh ở đâu hay trong bất cứ hình dạng gì, anh ta cũng sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiệp- tự giết mình.

Ngược lại đối với trường hợp của các tăng ni và Phật tử Việt nam, động cơ hoàn toàn khác biệt được trình bày rõ trong lá thư của Thượng toạ Thích Nhất Hạnh gởi cho Mục sư Martin Luther King: " Ðiều mà những tăng ni để lại trong những lá thư tuyệt mạng là chỉ nhắm vào sự cảnh tỉnh, lay động lương tâm của những kẻ đàn áp, kêu gọi sự chú ý của quốc tế về những khổ đau mà người Việt nam đang gánh chịu. Tự thiêu là để chứng tỏ những gì người ta đang nói là cực kỳ quan trọng. Không có gì đau đớn hơn là tự đốt mình. Nói điều gì trong khi đang trải qua loại đau đớn này là nói với sự can đảm, chân thành, quyết tâm và cởi mở nhất… Một nhà sư Việt nam trước khi tự thiêu đã tuyên bố một cách cương quyết dõng mãnh rằng ông ta có thể chịu đựng sự đau đớn nhất để bảo vệ đồng bào của mình. Nhưng tại sao ông ta phải đốt mình đến chết? Sự khác nhau giữa tự thiêu và tự thiêu đến chết chỉ là khác nhau ở ?mức độ, không khác về bản chất. Một người tự thiêu qúa nặng phải chết. Ðiều quan trọng không phải là lấy đi sinh mạng mà là đốt…Ðể truyền đạt cảm xúc của mình bằng tự thiêu vì vậy nó không là hành động hủy diệt, mà là làm một hành động xây dựng--đó là chịu đau khổ chết chóc vì đồng bào mình. Ðó không phải là tự sát…"

Hi sinh mạng sống của mình theo cách này đòi hỏi một sự can đảm kỳ lạ và một định lực mạnh bất thường, nó đòi hỏi sự tu luyện tâm linh lâu dài. Ai có thể quên được những bức ảnh của những phương tiện thông tin về vị hoà thượng lớn tuổi, Thích Tịnh Khiết, đã tự mình châm lửa trong khi đang ngồi ở thế kiết già? Cảnh thân thể nữa phần trên bốc cháy tạo ra những làn sóng cực kỳ sốc ở Tây phương, đặc biệt ở Hoa kỳ. Phản ứng này một phần là vì nhận thức rằng phía sau hành động này là sự can đảm, vô ngã và mức độ tự chủ gần như không được biết đến ở phương Tây bây giờ.

Khác khác tự tử, cái chết tự chủ của thiền sư cho phép mình chết khi họ trở nên quá già hay ốm yếu do tuổi tác không thể tiếp tục dạy hay làm việc. Ví dụ phải kể đến trong thời hiện đại là cố trụ trì tu viện nơi tôi đến tu lần đầu tiên. Khi ông chín mươi sáu tuổi và gần như mù, ông ngừng ăn. Khi chư tăng gạn hỏi, ông đáp rằng ông đã sống qua thời gian hữu dụng của ông và đang trở thành một người gây phiền toái. Họ bảo với ông," Nếu thầy chết bây giờ, tháng Giêng khí trời còn quá lạnh, mọi người sẽ gặp khó khăn khi dự đám tang thầy và như thế còn phiền hơn, vậy hãy ăn đi!" Vì vậy, ông ăn trở lại, nhưng khi thời tiết ấm áp trở lại, ông ngừng ăn và không lâu sau đó chết trong tỉnh lặng.

Lời bình về giới thứ nhất sẽ không hoàn toàn nếu không đề cập đến sự gây chết không đau đớn. Nó được mô tả như " chết dễ dàng không đau đớn," hay," phương pháp gây chết không đau như để chấm dứt sự đau." Ðạo lý của sự gây chết không đau đớn, giống như của phá thai, đã lay động tâm tư tình cảm của nhiều người có suy tư từ nhiều thế kỷ. Cách đây không lâu, vấn đề này thu hút sự chú ý của công chúng qua vụ một phụ nữ trẻ bị hôn mê nằm trong phòng săn sóc đặc biệt trong một thời gian, được giữ cho sống bằng máy hô hấp nhân tạo và hiệu quả kỹ thuật làm mát của y khoa. Vì sự hư hại rộng ở phần não của cô, giới y khoa nhận địng rằng ngay cả cô có tỉnh dậy khỏi hôn mê, cô ta phải sống trong bệnh viện suốt đời. Cha mẹ cô gởi đơn thỉnh cầu lên toà án xin phán quyết cho phép làm tê liệt và rút ống nuôi nhân tạo để cô chết "tự nhiên", vì theo luật, trong sự bình đẳng tuyệt đối cấm người khoẻ mạnh và bệnh trầm trọng tự lấy đi mạng sống của mình hay nhờ người khác kết liễu đời mình, các bác sĩ của bệnh viện tiếp tục sử dụng thuốc và những thiết bị y khoa cần thiết kéo dài cuộc sống cô ta. Máy hô hấp nhân tạo cuối cùng được rút ra sau khi có phán quyết của toà án cho phép làm như vậy, vì hội đồng y khoa nhất trí rằng không có hi vọng hợp lý về sự hồi phục .

Trường hợp bị chỉ trích này gây ra sự chú ý đáng kể và những đáp ứng tình cảm mạnh mẽ. Những người thông cảm với cha mẹ cô lập luận rằng người phụ nữ trẻ này có thể không bao giờ hồi phục thậm chí có mọ? nếp sống bình thường, cô chỉ có thể chỉ là gánh nặng cho chính mình, cho gia đình và xã hội. Họ cho rằng từ bi và mối quan tâm về nhân phẩm, cũng như những chi phí rất cao để giữ cô ở khu săn sóc đặc biệt, cần được cân nhắc, để cho phép cô được chết mà không có những cố gắng " không tự nhiên" để duy trì sự sống là điều hợp lý. Mặc khác, những người chống đối lại cho rằng mạng sống duy nhất của con người là vô giá, trong mọi hình thái phải được duy trì bằng mọi gía, nếu phá đi sợi chỉ mỏng manh mà cô đang lơ lửng là báng bổ thần linh. Chính giữa là?chuyên môn y học, sự ràng buộc pháp lý và đạo đức gắn vào việc kéo dài cuộc sống và bởi lý do kỹ thuật cao, có thể làm như thế đến một mức độ chưa từng có trước đây.

Quan điểm Phật giáo về vấn đề gây chết không đau đớn như thế nào? Thật ra, không có quan điểm" chính thức" nào của Phật giáo về vấn đề này, mà chỉ có những nhận định cá nhân của những bậc thầy có trình độ phát triển tâm linh cao hay của những học giả rút tỉa từ những nghiên cứu của họ. Mỗi cá nhân tự do chấp nhận hay bác bỏ nhận những nhận định này. Những hướng dẫn ấy đã được tìm trong những lời Phật dạy:" Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người nói, chớ có tin vì được Kinh tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận, chớ có tin vì nhân suy luận sau khi suy tư về dữ kiện, điều kiện, thiên kiến, định kiến vì thấy thích hợp với ngươi, chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình mà hãy tin vào những gì ngươi xét thấy có lợi cho ngươi và có lợi cho những người khác…( Kinh Tăng Chi, Quyễn một, trang 216)

Cảm giác của riêng tôi cũng có sự quan tâm như vậy, áp dụng cho sự gây chết không đau đớn, cũng như những cách thức khác nhằm lấy đi mạng sống. Nếu người đau khổ có chủ ý chấm dứt cuộc sống của mình, anh ta đang tự sát và một ngày nào đó phải đối mặt với việc thừa kế nghiệp báo của mình. Tương tự như vậy, ai đó làm cho người bị khổ đau chết, thậm chí do sự yêu cầu, là có tội, dù cho tâm cho rằng những hành động như vậy được thực hiện có ảnh hưởng đến nghiệp quả.

Những câu hỏi dai dẳng hãy còn đọng lại. Không ích kỷ hay sao khi ai đó trong số người thân của bạn bệnh tật triền miên và mỗi lúc một thêm đau đớn, nài nỉ bạn chấm dứt cuộc sống vô nghĩa, mà bạn lại cân nhắc nghiệp của chính mình? Và từ chối đáp lại yêu cầu của người bệnh là tử tế sao? Vì nói theo thuyết nhân quả, thì đây cũng là nghiệp của người bệnh ấy. Nếu như, người bệnh hiểu được ý nghĩa của đau đớn và mối quan hệ nghiệp của nó--đó là chấp nhận cái đau như phương cách để trả món nợ nghiệp--thì người đó có yêu cầu được chết không đau đớn hay không?

Khi một ai đó hỏi," Thầy sẽ làm gì khi ai đó xin thầy kết thúc cuộc đời của họ?", tôi thường lặng yên rồi nói," Tôi không biết," vì chỉ có khi nào người ta đối mặt với trường hợp cụ thể người ta mới biết, những câu hỏi như vậy chỉ có tính cách kinh viện. Toạ thiền thường xuyên nuôi dưỡng và phát triển những nhận định bình tỉnh khiến cho người ta có thể hành động hay không hành động mà không hề hối tiếc hay nghi ngờ.

Hoặc giả sử anh lái xe tung vào một xe khác khiến cho tất cả hành khách bị chết, anh có trách nhiệm về nghiệp với cái chết của họ hay không? Hay một máy bay bị tai nạn trong đó có nhiều người chết và bị thương, người phi công có chịu trách nhiệm về nghiệp, nếu anh ta không cẩn thận hay không? Câu chuyện sau và lời bình của thầy tôi có thể là giải đáp cho câu hỏi này.

Khi tôi ở Nhật, có một vụ đụng nhau giữa hai xe lửa, nhiều người bị chết và bị thương. Sau hôm xãy ra tai nạn ấy, có một buổi toạ thiền suốt ngày. Nhiều người có mặt là hành khách của hai chuyến xe lửa đó, sau bửa ăn trưa, đã thảo luận sôi nổi về trách nhiệm nghiệp. Ðáp lại một câu hỏi, thầy tôi nói là mỗi người chết trong sự đụng xe này, từ quan điểm của nghiệp, ít nhất năm mươi phần trăm có trách nhiệmvề cái chết của mình ( thật khác với trách nhiệm pháp lý của lái tàu), vì anh đã chọn ở trên một trong hai chuyến tàu trong một giờ đặc biệt. Diễn biến của nghiệp, như bạn biết, rất phức tạp.

Một khiá cạnh khác của giới cấm thứ nhất phải được đề cập đến là giết chóc không chỉ bao hàm lấy đi sự sống của động vật. Giới thứ nhất cũng cấm hủy diệt sự cân bằng của cá nhân hay cộng đồng bằng những lời chửi rủa, nói xấu hay những hành vi khinh miệt khác. Cũng gồm trong giới cấm này là cấm giết thời gian--đó là, chống lại sự lười biếng uể oải.

Tóm lại: động vật cũng có quyền sống trên trái đất này như chúng ta vậy. Vì vậy chúng ta không có quyền tiêu diệt chúng theo sự thất thường của ta. Hơn nữa, vì trong bực thang đi lên và đi xuống của chúng ta của vô số kiếp ( theo luật Nhân Quả) Phật tánh chúng ta có nhiều dạng--tất cả đều là sắc tướng của chính ta--diệt đi hình thức sống nào cũng là diệt đi một phần của chính mình. Mạng người là quí giá nhất vì nhờ có thân người chúng ta mới có thể tu tập và giải thoát, qua đó chân lý duy nhất về tánh bất khả phân của tất cả các pháp trở thành chứng nghiệm của cá nhân. Nơi nào mà việc lấy đi mạng sống là điều không thể tránh được, tuy nhiên, và kèm theo sau là ăn năn hối lỗi, sự báo oán của nghiệp thường được giảm nhẹ.
 
 


   
 
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

河南有专属的佛教 Phật giáo 仏壇の線香の位置 投影备品备件方案 Về ماتش مصر والراس الاخضر يلا 增上生和决定胜 人间佛教 秽土成佛 末法时代 me va tieng mua dem å¾ Muốn giảm cân hãy ăn bơ Chữ Hiếu viết như thế nào Sách Trà van dap ve viec an chay 什么是佛度正缘 七五三 小山 Lâm 念佛机 大般若經 簡易摘要 о ят ьея корчое наебывал mối nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay lich su phat giao tay tang 忏悔 An hai khuynh huong lon trong lich su tu tuong phat 元代 僧人 功德碑 chuyến Bàn dieu kien den voi kinh phap hoa tâm thức suy tư liên tục thiền giữa đường hoa trí tuệ và kỉ cương 中孚卦 อาจารอเกว sự tích quan thế âm bồ tát お墓のお手入れ方法 xuân trong nét đẹp người tu æ æ æœ ç quay về với hiện tại 什么叫斋主 tứ thập nhị chương お寺との付き合い 檀家 大学生申请助学金的申请理由怎么写 曹洞宗 御禅会 参加方法 tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao nguoc TuÃ